Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.78 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THANH BÌNH

VAI TRÕ CỦA TƠN GIÁO TRONG XÂY DỰNG
KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở HUYỆN AN BIÊN,
TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THANH BÌNH

VAI TRÕ CỦA TƠN GIÁO TRONG XÂY DỰNG
KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở HUYỆN AN BIÊN,
TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG

TS. VŨ VĂN CHUNG

Hà Nội - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học trong luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố
trên bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Bình

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA TÔN
GIÁO TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ............... 11
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu .................................................... 11

1.1.1. Khái niệm tơn giáo và đồn kết dân tộc .......................................... 11
1.1.2. Mối quan hệ giữa tơn giáo và đồn kết dân tộc, vai trị của tơn giáo
trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ................................................. 15
1.2. Cở sở thực tiễn về vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc huyện An Biên ........................................................................... 23
1.2.1. Tình hình và đặc điểm dân tộc huyện An Biên ............................... 23
1.2.2. Tình hình và đặc điểm tơn giáo huyện An Biên .............................. 26
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA CÁC TƠN GIÁO GĨP PHẦN
XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TỘC HUYỆN AN BIÊN .................. 34
2.1. Vai trị của tơn giáo trong q trình phát triển kinh tế - văn hoá
các dân tộc huyện An Biên ........................................................................ 34
2.2.1. Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ............................................. 34
2.1.2. Thúc đẩy giao lƣu văn hoá cộng đồng các dân tộc...................... 36
2.2. Vai trị của tơn giáo trong đoàn kết đồng bào, tham gia từ thiện
xã hội. ........................................................................................................... 40
2.1.1. Đoàn kết và củng cố đồng bào các dân tộc huyện An Biên ............ 40
2.2.2. Vai trò của tôn giáo trong các hoạt động từ thiện xã hội ................ 47
2.3. Vai trị của tơn giáo trong xây dựng chính quyền cơ sở và vận động
quần chúng nhân dân, bảo vệ quốc phòng an ninh ................................. 50
2.3.1. Tham gia xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở các cấp ở địa phƣơng . 50
2.3.2. Vận động quần chúng nhân dân, bảo vệ quốc phòng, an ninh ........ 54
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 57

4


Chƣơng 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA TƠN
GIÁO TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐỒN KẾT DÂN TỘC Ở HUYỆN
AN BIÊN HIỆN NAY .................................................................................... 58

3.1. Một số khuyến nghị phát huy vai trị của tơn giáo trên địa bàn
huyện An Biên.............................................................................................. 58
3.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về tơn giáo nhằm phát huy vai
trị của tơn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ....................... 58
3.1.2. Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tơn giáo, nâng cao tinh
thần xây dựng khối đại đồn kết dân tộc huyện ........................................ 65
3.2. Khuyến nghị nâng cao nhận thức và thực tiễn pháp phát huy vai
trò của tơn giáo trong xây dựng khối đồn kết dân tộc huyện ............... 68
3.2.1. Khuyến nghị nâng cao nhận thức .................................................... 68
3.2.2. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công tác tôn giáo trong
thực tiễn ..................................................................................................... 71
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 88
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 96

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn kết dân tộc luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi
quốc gia, mỗi thể chế chính trị trên thế giới. Đối với dân tộc ta, trong bối cảnh
đất nƣớc đang tiến hành công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển, hội nhập;
củng cố, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nội dung mang tính chiến lƣợc
để khơi dậy mọi nguồn lực, tạo ra sức mạnh to lớn, khẳng định vị thế Việt
Nam trên trƣờng quốc tế. Để xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết tồn dân tộc
phải ln chú trọng đến nhiều yếu tố phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn
hoá tinh thần, thực hiện dân chủ cơ sở và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng,

tơn giáo của nhân dân. Bởi, tôn giáo đƣợc xem là một trong những nguồn lực
quan trọng bên cạnh những nguồn lực khác trên mặt đồn kết dân tộc. Vai trị
này đƣợc thực hiện một cách nhất quán từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, trong
toàn bộ hệ thống chính trị các cấp và đặc biệt cấp cơ sở.
Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang là một trong những địa phƣơng có
nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là ngƣời Kinh, Hoa,
Khmer chiếm đại đa số. Đời sống tôn giáo của huyện thời gian gần đây có
nhiều khởi sắc và đạt đƣợc những thành tựu rõ rệt. Các tôn giáo đã phát huy
sức mạnh to lớn của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
địa phƣơng. Đặc biệt, trên lĩnh vực gắn kết, thực hiện nhiệm vụ cùng chung
tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên địa bàn huyện An Biên,
trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, phối hợp với
các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội phụ nữ, Đồn thanh
niên,…. các tơn giáo đã đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động
trong vùng đồng bào dân tộc, tín đồ của mình. Chức sắc tôn giáo, Giáo hội, tổ
chức tôn giáo luôn đề cao phƣơng châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, hƣởng ứng
1


các cuộc vận động, tham gia phong trào thi đua u nƣớc, xố đói giảm
nghèo, phát triển sản xuất, bảo vệ mơi trƣờng, phát huy các giá trị văn hố địa
phƣơng. Và nhất là, tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, quan điểm, chủ trƣơng,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc tới quần chúng nhân dân, tín đồ,
đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đấu tranh cảnh giác trƣớc các âm mƣu “diễn
biến hịa bình” của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết tồn
dân tộc, đấu tranh xóa bỏ các tà đạo, các tổ chức bất hợp pháp tuyên truyền
trái phép vào địa phƣơng.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng, tơi đã nghiên cứu và
chọn đề tài "Vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đồn kết dân tộc ở
huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay" làm luận văn thạc sĩ chun

ngành Tơn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, dân tộc và vai trị của tơn giáo trong
xây dựng khối đại đồn kết dân tộc nói chung có thể kể đến những cơng trình
tiêu biểu sau đây.
Nguyễn Minh Khải (2013), Tín ngưỡng tơn giáo và thực hiện chính
sách tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Trình bày những vấn đề chung nhất về tình hình, đặc điểm tín ngƣỡng,
tơn giáo ở Việt Nam; Quan điểm, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo và kết quả
cơng tác tôn giáo ở Việt Nam; Đấu tranh làm thất bại âm mƣu, thủ đoạn lợi
dụng tín ngƣỡng, tơn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Qua những nội
dung trình bày, cơng trình này các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận
chung về tín ngƣỡng, tơn giáo và thực trạng tín ngƣỡng, tơn giáo ở nƣớc ta.
Đặc biệt, tác giả cũng đề cập đến một phần nhỏ vấn đề đồn kết tơn giáo trong
khối đại đồn kết dân tộc ở mục kết quả công tác tôn giáo ở Việt Nam.
Nguyễn Hồng Dƣơng (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn
giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
2


Hà Nội. Cơng trình cung cấp cho ngƣời đọc những nội dung về vấn đề lý luận
chung về tín ngƣỡng, tơn giáo; Tình hình, đặc điểm tơn giáo ở Việt Nam hiện
nay; Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, cái nhìn đối
sánh với một số nƣớc. Đây là cơng trình có giá trị khoa học và thực tiễn, tác
giả đã đề cập đến nội dung “các tơn giáo gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng
dân tộc” (trang 128), cũng phần nào thể hiện đƣợc những đánh giá tổng quan
nhất về vai trị của tơn giáo đối với dân tộc nói chung và xây dựng khối đại
đồn kết tồn dân tộc nói riêng.
Nguyễn Thanh Xn (2015), Tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt
Nam, Nxb Tơn giáo, Hà Nội. Đây là cơng trình chun khảo về những vấn đề

tín ngƣỡng, tơn giáo Việt Nam; Chính sách tơn giáo ở Việt Nam. Trong tác
phẩm này, ngƣời viết đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh cơ bản về tín
ngƣỡng, tơn giáo Việt Nam. Đặc biệt, khi nói về đời sống tơn giáo Việt Nam
thời kỳ đổi mới, cơng trình đã phân tích khá rõ những vai trị của tơn giáo
trong xây dựng khối đại đồn kết tồn dân trên các khía cạnh về đời sống kinh
tế, xã hội, từ thiện, an sinh xã hội.
Nguyễn Đức Lữ (2007), Tơn giáo – Quan điểm, chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị hành chính, Hà
Nội. Cơng trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam; Quan điểm, chính sách đối với tơn
giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam trƣớc thời
kỳ đổi mới; Nhận thức, quan điểm và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới; Quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo của
Việt Nam hiện nay. Trong những nội dung trên tác giả cũng đã trình bày và
nhấn mạnh quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong
quá trình xây dựng và phát huy khối đại đồn kết tơn giáo làm nền tảng cho
đại đồn kết tồn dân tộc. Bƣớc đầu nêu lên vai trị của tơn giáo trong xây
dựng khối đại đồn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
3


Cơng trình “Một số vấn đề về dân tộc và tơn giáo ở Nam Bộ trong phát
triển”, của Vƣơng Hồng Trù – Phú Văn Hẳn, Nxb Khoa học xã hội, 2017,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ,
Trung tâm nghiên cứu dân tộc và tôn giáo. Tập hợp những bài viết nghiên cứu
về vấn đề dân tộc và tôn giáo vùng Nam Bộ, cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc
biệt ở phần II, các tác giả có những bài viết bàn về vai trị của tơn giáo, chức
năng của tơn giáo đối với sự phát triển dân tộc ở Nam Bộ. Tuy nhiên, những
bài viết này mới chỉ đề cập một cách khái lƣợc mà chƣa thể hiện rõ tính hệ
thống và xun suốt tồn bộ cơng trình.

“Quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo đối với nhiệm vụ xây dựng khối
đại đồn kết ở nước ta” của Lê Bá Trình (2017), có nội dung đề cập đến
những vấn đề về Quan điểm của Hồ Chí Minh về tơn giáo và đồn kết dân
tộc; Sự vận dụng quan điểm về tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối
đồn kết tồn dân tộc ở nƣớc ta trong thời gian qua; Tình hình tơn giáo, một
số vấn đề đặt ra và các giải pháp tăng cƣờng khối đại đoàn kết ở nƣớc ta hiện
nay. Cơng trình đi phân tích những nội dung về đồn kết tơn giáo trong xây
dựng khối đại đồn kết dân tộc ở nƣớc ta, những vấn đề lý luận và thực tiễn,
phần nào giúp ngƣời đọc thấy đƣợc vai trị, mối quan hệ giữa đồn kết tơn
giáo với đoàn kết dân tộc.
Đỗ Quang Hƣng (2003), “Nhà nước và Giáo hội”, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội, phần nào tác giả đã khái quát đƣợc những về đề chính yếu về mối quan
hệ giữa dân tộc và tơn giáo, vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đại đồn
kết tồn dân tộc thông qua những biểu hiện về quan hệ của Nhà nƣớc và Giáo
hội, giữ tổ chức tôn giáo và hệ thống chính quyền các cấp từ trung ƣơng tới
địa phƣơng thông qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Thơng qua cơng trình
này, một lần nữa ngƣời nghiên cứu lại đƣợc chứng kiến sự đồng hành của tơn
giáo trong tiến trình đồng hành cùng dân tộc.

4


Đỗ Quang Hƣng (2014), Chính sách tơn giáo và nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp cho ngƣời đọc những vấn đề lý luận
và thực tiễn về thực trạng và chính sách tơn giáo ở nƣớc ta hiện nay. Qua
cơng trình này, một lần nữa bằng cách phân tích mối quan hệ giữa Nhà nƣớc
với các Giáo hội, tác giả đã có những nhận định và đánh giá về vai trị của tơn
giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm hƣớng đến xây dựng mơ
hình nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Lê Hữu Nghĩa – Nguyễn Đức Lữ (2003, đồng chủ biên), Tư tưởng Hồ

Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Đề cập đến
những vấn đề về tơn giáo, đồn kết tơn giáo theo quan điểm của Hồ Chí
Minh. Cũng thơng qua mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, các tác giả cho
thấy q trình làm cơng tác tơn giáo chính là quá trình vận động và phát huy
sức mạnh của quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc, vai trị của mỗi tôn giáo
để tạo thành nguồn lực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vũ Oanh (1998), “Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cơng trình nêu khái qt những vấn đề chung
của đồn kết dân tộc ở nƣớc ta trong bối cảnh mới, phát huy các yếu tố
nguồn lực để tạo ra sức mạnh xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt,
tác giả cũng chỉ rõ, tôn giáo cũng là một nội lực quan trọng, có vai trị to lớn
trong xây dựng khối đại đồn kết dân tộc thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.
Nguyễn Xuân Trung (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn
giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn Thạc s Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã nghiên cứu nghiên cứu một cách hệ thống
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp, nội dung nhằm quán triệt và phát huy tƣ
5


tƣởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở
Việt Nam.
Nguyễn Thị Vân Hà (2014), “Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong
thời k đổi mới ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà
Nội. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực tôn giáo ở Việt Nam tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý Nhà nƣớc về Tơn giáo.

Tác giả cũng ít nhiều đề cập đến vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Bùi Hữu Dƣợc (2014), “Quản l nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam t
n m 1975 đến nay” Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội,
Hà Nội. Trên cơ sở phân tích những vấn đề về quản lý Nhà nƣớc đối với tôn
giáo, mối quan hệ của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tôn giáo từ
năm 1975 đến năm 2013, tác giả cũng có đề cập đến vai trị của tơn giáo trong
đời sống xã hội nói chung và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nói riêng.
Ngồi ra, có thể kể đến các bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí
sau đây: Phiếm Đình (2018), “Đồn kết tơn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh –
l luận và thực tiễn bác bỏ mọi xun tạc”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân,
Nguyễn Xn Trung (2014), “Tư tưởng Hồ chí Minh về đồn kết tơn giáo”,
Tạp chí Lý luận chính trị số 11; Ngơ Hữu Thảo (2018) “Công tác tôn giáo
hiện nay-một số vấn đề đặt ra t hệ thống chính trị ở nước ta”, Tạp chí Cơng
tác Tơn giáo; Lê Đại Nghĩa (2001), “Về tư tưởng đoàn kết lư ng giáo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1 2001...
Nghiên cứu về tơn giáo và đại đồn kết dân tộc, vai trị của tơn giáo
trong xây dựng khối đại đồn kết ở tỉnh Kiên Giang, có thể kể đến một số
cơng trình cụ thể:
Ngơ Văn Quang (2017), Cơng tác quản l nhà nước đối với hoạt động
của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay - Thực trạng và giải
6


pháp, Luận văn Thạc sĩ ngành quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh. Đây là cơng trình tiếp cận nghiên cứu về vấn đề quản lý Nhà nƣớc
đối với Phật giáo ở Kiên Giang dƣới góc độ của quản lý công, tác giả cũng
bƣớc đầu nêu đƣợc những đánh giá về thực trạng của Phật giáo và vấn đề
quản lý Nhà nƣớc đối với Phật giáo trên địa bàn tỉnh. Qua đó, cung cấp cho
ngƣời đọc tƣ liệu để đánh giá rõ hơn vai trò của Phật giáo đối với mọi mặt của

đời sống, đặc biệt xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Kiên Giang nói chung
và huyện An Biên nói riêng.
Trần Ngọc Quyên (2017), Quản l Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc s ngành
quản lý cơng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Là cơng trình phân
tích dƣới góc độ quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tại thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang, đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn thị xã.
Thái Châu Báu (2015), Quản l Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc s quản lý cơng, Học viện chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đã cung cấp cho ngƣời đọc những
vấn đề chung nhất về tình hình tôn giáo, công tác quản lý Nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo và đề xuất các giải pháp. Qua đó ít nhiều cũng đề cập vai
trị của tơn giáo trong xây dựng đời sống xã hội, đặc biệt là xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Bài viết của Thành Huy, “Kiên Giang: Công tác tơn giáo góp phần ổn
định kinh tế, chính trị - xã hội”, Tạp chí điện tử ban Tơn giáo Chính Phủ
( />ac_ton_giao_gop_phan_on_dinh_kinh_te_chinh_tri_xa_hoi) đã cung cấp bức
tranh chung về tình hình tơn giáo và cơng tác tơn giáo, vai trị của tơn giáo
trong xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống ở Kiên Giang;
7


Phạm Ngọc Hịa (2018), “Phật giáo Nam Tơng trong đời sống tinh thần của
đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang”, Học viện Chính trị khu vực IV; Tạp chí


luận


chính

trị,

( />
tien/item/2575-phat-giao-nam-tong-trong-doi-song-tinh-than-cua-dong-baokhowme-tinh-kien-giang.html) đánh giá về vai trị của Phật giáo Nam tơng
Khmer trong đời sống văn hóa văn hóa tinh thần tỉnh Kiên Giang, và tác giả
cũng nhắc tới vai trò của Phật giáo đối với các lĩnh vực, trong đó có xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh;… Điểm qua những cơng trình
nghiên cứu trên cho thấy, những vấn đề lý luận và thực tiễn về tơn giáo, vai
trị của tôn giáo trong đời sống xã hội, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc ở
Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đều đã đƣợc đề cập, mặc dù
chƣa thành hệ thống. Tuy nhiên, đối với địa bàn huyện An Biên, vấn đề này
còn đang bỏ ngỏ, và cần phải đƣợc nghiên cứu để bổ sung cho lý luận và thực
tiễn tơn giáo Việt Nam nói chung, Kiên Giang, huyện An Biên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu về vai trị của tơn giáo trong xây
dựng khối đồn Đại kết dân tộc huyện An Biên.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất, Phân tích những tiền đề cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị
của tơn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, Phân tích thực trạng vai trị của tơn giáo trong phát triển
kinh tế, văn hóa, gắn kết cộng đồng, chăm lo đời sống và đảm bảo công
bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc
huyện An Biên.
Thứ ba, một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của tơn giáo trong
xây dựng khối đoàn kết dân tộc huyện An Biên hiện nay.
8



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An
Biên-Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
- Về thời gian: Quá trình hình thành trong lịch sử và những hoạt
động của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở An Biên từ năm
2010 đến nay. Sở dĩ tác giả lấy mốc 2010 bởi đây là năm đánh dấu bƣớc
tiến vƣợt bậc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, tạo đƣợc sự đột phá
về công tác tôn giáo, phát huy vai trị của tơn giáo trên địa bàn huyện.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng cộng sản, Nhà nƣớc Việt Nam về tơn giáo, đồn kết tơn giáo
trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng các chủ trƣơng chính
sách của địa phƣơng, thực trạng đời sống tín ngƣỡng, tơn giáo trên địa bàn
huyện An Biên làm cơ sở lý luận nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu Tôn giáo học, cụ thể là các
phƣơng pháp triết học tôn giáo, xã hội học tôn giáo, thực thể tôn giáo, địa lý học
tôn giáo, hiện tƣợng học và nhân học tôn giáo… cùng các phƣơng pháp nghiên
cứu liên ngành khác khi đánh giá, khảo tả, đƣa ra các luận điểm liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận về tơn giáo, đồn kết tơn
giáo, đồn kết dân tộc, vai trị của tơn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết

dân tộc huyện An Biên.
9


6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể làm tài liệu cho những nghiên cứu và vận dụng trong
công tác tôn giáo, công tác Mặt trận cũng nhƣ nâng cao vai trị của tơn giáo
trong xây dựng khối đại đồn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện An Biên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết.

10


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA TƠN GIÁO
TRONG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm tơn giáo và đồn kết dân tộc
Khi nghiên cứu về tôn giáo, phần lớn các học giả đều có cùng quan
điểm cho rằng nó là một khái niệm hết sức phức tạp, có thể tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau để đƣa ra một định nghĩa, một khái niệm phù hợp với mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Chính vì vậy, rất khó để có một tiếng
nói chung, một định nghĩa chung nhất về tơn giáo là gì mang tính phổ qt mà
tất cả các lĩnh vực khoa học nghiên cứu về tôn giáo đều có thể sử dụng. Tuy
nhiên, trong luận văn này, chúng tơi khơng đi sâu phân tích tất cả các khái
niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo mà chỉ tập trung làm rõ khái niệm tôn
giáo đƣợc tiếp cận từ góc độ của nghiên cứu Tơn giáo học, xem xét tôn giáo
nhƣ một hiện tƣợng xã hội nảy sinh từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài

ngƣời, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích
khái niệm này nhằm nhận thức đúng về tơn giáo, giúp Đảng, Nhà nƣớc có
chính sách thích hợp hơn, những ngƣời làm cơng tác tơn giáo ở các địa
phƣơng sẽ thực hiện tốt chính sách này, góp phần tập hợp đƣợc tất cả các lực
lƣợng xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc,
phục vụ đắc lực cho cơng cuộc đổi mới đất nƣớc.
“Theo nghĩa rộng, tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội, một hình thái ý
thức xã hội, gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin và sùng bái những
lực lƣợng siêu nhiên quyết định số phận con ngƣời, con ngƣời phải phục tùng
tôn thờ” [66;1112]
“Tôn giáo là sự tin tƣởng và sùng bái sức mạnh siêu phàm của thần
linh, bắt đầu xuất hiện từ cuối cơng xã ngun thủy, lúc đầu có hình thức sơ
11


khai, gọi là tôn giáo nguyên thủy, sùng bái tự nhiên nhƣ bái vật giáo, thờ thần
lửa, sinh thực khí, thờ Tơ tem, sau đó phát triển thành đa thần giáo, nhất thần
giáo và thành tôn giáo quốc tế”[65; 254].
Theo nghĩa hẹp, tôn giáo là hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, bao
gồm ý thức về lực lƣợng siêu nhiên, tổ chức, hoạt động tôn thờ lực lƣợng siêu
nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó là do sự phản ánh hƣ ảo hiện thực
khách quan vào đầu óc con ngƣời [58;15].
Theo tác giả Vƣơng Hồng Trù [65], đối với các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác tuy không coi tôn giáo là đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của mình
nhƣng khi xây dựng nên học thuyết cho cuộc đấu tranh của phong trào công
nhân quốc tế đã quan niệm, nhận thức sâu sắc về tôn giáo. Một số đánh giá,
nhận xét của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo về sau này đƣợc những ngƣời
kế thừa sự nghiệp của các ông và những nhà nghiên cứu lấy Chủ nghĩa Mác –
Lênin làm kim chỉ nam coi đó là nịng cốt trong lý luận về tơn giáo. Cũng có
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen chƣa bao giờ đƣa ra

định nghĩa về hình thái ý thức xã hội này nhƣng một số nhận xét của các ông
sau đây đƣợc coi là những định nghĩa về tôn giáo. Đó là nhận xét của C.Mác
trong Lời nói đầu cho tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hegel đƣợc viết vào cuối năm 1843 đầu năm 1844: “Tôn giáo là sự tự ý thức
và sự tự tri giác của con ngƣời chƣa tìm thấy bản thân mình hoặc đã lại đánh
mất bản thân mình một lần nữa” [11;14]; “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng nhƣ nó là tinh
thần của những điều kiện xã hội khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc phiện
của nhân dân”[12;267];.
Một nhận xét của Ph.Ăngghen trong tác phẩm Chống Duhing đƣợc viết
từ năm 1876 cũng đƣợc xem là một trong những định nghĩa về tôn giáo: “Tất
cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào trong đầu óc của con
ngƣời – của những lực lƣợng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ,
12


chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng trần thế đã mang hình thức của
những lực lƣợng siêu trần thế”[12; 437].
Các học giả phƣơng Tây cũng đƣa ra một số định nghĩa về tôn giáo
đáng chú ý nhƣ:
“Tôn giáo là một hệ thống biểu tƣợng, những biểu tƣợng này tạo nên
những cảm xúc và những động cơ mãnh liệt, lan toả và kéo dài ở con ngƣời
bằng cách tạo lập nên những quan niệm về một trật tự chung của sự tồn tại và
khoác cho những quan niệm cái vẻ của thực tế là những cảm xúc và động cơ
dƣờng nhƣ là thực tại duy nhất”[65;14].
“Theo nghĩa rộng nhất, từ tơn giáo có nghĩa là sự trung tín với một tập
hợp các niềm tin hay lời giảng dạy về những điều huyền bí về sự sống sâu xa
nhất và khó hiểu nhất”[65;14].
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về tôn giáo, một số nhà nghiên cứu cũng
đã đƣa ra quan niệm của mình về khái niệm tơn giáo. Đặng Nghiêm Vạn cho

rằng: “Tôn giáo là một bộ phận văn hoá tinh thần mà con ngƣời cảm nhận
những điều kiện của thế giới vơ hình rút ra từ xã hội và tự nhiên mà họ đang
sống, tác động hƣ ảo vào sinh hoạt đời thƣờng và “cuộc sống thế giới bên
kia”, theo cách suy nghĩ của nền văn hoá đang chi phối họ”[81;14-15].
Qua những định nghĩa trên cho thấy các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác cũng nhƣ các nhà nghiên cứu tôn giáo đã đứng trên quan điểm Mác xít
do hƣớng tới mục tiêu là cách mạng xã hội nên nhận thức về tơn giáo có xu
hƣớng thiên về triết học, nhân học và xã hội học.
Bên cạnh khái niệm về tôn giáo, khái niệm dân tộc và đại đoàn kết dân
tộc cũng là nội dung cần làm rõ trong luận văn này.
Khái niệm dân tộc, theo T điển luật học [8;1124] “Dân tộc (tộc ngƣời,
ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn ngƣời, xuất hiện trong quá trình
phát triển của tự nhiên và xã hội, đƣợc phân biệt bởi 3 đặc trƣng cơ bản là
ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua
13


hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc ngƣời) Việt, dân tộc (hay tộc
ngƣời) Tày, dân tộc (hay tộc ngƣời) Khơ Me... Hình thức và trình độ phát
triển của tộc ngƣời phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phƣơng thức
sản xuất.
Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc ngƣời, xuất hiện
trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc ngƣời
trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là
bộ tộc). Dân tộc đặc trƣng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về
kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc
ngƣời”[8; 1124].
Khái niệm đoàn kết, đại đoàn kết Theo từ điển tiếng Việt, “Đồn kết là
đồng lịng, kết hợp thành khối, thành nhóm chặt chẽ”[66;237]. Đồn kết có
thể hiểu một cách đơn giản “là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất,

cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Cịn đại đồn kết là đồn kết
rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô, lực lƣợng của khối
đồn kết”[48;2449]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng định nghĩa về khái niệm đại
đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trƣớc hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà
đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đồn kết. Nó cũng nhƣ cái nền của nhà, cái gốc
của cây. Nhƣng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân
dân khác”[47;119].
Đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, toàn dân
tộc ta đoàn kết. Đƣợc diễn đạt theo các ngôn từ khác nhau nhƣng đều mang
nghĩa thống nhất là sự tập hợp của đại đa số quần chúng nhân dân thuộc mọi
thành phần, tầng lớp xã hội, khơng kể địa vị, quyền lực, chính trị, giai cấp
trong cùng một khối thống nhất.
Khái niệm “đoàn kết tôn giáo” đƣợc hiểu là các tôn giáo cùng kết thành
một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. Ở Việt Nam,
14


vấn đề tơn giáo và dân tộc ln có mối quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ
với nhau. Đồng bào tôn giáo cũng là công dân của đất nƣớc, dân tộc[56].
Đất nƣớc ta vốn là quốc gia đa dân tộc, đa tơn giáo, trong mọi hồn
cảnh của lịch sử, từ truyền thống của cha ông ta cho đến nay, vấn đề đồn kết
tơn giáo ln đƣợc đặt ra gắn với sự đồng hành cùng dân tộc. Đặc biệt, từ khi
có Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc ln lấy phƣơng châm thực hiện nhất
quán quan điểm tự do tín ngƣỡng tơn giáo để góp phần tạo ra sự đồng thuận
xã hội, khuyến khích đồng bào các tơn giáo gắn bó trong khối đại đồn kết
dân tộc, cùng chung sức, đồng lịng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất
nƣớc và xây dựng, phát triển xã hội, bảo vệ non sơng, Tổ quốc.
Chính sách đại đồn kết dân tộc, đặc biệt là đồn kết tơn giáo vì lợi ích
của quốc gia luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm trong quá trình

điều hành, lãnh đạo đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tôn giáo và đồn kết dân tộc, vai trị của tơn
giáo trong xây dựng khối đại đồn kết dân tộc
Tơn giáo có vai trị quan trọng trong xây dựng khối đại đồn kết dân
tộc không chỉ trên các lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá cộng
đồng các dân tộc, tơn giáo cịn thực hiện vai trị gắn kết cộng đồng, cùng với
Đảng và Nhà nƣớc chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc, tham gia xây
dựng hệ thống chính quyền cơ sở các cấp ở địa phƣơng, vận động quần
chúng, củng cố quốc phòng an ninh, và thúc đẩy thực hiện công tác xã hội
cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng…
Tôn giáo và dân tộc là hai mặt thống nhất của xã hội, ở Việt Nam, sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề này. Theo đó, Ngƣời
cho rằng muốn thực hiện đồn kết dân tộc trƣớc tiên phải tạo đƣợc sự đoàn
kết tôn giáo. Vấn đề dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề sống còn trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta. Ngay sau khi nƣớc nhà độc lập, ngay trong
15



×