Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bài giảng quản lý quy hoạch đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.38 KB, 97 trang )

Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

BÀI GIẢNG MÔN QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
MỤC LỤC:
CHƯƠNG I – NHỮNG KHẢI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1. Những khái niệm cơ bản về Đô thị
1.2. Những khái niệm cơ bản về Quản lý đô thị
1.3. Những khái niệm cơ bản về Quản lý Quy hoạch đô thị
CHƯƠNG II – ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG ĐƠ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
2.1. Quan điểm
2.2. Mục tiêu phát triển
2.3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị
2.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia
2.5. Định hướng tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quốc gia
2.6. Bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị
2.7. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đơ thị
2.8. Lộ trình thực hiện
2.9. Các giải pháp về cơ chế, chính sách chủ yếu phát triển đô thị
CHƯƠNG III – LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐƠ THỊ
3.1. Lập Quy hoạch đơ thị
3.1.1. Nguyên tắc chung
3.1.2. Tổ chức lập Quy hoạch đô thị
3.1.3. Lấy ý kiến về Quy hoạch đô thị
1


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

3.1.4. Nhiệm vụ Quy hoạch đô thị


3.1.5. Lập đồ án Quy hoạch đô thị
3.1.6. Điều chỉnh quy hoạch đô thị
3.2. Nội dung đồ án Quy hoạch đô thị
3.2.1. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
3.2.2. Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
3.2.3. Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị
trấn
3.2.4. Quy hoạch phân khu
3.2.5. Quy hoạch chi tiết
3.3. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị
3.3.1. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
3.3.2. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc Tỉnh, thị xã
3.3.3. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận
là thị trấn
3.3.4. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu
3.3.5. Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết
3.4. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
3.4.1. Nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
3.4.2. Cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
3.4.3. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch đơ thị
3.5. Quản lý chi phí quy hoạch
3.5.1. Quản lý chi phí lập đồ án quy hoạch
3.5.2. Quản lý các chi phí có liên quan đến việc lập đồ án quy hoạch
3.5.3. Thẩm quyền phê duyệt dự tốn chi phí lập quy hoạch

2


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017


CHƯƠNG IV – TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
THEO QUY HOẠCH
4.1. Tổ chức thực hiện Quy hoạch đô thị
4.1.1. Công bố công khai quy hoạch đô thị
4.1.2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đô thị
4.1.3. Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị
4.1.4. Cấp chứng chỉ quy hoạch
4.1.5. Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị
4.2. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
4.2.1 Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
4.2.2. Trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
4.2.3. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
4.3. Quản lý và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch

4.3.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đơ
thị.
4.3.2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị.
4.3.3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi, trưng dụng, chuyển mục đích sử dụng đất.
4.3.4. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
4.3.5. Giám sát, thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố
cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị.
4.4. Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
4.4.1. Quản lý phát triển đô thị mới
4.4.2. Quản lý cải tạo đô thị

3


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017


CHƯƠNG I – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1. Những khái niệm cơ bản về Đô thị
Đô thị là gì?
Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống, có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hoặc chun ngành có vai
trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng một địa phương.
Phân loại đô thị
Căn cứ Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, đô thị bao gồm 6 loại (Đặc biệt, I, II, III,
IV, V) được xác định theo các tiêu chí cơ bản sau:
- Vị trí, vai trị, chức năng, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội
- Quy mô dân số
- Mật độ dân số
- Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và Kiến trúc, cảnh quan đô thị
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị
và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nơng thơn.
Phân cấp quản lý hành chính đơ thị
Cấp quản lý
Loại đơ thị
Trung ương

Loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) hoặc thành phố loại I (Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
4


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Tỉnh

Huyện

Các thành phố thuộc Tỉnh là đô thị loại II, loại III.
Các thị xã thuộc Tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là
đô thị loại III, loại IV.
Các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại IV, loại V.

*Đô thị bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị.
Đơ thị hóa
Là q trình tập trung, chuyển hóa dân cư nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp gắn với
phát triển kết cấu hạ tầng và văn minh công nghiệp. Q trình đơ thị hóa là q trình phát
triển về kinh tế - văn hóa - xã hội và không gian kiến trúc gắn với tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và ngành nghề mới.
Lưu ý: Các nhà khoa học quan sát hiện tượng đơ thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau
thông qua các biểu hiện khác nhau trong q trình phát triển.
Tỷ lệ đơ thị hóa
Là tỷ lệ dân số đô thị trong một thời điểm nhất định tại một khu vực lãnh thổ (tính
theo %)
Tốc độ đơ thị hóa
Là mức nhanh, chậm trong một thời kỳ nhất định (5 năm, 10 năm, 20 năm…) tại một
lãnh thổ nhất định.

1.2. Những khái niệm cơ bản về Quản lý đơ thị
Quản lý đơ thị là một q trình để đi đến mục tiêu, đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định,
trật tự và bền vững nhằm tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị, phù hợp
với lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư và cá nhân trên cơ sở kết hợp tổng hoà nhiều yếu
tố.
Quản lý đô thị là một môn khoa học tổng hợp, được xây dựng trên cơ sở của nhiều
khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách cơ chế, biện pháp và phương
tiện được chính quyền các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát q trình tăng
trưởng, phát triển đơ thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu dự kiến.
Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm: Quản lý quy hoạch xây dựng; Quản
lý kiến trúc cảnh quan đô thị; Quản lý đầu tư xây dựng; Quản lý di sản; Quản lý kết cấu
hạ tầng; Quản lý khoa học công nghệ và môi trường đô thị; Quản lý đất đai và thị trường
5


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

bất động sản; Quản lý kinh tế và tài chính đơ thị; Quản lý văn hóa, giáo dục, xã hội; Quản
lý hành chính đơ thị; Quản lý dân số, xã hội và phát triển nguồn nhân lực...
Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi quyền lực công, nhân danh Nhà nước. Vì vậy,
quản lý đơ thị trước hết là quản lý Nhà nước ở đô thị. Tuy nhiên, quản lý đô thị hiện đại
đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức, hiệp hội
khác nhau. Ở góc độ khác, quản lý đơ thị cịn là sự huy nguồn nhân lực và tài chính thơng
các các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để đạt được các mục tiêu của xã hội trên địa
bàn của đô thị.
Quản lý đô thị bao hàm 5 vấn đề:
Đối tượng của quản lý đô thị
Đối tượng quản lý là đô thị. Là những hoạt động của các chủ thể trên địa bàn đơ
thị có liên quan đến nội dung, thẩm quyền và chức năng của các cơ quan quản lý nhà
nước ở đô thị.

Chủ thể của quản lý đô thị
Là các cơ quan, cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền
Khách thể của công tác quản lý đô thị
Là những lợi ích công cộng của cư dân đô thị, của quốc gia. Lợi ích này bao gồm
trật tự an tồn xã hội, trật tự xây dựng, trật tự vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng, chất
lượng mơi trường sống và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể trên địa bàn đô thị.
Mục tiêu của quản lý đô thị
Mọi hoạt động của quản lý đều nhằm đạt đến một mục đích hay những mục đích,
hướng đối tượng quản lý tiến đến trạng thái mong muốn.
- Phát triển ổn định, trật tự và bền vững
- Tạo lập môi trường sống thuận lợi.
- Phù hợp lợi ích quốc gia, cộng đồng và dân cư.
Ai quản lý đơ thị
a. Quản lý Hành chính Nhà nước: Cịn gọi là hành chính cơng gắn liền với các
hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp (Chính phủ - Trung ương và địa
phương).
6


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Hành chính cơng gắn bó chặt chẽ với khn khổ thể chế Chính phủ và mơi
trường chính trị, kinh tế - xã hội của thể chế đó và việc hoạch định các chính sách đó.
Hành chính tư là hành chính tồn tại ở mọi tổ chức, cũng giống như quản lý.
b. Quản trị Nhà nước: Quản trị là một quá trình ra quyết định và thực hiện quyết
định. Tác giả của q trình trên gồm tác giả chính thức và tác giả khơng chính thức:
- Thành phần Nhà nước; các thể chế chính trị nhà nước và cơ quan khác;
- Thành phần tư nhân và các công ty hoặc doanh nghiệp.
- Cơng dân (cá nhân hoặc nhóm)
Q trình quản lý

Là một q trình, gồm nhiều cơng đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, phát triển
theo sự vận hành của người quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định.
Theo quan điểm điều khiển học, quá trình quản lý gồm 2 hệ thống:
- Hệ thống điều khiển hoặc tổ chức quản lý
- Hệ thống bị điều khiển hoặc là đối tượng quản lý
Quản lý đô thị bằng cách nào
Bằng sự phối hợp giữa các yếu tố (Thiên thời, Địa lợi, Nhân hồ) đảm bảo tính
hiệu quả của cơng tác quản lý. Các yếu tố phối hợp có thể là:
+ Yếu tố Kinh tế
+ Yếu tố hành chính
+ Yếu tố giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục, v.v…
1.3. Những khái niệm cơ bản về Quản lý Quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch:
Là định hướng, là phương án phát triển và tổ chức không gian (cả vật thể và phi vật
thể) về kinh tế - văn hóa - xã hội cho một thời kỳ nhất định trên lãnh thổ xác định. Quy
hoạch được phân theo cấp hành chính (quốc gia, vùng, đô thị,…) và phân theo lĩnh vực,
ngành: tổng thể kinh tế - xã hội. Quy hoạch chuyên ngành (xây dựng, đất đai, văn hóa, hạ
tầng kỹ thuật, giáo dục, ngành sản xuất…)
Quy hoạch xây dựng (QHXD)
7


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Là tổ chức không gian đô thị, điểm dân cư nơng thơn hệ thống cơng trình HTKT,
HTXH nhằm tạo lập mơi trường sống thích hợp cho người dân đảm bảo kết hợp hài hịa
lợi ích quốc gia với cộng đồng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phịng và bảo vệ mơi trường.
QHXD bao gồm các loại:
-


Quy hoạch vùng
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch khu chức năng đặc thù
Quy hoạch nông thôn

Quy hoạch xây dựng đô thị (QHXDĐT):
Là tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị, hệ thống cơng trình HTKT,
HTXH và nhà ở để tạo lập mơi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị.
Quy hoạch đô thị hiện được phân thành:
- Quy hoạch chung : thành phố, thị xã, thị trấn đô thị mới
- Quy hoạch phân khu : các khu vực trong thành phố, thị xã, đô thị mới.
- Quy hoạch chi tiết : cho từng khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc
đầu tư xây dựng.
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: được lập cho các đối tượng giao thông, cao độ nền thoát nước, cấp nước, thoát nước thải, năng lượng và chiếu sáng, thông tin liên lạc, nghĩa
trang và xử lý chất thải rắn.
- Thiết kế đô thị: Là nội dung được lồng ghép trong đồ án quy hoạch chung, phân
khu, chi tiết. Trường hợp khu vực đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng thì lập đồ
án TKĐT riêng để làm cơ sở quản lý đầu tư xxây dựng và cấp phép xây dựng.
Vai trò của quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những công cụ chủ yếu nhằm phục vụ cho
công tác quản lý Nhà nước về xây dựng ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Quy hoạch xây dựng đơ thị có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, chiến lược phát triển đô thị quốc gia, phối hợp với
các quy hoạch chuyên ngành để đảm bảo cho q trình đơ thị hoa diễn ra trên cơ sở phát
8


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017


triển bền vững, đạt được hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời
xác lập hệ thống không gian, chức năng đô thị khơng chỉ ở hình thức bố cục khơng gian
kiến trúc mà còn phải đáp ứng xu thế liên tục đổi mới và phát triển của đời sống xã hội
đô thị.
Đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, tiến hành
công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản, lập các kế hoạch cải tạo xây dựng đô thị hàng
năm, ngắn hạn và dài hạn thuộc các ngành và địa phương. Căn cứ vào quy hoạch được
duyệt, các cơ quan chuyên môn tiến hành các bước đầu tư xây dựng như: Giới thiệu địa
điểm, thỏa thuận kiến trúc quy hoạch, lập và phê duyệt dự án, cấp phép xây dựng, xử lý
các vi phạm về trật tự xây dựng v.v...
Trách nhiệm quản lý quy hoạch xây dựng đơ thị
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về qui hoạch đô thị trên phạm vi cả nước.
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về qui
hoạch đô thị.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà
nước về qui hoạch đô thị.
- Ủy ban nhân dân các cấp (trong đó có UBND quận) có trách nhiệm quản lý nhà
nước về qui hoạch đơ thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ và cấp trên.

CHƯƠNG II – ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Quyết định 445/QĐ-TTg ban hành ngày 07/04/2009)
Tình hình phát triển đơ thị Việt Nam
9


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các đô thị của Việt

Nam trải qua những thời kỳ dài thiếu quy hoạch, phát triển đơ thị đan xen lẫn nơng thơn.
Bên cạnh đó, nên kinh tế chậm phát triển, vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở chưa đáp
ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chậm triển khai, thiết kế kiến trúc cảnh quan chưa được
quan tâm đúng mức, chất lượng môi trường đô thị chưa đảm bảo. Công tác quản lý phát
triển đơ thị cịn nhiều hạn chế, cụ thể là:
- Tốc độ phát triển nhanh của
các đô thị đã vượt khả năng
điều hành của chính quyền địa
phương. Năng lực quản lý
phát triển đơ thị chưa theo kịp
nhu cầu địi hỏi của thực tế.

10


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Đơ thị hóa

Quốc gia phát
triển

Quốc gia đang
phát triển

Sự phát triển các
nhân tố chiều sâu

Sự bùng nổ dân số


- Sự phát triển thiếu đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các
nguồn lực trong xã hội cịn hạn chế. Vì thế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nhiều đơ thị cịn
chưa đáp ứng yêu cầu.
- Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; tỷ lệ đất giao
thơng trong các đơ thị cịn thấp, hầu hết dưới 10% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ dân đơ thị
được cấp nước, tỷ lệ thốt nước đơ thị cịn thấp, tình trạng ngập úng cục bộ, ô nhiễm môi
trường...
- Đặc biệt, đô thị Việt Nam còn đang đứng trước các vấn đề lớn mới nảy sinh mang tính
tồn cầu như hội nhập, cạnh tranh đơ thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, phát
triển bền vững. Nhất là, các vấn đề phức tạp của quá trình đơ thị hóa và phát triển đơ thị
như dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm; phát triển vùng ven đô,
liên kết đô thị-nông thôn, tiết kiệm nguồn tài ngun thiên nhiên...
Tuy cịn nhiều khó khăn nhưng hiện nay Nhà nước và Nhân dân cũng rất nỗ lực để cải
thiện hệ thống đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thành lập các cơ quan chuyên
trách về quản lý đô thị ở trung ương và địa phương. Nâng cao tiêu chí đánh giá phân loại
đơ thị (Nghị định 42/2009/NĐ-CP); Xác định định hướng phát triển đô thị rõ ràng (Quyết
định 445/QĐ-TTg ngày 07/07/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050).
Xu hướng phát triển đô thị Việt Nam

11


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Tập trung nguồn lực, thu hút vốn đầu tư phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn trên cơ sở
thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn, đô thị cực lớn có vai
trị, vị thế là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, hoặc cực tăng trưởng hỗ trợ (cực tăng
trưởng thứ cấp); đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu kinh tế tổng hợp dọc

vùng duyên hải, hải đảo, các khu kinh tế cửa
khẩu, tạo ra thế phát triển cân bằng trên các
vùng lãnh thổ quốc gia, gắn phát triển kinh
tế-xã hội với đảm bảo an ninh quốc phịng
góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế đất nước; chú trọng đầu tư xây
dựng, phát triển các đơ thị trung bình và nhỏ
có vai trị là đơ thị trung tâm, đơ thị chính tại
các vùng đơ thị hóa cơ bản, các tiểu vùng đơ
thị hóa, vùng tỉnh, dảm bảo việc phân bố
hợp lí hệ thống đơ thị giữa các vùng, giữa vùng phía Đơng (vùng Dun hải) và vùng
phía Tây, Tây Bắc (vùng biên giới và Tây Nguyên), giữa khu vực đô thị và nơng thơn;
xây dựng đơ thị một cách có tổ chức, hệ thống, đẹp và bền vững; tăng cường kiểm sốt
phát triển đơ thị theo đúng quy hoạch và pháp luật; ngăn chặn tình trạng phát triển đơ thị
lan tỏa thiếu kiểm soát bám dọc theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ, đảm
bảo hành lang an tồn giao thơng, mơi trường sinh thái và cảnh quan đơ thị. Giảm thiểu
tình trạng lãng phí đất đai (đặc biệt là đất tự nhiên và đất nơng nghiệp), tình trạng san gạt
lớn làm biến dạng địa hình, cảnh quan gây nguy cơ sạt lở, lũ lụt.
Việt Nam sẽ có những đô thị xứng tầm, đủ sức cạnh tranh quốc tế; có vai trị quan trọng
trong mạng lưới đơ thị chủ chốt toàn cầu. Cụ thể:
- Xây dựng Việt Nam thành một cửa ngõ chiến lược cho thị trường du lịch, dịch vụ của
khu vực và thế giới. Phát triển đô thị gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển-đảo, biên
giới và cửa khẩu;
- Tạo các trục mở, thúc đẩy phát triển lãnh thổ, các trục hành lang biên giới, trục ven biển
và trục hành lang Bắc Nam, Đông Tây;
- Đẩy mạnh tính cạnh tranh của vùng, từng đơ thị bằng cách phân chức năng quản lý
Vùng. Tăng cường phát triển vùng, hạn chế phát triển theo kiểu lan tỏa. Dẫn từng bước
hiện đại hóa kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Phát triển các khu công nghiệp, cảng,

12



Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

các khu vực dịch vụ tại các vùng chiến lược. Đẩy mạnh phát triển văn hóa địa phương và
du lịch;
- Tạo mơi trường sống tốt, an tồn bằng việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường
sống tốt, an toàn bằng việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và phát triển đô thị
trong cả nước.
- Thúc đẩy mạng lưới thông tin và giao thông. Xây dựng hệ thống giao thông liên kết
trong vùng và tiến tới hòa với mạng lưới cả nước, ứng dụng các quy trình quản lý bằng
hệ thống cơng nghệ thơng tin thông minh. Phát triển đất nước trở thành một điểm trung
chuyển chiến lược của Đông Nam Á và Châu Á với các khu vực đầu mối giao thông quốc
tế, các khu kinh tế tự do.
Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo 3 giai đoạn: đến 2015 phát triển theo mơ hình
vùng đơ thị lớn, đến 2025, vùng đơ thị hóa tập trung, và ngồi 2025, là mạng lưới đơ thị;
có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có mơi trường và
chất lượng sống đơ thị tốt; có nền kiến trúc tiên tiến, giàu bản sắc; có tính cạnh tranh cao
trong phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế.
2.1. Quan điểm
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng
thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã
hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm:
- Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với u cầu của
q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa
các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương
thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước;

- Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh
thái;

13


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp
hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị;
- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phịng và an tồn xã hội; đối với
các đơ thị ven biển, hải đảo và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Phát triển bền vững: là vấn đề tồn cầu hóa đề cập từ năm 1987 đã được Việt Nam ký
kết tham gia Chương trình Nghị sự 21 và gần đây đã có Quyết định 432/QĐ-TTg ngày
12/4/2012 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011-2020. Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn các nhu cầu của con người
của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của thế
hệ tương lai. Đây là nhu cầu xuyên suốt quá trình phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hịa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài ngun mơi trường, bảo
đảm quốc phịng an ninh và trật tự an tồn xã hội.
Đơ thị bền vững: xuất phát từ phát triển bền vững nói chung được dựa trên nguyên
tắc là mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế đô thị, môi trường đô thị, văn hóa xã hội đơ thị và
quản lý đơ thị. Phát triển đô thị bền vững được đánh giá thông qua hệ thống nhóm các
tiêu chí từ ngun tắc chung đơ thị bền vững được cụ thể hóa hơn là: đô thị sinh thái, đô
thị xanh…
2.2. Mục tiêu phát triển
Từng bước xây dựng hồn chỉnh hệ thống đơ thị Việt Nam phát triển theo mơ hình
mạng lưới đơ thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có

mơi trường và chất lượng sống đơ thị tốt; có nền kiến trúc đơ thị tiên tiến, giàu bản sắc;
có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu
vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ
nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
2.3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị

14


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

a) Mức tăng trưởng dân số đô thị:
Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số đô thị
cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả
nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước.
b) Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị:
- Năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đơ thị, trong đó, đô thị đặc biệt là
02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và
loại V là 687 đô thị.
- Năm 2025, tổng số đơ thị cả nước
khoảng 1000 đơ thị, trong đó, đô
thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô
thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị
loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV
là 122 đơ thị, cịn lại là các đơ thị
loại V.
c) Nhu cầu sử dụng đất xây dựng
đô thị:
Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích tự
nhiên cả nước, chỉ tiêu trung bình 95 m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị

khoảng 400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 90 m2/người; năm
2025, nhu cầu đất xây dựng đơ thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả
nước, trung bình 85 m2/người.
d) Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Tại các đô thị lớn, cực lớn (đô thị đặc biệt, đơ thị loại I và II) có tỷ lệ đất giao thông
chiếm từ 20 – 26% đất xây dựng đơ thị, các đơ thị trung bình và nhỏ (đô thị loại III trở
lên) chiếm từ 15 – 20% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô
thị lớn đạt trên 35% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2025.
- Năm 2015 đạt trên 80%, năm 2025 trên 90% dân số đô thị được cấp nước sạch; 100%
các đô thị được cấp điện sinh hoạt vào năm 2015; trên 80% các tuyến phố chính đơ thị
được chiếu sáng và trên 50% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025; bảo đảm nước
thải và chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn theo quy định.
15


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển
của đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025 đạt 100%
chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đơ thị điện tử, cơng dân đơ
thị điện tử.
- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm theo quy chuẩn xây dựng và các quy
định pháp luật của Việt Nam.
đ) Phát triển nhà ở đơ thị:
- Năm 2015, bình qn đạt trên 15 m2/người;
- Năm 2025, đạt bình quân 20 m2/người.
2.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia
a) Định hướng phát triển chung:
Hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phát triển theo từng
giai đoạn bảo đảm sự kế thừa các ưu điểm của định hướng quy hoạch tổng thể phát triển

đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, phù
hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển
hợp lý các vùng đô thị hóa cơ bản giữa 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc,
miền Trung và miền Nam; giữa phía Đơng và phía Tây; gắn với việc phát triển các cực
tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có
sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đơ thị.
Từ nay đến 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và
các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trị là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia; từ năm
2015 đến 2025 ưu tiên phát triển các vùng đơ thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển
phân tán, cục bộ; giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 chuyển dần sang phát triển theo
mạng lưới đô thị.
Giai đoạn 2011 – 2020, phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đơ thị và nơng
thơn mới
Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các
vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa
các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan
16


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

toả đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực cịn
nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc
và phía Tây các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở
ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển.
Việc thực hiện các định hướng phát triển vùng phải bảo đảm sử dụng đất có hiệu
quả và tiết kiệm, gắn với các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển
dâng để bảo đảm phát triển bền vững.

Vùng đồng bằng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành các vùng sản
xuất hàng hố tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật. Quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hoá lớn, đẩy mạnh thâm
canh sản xuất lúa. Hiện đại hố cơng nghiệp bảo quản, chế biến. Phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát triển các khu cơng
nghiệp, các cụm, nhóm sản phẩm cơng nghiệp và dịch vụ công nghệ cao gắn với các đơ
thị lớn để hình thành các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tầm cỡ khu vực, có vai trò
dẫn dắt và tác động lan toả đến sự phát triển các vùng khác.
Vùng trung du, miền núi: Phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp,
cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc tạo thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, trước
hết là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Bảo vệ và phát triển rừng.
Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, thủy điện và khoáng sản; xây dựng hồ chứa nước,
phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện và ngăn lũ. Khuyến khích phát triển cơng nghiệp
và dịch vụ có nhu cầu diện tích đất lớn. Phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm đường
ô tô tới các xã thơng suốt bốn mùa và từng bước có đường ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh
giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng
dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nông, lâm
trường quốc doanh. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội tại các khu vực biên giới,
nhất là tại các cửa khẩu.
Vùng biển, ven biển và hải đảo: Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế
và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp
ven biển, ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế
biến thủy sản chất lượng cao... Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh
tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là
17


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017


các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá,
dịch vụ dầu khí, vận tải... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển;
phát triển các đội tàu, cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển... Phát triển kinh tế đảo
phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo.
Phát triển đơ thị: Đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng và quản lý chặt
chẽ quy hoạch phát triển đơ thị. Từng bước hình thành hệ thống đơ thị có kết cấu hạ tầng
đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố
vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi,
phát triển mạnh các đô thị ven biển.
Phát huy vai trị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh, vai trị của các trung tâm trên từng vùng và địa phương, nhất
là về phát triển nguồn nhân lực, phổ biến thông tin, truyền bá kiến thức, chuyển giao
công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình thành những cụm, nhóm sản phẩm,
tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh, hiệu quả cao trong sự gắn kết giữa sản xuất với thị trường từ
trung tâm đến ngoại vi.
Có chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đối tượng
chính sách và người có thu nhập thấp.
Xây dựng nơng thơn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị
và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo
vệ mơi trường. Triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc điểm
từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy
những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp
và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.
Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nơng thơn mỗi
năm.
Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng
chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm
an tồn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển.
Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý

nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực: Tạo sự kết nối đồng bộ về hệ thống kết
18


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

cấu hạ tầng để hình thành trục kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các
hành lang kinh tế xuyên Á. Hình thành các cụm, nhóm sản phẩm cơng nghiệp, dịch vụ,
kết nối các đô thị trung tâm dọc tuyến hành lang kinh tế. Xây dựng trung tâm hợp tác
phát triển kinh tế lớn tại các cửa khẩu trên các hành lang kinh tế.
b) Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước:
- Mạng lưới đô thị
Mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp
quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô thị
trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn (gọi tắt là đô thị
trung tâm cấp khu vực) và các đơ thị mới.
Mạng lưới đơ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm,
gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phịng, Đà Nẵng, và Huế; thành phố trung tâm cấp
vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Ngun, Hịa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy
Nhơn, Bn Ma Thuột, Biên Hịa, Vũng Tàu và Cần Thơ; các thành phố, thị xã trung tâm
cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là trung
tâm cấp vùng đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp
huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của
tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu
dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng
của đô thị lớn, cực lớn.
- Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội quốc
gia là:
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao

Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tun Quang, Bắc Kạn, Thái Ngun, Bắc
Giang, Hịa Bình và Phú Thọ; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm:
vùng núi Đông Bắc Bộ; vùng núi Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bộ.
+ Vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Nam
Định, Thái Bình và Ninh Bình;
+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng
19


Bài giảng môn học : Quản lý quy hoạch đô thị 2017

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận; trong
đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung
Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ;
+ Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng;
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh;
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 12 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến
Tre, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên
Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
c) Các đơ thị lớn, cực lớn
Các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ …được tổ chức phát triển theo mơ hình chùm
đơ thị, đơ thị đối trọng hoặc đơ thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập
trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng
thành phố Hồ Chí Minh là các vùng đơ thị lớn, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
là các đô thị trung tâm.
d) Các chuỗi và chùm đô thị

Tùy thuộc vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, các mối quan hệ và nguồn lực phát triển,
các chuỗi và chùm đơ thị được bố trí hợp lý tại các vùng đơ thị hóa cơ bản; dọc hành lang
biên giới, ven biển, hải đảo và trên các tuyến hành lang Đông – Tây, tạo mối liên kết hợp
lý trong mỗi vùng và trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, gắn phát triển kinh tế - xã hội với
bảo đảm an ninh quốc phòng.
2.5. Định hướng tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quốc gia
a) Tổ chức không gian hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng hoặc
liên vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, bảo đảm mối liên kết giữa các vùng trong nước và yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế. Tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng mới hoặc cải tạo nâng
cấp các cơng trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng như các
tuyến đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng hàng không, cảng biển trong đó có các tuyến
đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, xây dựng mới các tuyến nhánh nối các đơ thị
với các vùng đơ thị hóa cơ bản và các hành lang biên giới, ven biển, hải đảo.
20



×