Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng hóa mô miễn dịch phân nhóm phân tử ung thư bàng quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.02 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

ỨNG DỤNG HĨA MƠ MIỄN DỊCH PHÂN
NHÓM PHÂN TỬ UNG THƯ BÀNG QUANG
Nguyễn Ngọc Minh Tâm1,3, Phạm Quốc Thắng1, Đỗ Anh Toàn2,
Nguyễn Phúc Nguyên4, Lý Thanh Thiện1, Bùi Thị Thanh Tâm1,
Lưu Thị Thu Thảo1, Đồn Thị Phương Thảo1, Ngơ Quốc Đạt1
TĨM TẮT

22

Mục tiêu: Xác định phân nhóm kiểu hình
phân tử của ung thư bàng quang bằng phương
pháp hố mơ miễn dịch.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 130
bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bàng quang
xâm lấn cơ (MIBC) được phẫu thuật cắt bàng
quang toàn phần tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng
1/2017 đến tháng 12/2018. Nghiên cứu (NC)
được được Hội đồng Y Đức trong nghiên cứu y
sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh xét duyệt và thơng qua (Quyết định số:
820/HĐĐĐ-ĐHYD). Chúng tơi nhuộm hóa mơ
miễn dịch 130 trường hợp này với 4 dấu ấn miễn
dịch (CK20, GATA3, CK5/6, CD44). Chúng tôi
phân nhóm phân tử như sau: nhóm đáy (dương
tính với CK5/6, CD44 và âm tính với CK20,
GATA3); nhóm lịng ống (âm tính với CK5/6,
CD44 và dương tính với CK20, GATA3); nhóm
hỗn hợp đáy-lịng ống (dương tính với 2 nhóm


dấu ấn của nhóm đáy và nhóm lịng ống); và

Bộ mơn Mơ Phơi-Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2
Bộ môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh
3
Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh Viện Bình Dân
4
Khoa Ung Bướu, Bệnh Viện Bình Dân
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Quốc Thắng;
Email:
Ngày nhận bài: 05.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 05.10.2022
Ngày duyệt bài: 24.10.2022
1

nhóm khơng phân loại (nhuộm HMMD âm tính
với cả 4 dấu ấn).
Kết quả: Phân nhóm đáy và nhóm lịng ống
có tỷ lệ lần lượt là 35,28% và 29,23%. Mặt khác,
18,47% UT BQ không biểu hiện với cả 4 dấu ấn
miễn dịch (nhóm khơng phân loại). UT BQ nhóm
đáy có liến quan đến giai đoạn u (Fisher,
p=0,035), biệt hóa gai (Fisher, p=0,0002) và tình
trạng viêm quanh u ( χ2, p=0,047).
Kết luận: Phân nhóm phân tử UT BQ có liên
quan đến tiến triển của UT BQ xâm lấn cơ. Phân
nhóm phân tử UT BQ bằng hóa mơ miễn dịch có

thể giúp ích trong thực hành lâm sàng chẩn đốn
và điều trị UT BQ.
Từ khóa: nhóm đáy, nhóm lịng ống, MIBC,
viêm quanh u.

SUMMARY
IMMUNOHISTOCHEMISTRY
ANALYSIS OF THE MOLECULAR
SUBTYPES OF MUSCLE INVASION
BLADDER CANCER
Objective: To discriminate the molecular
subtypes of BC by immunohistochemistry.
Subjects and methods: A cross-sectional
descriptive study was performed on 130 patients
who diagnosed with MIBC who underwent
radical cystectomy at Binh Dan hospital from
January 2017 to December 2018. This study was
approved by the Ethical Committee of the
University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi
Minh City, Vietnam (approval number
820/ĐHYD-HDDD). We performed IHCs for
surrogated basal makers (CK5/6 and CD44), and
surrogated luminal makers (CK20 and GATA3)

159


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

in 130 MIBC patients. IHCs classified the MICB

into fourth group including basal type (positive
with CK5/6 and/or CD44 and negative both of
CK20 and GATA3), luminal type (negative both
of CK5/6 and CD44 and positive with CK20
and/or GATA3), null type (negative for all fourth
markers) and mixed type (expressed both basal
and luminal markers), respectively.
Results: We figured out the basal subtype
and luminal subtype presented 35.28% and
29.23% of MIBC respectively. The null subtype
was accounted for 18.47% of MIBC. The basal
subtype was associated with T stage (p=0.035),
squamous differentiation (p=0.0002), stage
(p=0.035), and tumor infiltrated lymphocytes
(TILs) (p=0.047).
Conclusions: Our results pointed out that the
molecular subtypes of MICB were associated
with the progression of MIBC. Suggesting that
stratification molecular subtypes of MIBC by
IHCs are appealing options for clinical
implementation.
Keywords: basal subtype, luminal subtype,
MICB, TILs.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang (UT BQ) là khối u
phổ biến nhất trong hệ thống tiết niệu, với
khoảng 420.000 trường hợp mới và 160.000
ca tử vong mỗi năm. Tổ chức Nghiên cứu và
Điều trị Ung thư Châu Âu (EOTRC) phân

loại ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ
(NMIBC) thành các nhóm có nguy cơ thấp,
nguy cơ trung bình và có nguy cơ cao dựa
trên phân tích tồn diện các thơng số bệnh lý
của NMIBC và nguy cơ tái phát và tiến triển
thành UT BQ xâm lấn cơ (MIBC). Các hệ
thống phân loại truyền thống căn cứ vào độ
biệt hóa,giai đoạn và tiên lượng lâm sàng.
Tuy nhiên, các thông số bệnh học của khối u
không thể phản ánh đầy đủ "đặc điểm nội
tại" của ung thư bàng quang, và các khối u có
bệnh lý tương tự thể hiện các đáp ứng sinh
160

học khác nhau. Hơn nữa hệ thống phân loại
này khơng thể dự đốn nguy cơ tái phát hay
tiến triển của bệnh trên cá thể riêng lẻ [9].
Gần đây, nhiều nghiên cứu (NC) với cỡ mẫu
lớn về sinh học phân tử (SHPT) trong UT
BQ ghi nhận các kiểu hình phân tử của UT
BQ có mối tương quan với diễn tiến lâm
sàng, tiên lượng bệnh và đáp ứng điều trị.
Mặc dù hiện nay trong y văn có nhiều bảng
phân loại khác nhau, phân nhóm kiểu hình
miễn dịch UT BQ được đồng thuận nhiều
nhất vẫn là kiểu hình nhóm đáy (biểu hiện
dấu ấn: CK5/6, CK14, CD44) và nhóm lịng
ống (biểu hiện dấu ấn: uroplakin, CK20,
GATA3) [4,9].
Với sự phát triển nhanh vọt của sinh học

phân tử (SHPT), nhiều NC về gen, yếu tố sao
mã, ngoại di truyền, proteomics và các
phương pháp khác đã mở đường giúp các
nhà lâm sàng chẩn đốn và điều trị chính xác
UT BQ. Một bảng phân loại mới cần đáp ứng
các tiêu chuẩn sau: I. Tiên đốn chính xác
khả năng tái phát và tiến triển UT BQ, phát
triển các công cụ giúp theo dõi, lên kế hoạch
điều trị, phẫu thuật, liệu pháp bổ trợ và theo
dõi cá thể hóa. II. Phân loại bệnh nhân nào
đáp ứng với hóa trị, liệu pháp nhắm trúng
đích, liệu pháp miễn dịch và lên kế hoạch
điều trị bổ trợ cho từng bệnh nhân. III. Cung
cấp các thông tin quan trọng dự đoán tái
phát, tiên lượng UT BQ và các thơng tin
SHPT hữu ích cho NC về cơ chế phân tử như
sự phát triển của u, tiến triển, đáp ứng hóa trị
và miễn dịch. IV. Hỗ trợ phát triển các
phương pháp chẩn đốn phân tử, điều trị cá
thể hóa. Ngồi ra, gần đây NC kiểu hình
phân tử dựa trên biến đổi gen trong UT BQ
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học. Sự phát triển của kiểu hình phân tử dựa
trên gen và sao mã…mở đường giúp các nhà
khoa học hiểu sâu hơn về UT BQ [4,9]


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Thuật ngữ phân nhóm phân tử đã được

nhắc đến trước đây trong các bệnh lý khác
như bạch cầu cấp, UT vú, UT đại trực tràng,
carcinơm đường mật trong gan và ngồi gan
và carcinơm dạ dày. Điểm mấu chốt của
phân nhóm phân tử là phát hiện các biểu hiện
gen trên mô u bằng phương pháp sequencing,
microarray và các kĩ thuật khác, sau đó phân
tích đa gen dựa trên biểu hiện gen và các gen
liên quan trong tiến trình sinh ung. Ví dụ,
trong UT vú, các BN nhóm đáy hoặc nhóm
giàu HER-2 thường có tiên lượng kém, tuy
nhiên nhóm BN này lại đáp ứng tốt với hóa
trị tân hỗ trợ [9]. Chúng tơi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu phân nhóm kiểu hình phân tử
của ung thư bàng quang bằng phương pháp
hố mơ miễn dịch” nhằm xác định các kiểu
hình phân tử của UT BQ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
130 bệnh nhân được chẩn đoán UT BQ
xâm lấn cơ được phẫu thuật cắt BQ tồn
phần tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/2017
đến tháng 12/2018.
BN được chọn phải thỏa cùng lúc các
điều kiện sau:
- Các BN được chẩn đoán UT BQ xâm
lấn cơ được phẫu thuật cắt BQ tồn phần
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án
- Có đầy đủ khối mơ vùi nến
Tiêu chuẩn loại trừ:

- Các BN đã được hóa trị trước phẫu
thuật
- Mô vùi nến nhỏ không đủ để thực hiện
nhuộm hố mơ miễn dịch
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cách tiến hành nghiên cứu
Thu thập số liệu: đặc điểm lâm sàng giải
phẫu bệnh theo phiếu thu thập số liệu.

Các mẫu nghiên cứu được nhuộm hóa mơ
miễn dịch với các dấu ấn anti CK5/6 (MA191106, Invitrogen) , anti CD44 (MA5-13890,
Invitrogen), anti CK20 (MA5-13263,
Invitrogen), anti GATA3 (MA1-028,
Invitrogen) bằng máy nhuộm tự động
BenchMark của Ventana.
Đánh giá biểu hiện CK5/6, CD44, CK20:
Tiêu chuẩn đánh giá dương tính tế bào u bắt
màu màng bào tương lan tỏa ở ≥ 20% tế
bào khối u với cường độ bắt màu mạnh [1,9].
Đánh giá biểu hiện GATA3: Tiêu chuẩn
đánh giá dương tính tế bào u bắt màu nhân
lan tỏa ở ≥ 20% tế bào khối u với cường độ
bắt màu mạnh [1,9].
Xử lý số liệu
Số liệu trong các phiếu thu thập được
tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Xét mối liên quan giữa các biến
số bằng phép kiểm χ2.
Y đức nghiên cứu

Đề cương NC được được Hội đồng Y
Đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh xét duyệt và
thơng qua, cho phép NC nhằm đảm bảo tính
khoa học và tính khả thi của đề tài nghiên
cứu (Quyết định số: 820/HĐĐĐ-ĐHYD).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân (BN) có tuổi nhỏ nhất là 30
tuổi, lớn nhất là 89 tuổi, độ tuổi trung vị là 63
tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất là 57 - 69
tuổi. Phần lớn bệnh nhân là nam giới (chiếm
89%), chỉ có 11% bệnh nhân là nữ giới.
Theo bảng 1, phần lớn UT BQ có độ mơ
học cao (chiếm 71,54%), giai đoạn T2/3/4
chiếm 94,62% và có 5,38% bệnh nhân chẩn
đốn ở giai đoạn I. Theo bảng 3.1, có 20,0%
UT BQ có hình ảnh biệt hóa gai; 3,84% có
hình ảnh biệt hóa tuyến.
161


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh của 130 bệnh nhân ung thư bàng quang
n
%
Độ thấp
37
28,46

Độ mô học
Độ cao
93
71,54
T1
7
5,38
Giai đoạn T
T2/3/4
123
94,62
Nx/0
112
86,2
Giai đoạn N
N1/2/3
18
13,8
M0
130
100
Giai đoạn M
M1
Giai đoạn I
7
5,38
Giai đoạn u
Giai đoạn II/III/IV
123
94,62

Khơng
104
80,0
Biệt hóa gai

26
20,0
Khơng
125
96,16
Biệt hóa tuyến

5
3,84
Khơng
37
28,46
Hoại tử u

93
71,54
Khơng
75
57,70
Viêm quanh u

55
42,30
Khơng
58

44,62
Xâm nhập mạch

72
55,38
Khơng
98
75,39
Xâm lấn thần kinh

32
24,61
Chúng tơi ghi nhận 55 trường hợp có giá trị trong phân nhóm phân tử của UT BQ
viêm quanh u, chiếm 42,30%. Mặt khác [1,9]. Chúng tơi phân nhóm phân tử như sau:
chúng tơi ghi nhận 55,38% BN có tình trạng nhóm đáy (dương tính với CK5/6, CD44 và
xâm nhập mạch và 24,61% BN có tình trạng âm tính với CK20, GATA3); nhóm lịng ống
xâm lấn thần kinh (bảng 1).
(âm tính với CK5/6, CD44 và dương tính với
Đặc điểm HMMD phân nhóm phân tử CK20, GATA3); nhóm hỗn hợp đáy-lịng
ung thư bàng quang
ống (dương tính với 2 nhóm dấu ấn của
Chúng tôi sử dụng 4 dấu ấn miễn dịch nhóm đáy và nhóm lịng ống); và nhóm
(CK20, GATA3, CK5/6, CD44), các dấn ấn không phân loại (nhuộm HMMD âm tính với
này được nhiều nghiên cứu chứng minh có cả 4 dấu ấn) (hình 1).
Bảng 2: Các phân nhóm phân tử của ung thư bàng quang
n
%
Nhóm đáy
46
35,28

Nhóm lịng ống
38
29,23
Nhóm hỗn hợp đáy-lịng ống
24
18,47
Nhóm khơng phân loại
22
16,92
162


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Theo bảng 2, phân nhóm đáy và nhóm
lịng ống chiếm ưu thế với tỷ lệ lần lượt là
35,28% và 29,23%. Chúng tôi cũng ghi nhận
phân nhóm biểu hiệu đồng thời kiểu hình
miễn dịch đáy và lịng ống. Bên cạnh đó
chúng tơi ghi nhận 16,92% UT BQ không
biểu hiện với cả 4 dấu ấn miễn dịch.
Liên quan giữa phân nhóm phân tử
ung thư bàng quang với đặc điểm lâm

sàng giải phẫu bệnh
Theo bảng 3 phân nhóm phân tử UT BQ
có liên quan đến giai đoạn u (Fisher,
p=0,035), biệt hóa gai (Fisher, p=0,0002) và
tình trạng viêm quanh u ( χ2, p=0,047). UT
BQ nhóm đáy có giai đoạn u, biệt hóa gai,

thấm nhập tế bào viêm cao hơn so với các
phân nhóm phân tử cịn lại.

Bảng 3: Liên quan giữa phân nhóm phân tử ung thư bàng quang với đặc điểm lâm
sàng giải phẫu bệnh
Phân nhóm phân tử
p value
khơng
hỗn
đáy
lịng ống
phân loại
hợp
10
13
7
Độ thấp
37
7 (18,92)
(27,03)
(35,14)
(18,91)
Độ mơ học
0,610**
36
25
17
Độ cao
93
15 (16,13)

(38,71)
(26,88)
(18,28)
4
T1
7
2 (28,57)
0
1 (14,29)
(57,14)
Giai đoạn T
0,035*
44
38
20
T2/3/4
123
21 (17,07)
(35,78)
(30,89)
(16,26)
39
33
21
Nx/0
112
19 (16,96)
(34,83)
(29,46)
(18,75)

Giai đoạn N
1
3
N1/2/3
18 7 (38,88) 5 (27,78) 3 (16,67)
(16,67)
Giai đoạn
4
7
2 (28,57)
0
1 (14,29)
I
(57,14)
Giai đoạn
0,035*
Giai đoạn
44
38
20
123
21 (17,07)
II/III/IV
(35,78)
(30,89)
(16,26)
28
32
24
Không

107
20 (19,23)
(26,92)
(30,77)
(23,08)
Biệt hóa gai
0,0002*
18

23
6 (23,08)
2 (7,69)
0
(69,23)
12
10
8
Khơng
37
7 (18,92)
(32,43)
(27,03)
(21,62)
Hoại tử u
0,893**
16
34
28

93

15 (16,13) (17,20)
(36,56)
(30,11)

163


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

Khơng

75



55

Xâm nhập
mạch

Khơng

58



72

Xâm lấn
thần kinh


Khơng

98



32

Viêm quanh
u

19
(25,33)
27
(49,09)
24
(41,38)
22
(30,55)
32
(32,65)
14
(43,75)

26
(34,67)
12
(21,81)
13

(22,41)
25
(34,72)
28
(28,57)
10
(31,25)

16
0,047**
(21,33)
8
8 (14,55)
(14,55)
11
10 (17,24)
(18,97)
0,432**
13
12 (16,67)
(18,06)
20
18 (18,37)
(20,41)
0,562*
4
4 (12,5)
(12,5)
* phép kiểm Fisher; **phép kiểm χ2
14 (18,67)


Hình 1. Phân nhóm phân tử ung thư bàng quang bằng dấu ấn miễn dịch CD44, CK5/6,
CK20, GATA3
164


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
NC chúng tôi ghi nhận UT BQ thường
gặp nhất ở nhóm tuổi 57 - 69 tuổi. UT BQ
thường gặp ở những BN trên 50 tuổi nhưng
cũng gặp ở những người trẻ và hiếm ở trẻ
em. Theo Kirkali Z và CS, tuổi trung bình
của BN khi được chẩn đốn UT BQ là 65-70
tuổi [5]. NC chúng tôi cũng ghi nhận hầu hết
bệnh nhân là nam giới (chiếm 89%), chỉ có
11% bệnh nhân là nữ giới. Dữ liệu
GLOBOCAN ghi nhận UT BQ thường gặp ở
nam giới so với nữ giới, với tỷ lệ mắc và tỷ
lệ tử vong tương ứng là 9,5 và 3,3 trên
100.000 ở nam giới, gấp 4 lần tỷ lệ này ở phụ
nữ trên toàn cầu [8].
71,54% các trường hợp UT BQ có độ mơ
học cao, và hầu hết ở giai đoạn T2/3/4
(94,62%). Các khối u ở BN dưới 40 tuổi
thường là độ thấp và các khối u độ cao
thường gặp ở BN lớn tuổi [5]. UT BQ có khả
năng biệt hóa đa dạng và thường có các vùng

biệt hóa gai. NC chúng tơi ghi nhận 20,0%
trường hợp UT BQ có hình ảnh biệt hóa gai.
Một số báo cáo cho ghi nhận biệt hóa gai
trong 16–25% ung thư biểu mô của BQ và
thay đổi tùy theo độ mơ học và giai đoạn u
[6]. Biệt hóa gai là một yếu tố tiên lượng
khơng thuận lợi, dự đốn tái phát tại chỗ sau
khi phẫu thuật cắt BQ. Bênh cạnh đó biệt hóa
gai có thể là một yếu tố dự đốn đáp ứng
kém với xạ trị hoặc hóa trị liệu [6].
Chúng tơi ghi nhận 55 (42,30%) trường
hợp có viêm quanh u. Viêm quanh u thường
được tìm thấy trong ung thư, điều này gợi ý
khối u kích hoạt phản ứng miễn dịch với cơ
thể. Theo Huang HS và cộng sự (CS), BN có
viêm quanh u có sống cịn tồn bộ trung bình

là 15,7 so với 6,7 tháng (P = <0,001) của BN
khơng có viêm quanh u [3]. Mặt khác, Đối
với các BN ung thư bàng quang xâm lấn cơ,
tình trạng xâm lấn mạch máu hoặc bạch
huyết có ý nghĩa tiên lượng quan trọng.
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ xâm nhập mạch và
xâm lấn thần kinh lần lượt là 55,38% và
24,61% trường hợp.
Đặc điểm HMMD phân nhóm phân tử
ung thư bàng quang
NC chúng tơi ghi nhận phân nhóm đáy và
nhóm lịng ống thường gặp nhất với tỷ lệ lần
lượt là 35,28% và 29,23%. Năm 2014, nhóm

nghiên cứu hệ thống bảng đồ gen ung thư
(TCGA) dựa trên biểu hiện gen chia thành 4
nhóm: Nhóm I tương ứng nhóm lịng ống và
có hình thái tạo nhú trên vi thể, nhóm II có
kiểu hình lịng ống nhưng có các đặc điểm
dạng p53, nhóm III và nhóm IV tương ứng
kiểu hình đáy [9]. Vào năm 2017, TCGA cập
nhật lại bảng đồ gen với 5 nhóm kiểu hình
phân tử: lịng ống – nhú (35%), lịng ống –
thâm nhiễm (19%), lòng ống (6%), dạng gai
đáy (35%) và dạng thần kinh (5%) [9]. Gần
đây, Hiệp hội phân tử UT BQ (BCMTG) đề
xuất bảng phân loại mới dựa trên đánh giá
thông tin sao mã của 1750 trường hợp UT,
chia thành 6 nhóm: lịng ống – nhú (24%),
lịng ống – khơng đặc biệt (8%), lòng ống –
bất ổn định (15%), giàu mô đệm (15%), dạng
gai đáy (35%) và dạng thần kinh nội tiết
(3%) [4].
Liên quan giữa phân nhóm phân tử
ung thư bàng quang với đặc điểm lâm
sàng giải phẫu bệnh
Mỗi kiểu hình phân tử đều có các đặc
điểm lâm sàng, mơ bệnh học, đáp ứng điều
trị và tiên lượng hoàn toàn khác biệt. NC

165


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10


chúng tôi ghi nhận UT BQ nhóm đáy có giai
đoạn u, biệt hóa gai, thấm nhập tế bào viêm
cao hơn so với các phân nhóm phân tử cịn
lại. Nhóm kiểu hình dạng đáy, đặc biệt dạng
gai đáy (phân loại TCGA, UNC và MDA)
thường xuất hiện trên nữ giới, có khuynh
hướng tiến triển nhanh, xâm lấn tại chỗ, tiên
lượng kém hơn nhưng lại đáp ứng tốt hóa trị
với Cisplatin, ngược lại, kiểu hình lịng ống,
đặc biệt dạng p53, tuy tiến triển chậm hơn
nhưng thường kháng với hóa trị tân hỗ trợ
[9]. Một NC khác của tác giả Font và CS
đánh giá đáp ứng hóa trị tân hỗ trợ chia BN
UT BQ thành 3 nhóm: Dạng BASQ
(FOXA1/GATA3 thấp; KRT5/6/14 cao),
dạng lòng ống (FOXA1/GATA3 cao;
KRT5/6/14
thấp)

hỗn
hợp
(FOXA1/GATA3 cao; KRT5/6 cao; KRT14
thấp) cũng ghi nhận nhóm BN UT dạng đáy
đáp ứng hóa trị tân hỗ trợ tốt hơn (OR 3,96;
p = 0,017) [2]. NC gần đây của tác giả Lotan
và CS trên các trường hợp UT BQ xâm lấn
cơ giai đoạn sớm được điều trị cắt BQ toàn
phần, khả năng tăng giai đoạn u (≥ pT3)
thường ít xảy ra ở kiểu hình lịng ống, điều

này gợi ý BN có UT kiểu hình lịng ống có
thể được phẫu thuật bảo tồn BQ hơn là cắt
BQ toàn phần [7].
V. KẾT LUẬN
Ung thư bàng quang xâm lấn cơ thường
gặp ở nam giới và ở nhóm tuổi 57 – 69 tuổi.
Phân nhóm phân tử thường gặp nhất là nhóm
đáy, kế tiếp là nhóm lịng ống. UT BQ nhóm
đáy có giai đoạn u, biệt hóa gai, thấm nhập tế
bào viêm cao hơn so với các phân nhóm
phân tử cịn lại. Phân nhóm phân tử UT BQ
bằng hóa mơ miễn dịch có thể giúp ích trong

166

thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị UT
BQ.
VI. LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tài
trợ kinh phí để thực hiện đề tài, cảm ơn tập
thể khoa Giải Phẫu Bệnh bệnh viện Bình
Dân đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành
đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Charles CG, Bogdan C (2019), “Bladder
Cancer in the Genomic Era”, Arch Pathol
Lab Med.;143: 695–704.
2. Font A, Domènech M, Benítez R, Rava M,
Marqués M, Ramírez JL, Pineda S,

Domínguez-Rodríguez S, Gago JL, Badal
J, Carrato C, López H, Quer A, Castellano
D,
Malats
N,
Real
FX.
Immunohistochemistry-Based Taxonomical
Classification of Bladder Cancer Predicts
Response to Neoadjuvant Chemotherapy.
Cancers (Basel). 2020 Jul 3;12(7):1784.
3. Huang HS, Su HY, Li PH, Chiang PH,
Huang CH, Chen CH, Hsieh MC.
Prognostic impact of tumor infiltrating
lymphocytes on patients with metastatic
urothelial carcinoma receiving platinum
based chemotherapy. Sci Rep. 2018 May
10;8(1):7485.
4. Kamoun A, de Reyniès A, Allory Y,
Sjödahl G, Robertson AG, Seiler R,
Hoadley KA, Groeneveld CS, Al-Ahmadie
H, Choi W, Castro MAA, Fontugne J,
Eriksson P, Mo Q, Kardos J, Zlotta A,
Hartmann A, Dinney CP, Bellmunt J,
Powles T, Malats N, Chan KS, Kim WY,
McConkey DJ, Black PC, Dyrskjøt L,
Höglund M, Lerner SP, Real FX,


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022


Radvanyi F; Bladder Cancer Molecular
Taxonomy Group. A Consensus Molecular
Classification of Muscle-invasive Bladder
Cancer. Eur Urol. 2020 Apr;77(4):420-433.
5. Kirkali Z, Chan T, Manoharan M, Algaba
F, Busch C, Cheng L, Kiemeney L,
Kriegmair M, Montironi R, Murphy WM,
Sesterhenn IA, Tachibana M, Weider J.
Bladder cancer: epidemiology, staging and
grading, and diagnosis. Urology. 2005
Dec;66(6 Suppl 1):4-34.
6. Lopez-Beltran A, Requena MJ, AlvarezKindelan J, Quintero A, Blanca A,
Montironi R. Squamous differentiation in
primary urothelial carcinoma of the urinary
tract
as
seen
by
MAC387
immunohistochemistry. J Clin Pathol. 2007
Mar;60(3):332-5.
7. Lotan Y, Boorjian SA, Zhang J,
Bivalacqua TJ, Porten SP, Wheeler T,

Lerner SP, Hutchinson R, Francis F,
Davicioni E, Svatek RS, Chen CL, Black
PC, Gibb EA. Molecular Subtyping of
Clinically Localized Urothelial Carcinoma
Reveals Lower Rates of Pathological

Upstaging at Radical Cystectomy Among
Luminal Tumors.
Eur
Urol. 2019
Aug;76(2):200-206.
8. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, Laversanne
M, Soerjomataram I, Jemal A, Bray F.
Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN
Estimates of Incidence and Mortality
Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries.
CA Cancer J Clin. 2021 May;71(3):209-249.
9. Zhu S, Yu W, Yang X, Wu C, Cheng F.
Traditional Classification and Novel
Subtyping Systems for Bladder Cancer.
Front Oncol. 2020 Feb 7;10:102.

167



×