Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nơi Trái Tim Muốn Quay Trở Lại doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.95 KB, 4 trang )

Nơi Trái Tim Muốn Quay Trở Lại
Với dân số hơn 10 triệu , Seoul náo nhiệt như một tổ ong khổng lồ, tại đó 8 đường tàu
điện ngầm có tổng chiều dài 250km vận chuyển liên tục những dòng người cần mẫm, tiếp
nối một huyền thoại về đất nước đã từng được ví như Con Rồng châu Á cảu thập niên 80-
90 thế kỷ 20.


Cũng giống như các thành phố phát triển khác của châu Á như Singapore; HongKong;
Bangkok hay Thượng Hải, Seoul dường như không bao giờ ngủ, nơi ánh đèn tiếp nối ánh
mặt trời soi sáng và thành phố lúc nào cũng quay trong nhịp sống bất tận để tạo nên
những kỳ tích về kinh tế, văn hóa với các thương hiệu SamSung; LG, Huyndai… đã
chinh phục thế giới bằng trí óc và nỗ lực của con người. Niềm tự hào dân tộc được thể
hiện rõ nét trong từng khía cạnh của đời sống, từ dòng xe hơi “made in Korea” tuôn chảy
trên đường cho tới những nhà hàng sực nức hương vị kim chi và nghi ngút khói của món
thịt bò nướng, từ khu cổng Dongdaemun tuyệt đẹp cho tới tòa nhà Lotte World nổi danh
bởi những món hàng xa xỉ đắt vào bậc nhất thế giới… Nhưng dù cho Seoul chào đón du
khách bằng những con đường tấp nập và khu mua sắm Gangnam thu hút khách bằng
những thương hiệu sản phẩm hàng hóa nổi danh thì vẫn hiện hữu những góc tuyệt đẹp, tại
đó cuộc sống như lùi lại 5 thế kỷ, trở về thời của triều đại Triều Tiên (1392 - 1910) với
những phong tục và truyền thống độc đáo, tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung
Quốc nhưng vẫn mang bản sắc riêng biệt.

Có thể nhắc tới cung điện Gyeongbok, điểm thăm quan không thể thiếu của bất kỳ du
khách nào tới Seoul. Nằm giữa những tòa nhà cao tầng, cung điện được phục dựng lại
với tất cả đường nét tráng lệ xa xưa, tại đây mỗi ngày đều đặn tái hiện lại quang cảnh
thiết triều xa xưa của triều đại phong kiến hùng mạnh Joseon. Đã từng trải qua rất nhiều
cuộc chiến, nhiều biến động chính trị xã hội mà trong đó giai đoạn bi hùng nhất là bán
đảo này bị chia tách thành 3 quốc gia với tên gọi Tam Quốc Triều Tiên, triều đại Jeseon
đã tiếp nối Geryeo để thống nhất và kiến tạo nên một đất nước hùng mạnh với nền chính
trị độc lập và văn hóa có bản sắc riêng biệt. Những võ tướng, văn quan, cấm vệ quân
trong trang phục cổ xưa mỗi khi trình diễn lại nghi thức thiết triều cổ xưa trong phạm vi


cung Gyeongbok luôn thu hút sự chú ý của du khách, cũng như điệu múa truyền thống
XX đã từng tạo nên tiếng vang khắp thế giới bởi nhịp điệu sôi động và mạnh mẽ của cơ
thể khi quay tròn trong không trung cùng dải vải màu. Ngay từ bước chân đầu tiên đi qua
cánh cổng gỗ của cung Gyeongbok, thời gian như trôi ngược lại, lịch sử như tái hiện để
không gian và cả tâm hồn con người được chìm đắm trong tiếng trống, thanh la và tiếng
bước chân của đội nghi vệ cung đình. Và không chỉ có tại cung điện nổi danh này, truyền
thống văn hóa của Hàn Quốc còn được bộc lộ ở những góc đường, quảng trường và khu
giải trí khác, hoàn toàn đối lập nhưng cũng thật hòa quyện với nền kinh tế sôi động hiện
đại.

Đó là những công viên lá đỏ rực mùa thu và xanh mướt mùa hạ, tĩnh lặng đến kỳ lạ, chỉ
có bước chân người đi dạo khua động không gian thanh khiết của những cột cờ dưới tán
cây. Trong các cao ốc văn phòng, bên cạnh các nhà hàng ăn nhanh là những quầy bán đồ
ăn truyền thống, và không thể thiếu các món ăn bản địa đôi khi rất khó ăn với khách
phương Tây vì độ nồng đậm của gia vị ớt, tỏi, hành…, nhưng thật sự rất tuyệt nếu được
thưởng thức cùng rượu Sochu và nhất là khi quây quần cùng những người bạn bản địa.
Cá sống và hành sống, thịt bò nướng cùng tỏi, bánh tuk dân tộc và kim chi… các hương
vị đó đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên phong cách riêng biệt của một dân tộc
từng vượt qua muôn vàn khó khăn của lịch sử để trỗi dậy kiêu hãnh sánh vai cùng thế
giới phát triển.

Lưu lại Seoul dù chỉ vài tiếng hay vài tuần, hầu như có ai từ chối được thú vui tìm tới khu
trung tâm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng suối Cheonggyecheon chảy giữa thành phố,
soi bóng các tòa cao ốc san sát rực rỡ ánh đèn. Được gọi theo tiếng Hán là Thanh Khê
Xuyên, dòng suối này được coi như một trong các kỳ tích của người dân Seoul khi biến
một dòng nước thải ô nhiễm vào bậc nhất trở thành cảnh quan và công trình dân sinh hữu
ích, điều này cũng có thể so sánh với sức vươn dậy của đất nước Hàn Quốc đổ nát sau thế
chiến thứ II để trở thành con Rồng châu Á vào thập kỷ 80 – 90 thế kỷ trước. Khu chợ
Namdeamun rực rỡ ánh đèn và chen chúc các sạp hàng cũng là điểm lui tới thú vị, bởi tại
đây tinh thần mua bán châu Á được phát huy hết mức với đủ loại hàng hóa, từ cao cấp

thượng đẳng cho tới trang sức bình dân, từ những loại nhân sâm, linh chi quý hiếm cho
tới áo da, áo khoác, điện thoại và túi xách thời trang…

Có lẽ không ai phủ nhận sức mạnh truyền thông của những dòng phim truyền hình nhiều
tập mà chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để đưa ảnh hưởng văn hóa dân tộc ra toàn thế giới,
điều đó đã góp phần để đưa thương hiệu hàng hóa tới từng góc sâu nhất của địa cầu, và
ngày nay Hàn Quốc đã thu hút hàng triệu du khách tới mua sắm tại Seoul mỗi năm. Mỹ
phẩm và thời trang rất được du khách ưa chuộng tại các khu chợ Seoul, trong khi nền
kinh tế với các tập đoàn hùng mạnh Huyndai; LG, Sam Sung mà tổng hành dinh đặt tại
Seoul đã góp phần thay đổi nền kinh tế và bức tranh văn hóa của thế giới. Với cuộc sống
đa sản phẩm duyên dáng nhỏ bé và tiềm lực tài chính khổng lồ đó, Seoul dĩ nhiên luôn là
nơi mà trái tim của du khách hướng về, nơi có thể thỏa mãn những khát khao được sống
trọn vẹn của con người.


×