Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đặc trưng ngôn ngữ Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Sương Mai

ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ - VĂN HÓA VIỆT
QUA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
CÓ TỪ CHỈ MÀU SẮC
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS ĐẶNG NGỌC LỆ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Với sự làm việc nghiêm túc của bản thân và sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình
của thầy cơ, gia đình, bạn bè, luận văn này đã được hồn thành.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Đặng Ngọc Lệ, người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, những
người đã chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu; xin chân thành cảm
ơn phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập cũng
như trong quá trình thực hiện luận văn.
Người viết đã nỗ lực hết mình để hồn thành luận văn. Tuy nhiên, luận văn


khơng tránh khỏi những thiếu sót. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN .....................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Lịch sử vấn đề: ..................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................................9
Chương 1: Tổng quan về thành ngữ, tục ngữ ...........................................................10
1.1.1.

Khái niệm thành ngữ, tục ngữ .....................................................................10

1.1.2.

Khái quát thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ màu sắc .....................................14

Chương 2: Từ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếngViệt (so sánh với tiếng
Anh) ...........................................................................................................................33
2.1. Nguồn ngữ liệu ...................................................................................................33
2.1.1. Số lượng khảo sát ............................................................................................33

2.1.2. Nhận xét chung ................................................................................................33
2.1.3. Nhận xét về trường hợp thành ngữ trong tục ngữ...........................................33
2.2. Nhận xét về từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh ............................................................................................................................35
2.2.1. Tên, tần số xuất hiện và khả năng kết hợp của từ chỉ màu sắc trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Việt (So sánh với tiếng Anh) .......................................................35
2.2.2. Nghĩa sở thị của từ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh ............................................................................................................................50


2.3. Tiểu kết...............................................................................................................53
Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ,
tục ngữ tiếng Việt (so với tiếng Anh) .......................................................................54
3.1. Những giá trị biểu trưng về con người ...............................................................54
3.1.1. Đối tượng..................................................................................................54
3.1.2. Thuộc tính, tính chất.................................................................................67
3.1.3. Trạng thái, tâm trạng ...............................................................................83
3.1.4. Tình trạng sức khoẻ ..................................................................................91
3.1.5. Thời vận ....................................................................................................96
3.2. Những giá trị biểu hiện của từ chỉ màu sắc về hiện tượng xã hội....................101
3.3. Những giá trị biểu hiện của từ chỉ màu sắc về hiện tượng tự nhiên ................109
3.4. Tiểu kết.............................................................................................................116
KẾT LUẬN .............................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................122
PHỤ LỤC ................................................................................................................131


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNTN: Thành ngữ tục ngữ
YTMS: Yếu tố màu sắc

YTKH: Yếu tố kết hợp
YT: Yếu tố
MS: Màu sắc
TN: Từ ngữ
BPCT: Bộ phận cơ thể
HV: Hán Việt
ĐT: Động từ
ĐV: Động vật
TV: Thực vật
CT: Cấu trúc


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên bảng

Trang

1

Tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt

39

2

Tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh

43


3

Các yếu tố màu sắc cùng xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ

47

4

Sự trùng hợp trong phạm vi biểu vật của một số YTMS

52

trong TNTN tiếng Việt và tiếng Anh
5

Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi đối

55

tượng trong TNTN tiếng Việt
6

Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi đối

63

tượng trong TNTN tiếng Anh
7


Khoảng trống biểu trưng của YTMS trong TNTN tiếng

66

Anh so với tiếng Việt (phạm vi đối tượng)
8

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

68

Việt thuộc phạm vi thuộc tính, tính chất bên ngồi
9

Tên và tần số xuất hiện của YTMS biểu trưng cho

74

thuộc tính bên trong trong TNTN tiếng Việt
10

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

78

Anh thuộc phạm vi thuộc tính, tính chất
11

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng


83

Việt thuộc phạm vi trạng thái, tâm trạng
12

Tên và tần số xuất hiện của cặp màu tham gia biểu trưng

85

cho trạng thái, tâm trạng của con người trong cấu trúc ẩn
dụ hóa đối xứng
13

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

86

Anh thuộc phạm vi trạng thái, tâm trạng
14

Khả năng biểu trưng của YTMS về phạm vi trạng thái,
tâm trạng trong TNTN tiếng Việt và tiếng Anh

90


15

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng


91

Việt thuộc phạm vi tình trạng sức khỏe
16

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

93

Anh thuộc phạm vi tình trạng sức khỏe
16

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

96

Việt thuộc phạm vi thời vận
17

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

98

Anh thuộc phạm vi thời vận
18

Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng

102


Việt thuộc phạm vi xã hội
19

Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi xã hội

106

trong TNTN tiếng Anh
20

Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi tự

110

nhiên trong TNTN tiếng Việt
21

Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi tự
nhiên trong TNTN tiếng Anh

113


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
1

Tên hình
Hình 2.1: Tỷ lệ xuất hiện của các nhóm màu trong


Trang
45

TNTN tiếng Việt và tiếng Anh
2

Hình 2.2: Tỷ lệ các yếu tố màu sắc cùng xuất hiện trong
TNTN của cả hai ngôn ngữ

47


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển và trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước, vấn
đề bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Tuỳ theo góc nhìn, văn hố và bản sắc văn hoá của dân tộc được nghiên cứu trong
mối quan hệ liên ngành khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn
hố. Mối quan hệ này ngay từ đầu đã được đông đảo giới nghiên cứu trên tồn thế
giới quan tâm và nhìn nhận khác nhau: như Humboldt với lý thuyết Ngôn ngữ và
linh hồn dân tộc; E. Sapir và Whorf với quan niệm về tính tương đối ngôn ngữ
(linguistic relativity), mà Carroll đã gọi là giả thuyết Sapir - Whorf; và cả những giả
thuyết của Weisberger và Tiber, Boas, Kroeber…
Những vấn đề về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ngày càng được xem
xét ở diện rộng hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Thật sự ngơn ngữ và văn
hố có mối quan hệ gắn bó với nhau, ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện giao tiếp,
không chỉ là công cụ để tư duy mà cịn là quan niệm của chính con người với tư
cách là chủ thể tri nhận và phân cắt hiện thực bằng mã ngôn ngữ.
Để làm rõ mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, việc nghiên cứu lớp thành
ngữ và tục ngữ, một trong những đơn vị cấu thành và chứa đựng văn hoá, là điều

đáng được chú ý. Đặc trưng văn hoá của dân tộc không chỉ thể hiện qua những quan
niệm về nhân sinh, về thế giới và kinh nghiệm đúc kết trong thành ngữ, tục ngữ mà
nó cịn thể hiện thơng qua những hình ảnh biểu trưng, những tính chất, sắc thái của
hình ảnh mang biểu tượng. Và thơng qua thế so sánh đối chiếu với dân tộc khác, ta
mới nhận ra được nét đặc trưng riêng biệt và những điểm tương đồng trong cách tri
nhận và phân cắt thực tại giữa các cộng đồng thông qua mã ngôn ngữ.
Ngôn ngữ phản ánh nền văn hố dân tộc, do đó, xuất phát từ những cứ liệu ngôn
ngữ mang đậm dấu ấn văn hố dân tộc, ta có thể giả định rằng có sự khác nhau đáng


kể về đặc trưng ngơn ngữ - văn hố trong thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Chính vì thế người viết đã chọn đề tài: Đặc trưng ngơn ngữ - văn hố Việt
qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh).

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến những mục đích sau:
- Tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa ngơn ngữ và văn hoá dựa trên cứ liệu là
thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và góp phần làm rõ vấn đề
hàm nghĩa văn hố thể hiện qua ngơn ngữ.
- Tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ văn hoá của người Việt dựa trên cứ liệu là
thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc, trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Anh.
3. Lịch sử vấn đề:
Bàn về vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa, có nhiều khuynh hướng khác
nhau. Chẳng hạn như E.B Tylor (1871) nghiên cứu về văn hoá nguyên thuỷ, V.Ia
Prop bàn về Folklore và thực tại, V.M Rodin (1998) tìm hiểu các trường phái văn
hoá học thế giới, R. Lado (1957) tìm hiểu ngơn ngữ học qua các nền văn hố...Và
dưới góc độ liên ngành, vấn đề bản sắc văn hoá của dân tộc cũng đang được giới
nghiên cứu quan tâm. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này, trong đó vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong mối quan

hệ với ngôn ngữ cũng đáng được chú ý.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và
văn hóa và theo Wardhaugh có thể quy thành ba điểm chính: thứ nhất là cấu trúc
của một ngơn ngữ quyết định cách nhìn thế giới của người nói ngơn ngữ đó; thứ hai
là văn hóa của một dân tộc tìm thấy sự phản ánh trong ngôn ngữ mà họ sử dụng; và
thứ ba là không có mối quan hệ nào cả giữa ngơn ngữ và văn hóa.
Về quan niệm thứ nhất có thể kể đến các nhà ngôn ngữ Đức: Humboldt,
Weisberger và Triber, các nhà ngôn ngữ Mỹ: Boas, Sapir và Whorf. Với lý thuyết
của mình, Humboldt cho rằng ngơn ngữ là sức mạnh hình thành nên tinh thần, ông


nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo ngôn ngữ trong đầu từng người nói, lời nói của
con người là tinh thần của họ, tinh thần của họ là lời nói của họ. Cịn L.Weisgerber
cơng nhận rằng ngơn ngữ trong bất kì trạng thái nào cũng tạo nên một thế giới quan
trọn vẹn; mỗi ngôn ngữ gắn với một dân tộc và mỗi ngôn ngữ thể hiện một quan
niệm về thế giới và dĩ nhiên thế giới được bộc lộ một cách khác nhau.
Sapir và Whorf quan niệm về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố có thể
được tóm tắt như sau: ngôn ngữ quyết định tư duy và q trình nhận thức của con
người, quyết định văn hố và hành vi xã hội, thế giới quan và toàn bộ bức tranh thế
giới xảy ra trong ý thức... Như vậy theo họ, văn hoá và tư duy lệ thuộc vào ngơn
ngữ, Sapir đã từng nói ngơn ngữ là “chỉ dẫn cho hiện thực xã hội” và là “chỉ dẫn
mang tính biểu trưng cho văn hố” (Dẫn theo Stern 1983). Cịn Whorf thì đưa ra ví
dụ sống động về cách mà người Eskimo diễn đạt khác nhau cho một từ “snow”
(tuyết). Ngồi ra, Whorf cịn cho rằng việc nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp của
các ngôn ngữ sẽ dẫn đến những hiểu biết sâu sắc về văn hoá.
Về khuynh hướng đề cao vai trị của văn hố có thể kể đến Malinowski. Tác
giả cho rằng văn hố đóng một vai trị rất quan trọng, “ngơn ngữ nhất thiết có
nguồn gốc từ hiện thực của nền văn hố” và “khơng thể giải thích nó được nếu
khơng quy chiếu liên tục vào những ngữ cảnh rộng hơn của phát ngôn bằng lời”
(Dẫn theo Stern, 1983).

Ngược lại với hai quan điểm trên, đại diện cho quan điểm thứ ba có thể tính
đến quan điểm trong cơng trình “Cấu trúc và chức năng trong xã hội nguyên thuỷ”,
Radcliffe - Brown cho rằng dù có một mối quan hệ nào đó rất tổng quát giữa cấu
trúc xã hội và ngơn ngữ, nhưng khơng có mối quan hệ trực tiếp giữa những đặc
trưng của cấu trúc xã hội của một cộng đồng và ngôn ngữ mà cộng đồng đó nói.
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu khơng có nhiều ý kiến trái ngược như vậy.
Hầu như những ai quan tâm nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ đều khẳng định mối
quan hệ nhất định nào đó giữa chúng nhưng theo những khuynh hướng khác nhau.
Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá như Trần Ngọc Thêm,
Nguyễn Lai, Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu, Lý Toàn Thắng, Đào Thản,


Trần Trí Dõi, Nguyễn Đức Tồn, Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Nở,… Một số nhà
văn hố có đề cập đến ngôn ngữ như Đinh Gia Khánh, Trần Quốc Vượng…
Tuy đã có nhiều hướng, nhiều kết quả nghiên cứu về văn hố, đã có những
cơng trình đề cập đến các biểu hiện của văn hoá trên nhiều phương diện, nhưng việc
làm rõ đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ, đặc biệt là trên dẫn liệu tục
ngữ và thành ngữ thì đang cịn là một vấn đề cần phải được phân tích và hệ thống
hố một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
Khi bàn đến sự thể hiện của văn hố, người ta nói đến những biểu hiện của
văn hoá qua các phương tiện khác nhau như: qua âm thanh, màu sắc, hình khối,
đường nét, và nhiều phương tiện biểu hiện khác. Một trong những phương tiện quan
trọng để tìm hiểu văn hố, giải mã văn hố là ngôn ngữ: ngôn ngữ trong giao tiếp
hàng ngày, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ trong sáng tác dân gian…
Các cơng trình khoa học cũng đã ít nhiều nói đến vấn đề này. Các hướng nghiên
cứu gồm:
Nghiên cứu tục ngữ từ góc độ thi pháp học: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ (Phan
Thị Đào, 2001; Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp (Nguyễn Thái Hòa). Từ
góc độ ngơn ngữ - văn hố: Thành ngữ tiếng Việt nhìn từ góc độ bản sắc văn hóa
dân tộc (Nguyễn Xuân Hòa), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục

ngữ trong ca dao người Việt (Nguyễn Nhã Bản, 2005)… Nhiều cơng trình nghiên
cứu văn hố từ góc độ ngơn ngữ: Một số chứng tích về ngơn ngữ, văn tự và văn hoá
(Nguyễn Tài Cẩn, 2005), Giao tiếp phi ngơn từ qua các nền văn hố (Nguyễn
Quang, 2008), Tìm hiểu đặc trưng văn hố - dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ở
người Việt (Nguyễn Đức Tồn, 2002)…
Bên cạnh những khuynh hướng nghiên cứu, những công trình trên cịn nhiều bài
viết, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề, có thể kể đến một số cơng trình và bài
viết:
- Với đề tài “Ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh
với tiếng Anh)”, Nguyễn Thị Bảo đã làm rõ ngữ nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động
vật trong thành ngữ tiếng Việt trong thế so sánh với tiếng Anh.


- Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu đặc trưng ngơn ngữ - văn
hố của nhóm từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) (luận án
Tiến sĩ). Thơng qua cứ liệu là nhóm từ chỉ động thực vật của cả tiếng Việt và tiếng
Anh, người viết đã tìm ra được những nét đặc trưng ngơn ngữ văn hố tương đồng
và dị biệt trong tiếng Việt so với tiếng Anh.
- Với đề tài “Đặc trưng ngơn ngữ - văn hố của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Nguyễn Thị Phượng đã
xác lập mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, trên cơ sở là những thành ngữ có
chứa bộ phận cơ thể người của tiếng Việt và tiếng Anh, và phân tích được những
đặc trưng ngơn ngữ văn hóa đặc trưng trên cứ liệu tiếng Việt trong thế so sánh với
tiếng Anh.
Cịn về vấn đề nghiên cứu tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng
Việt có nhiều cơng trình, có thể kể đến một số bài viết và cơng trình sau:
- Trần Thị Thu Huyền có bài viết “Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12, 2001. Không dẫn ra nguồn và số
lượng ngữ liệu, tác giả chỉ nêu ra những nhận xét mang tính khái quát từ những
điểm tương đồng về hình thức đến những điểm tương đồng và dị biệt trong nhận

thức của hai dân tộc về “màu sắc, hoa, cỏ” trong thành ngữ - tục ngữ. Ưu điểm của
bài viết là không những nêu ra được những điểm tương đồng của thành ngữ tục ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh có chứa “hoa”, “cỏ”, “màu sắc” cả về vần điệu và thủ pháp
ngữ nghĩa và một vài điểm đồng nhất trong nhận thức của cả hai dân tộc thơng qua
ý nghĩa biểu trưng của nó mà còn thấy được những điểm dị biệt trong nhận thức do
xuất phát từ hai nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên những nhận xét rút ra chưa được
phân tích và chứng minh đúng mức nên bài viết chỉ dừng lại ở những luận điểm
mang tính nhận xét chung chung. Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: qua mảng từ
ngữ này ta có thể hiểu thêm về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của hai dân
tộc. Nhưng cách hiểu như thế nào thì chưa được tác giả phân tích rõ trong tồn bài
viết.


- Trong bài viết “Vài nét đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu
sắc”, Ngôn ngữ và đời sống, số 6, 2006, từ việc khẳng định từ vựng của một ngôn
ngữ là nơi bộc lộ rõ nét nhất bản sắc văn hóa dân tộc, Lê Thị Vy đã bước đầu chứng
minh đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét trong việc chọn ý nghĩa biểu
trưng của màu sắc trong từng nền văn hóa. Từ đó tác giả nêu lên mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và thực tại khách quan, ngôn ngữ và văn hóa. Ngơn ngữ là cơng cụ cấu
trúc hóa, mơ hình hóa thực tại khách quan; giữa ngơn ngữ và văn hóa có mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng
tác giả lại nêu ra một luận điểm cần phải bàn luận thêm: cách cảm nhận và hệ thống
từ vựng chỉ màu sắc trong mỗi ngôn ngữ thực sự đã ủng hộ cho giả thuyết Sapir Whorf về mối quan hệ qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ và văn hóa. Nhìn chung bài
viết chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản, chưa đi sâu vào từng biểu hiện cụ thể.
- Trịnh Thị Minh Hương có cơng trình “Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ NNH), 2009. Dựa trên cứ liệu là các văn bản
thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, người viết đã nêu bật được ý nghĩa biểu
trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, người viết cịn dành
một chương để so sánh ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh, dù ngữ liệu thành ngữ dẫn ra không nhiều nhưng người viết

đã nêu được một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách tri nhận về các nhóm
màu và hàm nghĩa biểu trưng được thể hiện trong từ ngữ chỉ màu sắc trong phạm vi
hoạt động là thành ngữ. Với mục đích hướng vào tính biểu trưng của từ chỉ màu
sắc, nên người viết khơng đi sâu vào bình diện ngơn ngữ văn hóa của từ, cũng như
chưa đi vào nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa văn hóa của thành ngữ tục ngữ. Với số
liệu thành ngữ hạn chế và hạn định trong một chương, dù đã nêu được cơ bản
những điểm tương đồng và dị biệt trong tính biểu trưng của màu sắc nhưng người
viết chưa khái quát và đi sâu phân tích cách tri nhận màu sắc cũng như sự tương
đồng và khác biệt về đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của hai dân tộc.


Những bài viết và cơng trình nghiên cứu trên là những cơ sở trực tiếp cho người
viết thực hiện đề tài: Đặc trưng ngơn ngữ - văn hố Việt qua thành ngữ, tục ngữ có
từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng của luận văn, người viết chỉ tìm hiểu những đặc trưng ngơn
ngữ - văn hóa của từ chỉ màu sắc chính danh trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
trong thế so sánh với tiếng Anh.
Về phạm vi nguồn ngữ liệu, người viết dựa vào các tài liệu sau:
-

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam (Việt Chương) [6, 7].

-

Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên) [14].

-


Tục ngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên chủ biên) [15].

-

Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt (Vũ Dung chủ biên) [17].

-

Từ điển tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Đức Dương) [19].

-

Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1 và tập 2 (Nguyễn Xuân Kính) [45, 46].

-

Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân) [49, 50].

-

Từ điển tục ngữ thế giới (Gerd de Ley (Lê Thành dịch)) [51].

-

Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực chủ biên) [54].

-

Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực) [55].


-

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan) [66].

-

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) [67].

-

Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông (Nguyễn Như Ý) [101].

-

Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên) [103].

-

Thành ngữ tục ngữ Việt Nam (Du Yên) [104].

-

Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt - Anh tường giải (Bùi Phụng) [68].

-

Thành ngữ trong tiếng Anh (Lê Thành Tâm, Lê Ngọc Phương Tâm) [71].

-


Oxford dictionary of English idioms (Cowie A.P., Mackin R., Mc Caig I.R)
[108].

-

The Oxford encyclopedic English dictionary (Judith Pearsall, Bill Trumble)
[110].


-

English idioms (J. Seidl and W. McMordie) [111].

-

A dictionary of American idioms (Maxine Tull Boat, John Eward Gates)
[113].

-

English idioms in use (Michael McCarthy, Felicity O&Dell) [114].

-

Idiom - Dictionary for leaners of English [117].

-

The idiom of the people (Reeves, James) [118].


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê - miêu tả: Người viết tìm ra những thành ngữ, tục
ngữ có chứa những từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh, sau đó thống
kê số lượng từ chỉ màu sắc trong từng ngơn ngữ. Từ ngữ liệu đó, người viết thống
kê và xác định tần số xuất hiện của từng màu cụ thể trong thành ngữ và tục ngữ của
hai ngơn ngữ.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Phân tích ngữ nghĩa cũng như nghĩa
biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Nhằm tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt về ngôn ngữ - văn hố của hai ngơn ngữ thơng qua đặc trưng văn hố
ngơn ngữ của từ chỉ màu sắc và của thành ngữ, tục ngữ.
Phương pháp hệ thống: Khi tập hợp các từ chỉ màu sắc, người viết sắp xếp
chúng theo những tiêu chí nhất định về ý nghĩa biểu trưng và khả năng kết hợp.
Kết hợp với những phương pháp trên, người viết còn đưa ra giả thuyết: Xuất
phát từ hai loại hình văn hố khác nhau, văn hố người Việt thì gắn liền với nền sản
xuất nơng nghiệp cịn văn hố Anh thì gắn liền với du canh du cư… từ đó hình
thành nên những đặc trưng tư duy khác nhau, nên người viết đưa ra giả thuyết về
tính khác biệt đáng kể trong cách vận dụng màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ và cả
trong cách mỗi cộng đồng tư duy và gửi gắm yếu tố văn hoá trong đó. Giả thuyết đó
sẽ được kiểm chứng dựa trên cứ liệu thực tế. Cách giải thích và kết luận của luận
văn đều dựa trên những cứ liệu thu thập được.


6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
-

Đóng góp vào việc tìm hiểu những khác biệt về ngơn ngữ do đặc trưng văn

hóa, tư duy quy định.

-

Cung cấp thêm tư liệu nghiên cứu về bản sắc văn hóa của hai dân tộc và góp

phần trực tiếp vào việc giảng dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài và ngược
lại.


Chương 1:

Tổng quan về thành ngữ, tục ngữ
1.1. Khái quát về thành ngữ và tục ngữ
1.1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ
Thành ngữ, tục ngữ là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau, do đó
việc xác định khái niệm thành ngữ, tục ngữ là một cơng việc khó khăn. Tùy theo
góc nhìn mà thành ngữ, tục ngữ được hiểu bằng những nội hàm khác nhau. Ngay
dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, thành ngữ, tục ngữ cũng được xem xét và kiến
giải khác nhau… Người viết chỉ đề cập đến quan niệm thành ngữ, tục ngữ được
nhiều nhà ngôn ngữ tán thành để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

1.1.1.1. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trong tiếng Việt, thành ngữ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ các
nhà nghiên cứu văn học dân gian đến các nhà ngôn ngữ học. Dưới góc độ ngơn ngữ
học, thành ngữ là đơn vị ngơn ngữ thuộc cụm từ cố định. Và theo “Từ điển giải
thích thuật ngữ ngơn ngữ học”: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính
ngun khối về nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với
tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó tức là khơng có nghĩa đen và hoạt
động như một từ riêng biệt ở trong câu” [100, tr. 271].
Trong bài “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ”, Cù Đình Tú đã
quan niệm: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói

khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động.” [92, tr.39].
Nguyễn Văn Mệnh trong “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành
ngữ tiếng Việt” quan niệm: “Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có sẵn. Chúng là
những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức
năng định danh và được tái hiện trong giao tế.” [58, tr.12].
Nguyễn Thiện Giáp thì định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa
của nó khơng được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi
nghĩa của tất cả các từ trong đó vẫn chưa thể đốn chắc nghĩa thành ngữ của cụm


từ đó… Thành ngữ có tính hồn chỉnh về nghĩa nhưng lại có tính chất tách biệt của
các thành tố trong kết cấu, do đó nó hoạt động trong câu với tư cách tương đương
với một từ cá biệt…” [26, tr.391].
Tóm lại, có thể hiểu một cách cơ bản, thành ngữ là cụm từ cố định có tính
chất gợi hình, nghĩa của thành ngữ là nghĩa của tồn khối, nó là sự miêu tả một hình
ảnh, một hành động, một tính chất hoặc một trạng thái. Nó mang chức năng định
danh chứ không nêu lên một thông báo.
Đối với thành ngữ tiếng Anh, nó cũng mang những điểm cơ bản tương tự
như thành ngữ tiếng Việt nói riêng và thành ngữ của các ngơn ngữ trên thế giới nói
chung. Trong cơng trình “English idioms”, J. Seidl và W. McMordie quan niệm:
“thành ngữ có thể định nghĩa là một số các từ, khi đi với nhau, có nghĩa khác với
nghĩa của mỗi từ riêng lẻ” [108] (An idioms can be defined as a number of words
which, when taken together, have a different meaning from the individual meanings
of each word). Còn các tác giả trong “English idioms in use” cũng cho rằng: “thành
ngữ là những cụm từ cố định mà nghĩa của chúng không được trực tiếp nhận ra từ
nghĩa của các từ riêng lẻ trong thành ngữ” [111] (Idioms are fixed of expressions
whose meaning is not immediately obvious from looking at the individual words in
the idiom).
Trong tiếng Anh, thành ngữ có nhiều dạng và nhiều cấu trúc khác nhau. Một
thành ngữ có thể có cấu trúc mang tính có quy tắc hoặc khơng có quy tắc, thậm chí

là khơng đúng câu trúc ngữ pháp. Sự rõ ràng về nghĩa của thành ngữ khơng phụ
thuộc vào “tính đúng ngữ pháp”. Chẳng hạn:
-

Hình thức bất quy tắc, nghĩa rõ ràng như trong give some to understand, do

some proud, do the dirty on some one…
-

Hình thức có quy tắc, nghĩa mơ hồ như have a bee in one’s bonnet, cut no

ice, bring the house down…
-

Hình thức bất quy tắc, nghĩa mơ hồ như trong be at large, go great guns, be

at dangers drawn…


Theo hai tác giả này thì thành ngữ tiếng Anh đa số là thuộc nhóm có quy tắc
nhưng nghĩa khơng rõ ràng. Họ cũng cho rằng không thể thay đổi bất kì thành phần
nào trong thành ngữ, chỉ trừ một vài thành ngữ có biến thể. Ví dụ trong thành ngữ
eat one’s word (rút lại lời đã nói) thì khơng thể nói eat one’s sentences hoặc
swallow one’s word…
Cịn John Saeed thì định nghĩa: thành ngữ được xem như những từ tập hợp
lại để trở nên gắn liền với nhau đến khi chúng trở thành một kết cấu bền vững
(“Idiom” as words collocated that became affixed to each other until
metamorphosing into a fossilised term) [Dẫn theo Wikipedia]. Các tác giả “Từ điển
thành ngữ tiếng Anh” (English idiom - Longman) cho rằng thành ngữ là cụm từ mà
nghĩa của nó khác với nghĩa của từng từ riêng biệt cộng lại (a group of words that

have a different meaning from the usual meaning of the separate words).
Tóm lại, cũng như thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ tiếng Anh là một cụm từ
mang chức năng định danh, gợi hình, mà nghĩa của nó khơng phải là tổng cộng ý
nghĩa của từng từ trong thành ngữ đó và nó đa dạng về cấu trúc.

1.1.1.2. Khái niệm tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh
Từ điển bách khoa Wikipedia đã định nghĩa về tục ngữ:
Một câu tục ngữ (từ tiếng La tinh: proverbium) là một câu đơn giản và cụ thể
được nhiều người biết đến và lặp đi lặp lại, nó thể hiện một sự thật, dựa trên ý nghĩa
thông thường hoặc kinh nghiệm thực tế của nhân loại. Chúng thường mang nghĩa ẩn
dụ. (A proverb (from Latin: proverbium) is a simple and concrete saying popularly
known and repeated, which expresses a truth, based on common sense or the
practical experience of humanity. They are often metaphorical).
Tục ngữ của các dân tộc trên thế giới đều có những điểm tương đồng. Tuy vậy,
do đặc điểm tâm lý dân tộc khác nhau và các ngôn ngữ không giống nhau nên tục
ngữ của mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng của nó.
Hồng Trinh trong “Từ kí hiệu học đến thi pháp học” đã từng nhận xét rằng:
“Ngay một số nhà tục ngữ học vào loại hàng đầu cũng phải thừa nhận là khơng
một định nghĩa nào có thể cho phép xác định rõ ràng như thế nào là một câu tục


ngữ” [91, tr.173]. Do đó, người viết sẽ khơng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích định
nghĩa khoa học về tục ngữ mà chỉ dẫn ra một số cách hiểu và những đặc trưng cơ
bản của tục ngữ.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (1996): Tục ngữ là “Câu nói
ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri
thức của một dân tộc. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên
răn trực tiếp” [100, tr. 329].
Nguyễn Thái Hòa trong “Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và thi pháp” đã quan
niệm: “Tục ngữ là những phát ngơn hình thành trong lời thoại hằng ngày. Đó là

những đơn vị lời nói nhưng tồn tại trong ký ức của cộng đồng như là một đơn vị
ngơn ngữ, nói như J. Lyons là “những phát ngôn làm sẵn”” [35, tr.48].
Đối với tục ngữ tiếng Anh, Wikiquote định nghĩa như sau: Tục ngữ thường
được định nghĩa như những cách diễn đạt ngắn về một kinh nghiệm phổ biến.
Những nỗ lực để cải thiện định nghĩa phổ quát cũng không mang lại một định nghĩa
chính xác hơn. Những kinh nghiệm, tri thức thường ở dạng những kiến thức chung
về thế giới hoặc lời khuyên, đôi khi gần với thái độ đối với hoàn cảnh. (Proverbs are
popularly defined as short expressions of popular wisdom. Efforts to improve on the
popular definition have not led to a more precise definition. The wisdom is in the
form of a general observation about the world or a bit of advice, sometimes more
nearly an attitude toward a situation).
Alan Dundes đứng trên quan niệm cấu trúc định nghĩa: “Tục ngữ là một
phát ngơn chun biệt mang tính truyền thống chứa đựng ít nhất một thành tố miêu
tả, thành tố miêu tả chứa đựng một phần đề và một phần thuyết” (A proverb is a
traditional propositional statement consisting of at least one descriptive element, a
descriptive element consisting of a topic and a comment) [106, tr.180].
Tóm lại, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, dù ngắn cách mấy, tục ngữ
cũng là một câu thể hiện một ý nghĩa trọn vẹn, nghĩa của câu tục ngữ là nghĩa kết
hợp của từng từ cấu tạo nên nó. Ý nghĩa của câu tục ngữ có thể là một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, hay một lời khuyên, một lời phán đoán, phê bình…Về


mặt hình thức, tục ngữ thường có vần điệu, có cấu tạo là một câu hồn chỉnh và nó
có thể bao chứa cả thành ngữ, hoặc được cấu tạo nên bằng những thành phần chức
năng là thành ngữ. Về mặt chức năng, nó mang tính thơng báo một nhận định, một
kinh nghiệm hay một kết luận về một khía cạnh nào đó của thế giới quan.

1.1.2. Khái quát thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ màu sắc
1.1.2.1. Khái quát về từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh
Màu sắc là biểu hiện phức tạp nhất của nhận thức và cảm thụ thị giác. Nó là

đối tượng của hàng loạt các ngành khoa học và kỹ thuật khác nhau. Vật lý nhận biết
nó như là dải ánh sáng có tần số và biên độ khác nhau. Hóa học coi nó là sản phẩm
của những chất màu nhất định. Quang học coi nó là biểu hiện của phổ ánh sáng.
Nghề in coi việc in màu là kỹ thuật thực hiện các cách chồng màu để có màu gần
với sự thật… Đối với ngơn ngữ học, việc nhìn nhận màu sắc lại là một vấn đề khác
đáng được quan tâm.
“Màu sắc là đặc tính giác quan của thị giác con người. Màu sắc có được do
ánh sáng quang phổ tác động vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan
hấp thụ ánh sáng” (Wikipedia).
Màu sắc trong tiếng Việt được các nhà từ điển học và các nhà nghiên cứu
tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa về màu sắc:
1. Các màu, khơng kể trắng và đen (nói khái qt)
2. Tính chất đặc thù: nghệ thuật đượm màu sắc dân tộc
Khơng chú trọng đến thuộc tính vật lý của màu sắc, Đào Thản định nghĩa:
“Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới
vật chất, mà thị giác của con người có thể nhận biết được.” [72, tr.11].
Màu sắc (colour) trong tiếng Anh cũng tương tự, được định nghĩa bằng
những đặc trưng khác nhau.
Màu sắc được xét đến trong luận văn không phải màu sắc với những đặc tính
vật lý được xét, hay đặc tính hóa học, quang phổ cụ thể…mà là màu sắc trong ngôn


ngữ học. Do đó, có thể chấp nhận định nghĩa về màu sắc của Đào Thản để làm cơ
sở cho luận văn.
Màu sắc được thể hiện bằng danh từ và tính từ trong hệ thống từ loại. Trong
đó tính từ chỉ màu sắc được sử dụng rộng rãi hơn cả. Và trong luận văn này, từ ngữ
chỉ màu sắc được đề cập đa số cũng là tính từ.
Khi đi vào định nghĩa màu sắc cũng như từng màu cụ thể, trong luận án Phó
tiến sĩ “Đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại”, Chu Bích Thu đã dẫn

ra những cách định nghĩa và giải thích màu sắc của các nhà nghiên cứu. Tác giả nêu
ra rằng các nhà từ điển thường giải thích nghĩa của chúng theo lối trực quan. Chẳng
hạn “vàng” được định nghĩa là “có màu như màu của nghệ, của hoa mướp”. Trong
đó nổi bật là nhà nghiên cứu người Nga Ю. CTeпaHoB, tác giả này cho rằng nghĩa
của các từ biểu thị màu (và mùi, vị) được xác định bằng một chỉ dẫn đơn giản các
đối tượng được biểu thị.
Còn A.H. ШpaMM cũng cho rằng khơng có cách định nghĩa khác đối với
các đơn vị này. Cấu trúc ngữ nghĩa của các từ biểu thị màu (và mùi, vị) có ba nghĩa
vị:
1. Có
2. Màu (mùi, vị) nào đó
3. Màu giống với màu của X (trong đó X là vật đại diện mang đặc trưng rõ nhất
có ở tính từ đang được xét).
Ngồi ra, tác giả cơng trình “Việt Nam - Đơng Nam Á - Ngơn ngữ và văn
hóa” cũng đưa ra quan niệm về tên gọi các màu như sau: “Muốn truyền đạt đặc
trưng của một vật người ta buộc phải so sánh với vật khác có cùng một nét và khu
biệt với vật khác ở một nét khác, giống như người ta xây dựng định nghĩa. Có thể
đen lúc đầu là quạ, từ nóng là lửa. Sau sử dụng biện pháp kết hợp: muốn nói đen
người Việt nói “đen như quạ”, muốn nói nóng phải nói: “nóng như lửa”… Sau đó
các khái niệm màu sắc, hình thức, độ lớn… ra đời. Tên màu sắc bắt nguồn từ tên
gọi những vật có màu sắc ấy. Hoa hồng - màu hồng, cây huyết dụ - màu huyết dụ,
hoa đào - màu đào.” [20, tr.113]. Cách giải thích này chưa thuyết phục vì nó chỉ có


thể đúng trong giai đoạn sau của ngôn ngữ - giai đoạn tạo ra các đơn vị ngôn ngữ
một cách có lý do.
Tương tự, trong tiếng Anh, các màu cũng được các nhà từ điển học định
nghĩa dựa vào nghĩa sở thị, tức theo lối trực quan và chọn đối tượng dẫn xuất tiêu
biểu nhất. Ví dụ từ điển Oxford định nghĩa “blue” (xanh da trời) như sau: coloured
like clear sky… và “green”: coloured like grass…

Sự phân biệt và nhận thức về màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều
khác biệt và nhìn chung trong các ngơn ngữ khác nhau, người ta chia dải màu, ghi
nhận các sắc độ, màu sắc khác nhau. Vì vậy hệ thống tên gọi màu sắc trong tiếng
Anh và tiếng Việt nói riêng và của các ngơn ngữ trên thế giới nói chung là khác
nhau.
Tìm hiểu về sự khác nhau đó, trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu
thể hiện rõ vấn đề. Trong văn học, ta đã từng biết đến thi sĩ vĩ đại người Đức
Goethe đã có bộ sách lý luận về màu sắc và đơi khi tác giả cịn đề cao bộ sách này
hơn cả những tác phẩm văn học khác của ông và Ph. O. Runge đã cống hiến rất lớn
trong việc hệ thống hóa màu sắc. Dưới góc độ ngơn ngữ học, B. Berlin và P. Kay
trong “Basic colours in term” đã thống kê và nhận xét về màu sắc cơ bản của các
ngôn ngữ. Trên cơ sở khảo sát thực tế 78 ngôn ngữ khác nhau, hai nhà nghiên cứu
đã kết luận: mọi ngôn ngữ cũng có ít nhất hai từ chỉ màu đen và màu trắng, có ba từ
thì có thêm màu đỏ, có bốn từ thì có thêm màu xanh lá hoặc vàng, có năm từ thì
thêm cả màu xanh là và vàng, có sáu từ thì thêm màu xanh da trời, có trên bảy từ thì
có thêm màu tím, hồng, da cam, xám hoặc hỗn hợp những màu này. Từ những kết
luận trên, ta nhận thấy rằng, hệ thống màu cơ bản, màu phụ trong mỗi ngơn ngữ là
khác nhau. Vì vậy số lượng từ chỉ màu sắc nói chung của các ngơn ngữ không
giống nhau, sự ghi nhận và cách gọi tên màu sắc cũng khác nhau.
Trong hệ thống màu sắc của tiếng Anh: trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, vàng,
xanh nước biển, nâu, tím, hồng, da cam, xám là những màu cơ bản trong khi trong
tiếng Việt, các màu sắc cơ bản được biết đến khơng có màu xanh da trời, xanh lá
cây, da cam. Vì thế khi nói đến màu xanh của bầu trời, tiếng Anh dùng blue sky,


cịn màu xanh của cỏ thì là green grass; trong khi đó tiếng Việt chỉ sử dụng duy
nhất là xanh, và để biểu thị màu xanh của sự vật gì thì tiếng Việt dùng thêm định
ngữ để biểu thị: xanh da trời, xanh lá cây… Trong tiếng Việt, xanh là màu cơ bản
còn xanh da trời, xanh nước biển, xanh lá cây… chỉ là màu phụ, màu sắc phái sinh.
Việc gọi tên và phân biệt nhóm màu ở cả hai ngơn ngữ có khác nhau. Chu

Bích Thu [85] đã từng dẫn ra cách phân biệt nhóm màu dựa vào nội dung của các
nét nghĩa trong các cấu trúc nghĩa của tính từ chỉ màu sắc như sau:
1. Nhóm màu cơ bản: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh. Những tên gọi này mang tính
võ đốn và nghĩa của chúng được xác định bằng cách so sánh với màu của vật đại
diện.
2. Nhóm biểu thị màu chuyển tiếp như tím, xám, lam, ghi, be, hồng, hung, tía,
lục, ve… nghĩa của chúng được xác định qua các từ biểu thị màu cơ bản và có thể
thuyết minh thêm bằng cách so sánh với màu của vật đại diện.
3. Tính từ biểu thị màu phái sinh từ những danh từ chỉ vật đại diện, tên gọi của
nhóm màu này có lý do: gụ, chàm, dà (đà), đào, huyền, mun, nâu, sồng, bạc. Nghĩa
của các từ này được xác định qua so sánh với màu của vật đại diện. Vật đại diện do
chính danh từ gốc biểu thị.
Mỗi màu sắc trong hệ thống có những đặc điểm sở thị và biểu trưng khác
nhau. Cùng chỉ màu đen nhưng ngựa đen được gọi là ngựa ô, mèo đen là mèo mun,
chó đen là chó mực.
Đối với tiếng Anh, việc phân biệt màu sắc có sự khác biệt. Như đã nói, số
lượng màu và sự phận loại màu chính, màu phụ, màu phái sinh trong cả hai ngơn
ngữ khác nhau. Tiếng Anh có 11 màu cơ bản: đen, trắng, đỏ, xanh lá, vàng, xanh da
trời, nâu, da cam, hồng, tía và xám. Dù thuộc nhóm màu cơ bản hay phụ, hệ thống
màu sắc tiếng Anh thường thuộc hai nhóm: nhóm màu trừu tượng và nhóm màu
mang tính miêu tả. Trong đó, đen, trắng, vàng, xanh lá nâu và xám, nâu sẫm
(maroom), đỏ tươi (magenta) là những từ ngữ chỉ màu sắc mang tính trừu tượng.
Màu thịt cá mồi (salmon), hồng (rose), màu vàng nghệ (saffron), màu hoa tử đinh
hương (lilac), hồng (pink), purple (tía) là những màu miêu tả. Tên gọi của màu


×