Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.8 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN CHÍ HIẾU

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chun ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN CHÍ HIẾU

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chun ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã ngành: 60220308

Hƣớng dẫn khoa học: TS. MẪN VĂN MAI



Hà Nội, tháng 10 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác.

KÝ TÊN

Nguyễn Chí Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Luận văn „„ Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa‟‟ đã được hồn thành
tại Khoa Triết học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhà trường, các thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Mẫn Văn MaiThầy đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người
đã đem lại cho tôi những kiến thức quý báu, vô cùng bổ ích trong những năm
học vừa qua.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau đại học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà
Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Triết học đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã

luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

Nguyễn Chí Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƢỚC ................................................................................14
1.1. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước ........................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân ........................................................ 14
1.1.2. Thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vị trí,
vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam................................................. 20
1.2. Quan niệm về phát triển giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa............................................................ 29
1.2.1. Quan niệm về sự phát triển của giai cấp cơng nhân ....................... 29
1.2.2. Q trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................ 31
1.2.3. Các nhân tố quy định sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ..................... 38
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................45
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và đội ngũ
công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 45
2.1.1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính ................................................... 45

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ..................................... 46
2.1.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực ................................................... 49
2.1.4. Đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. ....................................................... 53
2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ................................................ 58


2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân phát triển đội ngũ công nhân trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước..................................................................................................... 58
2.2.2. Hạn chế trong phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
nguyên nhân .............................................................................................. 72
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ công nhân trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa .......... 81
2.3.1. Mâu thuẫn giữa sự phát triển đội ngũ công nhân và yêu cầu của thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. ............... 81
2.3.2. Sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa sự phát triển về số lượng, chất
lượng, cơ cấu, tổ chức ............................................................................... 83
2.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của sự phát triển đội ngũ công nhân thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các điều kiện bảo đảm cho
sự phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 84
Chƣơng 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TIẾP TỤC PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ..............87
3.1. u cầu phát triển đội ngũ cơng nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................ 87
3.1.1. Phát triển đội ngũ công nhân cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và
tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đặt ra .................................................................................... 87
3.1.2. Phát triển đội ngũ công nhân gắn với q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh và
đất nước..................................................................................................... 88
3.1.3. Phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bám sát
yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bám sát đường lối của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước. .................................................................... 90


3.1.4. Phát triển đội ngũ công nhân gắn với xây dựng hệ thống chính trị,
các tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân trong sạch, vững
mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. .................................................... 91
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ....................... 92
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của việc
phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................................. 92
3.2.2. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế- xã hội theo hướng hiện đại, xây dựng các khu công nghệ cao
nhằm tạo điều kiện, tiền đề, môi trường cho sự phát triển đội ngũ công
nhân ........................................................................................................... 93
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học- cơng nhằm nâng
cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, tư tưởng chính trị, đạo đức và xây
dựng lối sống văn hóa cho đội ngũ cơng nhân ......................................... 95
3.2.4. Kiện tồn, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; hoạt
động của các tổ chức chính trị- xã hội trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp ...................................................................................................... 101
3.2.5. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách xã hội liên quan trực tiếp tới
cơng nhân nhằm nâng cao đời sông vật chất, tinh thần cho đội ngũ công

nhân ......................................................................................................... 104
KẾT LUẬN ...............................................................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................116


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

CNH:

Cơng nghiệp hóa

CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

LLSX:

Lực lượng sản xuất

GCCN:

Giai cấp cơng nhân



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lao động trong các Khu công nghiệp Bắc Ninh theo các năm ......... 60
Bảng 2. Chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp Bắc Ninh.............. 62
Bảng 3: Cơ cấu lao động trong tỉnh và lao động ngoài tỉnh ........................... 64
Bảng 4: Cơ cấu lao động nam- nữ trong các khu công nghiệp ....................... 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Trải qua các giai đoạn cách mạng, GCCN Việt Nam thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần
làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Ngày nay, trong cơng cuộc
xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo GCCN và nhân dân lao động thực hiện
những nhiệm vụ mới. Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vai trị cách
mạng, vai trị lãnh đạo, tính tiên phong của GCCN càng trở nên quan trọng,
có ý nghĩa quyết định sự thành công và chiều hướng phát triển của đất nước.
Cũng thơng qua q trình này, GCCN Việt Nam được xây dựng, phát triển để
đáp ứng yêu cầu của đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X đã khẳng định: “Đối với GCCN, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ
chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề
nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”
. Đại hội XI (2011) tiếp tục khẳng định "Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi
mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại". Để có thể tiếp tục làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ
vang của mình trong thời kỳ mới, GCCN Việt Nam phải khơng ngừng hồn
thiện, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng
động và sáng tạo, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - kỹ

thuật hiện đại, xứng đáng là lực lượng cách mạng tiên phong của toàn dân tộc.
Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý, chính trị khá quan trọng, điều kiện
tự nhiên có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc
Ninh đang không ngừng phát huy nội lực, tập trung đầu tư phát triển sản xuất
cơng nghiệp; có những chính sách ưu đãi, khuyến khích hợp lý nên đã thu hút
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào Bắc Ninh , góp phần tích
1


cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; từ đó thúc đẩy hình thành cơ sở kinh tế
- xã hội của một tỉnh công nghiệp với nhiều khu công nghiệp và sự tăng lên rõ
rệt của đội ngũ công nhân. Hiện nay, đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đã và đang có những biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên
cạnh những mặt mạnh như: năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi để nâng
cao tay nghề, vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đội
ngũ này cũng bộc lộ một số hạn chế như: Số lượng ít, cơ cấu và trình độ học
vấn, chun mơn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp của cơng nhân cịn thấp, kỷ
luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần cơng nhân của tỉnh xuất thân từ
nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, khả năng ứng dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn ít; giác ngộ giai cấp và bản
lĩnh chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh chưa đồng đều; sự hiểu
biết về chính sách, pháp luật cịn nhiều hạn chế; cơ cấu cơng nhân cịn mất
cân đối giữa các ngành, nghề; đội ngũ cơng nhân trí thức, cơng nhân kỹ thuật,
cơng nhân lành nghề cịn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Thực trạng đó địi
hỏi phải từng bước khắc phục nhằm phát triển về số lượng, hợp lý về cơ cấu
và nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân Bắc Ninh tạo ra nguồn nhân
lực chất lượng cao, động lực chủ yếu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH.
Chính vì những lý do đó, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển đội ngũ công
nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa
học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, các vấn đề về GCCN đang ngày
càng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới
nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là sự soi xét của lý luận vào thực tiễn trước
2


những xu hướng phát triển mới của GCCN. Kết quả là sự ra đời của nhiều các
cơng trình khoa học đã trình bày một cách cơ bản, hệ thống quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về GCCN; thực
trạng của GCCN Việt Nam hoặc trên địa bàn một số tỉnh cụ thể trong q
trình đẩy mạnh CNH,HĐH; trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu và những giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển và phát huy vai trò của GCCN trong sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH.
Phát huy vai trò của GCCN là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan
trọng, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm gần đây đã có
nhiều cơng trình khoa học tập trung nghiên cứu những vấn đề này.
Thứ nhất, các cơng trình khoa học bàn chung về GCCN trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc:
- Cao Văn Lượng (chủ biên), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát
triển giai cấp cơng nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001: Tác phẩm
khái quát một số vấn đề lý luận về GCCN, sự phát triển và biến đổi sâu sắc về
mọi mặt của GCCN dưới tác động của CNH, HĐH, của sự phát triển khoa
học kỹ thuật; thực trạng của công nhân lao động ở nước ta hiện nay cả về số
lượng, chất lượng, cơ cấu. Tác giả khẳng định khoa học kỹ thuật ngày càng
phát triển, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ trí thức của cơng
nhân sẽ ngày càng được nâng cao. Bộ phận này chính là lực lượng nịng cốt
của GCCN hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những chính sách và giải

pháp cơ bản xây dựng, củng cố và tăng cường vị trí của GCCN trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Dương Xuân Ngọc (chủ biên), “GCCN Việt Nam trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Đây là một
cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về GCCN Việt Nam. Từ lý luận đến thực
tiễn, tác giả đã đề cập đến GCCN, thực trạng và xu hướng biến đổi của GCCN
3


Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH. Từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu,
giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với giai cấp công nhân và cơng đồn Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007.
Cơng trình này gồm các tham luận khoa học bàn về vị trí, vai trị của GCCN;
mối quan hệ giữa GCCN và tổ chức Cơng đồn; vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với GCCN trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Các bài tham luận
đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để nâng cao
ý thức chính trị cho GCCN trong giai đoạn hiện nay.
- Đặng Ngọc Tùng, “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững
mạnh đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước”, Tạp Chí Cộng sản, số
784, tháng 2/2008. Bài viết đã chỉ ra rằng, GCCN nước ta hiện nay tuy có
bước phát triển về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng đội ngũ được nâng
lên (biểu hiện là xuất hiện bộ phận cơng nhân trí thức), nhưng nhìn chung
GCCN chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế. Do vậy, xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh là một nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách.
- Hồng Chí Bảo, Nguyễn Viết Thơng, Bùi Đình Bôn (chủ biên), “Một
số vấn đề lý luận về GCCN Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy
mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2012. Cuốn

sách đề cập tới xu hướng phát triển của GCCN trong thời kỳ CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế. Mối quan hệ giữa GCCN với các giai cấp, tầng lớp khác
trong xă hội, đặc biệt là trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức; Vai trị làm chủ của GCCN, quan hệ giữa người sử dụng lao
động và người lao động; Tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, Cơng đồn,
Đồn Thanh niên trong các loại hình doanh nghiệp; những âm mưu thủ đoạn
4


“diễn biến hịa bình” và tun truyền phản động của các thế lực thù địch đối
với GCCN; cuối cùng là giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy, nâng cao chất
lượng nghiên cứu, phát triển lý luận về GCCN Việt Nam trong thời gian tới.
- Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên (2012), “Xây dựng đội ngũ
công nhân tỉnh Thái ngun đáp ứng mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Báo cáo đã chỉ ra những kết quả đã đạt được sau hơn 25 năm thực
hiện đường lối đổi mới đất nước thì GCCN ở Thái Nguyên đã phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH,
HĐH, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn
định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hệ thống các khu cụm
công nghiệp được mở rộng; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển; an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; bộ mặt nơng thơn và thành thị
có nhiều đổi thay; hệ thống chính trị được củng cố; dân chủ được phát huy;
kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng, thu hút đầu tư không ngừng tăng.
Thứ hai, các cơng trình khoa học bàn về xu hƣớng biến đổi của
GCCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc:
- Viện cơng nhân và cơng đồn – Tổng Liên đồn Lao động Việt
Nam, “Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm
đầu thế kỷ XXI”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001. Đây là kỷ yếu hội thảo khoa
học tập hợp các bài viết phân tích các điều kiện quy định và các yếu tố tác
động đến GCCN; từ đó dự báo những xu hướng biến động (hay biến đổi có

tính khơng thường xun) của GCCN Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ
XXI.
- Phan Thanh Khơi, “Trí thức hóa cơng nhân một số vấn đề lý luận và
thực tiễn; và Nội dung và chủ thể, quan điểm và giải pháp trí thức hóa cơng
nhân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và Cơng đồn, số 323 + 324 +
329, năm 2005. Tác giả chỉ ra và phân tích những quan điểm cơ bản của chủ
5


nghĩa Mác- Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về
GCCN và khẳng định trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới,
CNH, HĐH đất nước, GCCN biến đổi khơng ngừng và ngày càng trí thức
hóa. Đây là một xu thế khách quan, tất yếu của q trình phát triển GCCN
hiện nay. Từ đó, tác giả phân tích những nội dung cơ bản của quá trình trí
thức hóa cơng nhân và những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh q trình trí
thức hóa cơng nhân, góp phần để GCCN thể hiện vai trị lãnh đạo của mình
trong cơng cuộc xây dựng đất nước.
- Phạm Ngọc Dũng, “Trí thức hóa cơng nhân Việt Nam”, Tạp Chí Khoa
học xã hội, số 12 (năm 2006), tr.13-20. Tác giả khẳng định kinh tế tri thức
phát triển đến đâu thì lao động trí tuệ thay thế dần lao động cơ bắp đến đó, bởi
vậy, trí thức thức hóa đội ngũ cơng nhân là một xu thế mang tính tất yếu
khách quan. Tác giả đã chỉ ra và phân tích những đặc điểm cơ bản của cơng
nhân trí thức như có trình độ khoa học cơng nghệ cao; có khả năng thích ứng
nhanh với sự thay đổi nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo tri thức mới… Trên
cơ sở đó tác giả chỉ ra ở Việt Nam đang hướng vào nền kinh tế tri thức và
được xác định trong đường lối của Đảng và Nhà nước với những mục tiêu và
chính sách cụ thể. Song tác giả cũng chỉ ra một vài tồn tại của Việt Nam trước
nền kinh tế tri thức, nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó và đưa ra một
số giải pháp cụ thể đẩy mạnh trí thức hóa cơng nhân ở Việt Nam.
- Nguyễn Thanh Tuấn, “Giai cấp công nhân và xu hướng biến đổi của

giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và Cơng đồn, Số
397+ 398 + 399, tháng 2-3/2008, tr.8; tr.5 . Tác giả đã phân tích vai trò to lớn
của GCCN Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tác giả khẳng định GCCN Việt Nam là lực lượng sản xuất chủ yếu,
hàng đầu tại tất cả các thành phần kinh tế và khu vực kinh tế, nhất là khu vực
công nghiệp và dịch vụ; là giai cấp góp phần rất quan trọng và không thể
6


thiếu vào q trình xây dựng, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN; là LLSX trực tiếp và hàng đầu trong quá trình đẩy mạnh phát
triển kinh tế- xã hội theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
và hội nhập quốc tế; là cơ sở xã hội- giai cấp nòng cốt của khối đại đồn kết
tồn dân và của hệ thống chính trị. Tác giả cũng đã phân tích những tác động
của kinh tế thị trường, của quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế theo cả hai chiều hướng tiến bộ và thoái bộ đến việc
thực hiện vai trò của GCCN. Trên cơ sở đó tác giả dự báo về xu hướng biến
đổi của GCCN trong thời gian tới để từ đó có những quan điểm và giải pháp
thúc đẩy vai trò của GCCN theo chiều hướng tiến bộ.
- Văn Tạo,“Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân- kinh tế tri thức và
công nhân tri thức”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Đây là một cơng
trình nghiên cứu khá sâu sắc về GCCN và đội ngũ công nhân tri thức. Tác giả
đã hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, của các chuyên gia đầu ngành về GCCN.
Tác giả chỉ ra rằng cùng với sự nghiệp đổi mới cần phải đổi mới tư duy về
GCCN, cần đặt vấn đề cơng nhân trong phạm trù dân tộc và nhìn nhận theo
quan điểm lịch sử; cần coi trọng vị trí và vai trò của GCCN với tư cách là
LLSX của xã hội; cần khẳng định những yếu tố bất biến trong định nghĩa về
giai GCCN, đồng thời coi trọng tìm ra những yếu tố khả biến cần thay đổi, bổ
sung… từ đó tác giả đi tới một định nghĩa mới về GCCN Việt Nam.

Tác giả đã dành một phần rất quan trọng của cuốn sách để phân tích, làm
rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế tri thức và công nhân tri thức. Tác giả
chỉ ra rằng kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và một
số nước Tây Âu. Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một số yếu tố ban đầu của
kinh tế tri thức. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhạy bén với cái mới đã
Đảng và Nhà nước đã tiếp cận về mặt tư duy và dự kiến phương châm đi tắt,
7


đón đầu tiến vào kinh tế tri thức. Tác giả đã phân tích các đặc trưng cơ bản
của kinh tế tri thức. Từ đó, tác giả khẳng định cùng với sự ra đời và phát triển
của kinh tế tri thức, công nhân tri thức xuất hiện ngày càng đông đảo và là
nhân tố quyết định hướng đi của lịch sử xã hội cũng như hướng đấu tranh cho
tiến bộ xã hội. Công nhân tri thức không mất đi mà ngày càng phát triển cả về
số lượng và chất lượng, ngày càng thể hiện vai trị to lớn của mình cùng với
sự phát triển của kinh tế tri thức. Bởi vậy, công nhân tri thức - nhân tố mới
trong GCCN- không chỉ là sản phẩm mà còn là chủ thể của kinh tế tri thức.
Tác giả cũng đã chỉ ra và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế tri thức và cơng
nhân tri thức. Chỉ ra vị trí, vai trò của GCCN Việt Nam trong nền kinh tế tri
thức và khẳng định GCCN Việt Nam sẽ tiến nhanh trong điều kiện kinh tế tri
thức. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp để xây dựng và phát triển
GCCN Việt Nam.
- Trần Thị Như Quỳnh, “Công nhân trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011. Tác giả đã chỉ ra và
phân tích những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng ta về GCCN và đội ngũ cơng nhân trí thức. Từ đó tác
giả đi đến khái niệm cơng nhân trí thức và phân tích những đặc điểm cơ bản
của đội ngũ cơng nhân trí thức hiện nay. Tác giả đã phân tích thực trạng và

những vấn đặt ra trên các khía cạnh: đặc điểm hình thành, vai trị và việc phát
huy vai trị của cơng nhân trí thức, ngun nhân của những thành tựu và hạn
chế trong vệc phát huy vai trị của cơng nhân trí thức ở Thành phố Hồ Chí
Minh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những
quan điểm và giải pháp để phát triển cơng nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí
Minh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
8


Tất cả các cơng trình khoa học trên làm tiền đề để tác giả kế thừa. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu về
việc phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên phương diện chính trị, xã hội để từ đó
đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của GCCN
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đẩy mạnh CNH,
HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thứ ba, các cơng trình khoa học bàn về phát huy vai trò của
GCCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc:
- Viện Cơng nhân và Cơng đồn, “Một số vấn đề cơ bản về xây dựng và
phát huy vai trò của giai cấp cơng nhân trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004. Cuốn sách đã đề cập tới những vấn
đề cơ bản trong việc xây dựng GCCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được một số biện pháp để phát huy vai trò của
GCCN thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
- Dương Văn Sao,“Xây dựng, phát huy vai trò GCCN, nhân tố quyết
định thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH” (2007), Tạp chí Lao động và
Cơng đồn số 376, tháng 3 (kỳ 2) - 2007. Tác giả đã khẳng định GCCN là
nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, từ đó
đề xuất một số chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò GCCN trong
giai đoạn hiện nay.

- Liễu Khả Bạch-Vương Mai- Diêm Xn Chi, “Vị trí và vai trị của
giai cấp công nhân đương đại”, Nxb Công nhân Trung Quốc, Người dịch
Nguyễn Ngọc Lân, Hà Nội, 2008. Đây là một công trình nghiên cứu tồn diện
về GCCN trong giai đoạn hiện nay. Qua việc phân tích thực trạng, xu hướng
biến đổi của GCCN cùng với sự biến đổi và phát triển của điều kiện kinh tếxã hội, các tác giả đã đưa ra khái niệm khá rộng về GCCN bao gồm “quảng
9


đại người có thu nhập từ lương”, “hoạt động trong các ngành nghề”, từ “các
chuyên gia học giả thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mũi
nhọn, các giáo sư uyên bác, các bác sỹ tài ba, và những người quản lý xã hội
các cấp… đều thuộc phạm trù giai cấp công nhân” [5, 34]. Bởi vậy, GCCN
hiện nay là “một cộng đồng lớn và phức tạp”, có sự phân hóa, phân tầng sâu
sắc. Từ khái niệm, các tác giả cũng chỉ ra một trong những đặc điểm lớn nhât
của GCCN hiện nay là được “trí thức hóa, trí tuệ hóa”. Đặt trong mối quan hệ
với sự phát triển của kinh tế tri thức, các tác giả khẳng định, trình độ tri thức,
cơng nghệ của cơng nhân ngày một tăng lên là một tất yếu. Do vậy, họ có vai
trị đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tri thức và phát triển sản
xuất xã hội. Các tác giả khẳng định GCCN “không chỉ là người sáng tạo ra ra
của cải và giá trị xã hội chủ yếu mà còn chiến đấu hăng hái trong lĩnh vực
kinh tế tri thức”. Họ cũng “là người đại diện quan trọng cho lực lượng sản
xuất tiên tiến, trước sau như một, họ luôn là lực lượng cơ bản thúc đẩy sản
xuất phát triển” [5, 39].
Với vị trí và vai trị đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản
để bảo vệ quyền lợi cơ bản, hợp pháp của cơng nhân, từ đó tạo điều kiện và
môi trường để họ tiếp tục phát huy vai trị to lớn của mình đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội.
- “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”, Báo
cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.04.15/06-10, Chủ nhiệm đề tài
Đặng Ngọc Tùng, Hà Nội, 2010. Đây là một đề tài nghiên cứu cơng phu, tồn

diện và có những kết luận mang tính khái quát cao về GCCN Việt Nam, nhất
là trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã tập trung phân tích, luận giải những vấn
đề cơ bản, cốt lõi của GCCN từ khái niệm, vị trí, vai trị, thực trạng và xu
hướng biến đổi của GCCN Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. Đề tài cũng
khẳng định cùng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức
10


và hội nhập quốc tế, GCCN Việt Nam sẽ ngày càng trí thức hóa. Từ đó, đề tài
đã đề xuất những quan điểm, giải pháp tồn diện và có tính khả thi để Đảng
và Nhà nước xây dựng và phát huy vai trò của GCCN Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Nguyễn Mạnh Thắng, “Xây dựng, phát huy vai trò GCCN Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” (2011), Tạp chí Cộng sản,
tháng 9/2011. Bài viết đã chỉ ra một số những đặc điểm cũng như hạn chế của
GCCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp cơ bản trước mắt để xây dựng, phát triển GCCN Việt Nam đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận - thực tiễn về phát triển đội
ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận văn đề xuất
một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ công
nhân tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ quan niệm, nhân tố quy định sự phát triển giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bắc Ninh thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và một số vấn đề đặt ra.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ

công nhân tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển đội ngũ công nhân tỉnh
Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
11



×