Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

phan tich tac pham nguyen dinh chieu ngoi sao sang trong van nghe cua dan toc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.85 KB, 20 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc Ngữ văn 12
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Phạm Văn Đồng (1906-2000).
- Quê: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- PVĐ là nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX, đặc biệt trong
lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Ơng có nhiều cống hiến to lớn trong việc
xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng là nhà giáo dục
tâm huyết , nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn.
- PVĐ để lại những tác phẩm lớn, quan trọng, nhiều định hướng, đường
lối quan trọng về phát triển nền văn học nghệ thuật mới.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ “ Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ”. Trong tác phẩm này có
bài viết về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh.
+ Các bài: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội(1968), Tiếng Việt một công cụ cực kì lợi hại trong cơng
cuộc cách mạng tưtưởng, văn hóa( 1979)…
2.Văn bản
a. Hồn cảnh và mục đích sáng tác
- Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7-1963, nhân kỉ niệm ngày mất
của Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ mù yêu nước sâu sắc , người đã dựng
nên bức tượng đài bi tráng về người nghĩa dân vùng lên đánh Pháp cứu
nước trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( 3/7/1888).
Tác phẩm được đánh giá là: áng văn tiêu biểu trong văn xuôi nghị luận
nửa cuối thế kỉ XX ở nước ta, được chọn in trong tuyển tập Tiểu luận
–Phê bình “ Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám” (NXB văn
học, Hà Nội 1993).
- Năm 1963, tình hình chiến tranh ở miền Nam có nhiều biến động lớn:


Mỹ leo thang khủng bố phong trào cách mạng, Phong trào Đồng Khởi

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bến Tre (nơi Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng) diễn ra sôi trào,
ác liệt :
Quê ta sông dậy tiếng chèo ghe,
Ghe đưa trăm xác đi đòi mạng,
Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre.
Người chết đi cùng người sống đây
Tử sinh một dạ trả thù này,
Võ trang mấy trận vang Bình Đại,
Cờ phất bừng tươi đất Mỏ Cày.
(Lá thư Bến Tre – Tố Hữu)​
- Trong giới nghiên cứu, một số người còn đánh giá thấp giá trị văn
chương Nguyễn Đình Chiểu hoặc hiểu chưa đúng vai trị của văn
chương Nguyễn Đình Chiểu với lịch sử văn học nước nhà. Nhiều nhà
nghiên cứu quan niệm văn chương cần phải gọt giũa, trau truốt, hoa mĩ.
Trong khi tiêu chí ấy lại khơng thể áp dụng vào trường hợp Nguyễn
Đình Chiểu vì ơng là nhà thơ mù, điều kiện chỉnh sửa gọt giũa ngôn từ
rất hạn chế.
- Tác phẩm nhằm mục đích: tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu, định
hướng điều chỉnh cách nhìn nhận về giá trị, vị trí thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu. Khơi dậy tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Mĩ cứu nước .
b. Luận đề tác phẩm
- Nguyễn Đình Chiểu là ngơi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
c. Bố cục: 3 phần

Phần mở bài: từ đầu đến “một trăm năm”.
=> Nêu vấn đề:Cách nhìn mới mẻ, khoa học về Nguyễn Đình Chiểu.
Phần thân bài: tiếp đến “ cịn vì văn hay của “ Lục Vân Tiên”
=>trình bày những quan điểm mới mẻ về văn thơ Nguyễn Đình Chiểu:
- Luận điểm 1: Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình
Chiểu .
- Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Luận điểm 3: Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Phần kết bài: phần cịn lại. => Nêu cách đánh giá đúng đắn con người
và sự nghiệp thơ văn của NĐC. Qua đó thể hiện tình cảm đối với NĐC
* Nhận xét về kết cấu:
- Thông thường, trong bài văn nghị luận về một tác giả văn học nào đó,
người ta thường phân tích các tác phẩm chính của tác giả, sau mới đánh
giá về con người, vai trò của nhà văn. Nhưng ở bài viết này, tác giả
Phạm Văn Đồng làm ngược lại, trình bày con người - quan điểm sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới trình bày về các tác phẩm
tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu .
- Bài viết cũng khơng trình bày các luận điểm theo trật tự thời gian (tác
phẩm sáng tác trước thì trình bày trước). Ở đây , tác phẩm Lục Vân
Tiên được sáng tác trước thì lại được PV Đ đưa vào cuối bài viết .
=> Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyến Đình
Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu thơ văn ông trước hết phải hiểu con
người ông, văn thơ ông gắn liền với thực tế, vận mệnh dân tộc .
II. Đọc


- Hiểu văn bản

1. Phần mở đầu (Nêu vấn đề): Cách nhìn khoa học mới mẻ về N Đ C
- Cách đặt vấn đề trực tiếp: Khẳng định N Đ C là ngôi sao, một nhà thơ
lớn , cần được sáng tỏ hơn nữa;
- Dùng hình ảnh ẩn dụ so sánh:
+ N Đ C như “ Ngôi sao” - tinh tú, kết tinh tinh hoa vẻ đẹp của trời đất,
vũ trụ .
+ ”Ngơi sao N Đ C có ánh sáng khác thường” => ánh sáng đẹp nhưng
chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra.
+ “ Cần phải chăm chú nhìn mới thấy” => cách nói ẩn dụ, nghĩa là cần
phải nghiên cứu kĩ lưỡng, nghiêm túc mới khám phá được vẻ đẹp văn
thơ Nguyễn Đình Chiểu .
- Nêu phản đề, lí do chưa đánh giá đúng giá trị văn thơ N Đ C:
+ Một là “ chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và văn …”.
+ Hai là “ còn rất ít biết thơ văn u nước của Nguyễn Đình Chiểu”.
* Nhận xét đoạn mở đầu:
- Đoạn văn ngắn gọn, nêu vấn đề một cách dễ hiểu, hấp dẫn, thuyết
phục, mang tính gợi mở, khái quát được những nội dung sẽ diễn giải ở
phần sau (đánh giá Lục Vân Tiên, đánh giá thơ văn yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu).
- Đoạn văn đã nêu được Nội dung vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là một
nhân cách trong sáng, một nhà thơ yêu nước, tác gia văn học cần được
nghiên cứu tìm hiểu và đề cao hơn nữa.

- Cách nhìn nhận về Nguyễn Đình Chiểu đúng đắn, sâu sắc, khoa học,
mới mẻ .
- Cách nhìn này vừa bộc lộ niềm ngưỡng mộ tài năng, tâm huyết của
danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, vừa mang tính định hướng cho việc
nghiên cứu tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2. Cách triển khai vấn đề:
a. Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước.
- Luận cứ 1 quê hương, thời cuộc và mất mát riêng và tư tưởng.
+ Nhà nho sống trong cảnh nước nhà lâm nguy, khắp nơi nhân dân đấu
tranh đánh giặc cứu nước.
+ Nhà thơ mù
+ Dùng văn thơ ghi lại tâm huyết với dân tộc, ghi lại thời kì lịch sử khổ
nhục - vĩ đại, làm vũ khí chiến đấu.
=> Vẻ đẹp tấm gương trong sáng: tinh thần yêu nước căm thù giặc, nghị
lực vượt khó để vươn lên phi thường.
- Luận cứ 2: quan điểm thơ văn.
+ Nhà văn trước hết phải có nhân cách: Cảnh riêng và cảnh đất nước
càng đen tối thì khí tiết càng phải cao cả, rạng rỡ: Sự đời thà khuất đơi
trịng thịt - Lịng đạo xin tròn một tấm gương” và “ Kiễn nghĩa bất vi vơ
dõng dã” (Thấy việc nghĩa mà khơng làm thì khơng phải là kẻ anh
hùng ) => Nguyễn Đình Chiểu coi trọng nhân cách và trách nhiệm của
nhà văn với thời cuộc .
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

+ Trong thơ văn phải ngụ khen chê rõ ràng: Học theo ngịi bút chí cơng
– Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu”
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào

giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: Chở bao nhiêu đạo thuyền không
khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” và “ Thấy nay cũng nhóm
văn chương – Voc dê da cọp khôn lường thực hư !”
=> Quan điểm rất tích cực, tiến bộ, sâu sắc, gắn nhà văn và văn chương
với hiện thực cuộc sống, với vận mệnh dân tộc, coi trọng chức năng
giáo huấn, phê phán, cảnh tỉnh của văn chương.
b. Luận điểm 2 : Nội dung thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận cứ 1: Phạm Văn Đồng khẳng định thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
tái dựng sống động khơng khí kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân
dân Nam Bộ:
+ Quân triều đình đánh Pháp thua, đầu hàng, cắt đất cho giặc.
+ Các tầng lớp nhân dân (nông dân, sĩ phu) vùng dậy đánh giặc.
+ Sự lan rộng của cuộc chiến tranh nhân dân .
- Luận cứ 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người anh
hùng cứu nước; khóc than tiếc thương những liệt sĩ tận trung, trọn nghĩa
với dân với nước: Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, ...
- Luận cứ 3: Đánh giá tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
+ “Khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” .
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
“Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”
+ Liên tưởng, so sánh với áng văn chính luận bất hủ: Bình Ngô đại cáo
của Nguyễn Trãi .
- Luận cứ 4: “Xúc cảnh” : đố hoa, hịn ngọc, …
=> Nhận xét:
- Cách đánh giá thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sâu sắc, khoa
học, chặt chẽ và toàn diện.
- Dẫn chứng tiêu biểu, xúc động, giọng văn khi hào hùng sôi sục, khi
nghẹn ngào thương cảm.
- Phạm Văn Đồng qua đó: Bộc lộ thái độ ngợi ca ngòi bút của Nguyễn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đình Chiểu và tâm huyết với truyền thống yêu nước, bất khuất cảu nhân
dân ta.
c. Luận điểm 3: Đánh giá tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu:
Lục Vân Tiên.
- Luận cứ 1: giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên:
+ ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí ở đời, ca ngợi những
con người trung nghĩa.
+ hình tượng nhân vật khơng khơ cứng theo khuôn mẫu của văn học
Nho gia mà gần gũi, giản dị, sống động.
- Luận cứ 2 : giá trị nghệ thuật.
+ Lối văn nôm na giản dị, là văn nói, văn kể.
+ Nhiều người thuộc, nhớ, truyền miệng nhau tác phẩm, nhân dân miền
Nam say sưa tác phẩm.
=> Nhận xét:
- Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ rằng: Người ta say sưa nghe Lục Vân Tiên
không chỉ về nội dung mà vì văn hay của Lục Vân Tiên, hay chính ở sự
giản dị, mộc mạc, chân chất, dễ hiểu, dễ thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng
nói của nhân dân.. Đây là nhận định có cơ sở khoa học xác đáng.
- Đó cũng chính là định hướng phê bình văn học: Khi đánh giá giá trị
một tác giả, tác phẩm văn chương, khơng nên chỉ căn cứ vào tính hoa
mĩ trau truốt của ngơn từ mà cịn phải căn cứ vào ảnh hưởng của nội
dung tác phẩm đến tâm thức người đọc sức sống của tác phẩm trong
người đọc .
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại vị trí, vai trị của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn
học:

+ Một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta .
+ Thơ văn ông nêu cao sứ mạng của văn học, người nghệ sĩ - chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Bộc lộ lịng tưởng nhớ, tự hào về Nguyễn Đình Chiểu.
Bài văn mẫu 1
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Năm 1963, ở miền Bắc nước ta, lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của
Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức hết sức trọng thể. Đây được xem
là một cái mốc giàu ý nghĩa của tiến trình nghiên cứu về nhà thơ yêu
nước lớn này của dân tộc. Trong số những bài viết ra đời nhân dịp đó,
tiểu luận "Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc" của Phạm Văn Đồng có một vị trí khá đặc biệt, do cách đặt vấn đề
và khả năng gợi mở hướng nghiên cứu mới của nó. Chính lời mở và lời
kết của áng văn đã cho thấy rõ điểu này. Lời mở: "Ngơi sao Nguyễn
Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa
trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này". Và lời kết:
"Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng,
nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng
của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng". Qua những câu
vừa trích, có thể hiểu rằng trước đó, sự nghiệp văn học của Nguyền
Đình Chiểu cịn chưa được đánh giá một cách tồn diện và thơ văn u
nước của ơng cịn chưa được chú ý nghiên cứu cho đúng với tầm mà nó
có. Thêm nữa, trong lúc cơng cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà đang
đòi hỏi việc khơi dậy lòng u nước và ý chí chiến đấu của tồn dân,
đổng thời yêu cầu xây dựng một nền văn nghệ mới phục vụ sự nghiệp
cách mạng của dân tộc đang được đặt ra trên một tầm độ mới, việc khai

thác nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng có một
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Viết về một vấn đề nghiêm trang như vậy, người ta có thể chọn một
kiểu trình bày duy lí, ít màu sắc biểu cảm. Nhưng ở đây, ngay từ đầu,
tác giả đã biểu lộ cảm xúc nồng nàn của mình khi nêu những địi hỏi
cần thiết đối với việc đánh giá giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Cách
nói "ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu", cách ví von "Trên trời có những vì
sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm
chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của
Nguyễn Đinh Chiểu cũng vậy "một mặt dễ gây ấn tượng vì sự tươi mát
của giọng văn và vì liên tưởng hợp lí, mặt khác, phản ánh được khá
trung thực sự trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả đối với đối tượng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

được ơng nói đến. Phải nói rằng một kiểu nhập đề như vậy có thể tạo
được những hiệu quả tác động rất tốt đẹp. Trước khi đồng tình với
người viết về những lập luận, người ta đã chia sẻ với ông về một thái độ
- thái độ đối với nhà thơ của dân tộc và thái độ đối với người tiếp nhận
áng vãn của chính mình.
Nội dung quan trọng nhất của bài viết là làm sáng tỏ giá trị to lớn
của bộ phận thơ văn yêu nước trong sự nghiệp văn học của Nguyễn
Đình Chiểu. Những lời đánh giá cao nhất, những lời ngợi ca nồng nhiệt
nhất đã được nêu lên: "thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu, khúc
ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc
chúng đến bờ cõi nước ta", "tác phẩm là những trang bất hú", "Bài Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng
vẫn hiên ngang", "trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu cịn

có những đố hoa, những hịn ngọc rất đẹp",... Tuy nhiên, nếu bài viết
chỉ có những lời ngợi ca chung chung thì rất khó thuyết phục người đọc.
Do hoàn toàn ý thức được điều này, Phạm Văn Đồng rất chú ý nêu và
phân tích các dẫn chứng cụ thể. Tác giả đã vừa làm rõ mối quan hệ
thống nhất giữa nhân cách con người nhà thơ và thơ văn của ông, lại
vừa chú ý đặt bộ phận thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu vào
đúng bối cảnh nó ra đời để đưa ra những kết luận cần thiết. Những đoạn
nêu tiểu sử nhà thơ, tái hiện khơng khí lịch sử một thời được viết rất súc
tích và giàu cảm hứng. Thái độ yêu ghét rành mạch, rõ ràng luôn được
biểu lộ, khiến lịch sử sống dậy có hình, có khối, phập phồng hơi thở. Rõ
ràng người viết đã thiết lập được sự "kết nối" giữa xưa và nay, giúp
người đọc cảm nhận được sâu sắc rằng cái mạch sống của dân tộc đang
chảy xuyên qua thời gian để trao tới cho chúng ta ngày nay những
thông điệp giàu ý nghĩa.
Phạm Văn Đồng đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân, dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà
các từ "nhân dân", "dân tộc", "đất nước" được nhắc tới với tần số cao
như vậy trong bài. Theo tinh thần của bài viết, ta hiểu rằng nhờ sống
gắn bó với nhân dân, dân tộc, nhờ biết nói lên những ý nguyện thiết tha
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

của nhân dân, dân tộc mà Nguyễn Đình Chiểu được nhìn nhận như một
tấm gương đạo nghĩa sáng ngời và thơ văn ơng có được sức sống mãnh
liệt đến thế. Tác giả cũng không quên nhắc tới quan niệm văn chương
tiến bộ, đúng đắn của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật cái luận điểm
về sự chú động của nhà thơ khi ơng hướng ngịi bút của mình vào việc
"chở đạo", "đâm mấy thằng gian". Xét sâu vào mục đích chính luận của

bài viết, có thể thấy những điểm nhấn mà tác giả tạo ra như trên là hồn
tồn hợp lí. Cương vị, trách nhiệm xã hội của tác giả cũng theo đó mà
được thể hiện một cách minh bạch, công khai.
Với tư cách là một người đọc nhạy cảm và am hiểu văn chương, tác
giả bài viết đã có được sự cắt nghĩa đích đáng về một đặc điểm lớn của
văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đó là: chiếm phần lớn trong
sáng tác của ơng là "những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng
suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn
nghĩa với dân". Trong một thời "khổ nhục nhưng vĩ đại", "oanh liệt và
đau thương", những tiếng "than khóc" cũng là những khúc ca - "khúc ca
những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang". Đặt bài viết
vào bối cảnh một thời mà giới nghiên cứu vẫn còn hơi nghi ngại đối với
âm điệu bi thương trong sáng tác của nhiều nhà thơ quá khứ, sự đánh
giá có tính chất khẳng định như trên của Phạm Văn Đồng là rất có ý
nghĩa, có thể gợi mở được nhiều điều vế phương pháp luận đánh giá
văn học.
Phần sau của bài viết được dành để nói về Lục Vân Tiên, một "tác
phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian,
nhất là ở miền Nam". Mặc dù Lục Vân Tiên đã được yêu thích xứng với
giá trị của nó, và vấn đề đáng quan tâm hơn lúc này là đánh giá đúng
tầm vóc của bộ phận văn thơ yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu, nhưng hẳn tác giả thấy việc nói thêm về Lục Vân Tiên ở đây
không phải là không cần thiết. Vấn đề là phải thấy được thực chất sức
hấp dẫn cúa truyện thơ này. Theo tác giả, nếu chí nhìn Lục Vân Tiên
như một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý
trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa" thì đúng nhưng chưa đủ,
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


bởi nó dễ đánh dồng giá trị của tác phẩm với giá trị của luân lí mà tác
phẩm đề cao trên bề nổi. Nếu nhìn qua, ta dễ tưởng rằng nhiều nhân vật
của Lục Vân Tiên hành xử khơng khác gì những nhân cách mẫu mực
của đạo đức phong kiến, nhưng sự thực, họ là "những con người có ruột
gan, xương thịt" và thực chất đạo lí sống của họ là đạo lí sống của nhân
dân. Tác giả khẳng định : "VI những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu
chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú". Cho đến nay, có lẽ
luận điểm này của Phạm Vãn Đồng vẫn là một luận điểm độc đáo, còn
nguyên giá trị khám khá.
Bên cạnh việc thực sự hiểu và đồng cảm với Nguyễn Đình Chiểu,
tác giả cũng tỏ ra nắm vững lịch sử tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên.
Tuy khơng phân tích kĩ cái hay của lời văn ở truyện thơ này nhưng tác
giả tỏ rõ quan điểm khẳng định của mình đối với nó. Những câu thơ
được Phạm Văn Đồng dẫn ra quả là những câu đầy vang vọng, chan
chứa chất thơ, đích thực là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật lớn.
Phải chăng, từ những điểu được trình bày cuối bài viết, người đọc có
thể nghĩ tới một tiêu chí đánh giá khơng cứng nhắc về cái gọi là phẩm
tính văn chương của một sáng tác thơ ca ? Văn hay hay khơng hay, sự
đánh giá đó nhiều khi cịn tuỳ thuộc vào cách đọc, cách hiểu về đặc
trưng thi pháp của một sáng tác.
Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc quả
là một bài nghị luận văn học có giá trị. Ngồi việc chứa đựng những
khám phá đáng trân trọng dối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó cịn
mang tính chất của một lời kêu gọi hướng về tầng lớp văn nghệ sĩ,
mong họ hết lòng đem ngịi bút của mình phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng. Đặc biệt, nó cũng đặt nền tảng cho việc xác lập một quan
điểm đánh giá đúng đắn đối với các hiện tượng văn học của quá khứ.
Bài viết thực sự đã kết tinh được những ưu điểm thường thấy của văn
nghị luận Phạm Văn Đồng: chứa chan nhiệt huyết đối với các vấn đề

lớn của đất nước ; lí trí và tình cảm quyện chặt vào nhau trong mỗi
dòng văn ; tạo được sự cân bằng giữa những đề xuất thiết thực và
những gợi mở về một con đường đi tới các đích xa...
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài văn mẫu 2
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời
cũng là nhà văn hóa lớn. ơng để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.
Với những cống hiến lớn lao cho đất nước, ông đã được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.
Về văn học, Phạm Văn Đồng viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các
danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí
Mình… Trong đó có bài Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc.
Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu
(3-7- 1888) và đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7 – 1963. Đây là thời kì
đế quốc Mĩ quyết định tài trợ, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở
miền Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và tay sai của nhân dân
miền Nam nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân
dân Bến Tre. Hoàn cảnh lịch sử ấy giúp chúng ta hiểu thêm tại sao tác
giả Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm khi ông viết bài văn ca
ngợi Nguyễn Đình Chiểu.
Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là:
Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của
dân tộc cần phải được đánh giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.
Bài viết có sức lơi cuốn mạnh mẽ do ngôn ngữ tác giả sử dụng vừa
xúc động, thiết tha, kết hợp với nhiều hình ảnh, ngơn từ có khả năng gợi

tả, gợi cảm cao, đặc biệt là phương pháp nghị luận chặt chẽ và xác
đáng.
Tác giả mở đầu bài viết bằng một nhận định khách quan có tính thời
sự, chứa đựng luận đề (chủ đề) của bài viết: Ngơi sao Nguyễn Đình
Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong
bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Lúc này là năm
1963, đất nước ta đang bị tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhân dân
miền Bắc vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phương lớn tiếp
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

sức cho nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược và
bè lũ ngụy quyền tay sai bán nước.
Từ năm 1954 đến 1959, đế quốc Mĩ và chính quyền Ngơ Đình Diệm
triển khai chính sách tố Cộng, ra sức truy nã, bức hại những người
kháng chiến cũ, bắt bớ, tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu khắp
miền Nam.
Từ năm 1960, Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc
chiến. Năm 1964, chúng đưa thêm 16.000 binh lính và sĩ quan Mĩ vào
miền Nam. Chỉ một năm sau, con số ấy đã tăng lên tới 543.000.
Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh chống Mĩ – ngụy của nhân
dân miền Nam nổi lên mạnh mẽ, quyết liệt; tiêu biểu nhất là phong trào
đồng khởi ở Bến Tre. Đây là thời điểm cách mạng miền Nam đứng
trước nhiều khó khăn, thử thách. Hoàn cảnh lịch sử trên giúp chúng ta
hiểu thêm tại sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm
ông viết bài văn ca ngợi nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
nhằm khẳng định truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc Việt Nam, động viên nhân dân cả nước vùng lên tiêu diệt bọn bán

nước và cướp nước.
Tác giả đã sử dụng ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định tài năng văn
chương và tấm lịng u nước, thương dân vơ cùng đáng quý của nhà
thơ đất Lục tỉnh Nam Kỳ: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác
thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy,
và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng
vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên,
và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, cịn rất ít
biết thơ văn u nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của
phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi
nước ta cách đây một trăm năm!
Theo tác giả, có hai lí do khiến ngơi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa
sáng tỏ trên bầu trời văn nghệ của dân tộc. Lí do thứ nhất: Nhiều người
chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

họ hiểu khá thiên lệch về nội dung, nghệ thuật của truyện. Lí do thứ hai:
Phần lớn người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước 1 một bộ phận quan
trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Từ đó, tác giả đi đến kết luận; Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu
nước mà tác phẩm là những trang bất hũ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh
liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc
chúng đặt chân lên đất nước chúng ta. Những luận điểm nêu trong phần
mở bài này đã được tác giả phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ ở
phần sau.
Trong phần thân bài, trước hết tác giả giới thiệu về Nguyễn Đình
Chiểu, nhấn mạnh đến khí tiết của một nhà thơ yêu nước, thương dân,

trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Đình Chiểu vốn là một
nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa
lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai
vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc
cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngồi
những giá trị văn nghệ, cịn q giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong
sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời
khổ nhục nhưng vĩ đại!
Tác giả khẳng định: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương chói
sáng về tinh thần yêu nước thiết tha và thái độ căm thù giặc sâu sắc.
Quan điểm của ông là dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống xâm
lược, ca ngợi chính nghĩa và truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân
lao động, phê phán những kẻ lợi dụng văn chương để làm những điều
xằng bậy, xấu xa. Ý trên đã được thể hiện qua hai đoạn văn ngắn gọn và
cô đúc: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến
sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tơi tớ của
chúng:
Học theo ngịi bút chí cơng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong thi cho ngụ tấm lịng Xn thu
Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và
Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng
khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy:
Thấy nay cũng nhóm văn chương

Vóc dê da cọp khơn lường thực hư!
Sau khi khẳng định cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu, tác giả lần lượt lấy thơ văn yêu nước và tác phẩm Lục Vân Tiên
để chứng minh.
Khi phân tích thơ văn u nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn
Đồng đã đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ với
phong trào chống Pháp do Trương Định, Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo
và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước giai đoạn này để thấy rõ
nguồn mạch phát sinh cảm hứng là tất yếu, đồng thời khẳng định vị trí
lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước chống Pháp
thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX.
Tác giả nhận xét về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng
một luận điểm ngắn gọn, cô đúc: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp
oanh, liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi
năm trời.
Vì sao tác giả lại mở đầu phần này bằng việc tái hiện hoàn cảnh lịch
sử nước ta trong giai đoạn lịch sử sau năm 1860? Bởi vì một nhà văn
chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của nhà văn ấy phản ánh một cách trung
thành những đặc điểm cơ bản nhất của một giai đoạn tịch sử có ý nghĩa
trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân. Riêng điểm này,
Nguyễn Đình Chiểu đã xứng đáng là ngôi sao sáng trong văn nghệ của
dân tộc.
Trong khi vua quan nhà Nguyễn thua trận đầu hàng cắt đất dâng cho
giặc thì các tầng lớp nhân dân Nam Bộ lúc bấy giờ, nhân dân lao động
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


và các bậc sĩ phu đều kiên quyết vùng dậy đánh giặc cứu nước. "Giặc
đến nhà đàn bà phải đánh". Phong trào bắt đầu dấy lên ở miền Đông,
sau lan rộng khắp nơi ở "Lục tỉnh", biến thành cuộc chiến tranh nhân
dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều lúc sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, khiến
cả kẻ thù cũng khơng tiếc lời tỏ lịng khâm phục…
Tác giả gọi thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống là một thời khổ nhục
nhưng vĩ đại. Vì thế, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa là tấm
gương phản chiếu một thời đại, vừa là lời kêu gọi nhân dân vùng lên
đấu tranh và ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời
than khóc cho những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu
vì nước, vì dân.
Tác giả khẳng định: Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu
nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca
ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc
những người Hệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
Song, văn chương chân chính cịn phải tham gia tích cực vào cuộc
đấu tranh của thời đại. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là
như thế. Phạm Văn Đồng khẳng định: Tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực
dân, bằng cách làm cho lịng người rung động trước những hình tượng
sinh động và não nùng của những con người suốt đời tận trung với nước,
trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.
Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp
cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm
trước đó hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng nói đến
bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc nhiều nhất và hào hứng nhất.
Bài văn nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ
của dân tộc được tác giả viết nên không chỉ bằng một trí tuệ sáng suốt,
sâu sắc mà cịn bằng một cảm xúc mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp
giữa con tim và khối óc đã khiến tác giả viết được những câu văn hay

nhất, làm rung động lòng người. Nhưng tác giả đã không viết về
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương của một người hồi cổ mà tác
giả ln nhìn người xưa từ hơm nay và đặt ra vấn đề vì cuộc sống hơm
nay. Chính vì thế mà những con người đang sống hết mình trong cuộc
chiến đấu hào hùng chống đế quốc xâm lược ngày càng có điều kiện để
thơng cảm hơn với một con người cũng đã sống hết mình trong cơng
cuộc chống thực dân Pháp oanh liệt mà đau thương thuở ban đầu. Điều
ấy cũng đã khiến cho Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngơi sao càng nhìn
càng thấy sáng.
Nghệ thuật của đoạn văn này thể hiện ở phương pháp lập luận chặt
chẽ, ở bố cục rõ ràng, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên với
những lời bình hàm súc, sắc sảo, mới mẻ về bài Văn nổi tiếng: Ngòi bút,
nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là
sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của
nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng
chốc trở thành người anh hùng cứu nước.
Tác giả dẫn một đoạn của bài Văn tế, so sánh với Đại cáo bình Ngơ
của Nguyễn Trãi rồi bình: Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi,
nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hồn, ca
ngợi những chiến cơng oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến
thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là khúc ca
những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc
thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…". Kết thúc
đoạn văn này, tác giả bày tỏ lòng tưởng nhớ đến hương hồn của nhà thơ
yêu nước cùng những nghĩa quân đã anh dũng hi sinh cho nghĩa lớn: Có

lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và nhũng nghĩa
quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ. Phần tiếp theo, tác
giả giới thiệu truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình
Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam
và chỉ ra một số nhận xét chưa đúng về truyện Lục Vân Tiên. Ông
chứng minh giá trị của tác phẩm này bằng cách phân tích cái hay, cái
đẹp về cả nội dung lẫn nghệ thuật: Đúng, đây là một bản trường ca ca
ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

người trung nghĩa! Tác giả cũng nhận xét một cách khách quan là: Tất
nhiên, những giá trị ln lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại
chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời… về mặt
nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên, Thủ tướng Phạm Văn Đồng
cũng chỉ ra rằng: về văn chương của Lục Vân Tiên, phải để ý đây là
một chuyện "kể", chuyện "nói". Tác giả cố ý viết một lối văn "nôm na",
dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. Cho nên, dù
có chỗ này chỗ khác lời thơ chưa được hay, chưa được trau chuốt thì
cũng là điều khó tránh khỏi. Dẫu sao đơi chỗ sơ sót về văn chương
khơng thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn
từ đầu đến cuối. Đánh giá trên đây cho thấy tác giả là người luôn giữ
được sự trung thực và công bằng trong khi nghị luận.
Bài viết kết thúc bằng những câu văn thể hiện tình cảm kính u và
lịng biết ơn chân thành: Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình
Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm 1988), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt
một nén hương để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.
Giá trị bài nghị luận văn học Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong

văn nghệ của dân tộc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nằm ở
nội dung sâu sắc, xúc động mà còn ở phương pháp lập luận khúc chiết,
mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
Bằng hiểu biết thấu đáo, cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ và nhiệt tình của
một người gắn bó hết mình với nước, với dân, Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn
Đình Chiểu với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.
Tác giả hết lịng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ trọn đời dùng
cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước: Nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngơi sao sáng trong văn nghệ của
dân tộc.
Bài văn mẫu 3
Phạm Văn Đồng là một nhà cách mạng với nhiều cống hiến, một nhà
giáo dục giàu tâm huyết và là một nhà lí luận văn nghệ lớn của dân tộc
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Việt Nam. Trong vai trị của một nhà lãnh đạo, Phạm Văn Đồng không
chỉ đưa ra những ý kiến chỉ đạo, sự quan tâm tới đường lối phát triển
của văn nghệ mà cịn có nhiều bài viết sắc sảo, giàu ý nghĩa về tiếng
Việt, về những danh nhân văn hóa Việt Nam và tác phẩm "Nguyễn
Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là một trong số
đó. Ra đời nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, bài
viết đã đưa ra những ý kiến, những bình giá sâu sắc và ý nghĩa về
những giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với dân tộc.
Mở đầu bài viết, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu lên vấn đề của toàn bộ
tác phẩm một cách rất đặc biệt. Tác giả đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu
như một ngơi sao - ngơi sao có "ánh sáng khác thường", "phải chăm chú

nhìn thì mới thấy" và "càng nhìn thì càng thấy sáng". Với cách so sánh
độc đáo đấy, tác giả đã giúp người đọc nhận thấy rằng, cũng giống như
những ngôi sao kia, Nguyễn Đình Chiểu là một ngơi sao có ánh sáng
khác thường với những tác phẩm thơ văn có vẻ đẹp riêng mà người đọc
phải đi sâu khám phá, tìm tịi thì mới có thể phát hiện ra nó. Đồng thời,
trong phần mở đầu bài viết, tác giả cũng chỉ ra rằng nhiều người chỉ biết
đến Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả của "Lục Vân Tiên", ít
biết về thơ văn yêu nước của ông.
Với cách nêu vấn đề độc đáo, thu hút sự chú ý của người đọc, trong
phần tiếp theo của tác phẩm, tác giả Phạm Văn Đồng đã giải quyết vấn
đề ấy, đi sâu khám phá "ánh sáng khác thường" trong thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu. Trước hết, tác giả nêu lên "ánh sáng khác thường"
trong cuộc đời và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm
gương sáng, anh dũng cho mọi người học tập và noi theo, suốt cả một
đời luôn nỗ lực phấn đấu vì nghĩa lớn. Dẫu bị mù cả hai mắt, không thể
đứng lên chiến đấu cùng nhân dân nhưng ông đã dùng văn chương để
chiến đấu và để ghi lại những năm tháng khổ đau mà vĩ đại trong lịch
sử dân tộc. Và bởi vậy, với Nguyễn Đình Chiểu, văn chương chính là
một thứ vũ khí để chiến đấu, đúng như ông từng viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đồng thời, với ơng, viết văn đó là một thiên chức và ơng ln coi trọng
chức trách ấy của mình. Thêm vào đó, với tác giả Phạm Văn Đồng,
"ánh sáng khác thường" trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cịn thể hiện

trong thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm. Trước hết, thơ văn yêu nước
của Đồ Chiểu đã làm bừng sống dậy trong tâm trí người đọc những
phong trào chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của những người dân Nam Bộ
trong suốt 20 năm trời - từ năm 1860 về sau. Với điều ấy đã cho chúng
ta thấy thơ văn Nguyễn Đình Chiếu có giá trị lịch sử to lớn, khơng chỉ
làm sống dậy mà nó cịn là nơi lưu giữ những trang sử vẻ vang, hào
hùng của nhân dân Nam Bộ nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những áng thơ
văn của Nguyễn Đình Chiểu, nhất là những bài văn tế và đặc biệt là
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã ngợi ca những anh hùng suốt đời vì dân
vì nước và đồng thời cịn là tiếng khóc thương trước sự hi sinh, những
đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó, bài thơ "Xúc
cảnh" cũng là một trong số những bơng hoa, "những hịn ngọc" tạo nên
vẻ đẹp cho thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Và cuối cùng,
nhắc tới vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khơng thể khơng nhắc
tới "Lục Vân Tiên" - tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu và rất
phổ biến trong nhân dân, đặc biệt là vùng Nam Bộ. Bàn về tác phẩm
"Lục Vân Tiên", tác giả đã chỉ ra những giá trị của tác phẩm. Trước hết,
có thể coi "Lục Vân Tiên" là một bản trường ca "ca ngợi chính nghĩa,
những đạo đức đáng quý ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa".
Đồng thời, sức hấp dẫn của tác phẩm cịn ở lối viết nơm na, dễ nhớ, dễ
hiểu, là một bản trường ca hấp dẫn từ đầu đến cuối, dẫu cịn đơi chỗ sai
sót. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của
tác phẩm đó chính là những điều mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong
tác phẩm dẫu vẫn cịn nhiều giáo huấn đáng q trọng nhưng có một số
ln lí đã lỗi thời và có chỗ lời văn khơng hay lắm.
Trên cơ sở làm nổi bật "ánh sáng khác thường" của Đồ Chiểu, phần
cuối của tác phẩm đã khái quát lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

góp của Nguyễn Đình Chiểu. Với một câu văn mang tính khái quát cao,
Phạm Văn Đồng đã khẳng định "Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ u
nước, một nhà thơ lớn của nước ta". Đồng thời, Nguyễn Đình Chiểu
chính tấm gương sáng trong văn hóa nghệ thuật cũng như trên mặt trận
tư tưởng.
Tóm lại, với những tảng viết giàu hình ảnh, ngơn từ hấp dẫn cùng cách
lập luận chặt chẽ, tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu - ngơi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc" đã giúp chúng ta cảm nhận được một cách trọn
vẹn, đúng đắn và ý nghĩa về cuộc đời, sự nghiệp văn chương và những
đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn nghệ của dân tộc ta.
Mời các bạn cùng tham khảo />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×