Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Chuẩn bị phạm tội nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TẤN GIÀU

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI: NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn
Học viên
: Nguyễn Tấn Giàu
Lớp
: Cao học luật – Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Vậy tơi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Tấn Giàu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

QĐHP

Quyết định hình phạt

TNHS

Trách nhiệm hình sự



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ LÝ
LUẬN VỀ QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM ................................................................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật chuẩn bị phạm
tội ............................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật chuẩn bị phạm tội ..........................8
1.1.2. Các bước cơ bản để thực hiện so sánh luật về chuẩn bị phạm tội ...........10
1.2. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội ....................................................12
1.3. Các nội dung so sánh luật về chuẩn bị phạm tội.......................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................18
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ CỘNG HỊA LIÊN BANG NGA, CỘNG HỊA BA LAN, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI ...................................................................................19
2.1. So sánh khái niệm và đặc điểm của hành vi chuẩn bị phạm tội trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới với luật hình sự Việt Nam .......19
2.1.1. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hồ Liên bang
Nga......................................................................................................................19
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hòa
dân chủ nhân dân Trung Hoa .............................................................................22
2.1.3. Chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng Hịa Ba Lan ...................23
2.1.4. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam ..................25
2.1.5. So sánh nhận xét về khái niệm hành vi chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật
hình sự các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................27
2.2. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự
một số nước ..........................................................................................................29



2.2.1. Trách nhiệm hình sự cho hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật hình sự
Cộng hịa Liên bang Nga ....................................................................................29
2.2.2. Trách nhiệm hình sự cho hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật hình sự
Cộng hịa dân chủ nhân dân Trung Hoa ............................................................33
2.2.3. Trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Cộng hịa Ba Lan ................35
2.2.4. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự
Việt Nam .............................................................................................................42
2.2.5. So sánh nhận xét về trách nhiệm hình sự tại giai đoạn chuẩn bị phạm tội
trong Bộ luật hình sự các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI ...............................53
3.1. Nhu cầu, yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt
Nam về chuẩn bị phạm tội .................................................................................53
3.1.1. Nhu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về
chuẩn bị phạm tội ...............................................................................................53
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về
chuẩn bị phạm tội ...............................................................................................54
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam
về chuẩn bị phạm tội ...........................................................................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra

đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối
kháng. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý, "tội phạm ln
chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược
lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các
lợi ích hợp pháp của con người". Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì
mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp việc thực
hiện tội phạm là một quá trình thỏa mãn dần các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội
phạm cụ thể. Bởi lẽ, để thực hiện một tội phạm cố ý người phạm tội phải tiến hành
từng bước, từng bước một, chẳng hạn như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội,
chuẩn bị thực hiện hành vi liền kề trước khi thực hiện hành vi được mô tả trong cấu
thành tội phạm. Trong thực tiễn đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, có khơng
ít trường hợp người phạm tội không thực hiện được đầy đủ dự định của mình hay
khơng tiến hành thực hiện tội phạm được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý
muốn của họ, mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Bởi vậy, trong khoa
học luật hình sự cịn xuất hiện khái niệm các giai đoạn phạm tội.
Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do
cố ý. Việc quy định các giai đoạn phạm tội: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và
tội phạm hồn thành cho phép pháp luật hình sự không những trừng trị những hành
vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi thực hiện hoàn thành một tội phạm mà cả điều
chỉnh xử lý các hành vi phạm tội chưa đạt, thậm chí ngay cả hành vi trong giai đoạn
chuẩn bị phạm tội. Việc phát hiện, trừng trị sớm những hành vi phạm tội ở các giai
đoạn này khơng chỉ để ngăn chặn tội phạm, mà cịn nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất những thiệt hại cho xã hội do hành vi phạm tội có thể gây ra cho xã hội, cho
Nhà nước và cho công dân. Trên tinh thần đó, tại Điều 14 Bộ luật hình sự (BLHS)
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về chuẩn bị phạm tội theo hướng bên cạnh
các hành vi chuẩn bị phạm tội đã được quy định trước đây (như tìm kiếm, sửa soạn
cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm), còn
bổ sung thêm hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm để thực hiện một tội phạm
cụ thể, giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội



2
và bổ sung quy định về TNHS của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Quy định này tạo cơ sở pháp lý để chủ
động ngăn chặn sớm tội phạm xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội
phạm, đồng thời phù hợp với Cơng ước chống tội phạm xuyên quốc gia.
Việc quy định sửa đổi bổ sung tại Điều 14 phù hợp với nguyên tắc nhân đạo
của luật hình sự đảm bảo quyền con người, đảm bảo việc xử lý người chưa thành
niên vi phạm pháp luật khơng nhằm mục đích trừng trị mà giáo dục giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm và hạn chế những sai sót trong q trình áp dụng luật hình sự để xử lý
những hành vi của người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tuy
nhiên thực tiễn áp dụng quy định về chuẩn bị phạm tội cho thấy một số vướng mắc
như: chưa đề cập đến hành vi của những người đồng phạm khác như hành vi tìm
kiếm, liên kết những người đồng phạm, chưa thể hiện rõ trong luật nguyên nhân
khách quan của việc dừng lại trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, quá trình kết thúc
của hành vi chuẩn bị phạm tội này là từ đâu; trong một số tội danh mức hình phạt
cho hành vi chuẩn bị phạm tội lại nhẹ hơn hành vi đe dọa phạm tội (như khoản 5
Điều 113 so với khoản 3 Điều 113 BLHS) …
Chính vì vậy việc nghiên cứu quy định về chuẩn bị phạm tội trên cơ sở tham
khảo luật hình sự một số nước trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong hồn thiện
quy định về chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự, góp phần đấu tranh phịng, chống
tội phạm. Do đó mà tác giả chọn đề tài “Chuẩn bị phạm tội: Nghiên cứu so sánh
và kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu
liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
* Đối với tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo:
- Sách chuyên khảo Bình luận khoa học Những điểm mới của BLHS 2015
(Sửa đổi bổ sung năm 2017) của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa và TS.
Phan Anh Tuấn được Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2017. Đây là cơng

trình nghiên cứu chi tiết về những điểm mới trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017, tại Chương 2: Những điểm mới về tội phạm do các nhân thực hiện, tác giả đã
làm nổi bật những điểm mới trong các giai đoạn thực hiện mà cụ thể là giai đoạn
chuẩn bị phạm tội, tác giả đã chỉ ra được những thay đổi liên quan đến việc bổ sung


3
hành vi “thành lập, tham gia nhóm tội phạm”, giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, và bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự
của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội, từ đó nhận xét đánh giá được những điểm tích cực phù hợp với với cơng
ước quốc tế, chính sách nhân đạo của pháp luật.
- Sách chuyên khảo Luật hình sự so sánh của tác giả PGS.TS Hồ Sỹ Sơn
được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2018, đây là cơng
trình nghiên cứu chi tiết về luật hình sự so sánh, tác giả đã so sánh về nguồn của
Luật hình sự, tội phạm, chủ thể của tội phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm, các
tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi, đồng phạm, hình phạt và các loại
hình phạt, quyết định hình phạt (QĐHP), các tội phạm cụ thể của BLHS Việt Nam
và BLHS một số nước trên thế giới. Cơng trình này cũng đã đề cập, so sánh quy
định chuẩn bị phạm tội trong BLHS Việt Nam và quy định chuẩn bị phạm tội trong
BLHS một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Cộng
Hoàn Liên bang Đức, Anh, BLHS bang Pennsylvania để từ đó có thể chỉ ra được
một số điểm khác biệt giữa các nước về quy định chuẩn bị phạm tội. Tuy nhiên do
giới hạn phạm vi nghiên cứu cơng trình này chỉ nếu ra một số điểm khác biệt và
tương đồng của quy định chuẩn bị phạm tội trong BLHS một số nước chứ chưa nêu
ra những điểm nổi bật và hạn chế của quy định chuẩn bị phạm tội trong BLHS Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, một số tài liệu khác cũng nghiên cứu về quy định chuẩn bị phạm tội,
điển hình như cơng trình nghiên cứu của tác giả PGS.TS Lê Văn Cảm, sách chuyên
khảo Những Vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung) NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005, tại Chương thứ 4, mục V – Chế định về các giai
đoạn thực hiện tội phạm; Nguyễn Ngọc Chí, Chương XII, Các giai đoạn phạm tội,
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) (do TSKH. Lê Cảm chủ
biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007; Lê Thị Sơn, Bài 4, Một số vấn
đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm, Trong sách: Luật hình sự Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 1997 v.v…
* Các luận văn Thạc sỹ Luật học có liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
Nguyễn Thanh Trúc (2012), Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.


4
Luận văn nghiên cứu: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quyết định
hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; Chương II:
Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Các nghiên cứu của tác giả luận văn về
chuẩn bị phạm tội là tài liệu tham khảo cho phần lý luận của luận văn.
- Nguyễn Thị Ngọc Trân (2018), Chuẩn bị phạm tội theo luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn nghiên cứu: Chương I: Những vấn đề lý luận về chuẩn bị phạm tội;
Chương II: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước về chuẩn bị
phạm tội; Chương III: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội và
kiến nghị. Các nghiên cứu tại Chương II của luận văn là tài liệu tham khảo khi so
sánh quy định về chuẩn bị phạm tội ttong luật hình sự Việt Nam với luật hình sự
một số nước trên thế giới.
- Phạm Văn Vĩnh (2020), Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị
phạm tội và phạm tội chưa đạt theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn bao gồm hai chương: Chương I. Một số lý luận và quy định của

pháp luật về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt; Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong
giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt và một số kiến nghị hoàn thiện.
Các nghiên cứu của tác giả luận văn về chuẩn bị phạm tội là tài liệu tham khảo cho
phần lý luận của luận văn.
* Các tài liệu liên quan đến đề tài trên các tạp chí khoa học pháp lý có thể kể
đến như:
 Lê Thị Sơn (2002), “Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt”, Luật học, Số 4, tr. 50 - 54
 Nguyễn Khắc Quang (2012), “Quyết định hình phạt trong trường hợp
người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt”, Kiểm sát, Số 3(Số tân
xuân), tr.53-58
 Phạm Văn Báu (2015), “Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong luật
hình sự Việt Nam”, Tịa án nhân dân, Số 16, tr.11-18,5


5
 Đinh Văn Quế (2017), “Tìm hiểu chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật
hình sự năm 2015”, Kiểm sát, Số 20, tr. 50 - 54
 Đỗ Đức Hồng Hà (2017), “Các quan điểm chung quanh quy định về chuẩn
bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”,
Nghiên cứu Lập pháp, Số 07 (335), tr. 35 – 42.
Phân tích, đánh giá các cơng trình được liệt kê trên đây có thể thấy liên quan
đến đề tài đã được nghiên cứu đánh giá và đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- Các cơng trình trên nghiên cứu các nội dung về lý luận của chuẩn bị phạm
tội, trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội, chỉ ra được những vướng
mắt, bất cập trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị hồn thiện
các quy định về chuẩn bị phạm tội trong BLHS năm 1999 và đến nay BLHS 2015
(sửa đổi bổ sung 2017) đã có những thay đổi điều chỉnh về quy định chuẩn bị phạm
tội nhằm phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế, tính nhân đạo của nhà nước pháp

quyền. Tuy nhiên, hiện nay Bơ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
mới được ban hành và đi vào cuộc sống trong khoản thời gian từ năm 2018 cho đến
hiện nay, do đó rất ít cơng trình nghiên cứu về quy định chuẩn bị phạm tội trừ cách
sách chuyên khảo đã được liệt kê ở trên.
- Các cơng trình nghiên cứu so sánh về chuẩn bị phạm tội giữa luật hình sự
Việt Nam với luật hình sự các nước trên thế giới rất hạn chế và chỉ được đề cập sơ
lược trong các luận văn thạc sỹ chứ khơng nghiên cứu một cách có hệ thống.
Chính vì vậy, trong phạm vi của luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa kết
quả nghiên cứu của các cơng trình nêu trên về những vấn đề lý luận về chuẩn bị
phạm tội, và đồng thời so sánh, phân tích đánh giá quy định chuẩn bị phạm tội trong
BLHS Việt Nam và BLHS một số nước về quy định chuẩn bị phạm tội nhằm làm rõ
những bất cập cũng như đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về
chuẩn bị phạm tội trong BLHS Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khía cạnh lập pháp về quy định chuẩn bị phạm tội trong
BLHS Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích so sánh quy định của BLHS một số
nước và quy định của BLHS Việt Nam về vấn đề này để làm rõ những vấn đề còn


6
tồn tại, trên cơ sở đó bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy
định của BLHS Việt Nam hiện nay về các quy định giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phân tích và làm rõ lý luận chung về chuẩn bị phạm tội trong
BLHS của một số nước và Việt Nam.
- Thứ hai, so sánh, phân tích các quy định về chuẩn bị phạm tội trong BLHS
của một số nước và Việt Nam để từ đó làm rõ điểm tương đồng và khác biệt.
-Thứ ba, trên cơ sở các điểm tương đồng và khác biệt giữa các nước, luận văn

cần làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của các quy định về chuẩn bị phạm tội, từ đó
đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng của các quy định của BLHS Việt Nam về chuẩn
bị phạm tội để kiến nghị một số giải pháp bước đầu hoàn thiện về quy định chuẩn bị
phạm tội trong BLHS 2015.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những quy định của BLHS một số nước và BLHS
Việt Nam liên quan đến chuẩn bị phạm tội. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các
vấn đề lý luận về chuẩn bị phạm tội được công bố trong các quan điểm và học
thuyết khoa học pháp lý của các nước
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu so sánh về quy định chuẩn bị phạm tội
trong BLHS một số nước và BLHS Việt Nam bao gồm các khái nhiệm, điều kiện,
phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, chuẩn bị phạm tội trong đồng phạm, hình phạt.
- Về thời gian: Luận văn đánh giá sơ bộ về thực trạng và vướng mắc của quy
định chuẩn bị phạm tội từ khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực
thi hành cho đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước
trong đấu tranh phịng chống tội phạm.


7
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tác giả cịn sử dụng thêm một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được tác giả sử dụng để phân tích dấu
hiệu pháp lý của chuẩn bị phạm tội trong quy định pháp luật hình sự của một số
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được dùng đề tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa

luật hình sự Việt Nam với luật hình sự một số nước, kể cả những điểm tương đồng và
khác biệt trong khoa học pháp lý và pháp luật thực định của hai quốc gia. Từ đó rút ra
được những ưu điểm và hạn chế của quy định chuẩn bị phạm tội trong trong BLHS
Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra giải pháp đề xuất cụ thể cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học nhằm chọn lọc và tham thảo các
kiến thức về vấn đề cần nghiên cứu.
6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Thông qua việc so sánh nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới ta sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định về giai đoạn chuẩn bị phạm tội
cũng như phạm vi trách nhiệm hình sự và mức độ về trách nhiệm hình sự trong
trường hợp thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị.
Từ những vấn đề đã nghiên cứu và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến giai đoạn chuẩn bị phạm tội, luận văn sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm giúp đưa quy định chuẩn bị phạm tội cũng như các vấn đề liên quan như
phạm vi trách nhiệm hình sự và mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp chuẩn
bị phạm tội vào trong đời sống thực tế
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến quy định về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
7. Bố cục của đề cương chi tiết
Chương 1. Những vấn đề lý luận về so sánh luật và lý luận về chế định
chuẩn bị phạm tội trong BLHS hình sự Việt Nam
Chương 2. Nghiên cứu so sánh quy định của BLHS Cộng hòa Liên bang Nga
– Cộng hòa Ba Lan – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa với BLHS Việt Nam
về chuẩn bị phạm tội
Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội và các
kiến nghị dựa trên kết quả thực tiễn và kinh nghiệm từ BLHS các nước


8
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH
LUẬT VÀ LÝ LUẬN VỀ QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật chuẩn bị
phạm tội
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của so sánh luật chuẩn bị phạm tội
Trong khoa học pháp lý, việc so sánh pháp luật là một trong những phương
pháp quan trọng để đánh giá và nhận thức các hiện tượng pháp luật. So sánh luật là
việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới để tìm hiểu các điểm
tương đồng và khác biệt, từ đó đi đến giải thích, đánh giá các cách giải quyết khác
nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những cốt lõi, tinh túy của
các hệ thống pháp luật dị biệt1.
Khái niệm luật so sánh còn được đưa ra trong giáo trình của một số trường
đại học tại Việt Nam, chẳng hạn: “Luật học so sánh là lý luận, hay là môn khoa học
trong các ngành khoa học pháp lý. Mục đích của nó là nghiên cứu và so sánh các
văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các
quy phạm của luật quốc tế, làm sáng rõ sự tương đồng và dị biệt, xác định khuynh
hướng phát triển chung của pháp luật, thực hiện hội nhập quốc tế về mặt pháp lý”2.
Như vậy, dựa vào những quan điểm nêu trên, có thể hiểu so sánh luật là việc
so sánh giữa các quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau, phân tích, đánh
giá để xác định những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa những đối tượng
này, trên cơ sở đó xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật nhằm thực
hiện việc hội nhập quốc tế về mặt pháp lý của các quốc gia.
Liên quan đến việc so sánh luật trong khoa học pháp lý hình sự, tùy vào mục
đích nghiên cứu mà việc so sánh có thể thực hiện ở quy mơ lớn như so sánh BLHS
giữa các quốc gia hoặc ở quy mô nhỏ hơn là so sánh một quy định cụ thể như chuẩn
bị phạm tội. Khái niệm về so sánh luật về chuẩn bị phạm tội có thể được hiểu như
sau: So sánh luật về chuẩn bị phạm tội là việc phân tích, đánh giá quy phạm pháp
luật về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các quy phạm pháp
1

2

Michael Bogdan (1994), Comparative Law, Kluwer Norstedis Juridit Tano, tr.18.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân dân, tr.10


9
luật về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự của các quốc gia khác để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó xác định khuynh hướng phát triển chung
của chế định này trên thế giới nhằm thực hiện công cuộc hội nhập quốc tế về mặt
pháp lý hình sự.
Dựa vào khái niệm về so sánh luật chuẩn bị phạm tội như trên, có thể rút ra
được một số đặc điểm về so sánh luật về chuẩn bị phạm tội, cụ thể như sau:
- Một là, nội dung so sánh luật chuẩn bị phạm tội là các quy phạm pháp luật
liên quan đến chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam và pháp
luật hình sự một số quốc gia trên thế giới. Việc lựa chọn quốc gia làm đối tượng so
sánh cần phải có sự bao quát các hệ thống pháp luật khác nhau để từ đó đưa ra được
các đánh giá, phân tích một cách tồn diện và khách quan.
- Hai là, mục đích của so sánh luật về chuẩn bị phạm tội là nhằm tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật hình sự giữa Việt Nam và các
quốc gia khác, trên cơ sở đó xác định khuynh hướng phát triển chung của chế định
này trong quy định pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia có
trình độ lập pháp khác nhau, trong đó có nhiều quốc gia có trình độ lập pháp phát
triển với các quy định pháp luật luôn ổn định, hiếm khi phải sửa đổi, bổ sung liên
tục. Do đó, việc tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của những quốc gia này liên quan đến
chế định chuẩn bị phạm tội, từ đó hồn thiện hơn nữa chế định này, phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội cũng như chính sách hình sự của Việt Nam là nhiệm vụ quan
trọng cần thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế về mặt pháp lý.
- Ba là, so sánh luật về chuẩn bị phạm tội là việc so sánh luật ở cấp độ vi mô.
Tùy vào phạm vi và đối tượng so sánh mà các học giả thường phân biệt hai cấp độ

so sánh luật là cấp độ vĩ mơ và cấp độ vi mơ. Theo đó, “So sánh ở cấp độ vĩ mô là
so sánh các vấn đề cốt lõi của hệ thống pháp luật như hình thức pháp luật, các
phương pháp tư duy và các thủ tục được thực hiện trong hệ thống pháp luật đó. So
sánh ở cấp độ vi mô là so sánh các quy phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết
một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật khác nhau”3. Việc so
sánh luật chuẩn bị phạm tội có nội dung so sánh là quy phạm pháp luật cụ thể liên
quan đến chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự
một số quốc gia trên thế giới nên được coi là so sánh luật ở cấp độ vi mô.
3

Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tlđd (2), tr.25


10
Việc xác định đây là so sánh luật ở cấp độ vi mơ nên trong q trình so sánh luật
cần phải làm rõ tầm quan trọng, vị trí của chế định này trong hệ thống pháp luật hình sự
Việt Nam cũng như trong hệ thống pháp luật của các quốc gia được so sánh và cách
thức giải thích quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia này.
Thứ tư, so sánh luật về chuẩn bị phạm tội là so sánh về chức năng
Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp so sánh các giải pháp được
sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý
tồn tại ở các xã hội đó4. Các quy định về chuẩn bị phạm tội của luật hình sự Việt
Nam và luật hình sự các nước khác có các nội dung tương đối giống nhau nhằm cụ
thể hoá về điều kiện của chuẩn bị phạm tội, trách nhiệm hình sự trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội …
1.1.2. Các bước cơ bản để thực hiện so sánh luật về chuẩn bị phạm tội
Theo quan điểm hiện nay của nhiều học giả liên quan đến các giai đoạn của
quá trình so sánh luật thì việc so sánh luật cần phải được thực hiện tuần tự qua 05
bước cơ bản5.
Dựa trên quan điểm này thì việc so sánh luật về chuẩn bị phạm tội giữa pháp

luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới bao gồm
các bước sau đây:
Bước một: Xác định các nội dung của vấn đề pháp luật cần so sánh

6

Khi so sánh luật về chuẩn bị phạm tội giữa pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự một số quốc gia thì các nội dung cụ thể liên quan đến chế định
này cần phải so sánh là: (1) Khái niệm chuẩn bị phạm tội; (2) Các điều kiện chuẩn
bị phạm tội; (3) Trách nhiệm hình sự chuẩn bị phạm tội. Đây là các nội dung cơ bản
của chế định chuẩn bị phạm tội trong quy định pháp luật hình sự của hầu hết các
quốc gia trên thế giới và phải làm rõ các nội dung này để có những đánh giá tồn
diện về chế định chuẩn bị phạm tội.
Bước hai: Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh7
Trần Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hồi Nam, Ngơ Kim Hồng Ngun (đồng tác giả) (2017), Tài liệu
hướng dẫn học tập Luật so sánh, NXB Lao động, tr.21
5
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tlđd (2), tr.31
6
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tlđd (2), tr.31
7
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), tlđd (2), tr.31
4


11
Việc lựa chọn hệ thống pháp luật hình sự nào để so sánh chuẩn bị phạm tội cần
phải dựa vào các yếu tố: Mục đích nghiên cứu, khả năng có được nguồn thông tin
pháp luật và cấp độ so sánh. Khi tiến hành so sánh luật thì việc so sánh với nhiều
quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau như hệ thống Dân luật, Thông

luật… sẽ đem đến các kết quả so sánh luật khách quan và toàn diện. Tuy nhiên, việc
lựa chọn quốc gia để tiến hành so sánh luật cũng cần phải dựa vào điều kiện và hồn
cảnh cụ thể tại Việt Nam để từ đó đảm bảo hiệu quả trong việc áp dụng các kết quả
so sánh luật chuẩn bị phạm tội.
Dựa vào những căn cứ đó, tác giả nghiên cứu pháp luật hình sự một số quốc
gia trên thế giới như: Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa, Cộng hòa Ba Lan quy định về chuẩn bị phạm tội theo pháp luật hình sự của
các quốc gia nêu trên.
* Tác giả lựa chọn luật hình sự của các quốc gia nêu trên để so sánh luật xuất
phát từ các lý do:
- Thứ nhất, luật hình sự Cộng hồ Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Trung Hoa, Cộng hòa Ba Lan đều quy định dưới dạng văn bản và có nhiều nét
tương đồng với luật hình sự Việt Nam vì lịch sử trước đây theo trường phái luật
hình sự xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, quy định về chuẩn bị phạm tội theo pháp luật hình sự của các quốc
gia này tương đối đầy đủ về khái niệm, đặc điểm, trách nhiệm hình sự nên có thể so
sánh theo các tiêu chí về chuẩn bị phạm tội để có thể chỉ ra được điểm giống và
khác nhau về hình thức thể hiện trong nội dung vấn đề so sánh.
Bước ba: Mô tả nội dung quy phạm pháp luật cần so sánh
Tại bước này, cần phải trình bày và phân tích rõ nội dung của quy phạm pháp
luật về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của
các quốc gia được lựa chọn để so sánh. Do đó, địi hỏi phải nghiên cứu một cách
khách quan và toàn diện về chế định này trong quy định pháp luật hình sự của các
quốc gia.
Việc mô tả nội dung của quy phạm pháp luật về chuẩn bị phạm tội trong pháp
luật hình sự của các quốc gia phải được thực hiện lần lượt từng quốc gia để đảm bảo
có được thơng tin tồn diện về cách quy định và giải quyết vấn đề của chế định này
trong pháp luật hình sự của các quốc gia được so sánh. Đồng thời, việc mô tả có ý



12
nghĩa quan trọng trong việc xác định những điểm tương đồng và những điểm khác
biệt trong pháp luật hình sự giữa các quốc gia về chế định này.
Bước bốn: Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nội dung
của vấn đề pháp luật cần so sánh
Dựa vào các mô tả nội dung của quy phạm pháp luật về chuẩn bị phạm tội
trong pháp luật hình sự của các quốc gia được lựa chọn để so sánh đã được hoàn
thành trong giai đoạn trước, việc nghiên cứu cần dựa trên các tiêu chí nhất định để
xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật hình sự của
các quốc gia liên quan đến chế định này. Các tiêu chí để xác định những điểm tương
đồng và khác biệt trong quy định về chuẩn bị phạm tội bao gồm: các điều kiện chuẩn
bị phạm tội, trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội… nhằm đảm bảo cho việc
so sánh và phân tích được tiến hành một cách có hệ thống và tồn diện.
Bước năm: Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng, khác biệt và
đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quy định của các hệ thống pháp luật đã
so sánh
Sau khi xác định những điểm tương đồng và khác biệt về chế định chuẩn bị
phạm tội trong quy định pháp luật hình sự Việt Nam và các quốc gia được lựa chọn
so sánh, cần phải tiến hành giải thích nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt
đã được tìm ra. Cơ sở để lý giải nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt là
những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật như yếu tố kinh tế, chính trị, hành vi con
người… hoặc những yếu tố mang tính ngẫu nhiên tùy thuộc vào điều kiện và hoàn
cảnh của mỗi quốc gia.
Khi việc lý giải nguồn gốc của những tương đồng và khác biệt liên quan
đến quy định chuẩn bị phạm tội trong quy định pháp luật hình sự của các quốc gia
đã hồn tất, cần phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của các quy định về chuẩn
bị phạm tội trong pháp luật hình sự các quốc gia. Trên cơ sở đó, sử dụng các kết
quả so sánh luật chuẩn bị phạm tội để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về
quy định này.
1.2. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội

Theo Luật hình sự Việt Nam, các giai đoạn thực hiện phạm tội bao gồm:
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành. Trong đó, giai đoạn
chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình phạm tội, tuy chưa phải là thực


13
hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới mức độ nguy
hiểm của tội phạm. Vậy, chuẩn bị phạm tội là gì? Trước hết cần hiểu chuẩn bị là
làm sẵn cho cái cần thiết để làm cái gì, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện cần
thiết để làm một việc gì đó. Theo cách hiểu trên thì chuẩn bị phạm tội là làm sẵn
cho cái cần thiết để thực hiện tội phạm, tức là người thực hiện hành vi chuẩn bị
phạm tội mới chỉ có những hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội
phạm cụ thê chứ chưa thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đó.
Chẳng hạn, để giết A, B đã về nhà lấy con dao đem đi mài thật sắc; hay
trường hợp để trộm cắp được tài sản của nhà hàng xóm, C đã tiến hành thăm dị thói
quen sinh hoạt của gia đình hành xóm để lựa chọn thời điểm cũng như cách thức đột
nhập được vào nhà anh hàng xóm trộm cắp tài sàn một cách thuận lợi. Những hành
vi trên, hành vi mài dao của B, hành vi thăm dị thói quen sinh hoạt nhà hàng xóm
của C là những hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội chứ chưa phải là
hành vi giết người hay là hành vi trộm cắp tài sản. Chính vì vậy chuẩn bị phạm tội
là giai đoạn đầu, giai đoạn chuẩn bị, những điểu kiện cần thiết để thực hiện hành vi
phạm tội. Do đó, chuẩn bị phạm tội được coi là giai đoạn trong đó người phạm tội
có hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cụ thể được quy
định trong BLHS nhưng chưa bắt đẩu thực hiện tội phạm đó..
Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 quy định về khái niệm hành vi chuẩn bị
phạm tội như sau:
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều
109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

Từ những khái niệm nêu trên có thể thấy chuẩn bị phạm tội có một số đặc
điểm sau:
a. Thứ nhất chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tội cố ý.
Thơng thường một người sau khi có ý định phạm tội thì sẽ thể hiện ý định đó
ra ngoài thế giới khách quan qua các bước: chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội
phạm. Việc xuất hiện ý định phạm tội phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố
khách quan vào một người làm họ nảy sinh ý định phạm tội. Nói cách khác, họ đã
lựa chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu lợi ích của mình bằng việc thực hiện hành vi


14
đi ngược tại với lợi ích của xã hội. Sau khi có ý định phạm tội họ sẽ có các hoạt
động chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Người phạm
tội khi thấy có đủ điều kiện cần thiết sẽ bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
Tội phạm là hiện tượng xã hội bao gồm một thể thống nhất các yếu tố khách
quan và chủ quan, hình thành ý định phạm tội hoặc biểu lộ ý định phạm tội mới chỉ
thỏa mãn các dấu hiệu chủ quan hoặc chưa có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
nên không thể coi là tội phạm. Chính vi vậy, Luật hình sự Việt Nam khơng coi ý
định phạm tội (hoặc biểu lộ ý định phạm tội) là tội phạm và vì vậy chuẩn bị phạm
tội được coi là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm.
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn thực hiện tội phạm vì chuẩn bị phạm tội
có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
Thời điểm bắt đầu của chuẩn bị phạm tội là thời điểm người phạm tội bắt đầu
có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cụ thể sau
này. Những hành vi đó gắn liền khơng tách biệt với hành vi khách quan của tội
phạm song không phải là hành vi được mô tả trong câu thành tội phạm đó. Ví dụ, để
thực hiện được hành vi giết người A, B đã ra chợ mua con dao sau đó đem về nhà
mài thật sắc bén đế lúc chém A dễ chết hơn.
Thời điểm kết thúc của chuẩn bị phạm tội là trước lúc người phạm tội bắt
đầu thực hiện tội phạm, tức là trước lúc bắt đầu thực hiện hành vi khách quan của

tội phạm cụ thể hoặc trước lúc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.
Hành vi chuẩn bị phạm tội chưa trực tiếp làm biển đổi tình trạng của đối tượng tác
động của tội phạm. Nhưng với tính chất là tạo ra những điều kiện cần thiết cho
việc thực hiện tội phạm, hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành thể thống nhất với
hành vi thực hiện tội phạm và qua đó gây thiệt hại cho khách thể được luật hình sự
bảo vệ. Thiệt hại đó có xảy ra hay khơng và xảy ra như thế nào rõ ràng có sự phụ
thuộc nhất định vào hành vi chuẩn bị phạm tội. Việc chuẩn bị phạm tội như đã
nhấn mạnh càng chu đáo, càng cơng phu bao nhiêu thì hậu quả mà tội phạm gây ra
sẽ lớn bấy nhiêu.
b. Thứ hai, đây là những hành vi chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tội phạm.
Hành vi chuẩn bị phạm tội thường là: tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương
tiện phạm tội, lên kế hoạch hoặc là loại trừ trước những trở ngại khách quan như:
chuẩn bị xe máy để đi cướp giật, chuẩn bị dao để giết người, chuẩn bị thuốc nổ để


15
hủy hoại tài sản, chuẩn bị xăng để đốt nhà, chuẩn bị thuốc mê để người có tài sản
uổng nhằm chiếm đoạt tài sàn của họ, chuẩn bị giấy tờ giả mạo để lừa đảo...
Tìm kiếm cơng cụ, phương tiện thực hiện tội phạm là dùng bất kỳ biện pháp
nào để có những cơng cụ, phương tiện đó như mua, xin mượn, thậm chí trong nhiều
trượng hợp là trộm cắp.
Sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội được hiểu là tự chế tạo ra những
công cụ, phượng tiện mới như là làm súng, làm dao nhọn... hoặc thay đổi, sửa chữa
kích thước, hình dáng của những cơng cụ, phượng tiện sẵn có nhằm tạo ra điều kiện
thuận lợi hơn trong q trình sử dụng.
Sửa soạn cơng cụ và phương tiện phạm tội cùng có thể là hành vi tập sử dụng
các cơng cụ, phượng tiện đó sao cho chính xác và có hiệu quà cao như tập bắn, tập
cầm dao đâm, hoặc là mài dao thật sắc... Tất cả hành vi nói trên đều có sự chuẩn bị
rất kỳ lưỡng và rõ ràng để thực hiện hành vi phạm tội.
Chuẩn bị phạm tội có thể là hành vi việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực

hiện tội phạm như: chuẩn bị kế hoạch phạm tội; thăm dò địa điểm nhằm thực hiện
tội phạm; thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại: loại trừ bớt trờ ngại
khách quan để thực hiện tội phạm.
Chuẩn bị kế hoạch phạm tội như: bàn bạc, phân công trách nhiệm cho từng
người; kể hoạch tiêu thụ tài sản hay kể hoạch che giấu tội phạm... Dạng chuẩn bị
phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm được thực hiện có đồng phạm
hoặc có tổ chức. Tuy vậy, cùng có trường hợp, tội phạm chỉ do một người thực hiện
có sự chuẩn bị kể hoạch phạm tội.
Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa bắt tay vào việc
thực hiện hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể mà chỉ có các hoạt
động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Chuẩn bị phạm tội tuy
khơng cịn là phạm trù ý thức của người phạm tội mà ý định đó đã được thể hiện
bằng các hành động ra ngoài thể giới khách quan. Nhưng hành vi đó cũng chưa phải
là hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của tội phạm. Hành vi
chuẩn bị phạm tội chưa trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm. Do chưa
thực hiện hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nên hành vi chuẩn
bị phạm tội chưa xâm hại đến khách thể được luật hình sự bảo vệ mà mới chỉ đe dọa


16
xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ. Có thể hiểu là người phạm tội mới
hướng hành vi của mình vào một khách thể nhất định và đặt khách thể đó vào tình
trạng nguy hiểm.
Do người phạm tội chưa thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu
thành tội phạm nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chưa xảy ra.
Trường hợp bản thân hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội phạm khác
hồn thành thì hậu quả của tội phạm có thê xảy ra nhưng đó là tội phạm khác chứ
chưa phải là hậu quả của tội phạm mà người phạm tội đang chuẩn bị thực hiện.
c. Thứ ba, hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ xảy ra đối với những tội có lỗi cố ý

trực tiếp.
Theo Luật hình sự việt Nam, vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt
ra đối với những tội cố ý trực tiếp. Đối với những tội cố ý gián tiếp hay vơ ý chỉ có
thể có trường hợp có tội hoặc khơng có tội. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam từ trước
đến nay chỉ thừa nhận có giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp.
Trường hợp vô ý hay cố ý gián tiếp đều khơng có giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Việc khơng thừa nhận có giai đoạn chuẩn bị phạm tội ở các tội vơ ý là hồn
tồn rõ ràng. Trong trường hợp phạm tội này, chủ thể không mong muốn tội phạm
xảy ra mà cịn muốn nó khơng xảy ra. Vì vậy, khơng thể quy định có giai đoạn
chuẩn bị phạm tội để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về khả năng
dẫn đến tội phạm, điều mà bản thân họ không mong muốn khi quyết định thực hiện
hành vi phạm tội.
Trong trường hợp các tội có lỗi cố ý gián tiếp, về lý trí: người phạm tội nhận
thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước
hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. về ý chí: người phạm tội
khơng mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho
xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ, người
phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích khác. Vì vậy,
để đạt được mục đích này mà người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã
hội của hành vi do mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy
khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà
mình đã thấy trước xảy ra. Vì thế khơng thể có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và buộc
một người phải chịu trách nhiệm hình sự về khả năng dẫn đến tội phạm mà khơng
phải mục đích họ.


17
Trong trường hợp tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, về lý trí
người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,
thấy trước hậu quả của hành vi đó. Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả

nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Chính vì vậy, hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành thể
thống nhất với các hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội
phục vụ trực tiếp cho hậu quả tội phạm. Do đó, cần phải đặt ra giai đoạn chuẩn bị
phạm tội đối với những tội này. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tội cố ý trực
tiếp đểu có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội sẽ khơng có
khi người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó. Trong
trường hợp, các tội có lỗi cố ý trực tiếp mà người phạm tội không làm một việc mà
pháp luật yên cầu phải làm. Mặc dù có đủ điều kiện để làm thì cũng khơng có giai
đoạn chuẩn bị phạm tội. Các tội đó như: tội khơng cứu giúp người khác đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tội khơng tố giác tội phạm.
d. Thứ tư, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do
những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.
Đây là đặc điểm để phân biệt chuẩn bị phạm tội với tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội.
1.3. Các nội dung so sánh luật về chuẩn bị phạm tội
Xác định rõ các nội dung cần so sánh luật về chuẩn bị phạm tội là tiêu chí để
so sánh luật tại Chương 2 của Luận văn. Nội dung so sánh luật về chuẩn bị bao gồm
các nội dung sau:
- Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm chuẩn bị phạm tội
So sánh luật khái niệm, đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội giúp chúng
ta hiểu rõ nội hàm của khái niệm này trong luật hình sự các nước được thể hiện như
thế nào, từ đó chỉ ra các điểm tương đồng và khác biệt, qua đó nghiên cứu kinh
nghiệm các nước để hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
- Thứ hai, trách nhiệm hình sự của giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Trong nội dung này chúng ta nghiên cứu các vấn đề liên quan như: (1) phạm
vi chịu trách nhiệm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội; (2) Quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội.
Khái niệm chuẩn bị phạm tội và trách nhiệm hình sự của giai đoạn chuẩn bị
phạm tội là các nội dung cần phải so sánh luật về chuẩn bị phạm tội.



18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
So sánh luật chuẩn bị phạm tội là việc phân tích, đánh giá quy phạm pháp luật
về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam với các quy phạm pháp luật
về chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự của các quốc gia khác để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt, từ đó xác định khuynh hướng phát triển chung của
chế định này trên thế giới nhằm thực hiện công cuộc hội nhập quốc tế về mặt pháp
lý hình sự.
Chuẩn bị phạm tội là một trong những quy định đặc biệt được ghi nhận trong
pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng và pháp luật hình sự của tất cả các quốc gia
trên thế giới nói chung. Theo quy định tại Điều 4 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) thì chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm
tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều
109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
Hành vi chuẩn bị phạm tội khi đáp ứng được những điều kiện (đặc điểm) theo
quy định của pháp luật được nêu trong Chương 1.
Các vấn đề lý luận so sánh luật về chuẩn bị phạm tội là cơ sở (tiêu chí) để tác
giả thực hiện các nội dung so sánh tại Chương 2 của Luận văn.


19
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA, CỘNG HÒA BA LAN,
CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA VỚI
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
Như đã nghiên cứu tại Chương 1 của Luận văn, các nội dung chuẩn bị phạm
tội cần so sánh giữa luật hình sự Việt Nam với các luật hình sự các nước gồm có các

nội dung sau:
- Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm của chuẩn bị phạm tội.
- Thứ hai, trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội.
Trên cơ sở đó, tác giả lần lượt so sánh từng nội dung của chuẩn bị phạm tội
theo quy định của BLHS năm 2015 với luật hình sự của các nước trên thế giới.
2.1. So sánh khái niệm và đặc điểm của hành vi chuẩn bị phạm tội trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới với luật hình sự Việt Nam
Để nhận thúc sâu hơn, đây đủ hơn, toàn diện hơn, trên cơ sở đó để đánh giá
về mặt pháp luật đối với chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam và
để có thể học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của nước ngồi, nảy sinh nhu cầu và
tầm quan trọng của việc nghiên cứu chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình
sự của một số nước trên thế giới. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước
trên thể giới, chúng ta thấy rằng ở moi nước việc quy định khái niệm chuẩn bị phạm
tội trong Luật hình sự có sự khác nhau.
2.1.1. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hồ Liên
bang Nga
Pháp luật hình sự Cộng hồ Liên bang Nga hiện hành là sự phát triển tiếp nối
của pháp luật hình sự Liên bang Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Xơ viết trước đây. Tuy
đã có sự đổi mới đáng kể về nội dung và kỹ thuật lập pháp, song có thể nói, nhiều
dấu ấn của truyền thống Xơ-viết vẫn cịn tương đối rõ nét trong luật hình sự Nga
hiện nay.
BLHS Nga là nguồn chính của Luật Liên bang Nga liên quan đến các tội hình
sự. BLHS mới thay thế bộ luật tương tự của Liên Xô năm 1960. Những thay đổi
chính liên quan đến tội phạm kinh tế và tội phạm tài sản. BLHS Liên bang Nga


×