Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHO NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 197 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------

ĐỖ THỊ NÂNG

“CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHO NINH THUẬN”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

ĐỖ THỊ NÂNG

“CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHO NINH THUẬN”

Ngành

: Kinh tế Phát triển

Mã số


: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trần Công Sách
2. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Thị Nâng

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ
VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NƠNG SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ................... 16
1.1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI...... 16
1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu đưa ra định nghĩa về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị

nông sản ........................................................................................................................... 16
1.1.2 Những cơng trình nghiên cứu chỉ ra các vấn đề cần quan tâm của chuỗi giá trị
nông sản trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ............................ 17
1.1.3 Những cơng trình nghiên cứu chỉ ra những nội dung phân tích chuỗi giá trị
nơng sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................ 19
1.1.4. Những cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị nơng sản bền vững ................. 19
1.1.5 Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị nho trên thế giới
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................ 21
1.2 TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ
TRỊ NÔNG SẢN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ NHO ĐÃ CÔNG BỐ Ở VIỆT NAM ... 22
1.2.1 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản Việt Nam .. 22
1.2.2 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .... 24
1.3 NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ
ĐƯỢC GIẢI QUYẾT, KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG LỰA
CHỌN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 25
1.3.1 Những nội dung liên quan đã được các cơng trình nghiên cứu trên thế giới giải
quyết ................................................................................................................................. 25
1.3.2 Những nội dung liên quan đã được các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam giải
quyết ................................................................................................................................. 25
1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 26
1.3.4 Lựa chọn nội dung nghiên cứu của đề tài luận án .............................................. 26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG
SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................ 28
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO CHUỖI
GIÁ TRỊ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ......................................................... 28
2.1.1 Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................... 28
2.1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................... 28

ii



2.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................ 29
2.2 KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................................. 32
2.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị .......................................................................................... 32
2.2.2 Phân loại chuỗi giá trị ................................................................................ 32
2.2.3 Khái niệm về chuỗi giá trị nông sản, chủ thể và liên kết giữa các chủ thể trong
chuỗi giá trị nông sản ...................................................................................................... 35
2.2.4 Đặc điểm và xu hướng phát triển của chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................ 40
2.2.4.2 Xu hướng phát triển chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập ........ 42
2.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ............................................................. 43
2.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ............. 43
2.3.2 Những yếu tố thuộc về đặc điểm tự nhiên ......................................................... 51
2.3.3 Những yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật............................................ 51
2.3.4 Những yếu tố thuộc về thế chế chính sách của nhà nước và của địa phương . 54
2.3.5 Những yếu tố thuộc về các bên tham gia chuỗi giá trị ....................................... 56
2.4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NƠNG SẢN ................................................. 58
2.4.1 Lập bản đồ chuỗi giá trị ........................................................................................ 58
2.4.2 Lượng hóa bản đồ chuỗi cơ sở ............................................................................. 58
2.4.3 Phân tích các mối liên kết trong chuỗi giá trị...................................................... 59
2.4.4 Phân tích giá trị gia tăng của chuỗi giá trị nơng sản ........................................... 60
2.4.5 Phân tích thị trường sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị nông sản ............... 61
2.4.6 Khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị nơng sản ............................................... 62
2.5. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI ............................... 63
2.5.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ................................................. 64

2.5.2 Một số bài học cho Việt Nam............................................................................... 66
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................... 69
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, VÀ
NGÀNH TRỒNG NHO TỈNH NINH THUẬN.................................................... 69
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận............................... 69
3.1.2 Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận .............................. 71
3.1.3 Khái quát ngành nho tỉnh Ninh Thuận ................................................................ 72

iii


3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...................................... 78
3.2.1 Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.................................................... 78
3.2.2 Phân tích thực trạng và liên kết trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................ 81
3.2.3 Đánh giá giá trị gia tăng ở các khâu của chuỗi giá trị nho Ninh Thuận ......... 105
3.2.4 Thực trạng tham gia của các tác nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ CGT nho Ninh
Thuận.............................................................................................................................. 114
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN .................................. 114
3.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế ở khâu cung cấp đầu vào .................................................................... 115
3.3.2 Đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế ở khâu sản xuất .................................................................................... 119
3.3.3 Đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế ở khâu thu gom, sơ chế, chế biến ...................................................... 123
3.3.4 Đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế ở khâu thương mại và tiêu dùng ........................................................ 126
3.3.5 Đánh giá về vai trò của các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .... 128
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ........................................ 130
4.1 BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI
GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN TRONG THỜI KỲ TỚI ................................... 130
4.1.1 Bối cảnh hội nhập kinh tê quốc tế ...................................................................... 130
4.1.2 Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 130
4.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ
TRỊ NHO NINH THUẬN ................................................................................... 135
4.2.1 Quan điểm ............................................................................................................ 135
4.2.2 Mục tiêu ............................................................................................................... 136
4.2.3 Định hướng .......................................................................................................... 136
4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN ......... 137
4.3.1 Nhóm giải pháp chung ....................................................................................... 137
4.3.2. Giải pháp cụ thể ở từng khâu và từng nhóm tác nhân .................................... 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 152
Tiếng Việt ............................................................................................................ 152
Tiếng Anh ............................................................................................................ 158
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 162

iv


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ADB

:

Ngân hàng phát triển Châu Á


BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CDĐL

:

Chỉ dẫn địa lý

CGT

:

Chuỗi giá trị

CSDP

:

Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển bền vững


DN

:

Doanh nghiệp

KTQT

:

Kinh tế quốc tế

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

GCN

:

Giấy chứng nhận

LKKT

:

Liên kết kinh tế


NN

:

Nông nghiệp

NXB

:

Nhà xuất bản

PTNN

:

Phát triển nông nghiệp

PTNT

:

Phát triển nông thôn

PR-TC

:

Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm


TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

VSATTP

:

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VTNN

:

Vật tư nơng nghiệp

v


Tiếng Anh

ASEAN

:

Association of Southeast Asian Nations

CPTPP


:

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership

FAO

:

Food and Agricultural Organization

FTA

:

Free Trade Agreement

EVFTA

:

European-Vietnam Free Trade Agreement

GAP

:

Good Agriculture Practices


GMP

:

Good Manufacturing Practices

GTZ

:

Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit

IFAD

:

International Fund for Agricultural Development

IFAMA

:

International Food and Agribusiness Management Association

IISD

:

International Institute for Sustainable Development


ITC

:

International Trade Centre

LIDCs

:

Low Income Developing Countries

MRLs

:

Maximum residue levels

ODI

:

Overseas Development Institute

USAID:

:

United States Agency for International Development


UNIDO

:

United Nation Industry Development Organization

MPI-GTZ

:

Ministry of Planning and Investment – GTZ: Program for the

SME
SRDP

Development of Small and Medium Enterprises
:

Sustainable Rural Development Project for the Poor

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các chỉ số tính chi phí và lợi nhuận của hộ nông dân trồng nho ................11
Bảng 2: Các chỉ số tính chi phí và lợi nhuận của tác nhân thu mua, thương mại .....11
Bảng 3.1a: Năng suất, sản lượng nho tươi thu hoạch qua các năm ..............................75
Bảng 3.1b: Sản lượng nho tươi xuất- nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2016-2021 76
Biểu đồ 3.3c: Tỷ lệ sản lượng nho tươi nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia giai
đoạn 2019-2021 .........................................................................................................77

Bảng 3.2: Quy mô của các đại lý vật tư nông nghiệp ...............................................84
Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ mua vật tư trả sau .......................................................................85
Bảng 3.4: Quy mô sản xuất của hộ trồng nho ...........................................................87
Bảng 3.6: Tài sản và hoạt động của các nhóm tác nhân khâu thu gom ...................93
Liên kết dọc: ............................................................................................................101
Bảng 3.7: Hiệu quả sản xuất của hộ trồng nho .....................................................107
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh doanh của các tác nhân khâu thu gom ............................109
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh doanh của các tác nhân khâu thương mại ......................111
Bảng 3.10: Tỷ trọng đóng góp vào giá bán cuối cùng của Nông dân .....................112
Bảng 3.11: Tỷ trọng giá trị gia tăng hộ nông dân tạo ra trong tổng GTGT ............112

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Diện tích gieo trồng nho của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2021 ..73
Biểu đồ 3.2: Phân bố diện tích trồng nho theo địa phương năm 2021 ......................73
Biểu đồ 3.3a: Tỷ lệ diện tích gieo trồng CAQ tỉnh Ninh Thuận năm 2021 .........74
Biểu đồ 3.3b: Diện tích cây ăn quả tỉnh Ninh Thuận qua các năm (ha) ...............74
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hộ tham gia liên kết và khơng tham gia liên kết HTX/Nhóm ....90
Biểu đồ 3.5: Lý do hộ trồng nho không tham gia vào HTX ......................................91
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ người tiêu dùng trả lời về sự sẵn có của nho Ninh Thuận ...103
Biểu đồ 3.6: Lý do người tiêu dùng chọn mua nho Ninh Thuận.............................104
Biểu đồ 3.7: So sánh hiệu quả sản xuất giữa hộ tham gia HTX/Nhóm với hộ khơng
tham gia HTX/Nhóm..................................................................................................106

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 1: Khung thiết kế nghiên cứu của đề tài luận án .............................................13
Sơ đồ 2.1: Các thành phần của tổng giá trị do chuỗi giá trị tạo ra ............................60
Sơ đồ 2.2: Phân phối giá trị gia tăng giữa các nhà vận hành chuỗi ..........................61
Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị nơng sản ....................................63
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .......................................80
Sơ đồ 3.2: Liên kết giữa tác nhân cung cấp giống nho với hộ trồng nho .................83
Sơ đồ 3.3: Liên kết giữa tác nhân cung cấp vật tư nông nghiệp với hộ trồng nho ...85
Sơ đồ 3.4: Liên kết của các tác nhân sản xuất trong CGT nho Ninh Thuận .............88
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ liên kết tại khâu thu gom trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận ......94
Sơ đồ 3.6 : Mơ hình liên kết của doanh nghiệp thu mua trong CGT nho .................97
Sơ đồ 3.7: Mơ hình liên kết của doanh nghiệp sản xuất-thu mua-chế biến-du lịch
sinh thái .....................................................................................................................98
Sơ đồ 3.8: Sự tham gia vào chuỗi giá trị nho của các tác nhân thương mại ...........102
Sơ đồ 4.1: Liên kết Nông dân-Hợp tác xã/Nhóm/Hội......................................................... 144
Sơ đồ 4.2: Liên kết Nơng dân-Doanh nghiệp ...................................................................... 145
Sơ đồ 4.3: Liên kết Nơng dân-HTX/Nhóm/Hội - Doanh nghiệp ....................................... 146
Hộp 3.1: Khó khăn của HTX nho Ninh Thuận .........................................................90

ix


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Từ nửa cuối của thế kỷ XX đến nay, nền kinh tế thế giới đi theo xu hướng tồn
cầu hóa ngày càng sâu rộng, nhất là về kinh tế và thương mại gắn liền với sự phát
triển của Khoa học công nghệ và thơng tin viễn thơng. Tính cạnh tranh ngày càng
khốc liệt từ quá trình này đã dẫn dắt các nền kinh tế nói chung và mỗi địa phương,
doanh nghiệp hay nơng dân nói riêng từng bước có sự liên kết ngày càng chặt chẽ
với nhau từ đó hình thành nên các chuỗi giá trị sản phẩm. Quá trình này cũng tác

động sâu rộng tới nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới. Kể từ sau Đổi
mới (1986) đến nay, chúng ta đã từng bước mở cửa nền kinh tế và ngày càng hội
nhập sâu rộng, coi đây như là một động lực quan trọng cho phát triển bền vững nền
kinh tế quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu phát triển mới cũng như tiếp tục thực hiện các
mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X ngày 05/ 8/2008 về tam
nơng, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 để
thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững”. Trong đề án này đã chỉ rõ ngành trồng trọt được tái cơ cấu
theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và
tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng,
miền. Nhằm củng cố cho hướng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị
đáp ứng nhu cầu hội nhập trong những năm tiếp theo của Việt Nam, Quyết định
1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 về “Quyết định phê duyệt Kế hoạch cơ
cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020”; Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17
tháng 7 năm 2019 về “Nghị quyết về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an tồn và bền vững” đã ra đời . Bên cạnh
đó, nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết, và gần đây
nhất là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Châu Âu (EVFTA),
càng mở rộng hơn cánh cửa xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nói chung và xuất khẩu
nơng sản, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức cạnh tranh cho nông sản
Việt Nam, ngay cả ở thị trường nội địa.
Nho là loại quả được tiêu dùng phổ biến ở trong và ngoài nước. Tại Việt Nam,
cây nho được trồng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận: chiếm 91,65% tổng diện tích và

1


98,06% tổng sản lượng nho cả nước (NGTK Ninh Thuận 2021, NGTK Việt Nam
2021). Mặc dù cây nho đã được trồng thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy

nhiên, Ninh Thuận là tỉnh có quy mơ và kinh nghiệm trồng nho theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn nhất ở Việt Nam. Sản phẩm nho Ninh Thuận một phần được xuất
khẩu đi một số thị trường truyền thống, còn lại phần lớn sản lượng nho tươi chủ yếu
được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành trong nước. Đối với tỉnh Ninh Thuận, nho
được đánh giá là một trong 06 mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh dựa trên 6 tiêu
chí, gồm 3 tiêu chí về kinh tế, 2 tiêu chí về xã hội, và 1 tiêu chí mơi trường (Quyết
định số 740/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 09/5/2019). Đối với
nhiều hộ nông dân, trồng nho vừa là văn hóa, vừa là sinh kế, việc làm và tạo ra
nguồn thu nhập chính của hộ, đối với tỉnh Ninh Thuận, nho là một đặc sản có danh
tiếng trên thị trường.
Nho Ninh Thuận cũng chịu những tác động đáng kể từ bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam triển khai tự do hóa thương mại với nhiều nước như
Nga, các nước châu Âu, Úc, New Zealand, Mỹ, và Trung Quốc, thì nho Ninh Thuận
càng chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn khi nho từ các quốc gia này có thể thâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh đó, trong những năm vừa qua, tỉnh
Ninh Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khuyến khích nơng dân trồng nho theo
mơ hình liên kết thành trang trại lớn nhằm đưa khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản
xuất. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy ngành nho Ninh Thuận đang tồn tại nhiều vấn đề
làm ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm như: Nhiều hộ nông dân
trồng nho với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu liên kết theo Hợp
tác xã (HTX), nhóm, hoặc liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; khâu thu hoạch,
sơ chế, bảo quản, đóng gói cịn khá thơ sơ và chủ yếu làm thủ công; các sản phẩm chế
biến chủ yếu được làm thủ công với quy mô nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, các điều kiện hạ tầng
chung chưa được đầu tư thích đáng, các dịch vụ logistics cịn hạn chế và có chi phí cao,
sự phân bổ lợi ích theo chuỗi còn nhiều vấn đề đặt ra khiến cho sản xuất bấp bênh, thu
nhập của hộ sản xuất còn thấp, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của địa phương
đối với ngành trồng nho,...
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, thơng qua cách tiếp cận phân
tích chuỗi giá trị, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chuỗi giá trị nông sản của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu trường hợp nho Ninh Thuận”

làm luận án tiến sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Mã số 9.31.01.05, với

2


mong muốn tiếp tục đóng góp về lý luận và thực tiễn về sự phát triển nông nghiệp
theo chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị nho Ninh Thuận nói riêng, làm căn cứ
cho gợi ý quan điểm, giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện điều tra, phân tích,
đánh giá thực trạng chuỗi giá trị nho Ninh Thuận làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn
thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong
những năm tiếp theo.
2.2 Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nông sản trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
(2) Khảo sát, phân tích thực trạng chuỗi giá trị nho Ninh Thuận; Đánh giá kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
(3) Đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chuỗi giá
trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nông sản và chuỗi
giá trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 2015-2020;
+ Thời gian dữ liệu nghiên cứu: Thời gian lấy số liệu sơ cấp: Khảo sát thực địa
về chuỗi giá trị nho Ninh Thuận năm 2018. Thời gian số liệu thứ cấp: Số liệu thống
kê từ Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận; Niên giám thống kê Việt Nam (Tổng
cục thống kê) các năm từ năm 2014-2021; Số liệu thống kê của Trung tâm Thương
mại Quốc tế (International Trade Center) từ năm 2013-2021.
- Phạm vi không gian: Ninh Thuận và một số tỉnh thành khác

3


+ Tỉnh Ninh Thuận: Nhằm khảo sát thu thập dữ liệu thực địa từ các tác nhân
cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom và thương mại trong tỉnh, sự tham gia của cơ
quan quản lý và các dịch vụ vận hành CGT nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
+ Tỉnh thành khác: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,…: nhằm thu
thập các dữ liệu thực địa từ các nhóm tác nhân khâu thương mại, bao gồm cửa hàng,
siêu thị, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng sản phẩm nho Ninh Thuận
- Phạm vi nội dung:
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị nho tươi của tỉnh
Ninh Thuận, bao gồm xác định các tác nhân của chuỗi, lập sơ đồ chuỗi nho tổng
quát và các sơ đồ chi tiết; phân tích thực trạng và nguyên nhân các mối liên kết giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị; phân tích hiệu quả hoạt động chuỗi thông qua đánh
giá giá trị gia tăng của từng nhóm tác nhân trong chuỗi; phân tích ngun nhân tác
động đến hiệu quả hoạt động của chuỗi và thu nhập của hộ nông dân trồng nho; đề
xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1) Thiết kế các bước nghiên cứu đề tài luận án
Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận án, NCS thực hiện nghiên cứu theo trình
tự các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện tổng quan tài liệu trong và ngồi nước, từ đó phát hiện và
quyết định vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án, lựa chọn phương pháp tiếp cận
nghiên cứu và các phương pháp thu thập dữ liệu
Bước 2: Tiến hành khảo sát sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu tỉnh Ninh Thuận
nhằm thu thập đánh giá ban đầu về chuỗi giá trị, làm cơ sở để xác định đối tượng và
thiết kế các phiếu khảo sát thực địa chuỗi giá trị nho Ninh Thuận;
Bước 3: Tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp thông
qua các phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực địa tại tỉnh Ninh Thuận và
tại một số thị trường nho Ninh Thuận;
Bước 4: Tổng hợp dữ liệu và viết báo cáo, phân tích và đánh giá chuỗi giá trị
nho Ninh Thuận, đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
(2) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án
Đề tài luận án áp dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận nghiên cứu sau:

4


-

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị:
Phương pháp tiếp cận này được giới thiệu lần đầu tiên bởi tác giả Michael

Porter (1985) để xem xét quá trình một sản phẩm được tạo ra và đến tay người tiêu
dùng phải đi qua hàng loạt các khâu gắn kết với nhau thành một chuỗi, và qua mỗi
khâu thì giá trị của sản phẩm được tăng thêm. Theo đó, việc đặt trọng tâm vào một
ngành hay chuỗi giá trị cụ thể cho phép nhìn nhận tất cả các mối liên kết kinh doanh
dẫn đến thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng. Tiếp cận phân tích chuỗi giá trị
trong nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận nhằm phân tích thực trạng về các tác
nhân vận hành chuỗi (tác nhân bên trong), các tác nhân hỗ trợ chuỗi và các tác nhân

cung cấp các dịch vụ vận hành chuỗi (tác nhân bên ngoài); nghiên cứu mối liên kết
ngang và liên kết dọc bên trong chuỗi dọc theo các khâu của chuỗi; đánh giá những
kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế làm căn cứ đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
-

Phương pháp tiếp cận phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ
(LRED) – còn gọi là tiếp cận phát triển kinh tế vùng, miền:
Cách tiếp cận này đặt ra các mục tiêu chủ yếu là tạo ra những điều kiện khung

thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại một địa phương cụ thể, gỡ bỏ các rào
cản về hành chính, tăng cường tính cạnh tranh của địa phương để thu hút các nhà
đầu tư mới, củng cố các doanh nghiệp địa phương và các chu kỳ kinh doanh ở địa
phương. LRED giúp cho các bên liên quan của vùng, miền thực hiện những sáng
kiến để cùng thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương dựa trên tiềm năng phát triển
kinh tế, các nguồn lực và điều kiện thể chế của vùng miền đó. Ứng dụng tiếp cận
này trong phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận những đặc thù về điều kiện tự
nhiên, về cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách phát triển kinh tế-xã hội,… Đây là
những yếu tố có thể tạo thuận lợi hoặc là những rào cản cho phát triển kinh tế-xã
hội nói chung cũng như đối với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận nói riêng. Một khi
những nhân tố này được giải quyết thỏa đáng sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho tỉnh
Ninh Thuận nói chung và cho sản phẩm nho nói riêng.
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Trong nền kinh tế nói chung và trong ngành nho tỉnh Ninh Thuận nói riêng,

mọi yếu tố cấu thành đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, sự thay đổi ở
một thành phần này đều dẫn đến sự thay đổi ở thành phần khác và có thể dẫn đến sự


5


thay đổi của cả hệ thống. Ứng dụng tiếp cận nghiên cứu hệ thống trong nghiên cứu
đề tài luận án nhằm làm rõ các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
nho Ninh Thuận, đồng thời xem xét mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân bên
trong chuỗi với các tác nhân bên ngoài chuỗi.
-

Phương pháp tiếp cận phát triển bền vững:
Tiếp cận phát triển bền vững là cách tiếp cận địi hỏi q trình phát triển phải

đạt được sự kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu: Bền vững về mặt kinh tế (tính tăng
trưởng, ổn định, và hiệu quả), bền vững về mặt xã hội (giữ gìn bản sắc văn hóa, cơ
hội và khả năng tiếp cận, và ổn định xã hội), và bền vững về môi trường (sử dụng
hiệu quả và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thành phần môi trường,
bảo vệ đa dạng sinh học và khả năng chuyển hóa). Để phát triển bền vững chuỗi giá
trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cần xem xét các khía
cạnh như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng đóng góp của ngành nho
đối với kinh tế địa phương (bền vững về kinh tế), nâng cao đến chất lượng, vệ sinh
an tồn thực phẩm, bảo vệ đất đai và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) (bền
vững về mơi trường), và gia tăng giá trị, phân phối công bằng, gia tăng việc làm,
nâng cao thu nhập cho người trồng nho,… (bền vững về xã hội).
(3) Phương pháp thu thập, tổng hợp, và phân tích dữ liệu
(a) Thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận
án: Các nghiên cứu cơ bản về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị nông sản trên thế giới bởi
các tác giả; Các ứng dụng và hướng dẫn tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn bởi các tổ chức và các quốc gia trên thế giới. Tài liệu

được thu thập từ các trang Web, từ Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội, Thư viện của Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách
Nơng nghiệp và PTNT,…
- Thu thập và tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo, bài viết đã
công bố về hiện trạng phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam.
- Thu thập số liệu về sản xuất và thương mại nho tươi của Việt Nam từ các số
liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) của Trung tâm thương mại quốc
tế (ITC), và từ Niên giám thống kê của Việt Nam các năm từ 2014 đến năm 2021.

6


- Thu thập các báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận, niên giám
thống kê tỉnh NinhThuận các năm 2014-2021, các cơng trình nghiên cứu về cây nho
Ninh Thuận đến năm 2021.
(b) Thu thập dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án bao
gồm các thông tin về thực trạng và hoạt động của các tác nhân vận hành chuỗi giá
trị nho Ninh Thuận, các thông tin liên quan đến các tác nhân hỗ trợ chuỗi và các
điều kiện đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, và các thông tin về các tác nhân cung cấp
dịch vụ vận hành chuỗi giá trị. NCS đã sử dụng tổng hợp các kỹ thuật thu thập dữ
liệu sơ cấp bằng những phương pháp: Khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc, phỏng
vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia, phát phiếu khảo sát trên ứng dụng google form, quan
sát,… Phương pháp chọn mẫu để khảo sát chủ yếu được chọn theo phương pháp
khơng xác suất: chọn mẫu có chủ đích và chọn mẫu thuận tiện.
Cụ thể quá trình dữ liệu sơ cấp được tiến hành như sau:
Thứ nhất, thu thập thông tin từ các nhóm tác nhân vận hành chuỗi giá trị:
gồm 5 nhóm thuộc 5 mắt xích của chuỗi giá trị nho Ninh Thuận như sau:
- Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào:
+ Tác nhân cung cấp giống nho: NCS tiến hành khảo sát 2 Trung tâm và 1 hộ

gia đình sản xuất và cung ứng giống nho Ninh Thuận. Trong đó, 2 Trung tâm là cơ
quan nghiên cứu thuộc khu vực cơng, đóng vai trị quan trọng trong nghiên cứu, thử
nghiệm, sản xuất và cung ứng các giống nho, nên NCS tiến hành phỏng vấn các
chuyên gia của hai Trung tâm này. Đối với khu vực hộ tư nhân, NCS lựa chọn 1 hộ
chuyên sản xuất giống nho trên địa bàn tỉnh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu. Bên
cạnh đó, các thơng tin liên quan đến khâu cung ứng giống nho, NCS cũng tiến hành
khảo sát từ hộ nông dân trồng nho nhằm thu thập dữ liệu về sự lựa chọn giống nho
của hộ (Danh sách người cung cấp thông tin được ghi trong phụ lục 1)
+ Tác nhân cung cấp vật tư nông nghiệp: Các vật tư phục vụ cho sản xuất nho
gồm có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và một số vật liệu khác. Thông thường hộ
nông dân sẽ mua các vật tư này tại các đại lý tại địa phương. Để thu thập các dữ liệu
về khâu cung cấp vật tư nông nghiệp của chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, NCS đã
thực hiện khảo sát 5 đại lý vật tư nông nghiệp nằm trong vùng trồng nho của tỉnh.
Những đại lý này được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện: khi

7


khảo sát hộ nơng dân ở địa bàn nào thì sẽ khảo sát đại lý vật tư nông nghiệp tại địa
bàn đó. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn
sâu. (Danh sách người cung cấp thông tin được ghi trong phụ lục 2)
- Nhóm tác nhân sản xuất (hộ nơng dân trồng nho - khâu sản xuất):
Do vùng trồng nho Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở 3 huyện, đó là thành phố
Phan Rang-Tháp Chàm (chiếm 21,87% tổng diện tích), huyện Ninh Hải (32,84% )
và huyện Ninh Phước (34,81%), vì vậy các hộ được lựa chọn có chủ đích ở cả 3
vùng này, và khi đến các thơn thì lựa chọn các hộ theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện: Hộ nào có người ở nhà, hoặc đang làm việc tại vườn nho thì vào khảo
sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu, quan sát, trải nghiệm.
Tổng số mẫu thu về 111 hộ nơng dân trồng nho, trong đó có 70 hộ trồng nho đỏ và

41 hộ trồng nho xanh (Chi tiết danh sách các hộ tại phụ lục 1)
- Nhóm tác nhân thu mua tại tỉnh Ninh Thuận (khâu thu gom):
Nhóm tác nhân tham gia vào khâu thu mua trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
gồm có thương lái, vựa nho, và doanh nghiệp. Vì trên địa bàn có 3 doanh nghiệp
tham gia vào chuỗi nho, đồng thời NCS muốn tìm hiểu sâu hơn về sự tham gia của
các doanh nghiệp vào chuỗi nên đã lựa chọn khảo sát cả 3 doanh nghiệp. Đối với
thương lái và vựa nho, NCS chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện,
kết quả khảo sát được 7 thương lái và 3 vựa nho. NCS thực hiện khảo sát bằng
bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu (Danh sách người cung cấp thông
tin được ghi trong phụ lục 3)
- Nhóm tác nhân bán bn và bán lẻ (khâu thương mại):
Nho tươi Ninh Thuận là sản phẩm hàng hóa được bán ra nhiều tỉnh thành
trong cả nước, nhất là ở các trung tâm thành thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, thành
phố Hồ Chí Minh,… Để tìm hiểu các thông tin liên quan đến khâu thương mại của
chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, NCS lựa chọn khảo sát 5 nhà bán buôn và bán lẻ tại
Hà Nội và Hải Phòng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện, khảo
sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn sâu, kết hợp với quan sát (Danh sách
người cung cấp thơng tin được ghi trong phụ lục 4)
- Nhóm tác nhân người tiêu dùng:
NCS tiến hành khảo sát người tiêu dùng nhằm thu thập các thông tin sơ cấp
phục vụ cho mục đích tìm hiểu về những đánh giá của người tiêu dùng đối với chất
lượng, sự sẵn có, những ưu điểm và hạn chế của sản phẩm nho Ninh Thuận. Như đã

8


đề cập ở trên, nho Ninh Thuận được tiêu thụ rộng khắp ở nhiều tỉnh thành trong cả
nước, vì vậy, NCS tiến hành thu thập thông tin người tiêu dùng bằng phương pháp
khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc dưới hình thức phát phiếu google form qua
email. Kết quả thu thập được 71 phiếu trả lời từ người tiêu dùng ở các tỉnh thành:

Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bắc Giang,
trong đó chủ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. (Danh sách
người cung cấp thơng tin được ghi trong phụ lục 5).
Thứ hai, thu thập thông tin từ các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị: Nhóm này
được hiểu là các cơ quan nhà nước, các hiệp hội,… không tham gia trực tiếp vào các
hoạt động tại từng khâu của chuỗi nhưng lại có tác động tới sự hoạt động của chuỗi.
NCS thu thập thông tin từ nhóm tác nhân này nhằm phân tích về các hỗ trợ chuỗi giá trị
từ phía các cơ quan nhà nước, các ban ngành, hiệp hội, các hỗ trợ về KHKT, thị
trường, … Đối tượng cung cấp thông tin gồm: Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn
của Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận; Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận; Cán bộ của Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận; Cán
bộ Viện ứng dụng công nghệ sau thu hoạch; Cán bộ Viện nghiên cứu Bông và Phát
triển nông nghiệp Nha Hố ( Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam-Bộ Nông nghiệp).
Để thu thập thông tin, NCS chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi bán
cấu trúc kết hợp phỏng vấn sâu, và lấy ý kiến chuyên gia.
Thứ ba, thu thập thông tin về các tác nhân cung cấp dịch vụ vận hành
chuỗi giá trị: Các nhà cung cấp dịch vụ vận hành chuỗi giá trị là người cung cấp
các dịch vụ trực tiếp thực hiện các chức năng của chuỗi, thay mặt cho các nhà vận
hành chuỗi hoạc có liên hệ trực tiếp với nhà vận hành. Đối với ngành nho, có hai
dịch vụ vận hành chuỗi chủ yếu, đó là dịch vụ cung cấp bao bì đóng gói và dịch vụ
vận chuyển. NCS khơng thu thập thông tin trực tiếp từ các nhà cung cấp các dịch vụ
này, mà thu thập từ những tác nhân sử dụng các dịch vụ này, đó là các thương lái,
vựa nho, doanh nghiệp, và người bán buôn.
(c) Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin
NCS thực hiện tổng hợp các tài liệu liên quan bằng cách sắp xếp theo các
nhóm nội dung và theo trình tự thời gian; Sử dụng phần mềm excell để tổng hợp và
xử lý các số liệu điều tra thực địa; Trình bày số liệu và các thơng tin thu thập được
bằng các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, hộp trích dẫn câu trả lời phỏng vấn.
- Tổng hợp và xử lý dữ liệu:


9


+ Tổng hợp theo nhóm các vấn đề liên quan đến đề tài luận án các tài liệu thứ
cấp nhằm thấy được lịch sử tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị nơng sản, và tìm ra các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Sử dụng phần mềm Excell để tổng hợp và xử lý số liệu sơ cấp từ các số liệu điều
tra hộ nông dân trồng nho, người thu gom, các tác nhân thương mại và người tiêu dùng
-

Trình bày số liệu:

+ Bằng vẽ sơ đồ chuỗi tổng quát, vẽ sơ đồ chuỗi từng phần, ở mỗi sơ đồ thể
hiện các tác nhân trong chuỗi; sự tham gia và liên kết giữa các nhóm tác nhân của
chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.
+ Trình bày số liệu trên bảng số liệu, biểu đồ; hộp trích dẫn,…
(d) Phương pháp phân tích
Để phân tích các tài liệu, NCS đã sử dụng một số phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: NCS sử dụng các số liệu tuyệt đối, tương đối,
bình qn nhằm mơ tả về quy mơ sản xuất, kinh doanh của các nhóm tác nhân vận
hành chuỗi giá trị nho Ninh Thuận; đánh giá và tìm ngun nhân giải thích cho các
dữ liệu này, làm căn cứ đề xuất giải pháp cho chuỗi giá trị Ninh Thuận.
- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê tuyệt đối,
tương đối nhằm so sánh quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh giữa các
nhóm tác nhân: như giữa nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với nhóm khơng
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm sản xuất quy mơ lớn với nhóm sản xuất
quy mơ nhỏ; nhóm doanh nghiệp với vựa nho,… Từ đó đánh giá sự khác biệt, phân
tích ngun nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm tác nhân.
- Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận: Phương pháp này nhằm hạch
tốn chi phí sản xuất kinh doanh của các nhóm tác nhân, từ đó tính ra lợi nhuận thu

được từ từng nhóm tác nhân dọc theo các mắt xích của CGT nho Ninh Thuận.
Phương pháp này giúp NCS nắm bắt được các thành phần của chi phí trung gian,
các thành phần tạo ra giá trị gia tăng và so sánh các thành phần chi phí, GTGT, lợi
nhuận giữa các nhóm tác nhân với nhau,… Cơng thức phân tích chi phí và lợi nhuận
được áp dụng trong nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1 và Bảng 2.

10


Bảng 1: Các chỉ số tính chi phí và lợi nhuận của hộ nơng dân trồng nho
STT
1

2

3

Thành
phần
Tổng giá
trị
sản
xuất
Chi phí
trung
gian
Giá
trị
gia tăng



hiệu
GO

IC

VA

Diễn giải thành phần và cách tính
GO là giá bán ra
GO = IC + VA
IC = Chi phí phân bón hữu cơ + Chi phí phân bón hữu cơ
+ Chi phí thuốc BVTV+ Chi phí nguyên nhiên, vật liệu
khác
(1)VA = GO – IC
VA = Chi phí thuê lao động + Chi phí lao động gia đình
+ Chi phí th đất + Khấu hao + Lãi ròng
(2)Lãi gộp = VA – Chi phí thuê lao động – Chi phí thuê đất
Lãi gộp = Chi phí lao động gia đình + Khấu hao + Lãi
ròng
(3)Lãi ròng = Lãi gộp – Khấu hao – Chi phí lao động gia
đình

Bảng 2: Các chỉ số tính chi phí và lợi nhuận của tác nhân thu mua, thương mại
Thành

STT
Diễn giải thành phần và cách tính
phần
hiệu

Tổng
GO là giá bán ra
1
giá trị GO
GO = IC + VA
sản xuất
Chi phí
IC = Giá mua vào + Chi phí bao bì, vật liệu + Chi phí
2
trung
IC
nhiên liệu + Chi phí vận chuyển + Chi phí hao hụt
gian
VA = GO – IC
VA = Chi phí thuê lao động + Chi phí thuê đất + Khấu
hao + Chi phí lãi vay + Lãi rịng
Giá trị
3
VA Lãi gộp = VA – Chi phí thuê lao động – Chi phí thuê đất
gia tăng
– Chi phí lãi vay
Lãi ròng = Lãi gộp – Khấu hao – Chi phí lao động gia
đình

11


(e) Khung thiết kế nghiên cứu của đề tài luận án (Sơ đồ 1)
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập KTQT ngày càng sâu rộng, nông sản
Việt Nam nói chung và sản phẩm nho Ninh Thuận nói riêng một mặt có nhiều cơ hội

mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt hơn. Vì vậy, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trong bối
cảnh này, sản phẩm bán ra thị trường phải có khả năng cạnh tranh cao về các mặt giá
cả, chất lượng sản phẩm, số lượng cung ứng, và về thời gian cung ứng. Từ đó cho thấy
để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nho Ninh Thuận, đòi hỏi sự nỗ lực thay
đổi và hoàn thiện ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị từ cung ứng đầu vào, cho đến sản
xuất, thu gom, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và thương mại; cũng như sự vào cuộc
của các bên hỗ trợ chuỗi giá trị; và sự nâng cấp của cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ
vận hành chuỗi giá trị. Vì vậy việc hệ thống hóa cơ sở lý luận, điều tra, phân tích, đánh
giá thực trạng hoạt động của các tác nhân ở các khâu của chuỗi giá trị là rất cần thiết
làm căn cứ đề xuất các giải pháp cho hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ lý luận đó, NCS xây dựng khung nghiên cứu của đề
tài luận án được trình bày ở Sơ đồ 1.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu luận án đã có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, đề tài luận án lấy bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với cơ hội mở rộng
thị trường, nhưng cũng xuất hiện thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, nhất là
đối với nơng sản của các nước đang phát triển, từ đó đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết đối với nơng sản Việt Nam nói chung và nho Ninh Thuận nói riêng.
Thứ hai, từ việc đặt vấn về chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập, đề
tài đã thực hiện các nội dung tổng quan tài liệu nghiên cứu và hệ thống hóa được cơ
sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CGT nông sản trong bối cảnh hội nhập – là
những đóng góp mới có tính hệ thống cao củng cố cho các lý thuyết hiện có về CGT
nơng sản.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu đã có đóng góp mới về phương pháp nghiên cứu và
đóng góp thực tiễn đối với nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, đó
là: (i) Đặt chuỗi giá trị nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế dẫn
đến nho Ninh Thuận trong giai đoạn mới sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh
như Mỹ, Trung Quốc, EU, Úc, Nam Phi,... Từ đó nghiên cứu thực hiện một số
nghiên cứu thị trường dựa trên phân tích các dữ liệu điều tra về nhu cầu của người

tiêu dùng nho trong nước, phân tích số liệu thống kê về xuất và nhập khẩu nho của
Việt Nam; (ii) Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận nghiên cứu chuỗi
giá trị với phương pháp tiếp cận phát triển kinh tế vùng, miền, phương pháp tiếp cận

12


Sơ đồ 1: Khung thiết kế nghiên cứu của đề tài luận án

ĐÒI HỎI SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC
TÁC NHÂN CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ
NHO NINH THUẬN
BỐI CẢNH
HỘI NHẬP
KINH TẾ
QUỐC TẾ
1. Cơ hội mở rộng
thị trường
2. Áp lực cạnh
tranh ngày càng
gay gắt về giá cả,
chất lượng, số
lượng, thời gian,
khả năng truy xuất
nguồn gốc xuất xứ

1.Tác nhân vận hành chuỗi giá trị: Người
cung cấp đầu vào  Người sản xuất Người
thu hoạch, chế biến trong tỉnh  Người bn
bán ngồi tỉnh  Người tiêu dùng

? Cần thay đổi gì để tạo ra các sản phẩm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng nhằm
khai thác các cơ hội thị trường, thu về lợi ích
cao nhất, và tránh làm mất thị phần.
2.Tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị : Cơ quan
quản lý nhà nước, ngân hàng, nhà khoa
học,… )
? Cần cung cấp các hỗ trợ CGT như thế nào (cơ
sở hạ tầng, chính sách, thể chế,…) để hỗ trợ cho
các tác nhân vận hành chuỗi hoạt động hiệu quả
nhất, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
3.Tác nhân cung cấp dịch vụ vận hành chuỗi
giá trị (cung cấp dịch vụ đóng gói, dịch vụ vận
chuyển)
? Cần thay đổi như thế nào để đảm bảo cung
cấp các dịch vụ vận hành có chất lượng tốt và
giá thấp.

13

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề
liên quan
2. Thu thập dữ liệu thực trạng chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận, bao gồm:

Thông tin thị trường sản phẩm

Thông tin Thực trạng, hoạt động, và liên kết các
tác nhân dọc theo chuỗi giá trị: cung cấp đầu

vào sản xuất thu hoạch thương mại

Dữ liệu về tác nhân hỗ trợ chuỗi

Dữ liệu về tác nhân cung cấp dịch vụ vận hành
chuỗi giá trị
3. Phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận: Nhằm chỉ ra
các yếu tố giúp tăng khả năng đáp ứng ở nhóm tác nhân
dọc theo các mắt xích theo chuỗi giá trị:
 Lập sơ đồ chuỗi
 Phân tích tại từng mắt xích của chuỗi giá trị nho với
các nội dung:
- Phân tích thực trạng, hoạt động, liên kết của
các tác nhân vận hành
- Phân tích sự tham gia của các tác nhân hỗ trợ
- Phân tích sự tham gia của tác nhân cung cấp
dịch vụ vận hành
 Phân tích chi phí, lợi nhuận
4. Đánh giá chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
5. Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chuỗi

giá trị nho Ninh Thuận


nghiên cứu hệ thống, và phương pháp tiếp cận phát triển bền vững. Những cách tiếp
cận này giúp củng cố cho q trình hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên
quan, điều tra nghiên cứu thực địa, và là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất quan
điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận theo hướng
đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển bền vững.
Thứ tư, nghiên cứu đã đóng góp mới về mặt thực tiễn đối với tỉnh Ninh Thuận:

(i) Thực hiện điều tra, phân tích được thực trạng quy mơ, hoạt động, và liên kết của
các nhóm tác nhân vận hành dọc theo từng mắt xích của chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận. Thực hiện so sánh kết quả hoạt động, liên kết, những hạn chế, và nguyên
nhân của các hạn chế ở từng nhóm tác nhân vận hành trong từng mắt xích của chuỗi
giá trị; (ii) Nghiên cứu và đánh giá về sự tham gia của các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá
trị (như cơ quan nhà nước, ngân hàng,…) nhằm hỗ trợ cho chuỗi giá trị nho; (iii)
Đánh giá kết quả đạt được, các mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của
chuỗi giá trị nho Ninh Thuận. Các kết quả nghiên cứu này dùng làm căn cứ đề xuất
quan điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị nho Ninh Thuận theo
hướng đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát
triển bền vững.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa lý luận của luận án: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được
những nội dung sau: (i) Các lý luận về chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế; (ii) Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị nông sản
trong bối cảnh hội nhập; (iii) Làm rõ phương pháp phân tích chuỗi giá trị nơng sản,
xây dựng được khung phân tích chuỗi giá trị nơng sản; (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm
của các chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập của một số nước trên thế giới
và bài học đối với chuỗi giá trị nông sản Việt Nam nói chung và đối với chuỗi giá
trị nho Ninh Thuận nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án thực hiện điều tra, thu thập số liệu
và phân tích số liệu về chuỗi giá trị nho Ninh Thuận; Phân tích và chỉ ra các mối
liên kết của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, đánh giá
hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng của chuỗi nho và đặc biệt chỉ ra sự đóng góp và

14


×