Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng phát triển của Lily Sorbonne vụ Đông – Xuân 2010 – 2011 tại Phia Đén – Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.75 KB, 46 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Hoa đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản
phẩmvừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Nói đến hoa là nói
đến vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên chắt lọc để rồi ưu ái ban tặng
cho con người.
Hoa không chỉ đêm lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng
thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị
kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng khác. Hoa là nguồn thu nhập góp hàng
chục triệu đơ la mỗi năm vào nền kinh tế của những quốc gia có nghành trồng
hoa phát triển như: Hà Lan, Nhật Bản, Pháp, Bungari...Hiện nay có rất nhiều
lồi hoa đang được trồng và tiêu thụ trên thị trường như: hoa Hồng, Cúc,
Violet, Huệ, Phong Lan… Lily cung là một loại hoa đang rất được ưa chuộng
và đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay việc trồng và sản xuất hoa Lily cịn
gặp nhiều khó khăn, hạn chế vì cây hoa Lily chỉ có thể sống tốt và cho năng
suất tại một số khu vực hạn hẹp, do đặc điểm sinh học và các yêu cầu về độ
lạnh mà các khu vực cận nhiệt đới khó có thể phù hợp. Ở nước ta chỉ có khu
vực Đà Lạt và Lào Cai là có thể trồng Lily do có nhiệt độ thích hợp để cho
cây hoa Lily sinh trưởng và phát triển và cho năng suất cao. Mặt khác còn do
thiếu kỹ thuật trồng và chăm sóc nên việc trồng hoa Lily cịn chưa được áp
dụng rộng rãi.
Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao phía Tây tỉnh Cao Bằng cách
thị xã Cao Bằng 45 km. Huyện có 18 xã và 2 thị trấn là Ngun Bình và Tĩnh
Túc. Thành Cơng nằm ở phía tây của huyện, phía đơng giáp xã Hưng Đạo,
phía nam giáp xã Phan Thanh, phía bắc giáp xã Quang Thành thuộc huyện
Ngun Bình, phía tây giáp xã Phúc lộc huyện Ba Bể. Phia Đén – Xã Thành
Công là nơi có đường tỉnh lộ 212 chạy qua theo hướng nam đi Bắc Kạn. Khí
hậu lạnh thích hợp cho trồng các loại hoa, cây cảnh nhất Lily là loài hoa ưa




2

lạnh. Tuy nhiên do thực tế ở đây dân trí thấp, trình độ canh tác thấp, ở đây
người dân vẫn chưa quan tâm đến hoa nhiều. Để giải quyết những khó khăn
trên vừa qua khoa Nơng Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến
hành trồng và nghiên cứu cây hoa Lily Sorbonne tại trung tâm giống cây
trồng ôn đới ở Phia Đén – Cao Bằng. Trong đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng phát triển của Lily Sorbonne vụ Đông – Xuân 2010 – 2011 tại Phia
Đén – Cao Bằng”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được loại phân bón lá thích hợp để nâng năng suất và chất
lượng hoa Lily.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định tầm quan trọng và vai trò của phân bón lá đối với sự sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa Lily.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học:
Là điều kiện để giúp chúng ta thu thập được những kinh nghiệm và
những bài học quý báu từ thực tiễn sản xuất, củng cố lý thuyết đã học, biết
các thực hiện một đề tài khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Tìm và đưa ra được những khuyến cáo với việc chọn loại phân bón lá
phù hợp để đưa vào trong sản xuất ở Phia Đén - Cao Bằng.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
2.1.1.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Sản xuất hoa trên thế giới ngày nay phát triển một cách mạnh mẽ và đã
trở thành nghành thương mại đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Diện tích hoa trên thế giới không ngừng tăng lên theo từng năm. Trước
năm 1984 công nghiệp sản xuất hoa tươi ở Trung Quốc hầu như khơng có tên
trên bản đồ thế giới, sau 20 năm, với nhiều công sức của các nhà lãnh đạo, các
nhà khoa học, nghề trồng hoa công nghệ cao ở nước này phát triển vượt bậc,
có đến 636.000 ha trồng hoa, sản xuất 9 tỷ cành hoa/năm, trở thành nước sản
xuất hoa lớn nhất thế giới. Tiếp theo là Ấn Độ với tổng diện tích trồng hoa đạt
116.000 ha (Hồng, Cúc, Van Thọ, Cẩm Chướng,..), sản lượng năm 2006 đạt
654.000 tấn, được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trên thị
trường quốc tế. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 60.000ha (AIPH, 2004)
[1]. Một số nước châu Âu như : Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan,
Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa của các nước đều ở
mức trên 15.000ha. Ngoài ra một số nước như: Đài Loan, Singapore,
Malaysia… ngành hoa kiểng phát triển rất mạnh. Riêng Thái Lan là nước
trồng và trong suốt một thập kỷ qua vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu hoa
lan với sản lượng lớn nhất trên thế giới; đã xuất khẩu 610 loài hoa lan khác
nhau trong số hơn 1.000 giống lan hiện có, trở thành một trung tâm phân phối
và sưu tập hoa lan ở khu vực Đơng Nam Á.
2.1.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới


4


Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nước châu
Âu và Nhật Bản (Buschman, 2005)[2].
Thị trường tiêu thụ hoa trên thế giới trong năm 2008 ước đạt 45 tỷ
Euro. Các nước tiêu thụ hoa chủ yếu la ở Châu Âu do có GDP và thu nhập
cao. Ở Châu Á, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ chính. Nhật nhập khẩu hoa
chủ yếu từ các quốc gia lân cận nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhật có
dân số 120 triệu người và là quốc gia phát triển nhất châu lục. Do đó Nhật là
thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất Châu Á và thứ nhì thế giới.
Bảng 1.1: Tổng doanh thu của các nước tiêu thụ hoa chính năm 2008
STT

Quốc gia

Doanh thu (tỷ Euro)

1

Đức

6.97

2

Nhật Bản

6.91

3

Mỹ


6.43

4

Anh

3.66

5

Trung Quốc

3.50

6

Pháp

3.10

7

Ý

2.36

8

Tây Ban Nha


1.50

Tổng cộng

34.43

(Nguồn: Mr Andersen )[4]

Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy Đức là nước có doanh thu cao nhất với 6,97
tỷ Euro còn Trung Quốc mặc dù là nước đứng thứ nhất về sản xuất hoa trên
thế giới nhưng doanh thu chỉ đạt 3,5 tỷ Euro, đứng thứ 6 trên thế giới.
Còn bảng 1.2 lại cho ta thấy mặc dù Nhật là nước tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới,
nhưng tỷ lệ tiêu thụ bình quân đầu người chỉ ở mức 54 euro/ năm, bằng 43%
so với Thụy Sĩ. Nhật đang trải qua “thập kỷ trì trệ” về kinh tế.


5

Bảng 1.2: Mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người năm 2008
Tiêu thụ bình quân

Stt

Quốc gia

1

Thụy Điển


125

2

Na Uy

124

3

Ha Lan

86

4

Thụy Sĩ

85

5

Đức

84

6

Nhật Bản


54

7

Mỹ

21

8

Trung Quốc

2.5

(Euro)

(Nguồn: Mr Andersen )[4]
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng hoa, cây cảnh cả nước đạt 13.200 ha (khoảng
0,15% tổng diện tích trồng trọt)(Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn,
2007 )[1], Việt Nam có trên 8.000 ha trồng hoa. Năm 2010, lượng hoa cung
ứng ra thị trường khoảng 4,5 tỷ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỷ cành, đạt kim
ngạch 60 triệu USD. Hoa xuất khẩu có 85% là hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất
hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Lạt... Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc, đào, lay
ơn, cẩm chướng. Các tỉnh Nam bộ tập trung vào các loại hoa vùng nhiệt đới.
Đặc biệt, thủ phủ hoa Đà Lạt với diện tích trên 3.500 ha, chiếm 40% diện tích
và 50% sản lượng cả nước. Mỗi năm, thành phố này cung ứng khoảng 10
triệu cây hoa giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu hoa Đà Lạt đạt khoảng 16 triệu USD. Nhiều địa phương có

thế mạnh về trồng hoa đã xây dựng và hình thành vùng hoa chuyên canh lớn
như Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Ngọc Hà, Nhật Tân,Tây Tựu (Hà Nội)


6

… Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn,
có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm.
Diện tích trồng hoa, cây cảnh của nước ta tăng trưởng ổn định trong
suốt 12 năm qua; so năm 1994, diện tích hoa cây cảnh năm 2006 tăng 3,8 lần
(diện tích hoa cây cảnh năm 1994 : 3.500ha, năm 2006 : 13.400ha) giá trị tăng
6 lần, đạt 1.045 tỷ đồng (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[4].
Mặc dù diện tích trồng hoa cây cảnh ở nước ta tăng, nhưng việc sử dụng
hoa cắt ở nước ta chưa nhiều, bình quân khoảng 1USD/người/năm, so sánh với
các nước khác trên thế giới, như: Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan, Ytalia...(bình quân 1
người 16,6USD/năm) thì nước ta sử dụng hoa cắt cịn rất ít.
Hiện nay thị trường nhập khẩu hoa chính của Việt Nam là Trung Quốc,
Nhật Bản, Singapore, Australia, Arabia Saudi... Theo Bộ Công thương, trong
thời gian tới, Việt Nam sẽ mở rộng các thị trường đã có ở châu Á để tận dụng
ưu thế về khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển thấp, dễ bảo quản… Đặc
biệt, ngành hoa sẽ mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ, các nước Trung
Âu. Tại vương quốc hoa lớn nhất thế giới là Hà Lan, hoa Việt Nam đã "khoe
sắc". Hà Lan hiện cũng đang nhập một lượng lớn hoa tươi của Việt Nam.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng dưới dạng khí: CO2, O2, SO2... đặc biệt là lá cây - các chất này được
hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hồn tồn có thể
thực hiện được, tuy nhiên khả nằn hấp thu sẽ khó khăn hơn. Tầng cutin bên

ngồicùng của lá có thể thay đổi theo lồi thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên
tầng này có nhiều lỗ siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (1010
lỗ/cm2). Các lỗ này có đường kính 1nm do đó dễ dàng cho các chất hồ tan có
kích cỡ lớn nhất là Urê (đường kính 0,04nm) đi qua nhưng nó lại khơng cho
các phân tử có đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ,che lat) đi qua (Horst, J,
1992) [3].


7

Thuật nhữ "Foliar application" đã rất nổi tiếng ở các nước phát triển
châu Âu và châu Mỹ, đó là một phương pháp dùng phân khoáng dạng dung
dịch để phun lên lá cung cấp cho cây, một phương pháp đặc biệt có hiệu quả
nhanh và có nhiều ưu điểm nổi bật.
Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường
hợp sau:
- Tầng đất mặt ngheo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế.
Đất bị khô hạn dinh dưỡng không thể vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố
trung lượng như: Mg, S và vi lượng được yêu cầu với liều lượng nhỏ, phương
pháp dinh dưõng qua lá hồn tồn có thể thoả mãn nhu cầu của cây khi được
sủ dụng 2 - 3 lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút cây có thể hấp thu ngay do vậy rất có
hiệu quả để điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng (ngay cả đối với nguyên
tố đa lượng như: Đạm, Kali) của cây khi chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sinh
dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này các chất dinh dưỡng được tập
trung vào hình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởng của bộ rễ, giảm
hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được
tình trạng trên.
- Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao,

có thể đạt 90% (Tlustos 2001) [5], so với 40 - 50% với đạm khi bón vào đất
do đó hạn chế ô nhiễm đất và nước ngầm.
- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện
tượng đối kháng ion giữa K+ và Mg2+, khi đó dinh dưỡng vào đất khơng có
hiệu quả thậm chí làm cho cây chết do mất cân bằng.
- Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các ngun tố
đó trong nơng sản. Do đó dinh dưỡng qua lá là đặc biệt có hiệu quả trong
trường hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khống chất trong nơng sản, cải


8

thiện chất lượng nông sản là vấn đề đang được nhân loại cũng như các nhà
dinh dưỡng cây trồng quan tâm.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
2.2.2.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng đạm qua lá
Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có
mặt trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như aminoaxit, axitnucleic,
diệp lục, protein, phytohoocmon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là một nguyên
tố quan trọng nhất quyết định năng suất, phẩm chất cây trồng.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm
lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón urê qua
lá ở các giai đoạnvào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở cả hạt và các bộ phận
của cây.
Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tượng rửa
trơi, xói mịn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho
nguyên tố đạm luôn là nhân tố hạn chế trong đất đang là vấn đề được các
nhà khoa học về nền nông nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón
qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế
sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao

hàm lượng đạm trong nơng sản, từ đó thoả mãn những mong đợi và nhu cầu
của con người.
2.2.2.2. Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng
Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến đối với các vùng
đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đa
phần là đất dốc nghèo dinh dưỡng do thường xun bị lũ lụt, xói mịn, rửa
trơi, nên đất kém kết cấu đẫn đến hàm lượng N và Mg bị rửa trôi lớn hơn so
với các nơi khác. Hiện tượng thiếu Mg còn ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các
nguyên tố khác cũng như sự hấp thu nước dẫn đến giảm hiệu lực của phân
bón, giảm năng suất, phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đường
bón phân qua lá là cần thiết.


9

2.3. Đặc điểm một số chất dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản xuất hoa
2.3.1. Komic
Tên thương mại: PHÂN BÓN KOMIX 201
- Thành phần:
+ PH

= 7,0-9,0

+N

= 2,6%

+ P2 O5

= 7,5%


+ K2O

= 2,2%

- Cách dùng:
Pha 50ml dung dịch với 10 lít nước, phun đều lên tồn bộ cây hoa khi
trời mát, 5-7ngày/ 1 lần.
- Tác dụng:
+ Tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng: Giúp phát triển
mạnh hệ thống rễ, mọc mầm sớm, trái đậu nhiều và mau lớn, phẩm chất nông
sản tốt, sản lượng cao và ổn định.
+ Giúp cây trồng tăng chất đề kháng đối với sâu bệnh, cải tạo đất trồng
khi được tưới trực tiếp xuống đất. Thích hợp cho tất cả các loại cây lương
thực, cây công nghiệp, cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả và các loại nấm ăn.
2.3.2. Rong biển
Tên thương mại: SEAWEED RONG BIỂN CANADA
Phân hữu cơ thiên nhiên
- Thành phần:
Chất hữu cơ: 50%, N 1.5%, P2O5  3%, K2O 20%, vi lượng.
- Cách dùng:
+ 10gr/16-32L nước ở thời kì cây con (2-6 lá), cây trưởng thành trước
lúc ra hoa và đậu quả.
+ Phun cách nhau 7-10 ngày.
- Tác dụng:


10

+ Kích thích ra hoa, chống rụng hoa và trái non; tăng khả năng đậu quả,

dưỡng trái, tăng phẩm chất trái.
+ Tăng khả năng phát triển bộ rễ, tăng sức đề kháng; giảm mật độ
tuyến trùng gây bướu rễ cây thuốc lá.
2.4. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc tính sinh vật học của cây hoa Lily
2.4.1. Nguồn gốc
Hoa Lily trên thế giới có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc và đây cũng
là nước trồng hoa Lily sớm nhất. Những nghiên cứu cho rằng việc trồng hoa
Lily để lấy củ ăn làm thuốc được bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc),
nhưng trước đó cũng có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa Lily như vậy
hoa Lily được trồng lúc đầu với hai mục đích là làm thuốc và thưởng thức vẻ
đẹp. Đén cuối thế kỷ thứ XVI các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và
đặt tên cho các giống Lily, đến đầu thế kỷ XVII Lily dược di thực từ châu Âu
sang châu Mỹ và đến thế kỷ XVIII các giống Lily của Trung Quốc di thực
sang châu Âu, nhờ vẻ đẹp và hương thơm của hoa Lily nên nó đã nhanh
chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của châu Âu và châu Mỹ
(Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc)[3].
2.4.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily phổ biến trong sản xuất
hiện nay có tên khoa học là Lilium spp., thuộc nhóm một lá mầm
(Monocotyendones) phân lớp hành (lilidae), bộ hành (liliales), họ hành
(liliaceae), chi (lilium).
Lily (Lymo) là tên gọi chung cho tất cả các loài cây thuộc họ Lilium,
họ Liliaceae, thuộc bộ phụ của thực vật một lá mầm còn được gọi là hoa Bách
Hợp. Trên thế giới có trên 300 giống khác nhau chủ yếu phân bố ở vùng lạnh
ôn đới, hàn đới và ở những vùng núi cao nhiệt đới, Trung Quốc là nước có
nhiều giống Lily nhất (trung tâm - nguồn gốc hoa Lily trên thế giới), sau đó là
các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan.


11


2.4.3. Đặc tính thực vật học của cây hoa Lily
2.4.3.1. Đặc điểm thực vật học
- Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận lily có nhiều củ con ở phần thân rễ
chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lượng củ tuỳ thuộc vào giống. Một số giống như
Đan Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm.
- Rễ: Rễ gồm hai phần rễ thân và rễ gốc, rễ thân còn gọi là rễ trên mọc
ở phần thân dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh
dưỡng. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới mọc ra từ gốc thân vảy chủ yếu là hút nước
và dinh dưỡng.
- Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình
trứng dài, hình elíp... Thân vảy khơng có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào
giống: màu trắng, màu vàng, màu cam, tím... Kích thước củ to, nhỏ phụ thuộc
vào giống, độ lớn của thân vảy tỷ lệ với số hoa ở trên cành.
Vảy thì có hình kim x ra hoặc hình elíp có đốt hoặc khơng có đốt.
Mầm vảy to ở ngồi và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho
thân vảy.
- Lá: Mọc thưa có hình kim, hình thn dài hoặc hình dải, đầu lá hơi
nhọn có cuống hoặc khơng có cuống, phiến lá mềm mại màu xanh, bóng.
- Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, hoa trúc xuống, vươn
ngang hoặc hướng lên, cánh đài cùng màu với cánh tràng, hoa có nhiều màu
sắc sặc sỡ: đỏ, hồng, hồng đậm, vàng, trắng... có hoặc khơng có hương thơm.
- Quả: Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên ttong quả chia làm
3 ngăn, hạt nhỏ dẹt cung quanh có cánh mỏng hình bán cầu hoặc 3 góc vng
dài, trong điều kiện khơ lạnh có thể bảo quản được 3 năm (Đặng Văn ĐơngĐinh Thế Lộc) [3].
2.4.3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục
- Đặc điểm sinh trưởng:
Thân vảy được coi như là mầm dinh dưỡng, thân vảy vùi trong đất sau
khoảng hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ ẩm, ẩm độ...
Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng



12

của cây, chiều cao cây là một trong các yếu tố cấu thành chất lượng của cành
hoa nó quyết định bởi số lá và chiều dài của đốt, số lá chịu ảnh hưởng lớn
của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử
lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngươc lại.
- Đặc điểm phát dục:
Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam lily được trồng vào tháng 9, tháng
10 và bắt đầu phân hoá mầm hoa vào tháng 11, tháng 12. Q trình phân hố
mầm hoa kéo dài 40 – 60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt
đầu phân hoá mầm hoa, một số giống thuộc nhóm lai phương Đơng và lily
thơm thì sau khi cây nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hoá được mầm hoa.
Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau
khi trồng. Thời gian quả chín phụ thuộc vào giống dao động trong khoảng 60
– 150 ngày, khoảng chênh lệch là rất lớn.
2.4.3.3. Sự ngủ nghỉ của lily và biện pháp phá ngủ:
Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily là phải phá ngủ của củ, nếu trồng
mà không qua giai đoạn phá ngủ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện
tượng hoa mù. Thường sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ, đây là biện pháp
hữu hiệu nhất, nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 5 0C thì sau 4 – 6
tuần là phá được sự ngủ nghỉ của củ song có nhiều giống yêu cầu thời gian
dài hơn: giống Yellow Blage cần 8 tuần, giống Stargarzer cần ít nhất là 10
tuần... Cũng trong một giống thời gian xử lý khác nhau thì thời gian ra hoa
cũng khác nhau: Giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần ra hoa là 104
ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần ra hoa là 88 ngày... Từ đặc điểm này ta có thể
xác định thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn (Đặng Văn Đông Đinh Thế Lộc, 2004)[3]
2.4.3.4 Yêu cầu sinh thái của hoa Lily
* Nhiệt độ:

Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, nhiệt độ chung là: ban ngày là
20 – 250C còn ban đêm là 120C, ngồi ra một số giống có nhiệt độ thích hợp
cao hơn ngày là 25 – 280C, đêm là 18 – 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự
nảy mầm của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Thời gian xử


13

lý củ ở những nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát dục của
cây, nhiệt độ còn ảnh hưởng lớn đến sự phân hoá mầm hoa, thời gian ra hoa,
nở hoa, độ bền hoa... lily là cây phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường.
Trồng lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng có thể sản xuất hoa cắt cành
quanh năm.
* Ánh sáng:
Lily ưa cường độ chiếu sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu
sáng khơng đủ khiến cây cịi cọc, đồng thời gây ra hiện tượng rụng nụ, cây trở
nên yếu, màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa
lily đặc biệt cần lượng chiếu sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của
hoa, việc thay đổi thời gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời
gian thu hoạch hoa. Khi mầm hoa của lily phát dục vào mùa Đông cần cung
cấp đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi
hoa cắt hoa sẽ trắng và rụng.
Hệ lai châu Á là một kiểu hình nhạy cảm nhất đối với hiện tượng rụng
nụ. Giữa các loại giống lily có sự khác biệt rất lớn, độ nhạy cảm của hoa lily
hệ Longiflorum khá nhỏ trong khi đó hệ lai Đơng Phương lại dường như
khơng có độ nhạy cảm.
Đối với hệ lai châu Á cường độ chiếu sáng thấp nhất trong nhà kính
hoặc nhà lưới là 300Wh/m2 hoặc190 Jun/cm2/ngày. Bất luận thế nào, nếu cần
đồng hoá ánh sáng để bổ sung lượng chiếu sáng thì phải đợi khi nụ 1 – 2 cm
mới tiến hành.

Thông thường ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m 2 lắp
đặt hệ thống đèn 400W/m2 có kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số
nghiên cứu chung cho thấy sự ra hoa của các nhóm giống khơng những có
nhu cầu khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà cịn có sự khác
nhau về số giờ của từng giai đoạn như giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn hình
thành và phát triển hoa. Nhà sinh lý học Burchi (Burchi, G và cộng sự, 1995)
đã sớm nhận thấy những giống có thời gian sinh trưởng ngắn yêu cầu thời
gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn hơn những giống có thời gian sinh


14

trưởng dài. Choosak (1998) đã kiểm nghiệm bằng cách dùng các nhóm giống
khác nhau trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm là15,5 0C sau đó đo thời
gian chiếu sáng trong ngày suốt thời kỳ từ lúc phân hoá hoa cho đến lúc phát
dục hoàn toàn và cũng đưa ra kết luận tương tự (Choosak Jompuk).
Bảng 2.2: Thời kỳ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng và lượng chiếu sáng yêu
cầu trong giai đoạn trồng
Hệ hoa lily

Thời kỳ

Giờ/ngày

Hệ lai châu Á - lai L/A

15/10 - 15/03

20 - 24


Thời điểm

Thời điểm kết

chiếu sáng

thúc

Nụ 1cm
Từ

Hệ lai phương đông

05/10 - 15/03

10 - 16

khi

Kết thúc vụ
đâm

chồi đến khi Kết thúc vụ
đâm lá
Từ

Hệ lai Longiflorum

01/12 - 15/01


10 - 16

khi

chồi đến khi trước
đâm lá
Từ

Hệ lai Longiflorum

01/12 - 15/01

10 - 16

đâm Nụ 1cm/2-3 tuần

khi

thu

hoạch
đâm Nụ 1cm/2-3 tuần

chồi đến khi trước
đâm lá

khi

khi


thu

hoạch

Thời lượng chiếu sáng ảnh hưởng đến việc nở hoa lily. Thông thường
trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ mặt trời chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời
lượng nhân tạo có thể giúp cho một số giống hoa lily nở sớm hơn.
Từ lúc số nụ đạt được 50% thời lượng chiếu sáng cho hoa lily cần tăng
lên đến 16h, kéo dài kéo dài liên tục đến 6 tuần hoặc cho đến tận khi thấy nụ
hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20W/m2) trước lúc ánh sáng mặt trời xuất hiện
hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài lượng chiếu sáng.
* Nước và khơng khí:
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây
giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ rễ bị thối. Lily thích khơng


15

khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80- 85%, độ ẩm không được thay đổi đột
ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá... Việc che râm,
thơng gió kịp thời và tưới nước có thể phịng chống được vấn đề này (Bùi Bảo
Hồn)[2]. Hoa lily rất mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên tuỳ vào giống mà độ
mẫn cảm không giống nhau.
- Trong nhà lưới, sự thơng gió kém, nhất là vào vụ Đơng nên thơng gió
để điều tiết khơng khí, đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thơng gió với
nhà kính là mở cửa, cịn nhà nilon vén lưới lên cho khơng khí trong và ngồi
nhà lưới lưu thơng.
- Bổ sung CO2: Nồng độ CO2 duy trì ở mức 1000/2000mg/g nếu nồng
độ CO2 cao quá có hại cho cây và cho cả người chăm sóc..
* Đất và dinh dưỡng:

Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất
nhiều mùn và đất thịt nhẹ, đất có lớp mùn trên bề mặt khoảng 30 cm có thể
chấp nhận được. Lily là cây có bộ rễ ăn nơng nên đất phải thốt nước tốt, độ
pH thích hợp với nhóm lily thơm vá á châu là 6 – 7 cịn nhóm lily phương
Đơng là 5,5- 6,5.
Về dinh dưỡng lily yêu cầu mức phân bón cao ở 3 tuần đầu kể từ khi
trồng, tuy nhiên rễ của lily rất mẫn cảm với muối Clo và Flo do vậy cần phân
tích đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo, xử lý đất đồng thời bón các
loại phân có nồng độ các chất trên thấp nhất: ví dụ bón phân CaHPO 4 có hàm
lượng Flo thấp. Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lượng cho lily.
2.4.4. Kỹ thuật trồng hoa Lily
Kỹ thuật trồng hoa Lily được tóm tắt theo quy trình sau:
2.4.4.1. Chọn đất trồng, xử lý đất.
- Chọn đất trồng tơi xốp và thoát nước tốt.
- Kiểm tra độ chua của đất để điều chỉnh pH cho thích hợp.
- Xử lý đất bằng Foocmaline 40% với tỷ lệ 1/80 - 1/100 và Diaphos rắc
đều trên luống, trộn đều và phun thuốc Foocmaline đều trên mặt đất, ủ nilơng
5 - 7 ngày sau đó mở ra cho đất hả hơi 3 - 5 ngày nữa mới tiến hành trồng.


16

- Có thể ngâm ruộng, tốt nhất là đất trồng luân canh với các cây trồng
khác, không dùng đất đã trồng các cây dạng củ: Layơn, Lily, Huệ...
- Làm đất: Đất làm nhỏ mịn, sạch cỏ dại, cuốc sâu để có tầng đất mặt
dầy 20 - 30cm.
- Lên luống:
+ Kích thước luống: Độ cao hay thấp của luống tuỳ thuộc vào khí hậu,
địa thế đất (mưa nhiều, đất thấp thì phải làm luống cao để thốt nước...).
Thơng thường mặt luống rộng 1 - 1,2m, chân luống rộng 1,6m. Độ cao của

luống là 25 - 30cm.
+ Lên trồng hoa Lily trong nhà có mái che để tránh tá hại của mưa,
sương giá. Trên lợp bằng nilon, xung quanh cũng có thể che chắn bằng nilon
để điều tiết nhiệt độ khi cần thiết.
2.4.4.2. Chuẩn bị phân bón lót
- Trước khi trồng rải đều phân trên mặt luống trộn đều phân với đất.
- Thành phần gồm phân hữu cơ hoai mục + vôi + lân.
- Lượng phân bón 1m2 là: 3 - 4kg phân hữu cơ hoai mục + (0,5 - 1)kg
vôi bột + 5kg supe lân.
2.4.4.3. Thời vụ
- Là cây trồng có nguồn gốc ôn đới nên khi trồng ở Việt Nam thích hợp
là vụ Đơng, với khí hậu ở Đà Lạt và SaPa thì có thể trồng được quanh năm.
- Tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống mà xác
định thời vụ cho thích hợp để thu hoạch hoa vào những ngày lễ, tết, hội hè...
2.4.4.4. Mật độ và khoảng cách
- Căn cứ vào độ lớn của củ, thời vụ trồng mà bố trí cho phù hợp.
- Đối với giống Sorbonne cỡ củ 16 - 18cm:
+ Mật độ trồng thường là 30 - 35củ/m2.
+ Khoảng cách củ 15 - 20cm.
2.4.4.5. Cách trồng:
- Rạch rãnh trồng theo chiều ngang luống, rãnh sâu 10 - 12cm.


17

- Đặt củ xuống theo khoảng cách dã định.
- Lấp lớp đất bột lên trên củ, độ dày lớp đất này tuỷ thuộc vào kích
thước củ: Củ có chu vi 16 - 18cm lấp sâu 7 - 8cm.
- Trồng xong phải tưới đẫm nước, có thể tủ gốc giữ ẩm cho luống. (chú
ý: Vụ Đông phải tưới nước vào rẫnh trước khi trồng, đợi nước ngấm hết rồi

đặt củ vào rãnh, sau đó lấp một lớp đất đày 8 - 10cm, nén chặt đất để củ tiếp
xúc tốt với đất).
2.4.4.6. Che sáng
Để nâng cao chiều cao cây hoa sau khi trồng phải dùng 2 lớp lưới đen
che kín xung quanh và phía trên khi cây mọc cao 30cm thì tháo bớt 1 lớp lưới,
khi cây bắt đầu có nụ thì phải tháo ngay tất cả lưới để cây có ánh sáng.
Chú ý: Trong thời gian từ khi trồng đến khi cây có nụ tuyệt đối khơng
để ánh sáng trực xạ quá mạnh chiếu vào, sẽ làm cây trao đổi chất mạnh gây
héo lá, hỏng cả vườn cây. Buổi trua nắng trực xạ phải kéo lưới che sáng.
2.4.4.7. Chế độ bón phân, tưới nước cho cây
- Bón lót: Trước khi trồng bón lót phân hữu cơ đa hoai mục bằng cách
trộn với đất mùn, sau đó rắc vào rãnh sâu 15 - 20cm trên luống. Lượng bón:
10kg/m2.
- Bón thúc: Cần căn cứ vào sinh trưởng của cây để bón phân. Có thể
chia ra làm 3 lần, mỗi lần 150 - 200g/m2.
+ Lần 1: Sau khi Lily nảy mầm cao 12 - 15cm cần bón NPK Lâm Thao.
+ Lần 2: Thời kỳ sau lần 1 là 5 - 7ngày.
+ Lần 3: Thời kỳ xuất hiện nụ.
Khi bón, bón phân rải trên mặt đất, phân tan tự ngấm xjuống đất, rắc
phân xa gốc cây, không rắc trực tiếp sát gốc làm cây chết.
Phun Komic và Antonic 5 - 7ngày/lần theo hướng dẫn.
- Tưới nước: Khoảng 2 - 3 tuần đầu sau trồng thường xun tưới, phun
nước duy trì độ ẩm đất. Sau đó có thể giảm dần lượng nước tưới cho cây. Tuỳ
điều kiện thời tiết mà ta tưới cho phù hợp: Lượng nước tưới tuỳ theo tuổi cây,
chất đất.


18

2.4.4.8. Làm cỏ, xới xáo, làm giàn đỡ cây

- Thường xuyên nhỏ sạch cỏ, mặt luống luôn tơi xốp. Xới nhẹ khi cây
còn nhỏ đến khi cây cao được 60cm thì khơng cần xới nữa.
- Khi cây cao được 20cm có thể dùng lưói căng để đỡ cây, nâng lưới
dần theo chiều cao của cây, cũng có thể dùng cọc để đỡ cây.
Chú ý: Xới xáo nên thực hiện trước khi tưới nước. Diệt cỏ phải làm
sớm khi cỏ mới nhú.
2.4.4.9. Cơng tác phịng trừ sâu bệnh hại
a) bệnh hại:
* Bệnh khô lá
- Triệu chứng: Xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu sau đó phát triển
hình trứng dài 6mm, giữa đốm nâu có màu vàng, có xuất hiện vệt đốm vàng.
- Phòng trừ bệnh : Tiêu hủy tàn dư bệnh, khi pgát hiện bệnh thì có
thể sử dụng một số phương pháp sau : Boocdo 0,1% hoặc Daconil 20ml/
bình 10lit nước hoặc Champion 77WP/20g/ bình 10lit. Phun hai đến ba
bình trên sào.
* Bệnh mốc tro: chủ yếu hại lá.
- Triệu chứng: lá xuất hiện những đốm hình trịn hoặc hình trứng to nhỏ
khác nhau, chỗ bị hại mọc ra những sợi màu tro. Phát triển thuận lợi ở điều
kiện thời tiết, nhiệt độ 22 - 250C , độ ẩm lớn hơn 85%.
- Cách phịng trừ: có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Rovral 50 WP, 10 - 20g / bình 10lit
Score 250 EC, 5 - 10 ml / bình 10lit
Acrylic acid 4% + Carvarol 1 %
* Bệnh thối rễ, củ :
Đầu tiên bệnh làm chết lá gần gốc, sau phát triển lên trên làm cho các lá
phía trên bị chết héo xanh, sau đó chuyển sang màu vàng rồi chết. Ở rễ có
màu nâu gây thối rễ, bệnh nặng thì hại cả củ, sau khi củ thối thì rễ cũng bị
thối nát.



19

- Cách phịng trừ: chọn củ khơng bị bệnh để làm giống, trước khi trồng
phải xử lý foocmalin 40% hòa loãng 100 lần để tiêu độc đất. Luân canh với
cây họ hịa thảo, làm đất kỹ để phơi ải khơ, bón vơi, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
Phun thuốc khi bệnh xuất hiện dùng một trong các loại sau:
Vicarben - S 75 BNT, 25g/ bình 10lit
Rhidomil MZ 75 WP, 25- 30g/bình 10lit
Nếu bị nặng có thể dùng Score với lượng 5 - 8 ml/ bình 8 lit hoặc dùng
Tiltsuper (dạng nước chén tạo như thật) pha nồng độ 1 hộp cho một bình 10
lit.phun hai đến ba bình trên sào bắc bộ.
* Bệnh cháy lá sinh lý
Thường xảy ra ở thời kỳ cây phân hóa mầm hoa, trao đổi chất mạnh,
cần sử dụng các biện pháp sau:
- Dùng giống chống bệnh: sorbonne
- Che sáng ở giai đoạn đầu.
- Phun hoặc hòa nước tưới bổ sung Ca(NO 3)2 cho cây khi cây chớm có
nụ đầu tiên trên vườn với nồng độ 0,6%. Tưới hoặc phun 3- 5 ngày/ lần. Kết
thúc khi cây ra xong tồn bộ nụ, có thể bón cho cây với lượng 2kg/ 100m2
b) Sâu hại:
* rệp bông: chủ yếu gây hại thân, cành, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá
làm cây khơ héo, hoa biến dạng.
- Phịng trừ: làm sạch cỏ, cắt bỏ lá, thân bị hại.
Có thể dùng các loại thuốc hóa học sau để phịng trừ:
Pegasus 500SC, 7 - 10ml/ bình 10 lit.
Supracide 40ND, 10- 20 ml / bình 10lit.
phun 2 - 3 bình / sào bắc bộ.
* Bọ nhảy
Bọ trưởng thành và ấu trùng ăn mặt lưng lá, làm cho lá cong về phía
thân, đồng thời truyền dịch virus.

- Phòng trừ:


20

Success 25 SC, 10-20 ml/ bình 10lit
Subatox EC, 17- 20ml/ bình 10lit
Visber 25 ND, 15-20 ml/ bình 10lit.
Phun 2 bình/ sào bắc bộ.
2.4.4.10. Thu hoạch và bảo quản hoa lily
a. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch tốt nhất với lily là nụ thứ nhất dưới gốc phình to và
có màu. Thu cắt muộn, hoa đã nở, vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi làm
bẩn hoa làm giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên một cành có 6 nụ thì nên
thu hoạch khi hai nụ dưới có màu là tốt nhất. Cắt lily vào buổi sáng, cách mặt
đất 10-15 cm, để 5- 6 lá gốc. Sau khi cắt hoa nhúng 1/3 cuống hoa vào nước
sạch và nhanh chóng đưa vào chỗ mát để bảo quản hoặc cắm vào bình. Nếu
để vận chuyển cần bó thành từng bó 5 bơng/bó, cắt bỏ lá gốc và tiếp tục
nhúng gốc hoa trong nước. Tuổi thọ của hoa lily có thể kéo dài 7- 12 ngày tuỳ
giống.
b. Bảo quản hoa
Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và
chất dinh dưỡng nhưng cành hoa vẫn phải tiếp tục hơ hấp và thốt hơi nước,
prơtêin và tinh bột vẫn bị phân giải. Vì vậy nếu khơng được bổ sung nước hoa
sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi có thể được áp dụng như sau:
Dùng dung dịch 5-10% đường saccaroza và AgNO3 100mg/lít, nhúng
cuống hoa vào dung dịch 20 phút, sau đó bọc nilon và bảo quản trong nhiệt độ
thấp 2- 30C. Nếu bảo quản trong thời gian dài thì xử lý hoa trong STS (hỗn hợp
của AgNO3 và NaSO3) nồng độ 0,2 mol/lít + đường saccaroza 10% xử lý trong
24h rồi cho vào dung dịch AgNO3 50mg/lít, sau đó dùng túi nilon bọc lại, bảo

quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Có thể bổ sung vào nước đường GA3 100 ppm để hoa, lá không bị vàng.



×