Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Báo cáo thực tập: Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả, cây dược liệu xã Thái Nguyên – Huyện Thái Thụy – Tỉnh Thái Bình – Đơn vị trực thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Phú Cường có trụ sở tại Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng
thủy sản và cây ăn quả, cây dược liệu xã Thái Nguyên – Huyện Thái
Thụy – Tỉnh Thái Bình – Đơn vị trực thuộc Cơng ty Trách nhiệm hữu
hạn Hưng Phú Cường có trụ sở tại Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình
Người hướng dẫn: Phạm Văn Thiêm – Giám đốc Công ty
Sinh viên thực hiện: Trần Minh Thanh - ĐH3QM1

Thái Bình, ngày 02 tháng 03 năm 2017

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Trang trại chăn nuôi lợn,
nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả, cây dược liệu xã
Thái Nguyên – Huyện Thái Thụy – Tỉnh Thái Bình – Đơn
vị trực thuộc Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Phú
Cường có trụ sở tại Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình

Người hướng dẫn



Sinh viên

thực hiện
\

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)

2


Thái Bình, ngày 02 tháng 03 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt được kết quả tốt đẹp
nhất, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã linh động,
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng
như làm việc thực tế.
Xuất phát từ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, các chị đang công tác tại
Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả, cây dược
liệu xã Thái Nguyên – Huyện Thái Thụy – Tỉnh Thái Bình – Đơn vị trực
thuộc Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Phú Cường có trụ sở tại
Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình đã tận tình chỉ bảo em trong thời
gian thực tập tại đây, đặc biệt là bác Phạm Văn Thiêm, Giám đốc
Công ty, hướng dẫn em.
Ngoài cố gắng và nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của Ths.Vũ Văn Doanh cũng như sự giúp
đỡ của các thầy, cơ trong khoa Mơi trường để hồn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của
một sinh viên, bài báo cáo khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cơ để em
có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt
hơn công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Bình, ngày 02 tháng 03
năm 2017

Sinh viên thực hiện
3


Trần Minh Thanh

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP..............5
I. Giới thiệu chung........................................................................5
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự......................................................5
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.............................6
I. Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập..............6
II. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề....................................6
III. Phương pháp thực hiện chuyên đề......................................6
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................7
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa....................................7

3.3. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin.................................7
3.4. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo.........................................7
IV. Kết quả chuyên đề..................................................................7
4.1. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan
đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH...............................7
4.1.1. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường.....................................................................................8
4.1.2. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập Báo cáo quan trắc môi
trường định kỳ.............................................................................21
4.2. Đề xuất các giải pháp phù hợp để công ty TNHH Hưng
Phú Cường hồn thiện các thủ tục về mơi trường trong thời
gian tới.........................................................................................25
4.2.1. Nhận xét chung.................................................................25
4.2.2. Các biện pháp duy trì và hồn thiện thủ tục báo cáo đánh
giá tác động mơi trường..............................................................25
4.2.3. Các biện pháp duy trì và hồn thiện thủ tục quan trắc môi
trường định kỳ.............................................................................25
V. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập.......................26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................28
PHỤ LỤC 1: NHẬT KÍ THỰC TẬP...................................................29
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH...................................................................31
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA...............................................35
PHỤ LỤC 4: BẢNG SỐ LIỆU QUAN TRẮC......................................39
5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Giới thiệu chung
- Tên cơ sở: Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và trồng

cây cảnh, cây dược liệu xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình – Đơn vị trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng
Phú Cường
- Địa chỉ cơ sở thực tập: Thôn Ngọc Thịnh – xã Thái Nguyên –
huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình
- Điện thoại: 0978.540.777
- Đại diện: Phạm Văn Thiêm
- Chức vụ: Giám đốc
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
* Sơ đồ tổ chức quản lí:
Giám
đốc
Phịng kinh doanh – Tổ
chức hành chính
Tổ
chức
Kinh
doan
h

Tổ
chức
Hành
chính

Phịng Kỹ Thuật
Phịn
g Tài
vụ


Kỹ
thuật
điện
nước
Bảo
vệ

Nhân
viên
Thú y

Tổ cơng nhân ni trực
tiếp

- Giám Đốc: 01 người
- Phòng Tổ chức Kinh doanh: 01 người
- Phịng Tổ chức Hành Chính: 01 người
- Phịng Tài Vụ: 02 người
- Kỹ thuật điện nước : 01 người
6


- Bảo vệ: 02 người
- Nhân viên thú ý: 02 người

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
 Đối tượng thực hiện
Chuyên đề: Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan
đến bảo vệ mơi trường của Cơ sở chăn nuôi tập trung xã Thái

Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

 Phạm vi thực hiện
- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và trồng
cây cảnh, cây dược liệu xã Thái Nguyên, huyện Thái thụy, tỉnh
Thái Bình
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 26/12/2016 đến ngày 05/03/2017
II. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
 Mục tiêu:
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến BVMT
đối với cơ sở
- Đề xuất các giải pháp cải thiện việc tuân thủ các thủ tục hành
chính liên quan tới BVMT đối với cơ sở

 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến
BVMT đối với cơ sở
- Khảo sát hiện trạng thực hiện các biện pháp BVMT của công ty.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới BVMT
tại công ty. Cụ thể, bài báo cáo tập trung vào 2 thủ tục sau:
+ Thủ tục về Đánh giá tác động môi trường.
+ Thủ tục lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các thủ tục hành chính
liên quan tới BVMT, các giải pháp BVMT phù hợp với công ty và đối
với sức khỏe người dân.

7


- Đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành

chính liên quan đến bảo vệ môi trường phù hợp với công trong thời
gian tới.
III. Phương pháp thực hiện chuyên đề
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng nhằm mục
đích thu thập và nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp lý liên
quan tới BVMT mà công ty TNHH Hưng Phú Cường phải tuân thủ và
thực hiện như: Đánh giá tác động môi trường, Luật BVMT, hợp đồng
đăng ký xử lý chất thải nguy hại, báo cáo giám sát môi trường định
kỳ, các thông tư, nghị định, các loại QCVN… từ đó làm cơ sở để đánh
giá, so sánh, đối chứng với các quy định của pháp luật, các yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước và sự tuân thủ theo thực tế của công
ty.
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Đối với phương pháp này người thực hiện sẽ tiến hành khảo sát thực
tế trên địa bàn trang trại chăn nuôi tập trung xã Thái Nguyên và khu
vực dân cư xung quanh cơng ty. Để nhằm mục đích quan sát, kiểm
tra tình hình vận hành, sản xuất, các cơng trình BVMT xem có hoạt
động đúng với các văn bản đã cam kết hay khơng? Đưa ra những
hình ảnh khách quan về hệ thống xử lý nước thải, nước thải đầu ra,
công trình thu gom, xử lý chất thải rắn, dây chuyền sản xuất, hệ
thống nhà xưởng… để làm tư liệu nghiên cứu và căn cứ giúp cho đồ
án thuyết phục hơn.
3.3. Phương pháp thống kê và xử lý thơng tin
Tồn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số
liệu được quản lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần
mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
3.4. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo
Được thực hiện bằng cách: Từ tài liệu thu thập được tiến hành tổng
hợp viết báo cáo thể hiện việc đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành

chính liên quan tới BVMT của công ty TNHH Hưng Phú Cường. Đồng
thời phân tích, xử lý số liệu thu thập được từ phiếu điều tra và tài liệu
thứ cấp làm tư liệu để hoàn thành báo cáo.

8


IV. Kết quả chuyên đề
4.1. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến
bảo vệ mơi trường tại công ty TNHH
Trong việc hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Hưng Phú Cường,
Công ty đã chấp hành tuân thủ các văn bản về môi trường một cách
nghiêm túc, việc thực hiện các văn bản, thủ tục về môi trường được
thể hiện qua bảng sau:
Căn cứ pháp lí

Thực tế tại cơng ty

1. Luật Bảo vệ mơi trường số
55/2014/QH13

Công ty đã lập Báo cáo đánh giá
tác động môi trường số

2. Điều 123 chương VII, Luật Bảo vệ
môi trường số 55/2014/QH13

Công ty đã chấp hành quan trắc môi
trường định kỳ.


Việc tn thủ các thủ tục hành chính của cơng ty TNHH được giám
sát và thực hiện thường xuyên, tuy nhiên trong khi thực hiện vẫn cịn
những thiếu sót, cần phải giải quyết, khắc phục để đảm bảo không
gây ô nhiễm môi trường.

4.1.1. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường
a) Căn cứ pháp lý để lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua
và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2015.
- Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN vè môi trường
9


- Nghị định số 201/2013/ND-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ qui
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ qui định
về việc quản lí chất thải rắn và phế liệu
- Thơng tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05 năm
2013 hướng dẫn thực hiện nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng

03 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải
- Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường năm 1995, 1998,
1999, 2001, 2002, 2005, 2008, 2015
- Quyết định 01/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Thái Bình
về việc ban hành qui định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại
tỉnh
- Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi
- Giấy phép kinh doanh số 0802001109 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Thái Bình cấp ngày 03/01/2008
b, Thực tế thực hiện tại công ty TNHH
Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và cây cảnh, cây
dược liệu – Đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Hưng Phú Cường hoạt
động tại xã Thái Nguyên huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là đối tượng
phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường có diện tích
38.937m2 và cơng suất như sau:

ST
T

Loại hình

I

Chăn ni lợn ngoại

1

Lợn nái


Đơn vị

Số lượng

Sản lượng

Con

650

20con/nái/n
ăm
10


2

Lợn dực giống

Con

18

II

Nuôi trồng thủy sản

1


Ba ba

Con

4.500

1,01,2kg/con

2

Lươn

Con

50.00060.000

7-8 kg/m2

3

Cá nước ngọt

Con

36.500

15 tấn/ha

III


Cây ăn quả và cây dược liệu

1

Hòe, hương bài, cây ăn
quả

11.982

380
triệu/năm

M2

Công ty TNHH Hưng Phú Cường đã lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường và được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt theo số 154/QĐUBND ngày 14 tháng 06 năm 2013.
 Biện pháp thu gom, xử lý nước thải.
Khi đi vào hoạt động sản xuất ổn định nguồn gây tác động ô
nhiễm môi trường nước của Công ty chủ yếu gồm:
a) Cơng trình xử lý nước thải sản xuất và biện pháp đã thực hiện
Để xử lí lượng nước thải sản xuất phát sinh, trang trại sử dụng
phương pháp xử lí bằng bể sinh học Biogas. Đây là phương pháp xử lí
đơn giản, hiệu quả đồng thời tận dụng đượ nguồn khí Biogas sinh ra
để sử dụng cho nhu cầu đun nấu và thắp sáng
Lượng nước thải sản xuất được chảy vào rãnh thốt nước bao
qunah khu chuồng ni và được tập trung ở bể chứa để điều hòa,
sau đó đưa về bể Biogas để xử lí.

11



* Sơ đồ hệ thống hầm Biogas:

Nước thải từ
trại nuôi

Bể thu gom

Hố biogas

Sử dụng đun nấu,
thắp sáng

Hệ thống thu khí
sinh học

Hệ thống làm sạch
khí

Ao sinh học 1

Ao sinh học 2

Ao sinh học 3

Sông đồng nội

Nước thải phát sinh từ quá trình rửa sàn, tắm lợn…theo hệ thống
kênh dẫn chảy về bể thu gom. Tại đây, lượng nước thải được điều
chỉnh sao cho tỉ lệ giữa nước và phân phù hợp. Sau khi điều chỉnh

nước lẫn phân được đưa vào bể Biogas có thể tích khoảng 4.500m 3.
Tại đay dưới tác động phân hủy của các sinh vật kị khí, các thành
phần hữu cơ trong nước thải chuyển hóa thành nước, khí CO 2 và khí
CH4 (thành phần CH4 chiếm khoảng 50,6%; CO2 30%; các khí khác
N2, H2S, O2 chiếm khoảng 14,4%). Nguồn khí sinh ra được tách nhờ
hệ thống thu khí , tiếp tục qua hệ thống làm sạch ( loại bỏ nước,
H2S…) để sử dụng đun nấu, thắp sáng

12


Hình 4.1: Hầm Biogas
Thời gian lưu khoảng 60 ngày thì các thành phần hữu cơ phân
hủy đạt 95%, tuy nhiên hàm lượng N, P, K trong nước thải hầu như
không giảm vì vậy nước thải từ hồ Biogas phải tiếp tục xử lí bằng ao
sinh học 3 cấp sao cho nước lưu lại mỗi ao thời gian 10-30 ngày, sau
khoảng 60 ngày nước được thải ra sông nội đồng. Qui trình xử lí tại
ao sinh học :
 Ao sinh học 1: Xử lí bằng biện pháp kị khí, bèo sen, lục bình được
thả kín ao với mục đích hấp thụ N, P, K. Với thời gian lưu khoảng
30 ngày, diện tích mặt ao đảm bảo có thể xử lí được 90% N, P, K.
Đối với ao này có thể tận dụng để ni ba ba. Sau đó nước thải
tiếp tục tràn sang ao sinh học 2
 Ao sinh học 2: Xử lí bằng phương pháp nửa kị khí, nửa hiếu khí.
Bèo sen được thả ½ diện tích ao phía giáp ao sinh học 1; ½ diện
tích ao cịn lại để tạo mặt thoáng cho cá thở và tăng khả năng tự
làm sạch bằng ánh sáng mặt trời. Thời gian lưu ở ao này khoảng
20 ngày, sau đó nước thải tiếp tục chảy sang ao số 3

13



Hình 4.2: Ao sinh học 1 và Ao sinh học 2
 Ao sinh học 3: Xử lí bằng phương pháp hiếu khí, đảm bảo mặt ao
ln thống, đồng thời kết hợp nuôi cá và tận dụng nguồn nước
tại đây để tưới cây hàng ngày. Với diện tích mặt thống lớn nên
khả năng tự làm sạch của ao là rất cao.

Hình 4.3: Ao sinh học 3
Với cơng nghệ xử lí hồ Biogas kết hợp hệ thống xử lí hồ sinh học 3
cấp, nước thải của trang trại đảm bảo đượ xử lí đạt giá trị C cột B của
QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra sơng. Bên cạnh đó, việc thiết
kế các kênh hút cặn xung quanh hồ Biogas đảm bảo được công tác
14


hút cặn định kì mà khơng ảnh hưởng đén q trình làm việc của hệ
thống.
b) Các cơng trình xử lý nước thải sinh hoạt và biện pháp đã thực
hiện
Tổng số lao động của trang trại khoảng 27 người, trung bình mỗi
người sử dụng 100 lít nước/ngày đêm thì khối lượng nước sinh hoạt
là:
27 x 100 = 2.700 lít/ngày đêm = 2,7 m3/ ngày đêm
Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ khu vệ sinh, nhà bếp chứa thành
phần ô nhiễm như: các chất cặn bã, các chất lơ lửng SS, chất hữu cơ
COD, BOD5, tổng N, tổng P, coliform.




Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải ăn
uống, tắm giặt

Nước thải nhà
vệ sinh

Song chắn
rác

Bể tự hoại

Bể lắng

Ao sinh học 1

Ao sinh học 2

Sông nội đồng

Ao sinh học 3

Nước thải sinh hoạt gồm nức thải từ nhà vệ sinh và từ hoạt
động ăn uống, tắm giặt với lượng phát sinh khoảng 0,72m 3/ngày.
Các nguồn thải này được phân dòng để được xử lí 1 cách hiệu quả.
Đối với nước thải từ hoạt động ăn uống, tắm giặt của công
nhân trong trang trại sẽ được thu gom bằng các song chắn rác,
qua bể lắng cặn loại bỏ đất cát và tạo chất vô cơ, hữu cơ thơ; sau
đó đưa vào cống thốt nước có nắp đậy rồi chảy đến hệ thống

thốt nước sinh hoạt riêng cùng với nước thải nhà vệ sinh đã được
xử lí qua bể tự hoại và đổ vào ao sinh học
15


Đối với nước thải từ nhà vệ sinh, trang trại xử lí bằng hệ thống
bể tự 3 ngăn trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của
khu vực. Phương pháp xử lí của hệ thống bể tự hoại này là kị khí
(bể phốt).Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại:
Cửa
hút
cặn

N
ư

c
th
ải

1

2

3

Bể tự hoại gồm 3 ngăn. Ngăn 1 có thể tích 3m3, ngăn 2 và ngăn
3 có thể tích là 1,5m3. Bể tự hoại làm đồng thời 2 chức năng: lắng và
phân hủy cặn lắng, nhờ hoạt động của vi sinh vật kị khí, các chất hữu
cơ bị phân hủy 1 phần tạo thành các chất khí như CH 4, CO2, H2S…

một phần tạo thành các chất vơ cơ hịa tan. Nước sau khi xử lí ở bể
phốt sẽ qua kênh dẫn đổ vào ao sinh học
Thể tích bể tự hoại đảm bảo thời gian lưu nước trên 3 ngày;
dung tích lớn hơn dung tích tối thiểu 1,5m3; thời gian phân hủy cặn
từ 6-12 tháng


Xử lý nước mưa chảy tràn

Lượng nước mưa trên tồn bộ diện tích của trang trại tương đối
lớn. Sau mỗi cơn mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực trang trại sẽ
cuốn theo các chất thải rắn, bụi, đất cát, nguyên liệu và vụn các sản
phẩm rơi vãi, nếu khơng quản lí tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn
nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực xả thải.
Để xử lí nguồn này trang trại đã xây dựng hệ thống thu gom và
thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom và thoát nước thải.
Nước mưa chảy theo hệ thống thoát nước riêng vào các máng xây,
đậy tấm đan, độ dốc trung bình khoảng 1%-2%, sau các trận mưa
cần mở tấm đan để kiểm tra, nạo vét cống, máng và các hố thu cát
trước khi xả nước mưa ra sông
16


Hình 4.4: Hệ thống cống thu gom nước mưa chảy tràn
Để tránh gây ngập lụt, trang trại thường xuyên kiểm tra các
đường ống cống rãnh, thu gom hết bùn cặn, rác ở hố ga, đảm bảo
cho hố ga luôn sạch và thơng dịng chảy

Hình 4.5: Sơng đồng nội
17





Cơng trình xử lý tiếng ồn và khí thải

 Đối với tiếng ồn
Tiếng ồn từ các hoạt động vận chuyển thức ăn và sản phẩm
(nguồn ồn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn). Đó là tiếng ồn phát ra từ
động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả
ống khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, cịi xe, phanh xe…Tiếng ồn do lợn
kêu theo bản tính tự nhiên của lồi vật hoặc kêu khi bị đói. Nhìn
chung tiếng ồn trong các trang trại chăn nuôi không lớn, mức độ ồn
dao động trong khoảng 50-70dBA.
* Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn được áp dụng:
- Đối với các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
phát sinh tiếng ồn, chủ trang trại áp dụng các biện pháp quản lí phù
hợp: khơng dùng các loại xe vận tải quá cũ nát
- Cho lợn ăn uống đúng giờ đầy đủ đúng bữa. tránh tình trạng để
lợn bị đói

 Đối với khí thải
*Nguồn phát sinh các mùi hôi thối đối với trang trại chăn nuôi lợn
chủ yếu do quá trình phân hủy sinh học đối với phân và thức ăn thừa
do lợn thải ra trên mặt sàn và rãnh thoát chất thải dưới sàn, tạo ra
các chất khí có mùi như metan, cacbon dioxit, amoniac và hidro
sunfit. Trang trại đã thực hiện được các biện pháp để hạn chế mùi hôi
thối:
- Xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu so với QCVN 0114:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi
lợn tràn trại an tồn sinh học. Trong đó sàn ni đạt độ dốc yêu cầu,

hạn chế lượng phân nước thải của lợn bám dính trên sàn vì đây là
một trong những ngun nhân chính gây ra mùi hơi thối. Tất cả các
chuồng đều được lắp quạt thơng gió và tấm giấy khử mùi để cấp
lượng khơng khí trong lành cho đàn lợn

- Dùng bột than cây tre hòa vào nước phun với tỉ lệ 1 lít/100m 2 , phun
hàng ngày để làm giảm mùi hôi chuồng trại
18


- Sử dụng chế phẩm sinh học (EM) thông qua hình thức phun trực
tiếp lên sàn và lên các rãnh nước với chu kì 1-2 lần/ngày. Các sản
phẩm chế phẩm sinh học được dùng: GEM-K (dùng cho sàn nuôi),
GEM-P1 (dùng cho rãnh thoát nước thải, hầm Biogas), YM…Dưới tác
dụng của việc phun chế phẩm sinh học lên sàn và các rãnh nước
thải, các vi sinh vật hữu ích sẽ được bổ sung làm tăng khả năng phân
hủy các chất thải hữu cơ, đồng thời diệt các vi sinh vật gây thối ( là
các vi sinh vật phân hủy cho ra các sản phẩm H 2S, NH3…). Bên cạnh
đó các chế phẩm này cịn có tác dụng có lợi cho vật nuôi và làm
giảm các nguồn ruồi, muỗi, côn trùng 1 cách hiệu quả

Hình 4.6: Vơi bột để vệ sinh chuồng trại
- Bố trí hệ thống cây xanh trong khn viên xung quanh trang trại,
tạo mơi trường thơng thống, bãi trống để che nắng, giảm lượng bức
xạ mặt trời, giảm tiếng ồn, ngăn cản bụi, khí thải ra khu vực xung
quanh; đồng thời tạo thẩm mĩ và cảnh quan môi trường
*Bên cạnh đó, các hoạt động vận chuyển nguyên liệu, thức ăn,
con giống và sản phẩm, lưu giữ CTR phát sinh khí gây ơ nhiễm nhưng
do địa hình thơng thống nên dễ khuếch tán vào môi trường xung
quanh. Chủ trang trại đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau đây:

- Thường xuyên tưới nước tạo độ ẩm của mặt đường nhằm hạn chế
phát tán bụi, ngày nắng phun nước ở sân bê tông để giảm nhiệt độ
cho khu vực chuồng trại
- Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ nát, gây ô nhiễm
môi trường và không đảm bảo hoạt động

19


- Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào được
thực hiện vệ sinh, sát trùng để hạn chế phát tán bụi và mang mầm
bệnh vào trang trại
- Quản lí trang trại thường xun đơn đốc việc duy trì vệ sinh nhà
kho, sân đường nội bộ nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu rơi vãi
trong phạm vi trang trại
- Tiến hành quản lí tốt khâu thu gom và lưu giữ phân, rác thải
- Trong quá trình bốc dỡ và tiếp nhận nguyên vật liệu sẽ phát sinh
bụi, lượng bụi này rất nhỏ, tác động không đáng kể tới mơi trường
xung quanh



Các cơng trình xử lý chất thải rắn thông thường và

chất thải nguy hại

 Chất thải rắn sản xuất
- Khối lượng phân lợn phát sinh của lợn trưởng thành trung bình
khoảng 3kg/ngày, cảu lợn con tách mẹ là khoảng 0,5kg/ngày. Như
vậy, với qui mô đàn lợn là 668 lợn trưởng thành và 1000 lợn con,

khối lượng phân phát sinh là:
Mphân = 668 x 3 + 1000 x 0,5 = 2.504 kg/ngày
Trong đó, khả năng thu hơi phân đạt khoảng 95%, cịn lại 5%
phân bám dính trên mặt sàn và lẫn vào nước thải qua hoạt động rửa
chuồng hoặc tắm cho lợn.
- Lợn chết và nhau thai lợn
+ Căn cứ vào qui mô trang trại, hàng năm 650 lợn nái sẽ sinh sản
trung bình khaongr 2,2 lứa/năm, mỗi lần phát sinh khối lượng nhau
thai khoảng 0,5kg. Như vậy, trong 1 năm khối lượng nhau thai là:
650 x 0,5 x 2,2 = 715kg/năm
+ Lợn chết chủ yếu xảy ra đối với lợn mới sinh, số lượng cụ thể phụ
thuộc vào các thời điểm khác nhau, ước tính khoảng 0,5% số lợn sinh
ra. Như vậy số lượng lợn con chết của trại là 12000 x 0,5% = 60
con/năm
* Các biện pháp xử lí chất thải rắn sản xuất đã áp dụng:
- Thức ăn gia súc thừa và nhau thai lợn được tận dụng để làm thức
ăn cho ba ba và cá
20



×