Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Từ thực tiễn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THANH LỊCH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC
TIỄN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG
TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THANH LỊCH


THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ QUẢNG
TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chun ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực chưa được công bố trong các cơng trình khác.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về luận
văn của mình.
Thừa Thiên Huế, tháng

năm 2022

Học Viên

Trần Thanh Lịch


LỜI CẢM ƠN


Với lịng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến q Thầy, Cơ học viện Hành chính quốc gia đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Cúc nguyên Giảng
viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia đã hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình để tơi hồn thiện nghiên cứu, cô luôn động viên và tạo m ọi điều kiện thuận
lợi để giúp tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ,
cung cấp rất nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tơi có
thể hồn thành nghiên cứu này.
Trân trọng!
Học Viên
Trần Thanh Lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI.............................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về khiếu nại và thực hiện pháp luật giải quyết khiếu
nại về đất đai................................................................................................... 9
1.2. Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai...........................28
1.3. Sự cần thiết phải giải quyết khiếu nại đất đai.....................................41
1.4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai.................42
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ55
2.1. Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
55
2.2. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
64

2.3. Thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn
thị xã Quảng trị, tỉnh Quảng Trị.................................................................... 70
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
trên địa bàn thị xã Quảng Trị.......................................................................... 81
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 87
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI......................88
3.1. Quan điểm về thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai....88
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu
nại về đất đai................................................................................................. 90
KẾT LUẬN................................................................................................. 108
DANH MỤC THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Hiến Pháp năm 2013 (điều 30) quy định cơng dân có quyền khiếu nại
và đó chính là quyền cơ bản của cơng dân: “Cơng dân có quyền được
khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những việc làm
trái với pháp luật của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức kinh tế, các tổ
chức xã hội và những đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân
nào… Như vậy, mọi cá nhân , tổ chức đều có quyền khiếu nại với các
cơ quan, các tổ chức, các cá nhân có thẩm quyền về những hành động làm
trái pháp luật của các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân”[31]. Quyền khiếu
nại của công dân đựợc quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở
pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà
nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa[30]. Thông qua quyền khiếu nại, tố cáo công dân tự bảo vệ mình
trước sự xâm hại của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong
quá trình quản lý nhà nước hoặc vơ tình hoặc cố tình đã xâm hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ,
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan
nhà nước do pháp luật quy định. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo khơng
chỉ góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển
mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, thể hiện đúng bản
chất nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Khiếu nại đất đai
là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền được
chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho từng cá nhân, tổ chức. Khiếu nại


1


về đất đai diễn ra rất phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng về số
lượng.

2


Theo quy định của pháp luật, Quyền khiếu nại của công dân là cơ sở pháp lý rất
cần thiết để cơng dân có thể làm chủ các hoạt động và giám sát t ốt các ho ạt động
của các cơ quan nhà nước. Nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước là
giải quyết các khiếu nại, việc này đóng vai trị quan trọng và góp phần làm ổn
định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và thúc đẩy vi ệc chú tr ọng đ ến việc giải
quyết khiếu nại của công dân và đã tiến hành ban hành r ất nhi ều các văn bản Chỉ
thị, văn bản Nghị quyết và các văn bản pháp luật quy định v ề gi ải quyết khiếu
nại.[30]
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các
tổ chức chính trị và xã hội…, cơng tác giải quyết khiếu nại của chúng ta trong
thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình hình về
việc khiếu nại vẫn diễn ra một cách hết sức phức tạp đặc biệt là việc khiếu nại
về đất đai; nhiều vụ trở thành điểm nóng; nhiều vụ liên quan đến khiếu nại đông
người, vượt cấp; cá biệt có vụ đã trở thành cơng cụ để các thế lực phản động lợi
dụng chống phá Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặt biệt, các vụ việc khiếu
nại thường bùng phát vào các thời điểm diễn ra các cuộc họp của Hội đồng nhân
dân các cấp, các cuộc đại hội Đảng, Quốc hội, hay là các giai đoạn bầu cử Hội
đồng nhân dân, bầu cử Quốc hội. Nhiều vụ người dân còn kéo nhau đến nhà của
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình
hình an ninh và tình hình trật tự an tồn xã hội.
Đa số các vụ việc khiếu nại là về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; khiếu

nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại quyết
định xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm trong việc sử dụng đ ất; khiếu nại
đòi lại nhà, đất mà Nhà nước đã quản lý qua các thời kỳ th ực hi ện chính sách đất
đai. Trong thời gian qua, tiếp tục quán triệt và triển khai th ực hiện Thơng báo kết
luận 130-TB/TW của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo của Thanh


tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, UBND thị xã Quảng Trị đã kịp thời chỉ đạo, điều hành triển khai
nhiều giải pháp để tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại
trên địa bàn thị xã. Chủ tịch UBND các xã, phường giải quyết các vụ việc khiếu
nại tồn đọng, kéo dài qua kết quả rà soát. Đến cuối năm 2019, trên đ ịa bàn thị xã
đã chấm dứt việc kiểm tra, xem xét, giải quyết 05 vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài.
Chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị cũng đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản
để kịp thời chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tại địa phương, đặc biệt, trong
thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp.[34]
Do vậy, tình hình khiếu nại trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình khiếu kiện vẫn cịn diễn biến phức tạp,
có một số trường hợp khiếu nại, khiếu kiện đông người, vượt cấp, chủ yếu
vào lĩnh vực đất đai.Trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, tình hình khiếu
nại, khiếu kiện tranh chấp đất đai diễn ra với tính chất phức tạp ở hầu hết các
phường, xã thuộc thị xã Quảng Trị, một số trường hợp đã trở thành điểm nóng
trong khiếu nại. Số lượng các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện nộp trực tiếp tại các
phòng tiếp dân và đơn thư vượt cấp đều tăng theo năm, tháng. Việc tổ chức thực
hiện pháp luật để giải quyết một cách hợp pháp và hợp lý các đơn khiếu nại của
dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài "Thực hiện pháp luật
giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn thị xã Quảng Tr ị, t ỉnh
Quảng Trị" để làm đề tài Luận văn cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp Luật hành chính nhằm đưa ra giải pháp để giải quyết các khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực quản lý đất đai có hiệu quả, góp phần ổn định an ninh

chính trị, nâng cao đời sống xã hội trên địa bàn.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai đã được nhiều
cơng trình khoa học đề cập, nghiên cứu, được sự quan tâm các cấp chính
quyền dưới góc nhìn từ thực tiễn và lý luận, cụ thể:
- Nguyễn Tuấn Khanh (2008), "Việc áp dụng pháp luật để giải quyết
khiếu nại về đất đai", Tạp chí Thanh tra, số 5/2008;
- Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2012), Khiếu nại
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn
tại tỉnh Thừa Thiên Huế” của Bùi Thị Thuận Ánh năm 2012 Luận văn ThS
ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp của Nguyễn Tuấn
Khanh (2013) với tên đề tài: Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại
hành chính ở nước ta hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Ngọc Linh năm 2014
về đề tài “ Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh”.
- Doãn Hồng Nhung (2014), "Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải
quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hảo (2014), "Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất
đai", Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sỹ của Võ Nguyên Chương năm 2015 với về tài “ Thi
hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng”.
- Luận văn thạc sỹ của Đặng Quang Hùng về đề tài “ Hồn thiện
cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng trên địa bàn Quận Đồ Sơn Thành Phố Hải Phòng” năm 2015.



- Luận văn Tiến sĩ của Hoàng Ngọc Dũng về đề tài “ giải quyết
khiếu nại hành chính trong cơng cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam” năm
2015.
- Luận văn thạc sỹ của Đăng Văn Luân về đề tài “ giải quyết khiếu
nại tố cáo từ thực tiễn Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội” năm 2016.
- Đinh Văn Minh (2017), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại về đất đai hiện nay", Viện khoa học Thanh tra.
- Đinh Văn Minh (2017), "Thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu
hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực ti ễn ", Đề tài
khoa học cấp Bộ.
Những cơng trình nêu trên đều có nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn về thực hiện pháp luật và các đảm bảo pháp lý đối với vi ệc th ực hi ện quyền
khiếu nại hành chính của cơng dân, đồng thời phân tích trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong phạm vi
khác nhau.Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện
pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Bởi
vậy, đề tài luận văn của tác giả không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại
về đất đai trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, đánh giá những kết quả
đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong công tác
quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai. Từ đó đề xuất những phương
hướng, giải pháp phù hợp và đúng quy định của pháp luật về giải quyết khiếu
nại về đất đai trên địa bàn thị xã nhằm góp phần xây dựng trật tự an tồn xã
hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng ổn định và phát
triển.



3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt mục đích luận văn cần đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp lu ật gi ải
quyết khiếu nại đất đai dựa trên quy định của pháp luật đất đai; pháp luật
khiếu nại và các văn bản có liên quan đến công tác quản lý đ ất đai, gi ải
quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai.
- Tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản của thực hiện pháp luật gi ải
quyết khiếu nại về đất đai như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của
thực hiện Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về
đất đai trên địa bàn xã, phường của Thị xã Quảng Trị từ đó tìm ra khó khăn,
vướng mắc những hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở phân tích những mặt được, những mặt hạn chế và
nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai từ thực tiễn trên địa bàn thị
xã, từ đó đề xuất và xây dựng những giải pháp để hoàn thiện cơ chế
thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu chủ yếu về hình thức thực hiện pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vi ệc đảm bảo
quyền khiếu nại của công dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về không gian: Nghiên cứu việc thực hiện pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
- Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện Pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai - từ thực tiễn thị xã Quảng Trị trong giai đoạn t ừ năm
2015 đến năm 2019.



5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền được khiếu nại của công dân và
giải quyết khiếu nại của công dân.
- Thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về công tác Quản lý đất đai, công tác gi ải quy ết khi ếu
nại nói chung và cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, kết
hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai
trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về quản lý đất đai từ thực tiễn thị xã Quảng Trị là luận văn đầu tiên, nên có những đóng góp hiệu
quả như sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật giải
quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Quảng Trị nói riêng và tỉnh
Quảng Trị nói chung.
- Đóng góp bức tranh về thực trạng thực hiện pháp luật giải quy ết
khiếu nại về đất đai từ thực tiễn trên địa bàn thị xã Quảng Trị, qua đó
phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được, những mặt cịn hạn chế. Từ
đó luận văn góp phần đưa ra những giải pháp và quan điểm có tính khả thi
cao nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai đảm bảo
quyền công dân cũng như đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội.


- Đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nhằm nâng cao công tác quản
lý đất đai của cơ quan Nhà nước, đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại

của công dân tại Thị xã Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị;
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn có liên quan đ ến giải
quyết khiếu nại về đất đai. Áp dụng kết quả nghiên cứu có thể mang l ại
việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã có hiệu quả, hạn chế tối đa
việc khiếu nại của cơng dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về thực hiện pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất
đai tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
giải quyết khiếu nại về đất đai thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận về khiếu nại và thực hiện pháp luật giải quyết
khiếu nại về đất đai
1.1.1. Khái niệm đất đai, tranh chấp đất đai
1.1.1.1. Khái niệm đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: đất
đai chính là một diện tích cụ thể trên bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố
cấu thành nên môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,
bề mặt, lớp thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước gồm hồ, sơng, suối, đầm lầy,
Đất đai cũng bao gồm các lớp trầm tích nằm sát bề mặt cùng
với mạch nước ngầm và khống sản trong lịng đất, và tổng thể thực v ật và động

vật, trạng thái sinh sống của con người, những kết quả của con người trong quá
khứ và hiện tại để lại bao gồm san nền, hồ chứa nước hay hệ th ống tiêu thoát
nước, đường xá và nhà cửa.[20]
Hơn nữa, đất đai là khoảng khơng gian mà có giới hạn và theo chi ều thẳng
đứng bao gồm khí hậu, bầu khí quyển, với lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và bao gồm khống sản trong
lịng đất, và chiều nằm ngang trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác. Tổng thể này được
gọi là đất đai và giữ vai trò quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao đ ộng và cùng v ới quá
trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng
vai trị quyết định cho sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người.


Nếu khơng có đất đai thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng
như không thể có sự tồn tại của lồi người. Đất đai là một trong những tài
nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, th ực vật và
con người trên trái đất.[20]
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các cơng trình cơng
nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi vá các cơng trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ.
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu t ư cố đ ịnh, là
thước đo sự giàu có của mộ quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hi ểm cho cu ộc sống,
bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là
một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Trong Luật đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
ban hành vào năm 2013 có định nghĩa đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng quý giá
đối với quốc gia, là tư liệu sản xuất vô cùng đặc biệt, là thành phần quan trọng

bậc nhất của môi trường sống, và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Trải qua nhiều năm, nhân dân ta
đã bỏ ra nhiều công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như
ngày hôm nay.[31]
Trong thực tế, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đ ất đai gi ữ v ị trí và ý
nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó là điều kiện đầu tiên, là c ơ s ở thiên nhiên c ủa mọi
quá trình sản xuất, là nơi tìm được cơng cụ lao động, ngun liệu lao động và nơi
sinh tồn của xã hội loài người.
1.1.1.2.Tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ, một khái niệm đã tr ở lên r ất ph ổ biến
trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn

10


bản pháp luật mà còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thường
ngày, trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay vẫn
chưa được hiểu một cách đồng nhất, kể cả trong giới luật học. Việc xác định nội
hàm khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng kể cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn, đặc biệt là trong việc xác định cơ chế, xác định thẩm quyền,
và xác định trình tự và thủ tục giải quyết.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp là giành nhau một cách giằng co
cái không rõ thuộc về bên nào. Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà
các bên tranh chấp giằng co nhau là đất đai. Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai
2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, và về nghĩa vụ của người
sử dụng đất giữa hai bên hoặc nhiều bên trong mối quan h ệ đất đai. Trong khái
niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là
quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có
quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều khơng phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp
2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu của toàn

dân và là do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, đối
tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các
quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác. Còn chủ
thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau hoặc
giữa người sử dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra hết sức phổ biến và cũng hết sức đa
dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp
đất đai được chia thành ba dạng như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên v ới
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó.

11


Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới
đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, và tài sản gắn liền với đất trong các quan
hệ ly hôn, thừa kế; việc tranh chấp để đòi lại đất (đất mà đã đưa cho người khác
mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với
người đi xây dựng vùng kinh tế mới…)
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
đai: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân
sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư…
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì.
Thơng thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá
trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích
sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử
dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê

đất[19].
Do đó có thể thấy, việc tranh chấp đất đai với nhiều mục đích khác nhau
từ những mục đích sử dụng khác nhau, vì vậy vấn đề này đang là đ ề tài nóng của
xã hội và cần giải quyết tốt đặc biệt là trong việc xác định mục đích sử dụng đất.
1.1.2. Khái niệm khiếu nại, khiếu nại về đất đai, giải quyết khiếu
nại về đất đai
1.1.2.1. Khái niệm khiếu nại
Theo Hiến pháp được ban hành vào năm 1959 và Hiến pháp được ban hành
vào năm 1980 đều quy định rằng cơng dân có quyền được khiếu nại, cho đến
Hiến pháp ban hành vào năm 1992 (Điều 74) cũng đã quy định rằng một quyền cơ
bản của công dân Việt Nam là có quyền được khiếu nại: “Cơng


dân có quyền được khiếu nại và quyền được tố cáo với cơ quan có thẩm
quyền thuộc nhà nước về những việc làm của các cơ quan nhà nước,và các
tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, và các đ ơn v ị vũ trang nhân dân ho ặc
bất cứ cá nhân nào không đúng với quy định pháp luật ”[25]. Theo Hiến pháp
năm 2013 (Điều 30) thì cũng đã ghi nhận cơng dân cũng có quyền khiếu
nại như là một quyền cơ bản, theo đó

mọi người đều có quyền được

khiếu nại và quyền được tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân với các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân có thẩm
quyền.[31]
Ngồi việc ghi nhận trong các bản Hiến pháp, quyền khiếu nại của cơng
dân ở Việt Nam cịn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác, nội dung
quyền khiếu nại cũng thay đổi qua các giai đoạn phát triển của Hiến pháp và pháp
luật theo xu hướng quyền khiếu nại ngày càng mở rộng, đầy đủ, rõ ràng hơn,
phản ánh quá trình phát triển kinh tế và xã hội, trình độ văn hóa dân chủ, đồng thời

thể hiện tính tích cực của cơng dân trong việc tham gia đấu tranh phòng chống,
ngăn chặn vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. Luật Khiếu
nại năm 2011 quy định: Khiếu nại là việc tiến hành theo thủ tục do Luật này quy
định khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì các cơng dân, các cơ quan, các tổ
chức hoặc các cán bộ, công nhân viên chức đề nghị các cơ quan, các tổ chức ,các
cá nhân có thẩm quyền để xem xét lại các quyết định hành chính hoặc quyết định
kỷ luật của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và các cán bộ, công
chức.. Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng: Khiếu nại chính là đề nghị của cá
nhân, cơ quan, tổ chức bị quyết định hành chính hay hành vi hành hành chính hoặc
đề nghị của cán bộ, công chức tác động trực tiếp và quyết định kỷ luật tác động
trực tiếp của đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại. Xuất



×