Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.05 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

........../..........

....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN VĂN VIỆT

XÃ HỘI HĨA CƠNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

........../..........

....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


PHAN VĂN VIỆT

XÃ HỘI HĨA CƠNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính Mã số: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ HỒNG VÂN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là TS. Vũ Thị Hồng Vân.
Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày …. tháng 7 năm 2022
Học viên

Phan Văn Việt


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Quý thầy cô

Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia và quý th ầy cơ tham gia
giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong th ời gian h ọc
tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Hồng Vân đã
dành nhiều thời gian, cơng sức, trí tuệ để hướng dẫn em hồn thành Luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi;
ơng Nguyễn Chín – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi; T ập th ể Lãnh
đạo Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi; đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận l ợi đ ể
em hoàn thành khóa học và Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên lớn để
em tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Trong thời gian qua, bản thân em rất nỗ lực trong vi ệc h ọc cũng nh ư
viết Luận văn. Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân còn h ạn ch ế, nên q
trình viết Luận văn sẽ có những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý
q báu của Quý thầy cô và các bạn để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày…. tháng 7 năm 2022
Học viên
Phan Văn Việt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...............................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến đề tài.................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn........................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...............................................5

7. Kết cấu của luận văn............................................................................... 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HĨA CƠNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT............................................................7
1.1. Một số vấn đề về xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
7
1.1.1. Khái niệm về xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
7
1.1.2. Đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của xã hội hóa cơng tác ph ổ bi ến,
giáo dục pháp luật.................................................................................. 15
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật...............................................................................................18
1.2.1. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về
vai trị, tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác phổ bi ến, giáo d ục
pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt
động xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật.......................18
1.2.2. Chủ thể thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
21
1.2.3. Sự phối hợp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật.......................................................................................... 23


1.2.4. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xã hội hóa cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.........................................................................25
1.2.5. Một số yếu tố khác...................................................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................28
Chương 2. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HĨA CƠNG TÁC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI
ĐOẠN 2017-2021...............................................................................................30
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi.............................................................30
2.1.1. Về điều kiện chính trị..................................................................30

2.1.2. Về điều kiện kinh tế....................................................................31
2.1.3. Về điều kiện văn hóa – xã hội.....................................................33
2.1.4. Chủ thể tổ chức, thực hiện Xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021...........................34
2.2. Kết quả, hạn chế và ngun nhân xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2021............37
2.2.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.......................37
2.2.2. Nội dung, đối tượng và hình thức thực hiện xã hội hóa cơng tác
phổ biến giáo dục pháp luật.................................................................. 39
2.2.3. Một số hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động xã hội hóa cơng
tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi............................................................................................51
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................56
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HĨA
CƠNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI.......................................................................................57
3.1. Quan điểm về xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.................................................................................................57


3.2. Giải pháp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi......................................................................60
3.2.1. Về xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về xã hội
hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật............................................60
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cũng cố nguồn nhân lực..............63
3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thực hiện xã hội hóa
cơng tác pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối
tượng.......................................................................................................66
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm
67

Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

PBGDPL

Phổ biến, giáo dục pháp luật

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp thiết, xã hội hóa cơng tác
PBGDPL đóng vai trò quan trọng làm cầu nối để đưa các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Những năm qua, công tác
PBGDPL ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận
khơng thể tách rời của q trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện
pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền địi hỏi tính thượng tơn pháp
luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để thực
hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có lực lượng “cầu nối” ở mọi nơi, mọi lúc
với trình độ, năng lực pháp lý vững vàng; cùng với nguồn kinh phí đầu tư
tương xứng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn
khi điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước của nhiều địa phương cịn eo hẹp,
khó có thể đầu tư lớn.
Rất nhiều báo cáo tổng kết công tác PBGDPL qua các giai đoạn, các
năm, của các ngành, các cấp, vấn đề khó khăn mn thủa của cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật là vấn đề về nguồn lực, bao gồm nguồn nhân l ực và
cơ sở vật chất, kinh phí. Đây được xem là khó khăn, là ngun nhân làm hạn
chế hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa có giải pháp kh ả thi
nào để tháo gỡ. Khơng chỉ vậy, việc thể chế hóa chủ trương của Đảng và
Nhà nước về xã hội hóa công tác PBGDPL chưa rõ và đồng b ộ. Trong đó,
chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia ho ạt
động xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo c ủa c ấp ủy
Đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện chưa kịp th ời, th ể hi ện

việc ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chậm. Để góp phần giải

1


quyết vấn đề trên, xã hội hóa cơng tác PBGDPL được xem là một giải pháp
hiệu quả nhằm

2


huy động các nguồn lực xã hội. Không những thế, xã hội hóa cịn mang l ại
những lợi ích khác, như: Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, gi ảm chi
ngân sách Nhà nước, thu hút được đông đảo lực lượng những người có tâm
huyết, có chun mơn tham gia PBGDPL cho nhân dân …
Là báo cáo viên pháp luật của tỉnh Quảng Ngãi, trực ti ếp làm công tác
PBGDPL trên địa bàn tỉnh, với mong muốn góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt
động quan trọng này trên địa bàn tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của các chủ
thể từ Trung ương đến địa phương và từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
q trình thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL; tăng c ường m ối quan h ệ
phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm
vụ này. Vì vậy Học viên đã lựa chọn đề tài: Xã hội hóa cơng tác PBGDPL
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến đề tài
Vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta trong thời gian qua đã
được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu và cơng bố dưới
nhiều hình thức như sách, bài viết trên tạp chí, luận án, luận văn khóa luận tốt
nghiệp, một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Một số Luận án, luận văn có liên quan như:

- Trần Ngọc Đường, “Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa” Luận án tiến sĩ, Khoa luật Đại học Quốc gia
Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong
cộng đồng dân cư từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Minh Thanh (năm 2012);
- Đỗ Hồng Kỳ (2012), “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức
cấp xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ Khoa luật
Đại học Quốc gia Hà Nội;


- Cao Thị Ngọc Yến (2014), “Phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở trên
địa bàn thành phố Hà Nội” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Thành Duyên (2017) “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” Lu ận văn
thạc sĩ Hiến pháp và Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện
Huế;
Một số cuốn sách tham khảo có liên quan như:
- GS.TSKH Đào Trí Úc (1993), “Những vấn đề lý luận cơ bản về
pháp luật”, NXB Khoa học xã hội;
- PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (chủ biên) (2015), “Một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật” của NXB Tư pháp, Hà
Nội;
Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành luật:
- Bài viết của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế “Bàn về phổ biến, giáo dục
pháp luật ở nước ta hiện nay”, tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2011;
“Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường”,
tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 3/2015;
- Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật” của tác giả Đặng Thị Tuyết Hạnh, tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số chuyên đề tháng 6/2013;
- Lê Văn Hịa, Trường Đại học Chính Trị, Bộ Quốc phòng (2018) Một
số giải pháp nâng cao chất lượng xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo d ục pháp
luật đối với học viên Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phịng;
- Võ Khánh Vinh (2012), xã hội học pháp luật – những vấn đề cơ bản.
NXB khoa học xã hội;


Các cơng trình khoa học đã giải quyết nhiều nội dung v ề lý lu ận và th ực
tiễn trong hoạt động PBGDPL dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện
nay các cơng trình nghiên cứu vẫn chưa đánh giá một cách cụ thể, toàn diện


về vấn đề Xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi . Vì
vậy, với mong muốn được nghiên cứu một cách cụ thể, toàn di ện vấn đ ề này
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Qua đó, đ ề xuất m ột s ố gi ải pháp thi ết
thực nâng cao chất lượng hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn như sau: Nghiên cứu cơ sở lý lu ận và th ực tr ạng
về xã hội hóa cơng tác PBGDPL ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đưa ra nh ững nh ận
xét, đánh giá, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động xã hội
hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Phù hợp với mục đích luận văn các nhiệm vụ cần nghiên cứu như sau:
- Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận c ơ b ản v ề xã h ội
hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh hiện nay.
- Hai là, phân tích đánh giá thực trạng xã hội hóa cơng tác PBGDPL

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả
thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL trong giai đoạn 2017 – 2021 trên đ ịa
bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, rút ra được những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân từ đó có những giải pháp hiệu quả thực hiện xã hội hóa cơng
tác PBGDPL.
- Ba là, trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó có
những đề xuất quan điểm và giải pháp hiệu quả thực hiện xã hội hóa cơng
tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những vấn đ ề lý lu ận
và thực trạng thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng


Ngãi, những yếu tố tác động đến thực trạng đó gồm: Các quy định pháp lu ật
hiện hành, việc tổ chức và thực hiện của chính quyền đ ịa ph ương đ ối v ới xã
hội hóa cơng tác PBGDPL.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu thực tr ạng
việc thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thực hiện xã hội hóa cơng tác
PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2017-2021,
- Về nội dung đề tài: Tập trung phân tích các vấn đề lý luận và thực
trạng về xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, từ đó
có những giải pháp hiệu quả thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên
đại bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm

của Đảng, nhà nước Việt Nam về xã hội hóa cơng tác PBGDPL.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh các cơng trình nghiên
cứu hiện có và các tài liệu báo cáo chun mơn của các cơ quan nhà n ước
có thẩm quyền ở địa phương và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá
thực trạng xã hội hóa cơng tác PBGDPL giai đoạn 2017-2021, cuối cùng là
đề xuất các quan điểm, giải pháp hiệu quả thực hiện xã hội hóa công tác
PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên một cách
toàn diện, chuyên sâu về thực trạng xã hội hóa cơng tác PBGDPL trên địa
bàn


tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn cung cấp nhiều kiến thức thơng tin, lu ận đi ểm và
đề xuất có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi,
các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương khác trong việc hoàn thi ện
các quy định pháp luật để thực hiện hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL
trong thời gian tới.
Về mặt thực tiễn: Luận văn được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành luật có liên quan như Lu ật hi ến
pháp, Luật hành chính ở Học viện Hành chính Quốc gia và cơ sở đào t ạo khác
của nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận về xã hội hóa cơng tác PBGDPL
Chương II. Thực trạng xã hội hóa cơng tác PBGDPL giai đoạn 20172021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương III. Quan điểm, giải pháp hiệu quả thực hiện xã hội hóa công

tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi


Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HĨA
CƠNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT
1.1. Một số vấn đề về xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.1. Khái niệm về xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
* Khái niệm về xã hội hóa
Hiện nay, cụm từ xã hội hóa đã và đang được sử dụng r ộng rãi trong
nhiềulĩnh vực, với nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau, đôi khi có phần
trái chiều nhau. Có quan điểm cho rằng xã hội hóa chính là việc xóa bỏ độc
quyền nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Tức là, những lĩnh v ực tr ước đây
nhà nước độc quyền cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thì nay c ần ph ải đ ược đa
dạng hóa người sản xuất và cung cấp dịch vụ. Theo cách hiểu này, xã h ội hóa
sẽ là một q trình chuyển giao một phần hay toàn bộ cho khu v ực Nhà n ước
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong quá trình này, Nhà nước đóng vai
trị tạo lập hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo
người dân dễ dàng tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cách nhìn nh ận
Xã hội hóa nay mới chỉ dừng lại ở việc xem xét đến chủ thể của việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ chứ chưa bao quát hết được cả một q trình cung c ấp
hàng hóa, dịch vụ từ người cung cấp đến người thụ hưởng.
Theo tác giả Nguyễn Trần Bạt, 2005. Trang thông tin www.chung ta.com.
Xã hội hóa có ý nghĩa là xã hội phải tham gia vào hoạt động cung c ấp hàng
hóa, dịch vụ, bao gồm cả đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch v ụ, các
nguồn đầu tư, đa dạng hóa nội dung hoạt động. Cũng có quan đi ểm cho rằng
xã hội hóa chính là việc huy động nguồn lực nhân dân để chia sẽ gánh nặng
cùng với Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đáng lẽ ra Nhà nước phải làm.
Tức là, quan điểm này nhìn nhận dưới góc độ của người cung cấp hàng



hóa, dịch vụ, nếu như nhà nước khơng hỗ trợ thì mọi gánh nặng tài chính sẽ
đổ lên người được cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khi đó, đ ối t ượng đ ược cung
cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phân khúc tùy vào khả năng tài chính của họ.
Cùng chia sẻ quan điểm này Xã hội hóa cịn có thể được xem xét d ưới gốc đ ộ
hợp tác cơng tư trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ và cấp tài chính cho ho ạt
động đó (theo Nguyễn Quang A, 2008. Báo lao động. Tăng tốc xã h ội hóa).
Tuy nhiên, điều cốt lõi của vấn đề xã hội hóa theo cách nhìn này đó là li ệu
Nhà nước và nhân dân sử dụng một cách có hiệu quả các ngu ồn l ực tài chính
ra sao, việc phân chia trách nhiệm cơng tư có đảm bảo cho người nghèo tiếp
cận đến các hàng hóa, dịch vụ, quản lý chất lượng hoạt động thế nào. Theo
Nghị quyết số 90/CP ngày 27/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa. Chính ph ủ đã th ể
hiện rõ quan điểm về xã hội hóa, theo đó xã hội hóa... là vận động và tổ ch ức
sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội...; phát triển rộng rãi các
hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành...; m ở r ộng các
nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực và tài l ực trong xã h ội. C ụ
thể hơn nữa, xã hội hóa là việc huy động nguồn lực của toàn xã h ội đ ể chăm
lo, phát triển sự nghiệp và quay trở lại toàn xã hội đều được hưởng thành quả
đó.
Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện
của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII. Sau đó, trong Ngh ị quy ết Đ ại h ội l ần th ứ
IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện
trên tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhi ệm c ủa các c ấp, huy đ ộng
nguồn lực của nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức xã hội. Như vậy, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như
đóng góp của tồn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã h ội
hóa kinh tế, xã hội hóa y tế, xã hội hóa về giáo d ục… và quan tr ọng là xã h ội
hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.



* Khái niệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Theo quan điểm triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình th ức,
hình thức PBGDPL giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết qu ả
của cơng tác PBGDPL. Trong đó, hình thức PBGDPL là cách thức tổ chức
hoạt động PBGDPL, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục
đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù h ợp v ới
yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Nếu nội dung pháp luật phù hợp, thiết
thực, dễ hiểu, gần gũi nhưng hình thức tổ chức mờ nhạt, thiếu sáng tạo, xa
rời thực tiễn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả PBGDPL. Vì l ẽ đó, cơng
tác PBGDPL ln được xã hội (Nhà nước, tổ chức, công dân) quan tâm ở cả
nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý đ ể đ ối
tượng được tác động hình thành được thói quen, tình cảm đối với pháp luật và
có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Ngày 7/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số
315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL đã xác định: Hình
thức tuyên truyền cấn phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại đối t ượng.
Cần sử dụng rộng rãi báo chí, phát thanh, truyền hình và các hình th ức văn
hố, nghệ thuật khác để phổ biến pháp luật. Báo chí, đài phát thanh, truyền
hình chú ý thường xuyên có mục tuyên truyền giáo dục pháp lu ật b ằng các
hình thức nói chuyện, giải đáp pháp luật, biểu dương người tốt, việc t ốt, phê
phán những hiện tượng vi phạm pháp luật. Trong các bài báo như tin t ức, mẩu
chuyện, bình luận, xã luận… cần có ý thức phân tích khía cạnh pháp lý c ủa
vấn đề, qua đó mà giáo dục ý thức pháp luật cho người đọc. Xuất bản
sách phổ thông giới thiệu văn bản pháp luật của nhà nước. Xây d ựng ch ương
trình, biên soạn tài liệu để đưa giáo dục pháp luật vào các trường học.
Tiếp đó, Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước
bằng



pháp luật đề ra yêu cầu: Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo
dục pháp luật, huy động lực lượng của các đồn thể chính trị, xã hội, ngh ề
nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết
lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và
làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”. Trong
Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường cơng tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quy ết đ ịnh s ố
03/1998/QĐ-TTg đã chỉ rõ “Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng trong
việc phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật cần thiết cho
từng đối tượng, nhất là cán bộ chính quyền cấp cơ sở, các tầng lớp nhân dân”
và “Xác định rõ các biện pháp PBGDPL cho từng đối t ượng nh ư tuyên truy ền
miệng, biên soạn tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng”…
Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
13/2003/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2003 đ ến năm
2007 trong đó dành một mục lớn (mục II) quy định các hình thức, biện pháp
PBGDPL chủ yếu. Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/3/2003 quy định một
số hình thức PBGDPL như phương tiện thơng tin đại chúng, hệ thống loa
truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật, biên soạn tài liệu pháp luật, cuộc thi tìm
hiểu pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giáo
dục pháp luật trong nhà trường.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm
2008 đến năm 2012, trong đó đề ra “Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình
thức, biện pháp PBGDPL hiện có; triển khai trên diện rộng những hình thức
PBGDPL mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế…”. Như vậy, cơng tác
PBGDPL được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định
nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý,




×