Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tôxe máy (Nghề Cơ điện nông thôn CĐTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 51 trang )

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM
__________________

GIÁO TRÌNH

Mơ đun: BẢO DƯỠNG & SỬA CHỮA
MÔ TÔ - XE MÁY
NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THƠN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ - TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:234 /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 8 năm 2020
của Trường Cao Đẳng Nghề Hà Nam

Hà Nam, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,


ở Việt Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng
do được nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề Cơ điện nông thôn
đào tạo ra những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm
hiện nay như sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện
giao thông đang được sử dụng trên thị trường, để người học sau khi tốt
nghiệp có được năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương
trình và giáo trình dạy nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa môtô xe máy những kiến
thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa môtô xe
máy. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo
trình bao gồm bảy bài:
Bài 1. Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ mô tô – xe máy
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa
Bài 4 : Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng – tín hiệu, khởi động, cung
cấp điện
Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp
Bài 6: Bảo dưỡng, sửa chữa hộp số
Bài 7: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo được phê
duyệt, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của
mơ tơ xe máy đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm
tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách
dễ dàng. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót, tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản
sau giáo trình được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày…..tháng…. năm 2020
Nhóm tham gia biên soạn
1 ThS. Nguyễn Đình Hồng Chủ biên

2 ThS. Nguyễn Thanh Tùng
Đồng chủ biên
2


MỤC LỤC
TRANG

Lời giới thiệu
2
Mục lục
3
Bài 1. Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ
5
Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu
19
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa
26
Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống chiếu sáng – tín hiệu, khởi động,
cung cấp điện
30
Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp
36
Bài 6: Bảo dưỡng, sửa chữa hộp số
40
Bài 7: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh
44

3



GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Bảo dưỡng, sửa chữa xe gắn máy
Mã số mơđun: MĐ 38
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học/mô đun kỹ thuật cơ
sở, và các mô đun đào tạo bắt buộc.
- Tính chất: là chun mơn nghề tự chọn.
- Ý nghĩa và vai trò: Cung cấp cho người học các kiến thức lý thuyết liên quan đến
cấu tạo và nguyên lý làm việc của xe máy. Hướng dẫn thực hiện các kỹ năng tháo,
lắp, kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa xe máy.
Mục tiêu mô đun
- Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận, hệ thống trên xe gắn máy.
- Kỹ năng:
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng của các bộ phận, hệ thống trên xe
gắn máy.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng thực hiện độc lập hoặc làm việc theo nhóm để hồn thành cơng việc
bảo dưỡng các chi tiết, bộ phận của xe máy đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Tiếp nhận và xử lý các vấn đề chuyên môn trong phạm vi của môn học; chịu trách
nhiệm đối với kết quả cơng việc, sản phẩm của mình. Đảm bảo an tồn và vệ sinh
công nghiệp.
+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của
các thành viên trong nhóm.
Nội dung của mơ đun:

4



Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ
MĐ 38 - 01

Giới thiệu:
Động cơ xe gắn máy là một bộ phận rất quan trọng trên xe, do đó việc tìm hiểu và
biết sửa chữa động cơ là một việc rất hệ trọng. Cho nên trang bị học sinh những kiến
thức để qua đó học sinh biết và thực hiện một các thành thạo.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của các bộ phận, hệ thống trên động cơ.
- Thực hiện được các công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ
phận, hệ thống trên động cơ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện cơng việc đảm bảo an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
Nội dung chính:
1. Bảo dưỡng, sửa chữa khối nắp máy, xi lanh.
1.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
1.1.1 Cấu tạo của khối quy lát (nắp máy).
- Nắp máy của động cơ lắp trên xe môtô, xe gắn máy thường được chế tạo bằng
hợp kim nhôm.
- Mặt nắp máy được lắp chặt với xi lanh nhờ bốn gugiông xi lanh và đai ốc. Mặt
tiếp xúc với xi lanh được mài phẳng, phía trong lõm xuống để cùng với piston tạo
thành buồng đốt. Phía ngồi nắp máy có các cánh tản nhiệt để gia tăng diện tích làm
cho mát động cơ.
- Đối với động cơ 2 kỳ, trên nắp máy chỉ có lỗ ren lắp buzi. Trên một số động cơ,
nắp máy có lắp thêm một van hơi để xả khí nén khi khởi động và tắt máy.
- Đối với động cơ 4 kỳ, ngồi lỗ lắp buzi cịn có chỗ để lắp các chi tiết của cơ cấu
phân phối khí như trục cam, cị mổ, xu páp…
Dưới đây là cấu tạo nắp máy của động cơ xăng 4 kỳ xe Honda: Gồm các chi tiết như
hình vẽ.

5



Hình 1.1. Kết cấu của nắp quy lát ( nắp máy)
1.1.2 Cấu tạo của xi lanh

Hình 1.2. Cấu tạo xi lanh
a.Xi lanh động cơ 2 kỳ (Simson); b.Xi lanh động cơ 4 kỳ (Honda Cub)
1. Lỗ nạp
4. Nòng xi lanh
2. Bề mặt lắp ghép với các te
5. Cánh tản nhiệt
3. Lỗ gugiông
- Trước đây xi lanh xe gắn máy được đúc liền một khối, ngày nay hầu hết các
xi lanh được chế tạo rời gồm có hai phần: Phần vỏ và phần ống lót.
+ Phần vỏ: được đúc bằng gang xám hoặc hợp kim nhơm, phía ngồi có đúc các cánh
tản nhiệt để gia tăng diện tích làm mát
+ Phần ống lót (sơ mi) xi lanh được chế tạo bằng thép có khả năng chịu lực và chịu
mài mịn cao, ít bị giãn nở và biến dạng vì nhiệt.
- Ở xi lanh có khoan 4 lỗ để xun gugiơng lắp với cácte và nắp máy. Phía
trong được tiện trịn và mài bóng.
- Phía trên và phía dưới xi lanh được mài phẳng để lắp với nắp máy và cácte.
- Đối với động cơ 2 kỳ ống lót và vỏ xi lanh có lỗ nạp, lỗ thải và lỗ hút. Đối với
đơng cơ 4 kỳ, ống lót xi lanh là một ống hình trụ, vỏ xi lanh có đường dẫn xích cam
và lỗ dẫn dầu bôi trơn.
1.2.Kiểm tra và sửa chữa
1.2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thường gặp của nắp máy và xi lanh
Hiện tượng
Nắp máy

Rò rỉ dầu tại các vị trí

lắp ghép

Nguyên nhân
- Do các bề mặt lắp ghép bị cong vênh, nứt vỡ, xước hoặc
gioăng đệm bị hư hỏng.
- Do bu lông đai ốc bắt nắp máy bị lỏng.

6


Áp suất cuối kỳ nén
giảm, công suất động
cơ giảm, xe chạy tốn
nhiên liệu, máy nhanh
nóng.

Động cơ làm việc có
tiếng kêu.

Nắp máy bị nứt vỡ,
cong vênh, xước, hư
hỏng các lỗ ren.

Rò rỉ dầu tại các vị trí
lắp ghép.

Xi lanh

Động cơ làm việc có
khói xanh, hao dầu bơi

trơn nhanh, áp suất
cuối kỳ nén giảm, tốn
nhiên liệu.
Động cơ làm việc có
tiếng kêu, gõ ở thân
máy, công suất động cơ
giảm, tốn nhiên liệu và
dầu bôi trơn.

- Do bề mặt nắp máy lắp ghép với thân máy bị cong vênh,
nứt vỡ hoặc gioăng nắp máy bị hư hỏng khơng đảm bảo kín.
- Do ổ đỡ (bệ) xu páp trên nắp máy bị cháy rỗ, xu páp đóng
khơng kín.
- Do buzi vặn khơng chặt hoặc lỗ ren buzi bị hư hỏng.
- Do khe hở lắp ráp các chi tiết trên nắp máy lớn hơn khe hở
tiêu chuẩn do bị mài mòn.
- Do điều chỉnh sai khe hở nhiệt (khe hở quá lớn).
- Do thiếu dầu bôi trơn hoặc chất lượng dầu bơi trơn kém do
q trình bảo dưỡng, sửa chữa không đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật.
- Do đỉnh piston, nắp máy bị đóng muội than.
- Do thời gian sử dụng quá lâu không bảo dưỡng sửa chữa.
- Do quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc lắp ráp ban đầu
không đảm bảo đúng mômen siết, các bu lơng đai ốc siết
khơng đúng trình tư, khơng đều lực.
- Do gioăng đệm khơng đúng tiêu chuẩn về kích cỡ.
- Do quá trình lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa bị va đập hoặc
đánh rơi.
- Do bề mặt lắp ghép của xi lanh bị cong vênh, xước, nứt
vỡ.

- Do gioăng đệm bị hỏng.
- Do bu lông, đai ốc nắp máy và xi lanh bị lỏng hoặc siết
không đủ mômen.
- Do thành xi lanh bị mịn, xước, nứt vỡ, doa khơng thẳng
tâm.
- Do khe hở giữa piston, xi lanh, séc măng lớn quá tiêu
chuẩn
- Do gioăng đệm nắp máy bị hỏng.
- Do lắp ngược piston.
- Do khe hở giữa piston, xi lanh, séc măng và chốt piston
lớn quá tiêu chuẩn.
- Do đỉnh piston và buồng cháy đóng nhiều muội than.

- Do dùng quá thời hạn sử dụng hoặc lắp ráp không đúng
yêu cầu kỹ thuật.
- Do không thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa đúng định
Nòng xi lanh bị mòn, kỳ.
- Do thiếu dầu bôi trơn, hoặc không đảm bảo áp suất và chất
xước, rỗ.
lượng dầu (về độ nhớt, độ sạch).
- Do séc măng bị gẫy, hoặc piston, séc măng, xi lanh bị bó
kẹt.

7


1.2.2 Kiểm tra, sửa chữa.
a. Kiểm tra.
- Dùng dao cạo, cạo sạch các bề mặt lắp ghép có gioăng đệm dính lại.
- Dùng bàn chải sắt đánh sạch muội than bám ở buồng cháy.

- Làm sạch các bề mặt của nắp máy và xi lanh trong dầu rửa và thổi khơ bằng
khí nén.
- Kiểm tra nắp máy có bị cong vênh, nứt vỡ hay không.
- Kiểm tra các lỗ ren có bị trờn khơng.
- Kiểm tra độ vênh mặt đầu, nứt vỡ của xi lanh.
- Kiểm tra đường kính, độ cơn, độ ơ van của ống lót xi lanh.
b. Sửa chữa.
- Nếu các cánh tản nhiệt của nắp máy bị nứt vỡ thì có thể hàn đắp và sử dụng
lại.
- Nếu hư hỏng các lỗ ren có thể hàn đắp, khoan ta rô lại hoặc thay thế.
- Nếu buồng cháy, lỗ lắp buzi trên nắp máy bị nứt vỡ thì phải thay nắp máy
mới.
- Nếu xi lanh bị nứt, vỡ thì phải thay.
- Nếu ống lót xi lanh bị mịn, xước rỗ quá tiêu chuẩn thì phải doa lên cốt.
Chú ý
+ Mỗi ống lót xi lanh chỉ doa lên được 4 cốt.
+ Mỗi cốt sửa chữa tương ứng với 0.25mm.
+ Đối với động cơ C50, ống lót xi lanh tương đối dầy nên có thể tận dụng
doa lên tương ứng với động cơ có dung tích 65cm3, tuy nhiên các yêu cầu kỹ thuật
không đảm bảo làm cho các chi tiết nhanh bị hư hỏng.
2. Bảo dưỡng, sửa chữa thanh truyền,
trục khuỷu
2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
2.1.1.Cấu tạo của thanh truyền, trục khủyu
- Thanh truyền được chế tạo bằng thép
hợp kim Crôm-Niken và Vanadium. Gồm
3 phần: Đầu nhỏ, thân và đầu to đúc liền
với nhau.
Hình 1.3. Trục khuỷu, thanh truyền
- Đầu nhỏ thanh truyền là một ống thép

tròn liền với thân. Đầu nhỏ liên hệ với piston thông qua chốt piston (chốt ắc).Giữa
đầu nhỏ thanh truyền và chốt ắc thường có trung gian là một bạc đồng, một vòng bi
8


đũa hoặc một lớp hợp kim chống mài mịn. Phía ngồi được xẻ rãnh hoặc khoan lỗ
dầu bơi trơn. Tuy nhiên đầu to thanh truyền xe gắn máy là một ống thép tròn làm liền
với thân. Đầu to được lắp vào trục khuỷu nhờ chốt khuỷu (cổ biên) và vòng bi đũa.
- Trục khuỷu trên xe gắn máy được chế tạo rời, bao gồm: hai má khuỷu dạng
đĩa tròn được chế tạo liền với trục, trên hai má khuỷu có hai lỗ để ghép với nhau bằng
chốt khuỷu, sau đó ép chặt lại với nhau.
2.1.2 Nguyên lý làm việc.
- Trục khuỷu hoạt động theo nguyên tắc của cơ cấu tay quay con trượt.
- Khi động cơ làm việc lực do khí thể sinh ra ở q trình cháy giãn nở thơng
qua nhóm piston thanh truyền lên chốt khuỷu, nhờ có bán kính tay quay làm cho trục
khuỷu quay trịn.
2.2 Kiểm tra và sửa chữa
2.2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thường gặp của thanh truyền, trục khuỷu
TT
1

2

3

4

5

Hiện tượng


Nguyên nhân

Động cơ làm việc rung - Trục khuỷu bị cong, không thẳng tâm.
động mạnh
- Vòng bi trục khuỷu bị hỏng, độ dơ lớn.
- Lỗ đầu to, đầu nhỏ thanh truyền mòn quá tiêu chuẩn cho
phép.
Động cơ làm việc có tiếng
- Vịng bi đầu to thanh truyền bị hỏng.
kêu va đập cơ khí từ hộp
- Chốt khuỷu bị mòn, cháy rỗ.
trục khuỷu.
- Thanh truyền bị cong.
- Vòng bi hai đầu trục khuỷu hư hỏng.
Chảy dầu qua phớt sang - Trục khuỷu bị cong hoặc bị mòn, xước phần phần lắp phớt.
cácte điện kể cả khi đã thay
phớt mới đảm bảo kỹ thuật.
Động cơ làm việc một thời Bánh dẫn động xích cam lắp trên trục khuỷu bị lỏng và xoay
gian bị sai dấu đặt cam.
trượt đến vị trí khác.
- Sử dụng quá thời hạn và khơng bảo dưỡng thường xun và
Vịng bi đầu to thanh
định kỳ.
truyền bị mịn hỏng, chốt
- Mạch dầu bơi trơn bị tắc bẩn, thiếu dầu không đảm bảo áp
khuỷu bị cháy rỗ.
suất.

2.2.2 Kiểm tra, sửa chữa.

- Kiểm tra he hở giữa đầu to thanh truyền và má khuỷu. Giới hạn sửa chữa
0.6mm
- Kiểm tra độ cong, độ đồng tâm. Giới hạn sửa chữa 0.1mm
- Dùng pan me đo trong hoặc đồng hồ so đo trong kiểm tra lỗ đầu nhỏ thanh
truyền.
9


- Nếu lỗ nhỏ đầu thanh truyền bị mòn quá tiêu chuẩn thì phải thay thanh truyền
mới đối với động cơ không dùng bạc đầu nhỏ thanh truyền (thường là động cơ xăng 4
kỳ). Còn phải thay bạc đồng đầu nhỏ thanh truyền đối với động cơ dùng bạc đồng
(thường là động cơ xăng 2 kỳ hoặc một số động cơ xăng 4 kỳ đời xe cũ)
3. Bảo dưỡng, sửa chữa pit tong và xéc măng
3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Cấu tạo của piston và xéc măng trên động cơ xe máy cũng tương tự như trên ô
tô. Piston có 3 phần là đỉnh, đầu vầ thân. Trên xe máy chủ yếu sử dụng loại piston có
đỉnh bằng và đỉnh lồi.
Sơ đồ vị trí lắp ghép giữa piston và xéc măng được minh họa như hình vẽ.

Hình 1.4. Piston – xéc măng
3.2 Kiểm tra và sửa chữa
3.2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng.
TT
1
2

Hiện tượng

Nguyên nhân


Công suất động cơ giảm ( máy yếu)
tốn nhiên liệu
Công suất động cơ giảm, làm việc có
khói màu xanh, hao dầu bơi trơn
nhanh (đối với động cơ xăng 4 kỳ).

+ Xéc măng bị hao mòn, trùng miệng.
+ Piston, xi lanh bị mòn, xước rỗ
+Xéc măng bị mịn nhiều, gãy, bó kẹt
+ Piston bị mịn quá tiêu chuẩn cho phép, xước
rỗ,vỡ

10


Đối với động cơ xăng 2 kỳ, khói
nhiều hơn và tốn nhiên liệu hơn bình
thường.

3

Động cơ làm việc có tiếng kêu va đập

+ Chốt piston, lỗ chốt bị mòn
+ Khe hở giữa piston và xi lanh quá lớn
so với tiêu chuẩn
+ Chiều dầy của xéc măng bị mòn quá tiêu chuẩn
cho phép

3.2.2 Kiểm tra, sửa chữa.

- Bảng thông số kỹ thuật một số chi tiết chính động cơ xe HONDA:
Mục
Đường kính trong(C50)
Đường kính trong(C100)
Xi lanh Độ cơn
Độ ơ van
Độ vênh mặt đầu
Đường kính Piston (C50)
Đường kính Piston (C100)
Đường kính chốt Piston (C100)
Piston
Đường kính lỗ chốt Piston
Khe hở giữa Piston và xi lanh
Khe hở giữa chốt Piston và Piston
Khe hở giữa Xi lanh và Piston
Đường kính lỗ đầu nhỏ thanh truyền (C100)
Đường kính lỗ cị mổ (C100)
Đường kính trục cị mổ (C100)
Khe hở giữa trục và lỗ cò mổ (C100)
Chiều dài tự do của lị xo xupáp Trong
(C100)
Ngồi
Đường kính thân xupáp (C100)
Hút
Xả
Khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn Hút
hướng xupáp(C100)
Xả
Chiều cao vấu cam
Hút

Xả

Tiêu chuẩn
39,00
50,005-50,015

38,975-38,995
49,975-49,995
12,994-13,000
13,002-13,008
0,006- 0,014
0,10- 0,14
13,013- 13,043
10,000- 10,015
9,98- 9,985
0,0130,037
32,8
35,5
4,970-4,985
4,955-4,970
0,015-0,042
0,030-0,057

Giới hạn sửa chữa
39,05
50,05
0,10
0,10
0,05
38,900

49,90
12,98
13,005
0,15
0,075
0,15
13,10
10,10
9,91
30,9
34,0
4,92
4,92
0,08
0,10
26,26
26,00

- Nếu xéc măng bị bó kẹt thì tháo rời ra khỏi piston cạo và vệ sinh sạch sẽ để
dùng lại.
- Nếu xéc măng bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép thì phải thay thế mới.
Chú ý: Khe hở piston và xi lanh phải còn trong tiêu chuẩn cho phép.
- Nếu Piston bị mòn nhưng còn trong tiêu chuẩn thì cạo sạch muội than trong
các rãnh xéc măng rồi vệ sinh sạch sẽ để dùng lại.
11


- Nếu Piston bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép thì phải thay Piston mới (thay
piston cùng cốt cũ nếu xi lanh khơng bị mịn hoặc mịn ít trong tiêu chuẩn cho phép)
- Nếu Piston bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép và xi lanh cũng mòn quá tiêu

chuẩn cho phép thì phải thay Piston mới và cốt sửa chữa mới đồng thời phải doa lại
xi lanh. Mỗi cốt sửa chữa bằng 0,25m
- Nếu piston, xi lanh bị mòn quá nhiều hoặc bị bó kẹt làm xước sâu thì có thể
phải doa liền lên 2 cốt do người thợ doa quyết định hoặc có thể đo kiểm tính tốn
trước.
- Nếu chốt piston bị mịn q tiêu chuẩn cho phép thì phải thay chốt mới.
Chú ý:
+ Siết các bu long, đai ốc phải đúng mô men quy định.
+ Lắp bộ phận nào kiểm tra luôn sự hoạt động của bộ phận đó tránh tháo ra lắp
vào nhiều lần dẫn đến hư hỏng chi tiết.
+ Thông rửa kỹ đường dẫn dầu trong trục khuỷu và bơm một ít dầu bơi trơn vào
trước khi lắp.
+ Khi vận hành động cơ làm việc rồi thì phải tháo ngay nắp đậy cị mổ (vị trí điều
chỉnh khe hở nhiệt xupáp) để kiểm tra xem dầu bơi trơn có bơm lên đó khơng.
Nếu có thì mới được tăng ga, cịn khơng thì phải tắt máy ngay để kiểm tra lại hệ
thống bôi trơn.
4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí
4.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
4..1.1 Cấu tạo

Hình 1.5. Hệ thống phân phối khí và cơ cấu căng xích cam
12


1:Bánh răng trục cam
2: Xích cam
3: Địn căng xích cam
4: Bánh răng căng xích
5,15,19,20,21: Bu lơng
6,7,8: Lị xo

9,10: Piston căng xích
11: Vít hãm
12: Vít chỉnh
13,14:Nắp cao su
16:Bánh dẫn hướng
17: Bánh răng bơm dầu
18:Trục bơm dầu
22,23,24: Vòng đệm
25: Đai ốc
4.1.2 Nguyên lý làm việc
- Khi khởi động cơ, bánh răng cam trên trục khuỷu quay sẽ dẫn động bánh răng trục
cam trên nắp máy quay làm trục cam quay điều khiển các xu páp theo nguyên lý làm
việc của động cơ.
- Khi phần cam trên trục cam tác động vào cò mổ thắng sức căng lò xo xu páp làm
cho xu páp mở. Sau khi phần cam của xu páp không tác động vào xu páp, lò xo xu
páp đàn hồi trở lại, các xu páp sẽ đóng kín.

Hình 1.6. Cơ cấu căng xích cam
Hình 1.7. Xupap, lị xo
4.2 Kiểm tra và sửa chữa
4.2.1 Hiện tượng và nguyên nhân gây ra hư hỏng thường gặp của cơ cấu phân phối
khí.
TT

1

Hiện tượng
Động cơ làm việc không đạt
được công suất tối đa (máy
yếu), tốn nhiều nhiên liệu,

khí xả có khói đen, khơng
làm việc được ở chế độ
khơng tải.

Ngun nhân
+ Xupáp đóng khơng kín có thể do chỉnh sai khe hở
nhiệt xupáp, bề mặt làm việc của xupáp bị cháy rỗ,
xupáp bị cong vênh.
+ Độ mở các xupáp không đảm bảo (mở nhỏ) do vấu
cam, cị mổ, đi xupáp bị mịn.
+ Sai thời điểm phối khí (thời điểm đặt cam).
* Lưu ý: Có thể bánh xích dẫn động cam lắp ở trục

13


2

3

4

Khi động cơ làm việc có
tiếng kêu va đập cơ khí ở
phần nắp máy, thân máy.

Động cơ làm việc trong khí
xả có khói xanh (động cơ 4
kỳ) nhiều khi khởi động sau
đó thì ít hơn.

Khi động cơ làm việc có
tiếng kêu ở khu vực các te
điện

khuỷu bị trượt khỏi vị trí ban đầu.
+ Chỉnh sai khe hở nhiệt xupáp (khe hở quá lớn so với
tiêu chuẩn).
+ Vòng bi trục cam, các gối đỡ (lỗ) trục cò mổ bị mòn,
khe hở giữa lỗ cò mổ và trực cò mổ lớn hơn tiêu
chuẩn.
+ Lị xo xupáp có thể bị gãy một trong hai cái.
+ Xích cam bị giãn mịn các ống xích.
+ Trục, lỗ của bánh cao su dẫn hướng quá lớn so với
tiêu chuẩn cho phép.
+ Khe hở thân xupáp và ống dẫn hướng quá lớn so với
tiêu chuẩn cho phép.
+ Khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn hướng quá lớn
so với tiêu chuẩn dẫn đến lọt dầu xuống buồng cháy.
+ Phớt xupáp bị hỏng dẫn đến lọt dầu xuống buồng
cháy.
+ Bánh cao su tăng xích cam bị hỏng
+ Piston căng xích cam bị hỏng.

4.2.2 Kiểm tra, sửa chữa.
- Xích cam, bánh răng cam mòn, rão phải thay mới.
Xu páp đóng khơng kín phải mài rà lại.
- Cơ cấu căng xích cam hỏng phải kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay mới.
- Khe hở nhiệt sai phải kiểm tra, điều chỉnh lại.
- Ống dẫn hướng và thân xu páp mòn phải thay mới.
- Phớt chắn dầu hỏng phải thay mới.

4.3. Lắp đặt và điều chỉnh.
- Quay trục khuỷu cho piston lên điểm
chết trên.
- Lắp xích cam vào bánh răng cam sao
cho dấu “O” trên bánh răng cam thẳng với dấu
cố định nắp máy.
- Quay trục cam sao cho các lỗ ren trùng
với các lỗ trên bánh răng cam.
- Lắp các bu lông cố định bánh răng cam
với trục cam.
- Quay trục khuỷu hai vịng, kiểm tra
xem các dấu có trùng nhau khơng. Nếu khơng
trùng phải tháo và điều chỉnh lại.
Hình 1.8. Dấu cam
14


5. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống bôi trơn
5.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
5.1.1 Cấu tạo.
Hệ thống bôi trơn của động cơ xe môtô thường sử dụng bơm dầu kiểu rơto ( bánh
răng ăn khớp trong) như hình vẽ:

Hình 1.9. Bơm dầu kiểu rơto
- Rơ to trong (3) được dẫn động bởi trục bơm dầu (5).
- Rô to ngồi (4) ăn khớp trong với rơ to (3), rơ to ngồi có số răng nhiều hơn
rơ to trong một răng.
- Ở vùng ăn khớp của hai rô to là cửa xả, vùng hai rô to ra khỏi vùng ăn khớp
là cửa hút.
- Rơ to trong và ngồi được đặt trong vỏ (6) và lắp chặt vào các te số bằng vít,

ở ngồi đậy kín bằng nắp bơm dầu (1) và đệm làm kín (2).

15


Hình 1.10. Mạch dầu bơi trơn
5.1.2 Ngun lý làm việc.
Khi động cơ làm việc xích cam dẫn động bánh răng dẫn động bơm dầu quay,
thông qua trục nối làm cho rơ to trong ( hình vẽ) quay và dẫn động bánh răng rơ to
ngồi quay. Do 2 bánh răng này được lắp lệch tâm và có số răng khác nhau tạo ra hai
khoang hút và đẩy sinh ra sự chênh áp suất hút dầu từ các te qua lưới lọc dầu và bơm
đến các bề mặt cần bôi trơn.
5.2 Kiểm tra và sửa chữa
5.2.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
TT

1

2

Hiện tượng

Nguyên nhân

- Hết dầu bôi trơn
Động cơ làm việc - Lọc dầu ,đường dẫn dầu bị tắc
bị bó kẹt
- Bơm dầu bị hư hỏng
- Bánh xích trục nối để dẫn động bơm dầu bị gãy hỏng.
Bơm dầu không

- Hết dầu bôi trơn
bơm
- Lọc dầu,đường dầu tắc

16


3

- Bánh xích,trục nối để dẫn động bơm dầu bị gãy hỏng.
- Vỏ bơm bị nứt vỡ,cong vênh,gioăng đệm bị rách hỏng.
- Các bánh răng bơm,vỏ bơm bị mòn quá nhiều.
- Thay gioăng đệm không đúng tiêu chuẩn (quá dầy)
Áp suất bơm dầu - Vỏ bơm bị nứt vỡ,cong vênh,gioăng đệm bị rách hỏng
bôi trơn thấp hơn - Các bánh răng bơm,vỏ bị mòn
so với tiêu chuẩn - Thay gioăng đệm không đúng tiêu chuẩn(quá dầy)
- Khe hở lắp ghép các chi tiết tăng lên do chi tiết bị mòn.

5.2.2. Kiểm tra kỹ thuật chi tiết bơm dầu bôi trơn
a/ Kiểm tra vỏ bơm và nắp bơm
- Kiểm tra nứt vỡ,cong vênh,xước rỗ các bề mặt lắp ghép.
- Kiểm tra các lỗ ren xem có bị hư hỏng hay khơng.
- Kiểm tra các đường dầu trong vỏ bơm xem có bị tắc bẩn hay không
b/ Kiểm tra các bánh răng bơm
- Kiểm tra khe hơ giữa đỉnh răng của bánh răng chủ động và bánh răng bị
động.
- Kiêm tra khe hở giữa các bánh răng bị động và vỏ bơm.
- Kiểm tra khe hở giữa mặt đầu các bánh răng và vỏ bơm
- Kiểm tra độ rơ giữa trục bơm và vỏ bơm.
5.2.3 Sửa chữa

- Lập bảng kiểm tu theo từng động cơ cụ thể
- Thay thế gioăng đệm, phớt làm kín
- Nếu các bề mặt lắp ghép của vỏ và nắp bơm dầu bị cong vênh, xước rỗ ít thì
phải rà lại.
- Nếu các bề mặt lắp ghép đó bị nứt vỡ, cong vênh hay xước rỗ nhiều thì phải
thay thế.
- Nếu các bánh răng, trục bơm dầu bị nứt vỡ, mòn nhiều dẫn đến các khe hở
lắp ghép lớn vượt quá khe hở cho phép thì phải thay thế.
- Lắp ráp và thử :
- Vệ sinh sạch sẽ lại các chi tiết.
- Lắp ráp bơm dầu vào các te số của động cơ.
- Đổ một ít dầu bơi trơn vào bơm theo đường nạp dầu rồi dùng tuốc nơ vít dẹt
hoặc kìm nhọn quay trục bơm và xem dầu bơi trơn có được đẩy ra đường cấp đi hay
không.
+Chú ý
- Lắp đúng chiều các bánh răng và trục bơm dầu.
- Bề dầy của gioăng đệm.
17


- Khi lắp ráp xong phải quay thử kiểm tra sự hoạt động của bơm dầu xem có
nhe nhàng hay khơng.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày cấu tạo và ngun lý làm việc của thanh truyền trục khuỷu.
2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.
3. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống bôi trơn.
4. Nêu cách lắp đặt và điều chỉnh bánh răng cam.

18



Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu
MĐ 38 - 02

Giới thiệu:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe máy sẽ cung cung cấp hịa khí cho động cơ bao
gồm xăng và khơng khí để xe máy hoạt động trên đường với một tỉ lệ hòa trộn theo
quy định. Việc tìm hiểu các chi tiết trong hệ thống của học sinh là việc cần thiết, để
qua đó học sinh sẽ thực hiện được các cơng việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống
cung cấp nhiên liệu của xe máy.
Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hoạt động của hệ thống nhiên liệu.
- Xác định được những hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu.
- Tháo lắp và điều chỉnh được hệ thống nhiên liệu trên xe gắn máy.
- Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm trong cơng việc.
Nội dung chính:
1. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ phận lọc gió, lọc xăng
1.1 Cấu tạo, bảo dưỡng bộ phận lọc gió
1.1.1 Cấu tạo bộ phận lọc gió.

Hình 2.1. Lọc gió
19


Trên xe gắn máy thường dùng lọc gió kiểu khơ gồm các dạng sau:
- Lọc gió dạng tấm mút ướt: Phần tử lọc là một tấm mút, trên bề mặt tấm mút
có bơi một lớp mỏng dầu nhờn. Dầu nhờn sẽ giữ bụi trên bề mặt tấm mút.
- Lọc gió dạng giấy khô: Phần tử lọc được làm bằng giấy khô. Các hạt bụi khi
vào bị giữ lại trên bề mặt giấy lọc.
- Lọc gió dạng giấy nhờn. Phần tử lọc được làm bằng giấy có thấm dầu nhờn.

Dầu nhờn giữ bụi trên bề mặt của giấy lọc, bụi tích lại và trở nên ẩm, tăng thêm tính
cản bụi.
1.1.2 Bảo dưỡng bộ phận lọc gió
Lọc gió thường gây ra các hiện tượng hư hỏng là làm cho hồ khí q đậm
hoặc q lỗng vì vậy phải bảo dưỡng thường xun theo định kỳ hoặc theo số km sử
dụng xe (thường từ 5000 đến 7000 km).
- Đối với lọc khí dùng phần tử lọc là mút thì tuyệt đối khơng được rửa bằng
xăng mà chỉ dùng dầu Điezel để rửa hoặc giặt sạch bằng nước, phơi khô và nhúng
tấm lọc vào dầu bơi trơn sau đó vắt hết dầu ra và lắp lại ( không nên để quá nhiều
dầu dẫn đến tắc hoặc dầu bị hút vào cùng với khơng khí).
- Đối với lọc khí dùng phần tử lọc là giấy khơ thì dùng khí nén thổi sạch bụi
bám trên bề mặt giấy lọc.
- Đối với lọc khí dùng phần tử lọc là giấy nhờn thì theo định kỳ phải thay phần
tử lọc mới.
1.2 Cấu tạo, bảo dưỡng bộ phận lọc xăng.
1.2.1 Cấu tạo bộ phận lọc xăng.
Lọc xăng trên xe gắn máy thường có hai loại: lọc thơ và lọc tinh.
- Lọc thô thường được lắp trên đường ống dẫn xăng xuống bộ chế hịa khí.
- Lọc tinh được lắp liền với bộ chế hịa khí.
Như hình vẽ là cấu tạo của lọc tinh. Bao gồm: một lưới lọc bằng nhựa được đặt trong
một cốc lọc .Giữa lưới lọc với cốc lọc và bộ chế hịa khí có đệm làm kín hình chữ O
bằng cao su.

a

Hình 2.2.Lọc xăng

b
20



1.2.2 Bảo dưỡng bộ phận lọc xăng.
- Hư hỏng thường gặp của lọc xăng là bị tắc bẩn làm cho xăng xuống bộ chế
hịa khí khơng đủ hoặc khơng xuống vì vậy phải bảo dưỡng thường xuyên theo định
kỳ (thường từ 5000 đến 7000 km).
- Khi bảo dưỡng thường xuyên thì xúc rửa sạch cốc lọc và lưới lọc trong xăng.
- Khi bảo dưỡng theo định kỳ thì thay thế lọc xăng mới.
2. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ chế hoà khí
2.1 Cấu tạo, hoạt động của bộ chế hồ khí.
2.1.1 Cấu tạo. Gồm các chi tiết chính như hình vẽ:

Hình 2.3.Bộ chế hịa khí
2.1.2 Hoạt động.
* Xăng từ bình chứa
qua khố xăng, lọc xăng
xuống bình xăng con của
BCHK. Khi động cơ hoạt
động, sức hút của động cơ
tạo ra một lượng gió lưu
thơng qua họng khuyếch
tán của BCHK . Xăng
được hút ra từ bình xăng
con, pha trộn với khơng
khí tại họng khuyếch tán
Hình 2.4. Mạch xăng khởi động
21


tạo thành hỗn hợp cung cấp cho động cơ. Tốc độ động cơ phụ thuộc vào lượng hỗn
hợp cung cấp do người điều khiển tác động vào BCHK thông qua tay ga.

- Khi khởi động: Người điều khiển kéo tay điều khiển bướm gió trên tay lái
(thường sử dụng khi thời tiết lạnh) làm
cho cánh bướm gió đóng lại rồi khởi động
động cơ. Hồ khí được cung cấp cho
động cơ như sau: Do sự chênh lệch áp
suất (chân khơng phía sau quả ga lớn),
xăng từ bình xăng con (buồng phao) được
hút qua giclơ khơng tải hồ trộn với
khơng khí theo đường khơng khí khơng
tải vào tạo thành bọt xăng đi vào cổ hút
cùng với một lượng gió đi vào khi bướm
gió hé mở. Hồ khí lúc này đậm đặc nhất
giúp động cơ khởi động dễ dàng.
Hình 2.5. Mạch xăng khơng tải
- Chế độ chạy không tải: Khi động
cơ đã hoạt động, người điều khiển đẩy dần
cần điều khiển bướm gió về vị trí ban đầu
làm cánh bướm gió mở ra. Do quả ga và
kim ga đang ở vị trí hé mở nên có một
lượng nhỏ khơng khí đi vào cổ hút qua
họng khuyếch tán nhưng không đủ mạnh
để hút xăng ra qua giclơ xăng chính. Vì
vậy ở chế độ này hồ khí vẫn lấy theo
đường khơng tải giống chế độ khởi động
nhưng nhạt hơn vì bướm gió đã mở.
Hình 2.6. Mạch xăng tải nhỏ và trung bình
- Chế độ tải nhỏ và trung bình:
Người điều khiển vặn tay ga trên tay lái, thông qua dây cáp kéo quả ga và kim ga đi
lên, tiết diện lưu thông của họng khuyếch tán và của lỗ phun xăng chính (giclơ chính)
lớn dần. Do có dịng khí đi qua họng khuyếch tán với tốc độ nhanh nên xăng từ bình

xăng con được hút qua giclơ xăng chính pha trộn với khơng khí cung cấp cho đơng
cơ. Lúc này đường hồ khí khơng tải vẫn hoạt động nhưng giảm dần theo độ mở của
22


quả ga. Khi ở chế độ tải trung bình đường hồ khí khơng tải gần như khơng hoạt
động.
- Chế độ toàn tải: Người điều khiển vặn hết cỡ ga, quả ga và kim ga mở lớn hết
cỡ họng khuyếch tán và giclơ xăng chính. Hồ khí cung cấp cho động cơ lúc này chủ
yếu đi qua đường hỗn hợp xăng chính, cịn đường hỗn hợp xăng khơng tải tiếp tục
hoạt động nhưng ít hơn chế độ khởi động, chế độ không tải và chế độ tải nhỏ.
2.1.3 Hiện tượng và ngun nhân hư hỏng.
TT
1

2

3

4

5

6

7

Hiện tượng

Ngun nhân

- Do hồ khí q đậm (sặc xăng).
Khởi động, động cơ khó nổ
- Do hồ khí q lỗng.
- Do lọc khí bị tắc bẩn, bướm gió bị kẹt đóng, chỉnh sai vít gió,
vít xăng
- Do gíclơ bị lỏng hoặc bị rơi
- Do trào xăng vào cổ hút, mức xăng trong bình xăng con
Hồ khí q đậm
(buồng phao) quá cao do van kim bị lỏng hoặc kẹt, phao xăng bị
thủng.
- Do bướm gió đóng quá lâu.
- Do kim ga chỉnh sai.
- Do lọc khơng khí bị rách, hỏng
- Do lọc xăng, đường ống dẫn xăng bị tắc bẩn
- Do các gíclơ bị tắc bẩn
Hồ khí q lỗng
- Do mức xăng trong bình xăng con q thấp.
- Do quả ga bị mòn nhiều.
- Do cổ hút bị hở .
Động cơ làm việc có khói - Do hồ khí đậm đặc (nguyên nhân giống như trên)
đen, khi tăng dần ga từ - Do xăng lẫn nước
không tải đến tải trung bình
có tiếng nổ lụp pụp, bugi
có màu đen.
Động cơ làm việc khơng - Do hồ khí q lỗng
đạt được cơng suất tối đa, - Do chỉnh sai vít xăng, vít gió, lắp sai vị trí kim xăng hoặc kim
máy nóng, tăng ga cao thì bị cong.
động cơ làm việc yếu hơn
(xe chạy bị dật ghì lại),
buzi có màu trắng.

Động cơ chỉ chạy được ở - Do hồ khí q đậm hoặc q lỗng
chế độ khơng tải cịn khi - Do các giclơ bị lỏng hoặc rơi xuống buồng phao.
tăng ga đột ngột thì chết - Do trong xăng lẫn nước.
máy.
Rị rỉ xăng ra ngồi.
- Do phần thân, buồng phao, khoá xăng của BCHK bị nứt vỡ.

23


- Do các bề mặt lắp ghép bị cong vênh.
- Do gioăng đệm bị hư hỏng.
- Do van kim bị hỏng hoặc bị kẹt.

2.2. Tháo, kiểm tra và sửa chữa.
* Tháo BCHK ra khỏi động cơ.
- Tháo yếm hướng gió
- Tháo cổ bầu lọc gió
- Tháo dây kéo bướm gió.
- Tháo ống dẫn xăng.
- Tháo nắp qủa ga cùng quả ga ra ngoài.
- Tháo BCHK ra khỏi cổ hút rồi lấy BCHK ra ngồi.
* Tháo rời chi tiết:
- Tháo khố xăng
- Tháo cốc lọc xăng
- Tháo buồng phao
- Tháo rời các gíclơ chính, khơng tải ra khỏi phần thân BCHK.
- Tháo nắp, lị xo hồi vị trục bướm gió.
- Tháo vít bắt cánh bướm gió với trục để lấy các chi tiết ra khỏi phần thân.
* Kiểm tra

- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết
- Kiểm tra, thông rửa các gíclơ.
- Kiểm tra sự nứt vỡ, cong vênh các chi tiết phần vỏ của BCHK.
- Kiểm tra độ kín của van kim.
- Kiểm tra sự hoạt động của khoá xăng.
- Kiểm tra phao xăng bằng cách lắp phao xăng vào phần thân và dùng thước đo
chiều sâu, đo từ mặt lắp ghép đến vị trí cao nhất của phao xăng theo kích thước sau:
+ Honda: C50 = 19 - 19,5 mm
+ Honda: SS50E = 21 - 21,5 mm
+ Honda: C50M = 15 - 15,5 mm
+ Honda: C100 = 18 mm
- Kiểm tra các lỗ ren.
- Mô mem siết bulông lắp ghép BCHK với cổ hút bằng 0,8 – 1,2 kG-m
- Mô men siết cốc lọc xăng bằng 0,03 – 0,05 kG-m
* Sửa chữa.
2.3. Lắp ráp và điều chỉnh.
a. Lắp ráp.
Thực hiện trình tự lắp ngược với trình tự tháo.
24


×