Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

(Luận án tiến sĩ) Khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 207 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HUY

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HUY

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI

Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Nguyễn Thắng

Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Huy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ....................................................................................................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................ 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 19
1.3. Nhận xét chung về các cơng trình hiện có và vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu .......................................................................................................... 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................................ 38
2.1. Cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển
bền vững ................................................................................................................... 38

2.1.1. Các khái niệm có liên quan và nội dung về khai thác tài nguyên thực
vật rừng phục vụ phát triển bền vững ................................................................. 38
2.1.2. Các lý thuyết, cách thức, mơ hình về thác tài ngun thực vật rừng
phục vụ phát triển bền vững ............................................................................... 45
2.1.3. Tiêu chí đánh giá về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững ............................................................................................ 55
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thực vật rừng phục
vụ phát triển bền vững ........................................................................................ 58
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững ................................................................................................. 64
2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................ 64
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam .................................... 68
2.2.3. Các bài học rút ra đối với tỉnh Lào Cai .................................................... 72
Chương 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI .............. 74


3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng tới
khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững ...................... 74
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 74
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai .............................................. 75
3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng tại tỉnh Lào Cai ................ 77
3.2.1. Các chính sách của Trung ương và tỉnh Lào Cai liên quan đến khai
thác tài nguyên thực vật rừng ............................................................................. 77
3.2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng xét theo biến động về
quy mơ và cơ cấu diện tích lâm nghiệp có rừng, diện tích rừng ở tỉnh Lào Cai ..... 81
3.2.3. Thực trạng khai thác xét theo chủng loại - gỗ và lâm sản ngoài gỗ ......... 84
3.3. Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng ở tỉnh Lào Cai từ điều
tra, khảo sát thực tiễn tại một số địa điểm............................................................ 86
3.3.1. Khai thác tài nguyên thực vật rừng đối với một số sản phẩm từ tự nhiên ...... 86

3.3.2. Một số mơ hình khai thác tài ngun thực vật rừng theo hướng phát
triển bền vững ở tỉnh Lào Cai ............................................................................. 91
3.4. Các kết quả của khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát
triển bền vững tại tỉnh Lào Cai .............................................................................. 94
3.4.1. Bền vững về kinh tế .................................................................................. 94
3.4.2. Bền vững về tài nguyên và môi trường .................................................... 98
3.4.3. Bền vững về xã hội ................................................................................. 102
3.5. Đánh giá chung về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát
triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................................................................ 107
3.5.1. Các kết quả đạt được .............................................................................. 107
3.5.2. Các hạn chế, yếu kém ............................................................................. 108
3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém ................................................. 110
Chương 4: GIẢI PHÁP VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI ............ 117
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ........ 117
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ..................................................................................... 117


4.1.2. Bối cảnh trong nước và ở tỉnh Lào Cai .................................................. 120
4.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khai tài nguyên
thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................. 124
4.2. Quan điểm, định hướng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ................................................................... 127
4.2.1. Quan điểm của Nhà nước về khai thác tài nguyên thực vật rừng .......... 127
4.2.2. Quan điểm của tác giả về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục
vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai ............................................................ 128
4.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển
bền vững tại tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 .................. 134
4.3.1. Các căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................ 134
4.3.2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 135

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 173
Phụ lục 1: Các số liệu .............................................................................................. 173
Phụ lục 2: Bảng hỏi điều tra hộ về khai thác tài nguyên thực vật rừng ở Lào
Cai ........................................................................................................................... 202
Phụ lục 3: Một số hình ảnh điều tra, khảo sát thực tiễn về khai thác tài nguyên
thực vật rừng ở Lào Cai .......................................................................................... 212


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian
Nations)

CDM

:

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

CIFOR

:

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (Center for International

Forestry Research)

CPTPP

:

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

DVMTR
FLEGT
FSC
ITTO
LSNG
NNPTNT
PES

:
:

Partnership)
Dịch vụ môi trường rừng
Quản trị rừng và thương mại lâm sản (EU Forest Law Enforcement,

:
:
:
:
:


Governance and Trade)
Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Stewardship Council)
Tổ chức gỗ nhiệt đới (International Tropical Timber Organization)
Lâm sản ngồi gỗ
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payments for environmental
services)

PTBV
REDD+

:
:

SFM
UN
UNEP

:
:
:

WB

:

Phát triển bền vững
Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thối rừng (Reducing
Emissions from Deforestation and Forest Degradation)
Quản lý rừng bền vững (Sustainable Forest Management)

Liên hợp quốc (United Nations)
Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Programme)
Ngân hàng Thế giới (World Bank)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Địa bàn và quy mô, cơ cấu mẫu khảo sát ..................................................8
Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong mơ hình ước lượng .........................................63
Bảng 3.1: Diện tích rừng ở Lào Cai phân theo nguồn gốc rừng ..........................82
Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ trong mẫu khảo sát ...................86
Bảng 3.3: Sản lượng khai thác một số loại tài nguyên thực vật rừng ..................88
Bảng 3.4: Phương thức và mức độ khai thác tài nguyên thực vật rừng ...............88
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác ....................90
Bảng 3.6: Tiêu thụ các sản phẩm của cây lâm sản ngoài gỗ ................................94
Bảng 3.7: Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................95
Bảng 3.8: Thu nhập và số ngày công lao động từ khai thác .................................97
Bảng 3.9: Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................99
Bảng 3.10: Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng và chăm sóc
các cây lâm sản ngoài gỗ ...................................................................101
Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................102
Bảng 3.12: Phân bổ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng ...........104
Bảng 3.13: Chuỗi giá trị một số loại tài nguyên thực vật rừng ..........................106
Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu ở tỉnh Lào Cai .......................................................123
Bảng 4.2: Thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai .................................123
Bảng 4.3: Ma trận phân tích SWOT đối với khai tài nguyên thực vật rừng phục
vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai .............................................126


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con
người. Đây là nơi cung cấp những cây gỗ quý, cây thuốc,… cho con người. Do các
lợi ích về kinh tế-xã hội, việc khai thác tài nguyên rừng ngày càng được con người
quan tâm. Tài nguyên rừng đang từng ngày, từng giờ bị tàn phá và hệ quả là sự tái
tạo, tính cân bằng tự nhiên của các cánh rừng gần như khơng cịn nữa. Việc khai
thác tài nguyên rừng trong đó có tài nguyên thực vật rừng ảnh hưởng tới tài nguyên
và môi trường, cân bằng hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Việc khai thác tài nguyên
thực vật rừng đặt ra các nguy cơ, thách thức về “lời nguyền tài nguyên”. Từ góc độ
kinh tế, việc khai thác tài nguyên thực vật rừng đặt ra các nguy cơ, thách thức về
“lời nguyền tài nguyên”.
Tài nguyên thực vật rừng có vai trị quan trọng đối với cuộc sống của con người,
sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền, địa phương. Lào Cai là tỉnh có tài
nguyên thực vật rừng phong phú, đa dạng và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát
triển lâm nghiệp. Tài ngun thực vật rừng có vị trí, vai trò quan trọng và việc khai
thác tài nguyên thực vật rừng đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào
Cai. Trong giai đoạn 2010-2020, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp
khoảng 15,8% GRDP ở tỉnh Lào Cai; trong khu vực này, lâm nghiệp chiếm tới
11,9%. Trong ngành lâm nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ chiếm tỷ trọng
lớn nhất với 57,32%. Ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai thu hút giải quyết
việc làm cho khoảng 20.000 lao động [20], [21].
Thời gian qua, Lào Cai đã phát huy lợi thế và tiềm năng để phát triển ngành lâm
nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng của tỉnh đã và đang
đặt ra các nguy cơ đối với phát triển bền vững ở các cấp độ khác nhau. Việc khai
thác tài nguyên rừng, đặc biệt là tài nguyên thực vật rừng, tình trạng chặt, phá
rừng…đang là mối lo ngại lớn. Cho dù tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác bảo vệ
và phát triển rừng, với việc đẩy mạnh trồng rừng, diện tích rừng ở Lào Cai tăng từ
327.755ha (năm 2010) lên 354.063ha (năm 2019), tỷ lệ che phủ rừng tăng tương
ứng từ 51,3% lên 55,63% [4], [138]. Tuy diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng có
tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao, tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên bị suy

giảm. Đáng chú ý là, hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng đang đặt ra các
nguy cơ, thách thức đối với phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội
và môi trường. Việc khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thực vật rừng, phát huy
nguồn lực kinh tế đặc thù của tỉnh miền núi với địa hình bị chia cắt như Lào Cai
đang là bài tốn khó tìm lời giải với các ngành, đặc biệt là kinh tế. Trước những vấn
đề như vừa nêu, cho đến nay, nhiều phương án đã đề xuất, nhiều mơ hình phát triển
đã được áp dụng. Tuy nhiên, ở Lào Cai, các giải pháp đề ra và áp dụng vẫn chưa
mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng nhân rộng thấp hoặc do quá trình áp dụng
1


các mơ hình chưa chú ý đến khâu phân phối, thị trường, quảng bá… đã làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên thực vật rừng.
Trong giai đoạn tới, cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, tài nguyên rừng
đứng trước các bối cảnh mới. Các yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên
và môi trường gắn với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Các tiến bộ về khoa
học và công nghệ đang tạo ra và thay đổi các phương thức mới trong phát triển kinh
tế-xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng. Biến đổi
khí hậu đặt ra các thách thức đối với khai thác tài nguyên thực vật rừng. Phát triển
bền vững, tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất
nước. Trước cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về thực hiện
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Đặc biệt là, Việt Nam cam kết
phát thải rịng bằng khơng (net zero) tại COP26 và để đóng góp vào mục tiêu này
địi hỏi có sự đóng góp rất lớn từ tài nguyên thực vật rừng. Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1658/QĐTTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) là một trong những chiến lược ưu
tiên hàng đầu nhằm thể hiện các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và
là công cụ quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Việt
Nam đang đẩy mạnh tái cấu trúc, đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, chuyển từ
chiều rộng sang chiều sâu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kết hợp với phát
triển bền vững. Những vấn đề vừa nêu đặt ra yêu cầu ở cấp độ quốc gia cũng như

tỉnh Lào Cai và đòi hỏi khai thác tài nguyên thực vật rừng gắn với các mục tiêu phát
triển bền vững.
Việc khai thác tài nguyên thực vật rừng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và
mơi trường. Các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng
khai thác tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng từ góc
nhìn phát triển bền vững, nói cách khác là xem xét tới tính bền vững của khai thác
tài nguyên thực vật rừng hoặc tính bền vững trong các hoạt động của khai thác tài
nguyên thực vật rừng nhằm trả lời câu hỏi khai thác đã bền vững chưa. Vấn đề đặt
ra là, khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ, đóng góp như thế nào vào phát
triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Lào Cai? Câu hỏi này hầu
như chưa được các nghiên cứu xem xét, giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề như vừa nêu, đề tài “Khai thác tài nguyên thực vật
rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai” được lựa chọn làm chủ đề
nghiên cứu. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thực
vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai nhằm cung cấp bức tranh chân
thực, tồn diện hơn để có các giải pháp phù hợp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2


Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào
Cai.
2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật rừng
phục vụ phát triển bền vững.
2) Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát
triển bền vững tại tỉnh Lào Cai.

3) Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật
rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là:
1) Khai thác tài nguyên thực vật rừng ảnh hưởng và phục vụ như thế nào đến
phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Lào Cai?
2) Những giải pháp gì và như thế nào để thực hiện khai thác tài nguyên thực vật
rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là khai thác tài nguyên thực vật rừng ảnh
hưởng và phục vụ như thế nào vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường tại tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên
thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020 và
đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển
bền vững tại tỉnh Lào Cai.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án không xem xét tới tính bền vững của
khai thác tài nguyên thực vật rừng hoặc tính bền vững trong các hoạt động của khai
thác tài nguyên thực vật rừng. Đề tài tập trung làm rõ thực trạng khai thác tài nguyên
thực vật rừng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai, bao gồm các
trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường.
3


- Bền vững về kinh tế: luận án nghiên cứu về đóng góp của khai thác tài nguyên

thực vật rừng vào nền kinh tế; năng suất tài nguyên; đóng góp vào thu nhập và việc
làm của hộ.
- Bền vững về môi trường: khai thác tài nguyên thực vật rừng với bảo vệ và phát
triển rừng (tỷ lệ che phủ rừng) và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Bền vững về xã hội: Đóng góp của khai thác tài nguyên thực vật rừng vào cải
thiện thu nhập và giảm nghèo, tạo việc làm cho hộ và phân chia lợi ích từ việc khai
thác tài nguyên thực vật rừng.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Khung phân tích
Khung phân tích của đề tài luận án được thể hiện như sau:

4


Hình 1: Khung phân tích của đề tài luận án
Nguồn: Tác giả luận án.

4


4.2. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
i) Cách tiếp cận phát triển bền vững
Đề tài sử dụng cách tiếp cận phát triển bền vững nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng và các ảnh hưởng của nó tới phát triển bền
vững tại tỉnh Lào Cai. Cách tiếp cận này nhằm phân tích bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trường của khai thác tài nguyên thực vật rừng. Đồng thời, cách tiếp cận này
cho phép nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của khai thác tài nguyên thực vật rừng
phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội,
môi trường.
ii) Cách tiếp cận hệ thống

Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống nhằm phân tích cấu trúc bên trong và bên
ngồi để xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khai thác tài nguyên thực
vật rừng phục vụ phát triển bền vững; các chủ thể có liên quan đến khai thác tài
nguyên thực vật rừng nhằm đề xuất các giải pháp đồng bộ, có hệ thống.
iii) Cách tiếp cận theo chuỗi giá trị
Luận án sử dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị nhằm đánh giá thực trạng sản
xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của tài nguyên thực vật rừng tại
tỉnh Lào Cai. Thêm vào đó, cách tiếp cận chuỗi giá trị nhằm phân tích, đánh giá sự
tham gia của các chủ thể có liên quan, nhất là người nghèo và người dân tộc thiểu
số, vào chuỗi giá trị đối với các sản phẩm thực vật rừng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích, đánh giá các quan niệm của các tác giả trong và ngồi nước về các khái niệm
có liên quan đến nội dung của đề tài và các cách tiếp cận về khai thác tài nguyên
thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững. Phương pháp này cũng được sử dụng để
nghiên cứu các chủ trương, chính sách của tỉnh Lào Cai về phát triển bền vững
nhằm đề xuất các tiêu chí đánh giá về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững tỉnh Lào Cai. Các phân tích, đánh giá này nhằm giúp tác giả
phân tích thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khoa học, phù hợp
với tình hình thực tiễn của tỉnh Lào Cai. Các kết quả phân tích được sử dụng để
tổng hợp, hệ thống hóa nhằm rút ra các nhận xét, khái quát, kết luận từ các nội
dung, kết quả nghiên cứu.
Phân tích thống kê: Phân tích số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020. Phương pháp này được sử dụng phân tích, đánh giá
về biến động đất rừng, diện tích rừng và các số liệu về khai thác tài nguyên thực vật
rừng ở tỉnh Lào Cai. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích các số liệu
5


về ảnh hưởng của khai thác tài nguyên thực vật rừng đối với các mục tiêu phát triển

bền vững tỉnh Lào Cai.
Phương pháp so sánh: Các so sánh theo chuỗi thời gian, không gian và so sánh
chéo được đề tài sử dụng để đối chiếu giữa các chỉ tiêu có liên quan trên các khía
cạnh của đối tượng nghiên cứu. Các so sánh bao gồm: i) So sánh về thay đổi,
chuyển biến theo thời gian của các chính sách liên quan đến khai thác tài nguyên
thực vật rừng; ii) so sánh theo thời gian và không gian về khai thác tài nguyên thực
vật rừng và các kết quả, hệ quả của nó đối với các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh
Lào Cai.
Phân tích chính sách: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá các
chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh Lào Cai có liên quan đến khai thác
tài nguyên thực vật rừng. Phân tích tính đồng bộ của chính sách ở cấp Trung ương
và của tỉnh Lào Cai và phân tích tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của các quy
định hiện hành việc ban hành các chính sách có phù hợp với đặc thù của tỉnh Lào
Cai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các quan điểm, định hướng về khai thác tài
nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này được sử dụng để phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khai tài nguyên thực vật rừng phục
vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai.
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến: Luận án sử dụng phương pháp định
lượng để phân tích hồi quy đa biến để nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của hộ gia đình. Nguồn số liệu phục vụ cho
mơ hình ước lượng là các số liệu khảo sát thực tiễn của tác giả tại tỉnh Lào Cai. Các
kiểm định cũng được thực hiện nhằm phát hiện và điều chỉnh các lỗi của mô hình
hồi quy đa biến. Các kết quả ước lượng là cơ sở để đánh giá các nguyên nhân của
thực trạng và đề xuất các giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai.
4.4. Nguồn số liệu, tài liệu
i) Số liệu thứ cấp
- Tài liệu thứ cấp: Các báo cáo, nghiên cứu quốc tế và trong nước có liên quan

đến khai thác tài nguyên thực vật rừng và về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào
Cai,…
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu về Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai; kết quả điều
tra doanh nghiệp và điều tra nông, lâm và thủy sản của Tổng cục Thống kê;…

6


ii) Số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát thực tiễn tại tỉnh Lào Cai
- Đối tượng điều tra, khảo sát
Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu từ khảo sát thực tiễn tại tỉnh Lào Cai. Đối
tượng tham gia khai thác tài nguyên thực vật rừng bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác,
hợp tác xã, cộng đồng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có thể là thành
viên của tổ hợp tác, hợp tác xã và cộng đồng. Cho nên, chủ thể khai thác tài nguyên
thực vật rừng có thể phân thành hai nhóm là hộ gia đình và doanh nghiệp. Cho đến
năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.938 doanh nghiệp nhưng chỉ có 11 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.1 Việc tiếp cận các doanh nghiệp gặp
những khó khăn nhất định. Từ những vấn đề vừa nêu, trong nghiên cứu này đối
tượng khảo sát là cấp hộ do đây là đối tượng chính khai thác tài nguyên thực vật
rừng và chủ thể sống phụ thuộc vào tài nguyên thực vật rừng. Hơn nữa, phát triển
bền vững với mục tiêu là con người, theo đó tập trung vào cải thiện thu nhập và
giảm nghèo, tạo việc làm cho hộ.
- Lựa chọn loại tài nguyên thực vật rừng và địa bàn khảo sát
Tài nguyên thực vật rừng bao gồm gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ. Các loại tài nguyên
thực vật rừng được lựa chọn để điều tra căn cứ vào quy hoạch phát triển và định
hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và lĩnh vực lâm nghiệp tỉnh Lào Cai. Các loại tài
nguyên thực vật rừng, nhất là các cây lâm sản ngoài gỗ, được lựa chọn để khảo sát
căn cứ theo công dụng, đặc điểm canh tác: cây lâm sản ngoài gỗ là thảo dược (khai
thác, trồng dưới tán rừng: sa nhân tím, thảo quả, quế...); cây lâm sản ngồi gỗ dùng
làm lương thực, thực phẩm (các loại măng); gỗ củi;...

Căn cứ vào các loại tài nguyên thực vật rừng được lựa chọn để nghiên cứu, địa
bàn khảo sát là những nơi có các cây trồng. Đối với những tài nguyên thực vật rừng
có ở nhiều nơi, địa bàn được lựa chọn để điều tra bao gồm vùng thấp và vùng cao ở
tỉnh Lào Cai. Các xã vùng thấp và vùng cao theo cách phân vùng của tỉnh Lào Cai.
Các xã lựa chọn để khảo sát có sự tham vấn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Lào Cai nhằm phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn tại các địa
phương. Tại mỗi tiểu vùng, xã có diện tích lớn nhất theo từng loại tài ngun thực
vật rừng được lựa chọn để khảo sát (Bảng 1).

1

Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2020.

7


Bảng 1: Địa bàn và quy mô, cơ cấu mẫu khảo sát
Vùng địa lý

Địa bàn

Số quan sát

1. Xã Lùng Sui, huyện Simacai

Xã vùng cao

30

2. Xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng


Xã vùng thấp

32

3. Xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa

Xã vùng cao

41

4. Xã Bản Già, huyện Bắc Hà

Xã vùng cao

30

5. Xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà

Xã vùng thấp

30

6. Xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát

Xã vùng cao

30

7. Xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn


Xã vùng thấp

34

Tổng số

227

Nguồn: Tác giả luận án.
- Phương pháp chọn mẫu
Quy mô mẫu khảo sát được xác định theo cơng thức:

n=

z2( p.q )
e2

(1)

Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q = 1-p (p và q được ước tính 50%/50%: khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng
thể).
e = sai số cho phép
Quy mô mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy. Trong nghiên cứu này,
tác giả xác định sai số cho phép là 6,5%. Theo công thức (1), quy mô cần điều tra
tối thiểu là 227 quan sát.

Tại mỗi xã được lựa chọn để khảo sát, căn cứ vào tổng số hộ và số hộ tham gia
vào các hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng để phân bố cơ cấu số hộ cần
khảo sát. Quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát được thể hiện tại Bảng 1.
- Công cụ khảo sát, thu thập dữ liệu
Bảng hỏi điều tra được áp dụng với hộ gia đình nhằm đánh giá những vấn đề liên
quan đến thực trạng khai thác, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài
nguyên thực vật rừng.

8


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục
vụ phát triển bền vững, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới khai thác
tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững; khai thác tài nguyên thực vật
rừng và ảnh hưởng của nó tới phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần bổ sung vào các lý luận về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững. Đóng góp về lý luận của luận án là đưa ra cách tiếp cận khai thác
tài nguyên thực vật rừng như thế nào để bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và vừa
phục vụ các mục tiêu của phát triển bền vững.
- Các nghiên cứu đã công bố hầu như chưa nghiên cứu về khai thác tài nguyên thực
vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Luận án đã góp phần làm rõ
thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng và ảnh hưởng của nó đối với phát triển
bền vững tại tỉnh Lào Cai.
- Góp phần làm sáng tỏ và cung cấp những luận cứ khoa học về thực tiễn khai
thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Lào Cai. Luận án có
đóng góp về thực tiễn với việc cung cấp các số liệu, phân tích định lượng từ các kết
quả điều tra, khảo sát thực tiễn khai thác tài nguyên thực vật rừng tại tỉnh Lào Cai.

Các đóng góp này phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý của các cơ quan
hoạch định chính sách ở các cấp.
7. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận án được trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về khai thác tài nguyên thực vật rừng
phục vụ phát triển bền vững
Chương 2:
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tài nguyên thực vật
Chương 3:
Chương 4:

rừng phục vụ phát triển bền vững
Thực trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền
vững tại tỉnh Lào Cai
Giải pháp về khai thác tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền
vững tại tỉnh Lào Cai

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững có liên quan đến tài nguyên rừng
và tài nguyên thực vật rừng
1.1.1.1. Các nghiên cứu bàn về vốn tài nguyên, tài nguyên rừng và tài nguyên
thực vật trong tăng trưởng kinh tế

Khi xem xét tới tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học cho rằng tài nguyên
thiên nhiên nói chung và tài nguyên thực vật rừng nói riêng là loại vốn, tạo nguồn
vốn tích lũy cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các nghiên cứu Hussain
và cộng sự (2019) [195], Schure và cộng sự (2014) [234], Zulu và cộng sự (2013)
[255] bàn về vai trò của tài nguyên rừng, tài nguyên thực vật rừng trong việc tạo thu
nhập, việc làm và tạo nguồn vốn để đầu tư cho giáo dục, y tế và các hoạt động kinh
tế khác. Như vậy, vấn đề đặt ra là khai thác như thế nào để bảo vệ tài nguyên thực
vật rừng và vừa phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững.
Tài nguyên thực vật rừng có vai trò đối với tăng trưởng kinh tế, một số nghiên
cứu tập trung phân tích các vấn đề khác nhau về luận điểm “lời nguyền tài nguyên”.
Lời nguyền tài nguyên là thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và
tăng trưởng kinh tế. Thuật ngữ này dùng để nói lên nghịch lý là quốc gia giàu có tài
ngun thiên nhiên nhưng khơng thể biến lợi thế đó để phát triển đất nước, ngược lại,
thường là các quốc gia kém phát triển. Các tác giả Sachs và Warner (1999) [228]
nghiên cứu về các nguy hại tiềm ẩn của việc khai thác tài nguyên đối với tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn. Cơng trình của Gylfason (2001) [184] cho thấy mối
quan hệ ngược chiều giữa giàu tài nguyên và phát triển giáo dục, hệ quả là ảnh
hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và tăng trưởng bền vững. Nhìn chung,
các nghiên cứu này chủ yếu so sánh giữa các nhóm quốc gia giàu tài nguyên và
nghèo tài nguyên, chưa giải thích được cho một quốc gia trong các giai đoạn khác
nhau sẽ như thế nào nếu dựa vào khai thác tài nguyên.
Trong khi một số tác giả chứng minh “lời nguyên tài nguyên” nhằm phản đối
việc khai thác tài ngun thiên nhiên, khơng ít nghiên cứu cho thấy kết quả ngược
lại. Nghiên cứu của Philippot (2010) [223] cho thấy, khai thác tài ngun đóng góp
tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Brunnschweiler (2010) [154]
và Ahrend (2002) [147] cũng cho thấy kết quả tương tự.

10



Việc các nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau về “lời nguyền tài nguyên” để
ủng hộ hoặc phản đối khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng là điều dễ hiểu. Điều
này là bởi do sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu và/hoặc các quốc gia có các
điều kiện khác nhau. Chính vì vậy, chủ đề này cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để
góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
Nghiên cứu của Hotelling (1931) [194] đã xây dựng mơ hình, phân tích các mối
liên hệ giữa các nguồn lực để phát triển kinh tế với tài nguyên thiên nhiên.
Cleveland và Stern (1997) [163] bàn về chỉ số khan hiếm tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu này cung cấp phương pháp khoa học cho việc đánh giá mức độ khan
hiếm của tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu góp phần định giá tài nguyên, đánh giá
kết quả của việc khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế.
Một cách tiếp cận để đánh giá xu hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tác
động về môi trường trong tiến trình tăng trưởng kinh tế là sử dụng đường cong
Kuznet. Đường cong này do Simon Kuznets đề xuất để mô tả mối quan hệ giữa sự
thay đổi trong thu nhập quốc dân bình quân đầu người và các biến kinh tế như tiêu
dùng, đầu tư và tiết kiệm, trong điều kiện tổng hợp giữa các quốc gia khác nhau và
theo thời gian. Sự phát triển của “Đường cong Kuznets mơi trường” (EKC) là ví dụ
mở rộng của các chỉ số môi trường để đánh giá phát triển bền vững. Những người
ủng hộ EKC lập luận rằng thiệt hại về môi trường ban đầu tăng lên trong giai đoạn
đầu của tăng trưởng kinh tế và sau đó giảm dần. Những thay đổi trong thành phần
của hoạt động kinh tế cùng với việc sử dụng các công nghệ tốt hơn ngày càng bù
đắp và trong nhiều trường hợp lớn hơn những hiệu ứng quy mô của tăng trưởng
kinh tế. Việc áp dụng các chính sách xây dựng trên hiện đại hóa sinh thái, và việc sử
dụng ngày càng cao của chuyển giao công nghệ, tạo ra khả năng đi tắt bằng đường
hầm qua EKC.
Cách giải thích tương tự mơ phỏng dạng đường EKC là lý thuyết về diễn biến
rừng do Mather (1992) [212] đề xuất. Lý thuyết về diễn biến rừng phản ánh sự thay
đổi về diện tích rừng và độ che phủ rừng theo thời gian, theo đó, độ che phủ rừng
hay tỷ lệ mất rừng của quốc gia sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian, tới một điểm
nào đó sẽ dừng hẳn rồi sau đó tăng lên do chuyển sang trạng thái rừng trồng, rừng

được tái sinh. Mức tăng độ che phủ rừng sau đó sẽ dần tiến tới trạng thái bền vững
và ổn định trong tương quan với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào mơ hình tăng trưởng của Solow (1974) [238] và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu của Hartwick (1977) [188] chỉ ra rằng,
mức tiêu dùng cố định có thể đạt được bằng cách đầu tư lợi tức từ khai thác tài
nguyên vào sản xuất. Theo Hamilton (1995) [187] nguồn lợi thu từ khai thác tài
11


nguyên cần phải đầu tư vào vốn xã hội, vốn con người nhằm tạo ra nguồn vốn thay
thế cho các thế hệ tương lai.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về tài nguyên rừng, tài nguyên thực vật rừng phục vụ
phát triển bền vững
Tác giả Dresner (2008) [168] đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan:
lịch sử phát triển khái niệm phát triển bền vững, các cuộc tranh luận hiện nay về con
đường để đạt được sự phát triển bền vững, các trở ngại và triển vọng về phát triển
bền vững. Các tác giả Bell và Morse 2008) [153] đã có đóng góp lớn về lý luận và
thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số phát triển bền vững. Các tác giả đã giới thiệu
hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật làm sáng tỏ hơn những
vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo
lường định lượng.
Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) nghiên cứu về các công cụ kinh
tế trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các xuất bản quan trọng như: về
sử dụng các công cụ kinh tế trong chính sách mơi trường [244], cơng cụ kinh tế cho
quản lý tài nguyên bền vững [243], công cụ kinh tế để tăng cường sử dụng bền
vững tài nguyên, bền vững mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu [201]. Các
cơng cụ kinh tế được nhắc đến ở đây mới chỉ dừng lại ở các chính sách thuế/phí là
chủ yếu, bên cạnh đó các nghiên cứu này chưa chỉ rõ các cơng cụ này có thể sử
dụng để áp dụng cho loại tài nguyên cụ thể nào.
Tác giả Pausegal (2011) [85] đã bàn về khía cạnh làm thế nào để tiêu dùng tài

nguyên: phúc lợi tài nguyên và phân bổ tài nguyên. Nghiên cứu đã cung cấp những
luận cứ về tầm quan trọng của thể chế như là nguồn lực giúp việc sử dụng (phân bổ)
tài nguyên, đảm bảo cho phát triển. Nghiên cứu này cung cấp cách tiếp cận về
phương thức khai thác tài nguyên đảm bảo các vấn đề xã hội có liên quan.
Cơng trình của Manuel và Tan (2015) [60] đã nghiên cứu những kiến thức, hệ
thống và tập quán liên quan đến nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên
trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của những nhóm người dân tộc bản địa tại
Philippines. Có tới 11 trong số 17 nhóm người dân tộc được nghiên cứu phụ thuộc ở
mức từ trung bình đến nặng nề vào cơ giới hóa nơng nghiệp và sử dụng những yếu
tố đầu vào mang tính thương mại. Nghiên cứu đã phân tích đặc điểm kinh tế của các
loại cây trồng hiện tại của các nhóm ở mỗi địa phương, đề xuất các loại cây trồng
thay thế cùng mức độ sản xuất của các loại cây trồng thay thế (thặng dư hay đủ cho
tiêu dùng). Tác giả cũng khuyến cáo về các chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp (phát triển nông nghiệp hữu cơ thay vì nơng nghiệp phi hữu cơ), đề
xuất giải pháp quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên.
12


Tác giả Budhathoki (2013) [13] trong nghiên cứu về khu vực bảo tồn Himalay
của Nepal đã đề cập nhiều đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý mang lại từ các
mơ hình quản lý rừng quốc gia (khu bảo tồn). Tóm tắt các mơ hình quản lý các tài
ngun trong khu vực bảo tồn như: cơ chế quản lý và quản trị do các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ quản lý, do cộng đồng người thiểu số địa phương quản lý, cơ
chế quản lý và cai quản của các vành đai đệm xung quanh vườn quốc gia. Trong đó
các khu vực được bảo tồn với các hệ thống quản lý có sự tham gia của cộng đồng sẽ
được xã hội chấp nhận, tiết kiệm chi phí kinh tế, và bền vững về mặt sinh thái. Tại
nhiều quốc gia đang phát triển khác, nơi mà các cơ quan phụ trách cịn non yếu,
người dân cịn nghèo khó và áp lực của họ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất
lớn thì các chiến lược bảo tồn dựa trên sự ủy quyền cho người dân và phương pháp
tích hợp chương trình sẽ phù hợp hơn để đem lại những hiệu quả quản lý tốt hơn so

với phương pháp ép buộc và cô lập.
1.1.2. Các nghiên cứu đề xuất các cách tiếp cận về khai thác tài nguyên thực
vật rừng phục vụ phát triển bền vững
1.1.2.1. Các nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng, khai thác tài
nguyên rừng và tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững
Tài nguyên thực vật rừng có vai trị quan trọng về kinh tế đối với khơng ít người
dân ở nông thôn, thậm chí là cả thành thị. Nguồn tài ngun này có thể giúp hộ gia
đình, cá nhân khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ để cung cấp thu nhập bằng tiền mặt
nhằm đa dạng hóa thu nhập và chi trả cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, chăm
sóc y tế và học phí (Hussain và cộng sự, 2019) [195], (Zulu và cộng sự, 2013)
[255]. Nhiều hộ gia đình, một phần thu nhập kiếm được từ khai thác tài nguyên thực
vật rừng được đầu tư vào các hoạt động kinh tế khác, như nông nghiệp (Schure và
cộng sự 2014) [234].
Tài nguyên thực vật rừng đóng vai trị quan trọng trong giảm nghèo. Một số
lượng đáng kể người dân nghèo đói sống phụ thuộc vào rừng có thể tạo thu nhập
thơng qua việc làm, bán các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ (FAO, 2006) [172].
Một số nghiên cứu liên quan đề cập đến mối liên hệ giữa rừng và nghèo đói.
Kaimowitz (2002) [200] cung cấp một cái nhìn tổng quan và thảo luận về lợi ích
của rừng đối với sinh kế nơng thơn. Arnold (2001) [149] tập trung vào vai trị xóa
đói giảm nghèo của hỗ trợ phát triển trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Neumann và
Iirsch (2000) [219] xem xét các tiềm năng giảm nghèo của các lâm sản ngoài gỗ
(LSNG), trong khi Arnold và cộng sự (2003) [150] xem xét cụ thể về vai trò của
khai thác củi từ rừng.

13


Trong khi các nghiên cứu về vai trò của khai thác tài nguyên thực vật rừng đối
với giảm nghèo, một số nghiên cứu khác xem xét theo chiều ngược lại, tức là đói
nghèo tác động như thế nào đến khai thác tài nguyên rừng. Wunder (2001) [251]

thảo luận về tiềm năng giảm nghèo từ rừng và sản phẩm của chúng, và đề cập đến
mối liên hệ ngược lại là từ nghèo đói dẫn đến tình trạng khai thác rừng. Inoni
(2009) [196] nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thực
vật rừng, kết quả nghiên cứu chỉ ra nghèo có ảnh hưởng tiêu cực đến quy mơ và
mức độ khai thác các cây lâm sản ngồi gỗ.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2001) [249] và FAO (2001) [171] về
cách rừng có thể được cải thiện vì người nghèo. Các nghiên cứu này dự báo những
thay đổi đáng kể về vị trí của hai tác nhân chính trong lĩnh vực phát triển rừng quốc
tế, mặc dù vậy, nghiên cứu của FAO cho thấy, vẫn còn một số chặng đường để thực
hiện những thay đổi trong chính sách quốc gia.
Một nghiên cứu của Scherr và cộng sự (2001) [231] cung cấp một đánh giá toàn
diện về thị trường các sản phẩm lâm nghiệp. Nghiên cứu của Smith và Scherr
(2002) [235] đánh giá cơ hội bán carbon rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) để
cải thiện sinh kế của địa phương.
Các nghiên cứu bàn về sự tham gia của người dân địa phương nơi có rừng vào
quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ, phát triển rừng nhằm phục vụ phát triển bền
vững. Nghiên cứu về chủ đề này có các cơng trình: Gilmour và Fisher (1997) [180];
Cadeliha (1998) [157]; Guangxia (1997) [181]; Yadav và Roy (1997) [254]. Các
nghiên cứu đã đề cập đến vị trí, vai trị, đặc trưng của tài ngun rừng. Do tài
ngun rừng có vai trị trong phát triển kinh tế - xã hội, để tránh khai thác một cách
cạn kiệt nguồn tài ngun này, các cơng trình nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận
trong quản lý và góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội của người dân
địa phương ở nơi có rừng, đó là phát triển lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội
gắn với giải quyết sinh kế bền vững cho người dân giải quyết vấn đề phá rừng, giảm
thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên quá đáng.
Các tác giả Gilmour và Fisher (1997) [180] đề xuất 3 cách tiếp cận trong quản lý
và khai thác tài nguyên rừng: tiếp cận cổ điển, tiếp cận cổ điển có điều chỉnh và tiếp
cận có người dân tham gia. Tiếp cận cổ điển là cách tiếp cận từ trên xuống, các nhà
lâm nghiệp ra quyết định chiến lược và trực tiếp tổ chức thực hiện. Tiếp cận cổ điển
có điều chỉnh là nhà quản lý lâm nghiệp thực hiện tồn bộ q trình nhưng có sự

tham vấn cộng đồng để ra quyết định. Tiếp cận có sự tham gia là người dân và cộng
đồng tham gia vào tất cả các công đoạn để khai thác và bảo vệ, phát triển rừng. Đây
là hướng tiếp cận tốt nhất và hiệu quả nhất vì gắn với lợi ích của người dân và họ
14


nhận thức được các lợi ích lâu dài và bền vững nên phải bảo vệ và phát triển rừng
theo hướng bền vững.
Cơng trình của Cadeliha (1998) [157] bàn về phát triển lâm nghiệp cộng đồng và
lâm nghiệp xã hội. Thông qua các mơ hình trình diễn tại thực địa ở một số nơi trên
thế giới, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thành công của lâm nghiệp cộng đồng và lâm
nghiệp xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó chính là xác định rõ mục tiêu và cơng
cụ quản lý phù hợp, thể chế phù hợp, cơ chế lợi ích rõ ràng, phối hợp và liên kết
chặt chẽ của nhiều chủ thể có liên quan.
Nghiên cứu của Guangxia (1997) [181] cho rằng, lâm nghiệp xã hội đặt con
người là trọng tâm, người khai thác đồng thời là người sản xuất rừng, người ra
quyết định đến khai thác phải quan tâm phát triển nguồn tài ngun rừng. Cơng
trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá các bài học kinh nghiệm một số nước trên
thế giới và chỉ ra những khó khăn, thách thức đối với phát triển lâm nghiệp xã hội,
trong đó có các định kiến về dân tộc, văn hóa, lịch sử và con người bản địa và đặc
biệt là không hiểu đầy đủ về các mối quan hệ trong cộng đồng.
Để phát triển bền vững, nhân tố con người là rất quan trọng và mang yếu tố quyết
định, dân cư vùng cao, vùng sâu sống phụ thuộc tài nguyên rừng, tài nguyên thực
vật rừng. Nghiên cứu của Yadav và Roy (1997) [254] bàn về sự tham gia của người
dân vào quá trình khai thác và bảo vệ, phát triển lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Tác
giả đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá sự tham gia của người dân: tham gia có tính
chất vận động; tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì mục
tiêu được các hỗ trợ từ bên ngoài, tham gia hỗ trợ, tự huy động và tổ chức thực hiện.
Các nghiên cứu trên đã đề xuất các cách tiếp cận về các đối tượng tham gia vào
quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ, phát triển tài nguyên thực vật rừng phục vụ

phát triển bền vững. Tuy nhiên các tác giả hầu như chỉ tập trung nghiên cứu mối
quan hệ cộng đồng của người dân địa phương tham gia vào quá trình khai thác tài
nguyên thực vật rừng và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Vấn đề đặt ra là
phương thức khai thác như thế nào để vừa phục vụ phát triển kinh tế, gắn với sinh
kế bền vững của người dân địa phương và thương mại hóa, tham gia vào chuỗi giá
trị.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về tổ chức sản xuất, khai thác và phát triển tài nguyên
rừng, tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển bền vững
Các nghiên cứu của Lawrence và cộng sự (2007) [205], World Bank (2009)
[250], Sofia (2003) [237], Sally và cộng sự (2007) [97] cho thấy, tổ chức sản xuất,
khai thác và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên thực vật rừng phục vụ phát triển
bền vững phải gắn với sinh kế, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân, nhất là
15


những người sống phụ thuộc vào rừng nhưng đồng thời giải quyết các vấn đề về
môi trường và gắn trách nhiệm của người dân với việc bảo vệ và phát triển rừng.
Lawrence và cộng sự (2007) [205] cho rằng, vấn đề đất đai cần rõ ràng trong
quản lý bền vững tài nguyên rừng bởi để tránh xung đột và tranh chấp trong việc
khai thác và sử dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho rằng các quy định về
quản lý lõi như lập quy hoạch, cấp phép cũng là vấn đề quan trọng trong phát triển
tài nguyên thực vật rừng.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2009) [250] tập trung phân tích, đánh giá
các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát huy vai trò của rừng đối với q trình
xóa đói giảm nghèo, nhất là cho các đối tượng sống phụ thuộc vào rừng ở các vùng
núi, vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu hướng tới của các chính sách là tối ưu hóa các
chức năng của rừng như cung cấp cảnh quan và lồng ghép rừng ở chính sách vĩ mơ
nhằm cải thiện quản lý rừng, theo dõi các hoạt động khai thác và bảo vệ rừng. Các
chính sách hướng đến khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình, khu vực tư nhân
để phát triển tài nguyên thực vật rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho

các sản phẩm rừng.
Nghiên cứu của Sofia (2003) [237] đã xem xét, so sánh các chính sách và cách
thức tổ chức quản lý rừng giữa Phần Lan (quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển
lâm nghiệp) và Brazil. Nghiên cứu này đã chỉ ra những bài học thành công của Phần
Lan và các yếu tố, điều kiện để thực thi tốt, cải thiện pháp luật, chính sách về quản
lý và bảo vệ lâm nghiệp ở các quốc gia.
Đất đai là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp và đối với bảo vệ và phát
triển tài ngun rừng cũng vậy. Việc lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp góp phần
thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng. Nghiên cứu của Ernesto và Castillo (2005) [170]
tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về diễn biến rừng ở Philippines và tác động
của chính sách có tác dụng bảo vệ, phát triển rừng. Đầu thế kỷ XX, Philippines là
một trong số các quốc gia có diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở mức cao trên
tồn cầu, tuy nhiên, đến cuối thế kỷ, diện tích rừng tự nhiên suy giảm đáng kể, trở
thành điểm nóng về suy giảm đa dạng sinh học mà nguyên nhân chính là khai thác
quá mức, quản trị yếu kém. Trước thực trạng này, từ thập kỷ 1980, Philippines đã
bàn hành chính sách giao đất rừng đi kèm với các chính sách hỗ trợ ổn định sinh kế
dân cư trên cơ sở thay đổi cách tiếp cận: từ “bảo vệ, cấm và phạt” sang “bảo vệ,
tham gia và lợi ích”, đồng thời chuyển các nguồn lực tài nguyên sang các nhóm
cộng đồng, cá nhân quản lý nhằm thúc đẩy sự tham gia của xã hội. Chính sách này
làm cho diện tích đất lâm nghiệp đã được sở hữu bởi các tổ chức, cá nhân. Kết quả

16


×