Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vaccine trong ly nước chè ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.3 KB, 11 trang )




Vaccine trong ly nước
chè


Bảo vệ cơ thể trước các bệnh ung thư, tốt cho xương cốt
và còn nhiều những lợi ích khác đã được các nhà khoa
học khẳng định.
Bảo vệ cơ thể trước các bệnh ung thư

Về thành phần hóa học, tất cả các loại chè (xanh, đỏ và đen)
đều phát huy tác dụng có lợi đối với cơ thể con người. Theo
các nghiên cứu Ung thư Quốc gia Mỹ, lá chè sấy khô chứa
catechin - những hợp chất có khả năng kìm hãm quá trình
nhân bản của tế bào ung thư. Họ cũng phát hiện ra rằng,
chính catechin đã tiêu diệt những thành phần tự do - thủ
phạm gây ra không ít tai họa cho cơ thể, trong đó có tình
trạng già nua. Catechin cũng có khả năng kìm hãm sự phát
triển của những tế bào ung thư đã tồn tại. Điều quan trọng,
hiện tượng này liên quan đến nhiều dạng ung thư khác nhau.

Tháng tư năm 2004, trên tạp chí chuyên ngành "Experimental
Biology" các nhà khoa học Mỹ ở California đã công bố kết
quả những công trình nghiên cứu chứng minh rằng, thường
xuyên uống chè đen hoặc chè xanh có thể kìm hãm sự phát
triển khối u tuyến tiền liệt.

Tháng 12/2005, tạp chí chuyên ngành "Archives of Internal
Medicine" đã giới thiệu công trình nghiên cứu chứng minh


rằng, phụ nữ mỗi ngày uống tối thiểu hai ly nước chè ít bị
nguy cơ ung thư buồng trứng so với đồng lứa của họ không
thích loại nước uống này.

Để tận dụng đầy đủ hoạt chất của catechin, cần phải ủ nóng
chè tối thiểu trong thời gian 5 phút trước khi uống. Khi ấy lá
chè giải phóng được khoảng 80% các hợp chất hữu ích.

và nhồi máu cơ tim

Cuối tháng chín 2009, các nhà kha học Nhật Bản thuộc Đại
học Okayma đã công bố công trình nghiên cứu, theo đó
người cao tuổi thường xuyên uống nước chè xanh có thể
giảm thiểu được tới 75% nguy cơ bệnh tim mạch. Kết quả
công trình nghiên cứu này có thể coi như lời xác nhận tính
trung thực công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hy
Lạp được công bố một năm trước đó trên tạp chí "European
Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation".
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Athen đa phát hiện ra
rằng, chè xanh cải thiện đáng kể chức năng làm sạch tế bào
màng trong niêm mạc mao mạch (sự trục trặc chức năng này
bị coi là một trong nhân tố chính dẫn đên xơ vữa thành
mạch).

Ngay từ năm 2006 các nhà nghiên cứu Nhật Bản (Đại học
Tohoku) đã giới thiệu chứng cứ khoa học khẳng định, chè có
tác dụng kéo dài tuổi thọ. Trên tạp chí "Journal of the
American Medical Association", nhóm nghiên cứu đã công
bố kết quả 11 năm quan sát 40 ngàn công dân Nhật Bản
thuộc lứa tuổi 40-79. Theo đó, so với đối tượng mỗi ngày

uống ít hơn một ly chè xanh, nguy cơ tử vong (chủ yếu vì lý
do các bệnh tim mạch) của những người mỗi ngày uống 5 ly
chè (hoặc nhiều hơn) giảm thiểu tới 16%.

Người ta cho rằng, truyền thống uống nước chè xanh có thể
là sự lý giải hợp lý cho cái gọi là "sự phi lý châu Á", theo đó,
cho dù dân chúng tại các quốc gia thuộc lục địa này hút khá
nhiều thuốc lá, song tỷ lệ tử vong vì các bệnh tim mạch và
ung thư thấp hơn hẳn so với dân chúng Âu - Mỹ.

Tuy nhiên, tất cả nhữg ai uống chè như phương thức bảo vệ
cơ thể trước nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tai biến não cần
phải nhớ một chi tiết: Không nên pha thêm sữa tươi vào nước
chè. Thông tin này có thể làm đau lòng thần dân Vương quốc
Anh - những người vẫn quen dùng sữa tươi như gia vị tuyệt
vời của nước chè. Năm 2007, các nhà khoa học Đức đã công
bố trên tạp chí "European Hearrt Journal" công trình nghiên
cứu chứng minh rằng, những tác dụng tích cực chè đen mang
lại cho hệ tim mạch sẽ bị triệt tiêu nếu chúng ta uống chè
theo kiểu Anh quốc.

Vaccine trong ly nước chè

Nước chè hỗ trợ hệ miễn dịch của chúng ta thông qua hoạt
chất tương tự như vaccine. Đó là giả thiết có cơ sở khoa học,
bởi lẽ những tế bào của lá chè tươi có những tố chất tương tự
như một số vi trùng gây bệnh, một số vi nấm và thậm chí
cả tế bào ung thư.

Cho dù điều đó nghe có vẻ nguy hiểm, song không nên lo sợ,

bởi lẽ đặc điểm chung giữa chúng chỉ là một loại anti-gen,
tức những nguyên tố hóa học nằm trên bề mặt tế bào của
chính chúng ta đều có những dấu hiệu nhận biết như thế. Dựa
trên những dấu hiệu đó "lực lượng bảo vệ đặc biệt" bên trong
cơ thể xác định được bạn và kẻ thù. Trường hợp phát hiện ra
kẻ thù nguy hiểm, lực lượng bảo vệ đó sẽ đánh thức hệ kháng
thể phát động cuộc chiến chống hiểm họa. Điều kỳ của nước
chè ẩn giấu ở chỗ: Nước chè tạo ra loại anti-gen giống hệt
các nguyên tố hóa học đặc trưng nằm trên bề mặt tế bào các
vi khuẩn gây bênh. Vậy nên uống nước chè không khác gì
một dạng tự tiêm chủng. Nhờ nước chè, đội quân miễn dịch
của cơ thể chúng ta có cơ hội học cách nhận biết anti-gen
những kẻ thù đích thực của mình - những vi trùng, virus hay
nấm mốc.

Các nhà sinh học Mỹ thuộc Đại học Harvard đã nghiên cứu
chính xác hiệu ứng này thông qua biện pháp kiểm tra tác
động của nước chè với limfocyty T - bạch cầu đóng vai trò
một trong những thành phần cơ bản của hệ miễn dịch.

Họ đã tiến hành trắc nghiệm đối với một nhóm tình nguyện
viên trong quá khứ không hề có thói quen uống nước chè
cũng như cà phê hàng ngày. Tiếp theo những người tham gia
nghiên cứu được chia thành hai nhóm, trong đó nhóm thứ
nhất trong thời gian một tháng mỗi ngày uống 5 ly nhỏ chè
đen, nhóm thứ hai - 5 ly nhỏ cà phê. Hai tuần sau khi bắt đầu
chương trình thử nghiệm các nhà nghiên cứu quan sát được
sự gia tăng rõ rệt sản xuất những nguyên tố thải loại mầm
bệnh trong cơ thể những người uống chè. Các limfocyt T đã
khởi động hệ đề kháng của cơ thể sẵn sàng chiến đấu. Cùng

thời gian các nhà khoa học không quan sát được phản ứng
cùng dạng ở nhóm người uống cà phê.

Stress, trí nhớ, xương cốt và các phần tử khủng bố

Năm 2006, các nhà khoa học ở Đại học Luân Đôn đã phát
hiện ra chi tiết thú vị về tác dụng của nước chè: Thường
xuyên uống chè đen sẽ phát huy tác dụng giảm stress thường
nhật (thông qua tác động đến các hoóc - môn). Trái lại theo
đồng nghiệp của họ - các nhà khoa học thuộc Đại học
Newcastle, uống chè đen hàng ngày sẽ bảo vệ được não bộ
trước nguy cơ mắc bệnh đãng trí. Năm 2004, trên tạp chí
"Psychoterapy Reasearch" nhóm nghiên cứu (Đại học
Newcastle) do GS Ed Okello chỉ đạo đã công bố kết quả
công trình nghiên cứu khẳng định: Chè xanh và chè đen có
khả năng phong tỏa một số enzym chủ chốt đối với sự phát
triển bệnh đãng trí ở người cao tuổi và những vấn đề liên
quan đến trí nhớ.

Nước chè còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các bệnh tiểu
đường, quáng gà, đau dạ dày mãn tính; tác động tích cực đối
với răng và lợi (nướu). Ngoài ra, nước chè còn làm gia tăng
mật độ xương, cùng lúc bảo vệ xương cốt trước nguy cơ chấn
thương và dễ gãy.

Tuy nhiên, chính các nhà khoa học thuộc Đại học Cardiff (xứ
Wales) và Đại học bang Maryland (Mỹ) đã đưa những thông
tin bất ngời nhất về lợi ích của nước chè. Theo họ nước chè
có thể đóng vai trò "phòng tuyến tự vệ cuối cùng" trong
trường hợp bị các phần tử khủng bố sinh học tấn công. Tháng

ba năm 2008, trên tạp chí chuyên ngành "Microbiologist",
các nhà khoa học trên đã mô tả thí nghiệm của họ, theo đó hệ
miễn dịch trong cơ thể người thường xuyên uống đen hoàn
toàn có thể loại bỏ vi trùng họ Bacillus anthracis - thủ phạm
gây bệnh than.

Không chỉ tác dụng bên trong

Chè cũng tỏ ra có hiệu quả không chỉ như một nước uống
giải khát, mà còn như miếng gạc băng bó vết thương. Tháng
11/2006, các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học California ở
Los Angeles đã phát hiện ra rằng, tinh dầu chiết xuất từ chè
xanh và chè đen (loại thứ nhất hiệu quả hơn) có thể đẩy
nhanh thời gian mau lành vết thương trên da ở những bệnh
nhân bị bỏng vì chiếu xạ trong quá trình điều trị ung thư.

Bằng chứng tiếp theo về tác dụng tích cực của tinh dầu chè
với làn da xuất hiện tháng chín năm nay. Trên tạp chí mỹ
phẩm "Crystal Growth & Design", các nhà khoa học Đức đã
đưa ra sáng kiến sử dụng lá chè như sự lựa chọn thay thế cho
botoks (hợp chất hóa học đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ
tiêu cực) hiện đã quá nổi tiếng trong ngành công nghiệp phẫu
thuật thẩm mỹ thế giới. Theo phương án này, việc kết hợp
tinh dầu chiết xuất từ lá chè xanh với ánh sáng do các đèn
đặc biệt phát ra sẽ có hiệu quả xóa bỏ vết nhăn không hề thua
kém kỹ thuật tiêm chích botoks.

×