Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 82 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG VAN CƠNG NGHIỆP 1
NGHỀ: SỬA CHỬA THIẾT BỊ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành theo Quyết định số 212/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 03 năm 2022 của Trường Cao
đẳng Dầu khí)

Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 2/82


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “ Sửa Chữa, bảo dưỡng van cơng nghiệp 1” được biên soạn nhằm mục
đích giúp các sinh viên chuyên ngành cơ khí của trường “ Cao Đẳng Dầu Khí ” tài liệu
để học và nghiên cứu. Chúng tôi vận dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để biên soạn
giáo trình, cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường. Về nội dung giáo trình được
chia làm 7 bài gồm:
Bài 1: Bảo dưỡng sửa chữa van cổng


Bài 2: Bảo dưỡng sửa chữa van cầu
Bài 3: Bảo dưỡng sửa chữa van bướm
Bài 4: Bảo dưỡng sửa chữa van nút
Bài 5: Bảo dưỡng sửa chữa van bi
Bài 6: Bảo dưỡng sửa chữa van một chiều
Bài 7: Bảo dưỡng sửa chữa van màng
Giáo trình này chỉ viết cho đối tượng người học nghề có “Trình độ Trung cấp”.
Các hình ảnh trong giáo trình được chúng tơi lấy thực tế từ các tài liệu, các nhà thầu
đang tham gia bảo dưỡng sửa chữa thiết bị trong lĩnh vực dầu khí, thuộc Tập đồn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, các đồng nghiệp đang công tác
tại các đơn vị thành viên của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đóng góp ý kiến,
giúp chúng tơi hồn thiện giáo trình này. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn khơng thể
tránh những thiếu sót nhất định. Chúng tơi hân hoan đón nhận sự góp ý của các độc giả.
Xin chân thành cảm ơn !
Bà rịa Vũng Tàu, ngày 01.tháng 03 năm 2022
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên ThS: Lê Anh Dũng
2. ThS. Trần Kim Khánh
3. ThS. Đỗ Văn Thọ

Trang 3/82


MỤC LỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 3
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... 5
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN ............................................................................................................ 6

BÀI 1: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN CỔNG ................................................................. 13
BÀI 2: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN CẦU .................................................................... 27
BÀI 3: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN BƯỚM ................................................................ 39
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN NÚT .................................................................... 48
BÀI 5: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN BI......................................................................... 58
BÀI 6: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN MỘT CHIỀU....................................................... 68
BÀI 7: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN MÀNG ................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 82

Trang 4/82


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 6. 1. Loại lắp cho đường ống thẳng đứng ........................................................................ 70
Hình 6. 2. Van một chiều kiểu bi lắp theo phương thẳng đứng................................................ 70
Hình 6. 3. Cấu tạo của van một chiều loại đĩa (check swing) .................................................. 71
Hình 6. 4. Sửa vòng làm kín trong thân van một chiều ............................................................ 73
Hình 7.1. Trạng thái làm việc của van màng ............................................................................ 77
Hình 7. 2. Cấu tạo của van màng .............................................................................................. 78
Hình 7. 3. Thay màng van ........................................................................................................ 80

Trang 5/82


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
1. Tên mơ đun: Sửa chữa, bảo dưỡng van công nghiệp 1.
2. Mã mô đun: MECM55106
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa của mơ đun:
3.1. Vị trí: Giáo trình “ Sửa chữa, bảo dưỡng van cơng nghiệp 1 ” là mơ đun chun
ngành của trình độ cao đẳng nghề Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí.

3.2. Tính chất: Giáo trình trang bị cho người học những kiến thức về cấu tạo, nguyên
lý hoạt động và rèn luyện kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng một số van cơng nghiệp.
3.3. Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Được giảng dạy ngay sau khi học xong các môn
cơ sở. Giúp cho học viên tiếp thu nhanh nhất, tập ren luyện các kỹ năng về tay nghề .
4. Mục tiêu của môn học/mô đun:
4.1. Về kiến thức:
A1. Nắm vững cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại van.
A2. Sửa chữa được các dạng hư hỏng của các loại van trong ngành khai thác và chế
biến dầu khí.
4.2. Về kỹ năng:
B1. Tháo, lắp được các loại van, Nắm vững các phương pháp kiểm tra tình trạng hoạt
động của từng thiết bị. Biết cách tháo, lắp các chi tiết của thiết bị.
B2. Biết cách kiểm tra các chi tiết trên một thiết bị. Đưa ra được phương pháp sửa
chữa tối ưu nhất.
4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1. Rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong cơng việc.
C2. Có tính kỷ luật lao động cao, ý thức chấp hành các nội qui về an toàn lao động
5. Nội dung của mơ đun:
5.1. Chương trình khung

Mã MH/MĐ

I
COMP52001

Tên mơn học, mơ đun

Các mơn học
chung/đại cương
Giáo dục chính trị


Số
tín
chỉ

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thí nghiệm/
thảo luận

Kiểm tra
LT

TH

14

285

117

153


8

7

2

30

15

13

0

2

Trang 6/82


Mã MH/MĐ

COMP51003
COMP51007
COMP52009
COMP52005
FORL54002
SAEN52001
II
II.1
ELEI53055

MECM55025
PETR52001
MECM53001
MECM53002
MECM52003
II.2
MECM53104
MECM54105
MECM55106
MECM53107
MECW53161
MECM53108
MECM54109
MECM54210

Tên môn học, mô đun

Pháp luật
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
và An ninh
Tin học cơ bản
Tiếng anh
An toàn vệ sinh lao
động
Các môn học, mô đun
chuyên môn ngành,
nghề
Môn học, mơ đun cơ
sở

Điện kỹ thuật cơ bản
Hình học hoạ hình
Hóa đại cương
Dung sai
Vật liệu cơ khí
Vẽ kỹ thuật 1
Mơn học, mô đun
chuyên môn ngành,
nghề
Gia công nguội cơ bản
Gia công cắt gọt kim
loại 1
Sửa chữa - Bảo dưỡng
van công nghiệp 1
Sửa chữa - Bảo dưỡng
bơm 1
Kỹ thuật hàn cơ bản
Sửa chữa - Bảo dưỡng
máy nén khí
Sửa chữa - Bảo dưỡng
động cơ đốt trong
Thực tập sản xuất
Tổng cộng

Số
tín
chỉ

Thời gian học tập (giờ)
Trong đó

Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thí nghiệm/
thảo luận

Kiểm tra
LT

TH

1
1

15
30

9
4

5
24

1

2


45

21

21

1

2

2
4

45
90

15
30

29
56

4

1
0

2


30

23

5

2

0

47

1200

282

871

19

28

18

330

190

122


14

4

3
5
2
3
3
2

45
120
30
45
45
45

36
28
28
42
42
14

6
87
0
0
0

29

3
2
2
3
3
1

0
3
0
0
0
1

29

870

92

749

5

24

3


75

14

58

1

2

4

120

6

110

0

4

5

120

28

87


2

3

3

90

5

82

0

3

3

75

14

58

1

2

3


90

5

82

0

3

4

120

6

110

0

4

4

180

14

162


1

3

61

1485

399

1024

27

35

2

Trang 7/82


5.2. Chương Trình chi tiết mơ đun
Thời gian (giờ)
Số TT

1

Nội dung tổng quát

Bài 1: Bảo dưỡng, sửa chữa

Van cổng

Thực
hành, thí Kiểm tra
Tổng

nghiệm,
số
thuyết
thảo luận,
LT TH
bài tập
30

6

24

1.1

Giới thiệu van cởng.

2

4

1.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van cổng


4

20

5

25

2

Bài 2: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van cầu

30

2.1

Giới thiệu van cầu

1

5

2.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van cầu

4


20

3

25

3

Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van bướm

28

3.1

Giới thiệu van bướm

1

5

3.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van bướm

2

20


3

19

4

Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van nút

22

4.1

Giới thiệu van nút

1

3

4.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van nút

2

16

5


25

5

Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van bi

30

5.1

Giới thiệu van bi

1

5

5.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van bi

4

20

3

16


6

Bài 6: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van một chiều

19

1

1

1
1

Trang 8/82


Giới thiệu van một chiều

6.1

Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa

6.2

van một chiều
Bài 7: Bảo dưỡng, sửa chữa
Van màng


7

13

1

4

2

12

2

11

1

7.1

Giới thiệu van màng

1

3

7.2

Quy trình bảo dưỡng, sửa
chữa van màng


1

6

1

1

28

145

2

5

Cộng

8

180

6. Điều kiện thực hiện mơ đun:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, mơ hình học tập,
6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về cơng tác xây dựng phương án
gia cơng, sản xuất tại xí nghiệp.
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:

7.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơ đun như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số
09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng dầu khí như
sau:
Trang 9/82


Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học


60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương

Phương

pháp đánh

pháp

giá

tổ chức

Thường
xun

Viết/
Thuyết
trình/Câu hỏi
Viết/

Định kỳ

Kết thúc mơn
học

Hình thức


Chuẩn đầu ra

Số

kiểm tra

đánh giá

cột

Tự luận/
Trắc nghiệm/
Báo cáo/trả
lời câu hỏi
Trắc nghiệm/

trình/Trắc

Báo cáo/Thực

nghiệm

hành

trình/Trắc
nghiệm

B1, B2, B3,

1


C1, C2

điểm
kiểm tra
Sau 15
giờ.

Tự luận/

Thuyết

Viết/thuyết

A1, A2, A3,

Thời

Tự luận và
trắc
nghiệm/Thực
hành

A4, B4, C3

1

Sau 45
giờ


A1, A2, A3, A4,
A5,
B1, B2, B3, B4,
B5,

1

Sau 120
giờ

C1, C2, C3,

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ
số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy
định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.
8. Hướng dẫn thực hiện mô đun
Trang 10/82


8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng, trung cấp nghề sửa chữa thiết
bị chế biến dầu khí.
8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mơ đun
8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu
vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.

* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong nhóm
tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày
nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu)
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số
tiết lý thuyết phải học lại mơn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 4-6 người học sẽ được cung cấp chủ đề
thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1
hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hồn thiện
tốt nhất tồn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc mô đun.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu việt nam:
TCVN 7915-1 : 2009 (ISO 4126-1 : 2004)

Tài liệu nước ngoài:
1. API Specification 6D - Twenty First Edition, March 1994 - American
Petroleum Institute
2. API Specification 6A - Nineteenth Edition, July 2004 - American Petroleum
Trang 11/82


Institute
3. API Standar 598 , Valve Inspection and Testing, 7 th Edition, October 1996

American Petroleum Institute
4. ASME B16.34 -1996 – USA.
API Standard 527 Third Edition, July 1991- American Petroleum Institute

Trang 12/82


BÀI 1: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VAN CỔNG


GIỚI THIỆU VAN CỔNG
Van cởng (Gate valve) là van xả, đóng mở bằng cách nâng hạ đĩa có dạng hình

tròn, hình chữ nhật, hình nêm ra khỏi đường đi của chất lỏng .
Tính năng khác biệt của van cổng là các bề mặt làm kín giữa đĩa van và thân van
là mặt phẳng, van cổng thường sử dụng cho một dòng chảy thẳng.
Đĩa van có dạng nêm hoặc song song, sử dụng chủ yếu để đóng mở dòng lưu chất,
ít được sử dụng để điều tiết dòng chảy trừ khi van được thiết kế đặc biệt.
❖ MỤC TIÊU BÀI 1
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
-

Trình bày được cấu tạo, phân loại, nguyên lý làm việc, ứng dụng của van cổng.

-

Nêu được nguyên nhân hư hỏng thường xảy ra và đưa ra biện pháp sửa chữa.
➢ Về kỹ năng:


-

Tháo, lắp được van cổng theo đúng quy trình.

-

Sửa được các chi tiết bị khuyết tật, hỏng.

-

Vận hành được máy để kiểm tra thử kín van.
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

-

Ý thức và trách nhiêm với bản thân, các động nghiệp trong tở chức.

-

Có tinh thần học hỏi, làm việc nhóm, khơng ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp

-

Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
-

Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và

bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).

-

Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước b̉i học; hồn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc
nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
-

Phòng học chun mơn hóa/nhà xưởng: có

-

Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

Trang 13/82


Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơ đun, giáo trình, tài liệu tham

-

khảo, giáo án, video, và các tài liệu liên quan.
Các điều kiện khác: Khơng có

-

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 bài kiểm tra định kỳ
NỘI DUNG BÀI 1
1.1

GIỚI THIỆU VAN CỔNG
Van cổng (Gate valve) là van xả, đóng mở bằng cách nâng hạ đĩa có dạng hình

tròn, hình chữ nhật, hình nêm ra khỏi đường đi của chất lỏng. Tính năng khác biệt của
van cởng là các bề mặt làm kín giữa đĩa van và thân van là mặt phẳng, van cổng thường
sử dụng cho một dòng chảy thẳng. Đĩa van có dạng nêm hoặc song song, sử dụng chủ
yếu để đóng mở dòng lưu chất, ít được sử dụng để điều tiết dòng chảy trừ khi van được
thiết kế đặc biệt .
1.1.1 Ngun lý làm việc
Van cởng có các loại điều khiển bằng tay, bằng motor điện. Nhưng nói chung

đều làm cho cổng van chuyển động đi lên hoặc đi xuống làm nhiệm vụ kéo cởng van
dịch chuyển sinh ra q trình đóng mở van.
Van cởng điều khiển q trình đóng mở bằng tay. Khi ta xoay tay quay, theo
ngược chiều kim đồng hồ thì trục van chuyển động đi lên nếu trục van khơng chuyển
động đi lên thì cởng van chuyển động đi lên làm cho quá trình mở van diễn ra. Khi ta
Trang 14/82


xoay theo chiều ngược lại tức cùng chiều kim đồng hồ thì làm cho trục van chuyển động
đi xuống làm cho q trình đóng van diễn ra.
Đối với van cởng khi mở van có áp suất cao thì người vận hạnh phải tiến hành làm
giảm áp xuất ở hai mặt bên của cổng (phần tử điều khiển). ứng dụng đường cân bằng,
để tiến hành đóng mở dễ dàng khi thân van đang chịu áp lực của dịng chảy thì ta phải
tiến hành mở van ở đường cân bằng sau một thời gian ta tiến hành mở van. Van cổng
làm việc ở các chế độ sau:
+ Đóng van hồn tồn
+ Mở van hồn tồn
1.1.2 Cấu tạo van cổng

Hình 1. 1 - Van cởng
Trong đó:
1. Trục ghi nhận góc độ đóng mở - 2. Nắp chụp trục - 3. Tay quay - 4. Đai ốc dẫn hướng
5. Ống lót định vị đai ốc làm kín - 6. Trục van - 7. Bulon và đai ốc hộp làm kín
8. Vật liệu làm kín trục - 9. Van giảm áp - 10. Nắp van - 11. Bulông và đai ốc nắp van12.
Cổng van -13. Vịng làm kín trong thân van- 14. Thân van - 15. Đế van
a. Ti ghi nhận góc độ đóng mở

Trang 15/82



Trong quá trình làm việc trục van di chuyển lên xuống để kéo cởng van chuyển
động theo, trong q trình chuyển động đó trục van truyền chuyển động lên xuống cho
ti ghi nhận nhằm mục đích cho người vận hành dễ dàng quan sát được góc độ đóng mở
hiện hành của van
b. Bộ phận điều khiển cổng van (tay quay)
Van cởng có các loại điều khiển bằng tay, bằng motor điện. Nhưng nói chung đều
làm cho cởng van chuyển động đi lên hoặc đi xuống làm nhiệm vụ kéo cổng van dịch
chuyển sinh ra q trình đóng mở van.
Tay quay được gắn với đầu trên của trục van, tùy theo yêu cầu và công dụng của
từng loại van cổng mà tay quay có thể gắn liền (cố định với trục van hoặc tay quay ăn
khớp với trục van thông qua mối ghép ren).
Nếu tay quay gắn liền với trục van loại van này khi quay tay quay điều khiển quá
trình đóng mở van thì trục van và tay quay quay cùng vận tốc tạo thành một hệ vừa
chuyển động quay tròn vừa chuyển động tịnh tiến. Khi trục gây nên chuyển động tịnh
tiến thì làm cho cởng van chuyển động đi lên và chuyển động đi xuống thực hiện quá
trình đóng mở van.
Nếu tay quay khơng gắn cố định vào trục van thì tay quay này có ren ăn khớp với
ống lót được định vị trên nắp van. Bên trong ống lót có ren , ren này sẽ ăn khớp với ren
của trục van.

Hình 1. 2 - Tay quay điều khiển trục van
c. Trục van
Trục van làm nhiệm vụ kết nối giữa tay quay và cổng van, nhiệm vụ truyền chuyển
động từ tay quay đến cổng van (phần tử điều khiển dòng chảy).
Trang 16/82


Trục van có các loại:
- Đầu gắn với tay quay có ren còn đầu dưới được ghép với cởng van thơng qua mối
ghép then.

- Cả hai đầu đều có ren ăn khớp, đầu trên ăn khớp với trục đầu dưới ăn khớp cởng
van.
Trục van có các dạng hưng hỏng thường xảy ra:
Do tác dụng của dòng chảy làm cho trục van bị cong vênh, khi bị cong vênh trục
van tác động vào vật liệu làm kín khơng đều làm cho qúa trình rỏ rỉ xảy ra.
+ Bề mặt của trục van bị trầy, xước làm cho q trình rị rỉ dễ dàng xảy ra.
+ Để kiểm tra độ cong vênh của trục van ta sử dụng đồng hồ xo, bàn rà.
d. Thân van
Thân van được kết nối với đường ống trong thân van có chứa các phần của van.
+ Cởng van là phần tử dùng để điều khiển dòng chảy nó có thể chuyển động lên
xuống trong thân van để thực hiện q trình đóng mở van.
+ Trong thân van cịn chứa các vịng đệm làm kín (seats ring) vòng đệm này có
tác dụng làm kín khi cởng van thực hiện q trình đóng van hồn tồn.
Thân van là phần tử lớn nhất trong tất cả chi tiết của van và nó là một chi tiết kết
nối với đường ống và các chi tiết trên một van.

( Thân van

Hình 1. 3 – Thân van cổng
e. Nắp van

Trang 17/82


Nắp van là một phần tử có trong một van cổng. Nắp van làm nhiệm vụ định vị
cho trục van chuyển động đi lên hoặc đi xuống do trục chuyển động đi lên hoặc đi xuống
do vậy giữa trục van và nắp chụp van phải có một mối ghép lỏng .
Chính mối ghép lỏng này làm cho trục van và nắp chụp van sinh ra sự rò rỉ do vậy
giữa nắp van và trục van phải có vòng đệm làm kín chống sự rị rỉ.


Hình 1. 4 - Nắp van cởng
f. Vịng làm kín
Điểm thứ nhất giữa thân van và cởng van điểm này khơng cho q trình rị rỉ khi
van thực hiện q trình đóng hồn tồn (seat ring) vịng này chỉ có tác dụng làm kín khi
van thực hiện q trình đóng hồn tồn.

Hình 1. 5 - Vịng làm kín (Seat ring)
Điểm thứ hai là giữa trục van và nắp chụp van vì trục van và nắp van là một mối
ghép lỏng ln ln sinh ra sự rị rỉ do vậy phải dùng đệm làm kín (Packing)

Trang 18/82


Khi vịng làm kín bị mài mịn thì sinh ra rị rỉ ta phải tiến hành thay mới. Có một
số vịng làm kín buộc phải thay thế khi tiến hành tháo lắp van.

Hình 1.6 - Vòng làm kín (Packing)
Điểm thứ 3 Cũng giữa trục và nắp van - (vòng Back seat)
Nắp van

Trục van

Hình 1. 7 – Vòng làm kín (back seat)
g. Cởng van
Cởng của van cởng có nhiều loại nhưng chia nó làm 2 loại chính là cởng liền và
cởng rời.
+ Cởng liền: nó là một tấm kim loại thường có dạng hình chữ nhật hoặc nêm,
hình dáng theo cấu tạo của từng loại.

Hình 1. 8 - Các loại cởng van

Trang 19/82


+ Cổng rời: loại này được chế tạo gồm nhiều phần ghép lại với nhau. Ưu điểm của
loại này khi tiến hành đóng cởng van thì các đĩa này tự động ép chặt vào thân van làm
cho q trình rị rỉ giảm đi.

Hình 1. 9 - Cởng rời dạng đĩa song song
h. Nắp hộp làm kín
Ngồi ra mỗi van cởng có một hộp làm kín được gắn trên đầu của nắp chụp van,
trong hộp làm kín có chứa các vòng đệm làm kín. Chức năng của hộp làm kín khơng
cho sự rò rỉ xảy ra giữa trục và nắp van trong quá trình làm việc. Nếu sau một thời gian
làm việc vật liệu làm kín bị mài mịn (vật liệu này thường làm bằng các sợi dây Amian)
thì cần phải thay mới.

Hình 1. 10 - Hộp làm kín trên van cởng
Van cởng hoạt động ở hai chế độ đóng hoặc mở hồn tồn nếu van cởng được ứng
dụng cho chế độ mở tiết lưu thì sự mài mòn khơng điều sẽ gây nên trên cổng của van
làm cho bề mặt cởng van bị mài mịn do vậy khi ta tiến hành đóng hồn tồn thì van này
khơng thực hiện được vì sự mài mịn này làm cho van bị rị rỉ khi tiến hành đóng hồn

Trang 20/82


tồn. Do vậy van cởng thường khơng sử dụng cho cho vị trí mở tiết lưu (mở khơng hồn
tồn).
1.1.3 Phân loại van cổng
a. Theo cấu tạo của van.
+ Van cổng ty nởi
+ Van cởng ty chìm

+ Van cởng dao
b. Theo vật liệu chế tạo
+ Van cổng gang
+ Van cổng inox
+ Van cổng thép
+ Van cổng đồng
c. Phân loại theo phương thức điều khiển
+ Vận hành bằng tay quay vô lăng
+ Vận hành bằng động cơ điện
+ Vận hành bằng truyền động khí nén
d. Phân loại theo kiểu kết nới
+ Van cổng lắp ren
+ Van cổng lắp hàn
+ Van cổng lắp bích
+ Van cởng đồng
1.1.4 Ứng dụng van cổng
-

Trong lĩnh vực dầu khí
Ngành cơng nghiệp dầu khí là một tập hợp con của thể loại đường ống. Do nhu

cầu cao về dầu khí, các giếng sâu, đường ống dài và chi phí sản xuất thấp hơn đã trở nên
cần thiết. Cùng với nhu cầu về một van rẻ tiền, thiết bị cũng phải cứng hơn, tồn tại lâu
hơn và hoạt động tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp.
Môi trường dịch vụ van và điều kiện vận hành thường rất khắc nghiệt với nhiệt độ
cao (lớn hơn 1.5000F) và áp suất cao (lớn hơn 25.000 psig) hoặc các ứng dụng áp suất
Trang 21/82


lạnh và áp suất rất thấp. Một tính năng quan trọng khác đối với các van được sử dụng

trong ngành dầu khí là khả năng điều khiển từ xa.
-

Trong lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát
Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là một ngành công nghiệp lớn và đang

phát triển rất mạnh. Van được sử dụng trong ngành công nghiệp này phải tuân theo các
quy định khắt khe về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đối với các van tiếp xúc trực tiếp
với thành phẩm, các quy định (do các tổ chức như FDA ban hành) yêu cầu van phải đủ
mịn để tránh tích tụ các vật chất cũng như vi khuẩn. Van trong ngành công nghiệp thực
phẩm và đồ uống không phải đối mặt với áp lực cao hoặc vật liệu ăn mòn cao có mặt
trong các ngành cơng nghiệp khác.
-

Trong lĩnh vực tàu biển
Van đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hàng hải. Khi tàu trở

nên lớn hơn và được sử dụng thường xuyên hơn, chúng đòi hỏi khả năng tạo ra năng
lượng, xử lý và quản lý nước thải và kiểm soát HVAC, cũng như thực hiện các nhiệm
vụ cần thiết của chúng. Kích thước và ứng dụng của tàu sẽ xác định các loại và số lượng
van khác nhau trên tàu.
Các van được sử dụng để điều chỉnh việc tải và lưu trữ nguồn cung cấp năng lượng
của tàu, cung cấp nước cho khả năng chữa cháy, xử lý và xử lý nước thải và lưu trữ bất
kỳ hàng hóa lỏng nào, trong số nhiều ứng dụng khác. Bất kỳ van nào xử lý nước biển
phải bền, và tất cả các van biển phải đáng tin cậy do thiếu tài nguyên một khi ra biển
1.2 QUY TRÌNH SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG VAN CỔNG
-

Tiếp nhận van


-

Thử kín van (thử kín các vị trí làm kín trong van)

-

Sửa chữa các chi tiết bị hỏng sau khi thử kín

-

Bàn giao van

1.2.1
-

Các nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa
Đĩa van sau thời gian làm việc mài mòn không điều. Hướng khắc phục mài lại bề
mặt đĩa van.

-

Các vòng làm kín bị biến dạng gây rò rỉ. Hướng khắc phục thay mới

Trang 22/82


-

Trục van bị cong vênh, trầy xước, gãy ren. Hướng khắc phục nắn lại, gia cơng,
nặng hơn có thể thay mới.


1.2.2

Tháo/ lắp van cổng
Áp dụng cho Van cổng (Size 2 -1/16 inches, class 5000 -RTJ)

a. Chuẩn bị
- Các biên bản đánh giá hiện trạng thiết bị trước khi tháo - Mở cổng van 50%.
- Liệt kê các thiết bị, dụng cụ, đồ gá (chi tiết) sử dụng trong khi tháo.
- Các loại dầu, mỡ bôi trơn, giẻ lau
- Định vị, kẹp chặt thiết bị lên bàn gá đảm bảo vững chắc.
- Vệ sinh van sạch sẽ, vạch dấu các vị trí (nếu cần thiết) cho van.
b. Các bước tháo
TT các
bước
Bước 1

Nội dung thực hiện
Tháo vú mỡ bôi trơn, xả
áp, xả cặn

Yêu cầu kĩ thuật

Tránh làm hỏng ren, trờn giác

Thiết bị,
dụng cụ
Cờ lê
Cờ lê – mỏ lết


Bước 2

Tháo nắp chụp trục

Tránh làm hỏng ren, trờn giác

Bước 3

Tháo tay quay.

Tránh cong vênh

Cờ lê

Bước 4

Nắp định vị ống lót

Nạy đều xung quanh

Tu vít +, -

Bước 5

ống lót định hướng trục

Tránh hỏng ren

Cờ lê xích


Bước 6

Các vòng bi

Nạy đều xung quanh

Tu vít +, -

Bước 7

Nắp hộp làm kín

Tránh cong vênh

Tu vít +, -

Bước 8

Nắp van

Tránh va chạm với trục

Bước 9

Trục van

Cẩn thận tránh hư ren , trầy xước

Bước 10


Cổng van

Tránh trầy xước

Bước 11

Bạc hãm

Nạy đều xung quanh

răng

Tu vít +, -

Trang 23/82


Bước 12

Vòng Packing

Tránh hỏng trục

Bước 13

Vòng chia dầu

Tránh trầy xước, cong vênh

Bước 14


Vòng Oring - gasket

Tránh đứt, gãy

Bước 15

Vòng Seatring

Tránh cong vênh

Bước 16

Các bulông - Thân van

Tránh làm hỏng ren, trờn giác

Dụng cụ
chuyên dụng
Búa cao su
Dụng cụ
chuyên dụng
Dụng cụ
chuyên dụng
Cờ lê

- Chú ý: Qui trình lắp được tiến hành ngược lại, cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Các chi tiết phải đảm bảo đã khắc phục sau khi sửa chữa.
- Vệ sinh sạch các chi tiết trước khi lắp.
- Bôi trơn các chi tiết lắp ghép cần thiết.

- Lực siết các mối ghép phải đảm bảo.
- Công tác cẩu, kéo phải tuyệt đối thận trọng tránh mất an toàn cho người và thiết bị.
- Lắp xong phải vận hành thử để kiểm tra sự chuyển động , ăn khớp của chi tiết.
- Vệ sinh công nghiệp.
- Bàn giao thiết bị cho bên có liên quan.
1.2.3 Thay vịng làm kín giữa nắp và trục.
Trình tự thực hiện theo các hình bên dưới:

Hình 1. 11 - Lấy vòng làm kín (packing) cũ khỏi nắp van

Trang 24/82


Hình 1. 12 - Chọn và thay vòng làm kín (packing) mới
1.2.4 Sửa chữa vịng làm kín (seat ring) trong thân
- Khuyết tật sửa chữa bằng phương pháp mài.
- Yêu cầu bề mặt sau khi mài đạt được.
Kích thước hạt mài P500

Rz = 0,5µm

Ra= 0,12 µm

Mật độ hạt mài P1200

Rz = 0,16µm

Ra= 0,03 µm

- Trình tự thực hiện như hình dưới.


Hình 1. 13 - Sửa vòng làm kín (seatring) bằng máy chuyên dụng
1.2.5 Sửa chữa cổng van (Disc)
- Tùy theo khuyết tật của seat mà chọn phương pháp khắc phục. Trường hợp seat bị
mòn nhiều ta phải hàn đắp lại trước khi mài.
- Phương pháp mài chỉ sử dụng cho đĩa bằng vật liệu kim loại, ngoài ra phải thay thế
- Yêu cầu bề mặt đạt được sau khi mài:
Kích thước hạt mài P500

Rz = 0,5µm

Ra= 0,12 µm

Mật độ hạt mài P1200

Rz = 0,16µm

Ra= 0,03 µm

- Trình tự thực hiện như hình dưới.

Trang 25/82


×