Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tiểu luận:Kế hoạch marketing sản phẩm trà Oolong của công ty TNHH Trà – Cà phê Tâm Châu tại thị trường TP HCM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 46 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn: Quản trị Marketing
Đề tài:

 GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng
 Nhóm thực hiện: Non-Stop
 Mã học phần: 210703001
TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

ii


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn: Quản tri Marketing
Đề tài:
















Danh sách nhóm:
 Trần Quốc Huy - 08093911
 Lương Kim Khôi – 08097401
 Lê Đình Kiên - 08111321
 Nguyễn Nữ Thùy Ly - 08092691
 Trịnh Hoàng Mai – 08098061
 Trần Bảo Ngọc - 08095701
 Phạm Thị Thùy Nhung – 08089361
 Dương Hoài Phong - 08105211
 Nguyễn Thanh Tuấn - 08110011
TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

iii




LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn:
BGH trường ĐH Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
cung cấp cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập của chúng
em.
Thư viện trường đã cung cấp tài liệu cần thiết cho nhóm
thực hiện bài tiểu luận.
Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho chúng em
học môn Quản trị Marketing.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Phi
Hoàng, phụ trách giảng dạy bộ môn Quản trị Marketing đã giúp

chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Vì thời gian có hạn nên
chắc chắn trong quá trình làm không thể tránh sai sót, mong Thầy
thông cảm cũng như đóng góp ý kiến để giúp cho bài tiểu luận
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm Non-Stop


Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

1

MỤC LỤC


MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1. Tóm tắt nội dung 4
2. Giới thiệu công ty 5
3. Phân tích tình huống 7
3.1. Phân tích cạnh tranh 7
3.2. Phân tích môi trường vĩ mô 8
4. Phân tích cơ hội: 11
4.1. Strengths (S): Điểm mạnh 11
4.2. Weaks (W): Điểm yếu 12
4.3. Opportunities (O): Cơ hội 13
4.4. Threats (T): Thách thức 13
5. Nghiên cứu, đánh giá thị trường: 14
5.1. Nhu cầu sử dụng trà: 14

5.2. Đánh giá thương hiệu: 15
5.3. Phong cách, đặc điểm tiêu dùng 17
6. Mục tiêu 19
6.1. Mục tiêu marketing 19
6.2. Mục tiêu tài chính 20
7. Chiến lược Marketing 21
7.1. Chiến lược khác biệt hóa 21
7.2. Thị trường mục tiêu 22
7.3. Định vị 23
8. Chương trình hành động 24
8.1. Chiến lược sản phẩm 24
8.2. Chiến lược giá 25
8.3. Chiến lược phân phối 26
8.4. Chiến lược xúc tiến 27
8.4.1. Các chương trình marketing tại siêu thị: 27
8.4.2. Chương trình Promotion qua kênh du lịch-lữ hành 30
8.4.3. Chiến lược xây dựng quán trà đặc quyền. 36
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

2

9. Dự toán lỗ lãi 40
10. Kiểm tra 40
10.1. Kiểm tra kế hoạch: 41
10.2. Theo dõi sự thõa mãn của khách hàng; 41
10.3. Kiểm tra tính chiến lược: 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43



Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

3


. PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, Marketing đã chiếm một vị trí rất quan trọng và trở thành một bộ
chiến lược không thể thiếu ở các Doanh Nghiệp trên toàn thế giới. Marketing đã được
các doanh nghiệp trên thế giới biết đến và áp dụng rộng rãi từ nhiều năm tuy nhiên
khái niệm này chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam và kiến thức cũng như việc áp dụng
marketing còn nhỏ lẻ, chưa hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng.
Bên cạnh đó, khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho
Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển và cũng không ít những khó khăn nhất là
trong vấn đề cạnh tranh. Ngày càng nhiều doanh nghiệp liên doanh cũng như những
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, quản
lý hiệu quả… “nhảy” vào thị trường Việt Nam đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt hơn. Nếu không có những chiến lược hợp lý thì các doanh nghiệp Việt
Nam có thể mất “miếng mồi béo bở ngay trên sân nhà”. Chính vì thế nên marketing
ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong việc giúp các doanh
nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường.
Không nằm ngoài guồng quay đó, công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Trà- Cà phê
Tâm Châu đã phát triển rất mạnh mẽ trên thị trường Tây Nguyên. Bất cứ người dân
Bảo Lộc nào khi nhắc đến trà đều nhớ đến Oolong Tâm Châu- một thương hiệu trà
cao cấp nổi tiếng với quy trình khép khín, hiện đại. Sản phẩm trà Oolong Tâm Châu
đã rất thành công trên thị trường Tây Nguyên tuy nhiên tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh mặc dù đã có mặt trong nhiều siêu thị, với 2 showroom lớn nhưng cái tên
Oolong Tâm Châu vẫn còn khá xa lạ với đa số người dân ở Thành Phố mang tên Bác
này. Không những thế, có một bộ phận khách hàng muốn tìm một nơi thưởng thức trà
theo phong cách truyền thống Việt Nam thì những phòng trà lại chưa đáp ứng được

điều đó. Nhận thấy được vấn đề nên nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Kế hoạch
marketing sản phẩm trà Oolong của công ty TNHH Trà – Cà phê Tâm Châu tại thị
trường TP HCM”.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

4

NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung
Với tiêu chí sức khỏe người tiêu dùng là hàng đầu, công ty Tâm Châu đã không
ngừng đầu tư kĩ thuật từ việc chọn giống cây trồng, chăm sóc đến chế biến thành phẩm
theo một quy trình công nghệ sạch để cho ra đời những dòng sản phẩm đạt chất lượng
cao cả về hương vị và sự an toàn thực phẩm. Chỉ sau 12 năm thành lập Công ty đã đạt
được những thành tựu to lớn với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và xuất khẩu
ra nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,…
Mặt hàng trà Oolong Tâm Châu đã có mặt tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
được một thời gian tương đối dài, tuy nhiên thương hiệu trà Tâm Châu lại chưa chiếm
được thị phần lớn trong thị trường béo bở này. Mặt hàng trà Oolong Tâm Châu đã có
mặt ở đa số các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống showroom của công
ty. Tuy nhiên những mặt hàng cao cấp như Oolong 3Tea, 5Tea, 10Tea thì chỉ rải rác ở
một số siêu thị lớn và showroom. Phần lớn khách hàng đi siêu thị không biết đến sản
phẩm trà cao cấp- Oolong Tâm Châu và những mặt hàng được trưng bày trong siêu thị
cũng chưa thật sự thu hút người tiêu dùng, chính vì thế thị trường thành phố Hồ Chí
Minh chưa thực sự phát triển xứng với tiềm năng của nó. Chính vì thế mục tiêu của
chương trình marketing lần này chủ yếu là phát triển hơn nữa thương hiệu cũng như
thị phần của Tâm Châu, tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao uy tín của công ty,…
Mục tiên trên được thực hiện với các các chiến lược sau:
1. Khách hàng mục tiêu: Tầng lớp cán bộ công chức có độ tưởi từ 22-45 tuổi,
khách du lịch.
2. Định vị sản phẩm: sản phẩm là một sản phẩm cao cấp mang lại giá trị về vật

chất và tinh thần cho khách hàng.
3. Chiến lược áp dụng: Khác biệt hóa. Thể hiện qua khác biệt hóa về giá trị sử
dụng (mang cả giá trị về vật chất và tinh thần) và khác biệt hóa về hệ thống
phân phói sao cho tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng.
4. Chương trình hành động:
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

5

 Đẩy mạnh phân phối và chiêu thị qua kênh siêu thị, tăng mức chiết khấu cho
siêu thị và thực hiện các chương trình PR cho sản phẩm tại siêu thị vào các dịp
lễ tết.
 Kênh du lịch- lữ hành: liên kết với các công ty du lịch – lữ hành nhằm quảng bá
sản phẩm trên xe, mở các showroom giới thiêu sản phẩm tại các khu du lịch,
trạm dừng chân…
 Xây dựng quán trà tại trung tâm thành phố nhằm tạo không gian thưởng thức
trà cho khách hàng, thông tin công dụng và cách thức uống trà đúng cách nhằm
tạo thói quen sử dụng trà cho người dân.
Với chiến lược và các bước thực hiện như vậy, công ty dự kiến mức tăng truongr
trong năm đầu thực hiện chiến lược là 8-9%, trong năm tiếp theo là từ 13-15%.
2. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH Trà – Cà phê Tâm Châu là một trong những công ty phát triển
nhanh nhất tại Lâm Đồng chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại trà, cà phê
phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Trụ sở chính toạ lạc ngay tại trung tâm thị xã Bảo Lộc. Công ty có một trung
tâm Trà – Cà phê lớn nhất Bảo Lộc chuyên giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty
và đặc sản trên mọi miền đất nước. Nối liền với trung tâm là một nhà hàng thanh lịch,
tiện nghi với sức chứa trên 1500 người và một công ty chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Để đảm bảo và ổn định chất lượng của sản phẩm , kết hợp sản xuất công nông

nghiệp khép kín, công ty đã xây dựng 2 nông trường trên 400ha chuyên trồng các giống
trà Oolong cao cấp như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Quý, Thúy Ngọc,…và một nhà
máy sản xuất có diện tích trên 5ha với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất theo công
nghệ sạch của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam chuyên sản xuất trà Oolong, trà lài,
trà xanh Nhật, trà xanh Việt Nam cao cấp, trà túi lọc và các loại cà phê. Nhiều sản
phẩm trà của công ty đạt huy chương vàng, bạc về chất lượng, đặc biệt thương hiệu
Tâm Châu được trao giải: Sao vàng Đất Việt năm 2004 – 2006, giải thưởng hàng Việt
Nam chất lượng cao năm 2006 – 2007.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

6

Song song với trà và cà phê, công ty đã và đang rất phát triển trong lĩnh vực du
lịch. Với đội ngũ quản lý du lịch chuyên nghiệp của Tâm Châu, Khu du lịch Damb’ri
đã chuyển mình đáng kể với những chiến lược phát triển hợp lý, vừa đáp ứng được yêu
cầu hiện tại vừa mang tính bền vững. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa việc xây dựng các
dịch vụ hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá sản phẩm vừa bảo tồn môi trường
thiên nhiên và bản sắc riêng nơi đây.
2.1. Giới thiệu tổng quan
 Tên công ty: Công ty TNHH Tâm Châu
 Trụ sở chính: 11 – Kim Đồng – P.2 – Tx.Bảo Lộc – Lâm Đồng
 Điện thoại: 063.3864566 – Fax: 063.3862234
 Email :
 Webside: www.tamchau.com
 Ngày thành lập: 04/05/1999
 Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 047582 cấp ngày 05/05/1999 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp.
 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (Năm mươi tỷ đồng)
 Sáng lập viên: Ông Nguyễn Ngọc Chánh
 Thương hiệu (brand name): Tâm Châu

 Biểu tượng (logo):
 Ý nghĩa: T và C tượng trưng cho Tea & Coffee là ngành nghề kinh doanh chính;
và biểu trưng cho tên của hai sáng lập viên; Vòng tròn thể hiện khối thống nhất
và sự đồng thuận.
 Triết lý kinh doanh: Lấy chữ tín và sự hài lòng của khách hàng làm hàng
đầu. Tên Tâm Châu mang ý nghĩa “Tấm lòng trong sáng”, “Tâm sáng như
ngọc”.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

7

 Định hướng phát triển: Trở thành “Chuyên gia trà Oolong”, phát triển thêm về
trà đen và trà xanh các loại.
2.2. Ngành nghể kinh doanh
Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, thu mua chế biến trà - cà
phê, sản xuất nông nghiệp, hàng nông sản thực phẩm, cơ khí chế tạo máy chế biến trà -
cà phê, kinh doanh bất động sản, hàng tiêu dùng, xây dựng các công trình dân dụng –
giao thông – công nghiệp, trồng và bảo vệ rừng, chăn nuôi dưới tán rừng, sản xuất nông
lâm, du lịch sinh thái, du lịch lưu trú, lập làng nghề truyền thống, trồng, chế biến, kinh
doanh và xuất khẩu các loại nông lâm, thổ sản: chè, cà phê, rau quả.
3. Phân tích tình huống
3.1. Phân tích cạnh tranh
Ở thị trường trong nước trong nước nói chung và thị trường thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng thì ngoài Tâm Châu ra còn có một số thương hiệu trà Oolong khác như:
Đông Sơn Tea, Phú Nguyên và một số khác nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở thành
phố Hồ Chí Minh thì đối thủ cạnh tranh chính của trà Oolong Tâm Châu là trà Oolong
của Đông Sơn Tea và trà Oolong của Phú Nguyên, còn các loại trà Oolong nhập từ
Trung Quốc thì phần lớn là phân phối ở thị trường miền Bắc.
3.1.1. Đông Sơn Tea
Đối tượng mà Đông Sơn Tea nhắm đến là các khách hàng thuộc nhóm khá giả

và khách hàng mua trà để làm quà biếu. Vì thế các sản phẩm trà Oolong của Đông Sơn
Tea tương đối cao cấp và đa dạng. Giá dao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
cho 100gram tùy theo độ cao cấp của sản phẩm.
Đông Sơn Tea đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm cao cấp khác nhau để khách
hàng lựa chọn và đóng gói với nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau để phù hợp với
nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Đông Sơn Tea sử dụng mạng lưới bán
hàng qua mạng - đặt hàng online, quảng cáo trên các website mua bán, và mở một
showroom tại địa chỉ: 108 Trần Huy Liệu,P.15, Q. Phú Nhuận , tp. HCM .


Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

8

3.1.2. Phú Nguyên
So với Đông Sơn Tea thì Phú Nguyên hướng đến một phân khúc thị trường bình
dân hơn. Các sản phẩm trà Oolong của Phú Nguyên phần lớn có giá tương đối thấp,
giao động từ 45.000 đồng đến 65.000 đồng cho 100gram và các chủng loại cũng không
được phong phú. Tuy nhiên, Phú Nguyên cũng có sản xuất sản phẩm trà Oolong cao
cấp 7 tea và 9 tea để làm quà biếu với giá 120.000 đồng 150.000 cho 100gram.
Tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh thì Phú Nguyên chỉ phân phối qua chi nhánh:
149/A23 Lý Thánh Tông, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Tp.HCM. Hầu như
Phú Nguyên không sử dụng hình thức bán hàng nào khác và cũng không có các hoạt
động marketing nào.
3.2. Phân tích môi trường vĩ mô
3.2.1. Môi trường nhân khẩu
Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Tp. Hồ Chí Minh
là 7.382.287 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số
thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số rất cao , trung bình
3.54%/năm.

Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130
người chiếm 52,03%
Theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm 93,52% dân
số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các
dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc
được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và
Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra còn 1.128 người được phân
loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan,
Indonesia, France ).Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng
người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước), cư trú khắp
các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009,
1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó những
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

9

tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo
745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016
người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số
quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại
thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km. Những năm gần đây dân số các
quận trung tâm có xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng
nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh
sống.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với
mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do
những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực

thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện
rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
3.2.2. Môi trường kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố
chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản
phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2010, thu
nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung
bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo
gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh
chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế,
dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm
47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Thành phố cũng đứng
đầu Việt Nam về lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2,118 tỷ USD vào năm 2010).
Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa
dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố,
hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm
thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

10

của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và
gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội,
hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.
3.2.3. Môi trường tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc

giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp
tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km
theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ
Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Điều này rất thuận
lợi cho các kênh du lịch
3.2.4. Môi trường văn hóa – xã hội
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng
về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc
khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn
hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động
kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.
Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng làm cho nét văn hóa uống trà ngày càng phát
triển, với càng loại trà cao cấp như trà Oolong có nguồn gốc từ Trung Hoa lại càng có
điều kiện để phát triển hơn.
3.2.5. Môi trường chính trị - pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước Việt Nam có một môi trường chính trị
cực kỳ ổn định, không có bạo động, đảo chính nên các doanh nghiệp cỏ thề an tâm đầu
tư vào đây.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

11

Vấn đề thương hiệu cũng được thành phố đặc biệc chú trọng. Công văn 2209/TM-
QLTT ngày 7 tháng 6 năm 2002 về nhiệm vụ của quản lý thị trường trong việc chống
hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ. Chi cục quản lý thị trường thường xuyên tổ chức các
đợt kiểm tra để phát hiện và tiêu hủy các loại hàng giả, hàng nhái.v.v. để bảo vệ quyền
lợi nhà sản xuất và người tiêu dùng.
4. Phân tích cơ hội:

Trải qua hơn 10 năm xây dựng thương hiệu, đến nay Tâm Châu đã trở thành một
trong những cái tên được nhiều người biết đến khi nhắc tới trà và văn hóa uống trà.
Một trong những yếu tố góp phần tạo dựng nên thành công của Tâm Châu đó là việc
tận dụng triệt để những thế mạnh sẵn có để nắm bắt cơ hội thị trường,đồng thời luôn
cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng kịp lúc nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Tâm Châu cũng phải đối diện với nhiều yếu kém trong chính nội bộ công
ty cũng như những thách thức bên ngoài thị trường. Cụ thể được thể hiện qua mô hinh
SWOT của công ty:
4.1. Strengths (S): Điểm mạnh
Điểm mạnh nổi bật nhất của Tâm Châu là nguồn nguyên liệu tốt và chu trình sản
xuất khép kín. Trong khi các doanh nghiệp khác phải thu mua chè từ người dân rồi
mới vận chuyển đến các nhà máy sản xuất khiến chè bị héo, dập, giảm chất lượng sản
phẩm thì Tâm Châu có một đội ngũ lao động thu hoạch chè, và vận chuyển sang nhà
máy gần sát bên rồi tiến hành sản xuất. Điều này không những đảm bảo được độ tươi,
xanh của chè mà còn rút ngắn thời gian vận chuyển, chế biến, đáp ứng nhu cầu thị
trường một cách nhanh chóng. Có thể nói việc đầu tư một nông trường chè rộng lớn
cùng với xây dựng nhà máy chế biến ngay tại đó là một hướng đi mang tính chiến lược
hiệu quả giúp Tâm Châu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất
lượng. Ngoài ra Tâm Châu còn góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho đại đa số
người dân ở đây
Điểm mạnh thứ hai của Tâm Châu là nguồn vốn. Được thành lập từ tháng 5/1999
tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, trong bối cảnh các hãng trà đang gặp nhiều khó khăn về vốn,
nguyên liệu…Tâm Châu với nguồn vốn cá nhân của mình đã nắm được thế chủ động
khi không phải vay vốn từ bất kì tổ chức hay ngân hàng nào. Đây là một yếu tố quan
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

12

trọng giúp ổn định tình hình tài chính, không phải chịu áp lực về lãi suất vay vốn cũng
như những biến động của thị trường tài chính.

Một điểm mạnh đáng chú ý nữa là xuất phát điểm cao. Không giống như những
hãng trà khác đi từ các loại trà bình dân hoặc sản xuất đại trà nhiều sản phẩm, Tâm
Châu ngay từ đầu đã chọn cho mình phân khúc trà Oolong cao cấp là phân khú chính
yếu và quan trọng, từ đó đánh vào đúng thị trường mục tiêu của mình là tầng lớp có
thu nhập khá trở lên. Điều nàu giúp cho Tâm Châu tạo được ấn tượng với khách hàng
nhanh hơn và chính xác hơn. Đồng thời xác định ngay cho mình môt thương hiệu trà
cao cấp cạnh tranh với các đại gia trà khác và dễ dàng đánh bại những hãng trà nhỏ lẻ.
Ngoài ra, Tâm Châu còn có một điểm mạnh hỗ trợ cho kênh phân phối sản phẩm
đến tay người tiêu dùng đó là vị trí chiến lược. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bảo
Lộc, trụ sở chính và những showroom của công ty đều nằm trên quốc lộ 20 – tuyến
đường du lịch giữa Sài Gòn và Đà Lạt. Hàng năm lượng khách du lịch từ Sài Gòn và
các tình thành lân cận đến Bảo Lộc, Đà Lạt ngày một nhiều hơn, và Tâm Châu trở
thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Ngoài việc trưng bày các sản phẩm trà
tại showroom, cho dùng thử trà miễn phí, Tâm Châu còn có nhà hàng và khu bán đồ
lưu niệm ngay gần bên giúp khách hàng có cảm giác thoải mái nghỉ ngơi đồng thời dễ
dàng quảng bá thương hiệu trà. Đối với việc phân phối trà xuống khu vực thành phố
Hồ Chí Minh cũng có phần dễ dàng hơn, và thời gian vận chuyển tương đối ngắn so
với các tỉnh thành khác.
4.2. Weaks (W): Điểm yếu
Bên cạnh những thế mạnh tiềm năng kể trên bản thân Tâm Châu cũng tồn tại
một số điểm yếu gây ảnh hưởng không ít đến quá trình thâm nhập thị trường mới_Hồ
chí mình.
Khi một công ty mới thâm nhập vào một thị trường mới thì quảng bá thương
hiệu là một công cụ hữu ích để sản phẩm của mình có thể tiếp cận khách hàng một
cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đây lại là vấn đề đáng lưu ý của Tâm Châu khi mà
công ty chưa đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này. Thực tế là Tâm Châu chỉ tham gia rất
ít các Event cũng như ít quảng cáo rầm rộ trên phương tiện truyền thông. Hình thức
Marketing được sử dụng chủ yếu là Marketing gián tiếp thông qua các showroom
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng


13

trưng bày và bán sản phẩm được đặt tại một vài nơi trên địa bàn Tp.HCM. Trong khi
đó sản phẩm của Tâm Châu mang tính cao cấp dành cho những khách hàng bậc trung
trở lên là đối tượng có nhu cầ cao và luôn khó tinh, khắt khe trong lựa chọn sản phẩm.
Vì vậy đây là một điểm yếu không nhỏ cản trở Tâm Châu trong việc tạo dựng thương
hiệu trong lòng người tiêu dùng.
4.3. Opportunities (O): Cơ hội
Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước phát triển đáng kể, thu nhập
của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu thưởng thức và tìm về với những
tinh hoa của văn hóa dân tộc ngày càng nhiều hơn. Họ sẽ muốn đến những không gian
yên tĩnh, trong lành và thưởng thức những trà thơm ngát để không phải vướng bận với
những lo toan cuộc sống hàng ngày.
Mặt khác, Sài Gòn là một thành phố có mức thu nhập cao của Việt Nam, mà
sản phẩm trà Oolong Tâm Châu là sản phẩm cao cấp đánh vào khách hàng có thu nhập
khá trở lên. Nên đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng nếu có những chiến lược phát
triển phù hợp.
4.4. Threats (T): Thách thức
Thách thức trước hết mà Tâm Châu phải đối mặt khi đưa sản phẩm trà Oolong
vào thị trường Hồ Chí Minh đó chính là sự khác biệt về khí hậu giữa Lâm Đồng và Sài
Gòn. Sẽ thật là lý tưởng khi được ngồi thưởng thức một tách trà nóng ngát hương
thơm giữa tiết trời se lạnh của vùng núi Tây Nguyên. Đó dường như là điều khó thực
hiện đối với một nơi có khí hậu nóng bức, ngột ngạt như Sài Gòn. Hơn nữa thói quen
tiêu dùng của người dân Sài Gòn là họ thích những thức uống mát lạnh, đóng chai tiện
dụng như: trà Dr.Thanh, trà xanh không độ, C2…vì chúng thích hợp với thời tiết nóng
bức nơi đây. Điều này tạo nên một áp lực cạnh tranh không nhỏ khi mà số lượng cũng
như chất lượng của các sản phẩm thay thế ngày càng tăng lên đáng kể.
Một điểm cần nhắc đến ở đây là vấn đề về văn hóa uống trà. Như chúng ta đã
biết, thưởng thức trà là cả một nghệ thuật từ công đoạn pha trà với những nguyên tắc
khắt khe cho đến việc thưởng thức sao cho cảm nhận được những tinh hoa của trà. Đây

cũng là thú vui tao nhã của các thi sĩ ngày xưa. Tuy nhiên với nhịp sống nhanh, hiện
đại, cuộc sống người dân tất bật ở nơi đây, họ khó có thời gian để thưởng thức trọn
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

14

vẹn một tách trà theo đúng nghĩa của nó. Chính vì thế Tâm Châu cần có những chiến
lược Marketing mới tạo ra không gian uống trà và khơi dậy văn hóa uống trà vốn đã
trở nên lâu đời của người dân Việt Nam.
5. Nghiên cứu, đánh giá thị trường:
Trên đây là những phân tích tổng quan về thị trường, tuy nhiên để có thể hiểu rõ
như cầu cũng như thị hiếu người tiêu dùng, công ty quyết định khảo sát nhằm đánh gí
một cách chính xác đặc điểm thị trường.
5.1. Nhu cầu sử dụng trà:

Biểu đồ 1: Nhu cầu sử dụng trà
Từ kết quả khảo sát ta thấy người dân có nhu cầu uống trà rất cao, 64.53% số
người được khảo sát cho biết họ có uống trà, so sánh với số dân là 8,5 triệu người tại
TP.HCM thì đây là một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn cho công ty.

Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

15

Biểu đồ 2: Mức độ thường xuyên của việc sử dụng trà
Dù mức độ uống trà của mọi người là khác nhau tuy nhiên số người uống thường
xuyên là khá cao, chiếm 39.19%, tiếp đến là thỉnh thoảng uống (24.32%) và uống rất
thường xuyên (16,89%). Số người hiếm khi uống hay không bao giờ uống trà chỉ
chiếm thiểu số, lần lượt là 15.2% và 4.39%.
Từ hai biểu đò trên ta có thể nhận thấy là thị trường TP. Hồ Chí Minh là một thị

trường tiềm năng để công ty khai thác.
5.2. Đánh giá thương hiệu:
 Sự nhận biết thương hiệu


Biểu đồ 3:Các thương hiệu trà được biết đến


Khi được hỏi về các thương hiệu trà được người dân biết đến thì có 45.61% người
được khảo sát cho rằng đó là Đông Sơn, với Tâm Châu là 42.23%, Phú Nguyên là
37.84%. Tiếp đó là các hãng trà khác như Đỗ Hữu, Trâm Anh, Bảo Tín, Ngọc Trang…
và 41.55% cho rằng đó là các hãng trà khác.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

16

Lựa chọn thương hiệu

Biểu đồ 4: Các thương hiệu trà được mua nhiều nhất
Mặc dù được mọi người biết đến nhiều, tuy nhiên, Tâm Châu lại không phải là
thương hiệu được người dân mua nhiều nhất, chỉ có 13.41% người được khảo sát cho
rằng họ có mua sản phẩm trà Tâm Châu. Đứng đầu là Phú Nguyên với 17.97%, sau đó
là Đông Sơn 16.55%, tiếp đó là Đỗ Hữu 12.41%, Trâm Anh 10.84%, Bảo Tín 6.99%,
Ngọc Trang 2.57%. Số người mua các hãng trà khác cũng rất cao, 19.26%.

 Lý do lựa chọn thương hiệu

Biểu đồ 5: Lý do lựa chọn thu 8 a chien doi 13 habi
Có sự mâu thuẫn như vậy là do thói quen mua sắm của người dân. Bởi có tới
41.41% người được khảo sát cho rằng họ mua sản phẩm là do người khác giới thiệu,

Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

17

41.08% cho rằng do quen dùng thương hiệu đó. 29.29% đề cao sự tiện lợi của việc
phân phối khi lựa chọn mua sản phẩm do gần nhà, tiện đường… Tiếp đó là bao bì,
hương vị, giá cả là những yếu tố được quan tâm tiếp theo với 22.22%, 21.89%, và
18.18%. Với chỉ 10.77% người quan tâm chứng tỏ thương hiệu chưa phải là yếu tố tác
động mạnh đến lựa chọn mua hàng của người dân.
 Sự khác biệt giữa các thương hiệu

Biểu đồ 6: Sự khác biệt giữa các thương hiệu trà
Có tới 42.23% người được khảo sát cho rằng không có sự khác biệt rõ ràng giữa
các thương hiệu. Các yếu tố như hương vị, giá cả dịch vụ khách hàng không tạo được
sự nhận thức rõ ràng đối với khách hàng khi chỉ 25% nhận thấy sự khác biệt về giá,
18.24% thấy khác biệt về dịch vụ khách hàng và 14.53% thấy có sự khác biệt về
hương vị.
5.3. Phong cách, đặc điểm tiêu dùng
 Cách thức uống trà

Biểu đồ 7: Cách thức uống trà
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

18

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy uống trà đá đã trở thành thói quen của đa số người dân,
có tới 40.2% ngừời được khảo sát uống trà theo cách như vậy. Tiếp đó là uống trà
nóng với 36.49%, trà đường chiếm 14.53% và trà pha trong ấm để nguội chiếm 8.78%.
 Loại trà sử dụng



Biểu đồ 8: Loại trà được sử dụng
Trong các loại trà mọi người hay sử dụng thì trà túi lọc chiếm vị trí cao nhất với
45.61%, tiếp đó là trà lài 41.22%. Trà Oolong – sản phẩm chính của Tâm Châu chỉ
chiếm 26.35%. Trà hoa cúc, trà xanh ít được ưa chượng nhất với chỉ 20.95% và
14.19%.
 Phong cách uống trà

Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

19

Biểu đồ 9: Nơi uống trà ưa thích
Tuy nhiên, mặc dù uống trà theo cách nào và dùng loại trà gì thì mọi người đều
mong muốn có một không gian yên tĩnh, ít ồn ào với nhạc nhẹ để thưởng thức trà. 50%
số người được khảo sát có cùng ý kiến như vậy. Bên cạnh đó, uống trà tại nhà với gia
đình và người thân cũng được mọi người ưa chuộng với 23.39%. Chỉ có 14.53% người
được khảo sát thích uống trà tại quán cà phê và 6.08% người được khảo sát thích vừa
tụ tập bạn bè vừa uống trà.
Nhận xét chung:
 Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường tiềm năng mà công ty có
thể khai thác.
 Thương hiệu trà Tâm Châu cũng được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên
lượng sản phẩm tiêu thụ chưa thực sự tương xứng với sự nhận biết này, cụ thể
là chỉ có 13.41% khách hàng coi Tâm Châu là sự lựa chọn hàng đầu khi mua
trà.
 Sự khác biệt – yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển thương
hiệu chưa thể hiện rõ ràng trong nhận thức của người tiêu dùng. Đây cũng là
một phần lý do khiến người dân chủ yếu mua hàng qua thói quen và qua giới
thiệu, ít có sự trung thành với thương hiệu.

 Dù thường xuyên sử dụng trà nhưng đa số khách hàng chưa biết uống trà đúng
cách để cảm nhận hết hương vị cũng như tận dụng hết công dụng mà trà mang
lại cho sức khỏe con người. Chỉ khi nào uống trà đúng cách, khách hàng mới có
thể thưởng thức hết vị ngon của trà và có thói quen uống trà thường xuyên hơn.
 Trà Oolong – sản phẩm chủ lực của công ty và cũng là loại trà tốt nhất, hương
vị thơm ngon nhất lại chưa được ưa chuộng nhiều.
 Không gian uống trà cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy khách hàng tiêu
dung nhiều hơn. Tạo được không gian uống trà thoải mái cho khách hàng sẽ
khiến khách hàng tìm đến với trà nhiều hơn.
6. Mục tiêu
6.1. Mục tiêu marketing
- Đẩy mạnh, thu hút sự nhận biết thương hiệu của người dân
- Tạo sự khác biệt về thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

20

- Thông tin mạnh hơn cho người dân để họ hiểu rõ cách thức uống trà đúng cách
cũng như lợi ích mà trà mang lại cho con người, đặc biệt là trà Oolong, qua đó
tạo sự trung thành đối với thương hiệu.
- Cải thiện kênh phân phối, tạo sự tiện lợi để khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm
- Tạo không gian thưởng thức trà cho khách hàng, nhằm quảng bá thương hiệu và
nét văn hóa uống trà đến với mọi người.
- Hơn nữa, thông qua quá trình marketing, công ty sẽ cũng cung cấp thêm những
kiến thức về trà, cách pha chế, cách thưởng thức cũng như tạo cho người dân
thành phố Hồ Chí Minh thói quen uống trà - một truyền thống của dân tộc Việt
Nam mà dường như lâu nay đã bị cuộc sống đầy áp lực làm cho lãng quên.
6.2. Mục tiêu tài chính
Doanh thu của công ty qua các năm liên tục tăng nhanh. Năm 2006 đạt 35,354
tỷ đồng. Sang năm 2007 công ty Tâm Châu tiếp quản khu du lịch Damb’ri, mặc dù

chi phí đầu tư không nhỏ nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng 10% so với năm
2006 đạt 38,889 tỷ đồng. Với những thành công đạt được công ty tiếp tục có tạo mối
quan hệ chặt chẽ với những công ty du lịch lữ hành, thu hút ngày càng nhiều khách
du lịch đến tham quan mà thưởng thức trà Oolong. Doanh thu các năm 2008 và 2009
tăng 20% và 23% đạt mức 46,667 tỷ đồng và 57,400 tỷ đồng. Trong năm 2010 khu
du lịch thác Damb’ri càng hoàn thiện hơn cùng với những hoạt động quảng bá rộng
rãi như lễ hội văn hóa trà đã làm cho Doanh thu tiếp tục tăng đạt mức 80,036 tỷ đồng.
Trong năm 2011 này với kế hoạch marketing mạnh mẽ tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh với ba chương trình chính là: kênh siêu thị, kênh du lịch – lữ hành và xây
dựng phòng trà Oolong theo phong cách truyền thống của dân tộc Việt Nam. Do chi
phí đầu tư ban đầu tương đối lớn nên doanh thu năm 2011, 2012 dự đoán sẽ tăng lên
9% đạt 87,593 tỷ đồng năm 2011 và 95,476 tỷ đồng năm 2012. Trong những năm
tiếp theo doanh thu sẽ tiếp tục tăng mạnh dự kiến khoảng 18-20%.
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

21


7. Chiến lược Marketing
7.1. Chiến lược khác biệt hóa
7.1.1. Khác biệt về giá trị sử dụng:
Không giống các loại trà thông thường khác, Oolong không chỉ mang lại cho
khách hàng hương vị trà đặc trưng mà bên cạnh đó là những lợi ích về sức khỏe khác.
Trà Oolong với những dược chất đặc biệt mà các loại trà khác không có sẽ là sự bổ
sung cần thiết giúp người tiêu dùng ngăn chặn stress và những căn bệnh mà cuộc sống
có thể đem lại.
Ngoài giá trị về vật chất, trà Oolong Tâm Châu còn mang lại giá trị tinh thần
thông qua việc tạo không gian thưởng thức trà cho người sử dụng. Theo khảo sát tại
thành phố Hồ Chí Minh thì có một bộ phân khách hàng không nhỏ có nhu cầu tìm
những nơi yên tĩnh, nhạc nhẹ để thưởng thức những ly trà sau những ngày làm việc

mệt mỏi, căng thẳng. Những quán trà đạo theo phong cách Nhật Bản là một trong
những sự lựa chọn hàng đầu cho những khách hàng này. Tuy vậy, trà đạo là một hình
thức uống trà theo phong cách Nhật với những triết lý sâu sắc như Wa - sự hài hòa
giữa con người với thiên nhiên. Kei – sự tôn kính đối với người khác. Sei – sự tinh
khiết của tâm hồn. Jaku – sự yên tĩnh. Những triết lý sâu sắc đó không phải người Việt
Nam nào cũng có thể hiểu được và thưởng thức được hết những tinh hoa của nghệ
thuật trà đạo. Chính vì thế, Tâm Châu hướng đến việc xây dựng một quán trà theo
phong cách truyền thống Việt Nam đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo.
Khách hàng có thể vừa uống trà vừa thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của Việt
Nam cùng với những miếng bánh ngọt tùy chọn sẽ tạo nên một không gian tuyệt vời
cho khách hàng sau những ngày làm việc căng thẳng.
7.1.2. Khác biệt về phân phối
Với việc đẩy mạnh việc phân phối qua kênh siêu thị, khách hàng sẽ dẽ dàng tiếp
cận với sản phẩm của công ty hơn. Đặc biệt qua kênh du lịch-lữ hành, khách du lịch sẽ
nhận được sự tiện dụng thông qua tiêu chí của công ty là “sản phẩm tìm đến với khách
hàng” trong suốt chặng đường du lịch tại Việt Nam. Khách du lịch có thể tìm hiểu về
Tiểu luận QT Marketing GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

22

văn hóa uống trà của Việt Nam ngay trên xe hay tìm mua sản phẩm ngay tại các khu
du lịch hay trạm dừng chân.
7.2. Thị trường mục tiêu
7.2.1. Phân khúc thị trường:
Các thị trường đều gồm những người mua khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ có thể
khác nhau về mong muốn, sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm…
Là công ty sản xuất trà – một sản phẩm kén người sử dụng, Tâm Châu chủ yếu
phân khúc theo nhân khẩu (chủ yếu đánh vào tầng lớp trung lưu, những người có thu
nhập khá trở lên, có nhu cầu tìm hiểu và lưu trữ những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc).

Phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu là phân chia thị trường này thành
những nhóm dựa trên cơ sở nhân khẩu học. Xét về thị trường và đặc điểm sản phẩm
mà nói, thì yếu tố nhân khẩu học có thể dùng để phân đoạn thị trường chính là độ tuổi
và nghề nghiệp.
Theo độ tuổi, thì trường có thể phân ra thành các nhóm tuổi như sau:
 Dưới 22 tuổi: Đây là tầng lớp năng động, yêu thích những gì hiện đại, mới lạ và
độc đáo. Chi tiêu chủ yếu phụ thuộc vào gia đình. Đây là khúc thị trường chứa
nhiều rủi ro vì những gì thuộc về yếu tố truyền thồng thường ít được đón nhận
bởi phân khúc này.
 Tuổi từ 22-45: Đây là tầng lớp có sự thay đổi mạnh mẽ về quan điểm, thói quen
mua sắm, tiêu dùng, có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm có giá
trị tinh thần cao. Tầng lớp bắt đầu này chịu áp lực của nghề nghiệp và những lo
toan của cuộc sống nên có xu hướng tìm đến những sản phẩm, không gian yên
tĩnh nhằm tìm lại cảm giác bình yên cho tâm hồn. Đây là phân khúc đầy tiềm
năng vì họ có thể tự túc về tài chính, có khả năng tự thỏa mãn nhu cầu và sở
thích của mình.
 Trên 45 tuổi: Đây là tầng lớp ở độ chín của nghề nghiệp, có gia đình và công
việc ổn định nên bớt chịu áp lực từ cuộc sống. Những người trong tầng lớp này
thường vẫn giữ nhừng nét văn hóa truyền thống và có xu hường tiêu dùng hơi
cổ hủ. Đấy thường là phân khúc tiêu dùng mạnh sản phẩm của công ty.

×