Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giáo trình Hoá đại cương (Nghề Khoan khai thác dầu khí Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 82 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC : HĨA ĐẠI CƯƠNG
NGHỀ
: KHOAN KHAI THÁC DẦU KHÍ
TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 211/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 3 năm 2022
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Hóa đại cương” được biên soạn theo chương trình đào tạo nghề “Khoan
khai thác Dầu khí” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do giới hạn của một
môn học cơ sở nên giáo trình đã chọn giới thiệu những nội dung thiết yếu nhất phục vụ
cho yêu cầu đào tạo của ngành dầu khí. Vì vậy giáo trình chỉ đề cập những kiến thức cơ
bản về hóa vơ cơ và hóa hữu cơ.


Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm 6 bài:

Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học;
Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng;
Chương 3: Các hợp chất kim loại đặc trưng;
Chương 4: Các hợp chất hydrocacbon no;
Chương 5: Các hợp chất hydrocacbon không no;
Chương 6: Các hợp chất hydrocacbon thơm.
Giáo trình được dùng làm tài liệu học tập sẽ trang bị cho học sinh- sinh viên ngành
dầu khí những kiến thức cơ bản cần thiết để tiếp nhận các môn học chuyên ngành tiếp
theo.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong trình bày nhưng do dung lượng của giáo trình
có hạn nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn và tiếp nhận
những ý kiến đóng góp của các em sinh viên và đồng nghiệp về những thiếu sót khơng
thể tránh khỏi trong nội dung và hình thức để giáo trình hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn./.
Bà rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2022
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Ks. Phạm Thị Hải Yến
2. Ths Nguyễn Thị Thùy
3. Ks. Phạm Công Quang

Trang 2


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................1
MỤC LỤC ......................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................5

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................6
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC ...........................................................................................7
CHƯƠNG 1. BẢNG TUẦN HỒN CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC ....................13
1.1. KHÁI NIỆM ...........................................................................................................14
1.2. BẢNG TUẦN HỒN .............................................................................................14
1.2.1. Cấu trúc bảng tuần hồn các nguyên tố hóa học ................................................14
1.2.2. Phân loại các nguyên tố hóa học theo chu kỳ ....................................................17
1.2.3. Phân loại các nguyên tố hóa học theo nhóm ......................................................17
CHƯƠNG 2: CÁC HỢP CHẤT PHI KIM ĐẶC TRƯNG .....................................19
2.1.

OXI VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA OXI................................................................19

2.1.1. OXI ......................................................................................................................20
2.1.2. OZON...................................................................................................................21
2.2.

LƯU HUỲNH VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ..............................22

2.2.1. Lưu huỳnh ..........................................................................................................22
2.2.2. Hydro sunfua ......................................................................................................23
2.2.3. Lưu huỳnh đioxit (SO2) .....................................................................................24
2.2.4. Lưu huỳnh trioxit (SO3) .....................................................................................25
2.2.5. Axit sunfuric H2SO4 ..........................................................................................26
2.3.

CACBON VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CACBON ............................................27

CHƯƠNG 3: CÁC HỢP CHẤT KIM LOẠI ĐẶC TRƯNG ..................................32
3.1.


NATRI, CANXI VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NATRI .......................................32

3.1.1. Natri ....................................................................................................................33
3.1.3. Các hợp chất của canxi .......................................................................................36
3.2.

NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHƠM ..............................................................37

3.2.1. Nhơm ..................................................................................................................37
3.2.2. Các hợp chất của nhơm ......................................................................................39
3.3.

SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT .......................................................................40

3.3.1 Sắt .......................................................................................................................40
3.3.2. Các hợp chất của sắt ...........................................................................................40
Trang 3


CHƯƠNG 4 : CÁC HỢP CHẤT HYDROCACBON NO .......................................44
4.1. ANKAN ..................................................................................................................44
4.1.5.
4.2.

Ứng dụng của ankan .......................................................................................53
XYCLOANKAN ................................................................................................53

4.2.1. Danh pháp ............................................................................................................53
4.2.2.


Đồng phân .......................................................................................................53

4.2.3.

Tính chất vật lý và hóa học .............................................................................54

4.2.4.

Điều chế xycloankan.......................................................................................56

4.2.5.

Ứng dụng xycloankan. ....................................................................................56

CHƯƠNG 5: CÁC HỢP CHẤT HYDROCACBON KHÔNG NO ........................58
5.1. ANKEN ..................................................................................................................58
5.1.1. Danh pháp và đồng phân .....................................................................................59
5.1.2. Tính chất vật lý và hóa học..................................................................................61
5.1.3. Các phương pháp điều chế ..................................................................................64
5.1.4. Ứng dụng .............................................................................................................64
5.2. ANKIN ...................................................................................................................64
5.2.1.

Danh pháp và đồng phân ................................................................................64

5.2.2.

Tính chất vật lý và hóa học .............................................................................65


5.2.3.

Điều chế ..........................................................................................................67

5.2.4.

Một số ứng dụng của ankin ............................................................................67

CHƯƠNG 6: CÁC HỢP CHẤT HYDROCACBON THƠM..................................70
6.1.

HYDROCACBON THƠM CĨ MỘT VỊNG BENZEN ..................................70

6.1.1.

Cấu tạo benzen ................................................................................................71

6.1.2.

Danh pháp và đồng phân ................................................................................72

6.1.3.

Tính chất vật lý ...............................................................................................72

6.1.4.

Tính chất hóa học............................................................................................72

6.1.5.


Các phương pháp điều chế..............................................................................74

6.2.

HỢP CHẤT HYDROCACBON THƠM KHÁC ...............................................75

6.2.1.

Naphtalen ........................................................................................................75

6.2.2.

Stiren ...............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81

Trang 4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học (bảng dài) ........................15
Hình 1. 2: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng ngắn) .....................15
Hình 4. 1: Mơ hình phân tử n-butan (a) và isobutan (b)…............................................45
Hình 4. 2: Cấu dạng che khuất và cấu dạng xen kẽ của etan ........................................46
Hình 4. 3: Ứng dụng của ankan ....................................................................................53
Hình 5. 1: Mơ hình phân tử cis-buten-2 (a) và trans-buten-2 (b)…..............................61
Hình 6. 1: Mơ hình phân tử benzen dạng đặc và dạng rỗng…......................................71
Hình 6. 2: Cơng thúc cấu tạo của benzen ......................................................................71
Hình 6. 3: Sản phẩm nhựa chế tạo từ polymer. .............................................................78

Hình 6. 4: Sản phẩm săm, lốp chế tạo từ cao su buna-S. ..............................................78

Trang 5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4. 1: Số đồng phân của một số ankan...................................................................46
Bảng 4. 2: Bảng tính chất vật lý của một số ankan .......................................................49
Bảng 5. 1: Bảng so sánh số đồng phân ankan và anken…............................................61
Bảng 5. 2: Các hằng số vật lý của một số olephin.........................................................62
Bảng 5. 3: Bảng so sánh số đồng phân của ankan, anken và ankin ..............................65
Bảng 5. 4: Bảng tính chất nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy, tỷ khối d420 của 1 số ankin
.......................................................................................................................................65

Trang 6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
1. Tên mơn học: Hóa đại cương
2. Mã mơn học: PETR63001
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
Vị trí: Là mơn học thuộc phần các mơn học chung của chương trình đào tạo nghề
Vận hành thiết bị chế biến dầu khí, nghề vận hành thiết bị khai thác dầu khí, nghề
khoan khai thác dầu khí. Mơn học này là mơn học đại cương, được dạy trước các
môn học, mô đun chuyên môn nghề.
3.2. Tính chất: Mơn học này trang bị những kiến thức cơ bản về đặc tính của một số
chất vơ cơ, hữu cơ có liên quan đến nghề.
4. Mục tiêu mơn học:
3.1.


Về kiến thức:

4.1.

A1. Trình bày được kiến thức cơ bản về các hợp chất vơ cơ, hữu cơ.
A2. Trình bày được các tính chất hóa lý của một số nguyên tố quan trọng và hợp chất
của chúng.
A3. Trình bày được phương pháp điều chế và ứng dụng của các nguyên tố và hợp chất
quan trọng thường gặp.
Về kỹ năng:

4.2.

B1. Viết được các phản ứng hóa học xảy ra.
B2. Tính toán được các bài tập liên quan.
B2. Vận dụng được các kiến thức về hóa học để học các mơn học, mô đun chuyên môn
của nghề.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

4.3.

C1. Sinh viên có tính nghiêm túc, cẩn thận trong q trình làm việc.
5. Nội dung của mơn học:

Chương trình khung

5.1.

Thời gian đào tạo (giờ)



MH/MĐ/HP

Tên mơn học,
mơ đun

COMP64002

Các mơn học chung/
đại cương
Giáo dục chính trị

COMP62004

Pháp luật

I

Số
tín
chỉ

Trong đó
Tổng
số


thuyết

Thi/ Kiểm

tra

Thực hành/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

LT

TH

23

465

180

260

17

8

4

75

41

29


5

0

2

30

18

10

2

0

Trang 7


Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
và An ninh
Tin học

2

60

5


51

0

4

4

75

36

35

2

2

3

75

15

58

0

2


Tiếng Anh
An tồn vệ sinh lao
động
Các mơn học, mơ đun
chun mơn ngành,
nghề
Môn học, mô đun kỹ
thuật cơ sở
Vẽ kỹ thuật - 1

6

120

42

72

6

0

2

30

23

5


2

0

64

1575

443

1052

31

49

13

255

120

122

9

4

2


45

14

29

1

1

Điện kỹ thuật cơ bản
Cơ sở điều khiển q
trình
Hóa Đại cương

3

45

36

6

3

0

2


45

14

29

1

1

3

45

42

0

3

0

3

75

14

58


1

2

51

1320

323

930

22

45

PETD62032

Địa chất cơ sở
Môn học, mô đun
chuyên môn ngành,
nghề
Địa chất dầu khí

2

30

28


0

2

0

PETD53033

Cơ sở khoan

3

45

42

0

3

0

PETD53034

Cơ sở khai thác

3

45


42

0

3

0

PETD62035

2

30

28

0

2

0

2

30

28

0


2

0

3

75

14

58

1

2

PETD62138

Địa chất mơi trường
Ngun lý phá hủy đất
đá
Thí nghiệm dung dịch
khoan
Hệ thống phát lực

2

45

14


29

1

1

PETD62139

Hệ thống khí nén

2

45

14

29

1

1

PETD54140

Hệ thống nâng hạ
Hệ thống tuần hồn
dung dịch
Vận hành hệ thống
chuỗi cần khoan và

dụng cụ phá hủy đất đá
Hệ thống chống ống và
trám xi măng
Hệ thống kiểm soát
giếng khoan 1
Hệ thống kiểm soát
giếng khoan 2
Thực tập sản xuất

4

105

14

87

1

3

4

105

14

87

1


3

5

135

14

116

1

4

4

105

14

87

1

3

5

135


14

116

1

4

3

75

14

58

1

2

4

180

15

155

0


10

COMP62008
COMP64010
COMP63006
FORL66001
SAEN52001
II.
II.1.
MECM52003
ELEO53012
AUTM52111
PETR63001
PETD53031
II.2.

PETD62036
PETD53137

PETD54141
PETD55142
PETD54143
PETD55144
PETD63145
PETD54246

Trang 8



PETD63247

Khóa luận tốt nghiệp
Tổng cộng

5.2.

3

135

14

108

1

12

87

2040

623

1312

48

57


Chương trình chi tiết mơn học
Thời gian (giờ)

Số
TT

1

2

Nội dung tổng quát

4

5

6


thuyết

Kiểm tra

Chương 1: Giới thiệu chung

5

5


0

0

T
H
0

1. Khái niệm

1

1

0

0

0

2. Phân loại

1

1

0

0


0

3. Bảng tuần hoàn
Chương 2: Các hợp chất phi kim
đặc trưng
1. Oxy và các hợp chất của oxi

3

3

0

0

0

8

7

0

1

0

3

3


0

0

0

2

2

0

0

0

3. Cacbon và các hợp chất của cacbon
Chương 3: Các hợp chất kim loại
đặc trưng
1. Natri, canxi và các hợp chất

3

2

0

1


0

8

8

0

0

0

2

2

0

0

0

2. Nhôm và các hợp chất của nhôm

3

3

0


0

0

3. Sắt và các hợp chất của sắt
Chương 4: Các hợp chất
hydrocacbon no
1. Ankan

3

3

0

0

0

8

7

0

1

0

3


0

0

0

2. Xycloankan

3

3
2

0

1

0

3. Dầu mỏ
Chương 5: Các hợp chất
hydrocacbon không no
1. Anken

2

2

0


0

0

8

8

0

0

0

3

3

0

0

0

2. Ankadien

2

2


0

0

0

3. Ankin
Chương 6: Các hợp chất
hydrocacbon thơm
1. Hợp chất HC thơm có một vịng
benzen

3

3

0

0

0

8

7

0

1


0

4

4

0

0

0

2. Hợp chất HC thơm khác

4
45

3

0

1

0

42

0


3

0

2. Lưu huỳnh và các hợp chất của lưu
huỳnh

3

Tổng
số

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Tổng cộng

LT

Trang 9


6. Điều kiện thực hiện mơn học:
6.1.
6.2.
6.3.
6.4.


Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn.
Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn.
Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, giáo án.
Các điều kiện khác:

7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1.

Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học theo quy định.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.

7.2.

Phương pháp:

Người học được đánh giá tích lũy mơn học như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông
tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu khí
như sau:
Điểm đánh giá


Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Thường xuyên

Phương pháp
tổ chức
Quan sát/
Hỏi đáp

Hình thức
kiểm tra
Câu hỏi

Chuẩn đầu ra
đánh giá
A1, A2, A3
B1, B2

C1, C2

Số
cột
1

Thời điểm
kiểm tra
Sau 5 giờ.

Trang 10


Định kỳ
Kết thúc mơn
học

Viết/
Trắc nghiệm
trên máy tính

Tự luận/
Trắc nghiệm
Tự luận/ trắc
nghiệm

A1, A2, A3
B1
A1, A2, A3
B1, B2

C1, C2

2

Sau 15 giờ

1

Sau 45 giờ

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân
với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số
thập phân.
8. Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng HSSV trường Cao đẳng Dầu khí.
8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: nêu vấn đề, hướng
dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong
nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận,
trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ
được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện,

tài liệu...).
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30%
số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ
đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm
về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hoàn
thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
Trang 11


- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thế Ngơn, Giáo trình Hố học vơ cơ, Đại học sư phạm.
Ngơ Thị Thuận, Bài tập Hố vơ Cơ, Nhà xuất bản giáo dục.
Hồng Nhâm, Hóa học vơ cơ (tập 1,2,3), Nhà xuất bản giáo dục.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đình, PGS.TS Đỗ Đình Rãng, Hóa học hữu cơ (1,2,3), Nhà
xuất bản giáo dục.
[5].
Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ (tập 1), NXB
Đại học sư phạm.
[1].
[2].
[3].
[4].

Trang 12



CHƯƠNG 1. BẢNG TUẦN HỒN CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu về một số nội dung cơ bản liên quan đến Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học để người học có được kiến thức nền tảng cho các chương sau.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
-

Trình bày được quy luật tuần hồn của các nguyên tố hóa học, cách sắp xếp

các nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hồn
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
-

Học sinh có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập, có khả năng

làm việc theo nhóm.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1
-

Đối với người dạy:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp phù hợp với
bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: Chia ca, nhóm (phụ thuộc vào số lượng sinh viên/lớp)

-

Đối với người học:

+ Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ;
+ Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng;
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập;
+ Tuân thủ quy định an toàn, giờ giấc.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học lý thuyết.

-

Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

-

Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo án, giáo trình.

-

Các điều kiện khác: Khơng có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

Chương 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trang 13


+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp, bảng kiểm)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không.
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: Khơng.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
1.1. KHÁI NIỆM
Bảng tuần hồn (tên đầy đủ là Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học, cịn được
biết với tên Bảng tuần hồn Mendelev), là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa
học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình
electron và các tính chất hóa học tuần hồn của chúng.
1.2. BẢNG TUẦN HỒN
1.2.1. Cấu trúc bảng tuần hồn các ngun tố hóa học
Ngun tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Năm 1869, nhà bác học Nga Đ.I.Mendelev (1834-1907) đã sắp xếp khoảng 60
nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn theo chiều tăng dần của nguyên tử khối. Tuy
nhiên cách sắp xếp này có một số trường hợp ngoại lệ.
Cho đến nay bảng tuần hồn có hơn một trăm ngun tố và được sắp xếp theo
chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần,

tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng biến thiên tuần hồn theo chiều tăng
điện tích hạt nhân.
Có 2 dạng bảng thường gặp.
Dạng bảng dài
Có 7 chu kỳ (mỗi chu kỳ là 1 hàng), 18 nhóm. Các nhóm được chia thành 2 loại:
Nhóm A (gồm các nguyên tố s và p) và nhóm B (gồm những nguyên tố d và f). Những
nguyên tố ở nhóm B đều là kim loại.

Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học

Trang 14


Hình 1. 1: Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học (bảng dài)
Chú thích:
* : Họ lantan
**: Họ actini
Dạng bảng ngắn
Có 7 chu kỳ; 8 nhóm. Mỗi nhóm có 2 phân nhóm: Phân nhóm chính (gồm các
ngun tố s và p - ứng với nhóm A trong bảng dài) và phân nhóm phụ (gồm các nguyên
tố d và f - ứng với nhóm B trong bảng dài). Hai họ nguyên tố f (họ lantan và họ actini)
được xếp thành 2 hàng riêng.

Hình 1. 2: Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học (bảng ngắn)
a. Cấu trúc bảng tuần hồn
Gồm có ơ ngun tố, chu kỳ, nhóm.
Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học

Trang 15



Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tố khối
của nguyên tố đó.

Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron
trong nguyên tử.
Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của ngun tố trong bảng tuần hồn
Thí dụ: Số hiệu nguyên tử của Mg là 12 cho biết: Mg ở ô số 12, điện tích hạt nhân
của nguyên tử magie là 12+ ( hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 12), có 12 lectron trong
nguyên tử magie.
Chu kỳ:
Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và
được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron.
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ, trong đó có các chu kỳ 1,2,3 được gọi là chu kỳ nhỏ. Các
chu kỳ 4,5,6,7 được gọi là chu kỳ lớn.
Thí dụ: Quan sát bảng hệ thống tuần hoàn, ta thấy:
Chu kỳ 1: Gồm nguyên tố H và He, có 1 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích
hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+.
Chu kỳ 2: Gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne, có 2 lớp electron trong ngun tử. Điện
tích hạt nhân tăng dần từ Li là 3+,… đến Ne là 10+.
Chu kỳ 3: Gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar, có 3 lớp lectron trong ngun tử. Điện
tích hạt nhân tăng dần từ Na là 11+,… đến Ar là 18+.
Nhóm:
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp ngồi cùng bằng nhau
và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân nguyên tử.
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngồi cùng của ngun tử.
Thí dụ: quan sát bảng tuần hồn ta thấy:
Nhóm I:

- Gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng đều có 1
electron lớp ngồi cùng.
- Điện tích hạt nhân tăng từ Li (3+),… đến Fr (87+).
Nhóm VII:
Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học

Trang 16


- Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh. Ngun tử của chúng đều có 7
lectron ở lớp ngồi cùng.
- Điện tích hạt nhân tăng từ F (9+),... đến At (85+).
− khác như COS, CS2, mercaptan RSH, thiophen…gây độc hại cho người sử
dụng và ô nhiễm môi trường, ngộ độc xúc tác, và gây nhiều khó khăn cho q
trình vận chuyển và sử dụng. Trong công nghiệp chủ yếu dùng phương pháp
hấp thụ để làm sạch CO2, H2S. Để làm sạch khí đồng thời khỏi CO2, H2S và
nước, người ta ứng dụng hỗn hợp etanol amin với etylen glycol.
− Sau q trình làm sạch, tách nước, khí tiếp tục được chế biến qua các giai đoạn
như chưng cất, ngưng tụ… tùy theo mục đích và cơng nghệ của q trình chế
biến chúng ta thu được các sản phẩm quan trọng khác như: sale gas (khí thương
mại), LPG, LNG, metan, etan, propan, butan, condensat…
1.2.2. Phân loại các nguyên tố hóa học theo chu kỳ
Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
− Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 electron.
− Lực hút giữa hạt nhân và electron hố trị ở lớp ngồi cùng tăng dần, làm bán
kính nguyên tử giảm dần. Do đó:
+ Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
+ Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Tính bazơ của các oxit, hydroxit giảm dần, tính axit của chúng tăng dần.
− Hố trị cao nhất đối với oxi tăng từ I đến VII. Hố trị đối với hydro giảm từ

IV (nhóm IV) đến I (nhóm VII).
− Tính kim loại của các ngun tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các
nguyên tố tăng dần
Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, cuối chu kỳ là halogen, kết thúc chu kỳ là khí
hiếm.
Ví dụ: quan sát chu kỳ 2 ta thấy:
- Chu kỳ 2: gồm 8 nguyên tố:

+ Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ 2 tăng
dần từ 1 (Li ở nhóm I) đến 8 (Ne ở nhóm VIII)
+ Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần
+ Đầu chu kỳ là một kim loại mạnh (Li), cuối chu kỳ là một phi kim mạnh (F),
kết thúc chu kỳ là một khí hiếm (Ne)
1.2.3. Phân loại các nguyên tố hóa học theo nhóm
Trong một phân nhóm chính (nhóm A) khi đi từ trên xuống dưới theo chiều
tăng điện tích hạt nhân.

Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học

Trang 17


- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần (bán kính nguyên tử tăng),
nên lực hút giữa hạt nhân và các electron ở lớp ngoài cùng yếu dần, tức là
khả năng nhường electron của nguyên tử tăng dần. Do đó, tính kim loại của
các nguyên tố tăng đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ví dụ: quan sát nhóm I ta thấy:
Nhóm I gồm 6 nguyên tố từ Li đến Fr.
+ Số lớp electron ngoài cùng tăng dần từ 2 đến 7
+ Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử đều bằng 1

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Đầu nhóm, Li là kim loại
hoạt động hóa học mạnh, đến cuối nhóm Fr là kim loại hoạt động hóa học
rất mạnh
- Tính bazơ của các oxit, hydroxit tăng dần, tính axit của chúng
giảm dần.
- Hoá trị cao nhất với oxi (hoá trị dương) của các nguyên tố bằng
số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó.
❖ TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu:
- Bảng tuần hồn hóa học.
- Cấu trúc, phân loại các nguyên tố trong bảng tuần hồn hóa học.
❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
1. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z= 19,20,21,22. Xác định chu kỳ
và phân nhóm của các ngun tố trên?
2. Hãy trình bày tính chất biến thiên (độ âm điện, bán kính, điện tích hạt nhân,…)của
các nguyên tố trong cùng một phân nhóm (hoặc chu kỳ)?
3. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm V. Viết cấu hình electron của
R.
4. Kali có cấu hình electron nên Kali có 1 electron ở lớp ngồi cùng thuộc phân lớp
nào?
5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố R là: 3s23p4. R thuộc chu kỳ nào?
Nhóm nào?

Chương 1: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học

Trang 18


CHƯƠNG 2: CÁC HỢP CHẤT PHI KIM ĐẶC TRƯNG
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu về một số nội dung cơ bản liên quan đến Các hợp chất phi kim để
người học có được kiến thức nền tảng cho các môn học,mô đun sau này.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
-

Trình bày được tính chất hóa học của oxy, lưu huỳnh, cacbon và các hợp chất

đặc trưng.
-

Trình bày được những ứng dụng và phương pháp điều chế các nguyên tố và

hợp chất của clo, oxy, lưu huỳnh và cacbon
➢ Về kỹ năng:
-

Viết được các phản ứng hóa học xảy ra, tính tốn được các bài tập liên quan.

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
-

Học sinh có tính nghiêm túc, cẩn thận, kỷ luật cao trong học tập, có khả năng

làm việc theo nhóm.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2
-

Đối với người dạy:

+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp phù hợp với
bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: Học tập trung.

-

Đối với người học:
+ Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ;
+ Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng;
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập;
+ Tuân thủ quy định an tồn, giờ giấc.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học lý thuyết.

-

Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

-

Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo án, giáo trình.

-

Các điều kiện khác: Khơng có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2

Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 19


-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp, bảng kiểm)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm).
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không.
NỘI DUNG CHƯƠNG 2
2.1.

OXI VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA OXI

2.1.1. Oxi
a. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA, chu kỳ 2 của bảng tuần
hồn các ngun tố hóa học.
Ngun tử oxi có cấu hình electron là: 1s22s22p4, lớp ngồi cùng có 6 electron,
dễ dàng thu 2e để bão hịa lớp electron ngồi cùng. Oxi là chất oxi hóa mạnh:
O2 +4e-→ O2−
Trong điều kiện thường, phân tử oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên
kết cộng hóa trị khơng cực, cơng thức cấu tạo của phân tử oxi là O=O.
Oxi có 3 đồng vị trong tự nhiên: 16O (99.76%); 17O (0.037%); 18O (0.2%)
b. Tính chất vật lý
Khí oxi khơng màu, khơng mùi, khơng vị, hơi nặng hơn khơng khí: d1.1
Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, hóa rắn ở -219oC
Khí oxi tan ít trong nước (100 ml nước ở 20oC, 1atm hịa tan được 3,1 ml khí oxi.
Độ tan của khí oxi ở 20oC, 1atm là 0,0043g trong 100g H2O.
Ozon là chất khí mùi xốc, màu xanh da trời.
c. Tính chất hóa học
Khi tham gia phản ứng, ngun tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ
âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).
Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh. Trong
các hợp chất (trừ hợp chất với flo), oxi có số oxi hóa là -2.
− Tác dụng với kim loại
Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 20


Oxioxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) để tạo thành oxit
2Fe + O2→ 2FeO
− Đối với phi kim (trừ halogen) oxi tác dụng trực tiếp khi đốt nóng (riêng P trắng
tác dụng với O2 ở to thường)
t

S + O2 ⎯⎯
→ SO2
o

t
→ CO2
C + O2 ⎯⎯
d. Ứng dụng và điều chế
• Ứng dụng
Oxi có vai trị quyết định đối với sự sống của người và động vật. Mỗi người mỗi
ngày cần từ 20 – 30 m3 không khí để thở.
Hằng năm, các nước trên thế giới sản xuất ra hàng trục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu
cầu cho các ngành cơng nghiệp.
• Điều chế oxi trong phịng thí nghiệm
Người ta điều chế oxi trong phịng thí nghiệm bằng cách phân hủy những hợp
chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4, KClO3:
o

t
→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KMnO4 ⎯⎯
• Sản xuất oxi trong cơng nghiệp
Từ khơng khí: Khơng khí sau khi được loại bỏ hết hơi nước, bụi, khí cacbon đioxit
được hóa lỏng. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng thu được oxi. Oxi được vận chuyển
trong những bình thép dung tích 100 lít dưới áp suất 150 atm.
Từ nước: Điện phân nước (nước có hịa tan một ít H2SO4 hoặc NaOH để tăng tính
dẫn điện của nước ), người ta thu được khí oxi ở cực dương và khí hydro ở cực âm:
2H2O → H2 + O2
o


2.1.2. Ozon
a. Tính chất
Ozon là một dạng thù hình của oxi. Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa
lỏng ở nhiệt độ -1120C. Khí ozon tan trong nước nhiều hơn so với khí oxi (100 ml nước
ở 0oC hòa tan được 49 ml ozon.
Ozon là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi, do nó
khơng bền, bị phân huỷ thành oxi tự do.
O3 = O2 +O
Ozon oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và hợp chất
hữu cơ, vơ cơ. Ở điều kiện bình thường, oxi khơng oxi hóa được bạc, nhưng ozon oxi
hóa được bạc thành bạc oxit.
2Ag + O3→ Ag2O + O2 
O3 đẩy được iot khỏi dung dịch KI (O2 khơng có phản ứng này).
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
b. Ozon trong tự nhiên
Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện (tia chớp, sét). Trên
mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 21


Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao, cách mặt đất từ 20-30 km. Tầng
ozon được hình thành là do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi thành
ozon.
3O2tia tử ngoại 2O3
Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại tầng cao của khơng khí, bảo vệ con người và các
sinh vật trên mặt đất tránh được các tác hại của tia này.
c. Ứng dụng
Khơng khí chứa một lượng rất nhỏ ozon (dưới 1 phần triệu theo thể tích) có tác

dụng làm cho khơng khí trong lành. Nhưng với một lượng lớn hơn sẽ có hại cho con
người.
Những ứng dụng của ozon là dựa vào tính oxi hóa mạnh của nó
− Trong cơng nghiệp, người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều
vật phẩm khác...
− Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng.
− Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt
2.2.

LƯU HUỲNH VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

2.2.1. Lưu huỳnh
a. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3 của
bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
Ngun tử lưu huỳnh có cấu hình electron 1s22s22p63s23p4. Lớp ngồi cùng có
6e.
b. Tính chất
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương S và lưu huỳnh đơn tà S.
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa học
giống nhau. Hai thù hình này có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt
độ.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng nhạt, không tan trong H2O, tan trong một số
dung môi hữu cơ như: CCl4, C6H6, rượu…dẫn nhiệt, dẫn điện rất kém.
Ở nhiệt độ thấp hơn 1130C, S và S là những chất màu vàng. Phân tử lưu huỳnh
có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch vòng.
Ở 1190C, cả S và S đều nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, rất linh động. Ở
nhiệt độ 1870C lưu huỳnh lỏng trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ. Ở 4450C lưu huỳnh

sơi, các phân tử lưu huỳnh bị phá vỡ thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi.
Cấu hình electron của nguyên tử S: 1s22s22p63s23p4. Như vậy, ngun tử S có 6e
ở lớp ngồi cùng. Nguyên tử S có độ âm điện là 2,58.
Khi lưu huỳnh tham gia phản ứng với kim loại hoặc hydro, số oxi hóa của nó từ
0 giảm xuống -2.

Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 22


Khi lưu huỳnh tham gia phản ứng với phi kim họat động mạnh hơn, số oxi hóa
tăng từ 0 lên +4 hoặc +6.
Như vậy, đơn chất lưu huỳnh khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của nó
có thể giảm hoặc tăng. Ta nói, lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh hoạt động kém so với oxi. Ở nhiệt độ cao, lưu
huỳnh phản ứng được với nhiều phi kim và kim loại.
- Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hydro
Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua và với
khí hydro tạo thành khí hydro sunfua:
t
S + Fe ⎯⎯
→ FeS
o

t
S + H2 ⎯⎯
→ H2S
Thủy ngân tác dụng với S ở ngay nhiệt độ thường
S + Hg → HgS

- Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn như flo,
oxi, clo...
o

t
S + O2 ⎯⎯
→ SO2
S + 3F2 → SF6
- Lưu huỳnh tác dụng với axit oxi hóa
S + 2HNO3→ H2SO4 + 2NO
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
c. Ứng dụng và sản xuất
Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp:
− 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất H2SO4
− 10% lượng lưu huỳnh cịn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy
trắng bột giấy, diêm, chất dẻo ebonic, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm
trong nông nghiệp...
Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành những mỏ lớn
trong vỏ trái đất. Ngoài ra, lưu huỳnh cịn có ở dạng hợp chất như các muối sunfat, muối
sunfua...
Để khai thác lưu huỳnh trong mỏ lưu huỳnh, người ta dùng thiết bị đặc biệt để
nén nước siêu nóng 1700C vào mỏ làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất. Sau đó,
lưu huỳnh được tách ra khỏi các tạp chất.
o

2.2.2. Hydro sunfua
a. Tính chất
Tính chất vật lí
Hydro sunfua H2S là chất khí, khơng màu, mùi trứng thối và rất độc. Chỉ 0,1%

H2S có trong khơng khí đã gây ơ nhiễm nặng. Hydro sunfua nặng hơn khơng khí d1.17,
hóa lỏng ở nhiệt độ -600C, tan ít trong nước (ở 200C và 1 atm, khí này có độ tan là 0,38
g trong 100 g nước).
Tính chất hóa học
Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 23


− Tính axit yếu
Hydro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit
cacbonic), có tên là axit sunfuhyđric H2S
Axit sunfuhydric tác dụng với dung dịch bazơ như NaOH tạo nên 2 muối: muối
trung hòa như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS− Tính khử mạnh
Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2. Khi tham
gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào điều kiện của phản ứng mà lưu huỳnh có số oxi hóa
-2 có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +4, +6. Do đó,
hydro sunfua có tính khử mạnh (dễ bị oxi hóa).
Những phản ứng sau chứng tỏ tính chất trên
− Trong những điều kiện bình thường, dung dịch H2S tiếp xúc với oxi của khơng
khí, dần trở nên vẩn đục màu vàng do H2S bị oxi hóa thành So:
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
− Khi đốt khí H2S trong khơng khí, khí này cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt
theo phương trình:
t
→ 2H2O + 2SO2
2H2S + 3O2 ⎯⎯
− Nếu đốt cháy khí H2S ở nhiệt độ khơng cao hoặc thiếu oxi, khí H2S bị oxi hóa
thành lưu huỳnh tự do, màu vàng.
o


t
→ 3S + 2H2O
2H2S + SO2 ⎯⎯
− Khi gặp chất oxi hố mạnh như Cl2, S-2 có thể bị oxi hoá đến S+6:
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
− H2S là axit yếu. Muối sunfua trung tính (ví dụ ZnS) hầu hết ít tan trong H2O.
Chỉ có sunfua kim loại kiềm, kiềm thổ tan nhiều.
− Để nhận biết H2S hoặc muối sunfua (S2-) dùng muối chì, kết tủa PbS màu đen
sẽ xuất hiện:
Pb(NO3)2 + Na2S → NaNO3 + PbS
b. Trạng thái tự nhiên và điều chế
Trong tự nhiên hydro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, và bốc
ra từ xác chết của người, động vật...
Trong cơng nghiệp, người ta khơng sản xuất khí hydro sunfua.
Trong phịng thí nghiệm, người ta điều chế bằng phản ứng hóa học của dung dịch
axit clohiđric với sắt II sunfua:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
o

2.2.3. Lưu huỳnh đioxit (SO2)
a. Tính chất
Tính chất vật lí
Lưu huỳnh đioxit SO2 (khí sunfur) là chất khí khơng màu, mùi hắc, nặng hơn
khơng khí: d 2.2, hóa lỏng ở -100C, tan nhiều trong nước (ở 200C, 1 thể tích nước hịa
tan được 40 thể tích khí SO2). Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải khí có khí này
sẽ gây viêm đường hô hấp.
Chương 2: Các hợp chất phi kim đặc trưng

Trang 24



×