Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận án phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 167 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
11

BLHS

Bộ luật Hình sự

22

CAND

Cơng an nhân dân

33

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

44

CQĐT

Cơ quan Điều tra

55

HĐND

Hội đồng nhân dân


66

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân

77

TAND

Tịa án nhân dân

88

THTP

Tình hình tội phạm

99

TTXH

Trật tự xã hội

110

UBND

Ủy ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phịng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang
tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm qua đó làm giảm và tiến tới loại bỏ tình hình tội phạm. Về
mặt lý luận phịng ngừa tội phạm có thể được nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vi
khác nhau như: phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phịng ngừa tội nhóm
tội phạm, tội phạm cụ thể trên địa bàn cả nước hoặc trên những địa bàn của từng
khu vực, địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc quan
trọng của phòng ngừa tội phạm là nguyên tắc cụ thể hóa các biện pháp phịng ngừa
tội phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phòng ngừa tội phạm phải gắn với những địa
bàn với những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử riêng và với các tội phạm
và nhóm tội phạm cụ thể thì cần có những giải pháp phịng ngừa phù hợp với những
đặc điểm riêng đó.
Vùng Đơng Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng diện tích vào loại nhỏ so với các
vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (15 triệu người, năm 2014), nhưng
lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội cùng với mặt trái của kinh tế thị trường cũng
mang đến cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ khơng ít những nguy cơ, thách thức, đặc biệt là
trong cơng tác giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn. Những năm qua, tình hình tội phạm nói
chung và tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đơng Nam
Bộ có diễn biến phức tạp, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Bên cạnh đó,
Cơng tác điều tra truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự xã hội ở khu vực này
chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt đối với một số loại tội phạm xảy ra phổ biến ở
địa bàn thành phố, thị xã, công nghiệp như các tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông, đánh bạc và tổ chức đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, chứa và môi
giới mại dâm…
Điều đó cho thấy, hoạt động phịng ngừa tội phạm của các cơ quan chức

năng vẫn chưa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
1


hoạt động phịng ngừa tội phạm đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tội phạm chưa khoa học và khả thi chưa tốt, chưa gắn với
điều kiện đặc thù mang tính chất vùng miền và chưa cụ thể hóa các biện pháp
phịng ngừa đối với những nhóm tội khác nhau trong phịng ngừa tội phạm. Bên
cạnh đó, cơng tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong phòng ngừa tội
phạm chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Có trường hợp do nhận thức cảm tính dẫn đến
hoạt động phịng ngừa thiếu khoa học, thiếu đồng bộ và khách quan; nhiều cơ quan,
ban ngành chưa xác định đúng vai trị, vị trí, tính chất, ý nghĩa, nội dung và mục
đích của hoạt động phịng ngừa tội phạm nên đã tiến hành một cách hời hợt, qua
loa, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến mắc phải những sai lầm, thiếu sót, gây ra
những khó khăn, phức tạp cho hoạt động phòng ngừa tội phạm dẫn đến phát sinh tội
phạm làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khác trong đời sống pháp lý, kinh tế,
chính trị xã hội và gây ra những bức xúc trong đời sống nhân dân.
Về lý luận, lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung đã và đang được
nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, lý luận về phòng ngừa tội phạm cũng đang
địi hỏi cần cụ thể hóa lý luận phịng ngừa tội phạm nói chung vào những nhóm
tội phạm, tội phạm cụ thể ở các địa bàn khác nhau đồn thời qua đó bổ sung, làm
phong phú thêm lý luận về phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, hiện nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về phòng ngừa tội
phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn Vùng Đông Nam bộ nhằm cung cấp
cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ở khu vực này.
Từ yêu cầu về mặt lý luận và thực đó, đặt ra nhu cầu cần cụ thể hóa lý luận về
phịng ngừa tội phạm vào đánh giá thực tiễn phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự
xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ. Đồng thời qua thực tiễn phòng ngừa tội
phạm xâm phạm trật tự xã hội Vùng Đông Nam bộ chỉ ra những yếu tố đặc thù của

khu vực về tình hình tội phạm, đặc biệt là các yếu tố làm phát sinh nguyên nhân,
điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội của khu vực này nhằm
cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm về trật tự xã
2


hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu của
hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm trật tự xã hội trên
các tỉnh miền Đơng Nam Bộ nói riêng, việc nghiên cứu đề tài: Phịng ngừa tình hình các
tội xâm phạm về trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ” là có ý
nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn và có tính cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là thơng qua lý luận về phịng ngừa tội phạm
làm rõ thêm những vấn đề mặt lý luận và dánh giá thực trạng phịng ngừa tình hình
các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đơng Nam bộ, từ đó đề
xuất các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội
trên địa bàn miền Đông Nam bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu, đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong
nước và ngồi nước có liên quan đến cơng tác phịng ngừa tình hình các tội xâm
phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đơng Nam bộ, trên cơ sở đó rút ra
những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển trong luận án;
Hai là, phân tích làm rõ thêm những vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình
các tội xâm phạm trật tự xã hội dưới góc độ nghiên cứu của Tội phạm học.
Ba là, trình bày và phân tích thực trạng phịng ngừa tình hình các tội xâm
phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Bốn là, đưa ra các dự báo khoa học về tình hình các tội xâm phạm trật tự xã
hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ và đề xuất các giải pháp tăng cường
phòng ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự và
thực tiễn phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh
miền Đông Nam Bộ để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm. Các tội xâm phạm trật tự xã hội có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều nhóm
tội, tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm an tồn cơng cộng,
trật tự cơng cộng thuộc Chương XIX Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009), Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Về không gian, luận án khảo sát thực trạng cơng tác phịng ngừa tình hình các
tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ; thời gian khảo
sát từ năm 2007 - 2017.
Về phạm vi chủ thể phòng ngừa luận án chỉ tập trung vào hệ thống các chủ
thể phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTTXH trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ
và tập trung vào các hoạt động phòng ngừa của chủ thể nòng cốt là lực lượng
cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH của Công an nhân dân.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu
nêu trên, luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm
cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phịng, chống tội phạm.

Ngồi phương pháp luận kể trên, để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục
đích của đề tài, luận án sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: Phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp;
phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; Phương pháp điều tra, khảo sát; phương
pháp hội thảo và phương pháp tọa đàm chuyên gia.
Đối với từng nội dung cụ thể của luận án, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu,
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
4


(1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương
pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ cơ sở lý
luận về các vấn đề nghiên cứu chủ yếu được áp dụng ở Chương I và Chương II của
luận án.
(2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế; phỏng vấn,
tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các cán bộ trực tiếp thực hiện cơng
tác phịng ngừa tội phạm về trật tự xã hội; phương pháp điều tra, thống kê để thu
thập thực tiễn phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội. Các phương pháp này chủ yếu
được áp dụng ở Chương II, III của luận án.
(3) Phương pháp so sánh được áp dụng ở Chương I nhằm phân tích, đánh giá, từ
đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam; phương pháp phân tích - dự
báo khoa học được áp dụng ở chương III của luận án nhằm định hướng và kiến nghị
những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm về trật tự xã hội.
5. Điểm mới của luận án
5.1. Điểm mới về phương pháp nghiên cứu
- Luận án có áp dụng phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt để đánh giá
mức độ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội đối với sáu đơn vị hành chính ở miền Đông
Nam Bộ; đặc tả mức độ phạm tội theo các cấp độ khác nhau, để nhận thấy những đặc
điểm tương đồng về kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước ở các địa phương, đã tác động vào
người phạm tội gây ra tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội như hiện nay.

- Luận án kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen giữa lý luận và thực tiễn trong quá
trình luận giải tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện, nhân thân người phạm tội
và các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội.
5.2. Điểm mới về quan điểm tiếp cận
Về vấn đề nguyên nhân của tội xâm phạm trật tự xã hội, về phòng ngừa tình
hình tội xâm phạm trật tự xã hội, luận án triển khai áp dụng quan điểm tiếp cận mới,
có bản chất mác-xít như sau:
- Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chính là việc
nghiên cứu quy luật của sự phạm tội; Nguyên nhân và điều kiện của tìnhhình tội
phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học; Nguyên nhân của tình hình tội
5


phạm là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các
yếu tố tâm-sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hồn cảnh, tình
huống nhất định đã dẫn tới việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
pháp luật hình sự quy định là tội phạm; Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm phải được thực hiện thông qua việc làm rõ các yếu tố làm phát
sinh tình hình tội phạm ở mơi trường sống và ở chính bản thân người phạm tội trong
các tình huống khác nhau.
- Luận án tiếp cận các biện pháp phịng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm
học theo hai nội dung chính, bao gồm: Biện pháp loại trừ tội phạm và biện pháp
ngăn chặn tội phạm.Theo đó, biện pháp loại trừ tội phạm là các biện pháp mà Đảng
và Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi công dân tiến hành nhằm triệt tiêu
các yếu tố làm phát sinh tội phạm trong xã hội, nhằm nâng cao mọi mặt của đời
sống xã hội và loại trừ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân
cách của từng cá nhân. Cịn biện pháp ngăn chặn tội phạm thì có các địa chỉ tác
động rõ ràng, vốn đang tồn tại trong xã hội.
5.3. Điểm mới mang tính tổng thể
Thứ nhất, luận án là cơng trình nghiên cứu có tính chun sâu về tội phạm học

của tội xâm phạm trật tự xã hội.
Thứ hai, luận án được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng Cộng
sản Việt Nam về chủ trương kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, áp dụng để giải quyết ba vấn đề lớn được đặt ra từ tình hình các tội
xâm phạm trật tự xã hội ở Việt Nam.
Đó là:
- Áp dụng lý luận nhận thức Mác-xit để nhận diện và đánh giá thực trạng của
tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua;
- Vận dụng lý luận Mác-xít về nguyên nhân, điều kiện, tức là về quan hệ nhânquả, để chỉ ra những yếu tố làm phát sinh tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội ở
Việt Nam một cách triệt để, đồng bộ và hệ thống;
- Kết hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam và lý luận tội phạm học
Mác- xít về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, luận án đã kiến giải được hệ
6


thống các biện pháp phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội một cách
đầy đủ và biện chứng.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu,
sơ đồ, biểu đồ, Luận án được kết cấu thành 04 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phịng ngừa tình hình các tội xâm
phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự
xã hội
Chương 3: Thực trạng phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa
bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã
hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ

7



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Nghiên cứu về tội phạm học nói chung và phịng ngừa tội phạm nói riêng,
cũng như nghiên cứu về phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội đã
được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới quan tâm. Hiện nay cũng đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố về phịng ngừa tình hình các tội phạm
cũng như phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm về trật tự xã hội. Có thể kể đến
các cơng trình nghiên cứu sau:
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu chung về tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm
Tội phạm học là khoa học ra đời khá muộn so với nhiều ngành khoa học xã
hội khác như chính trị, triết học, kinh tế hay luật học. Trên thế giới hiện nay, các
nhà tội phạm học đã đưa ra nhiều khái niệm về tội phạm thể hiện trong các trường
phái tội phạm học khác nhau. Có trường phái coi tội phạm học như là một lính vực
kiến thức về khía cạnh xã hội của tội phạm. Tiêu biểu cho trường phái này là các
nhà tội phạm học Edwin H. Suntherlan, Donald R. Cressey, David F. Luckenbill.
Edwin H. Suntherlan cho rằng: Tội phạm học là lĩnh vực tri thức tập trung vào các
vấn đề xã hội của tội phạm. Tội phạm học tập trung vào 3 lĩnh vực cơ bản: xã hội
học pháp luật, phân tích nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm [81]. Tiếp
theo đó, quan điểm của Edwind H. Suntherlan đã được nhà tội phạm học Donald
R.Cressey bổ sung: Tội phạm học lính vực kiến thức chủ yếu nghiên cứu về hành vi
phạm tội và tội như một hiện tượng xã hội. Tội phạm học cũng nghiên cứu quá trình
làm luật, vi phạm pháp luật và phản ứng đối với việc vi phạm pháp luật [82]
Các tác giả Rob White và Fiona Haines nghiên cứu về ngành khoa học theo
khía cạnh nguyên nhân của tội phạm, khía cạnh xã hội của vấn đề và viết: “Tội
phạm học là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, có phạm vi nghiên cứu của tội phạm
học rất rộng liên quan đến khía cạnh xã hội học pháp luật, nguyên nhân của tội

phạm và sự phản ứng của xã hội đối với tội phạm… với sự khảo sát sâu hơn về các
thể chế của tư pháp hình sự… [83]. Các nhà tội phạm học thời kỳ đó khi nghiên cứu
khơng có chung phương pháp luận, do đó dẫn đến nhiều quan điểm, nhiều trường
8


phái, tự do. Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, các nhà tội phạm học đã đưa ra được nhiều
quan điểm chung về tội phạm học và các cơng trình nghiên cứu về tội phạm học đã
toàn diện và sâu sắc hơn về đối tượng, đặc tính khoa học.
Trường phái tội phạm học thứ hai cho rằng tội phạm học có nhiệm vụ tìm ra
nguyên nhân của tội phạm. Tiêu biểu cho trường phái này là quan điểm của Genero
F. Vito, Ronald M. Holmes, Calarence Ray Jeferry. Trường phái này cho rằng: Tội
phạm học nghiên cứu 3 lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử lý tội phạm và giải thích về
tội phạm cũng như hành vi phạm tội [84]
Trường phái thứ ba về tội phạm học coi tội phạm học như là khoa học nghiên
cứu về tội phạm với những đặc tính riêng biệt. Đại diện cho trường phái này là các
nhà tội phạm học như Clemens Bartollas, Simon Diniz, Gegg Barak. Tác giả Gregg
Barak cho rằng: Tội phạm học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành với kiến thức đa
dạng về nguyên nhân của tội phạm, hành vi của người phạm tội, thực tiễn phịng
ngừa

tội

phạm



các

chính


sách

phịng

ngừa

tội

phạm.[85]

Tiến sĩ Tom O’Connor làm việc tại Justice Studies Departement North Carolina
Weslyeyan Colegge Roky Mount, Nc 27804 thì cho rằng: Tội phạm học là khoa học
nghiên cứu về tỷ lệ tội phạm, nguyên nhân dẫn tới cá nhân hay nhóm ngươi phạm
tội, phản ứng của cộng đồng xã hội đối với tội phạm [86]
Về mặt phương pháp luận, cơng trình xác định tội phạm là một hiện tượng xã
hội, phương hướng đấu tranh chống tội phạm cơ bản nhất là phịng ngừa tội phạm.
Do đó, phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các biện pháp để loại
trừ các nguyên nhân đó.
Qua những phân tích ở trên cho thấy đây là một cơng trình nghiên cứu khoa
học tương đối tồn diện, đã làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp lý chung của
phòng ngừa tội phạm trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tác giả cũng đã phân
tích phương pháp, đặc trưng, chủ thể chính, các chủ thể phối hợp, các đối tượng của
hoạt động phòng ngừa tội phạm trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy cơng
trình nghiên cứu đã được thực hiện lâu nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay ở Việt Nam, nó vẫn có giá trị tham khảo để nghiên cứu cơ sở lý luận,
tổng kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý của các biện pháp phịng ngừa tội phạm,
trong đó có các tội xâm phạm trật tự xã hội và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
9



quả các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm về trật tự xã hội của lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Tội phạm học Xã hội chủ nghĩa cũng dành sự quan tâm lớn đối với việc
nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm. Có thể kể một số cơng trình tiêu biểu
củ tội phạm học xã hội chủ nghĩa như:
- Shestakob D.A, “Tội phạm học”, Mátxcơva, Liên bang Nga, Nhà xuất bản
“Trung tâm pháp lý, Prees”, năm 2006 [87]. Cơng trình đã chỉ rõ cơ sở lý luận của tội
phạm học và những lĩnh vực mới của tội phạm học. Trong nội dung cơ sở lý luận của
tội phạm, tác giả đã đề cập đến hành vi phạm tội phổ biến, nguyên nhân dẫn đến hành
vi phạm tội trong xã hội. Bên cạnh đó, đối với nội dung những lĩnh vực mới của tội
phạm học tác giả đã tập trung đề cập hai loại tội phạm mới đó là tội phạm gia đình và
tội phạm chính trị. Tác giả đã chỉ ra biện pháp phịng ngừa tội phạm là tìm ra các
ngun nhân của tội phạm, từ đó làm triệt tiêu các ngun nhân, điều kiện của tội
phạm. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu khơng đề cập đến hoạt động phịng ngừa tại
một địa bàn cụ thể gắn với tính chất đặc thù liên quan đến các tội xâm phạm trật tự
xã hội.
Minkovskij G.M trong cơng trình Cơ sở lý luận của việc phịng ngừa tội
phạm”.[88] đã nghiên cứu tồn diện, đã làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp
lý chung của phịng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích
phương pháp, đặc trưng, chủ thể chính, các chủ thể phối hợp, các đối tượng của các
hoạt động phòng ngừa tội phạm trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy cơng
trình nêu trên nghiên cứu đã lâu nhưng trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, nó vẫn có giá trị tham khảo hữu ích để nghiên cứu cơ sở lý luận,
tổng kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý của các biện pháp phòng ngừa tội phạm;
đề xuất các giải pháp phòng ngừa một nhóm tội phạm cụ thể hay phịng ngừa tội
phạm ở một địa bàn cụ thể
Tac giả Melinikova E.B trong cơng trình “Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh,
thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa” [88], chỉ ra những nguyên nhân chủ
yếu, như: sự thiếu thốn về vật chất của tội phạm, trong xã hội tư sản, hoàn cảnh vật

chất ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân thân con người về cách xử sự của
họ, sự ảnh hưởng này lại càng lớn đối với những người chưa thành niên, khi mà họ
10


chưa hoàn toàn được đặt vào trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, khơng có kinh
nghiệm sống, khơng có nghề nghiệp, trình độ học vấn chưa vững chắc... Bên cạnh
đó, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo làm ảnh hưởng tới cách xử sự của thanh, thiếu
niên trong các gia đình; trong đó, có hai trường hợp đối ngược nhau cùng xảy ra,
trường hợp thứ nhất phát sinh từ kết quả của các điều kiện vật chất và điều kiện xã
hội khó khăn của con người; trường hợp thứ hai, kết quả của những nhu cầu quá
mức có thể thoả mãn được, phát sinh trong các tầng lớp giàu có trong xã hội. Quan
trọng hơn, quan niệm về quyền tự do hành động mà không bị trừng phạt, khi người
nghèo phạm tội thì thường xuyên bị đưa ra toà để làm gương cho người khác, trong
khi người giàu phạm tội thì chỉ bị xem xét, giải quyết theo cách thức ngoài toà án.
Tác giả đã chỉ ra những nguyên lý cơ bản và nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, từ những nguyên nhân đó, để
nghiên cứu và đánh giá những giải pháp được đề xuất nhằm phòng ngừa các tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa trong những
thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt
là khoa học, kỹ thuật phát triển như hiện nay, các nguyên nhân và điều kiện phát
sinh tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên được phân tích trong cơng trình
nghiên cứu trên khơng cịn phù hợp. Bên cạnh đó, cơng trình của tác giả Melinikova
E.B cũng mới chỉ phân tích và làm rõ nguyên nhân phạm tội của một nhóm người là
những người chưa thành niên.
Tóm lại, nghiên cứu ở một số nước cho thấy, đã có một số cơng trình nghiên
cứu về hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa các tội xâm phạm
trật tự xã hội nói riêng, các cơng trình đã lập luận và biện giải những vấn đề cần
thiết phải được hoàn thiện để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm nói chung và
các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng. Có thể nói kết quả nghiên cứu của những

cơng trình này giúp tác giả nhận thức đúng đắn hơn về công tác phịng ngừa tội
phạm nói chung và phịng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng và được
tiếp thu có chọn lọc trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu các cơng trình đã cơng bố ở một số nước nêu trên còn bỏ ngỏ nhiều vấn
đề, như: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, tổ chức các mơ hình phịng
ngừa tội phạm có liên quan đến hoạt động phịng ngừa tội phạm nói chung và tội
11


phạm một số tội danh cụ về trật tự xã hội nói riêng, các kết quả này chưa nghiên
cứu được về hoạt động phịng ngừa tội phạm của một nhóm các tội danh mà chỉ
nghiên cứu ở một tội danh riêng lẻ. Nhiều vấn đề mới chỉ dừng lại ở mức độ thông
tin, chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận án sẽ đề cập là phịng ngừa tình hình các tội
xâm phạm trật tự xã hội và gắn với địa bàn khảo sát trực tiếp là các tỉnh miền Đơng
Nam Bộ.
Việc tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu của các tác giả về vấn đề có liên quan
đến đề tài nghiên cứu rất khó khăn. Do đây là hoạt động nghiệp vụ của lực lượng
chuyên biệt nên không xuất bản, hòa nhập vào Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về phòng ngừa một số tội phạm cụ thể và các tội phạm
xâm phạm trật tự xã hội
Các cơng trình nghiên cứu về phòng ngừa một số tội phạm cụ thể, trong đó có
các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới đề cập đến. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu và phịng ngừa các tội xâm phạm thân thể, Tác giả G.I.
Xetraưrop, (Khoa học nghiên cứu tội phạm, Viện nghiên cứu khoa học Công an, Hà
Nội 1975, Chương XVIII) [90]. Trong tác phẩm của mình tác giả G.I. Xeưtraưrop
đã đưa ra các đặc điểm về tội phạm học đối với những vụ giết người và gây
thương tích nặng, đó là: Những đặc điểm về mặt tội phạm học của tội giết người
và tội cố ý gây thương tích nặng được xem xét chung, vì những nguyên nhân và
điều kiện của các tội phạm này thơng thường có nguồn gốc giống nhau. Xét về

động cơ các tội giết người và tội cố ý gây thương tích nặng cũng giống nhau.
Các cuộc nghiên cứu điển hình cho thấy: Số lượng các vụ cố ý giết người có
chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người và cố
ý gây thương tích được bắt nguồn từ những vấn đề sau: “Trước hết loại tội phạm
này có liên quan đến trình độ văn hố thấp, kết hợp trình độ văn hố thấp với
nghiện rượu của bị cáo đã dẫn họ đi đến gây ra tội phạm nặng”[90.Tr.65]. Thái
độ bàng quan của quần chúng nhân dân là điều kiện để tội phạm giết người, gây
thương tích có thể xảy ra, bên cạnh đó những điều kiện như những thiếu sót
trong hoạt động tuần tra của Cảnh sát và các đội dân phịng; cơng tác quản lí vũ
khí thơ sơ khơng chặt chẽ cũng là những điều kiện của loại tội phạm này.
12


Để phòng ngừa tội phạm xâm phạm thân thể của con người trước hết cần áp
dụng tốt các biện pháp phịng ngừa xã hội nói chung. Bên cạnh đó, cần chú ý áp
dụng các biện pháp khác, như: Đối phó kịp thời và nhạy bén đối với bất cứ hành vi
vi phạm xã hội nào; Tăng cường tuần tra kiểm sốt, đảm bảo trật tự ở những nơi
cơng cộng; Nâng cao tính tích cực của cơng dân trong đấu tranh với loại tội phạm
này; Đấu tranh triệt để với những tình trạng đem vũ khí bất hợp pháp và tun
truyền để nhân dân đem nộp vũ khí mà họ cịn cất giữ; tuân thủ triệt để điều lệ về
giám sát hành chính đối với những người được tha ra khỏi nhà tù và thiết lập sự
kiểm tra của xã hội đối với những người này; nâng cao hiệu quả công tác trinh sát
của cơ quan Cảnh sát; kịp thời khám phá và truy xét có chất lượng những vụ án về
các tội phạm xâm phạm đến thân thể con người .
Trong sách “Bạo lực trong các trường phổ thông”[91], Canueda cho rằng: ở
Nhật Bản, bạo lực trong các trường phổ thông là một vấn đề đáng quan tâm trong
tội phạm học hiện đại. Tình trạng các nhóm lưu manh càn quấy đã đe doạ học sinh
và các thầy cô giáo, hành vi phạm tội của chúng đã gây ra thương tích, giết người và
các thiệt hại khác. Tuy nhiên, các nhóm càn quấy nói trên có tới 95% là các em học
sinh hư hỏng tham gia. Điều gì đã đưa các em học sinh tới những hành vi bạo lực?

Theo tác giả Can Ueda thì nguyên nhân trước hết là sự dồn nén tâm lí và hình thành
ý thức phá hoại; Một số do rèn luyện kém trở nên lỗ mãng, ngỗ ngược, thù hằn, bực
tức, ghen tuông; do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo có nội dung bạo lực rùng
rợn; sự đơ thị hố nhanh phá vỡ xã hội truyền thống, làm phát triển tư tưởng cá thể,
thói ích kỷ…
- Sách tham khảo Bàn tay đen của Ngũ Minh Tâm biên soạn, dịch từ bản tiếng
Trung, Nhà xuất bản Kim Thành, Bắc Kinh do Nguyễn Thị Nại dịch, được nhà xuất
bản CAND phát hành năm 2004 [93].
. Cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề, như: Trộm cắp, mại dâm, thổ phỉ,
lừa đảo… trong đó có 01 chương (từ trang 70 đến trang 111) đề cập đến thực trạng
bắt cóc trong xã hội đương đại của Trung Quốc với các thủ đoạn được minh chứng
bằng các vụ phạm tội cụ thể và cách thức mà lực lượng Cảnh sát của Trung Quốc
đại lục phối hợp với Cảnh sát Hồng Cơng, Ma Cao triệt phá các băng nhóm tội
phạm bắt cóc tống tiền.
13


- Về phòng ngừa các loại tội cụ thể, như tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp phịng ngừa tội phạm này.
Tại Mỹ có những tạp chí như: Business Traveler của Washington Pots, từ
năm 2003 đến năm 2012 đã viết 42 bài báo cảnh báo các thương gia, người nổi
tiếng có thể trở thành nạn nhân của các vụ bắt cóc. Trong các bài viết của những tạp
chí này về tội phạm BCNCĐTS thường đưa ra các khuyến cáo về địa điểm nguy
hiểm không nên đến; nêu lên thủ đoạn của tội phạm bắt cóc tống tiền ở từng khu
vực, từng quốc gia; đưa ra những giải pháp định hướng cho người có thể trở thành
nạn nhân trong các vụ bắt cóc, như: Khơng nên chống cự nếu đối tượng có vũ khí,
cấy các thiết bị định vị trên cơ thể; cấy các con chíp điện tử trên người để định vị và
xác định chính xác tọa độ của người bị bắt cóc thơng qua thiết bị vệ tinh; lắp đặt
thiết bị điện tử có khả năng định vị trên các phương tiện cá nhân để có thể giúp cho
việc giải cứu con tin được thuận lợi… Trước vấn nạn ngày càng tăng của loại hình

tội phạm này, nhiều quốc gia đã có những biện pháp riêng để đối phó. Nước Mỹ đã
triển khai trên tồn quốc một hệ thống cảnh báo có tên “Amber Alert” nhằm tuyên
truyền cơng khai những vụ bắt cóc trẻ em và tội phạm bắt cóc con tin địi tiền
chuộc. Nước láng giềng Canada cũng xây dựng một hệ thống cảnh báo tương tự để
phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm BCNCĐTS. Đây là một hệ thống có sử dụng các
bảng hiệu điện tử quảng cáo trên đường cao tốc và mạng lưới đài phát thanh truyền
hình địa phương để thơng báo tên, nhận dạng những trẻ em, người bị bắt cóc cũng
như bất cứ một phương tiện giao thông nào bị nghi ngờ có liên quan đến vụ bắt cóc.
Việc “Amber Alert” được triển khai đã giúp phát hiện và cứu được khá nhiều nạn
nhân. Tính đến tháng 3/2012, hệ thống đã giúp tìm kiếm được 1154 đứa trẻ bị bắt
cóc tại Mỹ cũng như Canada [94]. Cịn tại Trung Quốc, chính quyền đã áp dụng
những biện trừng phạt nghiêm khắc (cao nhất là bản án tử hình) để đối phó với tình
trạng bắt cóc và bn bán phụ nữ, trẻ em ngày càng tăng trong vài năm gần đây.
Đối với các quốc gia tại châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Italia, Thụy Sĩ…
các thiết bị cảnh báo bắt cóc của các gia đình được kết nối trực tiếp đến các trung
tâm cảnh sát để hỗ trợ khi gặp nạn. Bên cạnh đó, các kênh truyền hình, các trang
thơng tin điện tử ln đưa tin nhanh chóng về vụ phạm tội bắt cóc tống tiền xảy ra
và đưa ra các khuyến cáo để phòng ngừa loại tội phạm này. Tại các điểm nóng của
14


các quốc gia bất ổn về chính trị và có chiến sự (khu vực Trung Đơng, Bắc Phi, Nam
Á), chính quyền và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cứu trợ nhân đạo luôn
đưa ra khuyến cáo cho cơng dân hoặc người nước ngồi khơng xuất hiện tại những
khu vực nguy hiểm để đề phòng các tổ chức tội phạm, phiến qn nổi loạn, ly khai
bắt cóc địi tiền chuộc. Bên cạnh đó, tại các tuyến đường biển huyết mạch như eo
biển Malắcca hoặc vùng biển Xômali thường xun xảy ra các vụ bắt cóc tàu
thuyền địi tiền chuộc với số lượng lớn, để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm
này, lực lượng hải quân của Nato (khối quân sự Bắc Đại tây dương), Mỹ, Pháp,
Anh, Đức thường xuyên sử dụng tàu chiến, máy bay để truy đuổi, tấn cơng các

nhóm vũ trang chun bắt cóc địi tiền chuộc.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về phịng ngừa tội phạm nói chung
Nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về phịng ngừa tội phạm ở nước ta
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như sau:
- Sách tham khảo: Tội phạm học Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2013
của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm [78] có nội dung đề cập tồn diện đến
cơng tác phịng ngừa các loại tội phạm, trong đó có tội phạm xâm phạm trật tự xã
hội. Tác giả chỉ ra các nguyên nhân, điều kiện của một số loại tội phạm điển hình,
như: Tội phạm xâm phạm nhân thân, tội phạm xâm phạm sở hữu... Trong cuốn
sách, tác giả cũng đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với tội phạm xâm phạm sở
hữu được thể hiện trên các nội dung cơ bản, như: Tuyên truyền để quần chúng nhân
dân chủ động đề phòng và biết cách xử lý khi bị tấn công bằng bạo lực nhằm chiếm
đoạt tài sản; nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng chức năng, trong đó đặc
biệt coi trong hoạt động phịng ngừa của lực lượng Cơng an nhân dân; hồn thiện hệ
thống pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật trong đời sống xã hội; tăng cường
và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan đồn thể trong
phòng ngừa tội phạm.
- Sách tham khảo Sổ tay phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, Nxb Lao
động xã hội, năm 2003 của nhiều tác giả. Cuốn sách được chia làm 3 phần, trong đó
tại phần thứ hai nêu lên vấn đề phòng ngừa tội phạm và trật tự xã hội, như: Ngăn
chặn tình trạng cưỡng đoạt tài sản của học sinh, phòng ngừa hoạt động của tội phạm
15


cướp tài sản, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, trong đó có
hành vi chiếm đoạt trẻ em hoặc bắt cóc con tin. Đây là một cuốn sách đi thẳng vào
những thủ đoạn của tội phạm, chỉ ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu
để người đọc có thể vận dụng trong các tình huống cụ thể.
- Sách tham khảo Tội phạm có tổ chức, lịch sử và vấn đề hôm nay, Nxb Công

an nhân dân, năm 2007 của GS - TS Hồ Trọng Ngũ [39]. Cuốn sách đề cập đến lịch
sử tội phạm có tổ chức trên thế giới với nhiều loại như bn bán vũ khí, ma túy,
bn bán người, trong đó có nạn bắt cóc nơ lệ và thực trạng của tội phạm có tổ chức
trong xã hội đương đại. Cuốn sách nêu lên các biện pháp được nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế sử dụng trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, như: Phong tỏa tài
khoản đen, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng lực lượng chuyên trách để đấu
tranh chống tội phạm có tổ chức…
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước (giai đoạn 1996 - 2000) Khoa học xã hội 2007 2008 của GS.TS Nguyễn Phùng Hồng, PGS.TS Hồ Trọng Ngũ và tập thể tác giả về
“Phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới” [32] đã xác định những căn cứ lý luận
thực tiễn quan trọng cho một chiến lược phòng, chống tội phạm ở cấp quốc gia trong
thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố. Khi bàn về các biện pháp phịng ngừa tội
phạm, các tác giả cho rằng: bằng các hoạt động chun mơn của mình, các cơ quan
chun trách như cơ quan Cơng an tiến hành các hoạt động phịng ngừa cũng tác
động đến hai mức độ: tác động chung (đến các yếu tố, quá trình chung trong xã hội)
và tác động cá biệt (đến những đối tượng cụ thể). Theo GS. TS Nguyễn Phùng Hồng
và PGS. TS Hồ Trọng Ngũ: “Phòng ngừa chuyên biệt hay phòng ngừa nghiệp vụ của
các cơ quan chuyên trách cũng được phân thành hai nhóm biện pháp hoặc có thể gọi
là hai hình thức tiến hành phịng ngừa đó là phịng ngừa chung và phịng ngừa cá
biệt” [32.Tr.195].
Đồng thời, theo kết quả cơng trình nghiên cứu này thì các giải pháp đấu tranh
phịng, chống tội phạm trong thời gian tới: tổ chức tốt công tác nắm tình hình đối
với các đối tượng, tiến hành điều tra cơ bản trên các địa bàn nhất là các địa bàn
trọng điểm, quản lý các đối tượng thuộc diện quản lý nghiệp vụ và tập trung trinh
sát đối với các đối tượng kiểm tra nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh ngăn chặn các hoạt
động của các loại đối tượng trong và ngoài nước xâm phạm an ninh trật tự, tăng
16


cường công tác điều tra, bắt giữ, xử lý kiên quyết tội phạm, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Mặt khác, GS. TS. Nguyễn Phùng Hồng và các đồng sự đã phân tích những
nội dung phịng ngừa tội phạm cho cả một thời kỳ, đây là những vấn đề khoa học
lớn. Tuy nhiên, cơng trình này chưa đi sâu phân tích các giải pháp phòng ngừa tội
phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một lực lượng cụ thể, cũng như
phịng ngừa một nhóm tội phạm cụ thể.
- Sách tham khảo Các loại tội phạm xuyên quốc gia, Nxb. Công an nhân dân,
năm 2009 của nhiều tác giả [37]. Cuốn sách bao gồm 16 chương đề cập đến nhiều
loại tội phạm như tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, hành động phạm tội của chủ
nghĩa khủng bố quốc tế, bn người xun quốc gia, trong đó có hành vi bắt cóc
con tin. Cuốn sách cũng đưa ra các biện pháp đấu tranh và trinh sát tội phạm xuyên
quốc gia, quản lý hình sự đối với tội phạm xuyên quốc gia, truy bắt đối tượng phạm
tội xuyên quốc gia, thu hồi tài sản, hỗ trợ tư pháp xử phạt hành vi phạm tội xuyên
quốc gia cho đặc thù của mỗi quốc gia.
- Đề tài cấp nhà nước Phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới, do Đại tá,
PGS, TS Nguyễn Phùng Hồng làm chủ nhiệm, năm 1999, đã đề cập khái quát đến
việc phòng chống các loại tội phạm trong tình hình nước ta mở cửa hội nhập. Đề tài
cũng đưa ra các giải pháp và phương hướng phòng ngừa các loại tội phạm, trong đó
tập trung vào nhóm tội phạm về trật tự xã hội khi đất nước hội nhập sâu rộng trong
bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi.
- Đề tài khoa học cấp Bộ do Cục Cảnh sát hình sự (C14), Tổng cục Cảnh sát
nhân dân, Bộ Công an thực hiện năm 1998, Tổng kết công tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm hình sự trong lịch sử 50 năm (từ năm 1945 đến 1996). Đây là một
công trình khoa học có quy mơ, nghiên cứu cơng phu và nghiêm túc phản ánh về
q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm hình sự ở nước ta từ khi giành được độc
lập đến năm 1996. Đề tài được chia làm 5 chương theo các giai đoạn phát triển và
bối cảnh lịch sử của đất nước, trong đó chủ đạo là đề cập đến các hoạt động đấu
tranh với các loại tội phạm hình sự nổi, như: Giết người, giết người cướp tài sản,
trộm cắp tài sản, hủy hoại tài sản và tội phạm BCNCĐTS, đặc biệt là các vụ bắt cóc
liên tiếp xảy ra những năm cuối 1978 và đầu năm 1979 tại thành phố Hồ Chí Minh
17



có liên quan đến vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga (xảy ra ngày 14/11/1978).
Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong phịng
chống tội phạm hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân như sau: Đấu tranh chống
tội phạm phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, phát huy tính tích
cực của họ; trong đấu tranh nên chủ động phòng ngừa và coi trọng trong điều tra
khám phá; sử dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tuyến, địa bàn,
hệ loại đối tượng, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các cấp ủy
đảng; xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân vững mạnh, đồn kết, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại và có tính hiệp đồng chiến đấu cao nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
- Hội thảo khoa học về Phòng chống tội phạm truyền thống và phi truyền
thống trong điều kiện hội nhập quốc tế do Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công
an tổ chức vào năm 2009 tại Hà Nội với sự tham gia của các Tổng cục Cảnh sát, các
Cục nghiệp vụ, Công an các địa phương, các nhà khoa học và chuyên gia nghiên
cứu về tội phạm. Hội thảo đã đề cập đến thực trạng tội phạm truyền thống và tội
phạm phi truyền thống trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập, nêu lên những thủ
đoạn phổ biến, nguyên nhân - điều kiện của các loại tội phạm và đưa ra những giải
pháp đồng bộ để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra khám phá.
- Sách “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS. TS
Phạm Văn Tỉnh [58] xuất bản năm 2007. Đây là cuốn sách có nội dung cung cấp
kiến thức cơ bản cho công tác nghiên cứu về tình hình tội phạm ở nước ta, đồng
thời phát triển lý luận về tình hình tội phạm ở mức cụ thể hơn, đáp ứng yêu cầu về
nghiên cứu tội phạm học. Cuốn sách chỉ rõ những khái niệm cơ bản và đặc điểm
của tình hình tội phạm, giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện các đặc điểm của
tình hình tội phạm một cách có hệ thống và đầy đủ trong từng đơn vị thời gian nhất
định. Hơn thế nữa, cuốn sách là cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự, đặc
biệt là về tội phạm.
Tác giả đi sâu phân tích khái niệm tình hình tội phạm một cách biện chứng

trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin và đã chỉ ra khách thể
nghiên cứu của tội phạm học là tình hình tội phạm. Theo đó, tác giả đưa ra khái
niệm “tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể
18


và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội
phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh
thổ nhất định và trong một thời gian cụ thể nhất định.”
Ngoài ra, cuốn sách cịn đưa ra khái niệm của bốn đặc điểm tình hình tội
phạm, đó là mức độ của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất
của tình hình tội phạm, động thái của tình hình tội phạm và khái niệm tội phạm ẩn.
Những đặc điểm tội phạm học này cịn được xem xét từ khía cạnh định tính và định
lượng thơng qua các số liệu thống kê tư pháp. Sự luận giải này trên cơ sở cho rằng
tội phạm và tình hình tội phạm thể hiện mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, do
vậy tiếp cận bản chất của tình hình tội phạm với tư cách là cái được phản ánh thông
qua các đặc điểm định tính, định lượng của nó và cần phải xuất phát từ hành vi cụ
thể của con người, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Xác định
được tính quyết định luận của tồn tại xã hội đối với hành vi con người sẽ là cơ sở để
có những biện pháp đấu tranh phịng và chống tội phạm có hiệu quả. Tác giả xác
định phần “hiện” và phần “ẩn” của tình hình tội phạm là mặt hiện tượng, là sự phản
ánh của mặt bản chất bên trong của tình hình đó. Tác giả phân tích rất sâu bản chất
của tình hình tội phạm, tình hình tội phạm ở Viêt Nam qua các giai đoạn.
Nội dung cuốn sách hàm chứa nhiều khái niệm và phương pháp tiếp cận mới
làm phong phú cho lý luận tội phạm học và không những hỗ trợ cho cơ quan tư
pháp hình sự có phương pháp đánh giá tình hình tội phạm, mà cịn cung cấp cho
những nhà nghiên cứu về tội phạm học phương pháp nghiên cứu và những khái
niệm như: cơ số tội danh; cơ số hành vi; tình hình các hành vi nguy hiểm cho xã hội
ở mức độ tội phạm trong thực tế; cấp độ nguy hiểm; phương pháp xác định hệ đặc
điểm chuyên biệt. Đó là những vấn đề giúp ích cho hoạt động nghiên cứu về tội

phạm học, đồng thời giúp cho cả hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa tội phạm một nhóm
tội hoặc từng tội phạm cụ thể
Nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm của một nhóm tội phạm cụ thể
hoặc từng tội phạm cụ thể có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Hội thảo quốc tế Phịng chống bn bán người: Viễn cảnh quốc tế, ASEAN
và Việt Nam do khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 02 tháng 12 năm
19


2010 tại Hà Nội [35]. Tại hội thảo, các đại biểu đề cập đến tình trạng bắt cóc trẻ em
để bn bán, trong số đó có tình trạng bắt cóc trẻ em để chiếm đoạt tài sản. Hội thảo
nêu lên nhiều thủ đoạn bắt cóc trẻ em, như: Lợi dụng ban đêm lẻn vào nhà bắt cóc;
bắt cóc trẻ em tại trường học, vườn hoa, nhà trẻ… Nhiều đại biểu tham dự hội thảo
nêu thực trạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, bọn tội phạm đã lợi dụng
thiết lập đường dây tội phạm mua bán người xuyên quốc gia, trong khi quản lý nhà
nước ta chưa theo kịp, thiếu các chế tài hình sự, hành chính để phòng ngừa, ngăn
chặn và xử lý triệt để... Khắc phục tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần rà
sốt, nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ Việt Nam xây dựng ban hành các
văn bản pháp luật liên quan đến cơng tác phịng, chống tội phạm mua bán người.
- Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Bình “Đấu tranh phịng, chống tội
phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”[2], được bảo vệ năm 2010. Luận án
này đưa ra một số lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung, đưa ra những quan
điểm của Đảng và nhà nước trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói
chung và các tội phạm sử dụng bạo lực nói riêng. Tác giả luận án đã tập trung
nghiên cứu làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm sử dụng bạo lực ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, qua đó tìm ra được những ngun nhân và đưa ra được
những biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này đạt hiệu quả cao nhất.
- Luận án tiến sĩ luật học của Lê Hữu Du “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp
dâm trẻ em trong giai đoạn hiện nay”[25] được bảo vệ năm 2015. Trong luận án

này tác giả đã đưa ra những khái niệm về tình tình tội phạm nói chung, những
ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, cũng như những giải pháp phịng
ngừa tội phạm. Luận án tập trung nghiên cứu kỹ về tình hình tội hiếp dâm trẻ em
trong giai đoạn từ 2007 - 2013, từ đó tìm ra những quy luật của loại tội phạm này,
qua đó tìm hiểu những ngun nhân, đồng thời đưa ra những giải pháp phòng ngừa
loại tội phạm này đạt hiệu quả.
- Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Thị Phương Thảo “Đấu tranh phòng
chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [61]
bảo vệ tháng 01/2016. Luận án này tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu
tranh phòng chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ Nghĩa
Việt Nam. Qua đó nghiên cứu quy định của loại tội này trong Bộ luật hình sự,
20


nghiên cứu tình hình loại tội này, từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát
sinh tội này. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phịng ngừa tội phạm này có hiệu quả.
- Luận án tiến sĩ luật học của Huỳnh Văn Em “Đấu tranh phòng, chống các tội
phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”[28], bảo vệ năm 2015. Luận
án nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và những vấn đề lý luận về đấu tranh phịng chống các tội phạm ma túy nói riêng.
Qua đó nghiên cứu thực trạng nhóm tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này, qua
đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa để nhằm hạn chế, tiến tới ngăn chặn loại tội
phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận án tiến sĩ luật học của Đỗ Kim Tuyến “Đấu tranh phòng, chống tội
cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”[ 69], bảo vệ năm 2001. Luận án này
tác giả nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên
cứu những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này từ đó đưa ra những
giải pháp phịng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm

trên địa bàn các tỉnh Đơng Nam Bộ
Đơng Nam bộ là địa bàn có nhiều đặc điểm đặc thù về kinh tế, xã hội, văn
hóa….so với các khu vực. Điều này cũng tác động đến tính hình tội phạm ở khu vực
này trong thời gian. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa tội phạm ở
khu vực Đông Nam Bộ được tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau. Mục đích chung
của các cơng trình này đều hướng tới tìm ra giải pháp nhằm phịng ngừa có hiệu
quả tình hình tội phạm ở khu vực Đơng Nam Bộ.
Cơng trình: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đơng nam bộ: tình hình,
ngun nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án Tiến sĩ chuyên ngành tội phạm học,
của tác giả Phạm Văn Trung, Học viện Khoa học Xã hội. Trong luận án này, tác giả
phân tíchnhững lý luận và dấu hiệu pháp lý của tình hình tội cướp giật tài sản trên
địa bàn miền Đơng nam bộ từ năm 2007 đến 2016; phân tích tìm ra những nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội cướp giật trên địa bàn miền Đông nam bộ bởi
nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội và những hạn chế
thiếu sót của chủ thể đấu tranh phịng, chống tội phạm. Ngồi ra, dự báo về tình
21


hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông
nam bộ trong thời gian tới. Đồng thời, kiến nghị nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông nam bộ.
Luận án, Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, ngun nhân và giải pháp phịng ngừa của NCS
Đồn Cơng Viên, bảo vệ tại học viện KHXH năm 2018 [75]. Công trình này đã làm
sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình các tội XPSH có tính
chất chiếm đoạt gắn với những đặc thù về vị trí địa lý liên quan đến THTP trên địa
bàn TPHCM. Phân tích đặc điểm nhân thân của người phạm tội và những tình
huống, hồn cảnh hỗ trợ cho hành vi phạm tội xảy ra. Luận án cũng đề xuất những
giải pháp phịng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phù hợp với
thực tiễn trên địa bàn TPHCM .

Luận án “ h ng ngừa tội phạm

các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đ ng Nai”của tác giả Lê Ngọc Quảng, bảo vệ tại học viện KHXH năm 2018. Luận
án đã phân tich, đánh giá thực trạng cơ chế phịng ngừa tội phạm ở các khu cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Làm rõ tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều
kiện tình hình tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đưa ra
một số dự báo về tình hình tội phạm ở các khu công nghiệp trong thời gian tới. Từ
đó, đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu quả phịng ngừa tội phạm ở các
khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. luận án đã làm rõ các đặc trưng phòng
ngừa tội phạm ở các khu cơng nghiệp nói chung và khu cơng nghiệp Đồng Nai nói
riêng; nghiên cứu được hệ thống đồng bộ các giải pháp phịng ngừa tội phạm ở
cáckhu cơng nghiệp, gắn với địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận án, “Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ của tác gài Nguyễn Vinh Huy [31], bảo vệ tại học
Viện KHXh năm 2019, Luận án đã làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm
phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nghiên
cứu phân tích các ngun nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của những người
phạm tội, luận án hướng đến mục đích đề xuất những giải pháp tăng cường phịng ngừa tình
hình tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn các tỉnh miền Đơng
Nam Bộ từ khía cạnh nhân thân người phạm tội.
22


1.2.4. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm
xâm phạm trật tự xã hội.
Hiên nay chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu về phịng ngừa các tội
phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng ở phạm tồn quốc. Đói với
nhóm tội này được tiếp cận và nghiên cứu ở các phạm, mức độ khác nhau về địa

bàn, chủ thể phòng ngừa và đặc biệt dừng ở những tội hoặc nhóm tội cụ thể trong
nhóm tội này.
- Luận án tiến sỹ Luật học: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn
Quang Nghĩa, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2007 [38]. Tác giả đã khái quát
những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội mà chủ thể phòng
ngừa là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; làm rõ tình trạng tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
như: nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản; nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác sưu tra; nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật; tổ
chức và tiến hành có hiệu quả các chuyên án trinh sát; tăng cường trao đổi thông tin
giữa các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân nhằm kết hợp chặt chẽ
giữa cơng tác phịng ngừa với điều tra khám phá; tập trung lực lượng, tiến hành các
biện pháp phịng ngừa có hiệu quả đối với nhóm tội phạm đang gia tăng; kiện toàn
tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật,
kinh phí cho hoạt động phịng ngừa tội phạm.
Đây là cơng trình nghiên cứu chun về phịng ngừa tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội, tác giả Nguyễn Quang Nghĩa đề cập phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật
tự xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Tuy nhiên, hoạt
động phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội mà tác giả nghiên cứu không gắn trực
tiếp với địa bàn khu vực miền Đơng Nam Bộ.
“Những cơng trình này cũng đã đề cập đến từng khía cạnh của các tội xâm
phạm trật tự xã hội và một số giải pháp đấu tranh đối với từng tội phạm riêng lẻ
thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự xã hội nhưng vẫn chưa có cơng trình nào đặt
vấn đề nghiên cứu đầy đủ và tồn diện dưới góc độ tội phạm học trong phịng ngừa
tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội ở địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
23


1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên

cứu trong luận án
1.3.1. Những kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu
Từ q trình khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội, tác giả nhận thấy các cơng
trình nghiên cứu kể trên đạt được một số kết quả cơ bản sau:
Thứ nhất, một số cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên đã phân tích làm rõ
lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm, lý luận về nhân thân người phạm tội và lý luận về phòng ngừa tình hình tội
phạm. Đây là những lý luận cơ bản của tội phạm học. Những lý luận này là những
nền tảng không thể thiếu để luận án sử dụng, ứng dụng vào nghiên cứu làm rõ tình
hình các tội xâm phạm trật tự xã hội; nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội
xâm phạm trật tự xã hội; nhân thân người phạm tội xâm phạm trật tự xã hội và đề
xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội.
Thứ hai, một số cơng trình nghiên cứu về đấu tranh phịng, chống một nhóm
tội hay một loại tội phạm cụ thể. Những cơng trình nghiên cứu này tuy khơng liên
quan trực tiếp đến tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội nhưng đều nghiên cứu
làm rõ tình hình; ngun nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội, loại tội cụ thể;
nhân thân người phạm tội và kiến nghị các biện pháp phịng ngừa tình hình nhóm
tội, loại tội cụ thể. Thơng qua các cơng trình nghiên cứu này, tác giả có thể kế thừa
cách thức, phương pháp triển khai nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống một nhóm
tội, loại tội cụ thể để vận dụng triển khai nghiên cứu về đấu tranh phịng, chống tình
hình các tội xâm phạm trật tự xã hội ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Thứ ba, về phương diện lý luận. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi đã
đề cập và phân tích khá đầy đủ về cơ sở lý luận của phòng ngừa tội phạm, nhất là hệ
thống các biện pháp trong phịng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa các tội
xâm phạm trật tự xã hội nói riêng. Đây là tiền đề cho việc xác định phòng ngừa tình
hình các tội xâm phạm trật tự xã hội ở một khu vực khảo sát nhất định mà luận án sẽ
nghiên cứu. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu này là điểm xuất phát quan trọng, là
tiền đề lý luận để tác giả luận án tiếp tục kế thừa đi vào phân tích cơ sở lý luận của


24


×