1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn
hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi (Luật
Du lịch, 2017). Du lịch cộng đồng bao gồm các loại hình: Du lịch sinh thái, Du lịch
nông nghiệp, nông thôn, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa
(Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, 2012).
Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều
lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không
chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà cịn bảo tồn và phát huy
những nét văn hố độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh
quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối
sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại
hình du lịch cộng đồng (Đoàn Mạnh Cương, 2019).
Trong nền kinh tế thế giới ngày nay nhiều quốc gia có thu nhập quốc dân bình
quân đầu người rất cao, người dân ở đó có nhu cầu du lịch rất lớn. Với đặc điểm thích
tìm hiểu cái mới lạ của con người, khách du lịch có nhu cầu đến những nơi có phong
cảnh đẹp, có phong tục tập quán, sản xuất, lối sống,… mới lạ so với nhận thức của họ
thì Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng là nơi đến đáp ứng các nhu cầu đó
của nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế - đặc biệt là khách du lịch ở các nước phát
triển (Thái Thảo Ngọc, 2016).
Về mặt lý luận
Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng không chỉ trong hoạt động của
ngành du lịch mà còn giữ vai trò quan trọng đối với nhiều ngành dịch vụ khác. Chính
vì vậy nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch là chủ đề nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu (Baloglu, 1999), (Xia et al, 2009).
Sự hài lịng của khách du lịch là yếu tố góp phần quan trọng vào việc tăng lợi
nhuận của đơn vị làm du lịch và sự phát triển của ngành du lịch tại các điểm đến. Một
số nghiên cứu đã chỉ ra sự tăng lên 5% của những khách du lịch hài lịng, trung thành
với đơn vị làm du lịch có thể làm tăng khoảng từ 25 - 95% lợi nhuận (Chi & Qu,
2008). Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc giảm đi 5% số khách du lịch từ bỏ đơn
vị tổ chức du lịch sẽ giúp lợi nhuận của họ tăng lên khoảng 85% (Augustyn & Ho,
2
1998). Đi cùng với đó, chi phí để duy trì sự hài lòng và lòng trung thành của khách du
lịch thấp hơn nhiều so với chi phí mà đơn vị phải bỏ ra để thu hút khách du lịch mới
(Beerli & Martin, 2004). Động cơ chính của sự hài lịng chính là cảm nhận và nhận
thức của du khách về chất lượng dịch vụ tại điểm đến (hoặc có thể gọi là chất lượng
điểm đến du lịch) (Baker & Crompton, 2000). Chất lượng điểm đến là chất lượng của
các dịch vụ du lịch mà các nhà cung cấp đáp ứng cho khách du lịch tại điểm đến như:
Giao thông, an ninh trật tự, các dịch vụ vui chơi, giải trí, cảnh quan mơi trường, bản
sắc văn hóa địa phương, dịch vụ liên lạc viễn thông, sự thân thiện của người dân địa
phương, các món ăn, sản phẩm lưu niệm.
Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch cộng đồng nói riêng
nếu nâng cao được chất lượng dịch vụ tại điểm đến sẽ nâng cao sự hài lòng của khách
du lịch từ đó góp phần giữ khách lưu trú lâu hơn đồng thời làm tăng ý định quay trở lại
cùng như ý định truyền miệng quảng bá điểm đến du lịch cho người thân, bè bạn.
Về mặt thực tiễn
Tây Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng gồm: bản sắc văn
hóa và phong tục tập quán độc đáo của trên 20 dân tộc thiểu số anh em, hệ thống di
tích lịch sử, lễ hội phong phú, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhưng những tiềm năng
đó chưa được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch. Vì thế, một trong những hướng
quan trọng để phát triển dịch vụ là phát triển du lịch trên cơ sở khai thác, phát huy và
bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc (Phạm Trung Lương, 2015)
Tuy nhiên, hoạt động du lịch sẽ phát triển bền vững nếu biết dựa vào cộng đồng
và phục vụ cộng đồng. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, tồn cầu
hóa và đơ thị hóa như hiện nay, sự giao thoa giữa những nền văn hóa khác nhau đã tạo
nên bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và từ đó dẫn đến những biến đổi nhất định.
Trước thực tế đó, địi hỏi phải biết chọn lọc, bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa,
phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như biết tiếp thu có chọn lọc
các tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Mặt khác, hoạt động du lịch cộng đồng chỉ phát triển bền vững nếu biết quan
tâm đến giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mơi trường. Mơi trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động du lịch nói riêng và cuộc
sống của cộng đồng (Trần Đức Thành, 2005). Vì thế, song song với những giải pháp để
cộng đồng phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động du lịch, cần phải nâng cao
nhận thức để đồng bào làm tốt cơng tác bảo vệ mơi trường, điều đó sẽ giúp cộng đồng
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững.
3
Trong những năm gần đây, đẩy mạnh phát triển du lịch luôn được coi là ưu
tiên phát triển hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của các địa phương
trong khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên du lịch của khu vực Tây Bắc vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng của mình. “Thực tế hiện nay, phát triển du lịch vùng Tây
Bắc vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế đang gặp nhiều lực cản, nổi bật là khó khăn
về nguồn lực, hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư, đặc biệt là hiệu quả phát triển loại
hình du lịch cộng đồng chưa cao” (Ban Chỉ đạo Tây Bắc, 2013, tr 5). Du lịch cộng
đồng là loại hình phổ biến, là thế mạnh của du lịch vùng Tây Bắc, vậy tại sao loại
hình du lịch này chưa phát huy được hiệu quả? Du khách tham gia hoạt động du
lịch cộng đồng nhằm khám phá về thiên nhiên và bản sắc văn hóa bản địa. Nghiên
cứu của Brent Ritchie và Michel Zins (1978) đã khẳng định: Văn hóa là yếu tố quyết
định sự hấp dẫn của một vùng du lịch. Vậy tại sao văn hóa bản địa vùng Tây Bắc
được đánh giá có nhiều nét đặc sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn chưa
hồn tồn lơi cuốn được du khách? Ban chỉ đạo Tây Bắc (2017) thống kê, mặc dù
lượng khách du lịch theo loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc liên tục gia tăng
song 88,2% khách nội địa đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam nên phần lớn khách nội
địa đi về trong ngày với tỷ lệ là 61%. Trong đó, nhiều khách nội địa trả lời không quay
trở lại du lịch (chiếm khoảng 27,9 %). Điều này cho thấy các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình tổ chức, tham gia hoạt động du lịch cộng đồng và chính quyền địa phương cần
đánh giá lại năng lực cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng để thu hút khách quay trở lại
cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Do đó, cần thiết phải có nghiên
cứu về sự hài lịng của khách du lịch tham gia loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây
Bắc, tìm ra các yếu tố tác động cũng như chỉ rõ mức độ tác động của từng yếu tố đến
sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng
cao chất lượng dịch vụ điểm đến, khắc phục các tồn tại nhằm đáp ứng, thỏa mãn ngày
càng tốt hơn các nhu cầu của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tác giả lựa chọn: “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu khám phá các yếu tố và mức độ tác động
của các yếu tố tới sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Từ đó đề
xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến tại các điểm du lịch
cộng đồng vùng Tây Bắc nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch
cộng đồng vùng Tây Bắc.
4
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng, chất lượng điểm
đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng.
Thứ hai: Xác định mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Thứ ba: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và sự tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Thứ tư: Trên cơ sở kết quả giải quyết các mục tiêu trên luận án đề xuất các giải
pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến tại các điểm du lịch cộng đồng vùng
Tây Bắc nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng?
2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng
vùng Tây Bắc như thế nào?
3. Thực trạng tình hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc hiện nay như
thế nào?
4. Giải pháp nào nâng cao sự hài lịng của khách du lịch cộng đồng, góp phần
thu hút khách du lịch và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc?
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng
Du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc và tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của
khách du lịch cộng đồng khi trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.
1.4.2 Phạm vi
- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu sự phát triển của du lịch cộng đồng
về doanh số, số lượng du khách du lịch, các điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân
lực phục vụ du lịch cộng đồng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung phân tích sự hài
lịng của khách du lịch cộng đồng và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch khi trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.
5
- Phạm vi không gian:
Nghiên cứu này thu thập mẫu dựa trên việc tiếp cận ngẫu nhiên khách du lịch
tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng thuộc 4 tỉnh gồm: Hịa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu. Trong thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
- Phạm vi thời gian:
Tác giả xác định thời gian nghiên cứu từ 2015 đến 2019.
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua thu thập số liệu thứ cấp
từ các nghiên cứu trước đây trong và ngồi nước, các báo cáo tại các Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Cục thống kê, Tổng cục Du lịch. Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hệ
thống bảng hỏi khảo sát bằng cách sử dụng các cộng tác viên trực tiếp phát và thu
nhận bảng hỏi khảo sát tới khách du lịch đang trải nghiệm du lịch cộng đồng tại vùng
Tây Bắc.
1.4.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
a) Phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là số liệu thống kê của Tổng cục Du Lịch, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch các tỉnh, các cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước.
Áp dụng các phương pháp:
+ Tổng hợp số liệu thống kê và phân tích
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phân loại và hệ thống lý thuyết
+ Mơ hình hóa
+ Tư duy khoa học diễn giải và quy nạp, từ cụ thể đến trừu tượng hóa vấn đề. Cụ
thể bằng các bước thu thập, phân tích, so sách và đánh giá một số nghiên cứu về tác động
của văn hóa bản địa và các yếu tố khác đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng.
Đồng thời xem xét các mơ hình nghiên cứu liên quan trước đây để hình thành khung lý
thuyết và mơ hình nghiên cứu của luận án.
b) Phân tích dữ liệu sơ cấp
- Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia từ đó phân tích dữ liệu định tính:
Gỡ băng, xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, đếm tần suất số từ quan trọng, ghi chép
những câu trả lời quan trọng…).
6
- Phân tích dữ liệu định lượng: Trước hết, phân tích độ tin cậy (reliability
analysis) và phân tích nhân tố (factor analysis) được sử dụng để đo lường độ tin cậy và
hiệu lực của các thước đo từ đó đánh giá các thước đo, xác định mức độ tin cậy và sự
ảnh hưởng của các nhân tố. Sau đó, phân tích tương quan theo cặp (bi-variate
correlation) để kiểm định quan hệ theo cặp của các biến. Cuối cùng, phân tích hồi qui
đa biến (multiple regression) được thực hiện để xác định mối quan hệ giữa biến độc
lập, biến trung gian và biến phụ thuộc. Việc phân tích số liệu được thực hiện thông qua
phần mềm xử lý thống kê (SPSS, AMOS) phiên bản 20.0 để kiểm tra và hiệu chỉnh
các biến, thang đo không phù hợp khi đưa vào mô hình nghiên cứu mà mắc phải các
khuyết tật như: Phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi, đa cộng tuyến, sai số ngẫu
nhiên khơng phân bố chuẩn.
1.5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:
Về phương diện lý thuyết: kết quả nghiên cứu có những điểm mới hoặc khẳng
định so với những cơng trình nghiên cứu tác giả đã biết là:
Thứ nhất, du lịch cộng đồng là mơ hình du lịch chủ yếu dựa vào người dân địa
phương, các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương cũng như những nét văn hóa
bản địa riêng biệt, đặc sắc là yếu tố chính thu hút khách du lịch khám phá, tìm hiểu về
địa phương. Do đó, sự hài lịng của cá nhân khách du lịch bị tác động trực tiếp bởi yếu
tố “văn hóa bản địa”. Các nghiên cứu đề cập đến yếu tố văn hóa bản địa phần lớn đều
là nghiên cứu nước ngồi, mà đặc thù văn hóa bản địa của vùng Tây Bắc Việt Nam có
nhiều nét độc đáo, khác biệt, do đó việc vận dụng kết quả nghiên cứu trước là không
phù hợp.
Thứ hai, theo nguyên lý cung - cầu du lịch, cầu du lịch phát sinh khi thu nhập
của người dân nâng cao, tạo điều kiện cho người dân thỏa mãn các nhu cầu của cá
nhân trong đó có nhu cầu du lịch. Xã hội ngày càng hiện đại, người dân càng có xu
hướng tìm đến để khám phá “những điểm du lịch” hoang sơ, giàu truyền thống văn
hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ (du lịch cộng đồng) thay vì “những điểm
du lịch” xa hoa, tráng lệ. Khi cầu du lịch phát sinh thì nguồn cung cũng dần hoàn thiện
để đáp ứng nhu cầu. Theo đó, cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng khơng
ngừng hồn thiện, bản sắc văn hóa tại từng địa phương được bảo tồn, phục dựng tạo ra
những nét đặc trưng thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá Việt
Nam mặc dù đã nhận thức được vai trị của yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch nói
chung và du lịch cộng đồng nói riêng song vẫn cịn yếu, du lịch gắn với các nghề
7
truyền thống, đặc trưng địa phương chưa được khai thác. Do đó, để phát triển du lịch
cộng đồng bền vững, thu hút du khách, các địa phương phải vừa “khai thác” vừa “tích
tụ, xây đắp” tức là cần phát huy các yếu tố văn hóa bản địa, các yêu tố thuộc nghề
truyền thống địa phương để làm hài lòng khách du lịch cộng đồng, tạo động lực cho
khách du lịch quay lại trong những lần tiếp theo. Với nguyên lý cung - cầu du lịch như
trên, có thể thấy vai trị của yếu tố “văn hóa bản địa” đối với phát triển du lịch cộng
đồng. Vì vậy, việc bổ sung yếu tố “văn hóa bản địa” trong nghiên cứu phát triển du
lịch cộng đồng là rất cần thiết và là điểm đóng góp mới trong đề tài luận án của tác giả.
Thứ ba, để đo lường yếu tố “Văn hóa bản địa”, tác giả bổ sung thêm hai chỉ báo
đo lường là Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng, đậm bản sắc và Các sản phẩm thổ
cẩm truyền thống độc đáo, qua ý kiến thảo luận với các chuyên gia, tác giả đánh giá
đây là những chỉ báo mang tính đặc trưng, khác biệt của du lịch cộng đồng vùng Tây
Bắc. Hai chỉ báo trên cũng được sự đồng tình của các chuyên gia trong quá trình
nghiên cứu sơ bộ và được sử dụng trong nghiên cứu chính thức của luận án, với kết
quả cho thấy các thang đo đảm bảo độ tin cậy, thích hợp kết hợp với các chỉ báo đo
lường thừa hưởng từ các nghiên cứu trước để đo lường yếu tố văn hóa bản địa.
Thứ tư, các nghiên cứu trước đều đã chỉ ra sự tác động của yếu tố “chất lượng
điểm đến” đến sự hài lòng của khách du lịch. Tuy nhiên, trong du lịch cộng đồng,
người dân địa phương là đối tượng chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du
lịch. Do đó, sự hài lịng của du khách trong du lịch cộng đồng không chỉ bị tác động
bởi yếu tố hình ảnh điểm đến mà là tổng thể các yếu tố thuộc điểm đến như: Môi
trường tham quan, cơ sở vật chất, văn hóa bản địa, điều kiện tự nhiên, giá cả du lịch.
Đây là kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được khi phân tích mơ hình nghiên cứu.
Thứ năm, nghiên cứu của tác giả đã mở rộng các thành phần khác nhau của đặc
điểm nhân khẩu học của du khách (giới tính, tuổi, thu nhập…). Việc xác định mơ hình
nghiên cứu của luận án đã kế thừa có chọn lọc những yếu tố cấu thành chất lượng
điểm đến du lịch, các thuộc tính của văn hóa bản địa. Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các
mơ hình nghiên cứu đã công bố kết hợp thảo luận ý kiến chuyên gia nghiên cứu về văn
hóa du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc nên các yếu tố trong mơ hình đề xuất có tính đại
diện cao và phù hợp với đặc điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Về phương diện thực tiễn:
Nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở Văn
hóa, Thể Thao và Du lịch, các công ty du lịch, những người dân kinh doanh du lịch và
cộng đồng người dân vùng Tây Bắc biết được cảm nhận của khách du lịch cộng đồng
8
về các sản phẩm của du lịch cộng đồng tại địa phương, biết được yếu tố nào khách
hàng hài lòng và yếu tố nào chưa hài lịng để họ có các giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhằm tăng cường thu
hút khách du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.
Nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị có căn cứ khoa học, có tính khả thi và
hiệu quả nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi tham gia du lịch cộng đồng
vùng Tây Bắc với mục đích phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trong quá trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung và cung cấp một
nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau để nâng cao hình ảnh du lịch cộng
đồng vùng Tây Bắc.
1.6 Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục
hình, danh mục các cơng trình liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của Luận án được kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Đề xuất khuyến nghị.
9
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, tổng hợp
những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, căn cứ vào phạm vi
nghiên cứu, tác giả trình bày đối tượng và giới hạn nghiên cứu về thời gian và không
gian. Với những mục tiêu nghiên cứu đặt ra và trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá những
cơng trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã tổng hợp những đóng góp dự kiến của luận
án cả về mặt lý luận và thực tiễn.
10
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Du lịch cộng đồng ra đời từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, bắt
nguồn từ: (1) Về phía cầu: Những tác động tiêu cực của loại hình du lịch đại chúng
(Mass Tourism) như môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, hủy hoại; sự giao thoa, biến đổi
văn hóa tại các điểm đến; các vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội hay những
mâu thuẫn giữa các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch với người dân bản địa;
Mặt khác, cùng với sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội nhu cầu du lịch đa dạng
hơn; các khám phá ngày càng có chiều sâu văn hóa đặc trưng hơn so với trước đây; (2)
Về phía cung, các nước đang phát triển càng ngày, càng nhận thức tốt hơn và tạo ra
nhiều điều kiện cơ sở hạ tầng tự nhiên - xã hội có thể đáp ứng nhu cầu phát triển du
lịch cộng đồng. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu
về mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch cộng đồng, ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng
của khách du lịch cụ thể như sau:
2.1.1 Nghiên cứu về du lịch cộng đồng
Du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng đóng vai trị quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa. Loại hình du lịch này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà kinh tế, nhà
quản lý, nhà khoa học trên thế giới.
Nhóm tác giả Rojan Baniya, Unita Shrestha và Mandeep Karn (2018) đã triển
khai nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại Nepal. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát
triển du lịch cộng đồng có vai trị quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo, tạo ra những
biến đổi tích cực đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội. Những du khách tham gia du
lịch cộng đồng thường có sức khỏe tốt hơn, hài lịng với cuộc sống và gắn kết cộng
đồng tốt hơn. Du lịch cộng động góp phần kích thích kinh tế địa phương phát triển,
nâng cao nhận thức giữ gìn các di sản văn hóa, truyền thống, góp phần bảo tồn các
nét đẹp của văn hóa truyền thống địa phương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh
và sản xuất của địa phương. Tuy nhiên, hiện tại các hoạt động phát triển du lịch cộng
đồng tại Nepal còn gặp nhiều thách thức do thiếu cơ chế phù hợp, thiếu sự tham gia
của chính quyền địa phương, hệ thống cơ sở hạ tầng khơng đồng bộ. Nhìn chung, kết
11
quả nghiên cứu đã góp phần gắn kết các dịch vụ du lịch với cộng đồng dân bản địa,
góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Nghiên cứu của tác giả Vikneswaran Nair và Amran Hamzah (2015) về du lịch
cộng đồng được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp dựa
trên những bài học kinh nghiệm và thực tiễn trong mười nền kinh tế thành viên của
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cụ thể là Úc, Canada,
Trung Quốc, Đài Bắc Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand,
Philippines và Việt Nam. Dựa trên các phân tích mười trường hợp cụ thể, nghiên cứu
đã khuyến nghị chín giải pháp để phát triển và duy trì loại hình du lịch cộng đồng.
Chín giải pháp này được chia thành hai nhóm: phát triển du lịch cộng đồng và duy trì
du lịch cộng đồng: bốn giải pháp đầu tiên liên quan đến việc xây dựng các sáng kiến,
các dự án du lịch cộng đồng; năm giải pháp tiếp theo được đưa ra nhằm gia tăng tính
bền vững của các dự án du lịch cộng đồng, giúp các dự án phát triển và dần chuyển lên
chuỗi giá trị. Các giải pháp đề xuất được trình bày chi tiết và được hỗ trợ bởi các mơ
hình phát triển từ các nghiên cứu trường hợp. Nghiên cứu đã chứng minh khả năng tồn
tại lâu dài của loại hình du lịch cộng đồng và đưa ra các giải pháp để phát triển và duy
trì trong dài hạn. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận chỉ ở khía cạnh quản lý nhà nước nên
chưa làm nổi bật các hành vi của khách du lịch khi tham gia du lịch cộng đồng.
Tác giả Eylla Laire M. Gutierrez (2019) đã nhận định những năm gần đây du
lịch liên tục phát triển như một ngành công nghiệp quan trọng tạo ra sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế ở Philippines. Gắn liền với thành công của du lịch là sự tham gia của
cộng đồng xung quanh các điểm du lịch. Do đó, các dự án du lịch dựa vào cộng đồng
đã xuất hiện và phát triển đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho các địa phương. Thực
hiện nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra, đánh giá xem liệu du lịch cộng đồng có đạt
được mục tiêu giải quyết sự phân phối lợi ích cơng bằng và không gây ra tác động tiêu
cực đến phát triển du lịch tại Philippines hay khơng. Nghiên cứu tìm hiểu cụ thể tại
điểm đến du lịch cộng đồng gồm: Khu nghỉ dưỡng El Nido, khu du lịch sinh thái Bojo
Aloguinsan và khu du lịch di sản Kawit để hiểu cách thức tham gia của cộng đồng địa
phương vào phát triển điểm đến du lịch ở Philippines. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các điểm du lịch cộng đồng đều có giá trị văn hóa và trở thành những sản phẩm du lịch
độc đáo. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, các điểm du lịch này khơng cịn tính
mới lạ, đặc sắc, hấp dẫn với du khách. Có nhiều sản phẩm tại các điểm du lịch cộng
đồng đang trong giai đoạn suy thoái như dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng. Do đó, tại các
điểm du lịch cộng đồng nghiên cứu, du lịch đã khơng phát huy tốt vai trị là cơng cụ
bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của địa phương.
12
Nhóm tác giả Tomás López-Guzmán, Sandra Sánchez-Cizares và Victor
Pavón (2011) khẳng định, du lịch dựa vào cộng đồng đang nhận được sự quan tâm
của khách du lịch và dần thay thế cho du lịch đại chúng. Loại hình du lịch này giúp
gia tăng sự gắn kết với cộng đồng địa phương và đem lại những thử nghiệm khác biệt
cho du khách. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả thực hiện tại El Salvador để
khảo sát ý kiến mà người dân bản địa về các cách thức làm hài lòng du khách thơng
qua: lịng hiếu khách, các tài ngun sinh thái, hạ tầng, cơ sở vật chất… Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cộng đồng địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của du
lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập cho người
dân bản địa, tuy nhiên việc thiếu kỹ năng phục vụ du khách của người dân phần nào
ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch cộng đồng tại địa phương.
Sue Beeton (2006) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các vấn
đề liên quan đến gắn kết cộng đồng trong phát triển du lịch tại các địa phương. Trước
tiên, tác giả thực hiện phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc
kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du
lịch. Tác giả cũng đã đưa ra những lý thuyết xác đáng về du lịch dựa trên cộng đồng
và hoạt động kinh doanh nhằm chuyển từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao
quyền cho người dân tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.
Nghiên cứu là tài liệu cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng đồng, tuy nhiên
nghiên cứu tập trung nhiều vào quá trình hình thành các dự án du lịch mà chưa làm nổi
bật các giải pháp duy trì phát triển du lịch cộng đồng.
Các tác giả Tosun, C. and Timothy, D. (2013) đã đưa ra mơ hình chuẩn để quy
hoạch, hình thành các dự án du lịch cộng đồng thông qua việc kết hợp ba vấn đề: Lập
kế hoạch - Tăng trưởng - Hợp tác (viết tắt là “PIC” Planning, Incremental,
Collaborative). Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng nhấn mạnh mơ hình này khơng dùng để
thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà chỉ nên ứng dụng
trong một bối cảnh vĩ mô nhằm giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý và
tồn diện. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những ngun tắc của mơ hình
sẽ đem lại hiệu quả hơn khi các thành viên trong cộng đồng được phép và được
khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển du lịch, các thành viên có sự gắn
kết chặt chẽ, đặc biệt là cần sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương nơi có tài ngun du
lịch cộng đồng.
Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy và Ross K. Dowling (2009) đã
đề cập đến những tác động của hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến du
lịch bao gồm: môi trường tự nhiên, văn hóa - xã hội và kinh tế, trong đó trình bày
13
mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch - khái
niệm du lịch cộng đồng điểm đã được cụ thể hóa trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó,
từ nghiên cứu, nhóm tác giả cũng nhấn mạnh những tác động của du lịch lên cộng
đồng địa phương từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng trong phát
triển du lịch. Dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, đề tài xây dựng
bảng câu hỏi khảo sát người dân bản địa nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân và
mức độ ủng hộ của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tác giả Rocharungsat Pimrawee (2015) đã tìm ra những quan điểm khác nhau
của các bên tham gia trong hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên thuyết các bên liên
quan và thuyết đại diện xã hội nhằm phát triển du lịch cộng đồng thành công hơn trong
tương lai. Tác giả nhấn mạnh để quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có định hướng
và mang tính lâu dài không hề đơn giản, thách thức lớn nhất xuất phát từ chính cộng
động nơi có tài ngun du lịch, đây là những mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng địa
phương hay với thành viên bên ngồi. Vì vậy, tác giả đề xuất để duy trì và phát triển
du lịch cộng đồng rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ chế chính
sách phù hợp.
Tác giả Sotear Ellis (2011) cho rằng phát triển du lịch bền vững thơng qua mơ
hình du lịch cộng đồng thường gặp phải thách thức bởi vấn đề nhận thức của các bên
liên quan. Sự hiểu biết về mặt lý thuyết của các bên liên quan đối với loại hình du lịch
cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu, diễn giải của số đơng các nhà nghiên cứu mà
trong đó phải kể đến là vô vàn các khái niệm, thuật ngữ trong tài liệu học thuật. Tác
giả nghiên cứu hai nhóm liên quan chính trong việc triển khai thực tế mơ hình du lịch
cộng đồng tại Cambodia gồm nhóm bên trong (Internal: NGOs, Supranational
agencies, Acamendia, Government (national), Industry (global)) và nhóm bên ngoài
(External: NGOs (onsite), Tourists (onsite), Industry (local), Community, Government
(local)); nhận thức về du lịch cộng đồng của nhóm bên ngồi thì gây ra thách thức về
mặt lý thuyết trong khi đó nhóm bên trong thì gây ra thách thức về mặt thực hành bởi
phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên cũng như bản sắc văn hóa của
mỗi cộng đồng. Từ những thách thức qua nghiên cứu, tác giả rút ra các tác động của
hai nhóm liên quan đến du lịch cộng đồng và đề xuất mơ hình phù hợp để triển khai du
lịch cộng đồng thông qua việc khắc phục những thách thức đã nêu.
Commonweath of Autralia (1991) cho rằng du lịch cộng đồng là một động lực
to lớn cho tăng trưởng kinh tế và đem lại những lợi ích văn hóa, xã hội cho cộng đồng
dân cư, tuy nhiên du lịch cộng đồng bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó tác động
mạnh nhất là yếu tố văn hóa bản địa, phong tục tập quán của điểm đến du lịch. Vì vậy
14
cần có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp chính quyền địa phương về phong
tục tập quán, lối sống của người dân bản địa. Nghiên cứu cũng chỉ ra năm vấn đề cơ
bản cần phải quản lý như: văn hoá ẩm thực - nghệ thuật và ngành nghề thủ công.
Nghiên cứu của Clemmer (1991) cho rằng sự hiếu khách thể hiện ở sự chào đón của
người làm du lịch và văn hóa người dân bản xứ sẽ làm cho du khách vui theo một cách
“riêng biệt, độc đáo”, là nhân tố để thu hút khách du lịch cộng đồng.
Nghiên cứu của Smith (1994) chỉ ra rằng hoạt động dịch vụ trong du lịch cộng
đồng như: ngắm nhìn khung cảnh, chỗ nghỉ, chỗ ngồi khi đi thăm quan, thưởng thức
các loại hình văn hố dân tộc đều thuộc về yếu tố văn hóa bản địa sẽ giúp cho phần
“vật lý cốt lõi của sản phẩm du lịch” trở nên hữu ích và hấp dẫn đối với khách du lịch
cộng đồng. Theo Diabo (2003) Du lịch có quan hệ chặt chẽ với các “giá trị thương
mại”, văn hóa cộng đồng dân cư bản xứ có vai trị quyết định đến sự hài lòng của
khách du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch trên chính vùng đất của họ.
Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) cho rằng sự phát triển của du lịch
cộng đồng đòi hỏi những kỹ năng, trình độ mà khơng phải người dân bản xứ nào cũng
có thể đáp ứng được như: trình độ ngoại ngữ, kỷ luật, theo học các khoá huấn luyện,
kỹ năng giao tiếp với du khách. Đại học Sydney và Trung tâm tài nguyên Mekong Úc
(2004) đã phân tích về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại vùng Mekong, đánh
giá tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái của Vùng và đề xuất những giải pháp
phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của Vùng thơng qua hồn thiện phong
tục tập qn, xây dựng văn hóa bản địa thân thiện, hiếu khách.
UNWTO (2004) đã đề xuất bộ chỉ số phát triển bền vững cho điểm đến du lịch
với 13 tiêu chí đánh giá. Trong đó, tiêu chí thứ tư phản ánh mức độ hài lòng trong hoạt
động du lịch của khách du lịch với yếu tố văn hóa bản địa, dữ liệu nghiên cứu được
thu thập thông qua công cụ bảng hỏi đối với khách du lịch. Giá trị nhận được là tỉ lệ %
số ý kiến trả lời của du khách. Trên cơ sở vận dụng và bổ sung bộ chỉ số phát triển bền
vững này của UNWTO, Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008) đã tiến hành đánh
giá hoạt động du lịch tại đảo Phú Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 87,7% du
khách cho rằng văn hóa bản địa quyết định lớn nhất đến ý định quay lại những lần tiếp
theo của du khách; 85,0% nhận thấy đồng tiền bỏ ra đáng giá; 35,7% các cơ sở du lịch
đã giải quyết tốt những phàn nàn của du khách; 91,9% khách du lịch sẽ trở lại.
Trong báo cáo Hội nghị nghiên cứu khoa học lần thứ 8 tại Đà Nẵng, tác giả
Nguyễn Ký Viễn (2012) đã nhận định du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới
tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho cộng đồng, đồng thời tham
gia vào cơng tác bảo tồn văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Tác giả đánh giá, Đà
15
Nẵng hiện nay đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, tuy
nhiên thành phố mới chỉ tập trung mục tiêu vào du lịch biển và du lịch MICE nên chưa
khai thác hết tiềm năng du lịch cộng đồng. Trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành
phân loại, đánh giá các tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng làm cơ sở
cho việc xây dựng một chương trình phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2020.
Nghiên cứu đã mô tả cách thức phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố, với mục
tiêu tổng thể là hình thành các doanh nghiệp du lịch cộng đồng quy mơ nhỏ có tính khả
thi nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân và bảo tồn văn hóa địa phương. Kết quả là
một mơ hình phát triển du lịch cộng đồng đã được xây dựng tại Làng cổ Túy Loan
(thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với một hệ thống các sản phẩm dịch vụ, du
lịch đã được định hình cụ thể.
Nguyễn Phước Quý Quang (2015) đã chỉ rõ du lịch cộng đồng nói chung và du
lịch làng nghề nói riêng khơng chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế, giải quyết vấn đề lao
động cho địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà cịn bảo tồn được các giá
trị văn hóa bản địa đặc sắc. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của loại hình này vẫn
chưa thực sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong các tour du lịch về vùng
ĐBSCL. Cơng trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất trước mắt cũng
như lâu dài để phát triển loại hình du lịch cịn nhiều tiềm năng này. ĐBSCL hiện có rất
nhiều làng nghề đang hoạt động và được công nhận như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh
phồng Sơn Đốc, đan giỏ xách nhựa ở Đồng Tháp, nghề chiếu Long Định, hủ tiếu Mỹ
Tho, hay làng nghề tủ thờ Gị Cơng đã có hàng trăm năm, làng đan lưới Thơm Rơm,…
Tuy nhiên thực tế các làng nghề vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả do thiếu vốn,
không chủ động được nguồn nguyên liệu, đầu ra yếu kém hơn nữa do chậm đổi mới,
thiết bị lạc hậu không giữ chân được nguồn lao động địa phương tiếp tục duy trì và phát
triển các làng nghề làm ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch cộng đồng của vùng.
Từ những thực tế trên, tác giả đã đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm:
+ Giải pháp trong ngắn hạn: Trước mắt là phải có một ban ngành riêng biệt cụ
thể quản lí hệ thống các khu du lịch trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch. Quảng
bá rộng rãi các làng nghề đang hoạt động ở vùng, tổ chức hoạt động “ngày hội làng
nghề” để tăng sức hút với khách du lịch, tuyên truyền và phổ biến cho người dân về
cách cư xử văn minh với khách du lịch cũng như cập nhật những công nghệ thông tin
mới nhất để phục vụ cho phát triển các làng nghề. Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực tại
địa phương, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch để tái đầu tư. Kinh doanh sản
phẩm lưu niệm là sản phẩm của làng nghề và đưa vào khai thác loại hình tour: “một
ngày làm nghệ nhân”.
16
+ Giải pháp trong dài hạn: Thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung để tạo
hệ thống dịch vụ trưng bày và bán sản phẩm. Quy hoạch chi tiết ở từng làng nghề như:
khu đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh, tăng cường đầu tư để dần hoàn thiện các sản
phẩm du lịch bên cạnh đó giữ gìn các sản phẩm du lịch đặc thù. Đẩy mạnh các kênh
tuyên truyền như website, báo, tạp chí, truyền hình. Cần chú trọng đến việc liên kết
với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính
quyền địa phương cần có kế hoạch rà sốt, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề,
hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ phân chia thu nhập cho
cộng đồng làng nghề một cách hợp lí để giữ chân được những lao động lành nghề.
Tác giả Trần Cảnh Đào (2015) đi vào phân tích các giá trị tài nguyên du lịch văn
hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với đồng bào dân tộc Churu tại huyện Đơn Dương nói
riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Từ đó đề xuất mơ hình điểm làng văn hóa - du lịch
tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa bản địa của đồng bào Churu. Đây là nghiên cứu chứa
đựng giá trị văn hóa bản địa đậm nét của đồng bào dân tộc Churu và giá trị tài nguyên tự
nhiên hấp dẫn, tuy nhiên nghiên cứu lại chưa làm nổi bật hành vi của khách du lịch mà
chủ yếu tập trung hướng đến cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch.
Tác giả Thái Thảo Ngọc (2016) đã đề cập tới sự thay đổi cách nhìn nhận về
hướng phát triển du lịch, về cách làm du lịch tạo ra thu nhập bền vững từ các cấp quản
lý đến người dân trong cộng đồng, sự thay đổi trong nhận thức về bảo tồn những giá trị
văn hóa và tài ngun mơi trường của tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã đưa ra những
định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới bao gồm:
(i) Xây dựng sản phẩm du lịch; (ii) Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân
địa phương; (iii) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật gắn kết với
phát triển du lịch; (iv) Tạo môi trường du lịch thân thiện, an tồn và văn minh. Nhìn
chung, nghiên cứu cho thấy phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam trên quan
điểm bền vững, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã góp
phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo thành
động lực thúc đẩy các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
Tác giả Phạm Thị Hồng Cúc và Ngô Thanh Loan (2016) thực hiện tổng hợp
một số đặc điểm của du lịch giúp ngành này có nhiều thuận lợi trong việc góp phần
giảm nghèo, đồng thời trình bày một số ví dụ cụ thể ở Việt Nam, trong đó sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch đã đem lại hiệu quả nhất định trong
việc nâng cao mức sống của người dân. Những lợi ích từ du lịch cộng đồng đã được
trình bày bao gồm: giúp người dân tăng thu nhập, có việc làm ổn định, được nâng cao
kiến thức văn hóa. Từ đó, trách nhiệm của người dân đối với hoạt động du lịch, hoạt
17
động bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan, bảo vệ giá trị văn hóa bản địa, khơi phục
và phát huy những nghề truyền thống.
Nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Huy và Trần Đức Thanh (2013) tiến hành
phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã
đề xuất cách tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản vật
thể thế giới tại Việt Nam. Đó là việc nhấn mạnh vai trị của chính quyền địa phương
như một hợp phần cơ hữu của cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất xây
dựng hai mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng ứng với hai nhóm di sản của thế giới tại
Việt Nam (di sản tự nhiên và di sản văn hố vật thể). Trong các mơ hình này, sự vận
hành của hệ thống có động lực từ mối quan hệ về chỉ đạo, giám sát, hợp tác, cạnh tranh
và chia sẻ lợi ích.
Các tác giả Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2017)
thực hiện nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng tại Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thạch, Hội An. Mục tiêu của
nghiên cứu là phân tích thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương tại Rừng dừa
Bảy Mẫu - Hội An và đánh giá các nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham
gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của
cộng đồng tại địa phương trong cung ứng các dịch vụ du lịch mới chỉ dừng lại ở cấp
độ mang tính hình thức hoặc rất thụ động. Nghiên cứu đã chỉ ra và đánh giá được bốn
nhóm nhân tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và hai nhóm rào cản hạn chế họ
tham gia vào hoạt động du lịch. Một số hàm ý được đề xuất nhằm nâng cao sự đồng
thuận và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Tác giả Ngô Thị Liên (2018) đã tiến hành nhằm đánh giá sự tham gia của người
dân trong hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bidoup
Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương
pháp điều tra qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình. Kết quả cho thấy
ba vấn đề chính: (1) Mức độ tham giam gia của cộng đồng còn thụ động, cộng đồng
tham gia từng nhóm và được trả cơng, cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho q
trình lập kế hoạch phát triển nhưng quyền quyết định vẫn phụ thuộc vào Ban Quản lý
Vườn; (2) Xác định được bốn yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân
bao gồm độ tuổi, trao đổi văn hóa, trình độ học vấn, thời gian sinh sống; (3) Thái độ
của cộng đồng đối với phát triển du lịch là rất tích cực, những người tham gia du lịch
có thái độ và nhận thức tích cực hơn những người khơng tham gia du lịch. Dựa trên cơ
sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hướng đến phát triển du lịch bền vững tại
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
18
Nguyễn Tấn Vinh (2018) thực hiện điều tra, khảo sát 6 đơn vị hành chính
(thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương; huyện
Đạ Houai, huyện Đức Trọng) nhằm đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch dựa vào
cộng đồng của tỉnh Lâm Đồng cũng như đánh giá nhu cầu du lịch của du khách đối với
tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng, vận hành và đánh giá hiệu quả hai
mơ hình mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Lạc Dương và thành phố Bảo Lộc,
tỉnh Lâm Đồng, gồm: (1) Mơ hình du lịch canh nơng kết hợp trải nghiệm, khám phá
các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Châu Mạ tại thành phố Bảo Lộc; (2) Mơ hình
Đua ngựa khơng n tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương kết hợp khám phá, trải
nghiệm các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Ho trên cao nguyên Langbiang.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm duy trì, phát triển,
nhân rộng mơ hình mẫu du lịch dựa vào cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng tại
tỉnh Lâm Đồng.
Có thể thấy, các nghiên cứu đã có những góc nhìn khác nhau trong phương
pháp tiếp cận lấy cộng đồng làm nền tảng, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn cịn
nhiều khó khăn, những ý kiến của cộng đồng địa phương chưa thực sự được quan
tâm. Bên cạnh đó, có rất ít nghiên cứu trình bày được đặc trưng của du lịch cộng
đồng, đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của địa bàn nghiên cứu
cũng như kết hợp việc nghiên cứu giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn văn
hóa địa phương. Do vậy, hướng nghiên cứu chính của luận án sẽ tập trung vào những
vấn đề sau:
(i) Trình bày đặc trưng của du lịch cộng đồng.
(ii) Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trên các khía
cạnh: Tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng; Tiềm năng về văn hóa bản địa, các đặc sản
vùng Tây Bắc.
(iii) Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc về các
điểm du lịch cộng đồng; Số lượng khách và doanh thu du lịch; Cơ sở vật chất phục vụ
du lịch cộng đồng; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng; Và công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch.
(iv) Kết hợp phân tích thực trạng bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch
cộng đồng vùng Tây Bắc. Các di sản văn hóa tiếp cận bao gồm: di sản văn hóa vật thể;
di sản hiện vật lịch sử, các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và di sản văn hóa phi
vật thể.
19
2.1.2 Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng
Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đã trở thành đề tài nghiên
cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước những năm gần đây. Nâng cao sự hài lòng
của khách du lịch cộng đồng khơng chỉ có ảnh hưởng tích cực đến lịng trung thành và
sức mua của khách du lịch cộng đồng mà cịn kích thích sự quảng cáo thơng qua
truyền miệng và giảm bớt tác động của giá cả dịch vụ. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả luận án đã tiếp cận được một số cơng trình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du
lịch cộng đồng như sau:
Satish Chandra Bagri và Devkant Kala (2015) đã khẳng định, sự hài lòng là một
yếu tố dự báo về hành vi du lịch, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến, sử dụng
dịch vụ, quyết định quay lại và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Bài viết này phân tích
mức độ hài lịng của khách du lịch với các thuộc tính bằng cách sử dụng phân tích hiệu
suất quan trọng (IPA), dựa trên thông tin thu được từ 200 khách du lịch nội địa đến thăm
Trijuginarayan, một địa điểm du lịch mạo hiểm và tâm linh nằm ở Garhwal Himalaya
thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ. Kết quả thu được cho thấy, các thuộc tính liên quan
đến sản phẩm du lịch như: văn hóa, khí hậu, cảnh quan, khách sạn, sự an toàn là những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch. Đồng thời, các thuộc
tính cơ sở du lịch như: chỗ ở, giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch và vệ sinh tại điểm đến
cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch. Nghiên cứu chỉ ra
rằng khách du lịch hài lòng với các sản phẩm cốt lõi, nhưng khơng hài lịng với các cơ
sở du lịch cơ bản được cung cấp tại điểm đến. Dựa trên các kết quả, nghiên cứu kết luận
rằng các bên liên quan trong ngành du lịch phải phác thảo các chiến lược hiệu quả để
phát triển toàn diện và cải thiện hiệu suất của các điểm đến Trijuginarayan.
Tác giả Suthathip Suanmali (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của khách du lịch tại các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Nghiên cứu được thực hiện
tại một tỉnh phía bắc Thái Lan, Chiang Mai, nơi có nhiều điểm tham quan tự nhiên và
văn hóa. Các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống
kê. Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho khách du lịch
nước ngoài đến thăm Chiang Mai. Dữ liệu định lượng sau đó được phân tích bằng kỹ
thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bội để xác định các yếu tố quan trọng. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lịng của du
khách là chi phí lưu trú, các yếu tố quan trọng tiếp theo là sự hiếu khách, cảnh quan
thiên nhiên và cơ sở hạ tầng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến
nghị, chính sách nhằm nâng cao sự hài lịng của khách du lịch, góp phần phát triền
tiềm năng du lịch tại Chiang Mai.
20
Nhóm tác giả Rasoolimanesh, S. M., Dahalan, N., và Jaafar, M. (2016) kiểm tra
ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng tại
một Homestay cộng đồng. Bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Homestay Kampung
Beng, nằm trong Di sản Thế giới Thung lũng Lenggong mới được công nhận ở
Malaysia. Giá trị cảm nhận được đánh giá bằng thang đo đa chiều bao gồm các khía
cạnh giá trị chức năng, giá trị cảm xúc và giá trị xã hội. Các phát hiện cho thấy giá
trị cảm nhận có tác động mạnh mẽ đến sự hài lịng của khách homestay. Nghiên
cứu này đóng góp đáng kể về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho cả tài liệu
homestay và nhận thức giá trị bằng cách đánh giá giá trị cảm nhận như một cấu trúc
hình thành tích hợp và bằng cách kiểm tra giá trị cảm nhận chung của khách
homestay về sự hài lòng của họ.
Ismail và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất
lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ở Malaysia với sự hài lòng và hành vi của khách du
lịch. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 203 khách du lịch cộng
đồng đến tham quan tại các Homestay ở Malaysia. Chất lượng dịch vụ du lịch cộng
đồng được đánh giá thông qua thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman có hiệu
chỉnh để phù hợp với ngành du lịch bao gồm: Môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng,
sự an toàn, người dân bản địa và phong cảnh thiên nhiên. Với 22 biến quan sát được
sử dụng cho thang đo chất lượng dịch vụ và thang đo likert được sử dụng để đo
lường. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính điểm trung bình, kết quả
nghiên cứu cho thấy, hầu hết khách du lịch cộng đồng đều hài lòng với chất lượng du
lịch cộng đồng ở Malaysia, nhưng vẫn còn một số điểm cần cải thiện. Mặt khác,
phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra tác động của sự hài lòng
đến hành vi của khách du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lịng
có tác động thuận chiều đến hành vi của khách du lịch cộng đồng.
Naidoo và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét đánh giá của
khách du lịch cộng đồng đối với du lịch tự nhiên tại đảo Mauritius. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng
đồng đối với loại hình du lịch tự nhiên ở Mauritius. Các yếu tố được đề cập để xem xét
sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng bao gồm: Cơ sở hạ tầng, giá
cả, văn hóa bản địa, sự an tồn, tài ngun thiên nhiên với thang đo được phát triển từ
thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng
cho nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua
phỏng vấn 600 khách du lịch cộng đồng cho thấy, các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu
21
đều có ý nghĩa thống kê và tác động đến sự hài lịng của du khách, trong đó yếu tố tài
nguyên thiên nhiên có mức tác động mạnh mẽ nhất.
Khuong và Luan (2015), thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của của khách du lịch đối với vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Nghiên cứu được
thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 215 khách du lịch đến tham quan vườn
Quốc gia Nam Cát Tiên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết mục
tiêu nghiên cứu gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá,
hồi quy tuyến tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: giá cả, cảnh quan sinh
thái, khơng khí mơi trường, không gian du lịch và giá trị nhận thức đều ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du lịch vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.
Nghiên cứu của tác giả Huang Hui-Chuan và Kuo Mei Hua (2014) thực hiện
điều tra sự hài lòng của khách du lịch ở Sanyi bằng một cuộc khảo sát bảng câu hỏi lấy
mẫu ngẫu nhiên. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 và
thu được kết quả như sau: các yếu tố sự thư giãn, danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng,
người dân bản địa ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và ý định quay trở lại du lịch
của du khách quốc tế đến Sanyi, trong đó yếu tố sự thư giãn có mức độ ảnh hưởng cao
nhất. Đồng thời, các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch như: Tuổi
tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng cũng ảnh hưởng đáng kể
đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mahadzirah Mohamad, Abdul Manan Ali và Nur
Izzati Ab Ghani (2011) đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp được sử dụng chính trong
nghiên cứu là phương pháp định lượng với các kỹ thuật ứng dụng thống kê như: phân
tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra tác động của các biến,
mẫu nghiên cứu gồm 1.673 người là khách du lịch nước ngồi tại Thành phố Hồ Chí
Minh ít nhất hai ngày. Kết quả của nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm đã
chứng minh rằng sự hài lòng của khách du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố:
giải trí, mơi trường tự nhiên, các điểm tham quan văn hóa và lịch sử. Nghiên cứu đã
cung cấp một số khuyến nghị cho các nhà quản lý du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
để cải thiện dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của khách du lịch giúp tăng
cường ý định xem xét quay lại trong tương lai của khách du lịch.
Tại Việt Nam nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch
cộng đồng được khá nhiều học giả quan tâm, Doãn Quang Hùng và cộng sự (2015)
thực hiện nghiên cứu du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 400
22
khách du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định. Thông qua phương pháp thống kê mô tả và tính điểm trung
bình, nghiên cứu cho thấy hầu hết khách du lịch cộng đồng đánh giá ở mức hài lòng
về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ; dịch vụ Homestay; dịch vụ ăn uống; an ninh trật tự,
bảo đảm an toàn; tài nguyên du lịch.
Tác giả Hoàng Trọng Tuấn (2015) đã tập trung nghiên cứu tại các điểm du lịch
thuộc 04 loại TNDL nhân văn, gồm: (i) Di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH); (ii)
Cơng trình đương đại; (iii) Lễ hội và sự kiện đặc biệt; (iv) Ẩm thực truyền thống. Để
xác định các điểm du lịch điều tra bảng hỏi, Hồng Trọng Tuấn căn cứ vào 5 tiêu chí:
(i) Tần suất xuất hiện trong chương trình tham quan; (ii) Kết quả khảo sát “Thành
phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị”; (iii) Cấp phân loại di tích (quốc gia, địa phương);
(iv) Khu vực phân bố (nội thành, vùng ven đơ, ngoại thành). Trên cơ sở các tiêu chí
trên, tác giả xác định 13 điểm du lịch khảo sát, gồm: Bảo tàng Lịch sử TPHCM; Bưu
điện Trung tâm Thành phố; Căn cứ Rừng Sác; Công viên 23 tháng 9; Công viên Văn
hóa Đầm Sen; Cơng viên Văn hóa Suối Tiên; Chợ Bến Thành; Chợ Lớn (Chợ Bình
Tây); Dinh Độc Lập; Khu Di tích lịch sử (DTLS) Địa đạo Củ Chi; Lăng Ơng Thủy
Tướng; Thảo Cầm Viên Sài Gịn; Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Đồng
Khởi. Phương pháp chính được sử dụng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là
phương pháp phỏng vấn, dựa trên công cụ bảng hỏi. Mẫu nghiên cứu được rút ra trên
quy mô mẫu tổng thể là số lượt khách trung bình hàng năm đến TPHCM giai đoạn
2010-2014 (trung bình 5,9 triệu lượt khách/năm), theo công thức chọn mẫu của
Slovin (1960) với độ tin cậy là 95%. Khách du lịch tham gia khảo sát được lựa chọn
theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Bảng hỏi hợp lệ thu về (401 phiếu khảo
sát) được nhập liệu và xử lí trên phần mềm SPSS 16.0, thơng qua phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp phân tích tương quan.
Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về
chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại Thành phố Cần Thơ, Tơ Nguyễn Duy Minh
(2017) đã phân tích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng về chất lượng dịch vụ du lịch tại
thành phố Cần Thơ. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 16 hộ gia đình tham gia du lịch và
197 khách du lịch cộng đồng đến tham quan tại cồn Sơn. Phương pháp phân tích được
sử dụng trong luận văn gồm: thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt
động du lịch còn nhiều hạn chế, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho khách du
lịch cộng đồng chưa có nét đặc trưng, dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ điểm du lịch sinh thái
23
khác. Các điểm du lịch tại Cồn Sơn chưa có hình thành bất kỳ hình thức quảng bá nào
cho hoạt động du lịch tại địa phương. Các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch
của địa phương vẫn cịn những khó khăn làm hạn chế khả năng hoạt động du lịch như:
cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu nguồn vốn bổ sung cho hoạt động du lịch, thiếu nguồn
lao động, thiếu sự liên kết giữa các điểm du lịch, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lịng của khách du lịch cộng đồng bao gồm: tin cậy, đáp ứng, hình ảnh, đảm bảo và
hữu hình. Các hàm ý chính sách đề xuất nhằm giúp cho hoạt động du lịch cộng đồng
tại cồn Sơn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm: (i) Giải pháp về hữu hình;
(ii) Giải pháp về đảm bảo; (iii) Giải pháp về đáp ứng; (iv) Giải pháp về hình ảnh; (v)
Giải pháp về tin cậy.
Tác giả Nguyễn Quốc nghị, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2012)
đã sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết
hợp với ngẫu nhiên theo các tiêu chí phân loại như: tham gia du lịch cộng đồng, hình
thức tham gia, đặc điểm hộ gia đình. Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời
gian từ 09/2011 đến 10/2011 với cỡ mẫu được chọn là 135 hộ gia đình (80 đã tham gia
và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện
Chợ Mới) và xã Châu Phong (Thị xã Tân Châu), đây là hai địa bàn nổi tiếng về phát
triển du lịch cộng đồng của tỉnh An Giang. Sau khi ứng dụng mơ hình hồi quy binary
logistic, nghiên cứu cho thấy, năm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch
cộng đồng An Giang của khách du lịch là môi trường tự nhiên, cảnh quan, ẩm thực,
bản sắc văn hóa và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố bản sắc văn hóa tác động
mạnh nhất đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của khách du lịch cộng đồng.
Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và
đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ
Đường Lâm. Chất lượng dịch vụ du lịch làng cổ Đường Lâm được đo lường thông
qua bảy nhân tố: Môi trường tham quan, Giá cả dịch vụ, Văn hóa, Cơ sở vật chất,
Các nghề truyền thống, Các lễ hội truyền thống và Ẩm thực. Số liệu sử dụng phân
tích trong nghiên cứu được thu thập từ 226 khách du lịch cộng đồng và phương pháp
sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá,
hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chất lượng dịch vụ
được đề cập đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du
lịch trừ yếu tố lễ hội truyền thống là có tác động nghịch chiều đến sự hài lòng của
khách du lịch cộng đồng tại điểm du lịch.
Tác giả Phùng Khắc Hưng (2017), thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng về chất lượng dịch vụ du lịch tại
24
Thành phố Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp. Trong nghiên cứu, tác giả khẳng định thành
phố Sa Đéc là một điểm đến mới, được du khách quan tâm trong quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch khi đến Đồng Tháp, thể hiện qua số lượng lượt khách du lịch Sa
Đéc ngày càng gia tăng. Theo thống kê, trong năm 2016, thành phố Sa Đéc đón gần
52.000 lượt khách trong đó có gần 30.000 lượt khách nước ngồi, tăng hơn 6.760
lượt khách so cùng kỳ năm 2015, đóng góp lớn vào doanh thu của ngành du lịch và
các ngành liên quan khác. Tuy nhiên, còn khá nhiều khách du lịch cộng đồng chưa
hài lòng về các điểm du lịch cộng đồng tại Đồng Tháp. Do vậy, nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định nguyên nhân làm cho khách du lịch cộng đồng khơng hài
lịng thơng qua sử dụng mơ hình phân tích yếu tố, để từ đó kiến nghị, đề xuất các giải
pháp phát huy lợi thế của du lịch thành phố Sa Đéc - Đồng Tháp và cải thiện các
điểm yếu để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách du lịch cộng đồng.
Qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đến thành
phố Sa Đéc thông qua các yếu tố ảnh hưởng đối với chất lượng dịch vụ du lịch cộng
đồng, cảm nhận về sự hài lòng của du khách.
Tác giả Lê Văn Hưng (2013) đã thực hiện nghiên cứu thông qua việc phỏng
vấn 300 khách du lịch tại khu du lịch Thới Sơn và khu du lịch Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang. Trong nghiên cứu, các yếu tố được đề cập và xem xét sự tác động đến sự hài
lòng của khách du lịch như: phong cảnh thiên nhiên; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hướng
dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch; giá cả. Phương pháp nghiên cứu được
sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch bao gồm: kiểm định độ tin cậy của
thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố được đề cập đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của khách du
lịch đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn - sông nước” tỉnh Tiền Giang.
Tác giả Phan Mạnh Giang (2019) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh
giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện
Biên. Dựa trên các khung lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu
định tính, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm bảy nhân tố: Tài ngun thiên
nhiên, cơ sở hạ tầng, môi trường, dịch vụ ăn uống, giải trí, thái độ của dân cư, giá cả,
di sản văn hóa. Qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy, kỹ thuật phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy, có
bảy nhóm nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm sản
phẩm du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên. Trong đó, di sản văn hóa và chất lượng dịch
vụ là những nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng với các
điểm du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên.
25
Tác giả Phạm Thị Mai Yến và Phạm Thị Minh Khuyên (2017) đã nhận định
duy trì mức độ cao sự hài lòng của khách du lịch và đảm bảo một trải nghiệm ý nghĩa
đối với khách du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch
một cách bền vững. Nghiên cứu sự hài lòng với sản phẩm du lịch tại khu du lịch Hồ
Núi Cốc được thực hiện thông qua điều tra bảng hỏi với 196 khách du lịch nhằm đánh
giá thực tế sự hài lịng của khách du lịch và tìm kiếm các giải pháp nâng cao sự hài
lòng của khách du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững cho khu du lịch
Hồ Núi Cốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khách du lịch khá hài lòng với sản phẩm du
lịch tại đây và sự hài lòng này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: tài nguyên thiên
nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, thái độ của dân cư, giá cả và di sản và
văn hóa; trong đó di sản và văn hóa, chất lượng dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng
mạnh hơn.
Nhóm tác giả Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng
(2011) đã sử dụng Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 - Rất khơng hài lịng đến 5 - Rất hài
lòng) để đo lường mức độ hài lòng của khách du lịch về các yếu tố cấu thành sản phẩm
du lịch Sóc Trăng. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để xác định mức độ hài lịng của du khách, ngồi ra phương pháp Willingness to
Pay cũng được sử dụng để đo lường mức thoả mãn của du khách về chi phí bỏ ra khi
đi du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt
động du lịch tỉnh Sóc Trăng và mức độ hài lịng của du khách nội địa đối với Sóc
Trăng, từ những cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách
khi đi du lịch tại Sóc Trăng nhằm phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng một cách hiệu quả.
Tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2013) đã sử dụng mơ hình lí thuyết sự cảm nhận sự mong đợi để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với du lịch
miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện khảo sát đối với 160 khách du
lịch cộng đồng nội địa, nghiên cứu thu được kết quả: khách du lịch cộng đồng chỉ cảm
thấy dưới mức hài lòng về chuyến du lịch ở miệt vườn và điều này bị tác động bởi
nhiều yếu tố: (1) nhà vệ sinh thiếu và không đảm bảo vệ sinh; đường sá đến điểm tham
quan chật hẹp; (2) phịng ở chưa sạch sẽ, thống mát và đầy đủ tiện nghi; nhân viên
chưa thân thiện, lịch sự và nhiệt tình; (3) phương tiện tham quan khơng có đầy đủ
dụng cụ y tế và độ an toàn chưa cao; (4) điểm tham quan chưa có nhiều hoạt động vui
chơi giải trí và cửa hàng đồ lưu niệm; (5) vẫn cịn tình trạng chèo kéo, thách giá và trộm
cắp ở điểm du lịch; (6) hướng dẫn viên du lịch chưa nhanh nhẹn, linh hoạt và kĩ năng
giao tiếp, ứng xử chưa tốt; (7) Giá cả ăn uống, tham quan và mua sắm chưa hợp lí.
Trước những hạn chế cịn tồn tại để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng,