Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Daklak năm 2012 môn Đại lý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.67 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2011 -2012
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – THPT
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 10/11/2011
Đề thi có 02 trang

Câu 1: (3,0 điểm)
Quan sát bảng số liệu dưới đây:
Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ
(Đơn vị: cal/cm
2
/ngày)
Ngày, tháng
trong năm
Vĩ độ
0
0
10
0
20
0
50
0
70
0
90
0

21 - 3
22 - 6


23 - 9
22 - 12
672
577
663
616
659
649
650
519
556
728
548
286
367
707
361
66
132
624
130
0
0
634
0
0

a. Cho biết số liệu thống kê trên thuộc bán cầu nào? Vì sao?
b. Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.
Câu 2: (2,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ suất tử thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950 - 2005
(Đơn vị: %o)
Giai đoạn
Nhóm nước
1950 -
1955
1960 -
1965
1975 -
1980
1985 -
1990
1995 -
2000
2000 -
2005
Các nước phát triển 15 9 9 10 10 10
Các nước đang phát triển

28 17 12 10 9 8
Thế giới 25 15 11 10 9 9

Hãy nhận xét và giải thích về tình hình biến động tỉ suất tử thô của thế giới và các
nhóm nước thời kì 1950 - 2005.

Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Xác định các vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất ở nước ta và
giải thích.

b) Xác định hướng di chuyển của các cơn bão vào nước ta. Khu vực nào trong
năm chịu ảnh hưởng của bão với tần suất cao nhất?
Câu 4: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
b) Chứng minh miền núi nước ta có địa hình đa dạng.

Câu 5: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu những khó khăn và
hướng sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở các đồng bằng nước ta.

Câu 6: (4,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Diện tích rừng và bình quân diện tích rừng tính theo đầu người trên thế giới thời
kì 1650 - 2000.
Năm 1650 1950 1990 1995 2000
Diện tích rừng (triệu ha) 7200 4100 3440 3445 3469
Diện tích rừng bình quân đầu người
(ha/người)
13,2 1,63 0,65 0,60 0,64

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động về diện tích rừng và bình quân diện tích rừng
theo đầu người của thế giới thời kì 1650 - 2000.
b) Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích rừng, bình quân diện tích rừng
theo đầu người của thế giới thời kì trên.

Hết

*Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không
được sử dụng các tài liệu khác.


Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011 -
2012
ĐẮK LẮK MÔN : ĐỊA LÍ 12 - THPT

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Nội dung Điểm

Câu 1. 3,0
a) Bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao?
- Bảng số liệu trên thuộc Bắc bán cầu
- Giải thích:
+ Ngày 22/6 có tổng bức xạ ở vĩ độ 20
0
cao nhất (Mặt Trời lên thiên đỉnh ở
23
0
27’B)
+ Tổng bức xạ ở vĩ độ 90
0
đạt 634 cal/cm
2
/ngày vào ngày 22/6. Các ngày khác
trong năm bằng 0.
+ Ngày 22/12 từ vĩ độ 70
0
đến 90
0

tổng bức xạ bằng 0 (Mặt Trời không mọc)
b) Nhận xét và giải thích
- Tổng bức xạ Mặt Trời có sự thay đổi theo vĩ độ và thời gian
+ Tổng xạ giảm dần từ xích đạo về cực (trừ ngày 22/6) vì góc nhập xạ Mặt
Trời nhỏ dần từ xích đạo về cực.
+ Ngày 22/6 tổng xạ Mặt Trời cao nhất ở vĩ độ 20
0
B. Tổng xạ các vĩ độ 50
0
,
70
0
, 90
0
cao hơn xích đạo (0
0
) vì có độ dài ngày lớn hơn.
+ Ngày 22/12 tổng xạ Mặt Trời ở các vĩ độ Bắc thấp nhất do góc nhập xạ nhỏ,
ngày ngắn.
+ Ở xích đạo (0
0
), ngày 21/3 và 23/9 tổng xạ cao nhất do Mặt Trời lên thiên
đỉnh.

0,5

0,25
0,5

0,25


0,5
0,25

0,25

0,25

0,25
Câu 2. 2,0
a) Nhận xét bảng số liệu:
- Tỉ suất tử thô của thế giới giảm nhanh trong nữa thế kỉ qua từ 25%0 (1950 -
1955) xuống còn 9%0 (2000 - 2005).
- Tỉ suất tử thô của các nước phát triển giảm chậm từ 15%0 (1950 - 1955)
xuống 9%0 (giai đoạn 1960 - 1980), sau đó ổn định ở mức 10%0 (1985 -2005).
- Tỉ suất tử thô ở các nước đang phát triển giảm nhanh và liên tục từ 28%0
(1950 - 1955) xuống 12%0 (1975 - 1980) và 8%0 (2000 - 2005).
b) Giải thích:
- Kinh tế - xã hội thế giới tăng trưởng nhanh, khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh, đặc biệt là thành tựu y học hiện đại cùng với việc nâng cao chất lượng
sống đã góp phần giảm tỉ suất tử vong của thế giới.
- Ở các nước đang phát triển ngoài những tác động trên còn do ảnh hưởng của
cơ cấu dân số trẻ trong khi đó các nước phát triển lại chịu tác động của sự già
hóa dân số tạo nên tỉ suất tử thô cao hơn so với các nước đang phát triển

0,5

0,25

0,25



0,5


0,5


Câu 3 3,0
a) Xác định và giải thích vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp
nhất nước ta.
- Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ dưới 18
0
C tập trung ở khu vực
miền núi:
+ Phía Bắc là khu vực Hoàng Liên Sơn và một số khu vực biên giới Việt –
Trung.
+ Phía Nam là khu vực núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên.
- Nguyên nhân nhiệt độ thấp là do độ cao và còn ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ trên 24
0
C phân bố dọc khu vực
Duyên hải cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Nguyên nhân do vị trí phía Nam có khí hậu cận xích đạo và không chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc.
b) Hướng di chuyển và tần suất các cơn bão vào nước ta.
- Các cơn bão đều xuất phát từ Biển Đông sau đó di chuyển theo hướng tây
hoặc tây bắc đổ bộ vào nước ta. Thời gian hoạt động bão từ tháng VI đến
tháng XII, di chuyển dần từ Bắc vào Nam.

- Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
các vùng Hà Tỉnh, Quảng Bình với tần suất trung bình 1,3 đến 1,7 cơn
bão/tháng.


0,5


0,5

0,5

0,5


0,5


0,5

Câu 4 4,0
a) So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơ n Nam.
- Giới hạn:
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Từ khối núi Kon Tum đến khối núi cực Nam
Trung Bộ.
- Những điểm giống nhau:
+ Hướng núi chủ yếu: tây bắc - đông nam.
+ Sườn tây thoải, sườn đông dốc.
+ Có một số dãy núi đâm ngang ra biển.

- Những điểm khác nhau:
+ Vùng Trường Sơn Bắc: Thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (vùng
núi Tây Nghệ An ở phía Bắc và Tây Thừa Thiên - Huế ở phía Nam), ở giữa
thấp trũng (vùng núi đá vôi Quảng Bình và núi thấp Quảng Trị). Các dãy núi
song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Bạch Mã đâm ngang ra
biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
+Vùng Trường Sơn Nam: Các khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ với
độ cao trên 2000m nối nhau tạo thành vòng cung ở phía đông. Phía tây là các
cao nguyên bazan xếp tầng (Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, độ cao
trung bình 500 - 1000m) và các bán bình nguyên xen lẫn đồi núi thấp. tính bất
đối xứng ở hai sườn thể hiện rõ nét ở Trường Sơn Nam.
b) Chứng minh miền núi nước ta có địa hình đa dạng.

0,5



0,75




0,75




0,75





1,25
Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc, hình
dáng và cấu tạo địa chất: các dãy núi cao, trung bình, sơn nguyên, cao nguyên,
bán bình nguyên, địa hình cacxtơ, thung lũng, lòng chảo (lấy ví dụ minh họa
cho các ý trên)



Câu 5 4,0
a) Những khó khăn trong việc sử dụng tài nguyên đất ở các đồng bằng.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất cả nước.
+ Do đã khai thác lâu đời, quá trình thâm canh mạnh dẫn đến hiện tượng thoái
hóa, bạc màu đất.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Diện tích nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm gần một nữa diện tích đồng bằng.
+ Đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng.
+ Đất giàu sét, khó thoát nước.
- Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Diện tích nhỏ, hẹp lại bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra biển.
+ Điều kiện cơ giới hóa không thuận lợi.
+ Đất phù sa có nguồn gốc sông, biển, chủ yếu là đất cát pha nên khó giữ
nước, độ mùn thấp.
+ Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày hơn là trồng lúa.
b) Hướng sử dụng
- Tăng cường mở rộng diện tích để nâng cao bình quân diện tích đất nông
nghiệp trên đầu người.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trên cơ sở thay đổi mùa vụ hợp lí.

- Thủy lợi được coi là giải pháp hàng đầu đối với tất cả các đồng bằng (đặc
biệt là Duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long)
- Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở các đồng bằng phải đi đôi với việc quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mổi địa phương.

0,5



1,0



1,0






0,25

0,5
0,5

0,25

Câu 6 4,0
a) Vẽ biểu đồ


1,5













BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH RỪNG VÀ BÌNH QUÂN DIỆN TÍCH RỪNG
THEO ĐẦU NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI THỜI KÌ 1650 - 2000.

*Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (các biểu đồ dạng khác không cho điểm)
- Đảm bảo tính chính xác, tính trực quan và tính thẩm mĩ.
- Có ghi tên biểu đồ, chú giải, giá trị và đơn vị.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các năm.
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
- Tài nguyên rừng của thế giới có sự biến động mạnh cả về số lượng và chất
lượng, cả về không gian lẫn thời gian.Trong vòng 350 năm diện tích rừng
giảm gần 1/2 (từ 7200 tr ha xuống còn 3869 tr ha). Bình quân mỗi năm mất
khoảng 9,6 tr ha.
-Tốc độ suy giảm nhanh nhất là giai đoạn từ 1650 đến 1990 (mất 2760 tr ha),
từ 1990 trở lại đây diện tích rừng thế giới có xu hướng tăng lên mặc dù ít và

chậm.
- Cùng với suy giảm về diện tích, bình quân diện tích rừng theo đầu người
cũng giảm nhanh chóng từ 13,2 ha/người (1650) xuống còn 0,64 ha/người
(2000). Năm 1995 bình quân diện tích rừng/người thấp nhất chỉ đạt
0,6ha/người.
*Giải thích
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm nhanh diện tích rừng là quá trình gia
tăng nhanh dân số kết hợp với bùng nổ đô thị hóa, công nghiệp hóa.
- Việc phá rừng bừa bãi để mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi ở các nước
đang phát triển
- Do nhu cầu tiêu thụ tăng cao và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của các
nước đang phát triển dẫn đến thu hẹp diện tích, nhất là rừng nhiệt đới.














1,5









1,0

Hết












×