Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.3 KB, 40 trang )

Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra sôi động, nền kinh tế
Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, thì
ngoại thương trở thành hoạt động khơng thể thiếu của các doanh nghiệp. Ngoại
thương là ngành kinh tế đang giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của một quốc gia, ngoài việc mang lại ngoại tệ cho đất nước, ngoại thương cịn
góp phần cải thiện các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế đối ngoại của các quốc
gia trên thế giới. Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một tỉ lệ lớn trong
nền kinh tế đối ngoại, riêng đối với Việt Nam kim ngạch nhập khẩu nhiều hơn so
với xuất khẩu, nên chúng ta phải cải thiện và nâng cao việc tổ chức ký kết và
thực hiện hợp đồng nhập khẩu để giúp tiết kiệm chi phí và cũng chính là để nâng
cao hoạt động ngoại thương. Hơn thế nữa ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi
Việt Nam đang phát triển từng ngày, nhằm đồng hành cùng công cuộc phát triển
này chúng ta không thể thiếu các công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc – thủy
sản và công ty Uni-President Việt Nam là một trong những cơng ty đã góp phần
khơng nhỏ cho sự phát triển của ngành hàng này. Chúng ta phải làm gì để khơng
ngừng gia tăng sản phẩm có chất lượng cao với giá cả ổn định và một trong
những vấn đề cần nghiên cứu là làm sao để giảm chi phí đầu vào cho doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, do đó tơi đã chọn đề tài “Tổ chức
ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia
súc – thủy sản tại công ty TNHH Uni-President Việt Nam” chuyên đề tốt
nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu :
Cung cấp một cách có hệ thống khoa học, đầy đủ và chi tiết về kiến thức cơ
bản về quản trị ngoại thương như : Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh
doanh ngoại thương; Kỷ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương ; Cách tổ chức
và thực hiện các hợp đồng ngoại thương.
Nhằm hoàn thiện khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nghiệp vụ


ngoại thương. Tiếp cận thực tế hoạt động ngoại thương của đất nước , vận dụng
kiến thức đã học để phân tích đánh giá thực tế, xữ lý tốt các tình huống đặt ra.
1


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu :
Tự nghiên cứu các tài liệu theo hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn và các
kiến thức đã học trong thời gian qua.
Đi tìm hiểu, điều tra, khảo sát thực tế tại cơ quan thực tập để xử lý số liệu,
phân tích, đánh giá. Đúc rút kinh nghiệm, và xử lý các tình huống thực tế đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu bao gồm những kiến thức cơ bản về Quản trị ngoại
thương ; Kỹ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương ; Tổ chức và thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và gia súc của công ty Uni- President Việt
Nam.
Bố cục chuyên đề được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng.
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty TNHH Uni-President Việt Nam và
tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia
súc – thủy sản
Cung cấp cái nhìn tổng qt về cơng ty TNHH Uni-President Việt Nam và
nói lên tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia
súc – thủy sản.
Chương 3: Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất thức ăn gia súc – thuỷ sản tại cơng ty TNHH Uni-President Việt
Nam.
Trình bày về cách tổ chức, thực hiện hợp đồng hàng nhập khẩu và nhận xét về

cách tổ chức, thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương 4: Những giảp pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc tổ chức ký
kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Uni-President Việt
Nam giai đoạn 2011-2014.
Dự báo về cơ hội và thách thức, định hướng phát triển, đưa ra một số giải
pháp đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc-thủy sản
tại cơng ty TNHH Uni-President Việt Nam.
Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế,
2


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của Q thầy cơ cũng như các bạn đọc để bài viết của tơi hồn thiện hơn cả
về nội dung lẫn hình thức.
Xin trân trọng cảm ơn.

3


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG.
1.1. Khái niệm về hợp đồng:
Hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhằm mục

đích tạo ra, thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên.
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch… giữa các bên
ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên
cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh
với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế
hoạch của mình.( Trích điều 1, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế).
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập,
thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên
mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các
bên,bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh tốn tiền hàng và nhận
hàng.
Theo luật Thương Mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản
chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ( được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu) ở các nước khác nhau
hoặc giữa các bên có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng một bên ở
trong nội địa và bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật. Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung
cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở
hữu hàng hóa, bên mua phải thanh tốn tiền hàng và nhận hàng.( Trích điều 27,
28,29 và 30 Luật Thương mại Việt Nam).
So với những hợp đồng mau bán trong nước hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
có 3 điểm:
Đặc điểm 1: ( đặc điểm quan trọng nhất) Chủ thể của hợp đồng – người mua,
4


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam


người bán – cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau ( ở Việt Nam
còn quy định thêm: giữa các bên có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt
Nam,nhưng một bên ở trong nội địa và bên kia trong khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật).Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để
phân biệt, dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc
mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua
bán cũng khơng mang tính chất quốc tế.
Đặc điểm 2 : Đồng tiền thanh tốn có thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả
hai bên.
Đặc điểm 3 : Hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất
nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách
nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp
đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách
bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.
Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Xét về thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại : Hợp đồng ngắn hạn ( một lần)
và hợp đồng dài hạn ( nhiều lần).
Hợp đồng ngắn hạn thường đuợc ký kết trong một thời gian tương đối ngắn hạn,
và sau khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên
về hợp đồng đó cũng kết thúc.
Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao
hàng được tiến hành làm nhiều lần.
Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
có các loại hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập
và chuyển khẩu.
Xét về hình thức hợp đồng có các loại sau :
Hình thức văn bản.
Hình thức miệng

Hình thức mặc nhiên.
5


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Công ước Viên 1980 cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức
trên.
So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm hơn
cả : an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn…Ở nước ta hình
thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị nhập khẩu Việt
Nam trong quan hệ với nước ngồi.
Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể được thành lập bằng nhiều cách như:
Hợp đồng gồm một văn bản trong đó ghi rõ nội dung mua – bán, mọi điều kiện
giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của hai bên.
Hợp đồng gồm nhiều văn bản như những điện báo, thư từ giao dịch.
Nội dung các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế bao gồm:
Tên hàng ( commodity)
Chất lượng ( Quality)
Số lượng ( Quantity)
Giao hàng ( Shipment/Dilevery)
Giá cả ( Price)
Thanh tốn ( Settlement payment)
Bao bì và mã ký kiệu ( Packing and Marking)
Bảo hành ( Warranty)
Bảo hiểm ( Insuranse)
Bất khả kháng ( Force majeure)
Khiếu nại ( Claim)

Trọng tài ( Arbitratino)
1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng:
1.2.1. Đàm phán hợp đồng:
Quá trình đàm phán diễn ra rất đa dạng, phong phú, tùy từng trường hợp củ thể.
Sau các giai đoạn nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung ứng, lựa chọn nhà
cung cấp la giai đoạn đàm phán được thực hiện nhằm mục tiêu soạn thảo hợp
đồng xuất nhập khẩu hàng hóa dựa trên sự thống nhất của các bên tham gia. Một
6


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

cách tổng quát nhất, có thể chia q trình đám phán làm ba giai đoạn :
Giai đoạn tiền đàm phán.
Giai đoạn đàm phán.
Giai đoạn hậu đàm phán.
Trong hoạt động của ngoại thương, đàm phán là một chuỗi hoạt động tuần hồn,
khơng ngừng nghĩ, vịng đàm phán trước kết thúc mở đầu cho vòng đàm phán
sau, có những khi cùng thời điểm phải tiến hành đàm phán với nhiều đối tác. Vì
vậy quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương có thể chia ra làm năm giai đoạn
như sau :
1. Giai đoạn chuẩn bị.
2. Giai đoạn tiếp xúc.
3. Giai đoạn đàm phán.
4. Giai đoạn kết thúc – ký kết hợp đồng.
5. Giai đoạn rút kinh nghiệm.
Đàm phán có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngồi hình thức gặp
mặt trực tiếp cịn có các hình thức khác như qua thư từ, điện tín, Fax hoặc điện
thoại… Mỗi hình thức đều có những ưu , nhược điểm riêng.

Đàm phán trực tiếp:
Để đảm bảo đàm phán đạt được hiệu quả cao, cần biết rõ ý đồ, kỳ vọng và những
thơng tin cần thiết từ phía đối tác. Nếu biết cách đặt câu hỏi sẽ khai thác đuợc tối
đa những thông tin từ đối tác để phục vụ cho chiến lược đàm phán.
Để có thể hỏi đúng chổ, đúng lúc và đạt được hiệu quả mong muốn cần, lập kế
hoạch đặt các câu hỏi một cách kỹ lưỡng chi tiết, phải nghiên cứu tìm hiểu về đối
tác, phải chọn đúng thời điểm để hỏi, biết khéo léo khai thác và phát triển những
điều từ đối tác trình bày.
Để đàm phán trực tiếp thành cơng thì chỉ nói hay, hỏi đúng chưa đủ, mà cịn phải
biết lắng nghe. Biết nghe là cả một nghệ thuật. Để nghe cho rõ, cho đúng phải hết
sức khách quan và chủ động, phải cố gắng hiểu được tất cả ý đồ, ẩn ý, hàm ý
chứa trong những câu hỏi, câu nói của phía đối tác.
Đàm phán qua thư :
7


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Một trong những cách đàm phán đơn giản và dễ thực hiện là đàm phán thông qua
thư từ. Công việc phải được tiến hành thông qua việc viết thư: chào hàng, hỏi
hàng, báo giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận… Các thư từ này được viết dưới
nhiều dạng phong phú.
Đàm phán qua điện thoại:
Hình thức này tiện lợi nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên cũng khơng thể trình
bày hết chi tiết liên quan đến hợp đồng mà các bên giao dịch vì chi phí cao và
tính pháp lý về mặt thực thi hợp đồng khơng có hiệu lực trao đổi bằng miệng.
Việc đàm phán thường chỉ áp dụng với các đối tác sau: Đối tác đã quan hệ hoạt
động mua bán lâu dài, thường xun và có uy tín; Đối tác mà trước đó đã có q
trình đám phán và đã thỏa thuận được một số điều khoản cơ bản, nay chỉ cần hiệu

chỉnh hoặc bổ sung thêm một số điều khoản khác.
Đàm phán qua mạng:
Với sự bùng nổ của mang internet, chắc chắn rằng một ngày không xa nữa đàm
phán qua mạng sẽ trở thành một hình thức đám phán chủ yếu trong ngoại thương,
bởi nó có khả năng khắc phục đựơc những nhược điểm của các phương thức trên.
Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực chuẩn bị lực lượng và thiết bị để
đón nhận hình thức đàm phán mới. Hiện nay ta mới chỉ sử dụng Email trong việc
giao dịch, trao đổi với nước ngoài, phạm vi sử dụng còn hẹp, hiệu quả chưa cao,
nên trong tương lai cần phải đầu tư và ứng dụng nhiều hơn nửa.
1.2.2. Ký kết hợp đồng:
Hoạt động kinh doanh ngoại thương, thường phức tạp hơn các hoạt động đối nội
vì rất nhiều lẽ, chẳng hạn như: bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động chịu sự điều
tiết của nhiều hệ thống luật pháp, hệ thống tiền tệ- tài chính khác nhau v.v…
Do đó trước khi vào giao dịch ký hợp đồng, đơn vị kinh doanh cần phải chuẩn bị
chu đáo. Kết quả của việc giao dịch phụ thuộc phần lớn ở sự chuẩn bị đó. Cơng
việc chuẩn bị có thể bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Nghiên cứu tiếp cận thị
trường và lập phương án kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường :
Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách, luật lệ quốc
8


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Cơng Ty Uni- Presidet Việt Nam

gia có liên quan đến hoạt động kinh doanh kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh doanh
ngoại thương cần phải nhận biết hàng hóa kinh doanh, nắm vững thị trường và
lựa chọn khách hàng.
Hàng hóa mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu giá
trị, công dụng, nắm được những đặc tính của nó và những u cầu của thị trường

về hàng hóa như : quy cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngồi, cách lựa
chọn phân loại…
Để chủ động trong việc giao dịch mau bán, còn cần nắm vững tình hình sản xuất
của mặt hàng đó như : thời vụ, khả năng về nguyên liệu…
Lập phương án kinh doanh:
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị
trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh. Phương án này là kế hoạch
hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định kinh doanh. Việc
xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau :
Đánh giá thị trường và thương nhân.
Lựa chọn mặt hàng,thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
Đề ra mục tiêu, những mục tiêu cụ thể đề ra trong một phương án kinh doanh.
Đề ra biện pháp thực hiện
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh.
Sau các bước trên các bên sẻ tiến hành ký kết hợp đồng, khi ký kết hợp đồng cần
lưu ý những điểm sau:
Cần thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả những điều khoản cần thiết trước khi
ký hợp đồng,
Cần đề cập đến cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan, tránh phải dùng tập quán
thương mại địa phương để giả quyết tranh chấp phát sinh sau này.
Hợp đồng không có những điều khoản trái với luật hiện hành.
Khi soạn hợp đồng cần trình bày rõ ràng, chính xác, tránh dùng từ mập mờ, có
thể suy luận ra nhiều cách.
Hợp đồng thường do một bên soạn thảo, trước khi ký bên kia cần phải kiểm tra
kỷ lưỡng, đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán.
9


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam


Người đứng ra ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền.
Ngơn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên đều thơng thạo.

CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH
UNI-PRESIDENT VIỆT NAM
2.1. Sơ lược về công ty Uni-President Việt Nam:
Vì nuớc Việt Nam là một nước đang phát triển và có nhiều tiềm năng nên tập
đồn Uni – President đã chọn Việt Nam là nơi phát huy thế mạnh và lấy tên là
Công ty TNHH Uni- President Việt Nam
Công ty TNHH Uni- President Việt Nam là cơng ty có 100% vốn đầu tư
nuớc ngoài, ra đời vào ngày 06 tháng 02 năm 1999 theo giấy phép đầu tư số
2113/GP của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp. Với vốn pháp định là 68 triệu USD
và tổng vốn đầu tư là 151,5 triệu USD, lớn nhất trong các dự đầu tư ra nuớc
ngoài của tập đoàn Uni- President ở Đài Loan.
Và công ty TNHH Uni- President Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và liên
tục, nhanh chóng và bền vững để trở thành cơng ty đứng thứ nhì trong lĩnh vực
thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với các dòng sản phẩm chất luợng cao,
được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, kỷ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của công ty được thể hiện qua xây dựng hệ
thống nhà máy liên tục :
- Cơng ty có thời gian hoạt động tại Việt Nam là 47 năm. Vào tháng 9 năm
1999 công ty mở thêm chi nhánh và nhà máy xay xát bột mỳ, xưởng chiết xuất
dầu thực vật tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu
- Vào tháng 06 năm 2007 do nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao, nhằm đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài công ty lại mở thêm chi nhánh
và nhà máy chế biến thức ăn thủy sản tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền


10


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Giang, đồng thời mở thêm chi nhánh và trại sản xuất tôm giống tại huyện Ninh
Hòa, Khánh Hòa.
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và nhằm mở rộng quy
mô lớn hơn vào tháng 09 năm 2008 công ty mở thêm chi nhánh nghiên cứu và
sản xuất tôm giống tại Khu quy hoạch sản xuất tôm giống Vũng Mũ, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận.
Cơng ty TNHH Uni-President Việt Nam là Công ty thức ăn thủy sản đầu
tiên tại Việt Nam được cấp Chứng nhận ISO22000
Tháng 11 năm 2009 Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã chính thức
trở thành Cơng ty chuyên sản xuất thức ăn thủy sản đầu tiên tại Việt Nam được
thông qua kiểm chứng ISO22000 của SGS. Đây là tiêu chuẩn kết hợp ISO9001
và HACCP, bao gồm các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm "từ
nông trường đến bàn ăn" , cung cấp phương pháp quản lý tốt về chất lượng , và
thiết lập cách quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong q trình sản xuất gia
cơng, ngăn ngừa mối nguy được biết của sản phẩm hoặc làm giảm các mối nguy
về an toàn thực phẩm xuống tới mức cho phép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng.
Việt Nam là nước xuất khẩu Tôm Lớn đứng thứ 3 trên thế giới và đang phải
đối mặt với xu hướng quản lý an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản ngày càng
nghiêm ngặt, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đang từng bước đưa việc
sản xuất Tôm giống và sản xuất thức ăn theo hệ thống truy xuất nguồn gốc
(Traceability system) nhằm cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ
sản đầy đủ các thông tin về việc truy xuất nguồn gốc. Công ty TNHH UniPresident Việt Nam hy vọng sẽ phát huy được tác dụng đi đầu trong lĩnh vực

này và mang lại giá trị liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực thuỷ sản đồng thời thúc
đẩy ngành nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng phát triển tốt.
Uni- President Việt Nam đuợc cấp giấy chứng nhận về quốc tế về quản lý
chất lượng ISO 9001/2000; HACCP và thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc
nhằm củng cố niềm tin ở khách hàng. Nhờ vậy sản phẩm của công ty đáp ứng
được về vệ sinh an toàn thực phẩm của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
11


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Các hệ thống nhà máy chiến lược đã được đặt hầu hết ở các tỉnh thành có thế
mạnh về nơng nghiệp và chăn ni giúp công ty TNHH Uni- President Việt
Nam mang đến cho khách hàng của mình hai lợi thế cạnh tranh to lớn trong kinh
doanh là tốc độ trong giao nhận và cắt giảm đáng kể chi phí vận chuyển. Cơng ty
gắn liền với các thông tin sau :
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH UNI – PRESIDEN VIỆT NAM
Tên giao dịch nước ngoài: UNI- PREDIDENT VIET NAM CO., LTD
Tổng Giám Đốc: MR Cheng Wen Chin
Nghành nghề kinh doanh: thức ăn gia súc – thủy sản, mì ăn liền, bột mì, dầu
ăn.
Thị trường xuất khẩu chính : Australia, Singapore, Malaysia
Thị trường nhập khẩu chính: India, Chilê, Pêru
Trụ sở chính tại: số 16 – 18 DT 743 KDN Sóng Thần 2, Dĩ An , Bình Dương
Mã số thuế : 3700306630
Điện thoại : 0650 3790811~ 6

số Fax : 0650 3 790810


2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.2.1. Chức năng của công ty.
- Công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc – thủy sản, bột mì, mì ăn liền, dầu
ăn
- Xuất khẩu: thức ăn thủy sản, bột mì, mì ăn liền
- Nhập khẩu: nguyên liêu sản xuất thức ăn gia súc – thủy sản, nguyên liệu sản
xuất mì ăn liển, lúa mì, bột mì, máy móc thiết bị.
- Hoạch định: cơng ty đưa ra các hoạt động nhằm định ra mục tiêu và các
chiến lược để thực hiện các mục tiêu đã định.
- Tổ chức: vạch ra cấu trúc công của công ty, quy định quyền hạn, trách
nhiệm của từng vị trí mà các cá nhân trong công ty nắm giữ.
- Điều khiển: phối hợp những người trong tổ chức, chọn lọc nhửng kênh
thông tin hiệu quả nhất, giãi quyết các xung đột bộ phận, tạo mơi trường làm việc
thích hợp.

12


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

- Kiểm tra: đo lường việc thực hiện các hoạt đông, so sánh các hoạt động đã
được hoạch định. Nếu có sai lệch thì Ban Giám Đốc có nhiệm vụ xác định những
nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.
2.2.2. Nhiệm vụ của cơng ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty
theo luật pháp hiện hành.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để
xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh hiệu quả.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh

nhằm đạt hiệu quả cao.
- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách bảo tồn và
phát triển nguồn vốn được giao.
- Chấp hành đầy đủ các chính sách, phát luật hiện hành của nhà nước và của
Bộ Thương Mại nay là Bơ Cơng Thương.
- Quản lý tồn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần và khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề
nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
2.3. kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2008 đến 2010:
( Đơn vị tính: Đồng USD)

So sánh (%)

Năm

Doanh
thu
Lợi
Nhuận
Chi
phí

2008

2009

2010

2008/2007


2009/2008

2009/2010

Số tương

Số tương

Số tương

đối

đối

đối

(%)

(%)

(%)

2.265.674

4.228.734

12.951.993

86.6


206.3

250

104.056

132.972

237.968

27

78

200

2.161.618

4.095.762

12.714.025

89

210

149

“Nguồn: báo cáo năm 2008, 2009,2010, Phịng Kế Tốn”
13



Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Cơng Ty Uni- Presidet Việt Nam

2.3.1. Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty Uni-president Việt Nam
giai đoạn từ 2008 đến quí I năm 2011.
Từ năm 2008 đến năm 2010 doanh thu của công ty tăng trưởng nhưng không
đồng đều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá cao. Tăng xấp xỉ 87% của năm 2008
so với năm 2007, tăng 206% của năm 2009 so với năm 2008 và tăng 250% của
năm 2010 so với 2009, một mức độ tăng trưởng rất cao. Có một sự đột phá của
năm 2009, doanh thu đã tăng lên gấp 3 lần năm 2008, là vì năm 2009 nghành
thủy sản của cơng ty phát triển mạnh, sự uy tín về sản phẩm thủy sản của cơng ty
cũng đã được hình thành, riêng về sản phẩm thức ăn tôm là công ty đứng đầu cả
nước. Điều này cho thấy sự nổ lực không ngừng của cơng ty trong việc tìm kiếm
khách hàng để kinh doanh, và lúc này công ty đã ổn định về tình hình kinh
doanh, về cơ cấu tổ chức và uy tín của mình trên thương trường.
Từ năm 2008 đến năm 2010 tuy cơng ty có lợi nhuận, nhưng chi phí so với
lợi nhuận cũng cịn khá cao. Chi phí khá cao là vì cơng ty khơng ngừng tăng chi
phí quản lý, không ngừng nâng cao công nghệ, để cho công ty ngày càng hịan
thiện hơn và chính điều này cho thấy cơng ty cũng chưa tối ưu hóa trong cơng tác
kinh doanh nên phát sinh nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận. Vì vậy cơng ty cần
mở rộng quy mơ kinh doanh, huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực,đặc biệt quan
tâm và đầu tư thích đáng cho hoạt động Marketing.
2.3.2. Thuận lợi của công ty.
- là môt công ty khá lớn tại Bình Dương, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản
xuất thức ăn thủy sản – gia súc, bột mì, mì ăn liền, dầu ăn.
- Với cơng nghệ kĩ thuật tiên tiến, chủ yếu là sử dụng máy móc, ít sử dụng lực
lượng lao động chân tay.
- Cơng nhân có tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp.

- Nhà máy thủy sản được chứng nhận ISO 9001 -2000
- Trong năm 2007 đến 2009 các hiệp định song phương, đa phương được ký kết
giữa Việt Nam và các nước đã góp phần thúc đẩy tình hình đầu tư của cơng ty.
Do vậy cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu ngành thủy sản và nghành bột mì để
đem lai khá nhiều lợi nhuận cho công ty.
14


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

- Gần cuối năm 2009, nhà nước đã cắt giảm thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu
và với số lượng nhập khẩu hùng hậu như cơng thì điều này đã giảm nhiều chi phí
cho ngun liệu đầu vào.
2.3.3 Khó khăn của cơng ty.
- Thị trường xuất khẩu Mì ăn liền cịn nhỏ hẹp, chủ yếu là khách hàng quen thuộc
của Tổng công ty từ Đài Loan.
- Hệ thống thơng tin quản lý cịn yếu, hiệu quả không cao.
- Cơ cấu tổ chức, thu mua nguyên liệu nhập khẩu còn chịu nhiều chi phối của
Tổng công ty Đài Loan,
- Chưa chủ động cũng như nắm bắt thông tin kịp thời về nguồn hàng nhập khẩu.
- Chưa đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như các nhà cung
ứng.
- Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các công ty cùng nghành cũng là
một khó khăn lớn cho cơng ty.

CHƯƠNG 3:
TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
15



Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA
SÚC –THỦY SẢN

TẠI CÔNG TY TNHH UNI-

PRESIDENT VIỆT NAM
3.1. phân tích tình hình nhập khẩu của cơng ty:
3.1.1. Tình hình nhập khẩu theo thị trường:
Số liệu nhập khẩu thức ăn gia súc thủy sản theo thị trường như sau:
Năm 2008:
ARGENTINA CHILE
7.216.000

CHINA JAPAN

PERU

TAIWAN

14.171.230 434.814 2.379.261 13.880.791 1.670.628

Năm 2009:
ARGENTINA CHILE
11.210.540
4.272.537
Năm 2010 :


CHINA
2.487.000

JAPAN
3.000.902

PERU
28.049.156

TAIWAN
4.030.168

ARGENTINA CHILE
3.717.300
7.000.264

CHINA
3.022.431

JAPAN
4.000.220

PERU
32.000.474

TAIWAN
6.234.696

“ Nguồn : số liệu Phòng Thu Mua , bộ phận xuất nhập khẩu”


Qua số liệu trên chúng ta thấy được rằng thị trường PERU và CHILE chiếm tỷ
trọng khá cao trong cán cân nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc và
thủy sản của công ty, tiếp đến là thị trường ARGENTINA, TAIWAN, CHINA và
tỷ trọng của thị trường JAPAN là thấp nhất.
3.1.2. Tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc thủy sản theo nghành hàng:
2008
2009
2010
71.907.677,58 91.145.719,01 108.200.062

“ Nguồn : số liệu Phòng Thu Mua , bộ phận xuất nhập khẩu”

Chúng ta có thể thấy rằng số liệu nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, điều đó
chứng tỏ rằng cơng ty phải cố gắng hồn thiện quy trình nhập khẩu để từng bước
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong những năm tới.
3.1.3. Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng:
Qua bảng số liệu của ba năm vừa qua, sản phẩm bột cá CHILE và PERU,chiếm
tỷ trọng cao nhất trong các nguyên liệu nhập khẩu, tiếp đến là bã đậu nành của
ARGENTINA, và nguyên phụ gia tại thị trường TAIWAN, chiếm tỷ trọng khá
cao trong những nguyên liệu sản xuất của công ty.
16


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Cơng Ty Uni- Presidet Việt Nam

3.2. Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu :
BƯỚC 1: KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Tiến trình chuẩn bị giao dịch:

Nghiên cứu tiếp cận thị trường:
Nghiên cứu tiếp cận thị trường là một quá trình phức tạp, tốn kém khá nhiều
thời gian và chi phí vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất
nhập khẩu của công ty. Những thông tin về thị trường được thu thập chủ yếu qua
các cách sau:
+ Mạng Internet.
+ Báo đài, tạp chí.
+ Hiệp hội, hội nghị doanh nghiệp.
Thông qua bộ thương mại và các cơ quan tham tán thương mại Việt Nam ở
nước ngoài.
+ Giới thiệu từ các mối làm ăn trước
Nghiên cứu thị trường giúp công ty lựa chọn thời cơ thuận lợi, phương thức mua
bán và điều kiện giao dịch thích hợp.
Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung ứng :
Thơng qua các thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường, cán bộ
phịng nghiệp vụ tiến hành tìm kiếm lựa chọn nhà cung ứng, từ kết quả nghiên
cứu công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng thích hợp cho mình.
Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng là một khâu quan trọng và mất nhiều thời
gian. Vì vậy, khi giao dịch làm ăn với những nhà cung ứng phù hợp công ty
thường cố gắng tìm cách giữ mối quan hệ tốt đẹp để làm ăn lâu dài.
Giao dịch đàm phán với nhà cung ứng:
Giao dịch:
Giao dịch thực tế rất khó để chia ra từng bước rạch rịi, vì các bước giao dịch
nó có sự đan xen, nối liền nhau. Như thư hỏi hàng, thư xác nhận, thư chào hàng,
thư từ chối, các bước diễn ra khơng theo một trình tự nhất định. Giao dịch trải
qua cả một chuỗi quá trình , đôi khi công ty gửi thư hỏi hàng, đối tác xuất gửi lại
thư chào hàng, nếu những điều kiện mà người bán đưa ra hợp lý thì cơng ty gửi
17



Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

cho họ thư xác nhận, xác nhận rằng công ty chấp thuận những điều kiện mua bán
đó. Ngược lại, nếu những điều kiện trong đơn đặt hàng này cơng ty khơng chấp
nhận được thì cơng ty viết thư hồn giá gửi cho người bán từ chối một hoặc một
số đề nghị từ phía người bán, đồng thời đưa ra những đề nghị mới.
Đàm phán:
Sau các giai đoạn nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung ứng, lựa chọn nhà
cung ứng là giai đoạn đàm phán được thực hiện nhằm mục tiêu soạn thảo hợp
đồng xuất nhập khẩu hàng hóa dựa trên sự thống nhất giữa các bên tham gia.
Quá trình đàm phán thường được thực hiện bởi ban lãnh đạo, cán bộ phòng
nghiệp vụ và thơng qua 3 hình thức sau:
Đàm phán trực tiếp:
Nhà cung ứng là cơng ty lớn có khả năng ký hợp đồng lâu dài, trị giá lớn thì hai
bên gặp mặt trực tiếp để bàn một số điều khoản cơ bản.
Đối tác chưa có quan hệ mua bán với cơng ty, thành phần tham gia đàm phán
thường gồm đại diện ban lãnh đạo cơng ty, trưởng phịng nghiệp vụ và một thư
ký. Thông thường trong đàm phán trực tiếp các bên chỉ có thể đạt được thỏa
thuận khoản 90% phần cịn lại sẽ tiếp tục đàm phán sau thơng qua điện thoại, fax,
email …… để giải quyết trọn vẹn vấn đề và đi đến ký kết hợp đồng.
Đàm phán qua điện thoại:
Hình thức này tiện lợi nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên các bên khơng thể
trình bày hết chi tiết liên quan đến hợp đồng mà các bên giao dịch vì chi phí cao
và tính pháp lý về mặt thực thi hợp đồng khơng có hiệu lực do trao đổi bằng
miệng. Việc đàm phán này thường công ty chỉ áp dụng đối với những đối tác sau:
Đối tác đã có quan hệ hoạt động mua bán lâu dài, thường xun và có uy tín.
Đối tác mà trước đó đã có q trình đàm phán và đã thỏa thuận được một số điều
khoản cơ bản, nay chỉ cần hiệu chỉnh hoặc bổ sung thêm một số điều khoản khác.
Đàm phán bằng văn bản:

Giao dịch qua thư tín, fax là chủ yếu vì cách giao dịch này tiết kiệm nhiều chi
phí, cùng một lúc có thể giao dịch được với nhiều đối tác khác nhau. Đối tác của

18


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

công ty phần lớn là đối tác quen thuộc nên công ty thường sử dụng hình thức
đàm phán này.
Thực tế khi đi đến ký kết một hợp đồng nhập khẩu công ty thường kết hợp sử
dụng cả 3 hình thức đàm phán này.
Soạn thảo ký kết hợp đồng:
Sau khi kết thúc đàm phán, nếu đạt được thỏa thuận thì các bên tiến hành ký kết
hợp đồng.
Hợp đồng do bên đối tác soạn thảo dựa trên kết quả đàm phán và đảm bảo đầy đủ
các điều khoản cơ bản đúng qui định pháp luật. Để đảm bảo nội dung hợp đồng
rõ ràng và chặt chẽ về quyền hạn và nghĩa vụ mỗi bên các điều khoản và điều
kiện hợp đồng còn dựa trên qui định của luật thương mại Việt Nam, UCP 500,
Incoterms 2000 và phịng thương mại thế giới ( ICC)….. Sau đó đối tác sẽ fax
hay email lại cho công ty để kiểm tra lại. Khi các bên đã thống nhất nội dung, thì
đối tác sẽ lập bản hợp đồng chính thức, các bên cùng tham gia ký kết và hợp
đồng bắt đầu có hiệu lực.
Hợp đồng đính kèm số: AP-028-028 ngày 02/12/2010
BƯỚC 2: XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý xuất
nhập khẩu. Vì thế sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy
phép. Ngày nay trong khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thì việc xin giấp phép
nhập khẩu cũng đã giảm bớt một số mặt hàng.

Ở nước ta nay theo nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2008
của Chính phủ và theo thơng tư hướng dẫn số 04/2008/TT-BTM ngày 06 tháng
04 năm 2008 của Bộ thương mại (nay là Bộ công thương), một số mặt hàng khi
vào Việt Nam phải xin giấp phép nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại:
hàng hóa kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, hiệp định mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia; xe hai bánh, ba bánh gắn máy có dung tích động
cơ từ 175 cm3 trở lên; súng đạn thể thao; giấp phép nhập khẩu theo chế độ hạn
ngạch thuế quan như muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh
luyện, đường thô.
19


Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn
Nuôi Gia Súc – Thủy Sản Tại Công Ty Uni- Presidet Việt Nam

Theo tờ khai Hải quan số 1213/NK/NĐT.KD/KCNST ngày 16 tháng 04 năm
2011 thì mặt hàng Bột cá Pêru dùng làm nguyên liệu thức ăn gia súc-thủy sản là
mặt hàng không thuộc diện xin giấp phép nhập khẩu.
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ KHÂU THANH TỐN
Thanh tốn là một mắt xích trọng yếu trong tồn bộ q trình tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ yên tâm giao hàng khi biết
chắc sẽ được thanh tốn. Vì vậy cần thực hiện tốt những công việc bước đầu của
khâu này.
Đối với công ty Uni-President hầu hết đều thanh toán theo phương thức L/C
(Letter of Credit), tính chất của L/C được quy định chặt chẽ trong UCP 600 2009
ICC “ Về bản chất, L/C là những giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán,
hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của L/C và các
Ngân hàng không bị liên can đến, hoặc bị ràng buộc vào các hợp đồng như thế
thậm chí ngay cả trong L/C có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó”.
Thanh tốn theo phương thức L/C là chặt chẽ, ít rủi ro vì thế mà cơng ty UniPresident chủ yếu là chọn phương thức thanh toán này.

Sau khi hợp đồng mua bán nhập khẩu đã được ký kết, công ty Uni-President
sẽ chọn ngân hàng để mở L/C. Với bộ chứng từ theo phụ lục đính kèm thì cơng
ty Uni-President tiến hành mở L/C với Ngân hàng ICBC. Công ty Uni-President
sẽ dựa vào hợp đồng để điền vào mẫu đơn xin mở L/C của ngân hàng ICBC. Sau
khi điền đủ vào mẫu đơn, công ty Uni-President sẽ fax qua cho người thụ hưởng
(công ty Mitsubishi Corporation) để người thụ hưởng kiểm tra, nếu người thụ
hưởng đồng ý với các chi tiết trên thì xác nhận là đồng ý, cịn nếu khơng đồng ý
với những chi tiết đó thì xác nhận những gì cần chỉnh sửa. Sau khi cơng ty UniPresident và công ty Mitsubishi Corporation đã thỏa thuận các điều kiện thể hiện
trong mẫu đơn xin mở L/C thì tiến hành hồn chỉnh mẫu đơn này.
Sau đó cơng ty Uni-President sẽ gởi lại cho Ngân hàng bản mẫu đơn xin mở
L/C đã hoàn chỉnh cộng với hợp đồng đã ký kết. Ngân hàng dựa vào đó để tiến
hành mở L/C, sau khi nhận L/C công ty Uni-President fax lại cho người thụ
hưởng để người thụ hưởng dựa vào đó mà thực hiện những yêu cầu của người
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×