BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM VĂN NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thị Vân Hạnh
Người hướng dẫn khoa học: 2. TS. Ngô Văn Trân
HÀ NỘI - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số cơng trình nghiên cứu đã công bố khi đưa
vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của
luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
i
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn
các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ là một trong những nội dung của khoa học quản lý
nói chung và khoa học quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Cơng trình nghiên cứu
là kết quả học tập và nghiên cứu của tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa
QLNN về Xã hội thuộc Học viện Hành chính Quốc gia.
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia; q Thầy, Cơ của Học viện Hành chính Quốc gia,
Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa QLNN về Xã hội; đặc biệt là PGS. TS. Lê
Thị Vân Hạnh, TS. Ngơ Văn Trân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tơi trong
suốt q trình học tập.
Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Tơn giáo Chính phủ; Vụ Cao
Đài, Ban Tơn giáo Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh trên địa bàn duyên hải Nam Trung
bộ, cán bộ, công chức của huyện An Lão, tỉnh Bình Định; những nghiên cứu viên và
bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài trên địa bàn
nghiên cứu đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến qua phiếu điều
tra, trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu.
Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và tôi đã có nhiều
nỗ lực, song khơng tránh khỏi những thiếu sót, bản thân tôi mong nhận được những
ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy, cơ và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn
thiện luận án, xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .........................................................................................................10
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về tơn giáo ...........................................................10
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đạo Cao Đài của các tác giả trong và ngồi nước .. 13
1.3. Các cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo và
hoạt động đạo Cao Đài ............................................................................................17
1.3.1. Cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của tơn giáo ..........17
1.3.2. Cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài......20
1.4. Nhận xét về tổng quan tài liệu và những vấn đề đặt ra với đề tài Luận án 22
1.4.1. Nhận xét về tổng quan tài liệu ........................................................................22
1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. ..............................................24
Kết luận Chương 1 ....................................................................................................24
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ..............................................................................................................26
2.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, hoạt
động của đạo Cao Đài .............................................................................................26
2.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................................26
2.1.2. Nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ....31
2.1.3. Chủ thể, đối tượng, nguyên tắc của quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn
giáo, đạo Cao Đài ......................................................................................................41
2.2. Đạo Cao Đài – Hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức .............................47
2.2.1. Khái lược quá trình hình thành, phát triển của đạo Cao Đài...........................47
2.2.2. Tổ chức giáo hội và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài .........................................49
2.2.3. Giáo lý, giáo luật, giáo lễ ................................................................................52
2.2.4. Những nét đặc trưng của đạo Cao Đài ............................................................56
iii
2.3. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn
giáo, hoạt động của đạo Cao Đài ...........................................................................61
2.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nước.................................................................61
2.3.2. Bảo đảm các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật và thỏa mãn nhu
cầu tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân ............................................................62
2.3.3. Đảm bảo sự hài hịa giữa hoạt động, phát triển của tơn giáo và phịng chống lợi
dụng tơn giáo .............................................................................................................63
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
tôn giáo, hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ ..............................................................................................................................64
2.4.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín
ngưỡng, tơn giáo........................................................................................................64
2.4.2. Bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về hoạt động tơn giáo ..66
2.4.3. Yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................67
2.4.4. Chính sách hội nhập của nhà nước Việt Nam và hoạt động đối ngoại, hợp tác
quốc tế của các tôn giáo ............................................................................................69
2.4.5. Các yếu tố thuộc về bản thân của đạo Cao Đài ...............................................70
2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, hoạt động của của
đạo Cao Đài ..............................................................................................................71
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ngoài ................................71
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đạo Cao Đài ở một
số khu vực ở Việt Nam ..............................................................................................76
2.5.3. Giá trị tham khảo quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo, đạo Cao Đài
trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ...........................................................78
Kết luận Chương 2 .....................................................................................................80
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG
BỘ .............................................................................................................................82
iv
3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung
bộ ...............................................................................................................................82
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ..82
3.1.2. Những tác động của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội đến quản lý
nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam
Trung bộ ....................................................................................................................86
3.2. Quá trình hình thành và thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn
các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ..........................................................................88
3.2.1. Quá trình hình thành, phát triển đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải
Nam Trung bộ ...........................................................................................................88
3.2.2. Hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ......93
3.2.3. Một số đặc điểm khác biệt của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải
Nam Trung bộ .........................................................................................................100
3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài
trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ..................................................101
3.3.1. Thể chế hóa các văn bản qui phạm pháp luật và quản lý nhà nước đối với hoạt
động của đạo Cao Đài .............................................................................................101
3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, quản lý
nhà nước về tôn giáo, đạo Cao Đài .........................................................................105
3.3.3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối
với hoạt động của tôn giáo, hoạt động của đạo Cao Đài.........................................110
3.3.4. Công tác thực hiện chính sách, pháp luật đối với đạo Cao Đài ....................117
3.3.5. Thực hiện phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài .............................................................................................................133
3.3.6. Thanh tra, kiểm tra và đấu tranh đối với các hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài ...135
3.4. Kết quả và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ....................137
3.4.1. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân .......................................137
v
3.4.2. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao
Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ................................................143
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................148
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRÊN ĐỊA
BÀN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ...........................................150
4.1. Dự báo xu hướng phát triển, hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các
tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ..............................................................................150
4.1.1. Củng cố đức tin, phát triển Hội thánh, đồng hành với dân tộc, chấp hành luật
pháp .........................................................................................................................150
4.1.2. Phát triển các hệ phái gắn liền với hội nhập, quan hệ quốc tế và đa dạng hóa
tơn giáo ....................................................................................................................151
4.1.3. Hướng đến giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, chịu tác động của xu hướng
thực dụng, kinh tế hóa tơn giáo, gia tăng khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự ..152
4.1.4. Tiềm ẩn tính xung đột, ly khai, hạn chế trong điều hành, quản lý và chịu tác
động, lôi kéo của các thế lực thù địch .....................................................................154
4.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và phương hướng tiếp
tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ............156
4.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo .................................156
4.2.2. Phương hướng tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ .........................................159
4.3. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ ...........................160
4.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về hoạt động tơn giáo
của đạo Cao Đài ......................................................................................................160
4.3.2. Tăng cường vai trò của cả hệ thống chính trị trong vận động quần chúng đối
với tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài ............................................................................163
4.3.3. Thường xun rà sốt, bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật về tín ngưỡng,
tơn giáo, đạo Cao Đài theo hướng hội nhập quốc tế ...............................................164
vi
4.3.4. Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo, đạo Cao Đài ............................................165
4.3.5. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững vùng đồng bào tôn giáo, đạo Cao
Đài trọng điểm.........................................................................................................167
4.3.6. Tăng cường, hướng dẫn các Hội thánh đạo Cao Đài hành đạo đúng quy định
của pháp luật và đấu tranh, phòng ngừa các hành vi lợi dụng đạo Cao Đài ...........168
4.3.7. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đối với quản lý nhà nước về hoạt động
tôn giáo, hoạt động của đạo Cao Đài ......................................................................171
4.4. Khuyến nghị ....................................................................................................172
4.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ............................................172
4.4.2. Đối với Ban Tơn giáo Chính phủ ..................................................................172
4.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh trên địa bàn duyên hải Nam Trung bộ ...173
Tiểu kết chương 4....................................................................................................174
KẾT LUẬN ............................................................................................................176
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................................................................xi
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
ANQG:
An ninh quốc gia
BCH:
Ban chấp hành
CB,CC:
Cán bộ, cơng chức
CCHC:
Cải cách hành chính
CNH - HĐH:
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
ĐT, BD
Đào tạo, bồi dưỡng
HĐND:
Hội đồng nhân dân
KT-XH:
Kinh tế - xã hội
MTTQ:
Mặt trận Tổ quốc
NTB
Nam Trung bộ
Nxb:
Nhà xuất bản
TNCS:
Thanh niên Cộng sản
TN, TG:
Tín ngưỡng, tơn giáo
Tp:
Thành phố
tr:
Trang
TTHC:
Thủ tục hành chính
TW:
Trung ương
QLNN:
Quản lý nhà nước
QPPL:
Quy phạm pháp luật
QSDĐ:
Quyền sử dụng đất
UBND
Ủy ban nhân dân
VH:
Văn hóa
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
XHH
Xã hội học
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Số liệu thống kê về đạo Cao Đài các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ………94
Biểu 3.1. Khảo sát những vấn đề tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài thường gặp khó khăn liên
quan đến chính quyền các cấp trong thực hiện tự do TN, TG ....................................104
Biểu 3.2. Khảo sát mức độ hiểu biết của CBCC về điều kiện công nhận một tôn giáo . 107
Biểu 3.3. Khảo sát về mức độ CBCC các cấp hiểu về nội dung QLNN về tôn giáo,
đạo Cao Đài .............................................................................................................107
Biểu 3.4. Khảo sát mức độ CBCC tiếp xúc với chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài 108
Biểu 3.5. Khảo sát mức độ tiếp cận chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về TN, TG và đạo Cao Đài của chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài ...........108
Biểu 3.6. Khảo sát đánh giá của chức sắc, tín đồ Cao Đài với sự tạo điều kiện của
chính quyền các cấp trong thực hiện tự do TN, TG ................................................109
Biểu 3.7. Khảo sát đánh giá của CBCC về hiệu quả QLNN sau khi có Luật TN, TG... 112
Biểu 3.8: Tần suất CB, CC được bồi dưỡng kiến thức QLNN về tôn giáo theo địa
phương trong 3 năm 2017 – 2019 ...........................................................................115
Biểu 3.9. Khảo sát mức độ tương tác của tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài với CBCC,
chính quyền các cấp liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo ......................116
Biểu 3.10. Khảo sát, đánh giá của tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài đối với hoạt động
QLNN của chính quyền các cấp..............................................................................117
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng 1. Số liệu thống kê về đạo Cao Đài các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
Bảng 2. Các hệ phái đạo Cao Đài ở các tỉnh Vùng duyên hải Nam Trung bộ
Bảng 3. Tình hình phong phẩm ở một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Giai đoạn
2016-2020)
Bảng 4. Số liệu về đất đai, cơ sở thờ tự của Đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh
Duyên hải nam trung bộ
Bảng 5. Tình hình thuyên chuyển chức sắc, chức việc (Giai đoạn 2016-2020)
Bảng 6. Tình hình tổ chức bộ máy và CB, CC làm công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo cấp Tỉnh, Huyện, Xã.
Bảng 7. Số liệu tín đồ các tơn giáo theo địa phương
Bảng 8. Số liệu thống kê đất đai, cơ sở thờ tự, tín đồ, chức sắc tơn giáo
Bảng 9. Tình hình bồi dưỡng các chức danh tơn giáo (Giai đoạn 2016-2020)
Bảng 10. Số lượng đội ngũ CB, CC tại Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trên địa
bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
Bảng 11. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Khánh Hoà
Bảng 12. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Ninh Thuận
Bảng 13. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Quảng Nam
Bảng 14. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Bình Thuận
Bảng 15. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Phú Yên
Bảng 16. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019 tỉnh Bình Định
Bảng 17. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 18. Tổng hợp tình hình các hệ phái Cao Đài năm 2019, thành phố Đà Nẵng
KẾT QUẢ KHẢO SÁT (Năm 2020)
II. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Bảng 19. Khảo sát về mức độ CB, CC hiểu về nội dung QLNN về TG, đạo Cao đài
Bảng 20. Khảo sát mức độ hiểu biết của CBCC về điều kiện công nhận một TG
x
Bảng 21. Khảo sát mức độ CBCC tiếp xúc với chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao
Đài
Bảng 22. Khảo sát đánh giá của CBCC về hiệu quả QLNN sau khi có Luật TN, TG
Bảng 23. Khảo sát đánh giá của chức sắc, tín đồ Cao Đài đối với ứng xử của chính
quyền các cấp trong thực hiện tự do TN, TG
Bảng 24. Khảo sát những vấn đề tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài thường gặp khó
khăn liên quan đến chính quyền các cấp trong thực hiện tự do TN, TG
Bảng 25. Khảo sát mức độ tiếp cận chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
về TN, TG và đạo Cao đài của chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài
Bảng 26. Khảo sát mức độ tương tác của tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài với CBCC,
chính quyền các cấp liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
Bảng 27. Khảo sát, đánh giá của tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài đối với hoạt động
QLNN của chính quyền các cấp
Bảng 28: Tần suất CB, CC được bồi dưỡng kiến thức QLNN về tôn giáo theo địa
phương trong 3 năm 2017 - 2019
Bảng 29. Khảo sát các phong trào, loại hình tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài tham gia
Bảng 30. Khảo sát dự báo của chức sắc, tín đồ về cơng tác QLNN đối với đạo Cao
Đài trong thời gian đến (Số liệu khảo sát là 753)
Bảng 31. Khảo sát mức độ các loại hình các hệ phái đạo Cao Đài tham gia (Số liệu
khảo sát là 753)
Bảng 32. Khảo sát đánh giá các tiêu cực tác động đến tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài
(Số liệu khảo sát là 753)
Bảng 33. Khảo sát mức độ hiểu của CB, CC về các văn bản QPPL quản lý nhànước
đối với hoạt động của TG, đạo Cao Đài (Số liệu khảo sát là 405)
Bảng 34. Khảo sát dự báo của tín đồ, chức sắc về hoạt động của đạo Cao Đài thời
gian đến (Số liệu khảo sát là 753)
Bảng 35. Khảo sát đánh giá của CB, CC về các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối
với hoạt động của đạo Cao Đài tại địa phương hiện nay (Số liệu khảo sát là 405)
xi
Bảng 36. Khảo sát quan điểm của CB, CC về mơ hình tổ chức Ban Tơn giáo cấp
tỉnh (Số liệu khảo sát là 405)
Bảng 37. Khảo sát về phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC QLNN
đối với hoạt động của TG, đạo Cao Đài tại địa phương (Số liệu khảo sát là 405)
Bảng 38. Khảo sát đánh giá của CB, CC về mức độ phối hợp giữa Ban Tôn giáo
tỉnh với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị về QLNN đối với hoạt động TG
(Số liệu khảo sát là 405)
Bảng 39. Khảo sát đánh giá của CB, CC về các loại hình hoạt động của Hệ phái,
chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài (Số liệu khảo sát là 405)
Bảng 40. Khảo sát đánh giá của CB, CC về những loại hình tiêu cực trong hoạtđộng
của các hệ phái đạo Cao Đài (Số liệu khảo sát là 405)
KHẢO SÁT KHOA HỌC
Mẫu phiếu số 1
Mẫu phiếu số 2
Mẫu phiếu số 3
PHIẾU KHẢO SÁT KHOA HỌC
(Dành cho chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài)
xii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Ngày nay, tơn giáo có mặt ở hầu hết các quốc gia, dân tộc
trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội nhân
loại. Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, “tính đến nay, Nhà nước đã cơng nhận và
cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tơn giáo” [89]
Vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, tạo điều
kiện phát triển. Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập dân tộc, trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa ngày 03/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn
kết”. Trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo đất nước, Đảng, Nhà nước ta ln nhất
qn quan điểm đó. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Tôn
giáo là vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng
xã hội mới” [6].
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng về quản lý nhà nước đối với hoạt động
tín ngưỡng, tơn giáo, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp
luật về tín ngưỡng, tơn giáo nhằm thực hiện quản lý nhà nước tốt hơn, đảm bảo quyền
tự do tín ngưỡng của nhân dân. Nhờ vậy, các tổ chức tôn giáo đã hoạt động theo pháp
luật; hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần
vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp chủ động thực hiện các chủ
trương, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước; đấu tranh ngăn chặn những hoạt
động lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo. Cùng với Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, đạo
Cao Đài là một tôn giáo lớn, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống tinh thần của nhân
dân trong cả nước, nhất là vùng Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung
bộ.
Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, đã và đang có nhiều đóng góp vào
xây dựng đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư cũng như công cuộc bảo vệ, xây
dựng đất nước. Trải qua hơn 95 năm hình thành và phát triển, đạo Cao Đài đã trở
1
thành một thực thể tồn tại khách quan có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một bộ
phận cư dân. Hiện nay, đạo Cao Đài có 13.719 Chức sắc, 28.169 Chức việc, 1.171.202
Tín đồ, 1284 Cơ sở thờ tự, 988 Họ đạo, 988 Ban cai quản, 64 Ban đại diện [29], hoạt
động trên phạm vi 38/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ của dân tộc, các chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đã đồng hành cùng
với nhân dân tham gia kháng chiến cứu quốc. Các hệ phái Cao Đài đã có hàng ngàn
liệt sĩ, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều gia đình có cơng với cách
mạng tham gia, hy sinh trong hai cuộc kháng chiến này.
Với vị trí địa kinh tế - chính trị đặc thù, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ giữ
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an
ninh của đất nước. Trong quá trình truyền đạo, đạo Cao Đài phát triển và chi phối khá
mạnh đến đời sống tâm linh của một bộ phận nhân dân ở các tỉnh này. Với hơn 58.958
tín đồ, 984 chức sắc, 2.443 chức việc, 125 họ đạo và 185 cơ sở thờ tự [Bảng 3.1]…
đạo Cao Đài trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo ở
các tỉnh dun hải Nam Trung bộ. Với phương châm “Nước vinh, Đạo sáng”, các hệ
phái đạo Cao Đài đã hướng dẫn các tín đồ tu hành thuần túy, chấp hành tốt các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua
yêu nước, thực hiện công tác từ thiện. xây dựng nông thôn mới…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của đạo Cao Đài trên
địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
những nhân tố có thể gây mất ổn định như: Nội bộ của các tổ chức Cao Đài thường
xảy ra mâu thuẫn, mất đồn kết; khiếu kiện tranh chấp đất đai có liên quan đến tôn
giáo.... Một số nơi, việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự vi phạm quy định của pháp
luật. Hoạt động của một số nhóm Cao Đài li khai, nhất là nhóm chống đối trong Cao
Đài Tây Ninh đã gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một bộ
phận chức sắc của đạo Cao Đài chưa thật sự chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thậm chí có biểu hiện lợi dụng niềm tin tơn
giáo, lợi dụng các chiêu bài “tự do tôn giáo”, “bảo vệ đạo pháp”... để lơi kéo quần
chúng tín đồ tham gia trực tiếp vào việc tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách
tơn giáo của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng bất mãn, gây mất ổn định trong các
2
Giáo hội, vượt ra khỏi phạm vi hoạt động tín ngưỡng tơn giáo và có biểu hiện vi phạm
pháp luật...
Mặt khác, về phía chính quyền các cấp, quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Cao Đài bộc lộ nhiều hạn chế: Nhận thức của hệ thống chính trị đối với tôn
giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài còn phiến diện; bộ máy
quản lý nhà nước chuyên trách các cấp nhiều biến động, đội ngũ cán bộ, công chức
chưa am hiểu sâu sắc kiến thức về tơn giáo, đạo Cao Đài; có lúc tả khuynh, lúc hữu
khuynh, lúng túng khi giải quyết các vấn đề phát sinh... Thực trạng trên làm cho tình
hình hoạt động của đạo Cao Đài vốn đã phức tạp, trở nên phức tạp hơn.
Thực tiễn trên đặt ra vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu, đánh giá và có những
định hướng, giải pháp góp phần hồn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài trên địa bàn này, rút ra những khuyến nghị đối với chính quyền các cấp
trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Xuất phát từ tình hình
trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ” làm đề tài luận án tiến
sĩ chuyên ngành Quản lý công vừa có tính cấp bách, vừa có ý nghĩa về cả lý luận và
thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, làm rõ thực trạng
quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa
bàn trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung vào một số nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
- Tổng quan những cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đạo Cao Đài, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài để một mặt kế
3
thừa, một mặt tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu,
giải quyết.
- Tìm hiểu, hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Cao Đài, qua đó làm cơ sở lý luận để soi chiếu, đánh giá
thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn.
- Nghiên cứu, phân tích lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của đạo
Cao Đài; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài
trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trong thời gian qua.
- Từ những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, dự báo xu
hướng phát triển và thực tiễn nghiên cứu, tác giả luận án đề xuất phương hướng, giải
pháp góp phần hồn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên
địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, bao gồm:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo, hoạt động của đạo Cao Đài;
- Hệ thống lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo,
hoạt động của đạo Cao Đài;
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn
các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ;
- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trong thời gian đến..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực
trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên
hải Nam Trung bộ.
4
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn 8 tỉnh duyên hải Nam
Trung bộ gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
n, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Phạm vi về thời gian: Luận án thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm
2020, tập trung giai đoạn 2016 đến nay (từ lúc có Luật Tín ngưỡng, tơn giáo).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Triết học Mác-Lênin.
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, tác giả xem xét thực tiễn quản lý nhà
nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trong mối quan hệ của nó với các hiện tượng
khách quan có liên quan.
Dựa trên quan điểm lịch sử, tác giả phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Cao Đài vùng duyên hải Nam Trung bộ trong bối cảnh phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội hiện tại cũng như trong thời gian tới ở khu vực này
nói riêng và cả nước nói chung.
Các quan điểm tồn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể là
cơ sở giúp tác giả định hướng nhận thức tư duy lý luận, kiểm chứng thực tiễn, nhận
diện khuynh hướng đổi mới và đề xuất thực hiện các giải pháp quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Cao Đài.
Luận án cũng dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh
về cơng tác tơn giáo và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo làm cơ sở lý luận để nghiên cứu .
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Luận án, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp phân tích đi sâu nghiên cứu
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành của đối tượng nghiên cứu là
QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung
bộ, để tìm ra những khía cạnh khác nhau của QLNN đối với hoạt động của đạo Cao
5
Đài; qua đó giúp NCS hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu một cách sâu sắc
hơn.
Phương pháp tổng hợp là quá trình khái quát những kết quả nghiên cứu từng
mặt, rồi tổng hợp lại để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề QLNN
đối với hoạt động của đạo Cao Đài, nhất là đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập
QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung
bộ trong thời gian qua.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn nghiên cứu gắn liền với thời gian,
khơng gian cụ thể, qua đó khái qt một số vấn đề về lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để xử lý, sắp
xếp những thông tin thu thập được từ các tài liệu thống kê về QLNN đối với hoạt
động của đạo Cao Đài và mô phỏng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để chứng minh, đánh
giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài vùng duyên hải Nam Trung
bộ, làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia và phỏng vấn sâu: thơng qua thu thập ý kiến của các
chun gia có kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; qua
hội thảo, góp ý của các nhà khoa học, các thành viên hội đồng đánh giá tổng quan, đề
cương chi tiết, chuyên đề luận án để chắt lọc, bổ sung hoàn thiện luận án.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để so sánh các quan niệm khác
nhau ở Việt Nam và thế giới về những thuật ngữ được nghiên cứu trong đề tài ví dụ
như quan niệm về quản lý; quản lý nhà nước; so sánh các kết quả đạt được trong quá
trình quản lý qua các năm, giữa các địa phương với nhau;... Đồng thời cùng với
phương pháp so sánh, sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống các kết quả nghiên
cứu có liên quan đến luận án nhằm rút ra điểm chung trong các quan điểm, luận cứ
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phiếu khảo sát để tiến hành
điều tra XHH theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên. Chọn ra các nhóm đối tượng:
Cán bộ, cơng chức có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
6
giáo, chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài để khảo sát về nhận thức, hiểu biết pháp luật liên
quan đến tôn giáo, tổ chức tôn giáo.
Riêng phương pháp điều tra XHH, tác giả phân nhóm đối tượng, điều tra ngẫu
nhiên, cụ thể như sau:
Đối tượng khảo sát:
+ Đội ngũ CB, CC QLNN trên lĩnh vực tôn giáo ở ba cấp chính quyền địa
phương là tỉnh, huyện và xã.
+ Chức sắc đạo, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài
Thời gian khảo sát: Tháng 9 đến tháng 12 năm 2020.
Địa điểm: Các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Mỗi tỉnh chọn 2 họ đạo/2 huyện, thị xã, thành phố có đạo Cao Đài phát triển.
Số cấp huyện khảo sát: 16; số cấp xã khảo sát: 16
Chức sắc, chức việc, tín đồ: 50 X 16 xã: 800 phiếu;
CB, CC cấp xã: 10 CB, CC X 16 xã: 160
CB, CC cấp huyện: 8 CB, CC X 16 huyện: 128
CB, CC cấp tỉnh: 20 CB, CC X 8 tỉnh: 160
Số CB, CC cấp huyện, cấp tỉnh khảo sát: 288
Số CB, CC cả 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) khảo sát: 448
Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS và Exle.
Các câu hỏi đã được thiết kế sẵn trong phiếu khảo sát tự điền, người trả lời
không phải ghi tên, ký tên để đảm bảo tính khách quan của thông tin thu được.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1. Nếu nhà nước quản lý thiếu hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
đạo Cao Đài thì tầm mức ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc gia
và các giá trị đạo đức, xã hội như thế nào?.
Giả thuyết 2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài vùng duyên
hải Nam Trung bộ còn nhiều bất cập. Nếu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài sẽ góp phần đảm bảo thực hiện quyền tự do
7
tín ngưỡng của nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an tồn xã hội, góp phần thực hiện quan điểm của Đảng đối với quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên giả thuyết nghiên cứu, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Vì sao Nhà nước phải quản lý đối với hoạt động của tơn giáo nói chung,
trong đó có hoạt động của đạo Cao Đài ? Nội dung, nguyên tắc, phương pháp QLNN
đối với hoạt động của đạo Cao Đài là gì? Quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Cao Đài vùng duyên hải Nam Trung bộ chịu tác động bởi những yếu tố nào?
2) Thực tiễn QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài vùng duyên hải Nam
Trung bộ hiện nay như thế nào? Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo và đạo Cao Đài từ trước đến nay là gì? Cần những thay đổi về
chính sách, phương pháp quản lý như thế nào của chính quyền các địa phương để
tăng tính hiệu lực, hiệu quả?
3) Quan điểm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trong thời
gian tới?
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để bổ sung, phát triển lý luận về
quản lý nhà nước đối với hoạt động của Cao Đài, góp phần nâng cao vai trị của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý đối với hoạt động của đạo Cao Đài.
Luận án làm tài liệu giảng dạy và học tập môn Quản lý Nhà nước về tôn giáo,
đạo Cao Đài trong hệ thống Học viện Hành chính quốc gia; trong giảng dạy tại các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, dân
vận; các lớp bồi dưỡng kiến thức tơn giáo cho chức sắc, tín đồ các tơn giáo.
7. Những đóng góp mới của đề tài luận án
7.1. Đóng góp mới về lý luận
Một là, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về quản lý
nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Luận án hệ thống một số khái niệm
khoa học như quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài; những yếu tố tác
8
động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài vùng duyên hải Nam
Trung bộ. Đây là những kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận về
quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài.
Hai là, Luận án làm rõ nội dung, nguyên tắc, phương pháp quản lý nhà nước
đối với hoạt động của đạo Cao Đài; Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới, ở các khu vực trong nước,
rút ra giá trị tham khảo cho vùng duyên hải Nam Trung bộ
7.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Một là, Luận án góp phần thay đổi nhận thức và thái độ ứng xử của đội ngũ
cán bộ, công chức trong thực thi công vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Cao Đài.
Hai là, Luận án phân tích, luận giải q trình hình thành và phát triển của đạo
Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, thực trạng hoạt động của đạo
Cao Đài; những đóng góp của đạo Cao Đài trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài
để các nhà lãnh đạo, quản lý có cách nhìn tổng qt về lĩnh vực này.
Ba là, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Cao Đài trong điều kiện hội nhập, tạo điều kiện để các tín đồ,
chức sắc hoạt động theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, Luận án được chia thành 04 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài
trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài
trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Chương 4. Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về tơn giáo
Tác phẩm "Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo" của Nguyễn Đức Sự (2001),
là tác phẩm nghiên cứu sâu về lý luận chung về TG. Trong tác phẩm này, tác giả đã
chọn lọc và trích tuyển các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen và phần trích tuyển
các tác phẩm của V.I.Lênin. Đây là những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin có liên quan đến vấn đề TG và thể hiện quan điểm về TG, nhất là đề cập
đến mặt tiêu cực và sự lợi dụng TG của giai cấp thống trị trong bối cảnh, điều kiện
lịch sử đương đại. Mặt khác, các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin chủ
yếu nói đến vấn đề chính trị, đấu tranh giai cấp, vai trị của TG trong đời sống xã hội
mà chưa đi sâu vào vấn đề quản lý các hoạt động của TG [93]
Công tác tôn giáo, từ quan điểm Mác-Lênin đến thực tiễn Việt Nam của tác
giả Ngô Hữu Thảo (2013) đã hệ thống các quan điểm của các nhà kinh điển MácLênin về cơng tác TG. Qua đó tác giả rút ra một số vấn đề cần quan tâm: (1) Để phát
huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của TG cần gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế của đất nước, của từng địa phương; (2) Giải quyết vấn đề TG gắn với
quá trình xây dựng đời sống văn hóa - xã hội; (3) Giải quyết vấn đề TG trong mối
liên hệ với thượng tầng xã hội; (4) Giải quyết vấn đề TG phải gắn liền với việc đảm
bảo chính sách dân tộc, quan hệ quốc tế và đấu tranh ngăn chặn hành vi lợi dụng TG
[97].
Trong tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo"
của Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên) (2003), các tác giả đã trình bày
những vấn đề cốt lõi quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TG, đồn kết TG, đồn
kết dân tộc; về vấn đề QLNN đối với hoạt động TG. Đặc biệt, các tác giả làm sáng tỏ
tư tưởng, cách ứng xử đối với TG, coi TG là đạo đức, là văn hóa cần phát huy, là nhu
cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận nhân dân cần được tôn trọng và kiên quyết
xử lý hành vi lợi dụng TN, TG [80].
10
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Lữ (2007): Lý luận về tơn giáo và chính
sách tơn giáo ở Việt Nam, trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả đã
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về TG; đề ra một số nguyên tắc trong công tác TG
ở Việt Nam hiện nay như: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của TG phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; tôn trọng và đảm bảo quyền
tự do TN, TG của nhân dân; phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề
TG; phân biệt rõ hai mặt nhu cầu TN, TG với lợi dụng TN, TG [73].
Lý luận về tơn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn
(2012), tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận liên quan
đến TG ở Việt Nam, đặc điểm, vai trò của TG Việt Nam trong đời sống hiện nay,
nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, dân chủ hóa đời sống xã hội, các nhận
định về diễn biến và xu thế của TG trong bối cảnh tồn cầu hóa. Tác giả đề xuất một
số giải pháp về các định hướng công tác TG của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đối với hoạt động TG. Trong đó, tác giả đề cao nhu cầu chính đáng của nhân
dân và trách nhiệm của Nhà nước trong bảo hộ TG với vai trò là chủ thể QLNN [122].
Một số vấn đề về tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam hiện nay của Trương Hải
Cường (2012), tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TN, TG ở
Việt Nam hiện nay, thông qua cách tiếp cận từ bên trong và tiếp cận bên ngoài. Tác
giả lý giải về vấn đề tâm linh và vấn đề xã hội của TG qua đó khẳng định rằng: có
TG tâm linh và TG xã hội, tìm ra những điểm chung về TN, TG từ hai cách tiếp cận
trên. Đồng thời luận giải một số vấn đề đặt ra trong cách ứng xử sao cho phù hợp với
TN, TG ở Việt Nam [45].
Sách tham khảo Nhà nước, tôn giáo, pháp luật của Đỗ Quang Hưng (2014),
tác giả đã khái qt lộ trình xây dựng, hồn thiện luật pháp TG của nhà nước Việt
Nam trong nỗ lực hướng tới một mơi trường thích hợp để các cộng đồng TG không
những thực hiện tốt pháp luật với tư cách cơng dân mà cịn qua luật pháp về TG có
thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh, đồng thời đề xuất những kiến nghị (dưới
góc độ chuyên môn) đối với việc xây dựng một nhà nước pháp quyền về TG ở nước
ta hiện nay [65].
Ở một nghiên cứu khác, tác giả Chu Văn Tuấn (2016), qua bài viết: Quan điểm
11