Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính công ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 247 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN LĨNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VĂN LĨNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Đinh Văn Tiến
2. TS. Bùi Thị Thùy Nhi

HÀ NỘI, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS, TS. Đinh Văn Tiến và TS. Bùi Thị Thuỳ Nhi.
Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả

Nguyễn Văn Lĩnh


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hồn thành theo Chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý công
do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Nhân dịp này, tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc, Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy,
cơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã nhiệt tình
giúp đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn thành Luận án.
Đặc biệt, tác giả chân thành cảm ơn sâu sắc đến GS, TS. Đinh Văn Tiến,
TS. Bùi Thị Thuỳ Nhi đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình hỗ trợ trong suốt q
trình nghiên cứu hồn thành Luận án này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng Luận án vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả

mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của thầy cô, nhà khoa học, nhà quản lý và các
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Lĩnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH
CHÍNH CƠNG .................................................................................................. 11
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với cung
ứng dịch vụ hành chính cơng ........................................................................ 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trị của nhà nước trong cung
ứng DVHCC ................................................................................................. 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
hành chính cơng .......................................................................................... 15
1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến thể chế cung ứng dịch vụ hành
chính cơng .................................................................................................... 20
1.1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ cơng trực tuyến........ 21
1.1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý chất lượng dịch vụ hành
chính cơng .................................................................................................... 23
1.1.6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến huy động sự tham gia của các
cơ quan, tổ chức ngồi cơ quan hành chính nhà nước cung ứng
DVHCC ......................................................................................................... 29
1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài
luận án ............................................................................................................. 30
1.2.1. Những kết quả đã được nghiên cứu, làm rõ .................................... 30

1.2.2. Khoảng trống trong nghiên cứu quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ............................................................................. 31
1.3.3. Định hướng nghiên cứu của luận án ............................................... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 34
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG
ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CƠNG ......................................................... 35
2.1. Một số vấn đề chung về cung ứng dịch vụ hành chính cơng............... 35
2.1.1. Dịch vụ cơng....................................................................................... 35
2.1.2. Dịch vụ hành chính cơng .................................................................. 37
2.1.3. Cung ứng dịch vụ hành chính cơng ................................................. 42
2.2. Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính công ........... 49
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................... 49


2.2.2. Các yếu tố cơ bản của quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
hành chính cơng theo lý thuyết quản lý...................................................... 52
2.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................... 54
2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính cơng
ở địa phương ................................................................................................... 56
2.3.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ở địa phương ...................................................... 56
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và cung ứng dịch vụ hành chính cơng ở địa
phương .......................................................................................................... 60
2.3.3. Xây dựng và phát triển nhân sự quản lý và cung ứng DVHCC ở địa
phương .......................................................................................................... 65
2.3.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất cung ứng DVHCC ở địa phương ........ 67
2.3.5. Quản lý chất lượng dịch vụ hành chính cơng ở địa phương .......... 69
2.3.6. Huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan hành

chính nhà nước vào cung ứng DVHCC ở địa phương .............................. 74
2.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ở một số quốc gia ................................................................................... 82
2.4.1. Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành chính cơng một số
quốc gia trên thế giới ................................................................................... 82
2.4.2. Giá trị tham chiếu cho các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu
Long .............................................................................................................. 90
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 92
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG
DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .. 93
3.1. Những yếu tố đặc thù tác động đến quản lý nhà nước đối với cung
ứng dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sông Cửu Long ...................... 93
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 93
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội.............................................................. 93
3.1.3. Đặc điểm hệ thống chính trị - hành chính ....................................... 97
3.2. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành
chính cơng ở Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 99
3.2.1. Thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành
chính cơng .................................................................................................... 99
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................. 104


3.2.3. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển nhân sự quản lý và cung
ứng dịch vụ hành chính cơng ................................................................... 107
3.2.4. Thực trạng hiện đại hóa cơ sở vật chất cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................. 110
3.2.5. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công ............. 115
3.2.6. Thực trạng việc huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức ngoài
cơ quan hành chính nhà nước vào cung ứng dịch vụ hành chính công 119

3.3. Đánh giá kết quả và hạn chế của quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sơng Cửu Long............................ 125
3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 125
3.3.2. Những hạn chế của quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành
chính cơng ở Đồng bằng sơng Cửu Long................................................. 131
3.3.3. Ngun nhân của hạn chế............................................................... 146
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 155
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CƠNG
Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG ........................................................... 156
4.1. Cơ sở khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sông Cửu Long............................ 156
4.1.1. Sự phát triển của lý luận khoa học hành chính cơng.................... 156
4.1.2. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ................................................. 158
4.1.3. Bối cảnh trong nước ........................................................................ 160
4.2. Phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sông Cửu Long ......................... 161
4.2.1. Mục tiêu chung của QLNN đối với cung ứng DVHCC ................. 161
4.2.2. Đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm ................................. 162
4.2.3. Tiếp tục phát huy hiệu quả mơ hình “một cửa”, “một cửa liên thơng”
gắn với số hố hồ sơ hành chính .............................................................. 162
4.2.4. Phát huy hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.................................... 162
4.2.5. Chuyển giao dịch vụ hành chính cơng cho các cơ quan, tổ chức ngồi
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện ................................................. 163
4.3. Những giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với cung ứng
dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sơng Cửu Long............................ 163
4.3.1. Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
hành chính cơng ........................................................................................ 163



4.3.2. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ hành
chính cơng ở Đồng bằng sơng Cửu Long................................................. 167
4.3.3. Hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................. 174
4.3.4. Đổi mới công tác xây dựng và phát triển nhân sự quản lý và cung
ứng dịch vụ hành chính cơng ................................................................... 179
4.3.5. Hiện đại hố cung ứng dịch vụ hành chính cơng.......................... 183
4.3.6. Phát huy vai trị của các cơ quan, tổ chức ngồi cơ quan hành chính
nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ hành chính cơng.......................... 190
4.3.7. Tăng cường kiểm sốt chất lượng dịch vụ hành chính ................. 198
4.3.8. Phát huy vai trò của người dân trong cung ứng dịch vụ hành chính
cơng ............................................................................................................. 200
4.3.9. Một số kiến nghị cụ thể ................................................................... 201
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .............................................................................. 204
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 205
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 207
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 217
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 224
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 227
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... 232
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 234


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê Dịch vụ công trực tuyến ở ĐBSCL .................................. 100
Bảng 2. Mức độ đồng tình với các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng DVHCC......................... 183
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Mức độ dễ hiểu của quy trình, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
....................................................................................................................... 102

Hình 2. Thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính ............................... 102
Hình 3. Đánh giá về tính chun nghiệp của cán bộ, cơng chức ................. 109
Hình 4. Hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ
hoạt động cung ứng DVHCC ........................................................................ 111
Hình 5. Mức độ hiểu biết của người dân/tổ chức về các mơ hình cung ứng
DVHCC ......................................................................................................... 112
Hình 6. Việc tiếp cận thơng tin về quy trình, cách thức thực hiện thủ tục
hành chính ..................................................................................................... 113
Hình 7. Mức độ tn thủ các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và các quy định
của pháp luật trong quá trình cung ứng DVHCC......................................... 118
Hình 8. Mức độ hài lịng chung đối với kết quả giải quyết thủ tục hành chính
....................................................................................................................... 119
Hình 9. Số lượng hồ sơ một công chức tiếp nhận và trả trong một ngày ..... 128
Hình 10. Số lượng DVHCC từ 2015-2020 .................................................... 132
Hình 11. Sự phù hợp của tổ chức bộ máy quản lý và cung ứng DVHCC..... 136
Hình 12. Quy tắc ứng xử dành riêng cho người già, người khuyết tật, người
dân tộc thiểu số ............................................................................................. 137
Hình 13. Hình thức thực hiện thủ tục hành chính ......................................... 141
Hình 14. Giải pháp đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục
hành chính .................................................................................................... 170
Hình 15. Giải pháp để người dân/tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến 190
Hình 16. Giải pháp chuyển giao DVHCC cho các doanh nghiệp, tổ chức xã
hội đảm nhận ................................................................................................. 198


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)


ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

DVC

: Dịch vụ cơng

DVHCC

: Dịch vụ hành chính cơng

NPG

: New Public Governance (Quản trị công mới)

NPM

: New Public Management (Quản lý công mới)

NPS

: New Public Service (Dịch vụ công mới)

OECD

: Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

PAPI


: The Vietnam Provincial Governance and Public
Administration Performance Index (Chỉ số hiệu quả quản trị và
Hành chính cơng cấp tỉnh)

PAR INDEX : Public Administration Reform Index (Chỉ số Cải cách hành
chính nhà nước)
PCI

: Provincial Competitiveness Index (Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh)

PS21

: Public Service for 21st Century (Dịch vụ công thế kỷ 21)

QLNN

: Quản lý nhà nước

SIPAS

: Satisfaction Index of Public Administrative Services (Chỉ số
hài lòng về sự phục vụ hành chính)

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN


: United Nations (Liên Hiệp quốc)

UNDP

: United Nations Development Programme (Chương trình phát
triển Liên Hiệp Quốc)

WB

: World Bank (Ngân hàng Thế giới)


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Nhà nước ln có vai trị quản lý cung ứng dịch vụ công (DVC) xuất phát
từ chức năng quản lý xã hội vốn có của nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay vai trò quản lý nhà nước (QLNN) đối với cung ứng DVC càng trở nên quan
trọng hơn, liên quan đến sự phát triển chung của đất nước [19]. Dịch vụ hành
chính cơng (DVHCC) là một loại DVC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cung ứng hoặc uỷ quyền cho các cơ quan, tổ chức khác có đủ điều kiện và năng
lực cung ứng. Theo đó, nhà nước bảo đảm về số lượng và chất lượng DVHCC
cho xã hội, nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân,
tổ chức được pháp luật quy định. Như vậy, Nhà nước là chủ thể chịu trách
nhiệm trước xã hội về số lượng và chất lượng DVHCC. Đồng nghĩa với việc
nhà nước bảo đảm và hiện thực hoá quyền và nghĩa vụ của công dân được quy
định trong Hiến pháp và pháp luật. Đây là một trong những chức năng quan
trọng nhất của Nhà nước. Để thực hiện điều này, nhà nước có thể lựa chọn các
cách thức khác nhau để đảm bảo DVC cho xã hội. Cách thứ nhất, nhà nước trực

tiếp cung ứng. Cách thứ hai là nhà nước không trực tiếp cung ứng mà cho phép
khu vực ngoài nhà nước cung ứng các DVC nhất định bằng các hình thức tác
động như điều chỉnh bằng quy định, cấp vốn, ký hợp đồng với tư nhân [28].
Trong cả hai trường hợp nêu trên đều khơng thể thiếu vắng vai trị của nhà
nước, mà đặc biệt là sự quản lý của nhà nước đối với cung ứng DVHCC. Đây
là một lĩnh vực cần được quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn lý luận
QLNN trong lĩnh vực cung ứng DVHCC, hồn thiện chức năng QLNN nói
chung, quản lý hành chính nhà nước nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả
QLNN đối với cung ứng DVHCC.
Chính vì vậy, đã có nhiều cơng trình trong và ngồi nước nghiên cứu về
DVHCC và cung ứng DVHCC. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chủ yếu của các
cơng trình này tập trung chủ yếu về khía cạnh cung ứng DVC dưới góc độ nhà
nước là một chủ thể trực tiếp cung ứng DVC cho xã hội. Nghiên cứu QLNN
1


đối với cung ứng DVHCC, dưới góc độ nhà nước là một chủ thể quản lý trong
việc cung ứng DVHCC vẫn chưa được tập trung nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất chung về DVHCC, vai
trò của nhà nước và của xã hội trong cung ứng DVHCC, khả năng xã hội hóa
DVHCC…v.v. Đặc biệt chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc,
có hệ thống về QLNN đối với cung ứng DVHCC, làm rõ bản chất, nội dung và
những vấn đề quan trọng có liên quan đến lý luận QLNN trong cung ứng
DVHCC. Phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, đó là
cung ứng DVC nói chung, cịn nghiên cứu về quản lý cung ứng DVHCC vẫn
cịn nhiều bỏ ngõ.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống lý luận khoa học về
QLNN đối với cung ứng DVHCC, để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá
hoạt động của nhà nước trong cung ứng DVHCC, từ đó đề xuất những giải pháp
có luận chứng khoa học nhằm hồn thiện chức năng QLNN đối với cung ứng

DVHCC ở Việt Nam là điều cần thiết.
1.2. Về mặt thực tiễn
Xu hướng cải cách hành chính nhà nước trên thế giới đó là “Nhà nước nhỏ,
xã hội lớn” đang tác động đến cách thức nhà nước tổ chức quản lý hoạt động
cung ứng dịch vụ cho xã hội.
Bối cảnh, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự xuất hiện cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến mọi hoạt động
của nhà nước. Hoạt động cung ứng DVHCC cũng khơng nằm ngồi sự tác động
đó. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại tự do
(FTA) đang tạo ra một thế giới phẳng xóa mờ đi biên giới giữa các quốc gia.
Trong khi, trình độ dân trí, xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội đang phát
triển nhanh chóng đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng
DVHCC. Người dân, doanh nghiệp ngày càng có nhiều yêu cầu, đòi hỏi nhà
nước phải phục vụ tốt hơn các quyền của mình do pháp luật quy định.
Tình hình đó địi hỏi nhà nước phải nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt
động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào
2


tiến trình cải cách hành chính nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao
năng lực cạnh tranh của đất nước... Việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp
QLNN đối với cung ứng DVHCC nhằm tiếp tục nắm bắt và tận dụng thời cơ
mới, ứng dụng thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông
tin, để nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC là vấn đề mang tính cấp thiết.
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực
thuộc Trung ương có những nét tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý,
tương đồng nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có những nét chung về
truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tương đồng cơ bản về trình độ dân
trí, ý thức về những vấn đề xã hội... QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL
trong thời gian qua đã được nhiều kết quả tích cực. Thể chế QLNN từng bước

được hồn thiện, cải cách thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng tạo
nhiều thuận lợi cho người dân, hình thức cung ứng DVHCC đa dạng, tinh thần,
thái độ phục vụ nhân dân từng bước được nâng lên… Phân tích Chỉ số SIPAS
năm 2017 và 2019 [6], [8] cho thấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với
sự phục vụ hành chính và cán bộ, cơng chức khơng ngừng nâng lên. Tuy nhiên,
QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL trong những năm qua vẫn còn
những hạn chế, hiệu quả QLNN đối với cung ứng DVHCC chưa cao. Chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 cho thấy có đến 07 địa phương ở
ĐBSCL xếp từ thứ hạng 39 trở lên, trong đó có 02 địa phương xếp hạng thấp
nhất cả nước. Vì vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả QLNN đối với cung ứng
DVHCC ở ĐBSCL là cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối
với cung ứng DVHCC ở Đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu
sinh. Đây là một đề tài mới, cho đến thời điểm này, chưa có một luận án tiến sĩ
nào nghiên cứu về nội dung này một cách sâu sắc và tồn diện.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung: Luận án xác lập căn cứ khoa học về QLNN đối với
cung ứng DVHCC để làm cơ sở nhận dạng thực trạng QLNN đối với cung ứng
3


DVHCC ở ĐBSCL. Qua đó, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khoa học và
khả thi nhằm tiếp tục đổi mới QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL.
- Mục đích cụ thể:
+ Đề xuất nội dung QLNN đối với cung ứng DVHCC trên cơ sở lý thuyết
quản lý làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với cung
ứng DVHCC ở ĐBSCL.
+ Tiếp tục hoàn thiện các nội dung QLNN đối với cung ứng DVHCC ở
ĐBSCL nhằm tiếp tục đổi mới QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL

nâng cao mức độ hài lòng đối với người dân, tổ chức.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hố tình hình nghiên cứu đồng thời xây dựng được một hệ
thống lý luận khoa học về QLNN đối với cung ứng DVHCC.
- Dựa vào hệ thống lý luận khoa học về QLNN đối với cung ứng DVHCC
đã được xây dựng, luận án sẽ phân tích thực trạng QLNN đối với cung ứng
DVHCC ở ĐBSCL hiện nay; tìm ra được những ưu điểm, những hạn chế và
làm rõ những nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với cung ứng DVHCC
ở ĐBSCL hiện nay.
- Trên cơ sở hệ thống lý luận khoa học và thực trạng QLNN đối với cung
ứng DVHCC đã được làm rõ, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến
nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện QLNN đối với cung ứng DVHCC ở
ĐBSCL đến năm 2025, định hướng đến 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN đối với cung ứng DVHCC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động
QLNN đối với cung ứng DVHCC. Trong đó, nghiên cứu hoạt động của Uỷ ban
nhân dân (UBND), cơ quan chuyên môn của UBND ở 03 cấp chính quyền địa
phương ĐBSCL trong việc QLNN đối với cung ứng DVHCC; nghiên cứu đối
tượng QLNN là hoạt động cung ứng DVHCC mang tính tổng hợp trên các lĩnh
4


vực thuộc danh mục dịch vụ hành chính cơng do các cơ quan, tổ chức ở ĐBSCL
cung ứng; nghiên cứu nội dung quản lý bao gồm: xây dựng, ban hành thể chế
về cung ứng DVHCC; thiết lập bộ máy quản lý và cung ứng DVHCC; xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và cung ứng cung ứng DVHCC; hoạt động
kiểm tra, giám sát với cung ứng DVHCC.

- Không gian: 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL gồm: 01 thành phố trực thuộc
Trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh gồm: Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài đánh giá thực trạng QLNN đối với cung
ứng DVHCC ở ĐBSCL giai đoạn 2015 – 2020 và đề xuất giải pháp hoàn thiện
QLNN đối với cung ứng DVHCC ở các địa phương ĐBSCL đến năm 2025,
định hướng đến 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp logic. Đề tài: “Quản lý nhà nước
đối với cung ứng dịch vụ hành chính cơng ở Đồng bằng sơng Cửu Long”
được nghiên cứu trong sự tương tác với sự kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của
bối cảnh hiện nay. Vận dụng phương pháp luận đó, đối tượng nghiên cứu của
đề tài được tiếp cận một cách khách quan, có sự vận động, biến đổi theo sự phát
triển của xã hội và chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích
các tài liệu trong nước và tài liệu nước ngồi về cung ứng DVC nói chung, cung
ứng DVHCC nói riêng và hoạt động QLNN về cung ứng DVHCC; các văn kiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống văn bản pháp luật, các báo cáo của cơ
quan nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước về cung ứng DVHCC; những
bài viết khoa học có liên quan đến nội dung của luận án. Trên cơ sở đó, tác giả
đánh giá, nhận xét, kế thừa giá trị khoa học và giá trị thực tiễn, đưa ra quan
5


điểm cá nhân đối với những nội dung có liên quan để hoàn thiện phần tổng
quan của luận án, làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện

hệ thống lý luận QLNN về cung ứng DVHCC.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong việc tổng
hợp các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về những nội dung có liên
quan đến đề tài luận án. Tổng hợp các cơng trình khoa học đã được công bố để
thấy một cách tổng thể tình hình nghiên cứu những nội dung có liên quan đến
đề tài luận án. Tổng hợp thông tin, dữ liệu liên quan đến thực trạng để thấy
được bức tranh tổng thể về QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đề tài sử dụng phương pháp điều
tra xã hội học bằng bảng hỏi với số lượng cần thiết, đủ để thu thập thông tin về
thực trạng tình hình cung ứng DVHCC, mức độ hài lòng của người dân, doanh
nghiệp; đối với cung ứng DVC ở ĐBSCL gắn liền với những tiêu chí đánh giá
được xây dựng trong luận án; khảo sát mong đợi của người dân, doanh nghiệp
đối với chất lượng DVHCC. Đối tượng điều tra xã hội học bao gồm cán bộ,
công chức; cơng dân và doanh nghiệp.
Để chọn mẫu có thể đại diện cho tổng thể, nghiên cứu cần dựa vào một số
yếu tố: quy mơ cỡ mẫu, quy trình - phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện dựa trên đối
tượng khảo sát một cách chủ định với cỡ mẫu 600, căn cứ vào tính dễ tiếp cận
của đối tượng khảo sát có sẵn nhằm khám phá vấn đề và mục tiêu nghiên cứu,
xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Trước hết xác định tổng thể
chung để chọn mẫu từ tổng thể đó: các công chức thực hiện dịch vụ công và
người dân hoặc tổ chức có sử dụng dịch vụ cơng từ các cơ quan chuyên thuộc
UBND các tỉnh khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Từ đó giới hạn lại danh
sách chọn mẫu tại 5 tỉnh/thành: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và
Thành phố Cần Thơ bao gồm địa bàn đơ thị và nơng thơn. Dựa vào mục đích
nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện
phù hợp với điều kiện và yêu cầu của đề tài, đồng thời đáp ứng được những
mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
6



Bảng câu hỏi được thiết kế cho 2 nhóm đối tượng (Phụ lục 1 và Phụ lục
2): Phiếu khảo sát công chức gồm 28 câu hỏi và Phiếu khảo sát người dân,
doanh nghiệp gồm 16 câu hỏi. Với cỡ mẫu chọn ra từ tổng thể 400 phiếu hỏi
công chức và 200 phiếu hỏi người dân, tổ chức, số bảng câu hỏi thu về được
378 và 200, số lượng này đạt được độ tin cậy của nghiên cứu. Khi quy mô mẫu
đã đảm bảo tương đối phù hợp với phân tích thì quy trình phân tích có tính chất
quyết định tới đại diện cho mẫu. Dựa trên cơ sở của lý thuyết QLNN đối với
cung ứng dịch vụ hành chính cơng tại địa phương và thơng tin về tình hình thực
hiện dịch vụ công tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (dữ liệu thứ cấp),
bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập. Bảng câu hỏi sơ bộ được điều chỉnh, bổ sung
dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính. Sau đó phỏng vấn viên sử dụng bảng
câu hỏi này phỏng vấn thử một số mẫu ngẫu nhiên nhằm xác định tính phù hợp
của nội dung các câu hỏi, cách dùng thuật ngữ. Dựa vào kết quả của lần phỏng
vấn thử này, bảng câu hỏi được tiếp tục điều chỉnh để có bảng câu hỏi hồn
chỉnh và sử dụng cho phỏng vấn chính thức. Phỏng vấn viên được trang bị các
kỹ năng cần thiết cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo địa điểm phỏng vấn
thuận lợi và trả lời một cách khách quan, có giám sát việc thực hiện phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê: phương pháp được sử dụng để thống kê các số
liệu, dữ liệu thu thập, từ đó làm minh chứng phân tích để đánh giá thực trạng
cung ứng DVHCC ở ĐBSCL; làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp hoàn thiện QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt
trong quá trình thực hiện đề tài luận án: so sánh sự khác nhau về cung ứng DVC
trong các cách tiếp cận từ các lý thuyết về hành chính cơng, quản trị công; so
sánh cách tiếp cận DVHCC giữa Việt Nam và thế giới hoặc giữa các nghiên
cứu trong nước ở những thời điểm khác nhau; so sánh các mơ hình cung ứng
DVHCC giữa các địa phương khác nhau…

7



5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
- Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1. Tại sao phải đổi mới nhận thức về QLNN đối với cung ứng
DVHCC?
Câu hỏi 2. Vì sao cần phải nâng cao hiệu quả mơ hình dịch vụ cơng trực
tuyến ở ĐBSCL?
Câu hỏi 3. Vì sao phải huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức ngồi
cơ quan hành chính nhà nước vào cung ứng DVHCC?
- Giả thuyết khoa học:
Giả thuyết 1. Cần phải đổi mới nhận thức về QLNN đối với cung ứng
DVHCC cho phù hợp với sự phát triển của xã hội trong bối cảnh mới theo định
hướng xây dựng nền hành chính hiện đại, đặt cơng dân vào trung tâm sự phục
vụ.
Giả thuyết 2. Nâng cao hiệu quả mơ hình dịch vụ công trực tuyến là cách
thức để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức thích ứng mơi trường
phát triển khoa học và công nghệ mới.
Giả thuyết 3. Huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức ngồi cơ
quan hành chính nhà nước vào cung ứng DVHCC giúp giảm bớt gánh nặng cho
nhà nước, là cơ sở cho việc tinh gọn bộ máy nhà nước và tinh giản biên chế.
6. Dự kiến những đóng góp mới và giá trị của luận án
6.1. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận QLNN nói chung, lý luận QLNN đối
với cung ứng DVHCC nói riêng. Luận án có một số đóng góp cụ thể như sau:
(1) Trên cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước và lý thuyết về DVHCC, 06 trụ
cột chính trong nội dung QLNN đối với cung ứng DVHCC ở địa phương đó là:
(1) xây dựng và hồn thiện thể chế QLNN đối với cung ứng DVHCC; (2) Tổ
chức bộ máy quản lý và cung ứng DVHCC; (3) Xây dựng và phát triển nhân
sự quản lý và cung ứng DVHCC; (4) hiện đại hóa cơ sở vật chất cung ứng

DVHCC; (5) Quản lý chất lượng cung ứng DVHCC; (6) Huy động sự tham gia

8


của các cơ quan, tổ chức ngoài cơ quan hành chính nhà nước vào cung ứng
DVHCC.
(2) Mặc dù hiện nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến ở ĐBSCL được sử dụng
còn thấp nhưng DVC trực tuyến là một trong những mơ hình hiện đại hóa cung
ứng DVHCC phù hợp với xu hướng phát triển, được người dân mong đợi sử
dụng trong những năm tiếp theo. Chính quyền địa phương cần quan tâm phát
huy hiệu quả DVC trực tuyến.
(3) Huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức ngoài cơ qua hành chính
nhà nước vào cung ứng DVHCC mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà nước,
người dân và chủ thể trực tiếp cung ứng. Chính quyền địa phương có thể huy
động cơ quan tổ chức ngồi cơ quan hành chính nhà nước tham gia những cơng
đoạn hoặc những nhiệm vụ mang tính chun mơn, nghiệp vụ, hướng dẫn thủ
tục cho cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước có thể thu hẹp
phạm vi cung ứng DVHCC bằng cách huy động các doanh nghiệp hoặc các tổ
chức xã hội có đủ năng lực quản lý tham gia cung ứng đối với những dịch vụ
mang tính chất nghề nghiệp như các chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, chính
quyền địa phương có thể huy động các cơ quan, tổ chức ngồi cơ quan hành
chính nhà nước cung ứng DVHCC song song với nhà nước.
6.2. Giá trị của luận án
Về lý luận khoa học
Thứ nhất, khái quát được những kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội
dung của của đề tài. Chỉ ra được những nội dung còn bàn luận và khoảng trống
khoa học chưa được nghiên cứu đầy đủ. Cùng với nền tảng lý luận QLNN, tác
giả xây dựng một hệ thống lý khoa học luận về QLNN đối với cung ứng
DVHCC. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị lý luận khoa học phục vụ

nghiên cứu và giảng dạy QLNN nói chung và QLNN trong cung ứng DVHCC
nói riêng.
Thứ hai, nhận định và phân tích những tác động từ bối cảnh, tình hình mới
đến QLNN đối với cung ứng DVHCC. Làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất
các giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi cao.
9


Về thực tiễn
Thứ nhất, dựa vào hệ thống lý luận khoa học, đề tài phân tích đánh giá một
cách trung thực thực trạng QLNN về cung ứng DVHCC ở ĐBSCL theo hệ
thống lý luận được tác giả xây dựng.
Thứ hai, đề xuất những giải pháp có luận chứng khoa học và có tính khả
thi nhằm hồn thiện QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL. Những giải
pháp, kiến nghị của đề tài sẽ là những gợi ý có giá trị cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý và các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả QLNN
đối với cung ứng DVHCC.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án có 4 chương và phần kết luận, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến QLNN đối
với cung ứng DVHCC.
Chương 2. Cơ sở lý luận về QLNN đối với cung ứng DVHCC.
Chương 3. Thực trạng QLNN đối với cung ứng DVHCC ở ĐBSCL.
Chương 4. Định hướng và giải pháp tiêp tục đổi mới QLNN đối với cung
ứng DVHCC ở ĐBSCL.

10


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CUNG ỨNG
DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CƠNG
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với cung
ứng dịch vụ hành chính cơng
1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhà nước trong
cung ứng DVHCC
Cuốn sách “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi” của Ngân hàng
Thế giới, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1998 [30] cho rằng
thế giới đang thay đổi nên những ý tưởng về vai trò của nhà nước trong phát
triển kinh tế - xã hội cũng đang thay đổi. Thông điệp cơ bản được đề xuất là
chiến lược hai phần. Một là, làm cho vai trò của nhà nước tương xứng với năng
lực của nó. Hai là, nâng cao năng lực của nhà nước bằng cách củng cố lại các
thể chế công cộng. Lý luận chiến lược hai phần chứa đựng những nội dung
quan trọng làm cơ sở lý luận trong định hướng đổi mới QLNN đối với cung
ứng DVC như xác định vai trò của nhà nước trong cung ứng DVC, xác định
phạm vi và giới hạn hoạt động của nhà nước, huy động sự tham gia của các cơ
quan, tổ chức ngồi cơ quan hành chính nhà nước vào cung ứng DVC và vấn
đề nâng cao năng lực của nhà nước trong quản lý và cung ứng DVC.
Ngân hàng thế giới [30] đã chỉ rõ vai trò của nhà nước là thực hiện đúng
những vấn đề cơ bản. Theo đó, nhà nước có năm nhiệm vụ cơ bản nằm ở trung
tâm sứ mệnh của mọi chính phủ, không thể thiếu được nếu muốn thực sự phát
triển bền vững. Năm nhiệm vụ cơ bản đó là: thứ nhất, “thiết lập cơ sở pháp
luật” tạo hành lang pháp lý; thứ hai, duy trì một mơi trường chính sách không
lệch lạc, kể cả sự ổn định kinh tế vĩ mô; thứ ba, đầu tư vào các dịch vụ xã hội
cơ bản và cơ sở hạ tầng cơ bản; thứ tư, bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương;
thứ năm, bảo vệ môi trường. Như vậy, cung ứng DVC là một trong năm nhiệm
vụ cơ bản của nhà nước.
Cuốn sách “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính cơng trong một thế
giới cạnh tranh” của S. Chiavo-Sam và S.P.A. Sumdaram của Nhà xuất bản
11



Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003 [44] là một cơng trình nghiên cứu lý
luận hành chính mang tính toàn diện trên tất cả các yếu tố liên quan đến hành
chính cơng trong bối cảnh thế giới đầu thế kỷ XXI. Những nội dung nghiên cứu
mang tính học thuật là tài liệu tham khảo quan trọng trong nghiên cứu QLNN
nói chung và nghiên cứu QLNN trong từng lĩnh vực cụ thể. Giá trị khoa học
của cuốn sách là cơ sở để xây dựng lý luận khoa học về vai trò của nhà nước
cũng như cách thức can thiệp của nhà nước trong cung ứng DVC. Đồng thời
nội dung cuốn sách cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống lý luận QLNN đối với
cung ứng DVC như hoàn thiện thể chế, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý và cung ứng DVC, vấn đề huy động sự tham gia của
các cơ quan, tổ chức ngồi cơ quan hành chính nhà nước vào cung ứng DVC.
Tuy nhiên, những nội dung liên quan trực tiếp đến DVHCC vẫn chưa được đề
cập một cách trực tiếp.
Trong khi đó, Liên Hiệp quốc (UN) phân chia những chức năng cơ bản
của chính phủ thành 10 loại bao gồm: DVC nói chung, quốc phịng, trật tự và
an tồn công cộng, các vấn đề kinh tế, nhà ở và tiện nghi cộng đồng, y tế, giải
trí, văn hóa và tôn giáo, giáo dục và bảo vệ xã hội. Theo Hiệp hội các nước có
nền kinh tế phát triển (OECD) thì nhà nước có vai trị quan trọng trong việc
cung ứng một mảng rộng lớn các DVC từ tư pháp và an ninh cho đến những
dịch vụ phục vụ cho công dân và doanh nghiệp [123].
Báo cáo “Open Public Services White Paper” của David Cameron và
Nick Clegg [64] đưa ra quan điểm về tầm quan trọng của DVC. Báo cáo cho
rằng DVC tốt là một điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng
ta và khả năng được tiếp cận DVC là một trong những yêu cầu cơ bản nhất mà
chúng ta với tư cách là công dân địi hỏi chính phủ đáp ứng đối với đồng thuế
của mình. Bên cạnh đó, các tác giả trình bày 3 loại dịch vụ cơ bản. (1) Dịch vụ
cá nhân (Individual services), bao gồm những dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục,
bồi dưỡng kỹ năng, bảo trợ xã hội dành cho người già, nhà trẻ, hỗ trợ nhà ở và

chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đây là những dịch vụ được sử dụng bởi mọi người
dưới góc độ cá nhân. (2) Dịch vụ khu dân cư (Neighbourhood services) là
12


những dịch vụ được cung cấp trong phạm vi khu dân cư và chủ yếu do cộng
đồng khu dân cư thực hiện, chứ không phải cá nhân. Chẳng hạn như bảo trì các
lĩnh vực cơng của địa phương, các cơ sở vui chơi giải trí và an tồn cộng đồng.
(3) Dịch vụ được ủy thác (Commissioned services) là những dịch vụ được cung
cấp trong phạm vi địa phương hoặc quốc gia do chính phủ quyết định có thể
thể giao cho đa dạng các chủ thể cung ứng.
Bài viết “Public service delivery Get-right, challenges and successes” của
Frost Sullivan [73]. Frost Sullivan phân DVC thành 8 loại bao gồm: an ninh
công cộng, giáo dục, y tế, an toàn xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thơng, bảo vệ mơi
trường, văn hóa, thể thao và giải trí. Đồng thời, ở cấp độ vĩ mô, tác giả cũng
đưa ra 6 nguyên tắc để đạt được kết quả nhanh chóng và tập trung vào hiệu quả
cung ứng DVC: (1) Đồng sáng tạo dịch vụ, có nghĩa là mục tiêu và dịch vụ như
thế nào được thiết kế bởi sự tham vấn của các bên có liên quan (người dân và
doanh nghiệp); (2) Kết quả rõ ràng và có thể đo lường (chuyển cách đánh giá
đầu ra sang đánh giá kết quả); (3) giám sát và đánh giá minh bạch (xây dựng
niềm tin giữa các bên có liên quan rằng chi ngân sách được sử dụng một cách
thích hợp và có kết quả rõ ràng); (4) trách nhiệm giải trình của các chương trình
cơng (giải trình về số lượng, chất lượng và kết quả của DVC được cung cấp);
(5) tăng cường quản lý chính sách, chương trình (từ khâu khởi xướng, phân
tích, xây dựng, phê duyệt, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách, chương
trình); (6) chuyển đổi nhanh chóng và tinh gọn.
Theo các nhà khoa học ở Việt Nam thì nhà nước có hai chức năng cơ bản.
Một là, chức năng QLNN đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hai
là, chức năng phục vụ cho các tổ chức và công dân. Nội hàm chức năng QLNN
bao gồm hàng loạt các hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để tác động đến

các lĩnh vực của đời sống xã hội như ban hành pháp luật, xây dựng chiến lược,
hoạch định chính sách, lập kế hoạch nhà nước, kiểm tra, kiểm soát. Hoạt động
QLNN xuất phát từ yêu cầu của bản thân bộ máy nhà nước, mang tính quyền
lực đơn phương của nhà nước, các tổ chức và công dân phải phục tùng mệnh
lệnh mang tính đơn phương của nhà nước. Chức năng này còn được gọi là chức
13


năng cai trị (governance). Nội hàm chức năng phục vụ bao gồm các hoạt động
nhằm phục vụ lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các công dân
và tổ chức. Hoạt động này xuất phát do nhu cầu cụ thể của công dân và tổ chức
nhằm bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân và tổ chức được thực hiện với
điều kiện phải đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Bài viết “một số vấn đề về đổi mới quản lý cung ứng DVC ở Việt Nam”
của TS Đặng Đức Đạm [17] thì DVC là những dịch vụ có tính khơng loại trừ
và khơng cạnh tranh trong tiêu dùng. Theo đó, ơng cho rằng những DVC có
đầy đủ cả hai đặc tính trên được gọi là dịch vụ thuần công hay DVC thuần khiết
(pure public services). Đối với những dịch vụ này tất cả mọi người đều được
sử dụng, tiêu dùng, không loại trừ bất cứ ai (tính khơng loại trừ) và việc người
này sử dụng dịch vụ cũng không làm giảm đi và cũng không ảnh hưởng đến
việc sử dụng hay tiêu dùng của người khác (tính khơng cạnh tranh). Bên cạnh
loại DVC thuần khiết là DVC không thuần khiết (impure or quasi-public
services), hay cịn gọi là dịch vụ á cơng, dịch vụ bán công. DVC không thuần
khiết là những dịch vụ không phải bất cứ ai cũng tự nhiên được sử dụng, tiêu
dùng, đồng thời việc sử dụng, tiêu dùng của người này cũng có thể ảnh hưởng
ở một mức độ nhất định đến việc sử dụng, tiêu dùng của người khác. Ngoài hai
nhóm dịch vụ trên, tác giả cịn đề cập đến nhóm dịch vụ thứ ba là các sản phẩm,
dịch vụ khuyến dụng (merit goods and merit services).
Tác giả cho rằng, ở Việt Nam khái niệm DVC hiểu theo nghĩa hẹp chứ
không hiểu theo nghĩa rộng so với quốc tế, nghĩa là nó khơng bao gồm các chức

năng cơng quyền như lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, quốc phòng, ngoại
giao… mà nó có phạm vi gần trùng với khu vực sự nghiệp công và DVHCC.
TS Đặng Đức Đạm cho rằng DVC ở Việt Nam phân 03 loại: dịch vụ công cộng
là những DVC không thuần khiết thỏa mãn tiêu chí khơng cạnh tranh trong tiêu
dùng; dich vụ cơng ích là những DVC khơng thuần khiết thỏa mãn tiêu chí
khơng loại trừ trong tiêu dùng; DVHCC là những DVC thuần khiết hoặc DVC
khuyến dụng thỏa mãn ở mức độ nhất định cả hai tiêu chí khơng loại trừ và

14


không cạnh tranh trong tiêu dùng. (cấp phép, đăng ký, đăng kiểm, cơng
chứng…)
1.1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ
hành chính cơng
Tác phẩm “Public Sector Management in Singapore: Examining the
Public Service for the 21st Century Reform” của tác giả Pedro A. Villezca
Becerra đăng trên Tạp chí Explanans, vol. 2, num. 2, julio-diciembre năm 2013
[77]. Bài viết nghiên cứu về việc thiết kế, động lực và mục tiêu của DVC cho
thế kỷ 21 (PS21); đánh giá định hướng, triết lý và lý thuyết cơ bản của PS21.
Bài báo kết luận rằng Singapore đã pha trộn thành cơng các kỹ thuật và quy
trình trong khu vực cơng của mình để phù hợp với bối cảnh địa phương, nơi
lãnh đạo và việc lãnh đạo được thưc hiện để khắc sâu ý tưởng về một mơ hình
DVC chủ động thay vì phản ứng.
PS21 đặt ra 02 mục tiêu cơ bản: Một là, nâng cao tinh thần xuất sắc trong
việc đáp ứng nhu cầu của công chúng với tiêu chuẩn chất lượng cao, lịch sự và
đáp ứng nhanh chóng. Hai là, thúc đẩy một mơi trường mà trong đó tạo ra và
đón nhận sự thay đổi liên tục để đạt hiệu lực và hiệu quả cao hơn bằng cách sử
dụng các công cụ và kỹ thuật quản lý hiện đại cùng với sự quan tâm tinh thần
và phúc lợi đội ngũ nhân viên (viên chức). Để đạt được những mục tiêu này,

PS21 đặt trong tâm vào bốn lĩnh vực của nền công vụ: Phúc lợi của nhân viên
(phúc lợi, sự công nhận, sự đánh giá và sự thách thức); công vụ xuất sắc thông
qua doanh nghiệp và học tập liên tục (cải thiện liên tục và làm việc theo nhóm
để hiện thực hóa thơng qua các biện pháp như các nhóm cải tiến cơng việc);
đánh giá tổ chức (đổi mới tổ chức, sử dụng công nghệ thông tin trong việc quan
hệ với công dân; cải tiến chất lượng dịch vụ) làm hài lịng khách hàng thơng
qua phép lịch sự, khả năng tiếp cận, đáp ứng nhanh và hiệu quả.
Chiến thuật của PS21 bao gồm các kế hoạch để thúc đẩy nhân viên cung
ứng dịch vụ chất lượng; có giải thưởng công nhận những nỗ lực của cá nhân;
xuất bản một danh mục các dịch vụ để cung cấp cho công chúng kiến thức tốt

15


×