Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giáo trình Sửa chữa, lắp đặt máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.25 KB, 58 trang )

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT MÁY LẠNH DÂN DỤNG
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 835 /QĐ – CĐN ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Trường Cao Đẳng Nghề Hà Nam

Hà Nam, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Dựa theo giáo trình này, có thể sử dụng để giảng dạy cho các trình độ hoặc
nghề ngành/ nghề khác của nhà trường.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “ Sửa chữa, lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng” nhằm cung cấp
cho sinh viên học những kiến thức cơ bản về Sửa chữa, lắp đặt hệ thống máy
lạnh dân dụng.
Yêu cầu đối với sinh viên sau khi học xong module này học sinh phải lắp
đặt được máy lạnh và sữa chữa được những hư hỏng thơng thường của máy lạnh


dân dụng.
Giáo trình này dùng để giảng dạy trong Trường Cao đẳng nghề Hà Nam và
cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường có cùng hệ đào tạo.
Giáo trình được biên soạn lần đầu nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót.
Chúng tơi mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và
ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Phủ Lý , ngày 10 tháng 12 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Lê Trung Hà
2. Trần Nhữ Mạnh

3


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................. 4
Bài 1: KIỂM TRA SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT TỦ LẠNH TRỰC TIẾP ................ 6
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động tủ lạnh trực tiếp, ............................................ 6
1.1. Cấu tạo tủ lạnh trực tiếp ............................................................................. 6
1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................. 8
2. Kiểm tra, sửa chữa tủ lạnh trực tiếp ............................................................ 10
2.1. Động cơ máy nén. ..................................................................................... 10
2.2. Rơ le bảo vệ block .................................................................................... 15
2.3. Rơ le khởi động ........................................................................................ 15
2.4. Tụ điện ...................................................................................................... 18
2.5. Rơle khống chế nhiệt độ (thermostat) ...................................................... 18
3. Cân cáp, hút chân không, nạp ga ................................................................... 19

3.1. Cân cáp ..................................................................................................... 19
3.2. Hút chân không ........................................................................................ 20
3. 3. Nạp gas .................................................................................................... 21
BÀI 2: KIỂM TRA, SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT TỦ LẠNH GIÁN TIẾP ............. 23
1. Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động. .................................................................... 23
2. Nguyên lý tủ lạnh gián tiếp .......................................................................... 32
3. Kiểm tra, sửa chữa tủ lạnh gián tiếp.......................................................... 32
4. Cân cáp, hút chân không, nạp ga ................................................................... 38
BÀI 3: KIỂM TRA SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT TỦ ĐÔNG ................................. 42
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Tủ Đông ......................................... 42
1.1. Cấu tạo ...................................................................................................... 42
1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................. 43
2. Kiểm tra, sửa chữa tủ đông. ........................................................................ 43
3. Cân cáp, hút chân không, nạp ga ................................................................... 45
BÀI 4. KIỂM TRA, SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT QUẦY LẠNH ĐÔNG
HỞ ....................................................................................................................... 50
1. Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động của quầy lạnh đông hở .................................. 50
2. Kiểm tra, sửa chữa quầy lạnh đông hở........................................................ 51
3. Cân cáp, nạp ga, hút chân không................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 58

4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Sửa chữa, lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng
Mã số mô đun: MĐ 23
Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơ đun
- Vị trí: Mơ đun này phải học sau khi đã hồn thành các mơn học cơ sở và
các mơn học chun mơn.

- Tính chất: Là mơn học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học sau các
môn cơ sở.
- Vai trị và ý nghĩa của mơ đun
Là mơ đun quan trọng trong chương trình của nghề kỹ thuật máy lạnh và
điều hịa khơng khí, giúp học sinh hồn thiện kỹ năng.
Mục tiêu mơ đun
- Kiến thức: Có kiến thức, hiểu biết về máy lạnh dân dụng, cách kiểm tra,
lắp đặt sửa chữa về hệ thống máy lạnh dân dụng
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề
+ Sửa chữa, bảo dưỡng thành thạo hệ thống máy lạnh đân dụng
+ Lắp đặt được hệ thống máy lạnh dân dụng đúng quy trình kỹ thuật
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và ý
thức nghiên cứu trong học tập vận dụng kiến thức lý thuyết, chủ động, tích cực
rèn luyện có tinh thần tự chịu trách nhiệm trong các công việc lắp đặt, tháo kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng ứng dụng vào thực tế.
Nội dung mô đun

5


Bài 1: KIỂM TRA SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT TỦ LẠNH TRỰC TIẾP
Mã bài: MĐ 23 -01
Giới thiệu:
Tủ lạnh gia đình là một thiết bị gần như không thể thiếu được đối với cuộc
sống ngày nay, đặc biệt là cuộc sống ở thành thị. 2 trình bày cấu tạo và nguyên
lý hoạt động của tủ lạnh.
Mục tiêu:
- Mô tả được cấu tạo của tủ lạnh gia đình.
- Trình bày được nguyên lý làm việc tủ lạnh gia đình.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận , tỉ mỉ, chính xác , sáng tạo và khoa học
Nội dung:
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động tủ lạnh trực tiếp,
1.1. Cấu tạo tủ lạnh trực tiếp
Một tủ lạnh bao giờ cũng có hai phần chính: hệ thống máy lạnh và vỏ
cách nhiệt. Hai phần này được lắp ghép với nhau sao cho gọn gàng, tiện lợi
nhất

Hình 1.1 : Cấu tạo tủ lạnh
1- Vỏ cách nhiệt; 2- cánh tủ; 3- ngăn đơng (có dàn bay hơi); 4- giá để thực
phẩm; 5- hộp đựng rau quả; 6- giá đựng chai lọ; 7- dàn ngƣng; 8- fin; 9Blốc.
Cách nhiệt gồm: Vỏ tủ cách nhiệt bằng polyurethan hoặc polystirol, vỏ
ngồi bằng tơn sơn màu trắng hoặc sáng, bên trong là khung bằng nhựa.
Trong tủ có các giá để thực phẩm. Cửa tủ cũng được cách nhiệt, phía trong tủ có
bố trí các giá để đặt chai lọ, trứng, bơ. v. v.
Hệ thống máy lạnh của tủ lạnh gia đình kiểu nén hơi có ngun lý hoạt
động như đã trình bày ở hình 1. Các thành phần chủ yếu gồm lốc kín (máy nén
và động cơ), dàn ngưng tụ, phin lọc, ống mao và dàn bay hơi. Môi chất lạnh
6


(thƣờng là frn 12) tuần hồn trong hệ thống.
Máy nén
+ Cấu tạo:

Hình 1.2: Cấu tạo máy nén
- C.S.R là 3 chữ viết tắt từ tiếng Anh
- C: Common (Chân chung)
- S: Start (Chân khởi động)
- R: Run (Chân chạy)

- Cuộn CS có điện trở lớn hơn cuộn CR
- Roto là một lõi sắt được nối với trục khửu của máy nén
+ Dàn ngưng và dàn bay hơi
- Cấu tạo:
- Dàn ngưng tủ lạnh thường được làm bằng ống thép (Φ5) với cánh tản
nhiệt bằng dây thép Φ 1.2 ÷ 2mm hàn đính lên ống thép.

Hình 1.3: Dàn nóng
1. Trong tủ lạnh khơng quạt gió lạnh, dàn bay hơi là kiểu tấm có bố trí các
rãnh cho ga lạnh tuần hồn bên trong. Khơng khí đối lưu tự nhiên bên ngồi.
Vật liệu là nhôm hoặc thép không gỉ. Nếu là nhôm, dàn thường được phủ một
lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lƣợng thực phẩm bảo quản.

7


Hình 1.4 :Dàn lạnh
1.2. Ngun lý hoạt động
Hơi mơi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi được máy hút về nén lên áp suất
cao nhiệt độ cao ,sau đó đi vào thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất trao đổi
nhiệt với môi trường làm mát là nƣớc hoặc khơng khí thải nhiệt ra mơi trường
bên ngồi, ngưng tụ thành lỏng. Kết thúc quá trình ngưng tụ.
Lỏng cao áp sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ đi qua tiết lưu giảm áp
xuống áp suất bay hơi rồi đi vào thiết bị bay hơi, tại đây lỏng môi chất nhận
nhiệt của mơi trường cần làm lạnh, sơi hố hơi. Kết thúc quá trình làm lạnh.
Thiết bị tiết lưu.
Đối với tủ lạnh gia đình có cơng suất nhỏ chế độ làm việc ổn định nên
thay vì dùng van tiết lưu thì người ta sử dụng ống mao
Cấu tạo:
Ống mao đơn giản chỉ là một đoạn ống có đường kính rất nhỏ từ 0,6 đến

2mm với chiều dài từ 0,5 đến 5m

Hình 1.5 : Ống mao trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh
+ Nhiệm vụ:
- Giảm áp suất và nhiệt độ cung cấp đầy đủ lượng ga lỏng cho dàn bay hơi
và duy trì áp suất bay hơi hợp lý, phù hợp với nhiệt độ bay hơi trong dàn lạnh.
Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
-Thiết bị đơn giản.
8


-Áp suất hai đầu ống mao tự cân bằng sau khi máy nén ngừng làm việc vài
phút
,nên máy nén khởi động lại rất dễ dàng.
+ Nhược điểm: dễ tắt bẩn, tắt ẩm, khó xác định độ dài ống, khơng tự điều
chỉnh được lưu lượng theo các chế độ làm việc khác nhau nên sử dụng cho các
hệ thống lạnh có công suất nhỏ và rất nhỏ.
Phin sấy lọc:
+ Cấu tạo:
Vỏ hình trụ bằng đồng hoặc thép, bên trong có lưới chặn, có thể them lớp
nỉ hoặc dạ, giửa là các hạt hố chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeolit
Nhiệm vụ:

Hình 1.6. Phin lọc
Đầu nối với dàn ngưng
1. Lưới lọc thô
2. Chất hút ẩm
3. Lưới lọc tinh
4. Đầu nối với ống mao

5. Hút ẩm ,đề phòng hiện tượng tắc ẩm
trong hệ thống
6. Lọc cặn bẩn để tránh hiện tượng, tắc bẩn và ăn mòn thiết bị
1.2. Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp
+ Sơ đồ nguyên lý:

Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp
9


+ Nguyên lý hoạt động:
Hơi sinh ra ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén lên thành hơi có áp
suất cao và nhiệt độ cao rồi đẩy vào dàn ngƣng tụ. Trong dàn ngưng tụ, mơi
chất nóng thải nhiệt cho mơi trường làm mát là khơng khí để ngưng tụ lại thành
lỏng. Lỏng đi qua phin sấy lọc rồi vào ống mao. Khi qua ống mao áp suất bị
giảm xuống áp suất bay hơi rồi tiếp tục đi vào dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi môi
chất trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên với môi trường làm lạnh thu nhiệt của môi
trƣờng làm lạnh để sôi bay hơi mơi chất và cứ như thế khép kín chu trình.
1.3. Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp :
+ Sơ đồ nguyên lý:
Bình tách lỏng

Phin
lọc
Hình 1.8 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp
+ Nguyên lý hoạt động
Hơi sinh ra ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén lên thành hơi có áp
suất cao và nhiệt độ cao rồi đẩy vào dàn ngưng tụ. Trong dàn ngưng tụ, mơi chất
nóng thải nhiệt cho mơi trường làm mát là khơng khí để ngưng tụ lại thành lỏng.
Lỏng đi qua phin sấy lọc sau đó vào ống mao. Khi qua ống mao áp suất bị giảm

xuống áp suất bay hơi rồi tiếp tục đi vào dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi môi chất
trao đổi nhiệt đối lưu cưởng bức với môi trường làm lạnh thu nhiệt của môi
trường làm lạnh để sôi bay hơi môi chất và cứ như thế khép kín chu trình. Bộ
tích lỏng được bố trí ở cuối dàn bay hơi dùng để tránh cho máy nén hút phải
lỏng trong trường hợp xả băng hoặc tải lạnh quá lớn, khi dàn bay hơi có quá
nhiều lỏng.
2. Kiểm tra, sửa chữa tủ lạnh trực tiếp
2.1. Động cơ máy nén.
Động cơ máy nén tủ lạnh chủ yếu là động cơ một pha
Xác định cực tính động cơ máy nén.
+ Dùng V.O.M: Để thang điện trở x1 (x10) lần lượt đo điện trở của 2 chân,
ta sẽ có 3 lần đo với 3 giá trị khác nhau:
10


Trong 3 lần đo đó, cặp chân nào có điện trở lớn nhất thì chân cịn lại là
chân C
Đo chân C với 1 trong 2 chân còn lại, chân nào có điện trở lớn hơn là chân
S
Chân cịn lại là R.
Nếu ta đo điện trở của block mà chỉ có 1 cặp chân lên kim hoặc khơng có
cặp chân nào lên kim thì block có vấn đề, cần kiểm tra và sửa chữa.
Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các loại động cơ máy nén 1 pha.
VD: Đo điện trở 3 chân của 1 block có giá trị
- Đo chân 1 với 2 được điện trở 5 
- Đo chân 1 với 3 được điện trở 10
- Đo chân 3 với 2 được điện trở: 15 
Theo phương pháp xác định 3 chân ta xác định đƣợc:
1 là chân C
2 là chân R

3 là chân S
Chú ý: Do block tủ lạnh có cơng suất nhỏ thường 3/4HP, điện trở của
các cuộn dây nhỏ nên block rất dễ cháy khi cấp điện sai cho các chân. Vì vậy ta
phải xác định chính xác các chân C.S.R
Xác định cực tính bằng đèn thử:
Dùng đèn thử lần lượt đấu vào 3 cực của động cơ máy nén sau đó cấp
nguồn vào lúc này sẽ làm cho đèn thử phát sáng. Do cuộn SR = CR + CS nên
làm cho đèn thử phát sáng mờ nhất, cuộn CR sẽ làm đèn thử sáng nhất còn lại
là cuộn CS. Từ đây ta suy ra ba cuộn của động cơ máy nén.
Kiểm tra động cơ
Giới thiệu sơ đồ khởi động động cơ tủ lạnh đơn giản

Hình 1.9: Sơ đồ nối dây khởi động động cơ tủ lạnh đơn giản
Sau khi xác định 2 cuộn dây của máy nén ta đấu mạch như hình vẽ. Cấm
11


cuộn C-R vào nguồn điện sau đó tác động nút nhấn để cấp nguồn cho cuộn C-S
để khởi động cho máy nén. Khi động cơ máy nén đã hoạt động ta buôn nút
nhấn ngưng cấp nguồn cho cuộn C-S để tránh gây cháy máy. Phương pháp này

cách khởi động trực tiếp cho máy nén chỉ dùng cho những máy nén có cơng
suất nhỏ như của tủ lạnh.
Chạy thử động cơ
+ Chạy thử
Cấp nguồn cho máy nén hoạt động. Khi cho máy nén hoạt động nhớ cặp
ampe kiềm vào để khảo sát dòng làm việc của máy nén.
Đánh giá chất lượng động cơ
Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau
Máy chạy êm, khơng ồn, khơng rung, khơng có tiếng động lạ.

Có khả năng hút chân khơng cao, Có khả năng nén lên áp suất cao.
Các clapê hút và đẩy phải kín, khơng đóng muội.
Khởi động dễ dàng.
Phần điện cần đạt các u cầu:
Các cuộn dây làm việc bình thường, an tồn.
Thơng mạch các cuộn dây: Đảm bảo các chỉ số điện trở của các cuộn dây
Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây, kiểm tra bằng megaôm, độ
cách điện phải đạt 5MΩ trở lên.
Kiểm tra phần điện:
Kiểm tra điện trở cuộn dây: Dùng đồng hồ VOM kiểm tra
Kiểm tra cách điện: kiểm tra bằng megaôm.
Kiểm tra khả năng khởi động của động cơ: cho lốc hoạt động nén đến áp
suất 50 Psi rồi ngừng máy giữ nguyên áp suất cho block nén tiếp lên 100 Psi rồi
ngừng máy, giữ nguyên áp suất cho lốc tiếp tục hoạt động nén tiếp lên áp suất
200Psi rồi ngừng máy. Nếu trong các lần dừng máy và chạy lại mà lốc vẫn khởi
động tốt thì lốc tốt và ngƣợc lại nếu sau mỗi lần ngừng máy mà block khơng
khởi động được thì block khơng sử dụng đƣợc.
Kiểm tra dịng làm việc của block
Kiểm tra phần cơ:

12


Hình 1.10: Kiểm tra phần cơ Block Chọn áp kế đến 40bar
Triệt tiêu các chỗ xì hở.
Cho block chạy, kim áp kế xuất phát từ 0 Lúc đầu quay nhanh sau
chậm dần
Và cuối cùng dừng hẳn tại A
Giá trị A càng lớn tình trạng phần cơ của block càng tốt
+ Nếu A > 32bar: còn rất tốt

+ Nếu A đạt 21 ÷ 32bar (300 ÷ 450psi): cịn tốt
Kiểm tra phần cơ block đầu đẩy

Hình 1.11: Kiểm tra dầu đẩy block
Nếu kim đứng yên tại A thí clapê đẩy kín
- Nếu kim quay về 0 thì clapê đẩy hở
Nếu kim quay về B (một giá trị nào đó) rồi quay về 0 thì chứng tỏ clapê
đẩy bị cong vênh
+ Kiểm tra phần cơ block đầu hút

Hình 1.12: Kiểm tra dầu hút blockĐể kiểm tra áp suất hút và độ kín van hút
ta có thể dùng chân khơng kế
Lắp vào phần hút của block, trong khi đường đẩy để tự do trong khơng
khí
Độ chân khơng đạt được càng cao máy nén càng tốt
1. Khi dừng máy, nếu kim không quay về 0 thì clapê hút kín,
2. Nếu kim quay càng nhanh về 0 thì clapê hút bị hở
Kiểm tra và thay dầu bôi trơn
13


Mục đích
- Dầu dùng để bơi trơn các bề mặt ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
Làm mát máy nén và động cơ bằng cách tải nhiệt bên trong từ các bề mặt
ma sát truyền ra vỏ blốc để thải ra khơng khí.
u cầu dầu nạp
Đúng chủng loại dầu, dầu có độ nhớt thích hợp.
Dầu phải tinh khiết khơng lẫn cặn bẩn và hơi nước.
Lượng dầu phải vừa đủ, nếu thiếu ảnh hưởng đến q trình bơi trơn, nếu
thừa dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn

trao đổi nhiệt dễ bị bám dầu.
Không pha trộn dầu khác loại nhất là khi nạp bổ sung vì như vậy dầu dễ bị
biến chất, tạo cặn, hóa bùn.

Hình 1.13: Nạp dầu cho block
Dùng ống nhựa cao su gắn vào đầu hút phụ của máy nén, đầu hút cịn lại ta
khóa chặt lại
Cho 1 đầu vào trong bình nhớt
Cho máy hoạt động
Khi máy hoạt động dùng tay bịt kín đầu nén lại thỉnh thoảng hé mở cho hơi
máy nén phun lên tay
+ Nếu thấy hơi sương của nhớt thì ta đã nạp đủ dầu
+ Nếu thấy hạt sương quá lớn thì lượng nhớt dư
+ Nếu khơng có nhớt phun sương thì nhớt thiếu
Chú ý:
1. Nạp hay đổ dầu ra đều tiến hành ở đầu hút
2. Thay dầu bôi trơn là một việc hết sức quan trọng khi ta tiến hành thay
bloc hoặc nạp mơi chất mới cho tủ mà tủ khơng cịn nhãn mác.
Để kiểm tra sự hoàn thiện của động cơ
Cho máy nén chạy thật nóng, sau đó tăng áp suất đầu đẩy lên 14bar
(200psi), cho dừng máy nén, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay.
Máy nén phải khởi động lại được ngay. Nếu không khởi động lại được, có thể
do trục trặc về điện hoặc cơ. Riêng về cơ, gối trục có thể bị mịn hoặc trục cơ bị
14


vênh, chỉ bổ block ra mới xác định được chính xác.
2.2. Rơ le bảo vệ block
+ Cấu tạo


Hình 1. 14: Cấu tạo Rơle nhiệt lắp trong máy nén
1- Dây nối, 2- Chụp nối; 3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu cực 5- Tiếp điểm;
6- Cơ cấu lưỡng kim; 7- Điện trở; 8- Thân; 9- Vít
Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ bị q tải hoặc khơng khởi động được, dịng điện cao hơn
bình thƣờng, nhiệt sinh ra ở dây điện trở lớn làm nóng thanh lưỡng kim dẫn
đến thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm ngắt nguồn cấp cho máy nén.
Máy nén ngừng một vài phút, khi đó thanh lưỡng kim đủ nguội và tự động
đóng lại mạch điện cho động cơ hoạt động.
Thời gian ngắt tiếp điểm khi quá tải phải kịp thời để động cơ không bị
hỏng.
Mỗi một kiểu động cơ phải có một rơle bảo vệ có đặc tính phù hợp.
Xác định hư hỏng khắc phục thay thế
Sử dụng VOM (thang đo x1) đo 2 chân 1,2 nếu thấy có lên giá trị điện trở
thì rơle cịn tốt nếu khơng có giá trị điện trở thì rơle đã hỏng ta tiến hành thay thế
2.3. Rơ le khởi động
Rơle khởi động kiểu dịng điện
- Phân loại: có 2 loại: rơle dòng 3 chân và rơle dòng 4 chân
Cấu tạo
3

3

4
2

11

15



Hình 1. 15: Cấu tạo Rơle khởi động kiểu dịng điện kiểm 3 chân và 4 chân
- Nguyên lý hoạt động
Khi mới cấp nguồn cho rơle cuộn dây của rơle sinh lực từ đẩy lõi sắt đi lên
đóng tiếp điểm nối mạch làm cho máy nén khởi động.
- Sơ đồ đấu dây

Hình 1. 16: Rơ le dịng 3 chân

Hình 1. 17: Rơ le dòng 4 chân sử dụng nối tắt

16


Hình 1. 18: Rơ le dịng 4 chân sử dụng tụ khởi động
- Xác định hư hỏng khắc phục thay thế
Sử dụng VOM đặt vào 2 chân S và M của rơle và lúc này ta lật ngƣợc rơle
lại (cuộn dây rơle quay lên) để tiếp điểm rơle đóng lại quan sát đồng hồ nếu thấy
kim lên thì rơle cịn tốt ngược lại thì rơle đã hỏng
Qua âm thanh: ta tiến hành lắt rơle nếu nghe thấy tiếng kêu phát ra từ rơ le
thì rơle cịn sử dụng được
Chú ý: khi sử dụng role kiểu dịng điện:
Cơng suất của role bằng cơng suất của động cơ máy nén.
Bố trí đúng hướng
Trong quá trình khởi động mà tiếp điểm của role đóng mả khơng nhả do
role q nhỏ so với cơng suất của máy nén (giảm bớt số vòng dây quấn) và
ngược lại
Rơle khởi động PTC.
- Phân loại:
Có 3 loại: rơle dòng 3 chân; rơle dòng 4 chân và rơle dòng 6 chân

- Nguyên lý hoạt động :
PTC là miếng điện trở nhiệt dương tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Khi cấp nguồn
cho PTC, ban đầu do PTC đang nguội, điện trở nhỏ nên dòng điện khởi động đi
qua chân 2–1 nhưng cũng đồng thời đi qua chân 2-3 và làm cho miếng PTC
nóng lên làm cho điện trở của miếng PTC tăng lên. Lúc này cũng có dịng điện
đi qua chân 2-3 nhưng rất nhỏ.
+ Xác định hư hỏng sữa chữa thay thế
Sử dụng VOM đặt vào 2 chân S và M của rơle quan sát đồng hồ nếu thấy
kim lên thì rơle cịn tốt ngược lại thì rơle đã hỏng
Nghe: nếu nghe thấy tiếng kêu phát ra từ rơ le thì rơle đã hỏng
17


2.4. Tụ điện
+ Phân loại
Theo chế độ làm việc chia làm 2 loại :

Tụ Hố

Tụ gốm
Tụ dầu
Hình 1. 19: Hình dạng một số loại tụ điện
Tụ khởi động (tụ kích): thường là tụ hóa vì tụ có điện dung lớn
Tụ làm việc (tụ ngậm): thường là tụ dầu
Mục đích
Trong mạch điện xoay chiều tụ điện làm nhiệm vụ làm lệch pha dòng điện
xoay chiều
Sữa chữa thay thế:
Một số phương pháp kiểm tra tụ điện:
Dùng VOM:

Dùng ngay nguồn điện xoay chiều của lưới điện để thử, điện áp lưới phải
nhỏ hơn điện thế chỉ định của tụ: cắm 2 đầu tụ vào nguồn sau đó rút ra chập 2
cực vào nhau:
Nếu tụ tốt sẽ phón tia lửa điện kèm theo tiếng nổ gọn: tách
Nếu khơng có sự phóng điện thì tụ bị hỏng
+ Nếu tụ bị chập cắm tụ vào nguồn sẽ bị đỗn mạch cháy cầu chì nguồn.
Do đó nên kiểm tra bằng VOM trước.
2.5. Rơle khống chế nhiệt độ (thermostat)

Hình 1. 20: Thermostat
18


+ Nguyên lý hoạt động
Đầu cảm biến chứa môi chất dễ bay hơi để lấy tín hiệu nhiệt độ buồng
lạnh biến thành tín hiêu áp suất rồi đi vào hộp xếp. Hộp xếp sẽ chuyển tín hiệu
áp suất đó làm giản nở cơ học của hộp xếp
Có thêm hệ thống lị xo và vít hiệu chỉnh nhiệt độ từ chế độ lạnh ít đến
chế độ lạnh nhất
Hoạt động: Hệ thống làm việc bình thường tiếp điểm ln ở trạng thái
đóng. Khi không gian cần làm lạnh đạt được nhiệt độ u cầu thì bầu cảm ứng
truyền tín hiệu nhiệt độ vào môi chất trong hộp xếp qua ống dẫn, do lạnh nên
áp suất trong hộp xếp giảm làm hộp xếp co lại kéo lò xo lên tách tiếp điểm ngắt
3. Cân cáp, hút chân không, nạp ga
3.1. Cân cáp
* Mục tiêu:
Lắp ráp được sơ đồ cân cáp hở.
Nắm được các bước tác tiến hành cân cáp. Cân cáp được đúng yêu cầu của hệ
thống.
Phương pháp đo trở lực của ống mao trong hệ thống lạnh chưa hoàn chỉnh.

3.1.1. Sơ đồ bố trí thiết bị

Hình 1.21. Phương pháp cân cáp hở
3.1.2. Kết nối thiết bị theo sơ đồ
Kết nối các thiết bị vào như sơ đồ hình vẽ. Triệt tiêu các mối xì.
3.1.3. Chạy máy xác định chiều dài ống mao
Cho máy nén chạy khơng khí được hút vào và nén lên áp suất cao đẩy vào
phin lọc ống mao. Kim áp kế từ từ tăng lên 1 giá trị nào đó, giá trị ổn định cao nhất
đạt được chính là trở lực của ống mao.
So sánh giá trị trở lực của ống mao với giá trị yêu cầu. Giá trị trở lực lớn
hơn giá trị yêu cầu thì cắt bớt đến khi đạt giá trị theo yêu cầu, nếu giá trị trở lực nhỏ
hơn giá trị yêu cầu thì thay ống mao mới và tiến hành cân cáp lại.
* Theo kinh nghiệm: môi chất ở đây là R12
Tủ lạnh 1 (*): (nhiệt độ -6oC): 130 ÷ 150 psi Tủ lạnh 2 (**): (nhiệt độ 12oC): 150 ÷ 170 psi
Tủ lạnh 3 (***): (nhiệt độ -18oC): 170 ÷ 190 psi
* Lưu ý: với máy nén mới nên chọn giá trị trên, còn máy nén cũ nên chọn
19


giá trị dưới
* Các bước và cách thức thực hiện cơng việc
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
TT
Loại trang thiết bị
Số lượng
1
Tủ lạnh có máy nén, dàn nóng, dàn lạnh
10 bộ
2

Cáp
15m
3
Đồng hồ gas
10 bộ
4
Xưởng thực hành
1
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN
2.1. Qui trình tổng quát
Tên các
Tiêu chuẩn thực Lỗi thường gặp,
STT bước công việc Thiết bị, dụng cụ, hiện công việc cách khắc phục
vật tư
Vẽ và kiểm tra
- Phải thực hiệnVẽ sai, kiểm tra
sơ đồ cân cáp hở
đúng qui trình cụkhơng đúng qui
1
1. Giấy, bút, thướcthể ở mục 2.2.1. trình
vẽ
- Phải thực hiện
đúng qui trình cụ
thể ở mục 2.2.2. -Khơngthực
Chạy máy và xác
2 định chiều dài
hiện đúng qui
ống mao
2. Máy nén tủ lạnh
trình, qui định;

3. Đồng hồ gas
- Không chuẩn
bị chu đáo các
Đồng hồ vạn năng
dụng cụ, vật tư
2.2. Qui trình cụ thể
2.2.1. Vẽ và kiểm tra sơ đồ cân cáp hở
Vẽ sơ đồ cân cáp hở
Kiểm tra lại sơ đồ trước khi chạy máy
2.2.2. Chạy máy và xác định chiều dài ống mao:
Lắp các thiết bị lại theo sơ đồ
Chạy máy và xác định chiều dài ống mao
Môi chất lạnh R12 tùy theo yêu cầu tủ lạnh lấy các thông số áp suất trên đồng
hồ là khác nhau
3.2. Hút chân khơng
* Mục tiêu:
Hồn thiện được sơ đồ hệ thống lạnh.
20


Các thao tác lắp đặt các thiết bị để hút chân khơng tồn hệ thống.
Khơng khí cịn bên trong hệ thống gây cản trở quá trình trao đổi nhiệt và gây
hiện tượng tắc phin lọc do vậy hút chân không hệ thống nhằm loại bỏ tất cả khơng
khí và hơi nước ra khỏi hệ thống.
3.2.1. Nối bơm chân không vào hệ thống
Sau khi tiến hành thử kín. Nếu hệ thống kín tiến hành xả bỏ ni tơ để tiếp tục
cho công đoạn hút chân không. Tháo chai ni tơ ra và tiến hành lắp ráp các thiết bị
vào hệ thống như sơ đồ hình vẽ.

Hình 1.22. Sơ đồ hút chân khơng hệ thống

Ghi chú: triệt tiêu các mối xì ở các đầu nối.
3.2.2. Hút chân không
Tiến hành gắn các thiết bị vào hệ thống như hình vẽ
Mở tồn bộ các van dịch vụ ở bộ van nạp và bộ van 3 ngã
Kiểm tra các khớp nối tại các van dịch vụ, bộ van nạp, chai gas, bơm chân
không
Bật bơm chân không
Quan sát kim đồng hồ, hút chân không cho tới khi kim đồng hồ chỉ giá trị 30inHg thì khóa 2 van đồng hồ và tắt máy.
3. 3. Nạp gas
* Mục tiêu:
Trình bày được quy trình nạp ga cho hệ thống. Kiểm tra được lượng gas trong
hệ thống.
3.3.1. Chuẩn bị chai gas
Tiến hành chuẩn bị bình gas đúng với loại cần nạp vào tủ lạnh, cân để xác định
lượng gas trong chai gas.
Xác định lượng gas nạp vào tủ theo catalog nhà sản xuất hoặc theo kinh
nghiệm.
21


Hình 1.23: Sơ đồ nạp gas cho hệ thống
3.3.2. Nạp gas
Sau khi hút chân khơng và thử kín các đường ống xong ta khóa van phía bơm
chân khơng của bộ van 3 ngã lại
Đặt chai gas đứng lên bàn cân đánh dấu vị trí ban đầu của chai gas trên mặt
hiển thị của cân.
Mở van chai gas và van đồng hồ của bộ van nạp gas ra cho gas từ từ vào bên
trong hệ thống ở trạng thái tĩnh để lắp đầy các khoảng trống chân không trong hệ
thống tránh khơng khí lọt vào bên trong
Khóa van đồng hồ của bộ van nạp gas lại

Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày cấu tạo của tủ lạnh gia đình?
Câu 2: Trình bày được nguyên lý làm việc tủ lạnh gia đình?

22


BÀI 2: KIỂM TRA, SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT TỦ LẠNH GIÁN TIẾP
Mã bài: MĐ 23-02
Giới thiệu:
Các tủ lạnh khi hoạt động một thời gian sẽ xảy ra một số hiện tượng hư hỏng
như: hư máy nén, quạt và các thiết bị bảo vệ…, cần phải kiểm tra và sửa chữa để
nâng tuổi thọ cho thiết bị.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tủ lạnh gián
tiếp, hiểu biết về phương pháp lắp đặt, kiểm tra sửa chữa hư hỏng của tủ lạnh gián tiếp
- Kỹ năng: Kiểm tra được tình trạng hoạt động của các thiết bị, đánh giá
được tình trạng hoạt động của các thiết bị
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và ý thức nghiên cứu trong học tập
+ Rèn luyện kỹ năng kiểm tra thiết bị, vận dụng được kiến thức môn học
vào thực tế.
Nội dung:
1. Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động.
1.1. Cấu tạo
Mục tiêu:
Trình bày được nguyên lý cấu tạo của các loại tủ lạnh trực tiếp, gián tiếp;
Phân tích được sự khác nhau về nguyên lý làm việc giữa các loại tủ được sử
dụng trong kỹ thuật lạnh;
Vẽ được sơ đồ nguyên lý của các loại tủ được sử dụng trong kỹ thuật lạnh;

Vận hành, cưa, bổ, tháo, lắp, thay dầu một số máy nén;
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, ham học, ham hiểu biết, tư duy
logic, kỷ luật học tập.
Cẩn thận, chính xác, an tồn
u nghề, ham học hỏi.
23


1.1.1. Cấu tạo, hoạt động của máy nén
Nhiệm vụ:
Máy nén có nhiệm vụ hút hơi ga từ dàn bay hơi nén lên áp suất cao đẩy vào
dàn ngưng tụ, đảm bảo áp suất bay hơi, ngưng tụ cũng như lưu lượng yêu cầu.
a. Cấu tạo
Máy nén của tủ lạnh gồm nhiều chủng loại như: máy nén pittơng, roto, trục
vít,….. nhưng chủ yếu là máy nén kín kiểu máy nén pittơng.
Cấu tạo gồm 2 phần: Động cơ điện và máy nén được bố trí trong một vỏ máy
và được hàn kín.

Hình 2.1. Cấu tạo máy nén pittông
Phần cơ
1: Thân máy nén
8: Nắp trong xilanh
2: Xi lanh
9: Nắp ngồi xilanh
3: Pittơng
10: Ống hút
4: Tay biên
11: Stato
5: Trục khuỷu
12: Rôto

6: Van đẩy
13: Ống dịch vụ
7: Van hút
14: Ống đẩy
Phần động cơ điện: Gồm stato và roto.
Stato được quấn bởi 2 cuộn dây: cuộn làm việc CR và cuộn khởi động CS.
C.S.R là 3 chữ viết tắt từ tiếng Anh.
C: Common - Chân chung.
S: Start - Chân đề.
R: Run - Chân chạy.
Cuộn CS có điện trở lớn hơn cuộn CR.
Roto là một lõi sắt lồng sóc được nối với trục khuỷu của máy nén.
Phần máy nén pittông:
Gồm xilanh, pitton, Clape hút, clape đẩy, Tay biên và trục khuỷu.
Toàn bộ động cơ điện và máy nén được đặt trong một vỏ kim loại bọc kín
trên 3 hoặc 4 lò xo giảm rung. Trên trục khuỷu có rãnh để hút dầu bơi trơn các chi
tiết chuyển động
24


b. Nguyên lý hoạt động

Hình 2.2. Nguyên lý làm việc máy nén pittông
1. Xilanh, 2-Pittông, 3- Séc măng, 4- Clapê hút, 5- Clapê đẩy, 6- Khoang
hút, 7- Khoang đẩy, 8-Tay biên, 9- Trục khuỷu.
Pittông chuyển động tịnh tiến qua lại được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay
quay thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên, biến chuyển động quay từ động cơ
thành chuyển động tịnh tiến qua lại.
Khi pittông từ trên đi xuống, clapê hút 4 mở, clapê đẩy 5 đóng, máy nén thực
hiện q trình hút. Khi đạt đến điểm chết dưới q trình hút kết thúc, pittơng đổi

hướng, đi lên, quá trình nén bắt đầu. Khi áp suất ở bên trong xilanh lớn hơn áp suất
trong khoang đẩy 7, clapê đẩy 5 mở ra để pittông đẩy hơi nén vào khoang đẩy để
vào dàn ngưng tụ. Khi pittông đạt đến điểm chết trên, q trình đẩy kết thúc,
pittơng lại đổi hướng đi xuống để thực hiện quá trình hút của chu trình mới.
c. Thử nghiệm máy nén
Thử nghiệm máy nén: Đối với máy nén mới, ta có thể hồn tồn tin tưởng
những thơng số kỹ thuật ghi trên mác máy hoặc ghi trong catolog kỹ thuật kèm
theo.
Đối với một máy nén cũ, ta có thể kiểm tra phần điện và phần cơ của nó.
Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau
Máy chạy êm, không ồn, không rung, không có tiếng động lạ. Có khả năng
hút chân khơng cao.
Có khả năng nén lên áp suất cao.
Khởi động dễ dàng.
Về phần điện có các yêu cầu
Các cuộn dây làm việc bình thường, an tồn. Thơng mạch các cuộn dây:
kiểm tra bằng megaom, vạn năng kế, hoặc ampe kìm (phần đo điện trở). Đảm bảo
các chỉ số điện trở của các cuộn dây (đo bằng vạn năng kế).
Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây cũng như giữa các pha.
Kiểm tra bằng megaom (500V hoặc 250V). Độ cách điện phải đạt 5MΩ trở lên.
Phần cơ được kiểm tra như sau
Chọn áp kế đến 40bar, lắp áp kế vào blốc như hình 2.5. Cho máy nén chạy,
kim áp kế xuất phát từ 0 và cuối cùng dừng hẳn tại A. Giá trị A càng lớn tình trạng
25


×