Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học mác LÊNIN đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đi làm THÊM của SINH VIÊN APD, NHÌN từ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.83 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CƠ BẢN
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD,
NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG’’
GVHD : Thạc sĩ Ngơ Minh Thuận
SVTH: Trần Khánh Hịa- MSSV: 7123403025
Bùi Ngọc Hồi- MSSV: 7123403026
Triệu Út Hoài- MSSV: 7123403027
Trần Đức Huy- MSSV: 7123403035
Vũ Hồng Huy- MSSV: 7123403036
Ngơ Thị Huyền- MSSV: 7123403041
Đào Liên Hương- MSSV: 7123403033
Nguyễn Thảo Hương- MSSV: 7123403061
Trịnh Thị Thu Hương- MSSV: 7123403062
Lê Thụy Khanh - MSSV: 7123403063
Lớp: Kế Toán Kiểm Toán

HÀ NỘI – 2021

Tieu luan


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Ngô Minh Thuận
– Học viện Chính sách và Phát triển. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn
Triết học, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình,


tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái
nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về các vấn đề trong xã hội. Từ những kiến thức mà
thầy truyền tải, chúng em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống qua
những Tư tưởng Triết học Mác – Lênin.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm
hiểu được về đề tài “Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD, nhìn
từ phạm trù lao động”.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong muốn có được
những lời góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Kinh chúc
thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

2

Tieu luan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1:.................................................................................................................................................7
HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CHÍNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..........................................................................7
1. Khái niệm phạm trù.............................................................................................................................7
2. Phạm trù lao động...............................................................................................................................7
3. Việc làm thêm và những điều nên biết về việc làm thêm..................................................................10
CHƯƠNG 2................................................................................................................................................14
THỰC TRẠNG  LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG.....................................14
1. Khái quát thực trạng đề tài................................................................................................................14
a. Trải nghiệm đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển....................................15

b. Những mối quan tâm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển khi đi làm thêm...............16
c. Những phương tiện giúp sinh viên tìm kiếm việc làm thêm..........................................................17
d. Những cơng việc sinh viên lựa chọn và thu nhập từ những cơng việc đó......................................19
2. Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên...................................................................................21
a. Thành tựu, ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm........................................................................21
b. Những hạn chế mà sinh viên gặp phải khi đi làm thêm.................................................................26
3. Vấn đề đặt ra đối với sinh viên đi làm thêm......................................................................................28
CHƯƠNG 3................................................................................................................................................30
GIẢI PHÁP VỀ VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN APD.................................................................................30
( NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG )...........................................................................................................30
1. Giải pháp đối với sinh viên.................................................................................................................30
a. Sinh viên nên trang bị kiến thức về luật lao động:.........................................................................30
b. Sinh viên biết tự bồi dưỡng, tăng cường sức khỏe của bản thân:.................................................32
c. Sinh viên nên chủ động tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và ngành học:.........................34
d. Sinh viên nên tích lũy và trau dồi các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả :.............................35
2 Giải pháp đối với Học viện..................................................................................................................40
a. Học viện định hướng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đi làm thêm cho sinh viên :
...........................................................................................................................................................40
b. Học viện tổ chức các buổi giới thiệu việc làm :..............................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................................44
Kiến nghị với Học viện...........................................................................................................................44
Kiến nghị với sinh viên...........................................................................................................................45
Kết luận.................................................................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................47

3

Tieu luan



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, xã hội thay đổi từng ngày
với tốc độ chóng mặt. Chúng ta học tập và tiếp thu nhiều luồng tư tưởng mới từ
bạn bè ở khắp năm châu. Do vậy, sự vận động không ngừng nghỉ của xã hội kéo
theo nhiều hiện tượng, vấn đề mới ra đời. Trong đó, việc làm thêm của sinh viên
hiện nay là một đề tài rất được quan tâm.
Nhắc đến những bạn sinh viên Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến một thế hệ
trẻ với trái tim đầy sức sống, nhiệt huyết và sáng tạo. Sinh viên là một lực lượng
không hề nhỏ về mặt số lượng; được đào tạo toàn diện, đầy đủ về mặt chất lượng.
Bằng chứng là sinh viên Việt Nam được tạo điều kiện để tiếp cận với những
chuyên ngành trên khắp các lĩnh vực: khoa học, tự nhiên, xã hội,…Họ luôn nỗ lực
trau dồi bản thân hằng ngày để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, đông đảo các sinh viên đang dần nhận thức được rằng có nhiều
phương pháp để phát triển bản thân ngồi việc học tập trên giảng đường Đại học.
Vậy nên ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách học ở thực tế. Mà biểu hiện rõ nét
nhất chính là việc làm thêm của các bạn sinh viên khơng cịn là một hiện tượng
nữa mà trở thành một xu thế gắn liền với đời sống học tập, sinh hoạt ngay khi các
bạn cịn ngồi trên ghế giảng đường.
Có nhiều ngun nhân để đưa ra quyết định đi làm thêm, và đi kèm với đó là
nhiều những tác động đến các bạn sinh viên trẻ. Vậy, đó là những tác động tích cực
hay tiêu cực; nó sẽ đem đến cho các bạn cơ hội và thách thức như thế nào, và giải
pháp cho những điều đó là gì ?
Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn
đề tài “Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm
trù lao động”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
4


Tieu luan


Trên cơ sở phân tích thực trạng đi làm thêm của sinh viên APD trong thời gian
qua, đưa ra những giải pháp để có một định hướng đúng đắn cho việc đi làm thêm
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
*Về mặt lý luận :
Làm rõ quan điểm về việc đi làm thêm của sinh viên nhìn từ phạm trù lao động.
* Về mặt thực tiễn :
- Tạo ra cái nhìn tổng quát nhất về nhu cầu tìm việc làm của sinh viên
APD
- Ứng dụng cho sinh viên cả nước về vấn đề đi làm thêm
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất từ mặt lợi và mặt hại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phạm trù lao động, thực trạng đi làm thêm của sinh viên APD.
3.2. Phạm vi nghiên cứu :Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Không gian : sinh viên từ năm nhất đến năm cuối tại Học viện Chính sách và
Phát triển.
Thời gian : trong thời gian gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan,
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực
tiễn.
5. Những đóng góp mới của đề tài

5.1. Về lý luận

5

Tieu luan


Nghiên cứu việc làm thêm của sinh viên Học viện để có cái nhìn tổng qt hơn
về việc làm thêm ở các mơi trường khác nhau. Đồng thời nó làm rõ được những vấn đề
tồn
tại trong đời sống sinh viên.
5.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này sẽ đưa ra nhưng cái nhìn mới về cả mặt lợi và mặt hại
thơng qua các phân tích từ những số liệu được khảo sát. Từ đó giúp cho tồn thể sinh
viên Học viện có một định hướng rõ ràng, đúng đắn đối với việc đi làm thêm để giúp
ích cho tương lai của bản thân. Từ đó nâng cao phần nào chất lượng đầu ra của sinh
viên Học viện.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương.

6

Tieu luan


CHƯƠNG 1:
HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CHÍNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Khái niệm phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc

tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một
lĩnh vực nhất định. [1]
Thí dụ, trong tốn có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”…, trong
vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học
có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”... [2]
2. Phạm trù lao động
Phạm trù lao động là những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực lao động
a. Khái niệm lao động
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Lao động là vinh quang” cho thấy tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc lao động. Trong cuộc sống, mỗi chủ thể đều cần
sống có ý nghĩa, có mục đích, đặc biệt là lao động tạo ra của cải vật chất ni sống
bản thân và gia đình. Vậy lao động là gì?
Trong lịch sử phát triển của lồi người, bắt đầu từ khi loài vượn cổ xuất hiện
biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hóa thành người tinh khơn, người đứng thẳng và
đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người khơng ngừng lao động để cải tạo
chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa
để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú ni, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, khơng
cịn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Quá trình lao động diễn ra từ
lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng với lồi người.

7

Tieu luan


Việc đưa ra khái niệm lao động là gì có nhiều góc độ và cách giải thích khác
nhau. Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người
nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất
là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội,

lao động cũng chính là q trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để
sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.
Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt
hoạt động lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. [3]
Nhà văn M.Gorki cũng đã từng nói: "Lao động là đơi cánh của ước mơ, là
cội nguồn của niềm vui và sáng tạo". Con người lao động cũng chính là hướng tới
tương lai tốt đẹp phía trước; làm để hồn thiện bản thân, tiếp thu những kiến thức
mới để bắt nhịp với cuộc sống xã hội.
Ph.Ăngghen khẳng định rằng, trên một ý nghĩa cao nhất, “lao động đã sáng
tạo ra bản thân con người". Như vậy, nhờ lao động sản xuất mà con người vừa tách
khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị
vật chất và tinh thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người. [4]
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu Chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì khơng có lao động thì chỉ là nói
sng”. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lao động là bản chất của con
người, là một trong những nguồn gốc hình thành con người, đưa con người trở
thành “người” đúng nghĩa. Thông qua lao động, mối quan hệ giữa con người với
con người và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được xác lập. [5]
Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân
hoặc trí óc thơng qua cơng cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh
thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng

8

Tieu luan


đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Trong xã hội có sự phân cơng lao
động khác nhau, người lao động trí óc, người lao động chân tay,… [3]

b. Đặc điểm của lao động


 Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các
sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc
trưng nhất, là hoạt động sáng tạo của con người. Có lao động thì mới thay đổi được
xã hội đi lên theo hướng tích cực


 Lao động là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất

Lao động tạo ra sản phẩm vật chất cho cuộc sống con người. Không phải tự
nhiên mọi vật có sẵn để chúng ta sử dụng mà cần có q trình lao động sáng tạo ra
chúng.


Lao động cịn là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội

Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể
càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ
thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa
học, kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó
phản ánh trình độ phát triển của phân cơng lao động xã hội.
c. Ý nghĩa của lao động
Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt đời
sống, kinh tế, xã hội :
• Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống cho mỗi con người, gia đình và
cho tồn xã hội.


9

Tieu luan


• Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuộc sống của con
người.
• Lao động giúp phân cơng, tổ chức lao động hợp lý, biết tính tốn và sáng
tạo để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Từ
việc lao động mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống.
Ngồi ra lao động cịn là q trình sáng tạo khơng ngừng để tạo ra những cái mới
làm thay đổi xã hội, tạo sự tiến bộ trong xã hội.
• Lao động đóng góp vào lịch sử phát triển xã hội loài người trong bao đời qua. [3]
3. Việc làm thêm và những điều nên biết về việc làm thêm
a. Việc làm thêm là gì?
Khi chúng ta bước vào hành trình tìm việc làm cho bản thân chúng ta sẽ bắt
gặp rất nhiều hình thức việc làm khác nhau và việc hiểu hết định nghĩa của các
hình thức việc làm đó khơng phải là một điều đơn giản.
Trong đó, ngồi hình thức việc làm tồn thời gian tức là cơng việc chính
hàng ngày của bạn thì việc làm thêm được xem là hình thức thứ hai được nhắc đến
nhiều nhất. Vậy việc làm thêm là gì? Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa
nhằm mô tả hay diễn đạt một cơng việc mang tính chất chất khơng chính thức,
khơng thường xun, khơng cố định, khơng ổn định bên cạnh một cơng việc chính
thức.
Việc làm thêm cịn có một khái niệm khác nữa là việc làm part time hay cịn
gọi là bán thời gian. Các cơng việc làm thêm, bán thời gian, part time thường kéo
dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất
của mỗi cơng việc.
Khác với hình thức việc làm tồn thời gian hay cịn gọi là Full time thì các

cơng việc làm thêm thường không cố định, đôi khi cũng không bắt buộc bạn phải
10

Tieu luan


đến cơng ty để làm, bạn có thể làm tại nhà, gia đình của bạn, bạn được lựa chọn
mơi trường và cách thức việc làm cũng như thời gian để bạn có thể làm việc.
b. Nhu cầu của các cơng việc làm thêm hiện nay
Hiện nay, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thành phố lớn nhiều cửa
hàng ra đời để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Chính vì thế, nhu cầu tuyển
dụng người làm thêm rất nhiều.
c. Việc làm thêm có các loại cơng việc nào?


 Việc làm thêm tại nhà buổi tối
- Nhận gia công tại nhà
- Việc làm thêm dịch thuật
- Việc làm thêm viết bài Content, PR cho website, công ty truyền thông
- Bán hàng Online trực tuyến tại nhà



Việc làm thêm Online



Việc làm thêm tại các cửa hàng
- Việc làm thêm bán hàng
- Việc làm thêm thu ngân

- Việc làm thêm phục vụ
- Việc làm thêm phụ bếp

d. Việc làm thêm có phù hợp với sinh viên khơng?
• Những bạn sinh viên: là nguồn nhân lực dồi dào nhất cung cấp cho các
công việc làm thêm tại các cửa hàng hiện nay. Thực tế chúng ta đều biết, thời gian
học tập của các bạn sinh viên ở mức độ trung bình chính vì thế thời gian rảnh rất
11

Tieu luan


nhiều, vì vậy việc kiếm cơng việc làm thêm lấp đầy vào thời gian trống cũng là
điều hợp lý.
• Hơn thế nữa, cuộc sống sinh viên có rất nhiều khoản chi phí phải chi tiêu,
ngồi tiền học phí cịn kèm theo các khoản tiền nhà trọ, chi tiêu cuộc sống vì thế
việc kiếm tìm các cơng việc làm thêm từ 3 đến 5 giờ/ngày sẽ giúp cho các bạn sinh
viên có thêm những nguồn thu nhập mới để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, việc
làm thêm cịn giúp các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kỹ năng việc làm, kỹ
năng công việc và các kỹ năng của cuộc sống, đó là những hành trang vơ cùng quy
giá và sẽ giúp các bạn sinh viên tốt hơn trong quá trình xin việc sau khi ra trường.
e. Mức lương của các công việc làm thêm đem lại
Khác với các công việc chính thức thường có mức lương quy định cụ thể,
nhưng đối với các công việc làm thêm hiện nay thì chưa có một quy định cụ thể
nào, ở mỗi cơng ty, doanh nghiệp hay cửa hàng sẽ có mức lương trả cho các công
việc làm thêm là khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhất định là mức lương
của các công việc làm thêm thường thấp hơn so với mức lương của các cơng việc
chính thức.
Thơng thường hiện nay mức lương của các công việc làm thêm hay tìm việc
làm bán thời gian thường được trả theo giờ làm việc giao động từ 20,000 đồng đến

30,000 đồng/1 giờ làm việc hoặc có thể cao hơn theo thỏa thuận của hai bên. Và
mức tổng thu nhập hàng tháng cao hay thấp thì phải phụ thuộc vào tổng số giờ bạn
đã làm việc trên tháng đó. [6]

 
 
12

Tieu luan


13

Tieu luan


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG  LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ
LAO ĐỘNG
1. Khái quát thực trạng đề tài
Trong cơng cuộc hội nhập và tranh đua tồn cầu của người Việt Nam, có lẽ
điều mà chúng ta cần đặt lên hàng đầu là hội nhập về tri thức, và học Đại học là
khoảng thời gian thú vị để trải nghiệm cuộc sống và từng bước trường thành. Làm
thêm thời sinh viên là một trải nghiệm có thể rất thú vị hoặc cũng có thể là một lựa
chọn sai lầm nếu chúng ta không hiểu rõ nhu cầu của bản thân và định hướng đúng
đắn về công việc làm thêm của mình, điều đó dẫn đến có rất nhiều góc nhìn khác
nhau cũng như hình thành nhiều quan điểm đối lập về vấn đề “sinh viên đi làm
thêm”. Hãy cùng đồng hành để tìm hiểu, thảo luận về thực trạng đi làm thêm của
sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển, đưa ra những quan điểm nhìn nhận,
một cái nhìn tồn diện về vấn đề này.

Hiện nay, có hai phần ba các bạn sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau,
rời xa vịng tay của gia đình để sống cuộc sống tự lập hơn, và với số tiền gia đình
gửi hàng tháng, đơi khi có thể là khơng đủ với rất nhiều khoản cần phải chi tiêu.
Chính vì vậy đa số các bạn sinh viên từ năm nhất đến năm tư đã từng đi làm thêm,
để kiếm cho mình một khoản thu nhập riêng. Ngồi ra cịn để học hỏi thêm kinh
nghiệm, kỹ năng, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Sinh viên là lực lượng lao động có sức khỏe tốt, vừa có tri thức và sức lao
động tay chân, do đó có thể làm thêm bất cứ ngành nghề nào phù hợp.Tình trạng
làm thêm của sinh viên khơng cịn là một đề tài mới đối với xã hội, nhưng nó ln
là vấn đề nóng  mà chúng ta cần thảo luận,  có một câu hỏi khó xuất hiện ở đây
“sinh viên lên đi làm thêm hay không?”. Chủ đề này sẽ cân nhắc việc được và mất
của sinh viên khi làm thêm, từ đó đưa ra quyết định dựa trên thực tế của cá nhân
bạn.
14

Tieu luan


a. Trải nghiệm đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển.
Qua phỏng vấn gián tiếp sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển dựa trên
việc làm phiếu khảo sát, từ số liệu thu được, ta phân tích được  như sau. Sinh viên
đã và đang đi làm thêm chiếm 34.8%, còn lại là sinh viên không đi làm thêm. 
Như vậy, lượng sinh viên không đi làm thêm chiếm phần lớn, và câu trả lời
cho nguyên nhân tại sao bạn không đi làm thêm thu được rất đa dạng. Nhiều bạn
khơng đi làm thêm vì muốn tập trung cho việc học. Khi được hỏi là “Trong q
trình đi học bạn có đi làm thêm hay tham gia các hoạt động ở trường, tham gia các
công tác xã hội gì hay khơng, và đồ án thực tập, quá trình đi thực tập thực tế của
doanh nghiệp bạn đã tích lũy được gì và có gì nổi bật hay không?”. Và câu trả lời
nhận được ở đây là “ Dạ khơng, mình chỉ tập trung học 100% để lấy tấm bằng xuất
sắc thơi ạ, nên cũng khơng có thời gian để đi làm thêm, cũng như không đầu tư

nhiều để đi thực tập. Mà chỉ làm theo yêu cầu của nhà trường để hồn thành
chương trình thơi.”. 
Bên cạnh đó, phần lớn ngun do là sinh viên chưa tìm được cơng việc phù
hợp với bản thân mình. Do xã hội ngày một phát triển, trình độ khoa học - kỹ thuật
ngày càng cao, phương thức sản xuất cũng thay đổi theo, cơng việc địi hỏi đội ngũ
người lao động phải có năng lực, trình độ nhất định. Trong khi đó đào tạo khơng
bắt kịp được những thay đổi này, khiến cho sinh viên khi tìm việc làm thêm, khơng
đủ khả năng phục vụ cho công việc, họ cảm thấy khó khăn trước yêu cầu của đơn
vị sử dụng lao động.
Một lý do khách quan nữa là do tình hình dịch bệnh ở Việt nam tương đối
phức tạp. Nhiều quán ăn, nhà hàng, doanh nghiệp,... đã đóng cửa tạm thời theo chỉ
thị giãn cách của nhà nước, khiến nhiều người mất đi đầu tuyển dụng, cơ hội lựa
chọn việc làm bị thu hẹp. Đồng thời cũng khiến sinh viên khó khăn trong việc tìm
kiếm cơng việc uy tín, phù hợp.

15

Tieu luan


Với sinh viên đã và đang đi làm thêm, nhiều bạn đã đi làm thêm từ rất sớm,
ngay từ năm nhất, thậm chí là ngay khi kết thúc năm học lớp 12 của cấp trung học
phổ thông. Không phải tự nhiên mà sinh viên đi làm thêm, lý do giải thích cho việc
này rất nhiều, trong đó có những bạn lựa chọn công việc bán thời gian vào giờ rảnh
rỗi để va chạm, cọ sát, học hỏi thêm kinh nghiệm; rèn dũa, nâng cao kỹ năng giao
tiếp và xử lý tình huống, làm đẹp hồ sơ xin việc để khi ra trường ứng tuyển vào các
vị trí cũng dễ dàng hơn, đồng thời muốn có một trải nghiệm về mơi trường làm
việc thực tế. Sinh viên hiện nay đều khá năng động, nếu như khơng có những trải
nghiệm thực tế thì sẽ khó cạnh tranh trong cơng việc, càng nhiều trải nghiệm tốt thì
sẽ càng có cơ hội việc làm tại các cơng ty lớn sau khi ra trường. 

Ngồi ra, với nhiều sinh viên khơng đủ chi phí sinh hoạt, với mức tiền tiêu vặt
được cho trong 1 tháng, đa số các bạn đã rất tiết kiệm, nhưng với mức phí chi tiêu
ở Hà Nội khá là cao nên, với nhiều bạn số tiền được nhận định kia là không đủ,
vậy nên làm thêm là muốn kiếm thêm thu nhập chi trả cho sinh hoạt phí của mình,
cải thiện tài chính đỡ đần một phần nào đó cho gia đình.
Có bạn tâm sự : “Mình đi làm thêm sớm, thứ nhất vì đam mê muốn trải
nghiệm được làm việc tại một môi trường doanh nghiệp tiên tiến, một phần cũng là
xử lý nỗi lo về chi tiêu sinh hoạt, nhưng quan trọng là mình nhận ra được cơng việc
phù hợp với mình, từ đó có định hướng chính xác, điều chỉnh ngành học, ý thức
được lỗ hổng trong kiến thức để mình thay đổi.”
 b. Những mối quan tâm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển khi đi
làm thêm.
Nhiều sinh viên đi làm không liên quan tới ngành học hiện tại, cũng như
không ứng dụng kiến thức ở trường. Bởi làm cơng việc liên quan tới chun ngành
địi hỏi năng lực cao, một lượng kiến thức, kỹ năng nhất định nên khá khó ứng
tuyển, đơi khi lương cịn thấp hơn so với làm công việc không liên quan tới ngành
học. Dù những kiến thức, kỹ năng mà các bạn sinh viên học ở trường không thể áp
16

Tieu luan


dụng với công việc trái ngành này nhưng thay vào đó thời gian có thể linh
hoạt,lương có thể cao hơn và ứng tuyển dễ hơn.
Qua điều tra, sinh viên có rất nhiều lo ngại khi đi làm thêm như : khơng có
phương tiện đi lại, an tồn sức khỏe và thân thể, trở thành tiêu khiển của các đơn vị
lừa đảo đa cấp có quy mơ, dính bẫy của các “công ty ma”. Công việc không phù
hợp với khả năng, nói cách khác bản thân chưa được trang bị đầy đủ các kĩ năng,
khiến cho không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Đi làm thêm không
đảm bảo được công bằng trong lao động và tiền lương, đơi khi sẽ nảy sinh mâu

thuẫn, xích mích với đồng nghiệp. Không được tham gia đầy đủ các chế độ như
Bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động,..dẫn tới sự lo ngại về an toàn lao động. Mối lo
ngại của các bạn sinh viên rất là thực tế vì hiện nay có rất nhiều trường hợp như
vậy đã xả ra.
c. Những phương tiện giúp sinh viên tìm kiếm việc làm thêm. 

Các nguồn thơng tin giúp sinh viên tìm việc làm thêm.

17

Tieu luan


Từ số liệu trên biểu đồ ta thu được qua khảo sát, ta có thể nhận thấy đa số các
bạn sinh viên tại Học viện Chính sách và Phát triển tìm được cơng việc qua các
trang mạng xã hội, chiếm khoảng 39.2% số sinh viên trả lời khảo sát và khoảng
24.7% đối với việc tìm kiếm cơng việc qua các trang web tuyển dụng như TopCV,
Timviecnhanh.com, Freelancerviet.vn hay Vieclam24h,..Bởi vì, đất nước ta đang
trong thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - thời đại công nghệ, nên đa
số các bạn trẻ nói chung và sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng
đều tiếp cận được với Internet. Biết được điều đó, các bạn trẻ đã lập ra ngày càng
nhiều các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, …) dùng để liên kết giữa
sinh viên và nhà tuyển dụng. Những nhà tuyển dụng cũng đã có thể thơng qua các
trang thơng tin đó và đăng những bài tìm kiếm nguồn lao động phù hợp với mỗi vị
trí cơng việc khác nhau. Các bạn sinh viên cũng có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn
đối với tìm kiếm việc làm của mình.  Ngồi ra, mọi người cũng có thể nhận được
lời giới thiệu việc làm từ người quen hay qua các tờ rơi, báo chí.
 Bên cạnh đó thì nhiều sinh viên đã tìm được việc làm thơng qua giới thiệu từ
phía nhà trường qua khảo sát con số này đạt 5.2% , bằng cách giúp sinh viên hiểu
rõ bản thân, và tìm kiếm được cơng việc phù hợp với khả năng, cụ thể thì nhiều

sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đã tìm được cơng việc uy tín và chất
lượng thơng qua các buổi “WORKSHOP” giải mã thị trường làm việc do nhà
trường tổ chức, nhờ các buổi hội thảo kinh doanh như vậy sinh viên đã cập nhật
được những thơng tin chính xác liên quan đến sự thay đổi của nền kinh tế và góc
nhìn về thị trường việc làm đang biến chuyển từng ngày nhằm giải đáp được thắc
mắc, giúp các bạn có cái nhìn tổng qt hơn. Khi được lắng nghe chia sẻ thú vị
thông qua những trải nghiệm cá nhân, câu chuyện thực tế của khách mời, các bạn
tham gia đã rút ra cho mình kinh nghiệm để đón đầu xu thế nghề nghiệp hiện nay.
Ở hoạt động này, sinh viên tham dự sẽ được lắng nghe góc nhìn, đánh giá của
khách mời về mối quan hệ giữa kỹ năng và kinh nghiệm cũng như xác định được
những yếu tố then chốt để trở thành một ứng cử viên sáng giá trong thị trường
tuyển dụng. Đặc biệt, buổi hội thảo cịn giới thiệu một số ngành nghề thơng dụng
18

Tieu luan


mà sinh viên kinh tế thường ứng tuyển, thông tin cần biết về nhà tuyển dụng và
một số đơn vị sử dụng lao động uy tín cho sinh viên Học viện tham khảo.
d. Những công việc sinh viên lựa chọn và thu nhập từ những cơng việc đó.

Thống kê các công việc làm thêm sinh viên APD lựa chọn
Hiện nay thị trường việc làm trong nước rất phong phú và đa dạng, sinh viên
dựa theo sở thích, khả năng, lịch học của mình mà mỗi người sẽ lựa chọn cho mình
một cơng việc làm thêm phù hợp. 
Từ kết quả thu được qua điều tra khảo sát, có đến 29.3% sinh viên Học viện
lựa chọn cho mình một cơng việc văn phịng ổn định, đúng với khối ngành mình
đang được theo học từ đó sinh viên được củng cố rất nhiều kiến thức chuyên môn.
Song hành kiến thức lý thuyết là vận dụng thực tế giúp cho việc học được cải
thiện, không bị khô khan nhàm chán, là hành trang lý tưởng cho sinh viên trong

tương lai khi đi làm sẽ tránh rơi vào thế bị động. 
19

Tieu luan


 Ngồi cơng việc văn phịng, thì các bạn sinh viên ở Học viện Chính sách và
Phát triển cũng có cho mình những lựa chọn khác như tư vấn viên hay là gia sư.
Đây là hai nhóm việc làm phổ biến với sinh viên hiện nay, sinh viên Học viện làm
tư vấn viên chiếm tới 21.7%, một cơng việc địi hỏi phải có một chất giọng tốt, tính
kiên trì, nhẫn lại cao, thân thiện với khách hàng, sở hữu vốn từ ngữ phong phú, khả
năng giao tiếp khéo léo để có thể tư vấn, thuyết phục cũng như giải đáp những thắc
mắc của khách hàng. Công việc này tăng cường cho sinh viên kỹ năng giao tiếp,
ứng xử để sinh viên có thể trở nên nhạy bén hơn trong việc nắm bắt tâm lý khách
hàng, xử lý vấn đề một cách tinh tế.
 Đối với công việc gia sư, nhờ ưu điểm là thời gian linh động, sinh viên có thể
chủ động được thời gian rảnh không phải lên lớp để dạy tại nhà, là một cơng việc
trí thức nhẹ nhàng, mức lương cao chỉ với quãng thời gian từ 1 tiếng rưỡi đến 2
tiếng là có thể kiếm thu nhập từ 150-200 nghìn đồng, nên cũng được đơng đảo các
bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Qua phỏng vấn gián tiếp thì số sinh viên nhận làm gia sư
chiếm 20.6% số người tham gia trả lời, nhưng đối với sinh viên không học ngành
sư phạm mà theo khối ngành kinh tế như sinh viên Học viện Chính sách và Phát
triển thì khơng thể tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm khi làm thêm bằng cơng
việc này.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên hiện nay đều có xu hướng chọn những cơng
việc như phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn; nhân viên bán hàng; … Qua khảo
sát, có thể thấy sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đang làm những công
việc này là khoảng 17.4%. Mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao, nhưng những công việc
ấy là việc làm lao động chân tay và tiêu tốn khá nhiều năng lượng, hơn nữa cịn
khơng sát với chun mơn, chun ngành của sinh viên. Những công việc này yêu

cầu phải hoạt động liên tục, tiếp xúc với nhiều khách hàng, các khâu của công việc
đa dạng, phức tạp. Những công việc này mặc dù vất vả nhưng cũng mang lại cho
sinh viên nhiều ưu điểm đó là giúp cho các bạn có trải nghiệm, khả năng thích nghi
và giao tiếp với mơi trường xung quanh tốt, đặc biệt các công việc này mang tính
thời vụ đặc trưng nên dễ dàng sắp xếp thời gian hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, xét
20

Tieu luan



×