Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Anh chị hãy chọn một hình thức ảnh hưởng xã hội để phân tích và nêu ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở phân tích một số hiện tượng ảnh hưởng xã hội mà anh chị quan sát được đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.38 KB, 10 trang )

11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT
-------------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Giảng viên TS. Nguyễn Hạnh Liên

Sinh viên:  Đỗ Thị Ngọc Huyền
Mã sinh viên:  20032290
Khoa:  Việt Nam học & Tiếng Việt
Lớp:  K65 Việt Nam học

 Hà Nội, 2022

/>
1/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT
-------------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Giảng viên TS. Nguyễn Hạnh Liên
 Đề tài: Anh/chị hãy chọn một hình thức ảnh hưởng xã hội để phân
tích và nêu ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở phân tích một số hiện
tượng ảnh hưởng xã hội mà anh/chị quan sát được đó.

 Hà Nội, 2022
2

/>
2/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................4
I. Cơ chế phục tùng – một dạng ảnh hưởng xã hội:....................................................4
1. Ảnh hưởng xã hội:...................................................................................................4

1.1 Định nghĩa:........................................................................................................4
1.2 Một số đặc điểm của ảnh hưởng xã hội:............................................................4
1.3 Phương thức:.....................................................................................................4
2. Cơ chế phục tùng – một dạng ảnh hưởng xã hội:..................................................4
2.1 Khái niệm phục tùng:.........................................................................................4
2.2 Các yếu tố tác động hình thành sự phục tùng:...................................................5
II. Cơ sở thực tiễn của cơ chế phục tùng:.....................................................................6
III. Kết luận:....................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................10
 Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................10

3

/>
3/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ chế phục tùng – một dạng ảnh hưởng xã hội:
1. Ảnh hưởng xã hội:
1.1 Định nghĩa:
Trong q trình phát triển của lồi người cũng như quá trình phát triển của cá thể,
ngay từ những giờ lọt lòng đầu tiên, mỗi người đã sống trong các nhóm nhỏ, trong các
mối quan hệ với người khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, mỗi người thường xuyên chịu tác

động ảnh hưởng của người khác mà nhiều khi không ý thức được.
Có một định nghĩa khái quát về ảnh hưởng xã hội được viết như sau: “Ảnh hưởng 
 xã hội là sự ảnh hưởng của cá nhân hay một nhóm người đến tâm lý, hành vi hoặc sự 
thích ứng của người khác." 1
1.2 Một số đặc điểm của ảnh hưởng xã hội:


Ảnh hưởng xã hội là một hiện tượng tâm lý xuất hiện khi có sự tương tác giữa các cá
nhân.



Các cá nhân không ý thức được hết mức độ của ảnh hưởng xã hội.



Ảnh hưởng xã hội phụ thuộc vào lối sống, văn hóa, và những đặc điểm nhân xách
của cá nhân.



Ảnh hưởng xã hội được thể hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau: tích cực và tiêu
cực.

1.3 Phương thức:
Ảnh hưởng xã hội diễn ra theo 3 phương thức chủ yếu:
- Kích thích: Diên mạo, trang phục, sự có mặt của cá nhân
- Củng cố: Một cá nhân có thể là động lực củng cố hành vi của người khác thông
qua ngôn ngữ, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Thông tin mà cá nhân thu được từ người khác

2. Cơ chế phục tùng – một dạng ảnh hưởng xã hội:
2.1 Khái niệm phục tùng:
1

 Vũ Dũng, “Từ điển Tâm lý học”, NXB Từ điển Bách khoa, 2008.

4

/>
4/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

Phục tùng là sự thay đổi hành vi do sự ra lệnh của người khác hoặc nhóm, làm theo
mệnh lệnh của người khác.
Theo Fisher, phục tùng là sự thay đổi ứng xử, qua đó một cá nhân đáp lại mệnh lệnh
của một uy quyền hợp pháp.
Có thể nói, phục tùng là một hình thức ảnh hưởng xã hội khi cá nhân buộc phải
nhượng bộ trước các yêu cầu, mệnh lệnh, điều khiển mang tính quyền lực, phải thực hiện
theo một cách thức nhất định.
2.2 Các yếu tố tác động hình thành sự phục tùng:
 Những điều kiện xã hội hóa: Bản thân mỗi người để trưởng thành thì cần được sự
chăm sóc từ gia đình và chịu sự tác động của mơi trường xã hội. Việc đó được bắt nguồn
từ việc vâng lời, nghe lời ông bà, cha mẹ - những người được coi là có uy quyền trong
một tổ chức cấp gia đình.



 Nhập tâm phục tùng: Cá nhân sẽ có những khoảng khắc mang trong mình
trạng thái được đánh giá là có đạo đức tốt. Dưới góc độ xã hội, lúc này, sự
 phục tùng được xem như một đức hạnh của con người. Sự nhập tâm các chuẩn
mực xã hội chính là sự phục tùng người trên, và đầu tiên là uy quyền của người
đứng đầu.



Trạng thái tay sai: Khi rơi vào trạng thái này, đối tượng khơng cịn cảm thấy
nặng nề với trách nhiệm hành vi của mình mà chỉ thây mình là cơng cụ, là ý
chí của người khác và mọi việc làm đều là phục tùng mệnh lệnh. Trong trạng
thái này, sự phục tùng đã khiến đối tượng mất đi năng lực tự đánh giá cá nhân,
lúc này họ không cần phán xét hay suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay xấu,
có lợi hay có hại, họ chỉ cần phục tùng một cách vô điều kiện theo yêu cầu
(Milgram, 1963).2

 Những yếu tố tác động có thể làm giảm bớt q trình phục tùng:
Tính hợp pháp của uy quyền: Milgram cho rằng, mức độ phục tùng càng cao gắn
liền với sự thừa nhận uy quyền là hợp lệ (Milgram, Vâng lời thẩm quyền: Một cái nhìn
thực nghiệm).3
2
3

 Milgram, S. (1963). Nghiên cứu hành vi của sự vâng lời. Tạp chí tâm lý bất thường và xã hội, 67, 371-378.
 Milgram, S. (1974). Vâng lời thẩm quyền: Một cái nhìn thực nghiệm. New York: Harper và Row

5


/>
5/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

Sự gần gũi với người bị hại: Thực nghiệm của Milgram cho thấy, nghiệm thể ở gần
người bị hại thì mức độ phục tùng càng giảm xuống, nếu khoảng cách giữa người phục
tùng và nghiệm thể tăng lên thì mức độ phục tùng sẽ tăng theo.
Chỗ yếu trong sự chống cự của của con người: Chỗ yếu trong sự chống cự của cá
nhân khi đứng trước sự tầm quan trọng của việc từ bỏ trách nhiệm, đồng thời phản ánh sự
 phục tùng một cách mù quáng (Milgram, Sự nguy hiểm của sự vâng lời).4 Những người
từng trải qua thường bị xung đột tâm lý mang tính bi kịch vì họ làm nhiệm vụ một cách
mù quáng.
Có lẽ khi nhắc đến phục tùng, chúng ta đã quá quen thuộc với thí nghiệm của
Milgram. Trong một nghiên cứu khác, Zimbardo (1973) chọn ngẫu nhiên hai nhóm sinh
viên phân vào hai nhóm đóng vai tù nhân và cai ngục. Các cai ngục được phát đồng phục,
gậy, còi và huấn luyện về luật lệ trong trại giam. Nhóm tù nhân thì bị cảnh sát tới tận nhà
 bắt đi, mặc áo tù, trải qua đầy đủ các thủ tục giam giữ, bị gọi bằng mã số tù nhân và phải
ở trong các buồng giam mô phỏng thực tế. Chỉ sau hai ngày, các sinh viên tham gia đã
nhập vai như thật, thật hơn mức cần thiết. Các cai ngục bắt đầu lăng mạ, tra tấn, quấy
nhiễu tù nhân. Các tù nhân cũng bắt đầu phản kháng, nổi loạn và suy sụp. Dù nghiên cứu
dự định diễn ra trong nhiều tuần nhưng chỉ sau 6 ngày, Zimbardo buộc phải kết thúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của hồn cảnh và vai trị xã hội được
giao đối với hành động của cá nhân. Nghiên cũng chứng minh cho lý thuyết Hoà hợp
 Nhận thức (cognitive dissonance theory) của Festinger (1962), chúng ta có xu hướng làm

giảm sự khác biệt trong chính nhân thức của bản thân để tránh căng thẳng. Trong trường
hợp này là thay đổi nhận thức để phù hợp với hành vi.
II. Cơ sở thực tiễn của cơ chế phục tùng:
Trên thực tế, sự phục tùng không phải một hiện tượng xã hội quá hiếm gặp, đặc biệt
là trong xã hội Việt Nam. Ngay cả những người lớn trong gia đình Việt Nam cũng đã dạy
trẻ con rằng:
"Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
4

 Milgram, S. (2005). Sự nguy hiểm của sự vâng lời. POLIS, Revista Latinoamericana.

6

/>
6/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người." 
(Trích nguồn: Ca dao)
Đương nhiên việc dạy con của người Việt vẫn còn bị ảnh hưởng bởi lối tư tưởng cũ
rất nhiều. Với tư tưởng “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” khơng ít phụ huynh coi việc con
cái phải tuân theo mọi sắp xếp của mình là chuyện đương nhiên, mặc kệ rằng sở nguyện

cá nhân của con như thế nào. Thậm chí cịn có một số bậc cha mẹ ni dạy con cái theo
kiểu độc đốn khơng đáp ứng nhiều nguyện vọng của con cái. Thay vào đó, họ mong đợi
con cái cư xử tài giỏi và không mắc lỗi, nhưng rất ít định hướng về những gì trẻ nên làm
hoặc tránh trong tương lai. Nếu trẻ mắc sai lầm sẽ bị trừng phạt khá nghiêm khắc, chính
đứa trẻ cũng khơng thể hiểu mình đã làm gì sai. Theo Baumrind cho rằng, những bậc cha
mẹ này "muốn con cái vâng lời tuyệt đối và hướng tới địa vị, đồng thời mong đợi mệnh
lệnh của họ được thực hiện mà khơng cần giải thích (D, 1967)" 5. Và những ơng bố bà mẹ
như vậy, dưới áp lực của họ, đã tạo ra vô số những đứa trẻ giống như những cỗ máy, một
cỗ máy vâng lời chỉ biết phục tùng những mệnh lệnh mà bề trên - ở đây là cha mẹ đưa ra.
Trong trường hợp này, con cái buộc phải nhượng bộ trước các yêu cầu, mệnh lệnh, điều
khiển mang tính quyền lực của cha mẹ, với những kiểu “dọa nạt” rất phổ biến như “nếu
khơng làm cái này … thì sẽ phải chịu phạt”.
Khơng chỉ trong gia đình – hạt nhân cấu thành nhỏ bé nhất của xã hội, mà tại xã hội
kia, cũng không thiếu những trường hợp xuất hiện hiện tượng phục tùng, cụ thể ta có thể
 bắt gặp hiện tượng này ngay trong trường học. Một số trường học và một số người giáo
viên “độc đốn” có thể áo dụng những yêu cầu của trường học như những mệnh lệnh, và
 bắt buộc học sinh phải tuân theo bằng mọi giá. Các học sinh lúc này cũng buộc phải
nhượng bộ trước các yêu cầu, mệnh lệnh, điều khiển mang tính quyền lực của giáo viên,
 phải thực hiện theo một cách thức nhất định, đó chính là tuyệt đối vâng lời và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
5

  Baumrind D. Child care practices anteceding three patterns of preschool behavior. Genet Psychol Monogr.
1967;75(1):43-88

7

/>
7/10



11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

Và sự phục tùng còn xuất hiện ở cơ quan, nơi làm việc, giữa người cấp trên và người
cấp dưới. Một số người cấp trên đưa ra những mệnh lệnh điều khiển, mang tính quyền lực
và khiến cho người cấp dưới không thể không nhượng bộ mà thực hiện, nếu không chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi một cách trực tiếp. Các nghiên cứu đã được thực hiện với
tham dự viên từ nhiều quốc gia, với trẻ em, và với nhiều biến số đa dạng trong quá trình
thực hiện. Kết quả cơ bản mà các nghiên cứu rút ra được: “Nhiều người sẵn sàng chấp
nhận chịu ảnh hưởng từ một nhân vật cầm quyền, thậm chí cả khi nó gây ra những tổn
hại tiềm ẩn cho người khác.” Một ứng dụng thú vị của nội dung này là mối quan hệ bác sĩ 
 – y tá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng y tá sẽ làm theo mệnh lệnh của bác sĩ ngay cả khi
khả năng cao là hành động đó sẽ có thể gây hại đến bệnh nhân (Breckler, 2006).6
 Như đã đề cập ở trên, sự phục tùng đôi khi được xem như là một đức hạnh của con
người, đôi khi được đem làm thước đo giá trị đạo đức của con người, giống như việc
người ta đánh giá một đứa trẻ có ngoan hay khơng thơng qua việc nó có nghe lời người
lớn trong nhà hay khơng. Sự phục tùng xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong xã hội, mọi mối
tương tác giữa người với người, dù ít dù nhiều. Tuy nhiên, nếu dừng ở một mức độ vừa
 phải và còn chấp nhận được, sự phục tùng cũng có nhiều mặt tích cực, có thể hạn chế gây
ra những rủi ro không cần thiết và đảm bảo tính chính xác của yêu cầu được đưa ra. Thế
nhưng, nếu mức độ phục tùng quá nhiều và quá cao, sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Sự phục tùng nhìn từ một góc độ nào đó, theo cá nhân tơi, thì được bắt nguồn từ việc
 phân chia rõ ràng mối quan hệ giữa “người bề trên” – là người đưa ra mệnh lệnh  và
“người bề dưới” là người buộc phải tuân theo mệnh lệnh của “người bề trên” một cách
vô điều kiện. Tôi cho rằng, hệ lụy của cơ chế phục tùng sẽ tạo nên một sự vâng lời mù
quáng, gây tự mất khả năng tự đánh giá hành vi cá nhân, như đã đề cập ở mục 2.2, và khi

ấy thì vấn đề đạo đức đã hồn tồn bị ngó lơ, vì họ cịn chẳng phân biệt được hành vi của
mình là tốt hay xấu nữa rồi. Vậy cho nên, theo tôi, cơ chế phục tùng nên được hạn chế và
để làm được điều đó, cần phải loại bỏ cái hệ tư tưởng “người bề trên” – “người bề dưới”,
khi tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau thì có lẽ sự phục tùng sẽ chẳng có nhiều
khơng gian để xuất hiện nữa.
III. Kết luận:
6

 Breckler, Olson, & Wiggins, 2006

8

/>
8/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

Cơ chế phục tùng là một hình thức ảnh hưởng xã hội, là sự thay đổi hành vi do sự ra
lệnh của người khác hoặc nhóm, làm theo mệnh lệnh của người khác, và cơ chế phục tùng
xuất hiện ở mọi tương tác xã hội. Cũng như các hiện tượng xã hội khác, cơ chế phục tùng
cũng có nhiều ảnh hưởng đến con người, và phần đa là ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, cần
hạn chế và làm giảm thiểu sự xuất hiện của cơ chế này cũng như tác động xấu mà nó
mang lại.

9


/>
9/10


11:51, 16/01/2023

Documents Downloader

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Danh mục tài liệu tham khảo
Breckler, O. &. (2006).
D, B. (1967). Child care practices anteceding three patterns of preschool behavior. Genet 
 Psychol Monogr , 43-88.
Dũng, V. (2008). Từ điển Tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa.
Milgram. (1963). Nghiên cứu hành vi của sự vâng lời. Tạp chí tâm lý bất thường xã hội,
371-378.
Milgram. (n.d.). Sự nguy hiểm của sự vâng lời. POLIS, Revista Latinoamericana.
Milgram. (n.d.). Vâng lời thẩm quyền: Một cái nhìn thực nghiệm. New York: Harper &
 Row.

10

/>
10/10




×