Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Luận án nghiên cứu xác định vết một số ma túy tổng hợp nhóm kích thích thần kinh loại amphetamin và ketamin trong tóc và nước tiểu bằng sắc ký khí khối phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 213 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế
giới, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn
xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự của đất
nƣớc [21].
Phân tích ma túy đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong lâm sàng và
trong độc chất pháp y. Trong giám định độc chất, việc xác định các chất ma
túy không chỉ ở dịch sinh học mà còn phải giám định ở nhiều loại mẫu khác
nhau. Mẫu thông thƣờng để xác định ma túy trong dịch sinh học là nƣớc tiểu,
máu. Tuy nhiên, các chất ma túy đƣợc phát hiện trong dịch sinh học có cửa sổ
phát hiện hẹp, chỉ vài ngày sau khi sử dụng [30], nên để xác định ngƣời có sử
dụng ma túy hay khơng trong thời gian dài thì khả năng phát hiện chúng trong
dịch sinh học là không thể. Phân tích tóc có thể phát hiện đƣợc ngƣời sử dụng
ma túy trƣớc đó vài tuần đến vài tháng [94] và là một kĩ thuật bổ sung cho
phân tích nƣớc tiểu, máu nhằm phát hiện sự liên quan tới việc sử dụng ma túy
hay không trong nhiều trƣờng hợp âm tính đối với các mẫu dịch sinh học.
Tóc là mẫu đặc biệt hữu dụng trong lĩnh vực pháp y không chỉ vì cửa
sổ phát hiện rộng mà cịn bởi việc lấy mẫu dễ dàng, mẫu ít bị nhiễm và mẫu
có thể đƣợc vận chuyển, bảo quản, lƣu trữ một cách đơn giản [131].
Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới chấp nhận phân tích tóc là cơng cụ
có giá trị để xác định những vấn đề liên quan trong nhiều lĩnh vực nhƣ pháp
y, pháp luật, lâm sàng, nghiên cứu, cấp giấy phép lái xe [24], [103].
Trong những năm gần đây, nghiên cứu phân tích ma túy trong tóc đang
đƣợc các nhà khoa học quan tâm và đã đạt đƣợc thành công trong áp dụng các
phƣơng pháp xử lý, chiết xuất kết hợp với các phƣơng pháp phân tích hiện đại
sử dụng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ (GC-MS) [147], sắc ký lỏng khối phổ
(LC-MS) [90] trong việc xác định ma túy có trong tóc. Tại một số cơ sở trong
1



nƣớc cũng đã và đang nghiên cứu các phƣơng pháp phân tích xác định ma túy
trong dịch sinh học [12], [13], [14]. Mặc dù vậy, trong nƣớc chƣa có cơng
trình nghiên cứu về phân tích ma túy trong tóc đƣợc công bố.
Tại Việt Nam và các nƣớc trên thế giới, ma túy tổng hợp nhóm ATS và
ketamin đã và đang bị lạm dụng và có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Do
vậy, việc nghiên cứu xác định các chất ma túy tổng hợp nhóm ATS và
ketamin trong tóc và dịch sinh học đóng vai trị quan trọng trong cơng tác
phịng, chống tệ nạn ma túy và nâng cao năng lực giám định pháp y tại Việt
Nam.
Từ những thực tế nhƣ vậy, đề tài ―Nghiên cứu xác định vết một số ma
túy tổng hợp nhóm kích thích thần kinh loại amphetamin và ketamin trong
tóc và nước tiểu bằng sắc ký khí khối phổ” đƣợc thực hiện với các mục tiêu
sau:
1. Khảo sát xây dựng phương pháp phân tích đồng thời các chất ma túy
nhóm ATS và ketamin bằng sắc ký khí khối phổ.
2. Khảo sát xây dựng phương pháp xử lý và chiết xuất các chất ATS và
ketamin từ mẫu tóc và nước tiểu.
3. Thẩm định phương pháp và ứng dụng phân tích xác định các chất
ma túy nhóm ATS và ketamin trong tóc và nước tiểu của một số người nghi
ngờ sử dụng ma túy.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƢỢC VỀ MA TÚY
1.1.1. Khái niệm ma túy
Cho đến nay, trên thế giới chƣa có một khái niệm thống nhất về ―ma
túy‖ hay ―chất ma túy‖. Theo Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm
1961 (Đã sửa đổi theo Nghị định thƣ 1972 sửa đổi Công ƣớc thống nhất về

các chất ma túy năm 1961): Ma tuý có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay
tổng hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ƣớc [125].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma túy là các chất khi đƣa vào cơ
thể sẽ làm thay đổi chức năng của các cơ quan nội tạng [142].
Luật phòng, chống ma túy Việt Nam số 23/2000/QH10 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12 quy
định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành [20].
Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7
năm 2013 ban hành danh mục các chất ma túy gồm 235 chất chia làm 3 danh
mục và 41 tiền chất [8]. Nghị định số 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
29/12/2015 sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành
kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7 năm
2013 bổ xung thêm 15 chất ma túy và 12 tiền chất [6].
Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là ―Làm mê mẩn‖, trƣớc đây
thƣờng để chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, giúp ngƣời sử dụng
giảm đau, an thần. Ngày nay, dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng
hợp có khả năng gây nghiện [18].
Vậy có thể hiểu ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên và tổng
hợp, khi thâm nhập vào cơ thể con ngƣời sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và

3


trí tuệ, làm cho con ngƣời bị lệ thuộc vào ma túy gây nên những tổn thƣơng
cho cá nhân và cộng đồng [18], [120].
1.1.2. Phân loại ma túy
Có nhiều cách phân loại các chất ma túy khác nhau nhƣ phân loại theo
nguồn gốc, theo cách thức sử dụng, theo tác dụng dƣợc lý hay theo cấu tạo
hóa học [18], [36], [91], [105].

1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Theo cách phân loại này, ma túy đƣợc phân thành 3 loại [18], [105].
 Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa, nấm thần…
 Chất ma túy bán tổng hợp: Heroin, buprenorphin.
 Chất ma túy tổng hợp hoàn toàn: AM, MA, MDMA,…
1.1.2.2. Phân loại theo tác dụng với hệ thần kinh trung ương
Theo cách phân loại này, ma túy đƣợc phân thành 3 loại [18], [105].
 Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương: Làm tăng sinh lực, phấn
khích, nói nhiều hơn, tăng hoạt động thể lực của cơ thể, tăng nhịp tim, hơ hấp.
+ Cocain
+ Nhóm ATS: AM, MA, MDMA, MDA, MDEA, dexamphetamin…

 Các chất ức chế hệ thần kinh trung ương: Tác động chủ yếu khi sử
dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hơ hấp…
+ Nhóm benzodiazepin: Diazepam, Serapax, benzotran, rivotril,
+ Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện, morphin, pethidin,

codein, heroin, codein.
+ Các barbiturat.
+ Cần sa ở liều lƣợng nhẹ.

 Nhóm gây ảo giác: Làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn
thấy, nghe thấy, cảm giác thấy những sự việc khơng có thật (ảo giác, ảo thị).
Nó làm thay đổi cảm nhận của ngƣời sử dụng về hiện tại, về môi trƣờng xung
quanh
4


+ LSD (lysergic acid diethylamide).
+ Mescalin.

+ MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lƣợng mạnh.
+ Phencyclidin.
+ Ketamin.
+ Cần sa ở liều lƣợng mạnh.

1.1.2.3. Phân loại theo cơng thức hóa học
Đây là cách phân loại đƣợc sử dụng phổ biến trong việc triển khai xây
dựng các phƣơng pháp phân tích, vì các ma túy có cấu tạo tƣơng tự thƣờng có
tính chất giống nhau do đó phƣơng pháp chiết và phân tích cũng giống nhau.
Theo cách phân loại này một số nhóm ma túy chính nhƣ sau [36], [38].
 Các chất ma túy nhóm opiat.
 Các chất ma túy nhóm cần sa.
 Các chất ma túy nhóm ATS.
 Cocain….
1.1.3. Tình hình sử dụng ma túy
1.1.3.1. Tình hình sử dụng ma túy trên thế giới
Theo số liệu của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hiệp Quốc, hiện nay có khoảng 250 triệu ngƣời trên thế giới thƣờng xuyên sử
dụng ma túy và số lƣợng ngƣời sử dụng tăng lên hàng năm, trong đó khoảng
27 triệu ngƣời có vấn đề về rối loạn và lệ thuộc ma túy. Số ngƣời lạm dụng
ma túy tổng hợp ATS khoảng 37 triệu ngƣời, trong số đó tới 60% thuộc khu
vực Đơng và Đơng Nam Á [127]. Việc sử dụng ma túy toàn cầu ngày càng trở
nên nghiêm trọng do nó khơng những gây ra tác động lớn tới sức khỏe ngƣời
sử dụng và sức khỏe cộng đồng mà còn dẫn đến những hệ lụy lớn về mặt xã
hội nhƣ trộm cắp, cƣớp giật, các căn bệnh xã hội truyền nhiễm nhƣ
HIV/AIDS, viêm gan C... Thống kê cho thấy cứ 10 ngƣời sử dụng ma túy thì
có một ngƣời có vấn đề về sức khỏe, bị lệ thuộc vào thuốc hay nói cách khác
5



có khoảng 27 triệu ngƣời trên thế giới có vấn đề về sức khỏe do sử dụng ma
túy. Số liệu hàng năm ƣớc đốn có khoảng 187.100 ngƣời chết do sử dụng ma
túy, chủ yếu do dùng thuốc quá liều hoặc sốc thuốc [129].
Các quốc gia và vùng miền có xu hƣớng sử dụng ma túy khác nhau. Ở
Mỹ, Châu Âu chủ yếu sử dụng cần sa và heroin, một số nƣớc ở Đông Bắc Á
và Đông Nam Á thƣờng tiêu thụ mạnh ATS, trong khi đó, khu vực Châu Mỹ
Latin và vùng Caribe vẫn sử dụng chủ yếu cocain [129].
Ở Mỹ, lƣợng cocain chủ yếu đƣợc nhập từ Trung Mỹ và Mexico, chiếm
87 %, trong khi nguồn từ vùng biển Caribe chỉ chiếm khoảng 13 %. Một số
bang nhƣ California, Maine, Massachusetts và Nevada, việc sử dụng cần sa
cho các mục đích phi y tế là hợp pháp và bình thƣờng. Theo thống kê, số
trƣờng hợp tử vong ở Mỹ do liên quan tới sử dụng ma túy quá liều gần nhƣ
tăng gấp đôi trong giai đoạn 2013 và 2014 [126].
Khu vực Đông và Đông Nam Á tiếp tục đối mặt với những thách thức
của việc trồng thuốc phiện trái phép cũng nhƣ mở rộng sản xuất, vận chuyển
và lạm dụng methamphetamin. Nam Á vẫn tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi nhiều
vấn đề về ma túy, đặc biệt là ma túy nhóm opiat và ATS [126].
Việc lạm dụng, bn bán và sản xuất bất hợp pháp methamphetamin
vẫn là một thách thức lớn ở Châu Đại Dƣơng. Trong khi đó, heroin vẫn là ma
túy chính, đƣợc dùng chủ yếu ở châu Âu, mặc dù đã có khoảng 100 chất hoạt
tính thần kinh mới đã đƣợc báo cáo trong năm 2015 thông qua hệ thống cảnh
báo sớm của EU. Heroin đƣợc vận chuyển vào châu Âu chủ yếu thông qua
vùng Balkan, Iran [126].
Tỉ lệ và số lƣợng ngƣời sử dụng ma túy trên thế giới từ năm 2006 đến
2014 đƣợc thể hiện ở Hình 1.1.

6


Hình 1.1. Lượng người sử dụng ma túy trên thế giới [127].

 Nhóm opiat
Việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện trên thế giới vẫn
cao kỉ lục và khơng có xu hƣớng giảm [127], [129].
Theo thống kê, có tới 32,4 triệu ngƣời ở độ tuổi từ 15- 64 sử dụng
opiat. Số lƣợng cây thuốc phiện đƣợc trồng ở Afghanistan, Lào và Myanmar
tăng nhanh chóng hàng năm. Mỹ, Mexico và Colombia cũng là nơi có diện
tích trồng thuốc phiện lớn. Sản lƣợng thuốc phiện toàn cầu liên tục tăng,
lƣợng thuốc phiện và heroin ở Afghanistan lần lƣợt chiếm khoảng gần 85 %
và 77 % sản lƣợng toàn cầu [129]. Thuốc phiện và heroin từ Afganistan cung
cấp cho thị trƣờng châu Á, Tây Nam Á và nhiều vùng ở Đông Á, Trung Á,
Châu Âu. Một số nƣớc ở Đông Nam Á chủ yếu đƣợc cung cấp từ vùng Đông
Nam Á (Lào và Myanmar). Châu Mỹ chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các nƣớc
Mỹ Latin (Colombia và Mexico) [127], [128], [129].
Tại Cannada, Mỹ, Australia và New Zealand số ngƣời sử dụng opiat
liên tục tăng, kéo theo đó các vụ tử vong liên quan đến opiat cũng gia tăng
theo. Xu hƣớng sử dụng heroin ở Tây và Trung Âu có giảm, tuy nhiên, ở
Đơng và Đơng Nam Âu vẫn duy trì ở mức cao. Xu hƣớng sử dụng heroin ở

7


Châu Á và Châu Phi tăng cao, nguyên nhân có thể do ở vị trí chuyển tiếp giữa
nơi sản xuât ma túy nhƣ khu tam giác vàng, Afghanistan vào các thị trƣờng
tiêu thụ [127], [128], [129].
 Nhóm Cocain
Cây coca đƣợc trồng nhiều ở Peru, Bolivia, Colombia… Ở Australia,
cần sa, ecstasy, MA và AM có xu hƣớng giảm từ năm 2004, tuy nhiên, số
lƣợng sử dụng cocain lại tăng lên đáng kể. Ngƣợc lại, ở Newzealand, cocain
vẫn còn chƣa bị chú ý từ các cơ quan kiểm soát do số lƣợng dùng còn hạn
chế. Khu vực Tây và Trung Âu vẫn giữ tỷ lệ sử dụng cocain ở mức cao trong

khi khu vực Châu Á ít sử dụng ma túy này. Nhìn chung, khu vực Châu Phi
cũng có tỷ lệ sử dụng cocain thấp, tuy nhiên, riêng một số khu vực nhƣ Nam
Phi, Tây và Trung Phi lại có tỷ lệ sử dụng khá cao [127], [129].
 Nhóm Cannabis
Cây cần sa đƣợc trồng ở khắp nơi trên thế giới, tạo ra mức sản lƣợng
khổng lồ và khó có thể dự đốn đƣợc [129]. Đặc biệt, ở Châu Phi, diện tích
trồng và sản lƣợng cần sa cịn có sự gia tăng. Châu Âu là thị trƣờng tiêu thụ
cần sa lớn nhất, ƣớc tính khoảng 2050 tấn cần sa đƣợc tiêu thụ năm 2012.
Trong khi đó, Châu Á có tỷ lệ sử dụng cần sa dƣới mức trung bình của tồn
cầu. Tuy nhiên ở Australia cần sa là loại đƣợc dùng phổ biến với tỷ lệ sử dụng
cao [127], [129].
 Ma túy tổng hợp (ATS) và các chất kích thích thần kinh mới (NPS)
Thị trƣờng ma tuý tổng hợp đang ngày càng trở lên đa dạng. ATS và
NPS phổ biến nhất vẫn là ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, liên tục lan rộng
ra cả khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ [127], [129], [130]. Năm 2009 là năm bắt
đầu sự bùng nổ trong việc sử dụng ATS toàn cầu. Tổng trữ lƣợng ATS tăng
mạnh vào năm 2011 và năm 2012. Việc sử dụng ATS tiếp tục là một vấn đề
lớn đối với các nƣớc vùng Đông Á và Đông Nam Á, một số lƣợng lớn ngƣời
nghiện phải điều trị khi sử dụng thuốc ở nhiều quốc gia tại đây. Dạng viên
8


nén MA chủ yếu đƣợc sản xuất ở vùng đồng bằng sông Mekong ở Đông và
Đông Nam Á. Myanmar là nƣớc chính sản xuất ra MA dạng tinh thể [128],
[129].
Xu hƣớng sử dụng ketamin đã tăng lên các nƣớc Đông và Đông Nam Á
kể từ năm 2012 [127]. Lƣợng ketamin bị bắt giữ trong khu vực tăng từ 6 tấn
năm 2012 lên hơn 12 tấn vào năm 2014, chiếm gần nhƣ toàn bộ ketamin bị
tịch thu trên toàn thế giới. Cụ thể, lƣợng ketamin bị bắt giữ ở Trung Quốc
tăng gấp 4 lần, từ 4,7 tấn năm 2012 lên 19,6 tấn vào năm 2015. Gần 200

trƣờng hợp sản xuất ketamin đã đƣợc phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2015,
tăng 12,4 % so với năm 2014. Xƣởng sản xuất ketamin đầu tiên của Malaysia
bị triệt phá vào tháng 8 năm 2016 cùng với 269 kg ketamin bị thu giữ [126].
Lƣợng các chất ma túy bị thu giữ hàng năm từ 1998 - 2014 đƣợc thể
hiện ở Hình 1.2.

Hình 1.2. Lượng ma túy bị thu giữ hàng năm [127]

9


1.1.3.2. Tình hình sử dụng ma túy ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đối tƣợng sử dụng ATS chiếm khoảng 25 - 30 % tổng số
ngƣời nghiện, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên [134]. Trƣớc đây, tình
trạng nghiện ma túy ở Việt Nam chủ yếu là nghiện thuốc phiện, heroin. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp đang có
xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Tỉ lệ thanh thiếu niên nghiện ma túy tổng
hợp tăng nhanh tại một số khu vực nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và
một số tỉnh thành phố và là nguyên nhân của nhiều trƣờng hợp phạm tội. Hiện
nay, các nƣớc trên thế giới cũng đang phải đối diện với tình trạng này [21].
Theo số liệu báo cáo trong Hội nghị tồn quốc về cơng tác phịng
chống ma túy và cai nghiện ma túy ngày 23/12/2016, tính tới cuối năm 2016
cả nƣớc có trên 210.750 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.616
ngƣời so với năm 2015 [152]. So với cuối năm 1994, số ngƣời nghiện ma túy
đã tăng gấp 4 lần (55.445 ngƣời nghiện năm 1994) với mức tăng xấp xỉ 7000
ngƣời nghiện mỗi năm. Trƣớc đây, số ngƣời nghiện ma túy chủ yếu là nam
giới, nhƣng những năm gần đây tỷ lệ ngƣời nghiện ma túy là nữ đã gia tăng
đáng kể, chiếm tới 4 %/năm [135].
Đối tƣợng sử dụng ma túy có xu hƣớng trẻ hóa. Năm 1995, số ngƣời sử
dụng ma túy chủ yếu nằm trong nhóm tuổi trên 30 tuổi, chiếm 57,6 %, số

ngƣời sử dụng ma túy nhóm tuổi 18 - 30 tuổi chiếm 40 % thì năm 2014, tỉ lệ
ngƣời sử dụng ma túy nhóm tuổi 18 - 30 đã tăng lên 75 %. Tình hình sử dụng
ma túy phổ biến hơn cả trong nhóm trẻ tuổi nhƣ thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên [19].
Tình hình sử dụng ma túy đƣợc thể hiện rõ với ngày càng nhiều ngƣời
sử dụng ma túy sống ở các thành phố lớn, hình thức sử dụng ma túy cũng thay
đổi đa dạng [19]. Trƣớc đây ngƣời sử dụng chủ yếu hút thuốc phiện, nhƣng
nay chuyển sang tiêm chích heroin (năm 1995 chỉ có chƣa đến 8 % số ngƣời
nghiện tiêm chích ma túy, hiện nay số ngƣời chích ma túy chiếm tới 72,67 %
10


tổng số ngƣời nghiện ma túy cả nƣớc); từ sử dụng đơn chất sang đa chất (sử
dụng đồng thời nhiều loại chất), sử dụng và trộn lẫn các dƣợc phẩm khác với
ma túy, nhƣ sử dụng kết hợp heroin và novocain hoặc các loại thuốc an thần,
hoăc pha trộn các loại thuốc tân dƣợc gây nghiện với nhau để tăng cảm giác
phê. Xu hƣớng chuyển từ sử dụng thuốc phiện, heroin sang sử dụng ma túy
tổng hợp ATS [126] ở các thành phố đang ngày càng gia tăng nhanh chóng
[9], chủ yếu ở nhóm trẻ tuổi [19], [135].
Sản xuất, bn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép các chất ma túy là
vấn đề bức xúc trong xã hội. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp, khó lƣờng. Trên tuyến biên giới Tây Bắc và Bắc miền
Trung, các lực lƣợng chức năng thƣờng xuyên phát hiện các đƣờng dây vận
chuyển ma túy vào nội địa với số lƣợng lớn. Đáng chú ý là tình trạng vận
chuyển ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng trong
năm 2016, gấp 4,6 lần so với năm 2015. Tình hình mua bán, vận chuyển ma
túy tổng hợp dạng ―đá‖ tiếp tục tăng. Tại Hà Nội, số vụ ma túy tổng hợp bị
bắt giữ chiếm 55,8 % tổng số vụ [152].
Năm 2016, các lực lƣợng chức năng bắt giữ 1.030 kg và 635.681 viên
ma tuý tổng hợp (tăng 95 % so với năm 2015), ngồi ra cịn thu giữ nhiều loại

ma t khác nhƣ: 876,8 kg heroin, 152 kg thuốc phiện, 20,8 kg cocain, 637,3
kg cần sa khơ [151].
Tình trạng vận chuyển ma tuý qua đƣờng hàng không, đƣờng biển vẫn
diễn ra dƣới nhiều hình thức và có dấu hiệu sản xuất ma tuý tổng hợp trên
biển. Tình hình mua bán, vận chuyển ma tuý tổng hợp, nhất là ma tuý tổng
hợp dạng đá tiếp tục tăng, xuất hiện tình trạng mua bán một số chất hƣớng
thần có mức độ nguy hại và độc tính cao. Việc lợi dụng các quán bar, vũ
trƣờng, nhà nghỉ để sử dụng, mua bán trái phép chất ma tuý ở các thành phố
lớn tiếp tục diễn ra phức tạp [152] .

11


Theo dự báo, các tổ chức tội phạm ma túy quốc tế sẽ lợi dụng quá trình
hình thành cộng đồng ASEAN để tăng cƣờng tổ chức sản xuất, mua bán, vận
chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất, biến nƣớc ta thành địa bàn
trung chuyển ma túy. Do đó, hoạt động của tội phạm ma túy ở nƣớc ta vì thế
sẽ chƣa có dấu hiệu giảm.
1.1.4. Nhóm ma túy đƣợc nghiên cứu trong luận án
1.1.4.1. Nhóm ATS
ATS là những hợp chất có nguồn gốc tổng hợp, dựa trên cấu trúc của βphenethylamin. Sự thay đổi nhóm thế tạo ra những hợp chất có những thay
đổi lớn về tác dụng dƣợc lý.
Dựa trên đặc điểm cấu trúc, ATS đƣợc chia thành ba nhóm chính [133]:
- Hợp chất khơng có nhóm thế trên nhân thơm: amphetamin (AM),
methamphetamin (MA), fenetyllin, cathinon, methcathinon…
- Hợp chất có nhóm thế Methylenedioxy trên nhân thơm: 3,4methylenedioxyamphetamin (MDA); 3,4-methylenedioxymethamphetamin
(MDMA); 3,4-methylenedioxy-N,N- dimethylamphetamin (MDDM); 3,4methylenedioxyethylamphetamin (MDEA)…
- Các nhóm thế khác trên nhân thơm, thƣờng là một hoặc nhiều nhóm
alkyloxy. Trong nhóm này có thể chia thành các nhóm nhỏ:
+ Các dẫn chất của phenethylamin thế trên nhân thơm ở vị trí 2,4,5: 4bromo-2,5-dimethoxy-phenetylamin


(2C-B); 4-methylthio-2,5-dimethoxy-

phenethylamin (2C-T); 4-chloro-2,5-dimethoxyphenethylamin (2C-C) …
+ Các dẫn chất của amphetamin thế trên nhân thơm ở vị trí 2,4,5: 4-bromo2,5-dimethoxyamphetamin

(DOB);

4-chloro-2,5-dimethoxyamphetamin

(DOC); 4-methyl-2,5-dimethoxyamphetamin (DOM)…
+ Các dạng thay thế nhân thơm khác (phenethylamin và amphetamin):
para-methoxyamphetamin (PMA), 2,5-dimethoxyamphetamin (DMA), paramethoxymethamphetamin (PMMA)…
12


Cơng thức của một số ATS điển hình [51], [120] đƣợc thể hiện ở Bảng 1.1.
Cơng thức chung của nhóm ATS

R2

R1

R3

CH2 CH

R5

NH


R6

R4

Bảng 1.1. Công thức của một số ATS
Dẫn chất ATS

R1

R2

R3

R4

R5

R6

Amphetamin

H

H

H

H


CH3

H

Methamphetamin

H

H

H

H

CH3 CH3

3,4-methylendioxyamphetamin

H

*

*

H

CH3

3,4-methylendioxymethamphetaminn


H

*

*

H

CH3 CH3

3,4-methylendioxyethylamphetamin

H

*

*

H

CH3 C2H5

4-methoxyamphetamin

H

H

OCH3


H

CH3

H

OCH3

H

H

OCH3 CH3

H

OCH3 OCH3 OCH3 CH3

H

2,5-dimethoxyamphetamin
3,4,5-trimethoxyamphetamin

H

H

4-methyl-2,5-dimethoxyamphetamin

OCH3


H

CH3

OCH3 CH3

H

4-ethyl-2,5-dimethoxyamphetamin

OCH3

H

C2H5 OCH3 CH3

H

4-bromo-2,5-dimethoxyamphetamin

OCH3

H

Br

OCH3 CH3

H


Ghi chú: kí hiệu * là giữa C3 và C4 của nhân thơm có liên kết –O-CH2-O-

13


Từ những năm 1970, ATS đƣợc sử dụng trên lâm sàng với tác dụng
kích thích thần kinh trung ƣơng để điều trị bệnh ngủ rũ, bệnh trầm cảm và đã
có sự lạm dụng thuốc. Từ đó, các tác dụng dƣợc lý của ATS nhƣ chống mệt
mỏi, tăng cƣờng hoạt động tinh thần và thể chất, tạo hƣng phấn, tăng lòng tự
tin, tạo ảo giác đã bị lạm dụng ngày càng nghiêm trọng. Cũng nhƣ các loại ma
túy khác, khi dùng ATS sẽ bị quen thuốc và bị giảm tác dụng, do đó ngƣời
dùng phải tăng liều dần lên mới đạt đƣợc khối cảm mong muốn.
Dùng liều cao thƣờng xun có thể gây ra chứng loạn tinh thần, hoang
tƣởng, dễ bị kích động và gây bạo lực, hành động khơng lí trí, rất dễ quậy phá
và hành hung ngƣời. Chính vì vậy, chúng đƣợc gọi là ―ma túy điên‖ hay ―ma
túy bạo lực‖. Khi dừng sử dụng thuốc, ngƣời sẽ bị mệt mỏi, kém ăn, suy yếu
kéo dài, ngủ chập chờn, cáu kỉnh, lo âu, thèm khát ma túy ghê gớm.
Để trở lại cân bằng, ngƣời sử dụng tăng liều một cách có quy luật. Các
trƣờng hợp nghiện lâu phải tăng từ 20 - 30 lần so với liều dùng ban đầu, có
thể hàng trăm lần. Khi dùng liều tăng cao đột ngột sẽ bị ngộ độc cấp tính, có
thể dẫn đến tử vong [51], [120].
Trên thị trƣờng tự do, các loại ATS thƣờng ở dạng viên nén, viên nang
và có màu khác nhau nhƣ màu hồng, màu xanh, màu nâu hoặc màu trắng và
có mùi thơm của vanilin. Trên bề mặt của viên thuốc thƣờng có các chữ: V,
W, WY, EVA, DAM...các ký hiệu, hình vẽ khác nhau và đƣợc gọi dƣới nhiều
tên khác nhau nhƣ thuốc con voi, thuốc điên, thuốc đầu ngựa... Ngồi ra ATS
cịn tồn tại ở dạng ống tiêm, bột tinh khiết, tinh thể…
Một số ma túy nhóm ATS với hình dạng và màu sắc khác nhau đƣợc
thể hiện ở Hình 1.3.


14


Hình 1.3. Hình ảnh một số ma túy nhóm ATS [134]
Amphetamin là chất đƣợc phát hiện và tổng hợp đầu tiên vào năm 1887
bởi một nhà hoá học ngƣời Đức và đƣợc sử dụng trong chiến tranh thế giới
thứ nhất để ngăn ngừa mệt mỏi và gây tỉnh táo. AM đƣợc sản xuất thƣơng
mại hóa từ năm 1992. Sự lạm dụng thuốc đƣợc báo cáo rộng rãi ở Nhật Bản,
châu Âu, Canada và ở Mỹ vào những năm 1960. AM có thể đƣợc sử dụng
theo đƣờng uống, đƣờng xơng hít, đƣờng tiêm tĩnh mạch. AM thƣờng ở dạng
muối phosphat và sulfat [51], [113].
Methamphetamin là chất kích thích thần kinh trung ƣơng mạnh, đƣợc
một nhà hoá học ngƣời Nhật Bản tổng hợp năm 1893. Nó đƣợc sử dụng để
giảm cân, điều trị chứng ngủ rũ và điều trị rối loạn thiếu chú ý ở trẻ em. Ngày
nay, nó đƣợc sử dụng rộng rãi do tác dụng gây ảo giác mạnh và dễ dàng tổng

15


hợp, thậm chí trong những phịng thí nghiệm có điều kiện vật chất thông
thƣờng. MA thƣờng đƣợc dùng ở dạng muối hydroclorid [51], [120].
Các dẫn chất methylendioxy của amphetamin: MDMA, MDA, MDEA
… đƣợc tổng hợp để đánh lừa sự kiểm sốt amphetamin. Chúng bị lạm dụng
bởi những lí do và có những tác dụng dƣợc lý tƣơng tự nhƣ amphetamin.
Chúng đƣợc phát hiện là có một vài đặc tính gây ảo giác và trở thành những
thuốc tiêu khiển phổ biến nhất vào những năm giữa thế kỉ thứ 20. Trong
những năm gần đây, chúng trở thành chất gây nghiện phổ biến ở Châu Âu,
Bắc Mĩ, Nam Á và đƣợc sử dụng trong các sàn nhảy nhƣ là thuốc lắc. MDMA
và MDA đƣợc tổng hợp lần đầu vào năm 1914 và 1910 và đƣợc tinh chế lần

lƣợt vào năm 1914 và 1940. Các dẫn xuất methylendioxy của AM đƣợc dùng
chủ yếu qua đƣờng uống. Sự phổ biến của chúng là do chúng có những tác
dụng tạo ra hƣng phấn, cảm giác sinh lực tràn trề và cảm giác đƣợc nâng cao
danh tiếng, địa vị xã hội của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên sau đó sẽ cảm thấy
buồn ngủ, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm kéo dài và khó khăn trong tập trung tƣ
tƣởng. Chúng thƣờng đƣợc dùng ở dạng muối hydroclorid [51], [120].
 Tác dụng dược lý
Tác dụng kích thích thần kinh của nhóm ATS là rất nhanh, thậm chí
ngay trong khi tiêm. Thời gian tác dụng có thể kéo dài tới 4 - 8 giờ. Tác dụng
kích thích thần kinh tăng lên khi kết hợp với các nhóm thuốc khác nhƣ
ephedrin, cocain, các chất giảm đau gây ngủ nhóm opiat, các thuốc ngủ…
[35], [104].
 Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương
ATS tác dụng chủ yếu lên não, vỏ não, ngồi ra cịn tác dụng lên hệ
thống lƣới hoạt hóa của hệ thần kinh trung ƣơng. Các tác dụng này gây ra
những thay đổi trạng thái tinh thần nhƣ các cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,
phấn chấn tinh thần, nhanh nhẹn, tăng tính năng động, tăng vận động, nói
năng, giảm mệt mỏi, dịu đau. Vì cảm giác đó nên ngƣời đã sử dụng có xu
16


hƣớng thèm muốn tiếp tục sử dụng hết lần này đến lần khác dẫn đến nghiện
[35], [104].
 Tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm
Các ATS có tác dụng kiểu α và β nhƣ các chất cƣờng giao cảm [104].
- Tác dụng trên mạch: ATS kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hƣởng
trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn
có thể gây nhồi máu cơ tim..
- Tác dụng trên cơ trơn khác: Tác dụng ức chế nhu động dạ dày, ruột,
làm giảm co thắt đối với dạ dày, ruột.

- Tác dụng giảm đau: Các ATS có tác dụng giảm đau nhẹ, tuy nhiên
chƣa đủ để điều trị hiệu quả.
- Kích thích trung tâm hơ hấp: Đối với ngƣời bình thƣờng tác dụng
không đáng kể nhƣng khi đã bị ức chế bởi các chất tác dụng trên hệ thần kinh
trung ƣơng thì chúng có tác dụng kích thích hơ hấp rõ rệt.
- Gây chán ăn: Vị trí tác dụng của ATS là trung tâm no ở vùng dƣới
đồi bên.
- Đối với hệ sinh dục: Không nhƣ ngƣời ta thƣờng lầm tƣởng, dùng
―thuốc lắc‖ sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở ngƣời, khả năng tình dục suy
giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngƣng dùng thuốc
một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng thuốc lắc trong thời gian dài sẽ
bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,
rong kinh, tăng tiết sữa, vơ sinh...
 Dược động học
 Hấp thu
Có nhiều đƣờng dùng khác nhau của ATS vào cơ thể. Dạng viên uống
là dạng dùng đƣợc ƣa chuộng nhất trong giới những ngƣời nghiện. AM đƣợc
hấp thu nhanh chóng theo đƣờng tiêu hóa. Sau khi dùng, hàm lƣợng tối đa
trong huyết tƣơng đạt đƣợc trong vòng 4 giờ [100], [104], [120].
17


Đƣờng dùng thơng thƣờng của MA bao gồm có đƣờng uống, hút hay
tiêm tĩnh mạch. Hàm lƣợng trong huyết tƣơng của MA dùng đƣờng hút cao
hơn so với dùng đƣờng uống.
Các dẫn xuất methylendioxy của AM thƣờng đƣợc dùng theo đƣờng
uống và đƣợc hấp thu vào máu sau khi dùng. Đặc tính dƣợc động học của
MDEA tƣơng tự nhƣ MDMA khi dùng đƣờng uống. Với một liều tƣơng tự,
MDA có hiệu lực mạnh hơn MDMA và MDEA. Tác dụng của MDA trong
vòng 30-60 phút và 30 phút cho MDMA và MDEA và thời giam tác dụng của

MDA, MDMA và MDEA khoảng 8 giờ, 6 giờ và 3 - 4 giờ [51], [104], [120].
 Phân bố
ATS có khối lƣợng phân tử nhỏ, có tính base yếu và có khả năng liên
kết yếu với protein (khoảng 20 %). Những thông số này làm tăng sự khuếch
tán của thuốc qua màng tế bào, lớp lipid, mơ do đó làm tăng sự tích lũy và
hàm lƣợng của thuốc trong những cơ quan khác nhau [51], [104], [120].
Thuốc đƣợc phân bố vào tóc thơng qua sự khuếch tán thụ động từ máu vào
các tế bào đang phát triển ở gốc nang tóc [131].
 Chuyển hóa
AM chuyển hóa thành p-hydroxyamphetamin và acid benzoic. Dạng
AM cịn ngun vẹn cũng đƣợc tìm thấy trong nƣớc tiểu. Một phần nhỏ AM
bị oxy hóa chuyển thành norephedrin.
MA chuyển hóa thành AM. Các q trình chuyển hóa khác của MA khi
chuyển thành chất p-hydroxy hóa và acid benzoic giống với chuyển hóa của
AM, nhƣng sự hình thành acid benzoic thì ít hơn so với AM.
Các dẫn xuất methylendioxy: Chất chuyển hóa monohydroxy và
dihydroxy đƣợc hình thành. MDA và những chất chuyển hóa khác đƣợc hình
thành trong q trình chuyển hóa của MDMA và MDEA [51], [73], [104].
Con đƣờng chuyển hóa của MA và MDMA đƣợc hể hiện ở Hình 1.4 và
Hình 1.5.

18


Hình 1.4. Con đường chuyển hóa của methamphetamin

19


Hình 1.5. Con đường chuyển hóa của MDMA

 Thải trừ
Q trình thải trừ của ATS và những hợp chất liên quan phụ thuộc vào
pH. Vì ATS có tính base yếu, nên khi nƣớc tiểu bị acid hóa làm tăng sự thải
trừ của chúng và khi nƣớc tiểu bị kiềm hóa làm giảm sự thải trừ. Do đó, thời
gian bán thải của thuốc biến đổi rất rộng. Một lƣợng nhỏ ATS đƣợc tái hấp
thu trong điều kiện môi trƣờng acid, trong khi đó chúng đƣợc hấp thu nhiều
hơn trong mơi trƣờng kiềm. 30 % AM đƣợc thải trừ trong nƣớc tiểu trong
vịng 24 giờ ở dạng khơng đổi, nhƣng số lƣợng này có thể tăng lên 74 % trong
nƣớc tiểu bị acid hóa và giảm xuống 1 % trong nƣớc tiểu bị kiềm hóa. 43 %
MA đƣợc thải trừ ở dạng khơng đổi trong mẫu nƣớc tiểu trong vịng 24 giờ.
26 % MDMA đƣợc thải trừ ở dạng không biến đổi trong nƣớc tiểu trong vòng
20


24 giờ và 1 % với MDA sau khi dùng thuốc liều đơn theo đƣờng uống. 19 %
MDEA đƣợc thải trừ ở dạng khơng đổi trong nƣớc tiểu trong vịng 32 giờ và
28 % với MDA sau liều đơn đƣờng uống [51], [73], [104].
 Độc tính
Việc sử dụng lâu dài ATS làm tăng độc tính của nó và có thể gây nhiễm
độc nhẹ, trung bình hoặc nặng theo thứ tự nhƣ nôn, lẫn lộn, hôn mê. Một số
tác dụng phụ khác bao gồm độc thần kinh và có thể dẫn tới mất hoạt động
chức năng của não bộ [51], [100], [104].
Khi đƣợc sử dụng trong điều trị, hàm lƣợng AM trong máu thƣờng
dƣới 0,1 µg/ml. Trong trƣờng hợp tử vong do nhiễm độc thận, khi sử dụng
một mình, định lƣợng hàm lƣợng của thuốc trong máu thƣờng trên 2 µg/ml.
Liều đƣợc mô tả thƣờng trên 40 mg trên ngày khi nghiện, và liều này đơi khi
có thể lên tới 2 g.
Với MA, hàm lƣợng thuốc điều trị trong máu thƣờng dƣới 0,1 µg/ml.
Khi sử dụng thuốc riêng lẻ, hàm lƣợng thuốc trong máu có thể biến đổi từ
0,09 - 18 µg/ml. Khi nghiện liều dùng có thể lên tới 2 g.

Sự kết hợp của các dẫn xuất methylendioxy của AM có thể gây ra
nhiễm độc nghiêm trọng. Trong trƣờng hợp q liều có thể làm tăng sự ảo
giác, hơn mê và có thể dẫn đến tử vong. Liều từ 50 - 250 mg MDA có thể đạt
hàm lƣợng trong máu tới 0,4 mg/l. Nghiện MDMA có thể gây ra những tác
động có hại nghiêm trọng và gây độc thận dẫn tới những tác dụng phụ phức
tạp nhƣ thân nhiệt cao, tổn thƣơng gan và có thể dẫn đến tử vong. MDEA
cũng có những tác dụng thần kinh tƣơng tự nhƣ MDMA nhƣng cùng một liều
thì có ít tác dụng độc thần kinh hơn. Liều gây độc có thể đƣợc ƣớc tính từ 30
tới 100 mg [38], [51], [104].
1.1.4.2. Ketamin và chất chuyển hóa norketamin
Ketamin đƣợc tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1962 bởi Calvin Stevens
tại phịng thí nghiệm Parke-Davis, Michigan [110]. Thuốc đƣợc đăng ký bản
21


quyền vào năm 1963 tại Bỉ. Ketamin đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng vào những
năm đầu của thập niên 70 thế kỷ trƣớc. Nó có ba đặc tính quan trọng đó là gây
ngủ, giảm đau và làm mất trí nhớ [32], [38], [48], [98].
Ketamin đƣợc sử dụng làm chất gây mê trong phẫu thuật, đặc biệt là
trong trƣờng hợp cấp cứu và chấn thƣơng. Hạn chế lớn của thuốc là sau khi
gây mê, sẽ xuất hiện các phản ứng ảo giác, giấc mơ sống động, tăng cảm giác
và mê sảng [110]. Vào năm 1978, có báo cáo về hiện tƣợng bất thƣờng của
ngộ độc ketamin.
Việc sử dụng ketamin bất hợp pháp để giải trí đƣợc báo cáo lần đầu
tiên tại Anh vào những năm 1990 [48], [98].
Việc gia tăng mức độ sử dụng bất hợp pháp trên thế giới dẫn đến Mỹ
bắt đầu đƣa ketamin vào loại thuốc cần kiểm soát vào năm 1999. Nƣớc Anh
xếp ketamin vào danh mục ma túy năm 2006, Canada là năm 2005. Xu hƣớng
lạm dụng ketamin ngay lập tức chuyển từ Châu Âu, Mỹ sang Châu Á, đặc biệt
là các nƣớc Đông Á, Hàn Quốc [70], Trung Quốc, Đài Loan, Singapore [48],

[98].
Ketamin đƣợc xếp vào nhóm thuốc lắc vì nó đƣợc các băng nhóm tội
phạm cung cấp cho những thanh thiếu niên tại các quán bar, sàn nhảy [76].
Trên thị trƣờng tự do, ketamin thƣờng ở dạng viên nén, bột, tinh thể và
đƣợc biết tới với các tên nhƣ K, Ket, Special K, Vitamin K, Kit, Kat, Keller,
Super C, Special La Coke, Cat Valium, Green, Kelly’s Day. Nó cũng thƣờng
đƣợc trộn với các loại ma túy khác nhƣ amphetamin, methamphetamin,
heroin, cocain… [48], [98], [122].
Ở Việt Nam, ketamin tuy không đƣợc sử dụng phổ biến nhƣng cũng đã
tăng lên cùng với tình trạng sử dụng ATS. Vào những năm 2000, ketamin bị
lạm dụng và sử dụng nhƣ một loại ma túy, do đó ngày 16/11/2003, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 133/2003/NĐ-CP bổ sung ketamin vào danh mục
các chất đƣợc kiểm soát [7].
22


Hình 1.6. Hình ảnh một số viên Ketamin [134]
 Tính chất của ketamin
Ketamin là một arylcycloamin, tên khoa học là (RS)-2-(2Chlorophenyl)-2-(methylamino)cyclohexanone.

Cơng

thức

phân

tử

C13H16ClNO. Trọng lƣợng phân tử 237,74. Nó là một base yếu, có chứa một
trung tâm bất đối tại C2 của vịng cyclohexan, có hai dạng đối hình S-(+)ketamin và R-(-)-ketamin.

Dạng muối ketamin hydroclorid dễ tan trong nƣớc, methanol và
chloroform. Mẫu ketamin chuẩn thƣờng dùng là dạng hỗn hợp racemic của
muối hydroclorid. Điểm nóng chảy dạng base là 92 – 93 oC và dạng muối là
262 - 263 oC [48], [98], [118]. Độ quay cực riêng của S-(+)-ketamin
hydroclorid là [α]D25 = + 93,6o (c = 2,0; H2O); của R-(-)-ketamin hydroclorid là
[α]D25 = - 93,5o (c = 2,0; H2O).

23


Cl

H3C

N
H

H
H3C N

Cl

O

A

O

B


Hình 1.7. Cấu trúc phân tử của S-(+)-ketamin (A) và R-(-)-ketamin (B)
 Dược động học
Ketamin hấp thu nhanh qua đƣờng tĩnh mạch, tiêm bắp, hít, uống. Nó
có khả năng hòa tan cao trong lipid và liên kết với huyết tƣơng thấp. Nó dễ
dàng và nhanh chóng vƣợt qua hàng rào máu não và ảnh hƣởng trực tiếp đến
não. Sau khi hấp thu, ketamin đƣợc phân phối nhanh đến các mô nhƣ não
(khoảng 24 giây) và đạt hàm lƣợng cao gấp 4 - 5 lần trong huyết tƣơng. Sau
đó hàm lƣợng trong não giảm dần và nó đƣợc phân bố đến các mô khác [48],
[98], [110]. Ketamin đƣợc phân bố vào tóc thơng qua sự khuếch tán thụ động
từ máu vào các tế bào đang phát triển ở gốc nang tóc [131].
Ketamin bị chuyển hóa ở gan thành hai hợp chất quan trọng. Trƣớc tiên
nó bị khử nhóm methyl ở nitơ để trở thành norketamin, sau đó chất này lại
tiếp tục bị khử hydro để tạo thành dehydronorketamin [98], [118].
Ketamin đƣợc thải trừ phần lớn qua nƣớc tiểu ở dạng liên kết hydroxyl
hóa. Ketamin và norketamin có thể đƣợc phát hiện trong nƣớc tiểu 5 ngày sau
khi sử dụng. Khoảng 90 % liều ketamin đƣợc đào thải qua nƣớc tiểu sau 72
giờ với 2 % ở dạng không đổi ketamin, 1,6 % norketamin, 16,2 %
dehydronorketamin và 80 % ở dạng liên hợp hydroxyl hóa. Thời gian bán thải
của ketamin khoảng 2 - 3 giờ [110], [118].
Con đƣờng chuyển hóa của ketamin đƣợc thể hiện trong Hình 1.8.

24


Hình 1.8. Con đường chuyển hóa của ketamin
 Tác dụng dược lý
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
Là chất đối kháng khơng chọn lọc với thụ thể NMDA. Nó liên kết với
PCP của kênh NMDA để ức chế dòng ion qua màng tế bào. Ketamin gây
giảm đau bằng cách ngăn ngừa trung tâm nhạy cảm trong các tế bào thần kinh

[48], [98].
Ketamin cũng ức chế enzym tổng hợp oxit nitric, ức chế sự sản xuất
oxit nitric, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến nhận thức đau đớn, do
đó góp phần giảm đau. Ketamin cũng tƣơng tác với các thụ thể opioid, và tác
dụng giảm đau không đáng kể [48], [98], [118].
Ketamin ngăn chặn kênh calci và làm giảm kênh natri, làm thay đổi dẫn
truyền thần kinh cholinergic - liên quan đến cơ chế đau đớn, và nó hoạt động
nhƣ một chất ức chế hấp thu noradrenergic và serotonin [48], [98], [118].

25


×