Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
“Dịch vụ hệ sinh thái” (DVHST) là một thuật ngữ khá mới ở Việt Nam cũng
và nhiều nước trên thế giới. DVHST được các cá nhân, tổ chức định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau: Daily (1997) cho rằng DVSHT là các điều kiện và quá trình
trong một hệ sinh thái (HST) tự nhiên giúp cho hệ động vật và thực vật trong đó
duy trì và phát triển nhằm phục vụ cuộc sống con người. DVHST cịn là các lợi
ích mà con người nhận được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, từ chức năng của
một hệ sinh thái. Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích mà con người có được từ
HST [16].
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về DVHST, nhưng tổng hợp lại,
DVHST bao gồm hai điểm chính (1) khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
của hệ sinh thái và (2) khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đó của con người.
Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái (ecosystem service supply) chỉ khả năng
của một hệ sinh thái có thể cung cấp các dịch vụ và hàng hóa. Khả năng cung cấp
của một HST phụ thuộc vào sự có mặt của các thuộc tính, các q trình và các
chức năng của hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, khả năng thực sự để cung cấp các dịch
vụ sinh thái không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào
các tác động của con người. Dựa trên nhu cầu đối với các dịch vụ sinh thái và sự
nhận thức về các dịch vụ này, con người có thể chuyển hóa các dịch vụ sinh thái
ở dạng tiềm năng thành các dịch vụ thực sự để sử dụng.
Đối với hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) bao gồm quần thể sinh vật (cây
trồng, vật nuôi, cây rừng ...) các sinh vật gây hại (sâu bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật
gây bệnh cho vật ni...). Các sinh vật có ích cho đất nước, khí hậu, con người, mơi
trường này được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con người. Mỗi hệ sinh
thái phải có một tính đồng nhất, nhất định về các điều kiện vật lý, khí tượng, hóa học,
thực vật học và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nơng nghiệp có chức

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần đó có quan
hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động.
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, Yên Thế tập trung phát triển
nền kinh tế nông nghiệp. Trên 90% sản lượng và thu nhập của người dân là từ sản
xuất nông nghiệp. Để nhận biết đúng tiềm năng và những giá trị của hệ sinh thái
nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả năng
cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học
cho việc lập kế hoạch khai thác và phát triển các HSTNN một cách hiệu quả, giảm
nhẹ tác động bất lợi và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và hiện trạng các HSTNN, đề tài tập trung đánh giá
khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang, bao gồm phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu vực
nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm phát
huy khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Về khoa học
Nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học cho việc xác định dịch vụ HSTNN, là
căn cứ định hướng quản lý, quy hoạch và phát triển đối với ngành nơng nghiệp.
Về thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng quản lý phát triển nền
kinh tế của huyện theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với ổn định
chính trị và bảo vệ mơi trường.

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái
1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng
Trên trái đất có hàng triệu lồi đang sinh sống. Trong q trình duy trì sự
sống, các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường vật lý xung
quanh chúng. Sự tương tác này hình thành nên một hệ thống động, ln luôn biến
đổi, được biết đến như là một HST.
Hệ sinh thái là một phức hợp động của các quần thể động vật, thực vật và
vi sinh vật, và các yếu tố mơi trường đóng vai trị như một đơn vị chức năng.
Con người là một bộ phận của HST. Ở nhiều vùng, con người là sinh vật ưu thế.
Nhưng dù có là lồi ưu thế hay khơng, con người vẫn phụ thuộc vào các HST và phụ
thuộc vào mạng lưới các mối tương tác giữa các sinh vật, trong các HST và giữa các HST
giống như tất cả các loài khác. Trong quá trình duy trì và phát triển, con người cũng dựa
vào các HST, tương tác với các thành phần của HST và tương tác lẫn nhau để mưu cầu
cơm ăn, nước uống, áo mặc. Những sản phẩm như lúa gạo, tơ sợi, nước ngọt, thịt cá,...
đó chính là các lợi ích mà con người khai thác được từ HST.
Khái niệm DVST được sử dụng lần đầu tiên từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
Sau đó có nhiều định nghĩa khác nhau về DVST. Các dịch vụ hệ sinh thái được định
nghĩa là những lợi ích mà mọi người có được từ các hệ sinh thái [16]. DVST ở
đây được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực, thực
phẩm, nguyên vật liệu, gỗ, củi, các chất sinh hóa…) và các nguồn lợi vơ hình
(như các giá trị văn hóa, giải trí, giáo dục, khả năng điều tiết nước, khơng khí…),
được con người sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ cuộc sống
của mình.
Các DVST được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Norberg (1999) dựa
vào cấu trúc hệ sinh thái để phân chia DVST theo 3 loại là các dịch vụ liên quan

đến sự duy trì mật độ dân số hay mật độ quần thể sinh vật, các dịch vụ liên quan
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đến các q trình chuyển hóa và biến đổi của các vật chất đi vào hệ sinh thái và
các dịch vụ liên quan đến các tổ chức sinh học. De Groot và cộng sự (2002) phân
chia DVST theo 23 chức năng của HST thành 4 nhóm là chức năng điều tiết (duy
trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống hỗ trợ sự sống); chức năng
cung cấp nơi ở (cung cấp không gian sống phù hợp cho các loài động thực vật
hoang dã); chức năng cung cấp các sản phẩm và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
chức năng cung cấp thông tin (tạo ra các cơ hội cho sự phát triển nhận thức). MA
2005, dựa trên chức năng của hệ sinh thái, phân thành 4 nhóm DVST bao gồm
dịch vụ cung cấp (cung cấp gỗ, củi, thức ăn, cây thuốc, ….); dịch vụ điều tiết
(điều hịa khơng khí, điều tiết nguồn nước, ngăn chặn xói mịn đất và bảo vệ dinh
dưỡng đất, phòng chống dịch bệnh…). TEEB (2010) phân chia các DVST thành
4 nhóm là cung cấp; điều tiết, văn hóa và nơi ở.
Cách phân loại theo MA (2005) là cách phân loại phổ biến hiện nay, được
nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận và sử dụng. Theo cách phân loại này,
các dịch vụ sinh thái cụ thể là:
(i) Dịch vụ cung cấp
Đây là những sản phẩm có được từ các HST, bao gồm lương thực, tơ sợi,
nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, các sản
phẩm trang trí, nước ngọt.
(ii) Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các
quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng khơng khí, điều tiết khí hậu, điều tiết
nước, kiểm sốt xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch bệnh ở người,

kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phịng chống bão.
(iii) Dịch vụ văn hóa
Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông
qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá
trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá
trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn
hóa, giải trí và du lịch sinh thái.
(iv) Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các DVST
khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với các nhóm dịch vụ khác là những tác động của nó
đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian rất
dài và là các hỗ trợ cần thiết để tạo ra tất cả các dịch vụ sinh thái khác. Dịch vụ
hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình
nước, sự cung cấp mơi trường sống cho các loài sinh vật.
1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người
Con người khai thác hệ sinh thái để phục vụ cho đời sống của mình, tạo nên
sự thịnh vượng của con người. Các thành tố quyết định sự thịnh vượng của con
người bao gồm an ninh, các vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp, sức khỏe
và mối quan hệ xã hội tốt. Các thành tố này được tạo nên từ các dịch vụ sinh thái
(hình 1.1) và giúp cho con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự thịnh vượng
của con người bao gồm:
DỊCH VỤ SINH THÁI
HỖ TRỢ

 Chu trình dinh
dưỡng
 Sự hình thành
đất
 Sản xuất sơ cấp

CUNG CẤP





Thức ăn
Nước sạch
Gỗ, sợi
……..

ĐIỀU TIẾT
 Điều tiết khí hậu
 Điều tiết lũ lụt
 Lọc nước

 ……..

VĂN HĨA







Thẩm mỹ
Tinh thần
Giáo dục
Giải trí
……….

SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
An toàn
 An toàn cá nhân
 An toàn trong tiếp cận tài nguyên
 An toàn trước các thảm họa
Vật chất cơ bản cho cuộc sống tốt
đẹp
 Sinh kế tương xứng
 Có đủ thực phẩm dinh dưỡng
 Có nơi ở
 Tiếp cận các hàng hóa
Sức khỏe
 Khỏe mạnh
 Tinh thần tốt
 Tiếp cận nguồn nước sạch

Sự tự do lựa
chọn và
hành động
Cơ hội để
có thể đạt
được các
giá trị cá

nhân

Mối quan hệ xã hội tốt
 Sự liên kết xã hội
 Tôn trọng lẫn nhau
 Khả năng giúp đỡ người khác

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hình 1.1. Mối quan hệ giữa dịch vụ sinh thái và sự thịnh vượng của con người [16]

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




* Vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp: bao gồm sinh kế đảm bảo và xứng
đáng; thu nhập và khả năng tiếp cận; luôn đủ lương thực, thực phẩm; nơi ở, quần
áo và khả năng tiếp cận các hàng hóa, sản phẩm.
* Sức khỏe: bao gồm sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, có một môi
trường vật lý đảm bảo
* Mối quan hệ xã hội tốt: bao gồm sự cố kết trong xã hội, sự tơn trọng lẫn
nhau, mối quan hệ gia đình tốt, khả năng giúp đỡ người khác.
* Sự an toàn: bao gồm sự tiếp cận an toàn tự nhiên và các loại tài nguyên, sự
an toàn của cá nhân và tài sản, cuộc sống trong một mơi trường đảm bảo, có thể

dự đoán và kiểm soát an ninh từ các thảm họa tự nhiên và nhân tạo.
* Tự do lựa chọn và hành động: bao gồm việc kiểm sốt thơng qua những gì
sẽ xảy ra và có thể đạt được.
Trong hệ sinh thái, con người là một trong những thành phần sinh học và
tương tác với các thành phần khác để tạo ra lợi ích cho cuộc sống của mình. Tuy
nhiên, sự can thiệp của con người bởi các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp sẽ làm
thay đổi các dịch vụ sinh thái, mà từ đó gây ra sự thay đổi sự thịnh vượng của con
người. Sự thay đổi của các dịch vụ sinh thái sẽ làm ảnh hưởng tới sự thịnh vượng
thơng qua những tác động vào sự an tồn, các vật chất cần thiết cho một cuộc sống
tốt, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội và văn hóa. Những thành phần này của sự
thịnh vượng sẽ ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng tới sự tự do lựa chọn của con người.
Để khai thác các giá trị của hệ sinh thái nhằm phục vụ đời sống con người,
yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy đủ về thành phần và chức năng của các
HST, các quy luật biến đổi của HST và sự tương tác hai chiều giữa DVHST với
đời sống con người. Đây cũng là cơ sở để quản lý các HST một cách hiệu quả và
bền vững.

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp
1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp
HSTNN là một hệ sinh thái chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Con
người duy trì HSTNN trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, cộng với
sự can thiệp từ bên ngoài như tăng cường các loại phân bón, hóa chất nơng nghiệp,
cây trồng …. để tạo ra những sản phẩm như mong muốn của mình. Với thành
phần tương đối đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, HSTNN kém bền vững, dễ bị phá

vỡ; hay nói cách khác, nó là hệ sinh thái khơng khép kín trong chu chuyển vật
chất, chưa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN được duy trì trong sự tác động thường
xuyên của con người để bảo vệ hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và cho là hợp
lý. Nếu khơng, qua q trình diễn thế sinh thái, nó sẽ quay về trạng thái hợp lý
trong tự nhiên.
Ví dụ: một cánh đồng muốn gieo lúa nếu khơng có sự tác động thường xuyên
của con người, hệ sinh thái này sẽ từ từ biến thành một cánh đồng cỏ và khi đó
năng suất sinh thái mà con người thu được từ hệ sinh thái mới không cao như
trạng thái mà con người mong muốn khi xây dựng.
HSTNN là một hệ sinh thái nhân tạo, tuy nhiên nó được xác lập ở điều kiện
tự nhiên nên khơng có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và HSTNN và
tiêu chuẩn để phân biệt giữa chúng là sự tác động của con người. Trong HSTNN
con người đã tác động nhằm hạn chế hoặc chống lại một số quá trình tự nhiên của
hệ, đặc biệt là trong việc cung cấp năng lượng xuyên suốt quá trình phát triển của
hệ. HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người những sản phẩm của cây trồng vật
nuôi. Ở các hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu như hồn tồn khối lượng chất
hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống trong đất, chu trình vật
chất trong hệ được khép kín. Ngược lại, trong các HSTNN trong từng mùa vụ,
khối lượng sinh khối của từng cây trồng vật nuôi bị con người lấy đi trong hệ, cho
nên chu trình vật chất khơng được khép kín.

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hệ sinh thái tự nhiên là các hệ sinh thái tự phục hồi và có một q trình phát
triển lâu dài để đạt được trạng thái cân bằng. Trái lại, HSTNN là các hệ sinh thái
thứ cấp là do con người tạo nên thơng qua q trình lao động thủ cơng hoặc máy

móc. Con người dựa vào kinh nghiệm lâu đời được đúc kết từ nhiều thế hệ đã tạo
nên các HSTNN thay cho các HST tự nhiên nhằm thu được năng suất cao hơn,
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Thực ra, lao động của con người không
phải là yếu tố duy nhất tạo nên các HSTNN mà chỉ tạo ra điều kiện cho các
HSTNN phát triển theo quy luật tự nhiên [3]. Hiện nay, con người bằng trí tuệ và
sức lao động của mình đầu tư cho các HSTNN theo hai hướng: Lao động sống và
lao động q khứ được tích lũy theo thơng qua các vật tư, kỹ thuật, máy móc,
phân bón,... Những đầu tư này thực chất là đưa thêm vào chu trình trao đổi của hệ
sinh thái để bù đắp phần năng lượng và vật chất bị lấy đi khỏi hệ trong quá trình
con người khai thác, sử dụng các sản phẩm cây trồng, vật ni nhằm duy trì sự
phát triển của hệ phục vụ cho các nhu cầu của con người.
Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu
trúc cũng như chức năng. Có nhiều mức tiêu thụ trong dây chuyền thức ăn. Khi
có một mắt xích nào đó bị “tắc nghẽn” thì hệ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ
cân bằng ổn định không bị đe dọa bởi các yếu tố ngoại cảnh và chức năng của hệ
được duy trì. Trong khi đó, các HSTNN là một hệ trẻ nên sinh trưởng mạnh, năng
suất cao, do vậy tính ổn định của hệ thấp, dễ bị mất cân bằng khi có một mắt xích
nào đó trong dây truyền thức ăn bị rối loạn, Đặc biệt là khi có thiên tai và dịch
bệnh phá hoại, HSTNN dễ bị phá hủy. Các hệ sinh thái tự nhiên có nguồn năng
lượng cơ bản, đó là ánh sáng mặt trời, thế nhưng các HSTNN ngoài nguồn năng
do bức xạ mặt trời, chúng còn được cung cấp thêm các nguồn khác từ bên ngồi
như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... Do vậy, để
duy trì sự ổn định của các HSTNN con người phải đầu tư thêm lao động, phân
bón, hóa chất... để bảo vệ chúng.

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp thực chất là một q trình điều khiển các hệ
sinh thái. Ở giai đoạn ban đầu khi con người chuyển từ hái lượm, săn bắt sang
trồng trọt và chăn nuôi cách đây khoảng 14-15 ngàn năm cho đến khi phát minh
ra máy hơi nước vào thế kỷ 18 đã đánh dấu một cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này, con người tác động vào
thiên nhiên chủ yếu là lao động sống với các phương thức sản xuất đơn giản chủ
yếu là do kinh nghiệm để lại, vật tư kỹ thuật chưa nhiều nên khối lượng sản phẩm
nông nghiệp làm ra còn hạn chế.
HSTNN do con người tạo nên là hệ sinh thái cây cỏ, lúc đầu chỉ có các cây
hoang dại, dần dần con người đã thuần hóa thành cây trồng. Sau đó HST được
phát triển dần theo thời gian dưới những tác động của con người.
Trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX sản xuất nơng
nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hòa nhập với vật tư, kỹ
thuật luôn được cải tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng trong HSTNN. Con
người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp với các
chương trình như cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học
hóa trong nông nghiệp. Năng xuất và sản lượng lương thực thực phẩm của
HSTNN của giai đoạn này tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con người đã gây ra rất nhiều tác động
bất lợi đối với môi trường tự nhiên và môi trường sống con người, làm ảnh hưởng
đến chính cuộc sống của con người và tác động tiêu cực tới HSTNN. Đó là những
đợt hạn hán kéo dài, những trận lũ lụt chưa từng thấy trong lịch sử xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới, đất đai bị thái hóa nghiêm trọng, nguồn nước bị khơ kiệt hoặc ô
nhiễm nặng. Sự tồn tại của nhiều cộng đồng với hàng triệu người đang bị đe dọa.
Trước tình hình đó, nền nơng nghiệp bền vững hay nền nơng nghiệp sinh thái
được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu địi hỏi ngày càng cao của con người,

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đồng thời có khả năng bảo tồn, tiết kiệm, kiểm sốt dược tài ngun thiên nhiên,
giảm suy thối mơi trường sống của chính con người và nhiều lồi sinh vật khác.
Đối với HSTNN, con người luôn tác động để duy trì ở trạng thái của một Hệ
sinh thái trẻ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất con người cũng có nhiều cố
gắng trong việc làm già hóa một số quá trình của HSTNN nhằm tăng tính ổn định
của hệ.
Độc canh được thay thế bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho
hệ thêm phong phú về thành phần loài và thêm phức tạp về mặt cấu trúc. Mặc dù,
sự phong phú và phức tạp của hệ chỉ theo mùa vụ trong một thời gian ngắn.
Việc sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi nhằm tăng sự
quay vòng của các chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát
triển, do đó tăng thêm tính phức tạp trong chuỗi thức ăn.
Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quẩn thể để tăng năng suất và tính ổn
định của hệ sinh thái như dùng các cây họ đậu, dùng các giống cây trồng vật ni
có khả năng kháng được sâu bệnh, dùng phương pháp đấu tranh sinh học trong
phòng trừ sâu bệnh hại cây trông trên cơ sở hiểu biết về một số lồi thiên địch.
Mối quan hệ giữa tính đa dạng và sự ổn định trong hệ sinh thái là một vấn đề
phức tạp cẩn phải nghiên cứu sâu hơn. HSTNN do muốn đạt năng suất cao ngày
càng tiến tới khuynh hướng đơn giản như chuyên canh, độc canh, sử dụng các
giống năng suất cao, thuần nhất về di truyền, sử dụng nhiều phân bón hóa học,...
Làm như vậy, hệ sinh thái sẽ mất tính đa dạng và giảm tính ổn định, để tăng tính
ổn định cho hệ sinh thái khơng cần thiết phải tạo ra sự đa dạng về thành phần loài
như hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật phát triển của hệ
sinh thái.
1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp

DVSTNN cũng mang đầy đủ các tiêu chí các dịch vụ của một hệ sinh thái nói
chung bao gồm cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực, thực phẩm)
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




và các nguồn lợi vơ hình (như các giá trị văn hóa). Luận văn sử dụng theo cách phân
loại của MEA (2005) để phân loại các DVSTNN theo 4 nhóm là cung cấp, điều tiết,
văn hóa và hỗ trợ.
1.3.1. Dịch vụ cung cấp
Đây là những sản phẩm có được từ các HST nông nghiệp, bao gồm lương
thực, nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên.
1.3.2. Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các
q trình HST nơng nghiệp, bao gồm duy trì chất lượng khơng khí, điều tiết khí
hậu, điều tiết nước, kiểm sốt xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch
bệnh ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phịng chống bão.
1.3.3. Dịch vụ văn hóa
Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông
qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải
nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá
trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá
trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn
hóa, giải trí và du lịch sinh thái.
1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các DVST
khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những tác động của nó
đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian rất

dài. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng,
chu trình nước, sự cung cấp mơi trường sống...

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị
trí địa lý như sau:
+ Phía Đơng Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Đơng Nam giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Yên Thế có 21 đơn vị xã, thị trấn. Trung tâm văn hố - chính trị – xã
hội là thị trấn Cầu Gồ, cách thành phố Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398 về phía
Tây Bắc. Các tuyến giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, nhiều tuyến đã được
cải tạo, nâng cấp. n Thế cịn có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi
trên sông Thương và hạ lưu sơng Sỏi

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang [10]
- Địa hình, địa mạo
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình
đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Có thể phân ra 3 dạng
địa hình chính như sau:
+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi
độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao
trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này có diện tích
9.200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện). Vùng này đất đai có độ
phì khá, khả năng phát triển rừng cịn rất lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp
với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.
+ Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt
trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình qn 8-150 (cấp II,III). Độ phì đất
trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình
này có diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên). Cho khả năng phát
triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...).
+ Địa hình đồng bằng: Ven các sơng suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các
dãy đồi. Độ dốc bình qn 0-80. Tồn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng
diện tích tự nhiên) có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
- Xét về độ dốc, đất đai trong huyện được chia làm 4 cấp độ dốc như sau:
+ Độ dốc cấp I (0o - 80): chiếm 35,32%.
+ Độ dốc cấp II (8o - 150): chiếm 18,47%.
+ Độ dốc cấp III (15o - 250): chiếm 8,94%.
+ Độ dốc cấp IV (>250): chiếm 30,56%.
- Các yếu tố về địa chất thổ nhưỡng:
+ Nhóm đất phù sa nằm trong vùng địa hình bằng phẳng (độ dốc 0 – 80), là
nhóm đất thuận lợi cho sản xuất lương thực và rau màu, bao gồm 3 đơn vị đất:
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Phù sa được bồi (Pb): diện tích 180 ha phân bố ở địa hình vùng cao.
- Phù sa khơng được bồi (P): diện tích 280 ha phân bố ở trong bờ
- Phù sa ngịi suối (Py): Có diện tích 1.835 ha, phân bố ven các suối.
+ Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 3.163 ha, tuy nghèo đạm, lân và mùn
song giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây có củ.
+ Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 24.017,15 ha chiếm 79,72% diện tích
tự nhiên, phân bố ở tất cả các xã và ở cả ba dạng địa hình.
+ Nhóm đất tầng mỏng có nhiều sỏi đá: diện tích 650 ha, phân bố chủ yếu ở
các sườn đồi, đất bị xói mịn, có tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu.
- Khí hậu
Nhiệt độ: n Thế nằm trong vịng cung Đơng Triều, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5 0C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng

0

6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 6 - 8 0C).
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng
mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa
năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi
địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài và hay thường có lũ ống, lốc
xốy. Ngược lại, trong mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh
hưởng lớn tới trồng trọt nếu khơng có hệ thống tưới.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm là 81%, cao nhất là

86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12). Lượng bốc hơi trung bình năm
1.012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng còn lại
lượng bốc hơi phân bố khá đều.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




- Thủy văn
n Thế có 2 con sơng lớn (sơng Thương chảy qua ranh giới phía Đơng
huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân
Lương đến Bố Hạ, dài 38 km) tổng lưu lượng khá lớn. Ngồi ra, huyện cịn có hệ
thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương.
Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận
lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Yên Thế có 94.664 nhân khẩu, với
18933 hộ, trong đó 8% dân số sống ở hai thị trấn là Cầu Gồ và Bố Hạ, 92% dân số
sống ở khu vực nông thôn thuộc các xã trong toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2017 của huyện là 1,2%/năm.
- Lao động, việc làm và thu nhập
Hiện tại, dân số trong độ tuổi lao động của tồn huyện có 49.483 lao động,

chiếm 52,27% tổng dân số, trong đó lao động nơng - lâm nghiệp chiếm 82,5%,
lao động phi nông nghiệp chiếm 17,5%. Đối với lao động nông - lâm nghiệp
thường thiếu việc làm nên giải quyết việc làm cho số lao động ở nông thôn của
huyện hiện tại là rất cấp thiết, và đang được các ngành, các cấp quan tâm.

7%
39%

54%

Hộ có thu nhập chính từ
nơng, lâm nghiệp và
NTTS
Hộ có thu nhập chính từ
cơng nghiệp, dịch vụ, xây
dựng
Hộ có thu nhập chính từ
nguồn khác

Hình 1.3. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ dân năm 2017 [10]
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/năm. Trong cơ cấu
nguồn thu nhập (hình 1.3), các hộ có thu nhập chính từ nơng, lâm, thủy sản chiếm
54,13%; hộ có thu nhập chính từ cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng dịch vụ chiếm 39,04%; hộ có thu nhập chính từ nguồn khác chiếm 6,83%.
- Cơ sở hạ tầng

Yên Thế có 2 thị trấn là thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ, là nơi trung tâm
văn hố chính trị và phát triển kinh tế của huyện. Trong tương lai, Yên Thế sẽ phát
triển thêm một thị trấn là thị trấn Mỏ Trạng và các thị tứ.
Các cơng trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, cơng trình
phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thơng tin, bưu điện,
phát thanh truyền hình... đã được xây dựng mới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thơng, cơ sở văn hố
xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư nông thôn đã có nhiều đổi mới và
từng bước đáp ứng yêu cầu của người dân, nhà ở từng bước được kiên cố hố.
- Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nơng lâm thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển khá tồn
diện, sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh được quan tâm đầu tư, một
số sản phẩm từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại, coi trọng giá trị gia
tăng; hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa chủ lực tập
trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mơ hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ
theo chuỗi giá trị; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 theo giá so sánh
(2010) đạt 17.988 tỷ đồng, tăng 241% so với năm 2008, trong đó giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt 16.029 tỷ đồng, tăng 220,7%; lâm nghiệp đạt 932 tỷ đồng, tăng
535,5%; thủy sản đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 675,7% so với năm 2008.

18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nông lâm thuỷ sản huyện Yên Thế
giai đoạn 2008 -2017

TT


Chỉ tiêu

Giá trị sản
xuất
1 Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2 Lâm nghiệp
3 Thủy sản
4 Dịch vụ
Tốc độ tăng
II
giá trị SX
1 Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2 Lâm nghiệp
3 Thủy sản
4 Dịch vụ
Giá trị sản
III
xuất
1 Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2 Lâm nghiệp
3 Thủy sản
4 Dịch vụ
Cơ cấu

IV
GTSX
1 Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2 Lâm nghiệp
3 Thủy sản
4 Dịch vụ
I

ĐVT

Năm
2008

Năm
2010

Năm
2013

Năm
2015

Năm
2017

So
sánh
20172008


Dự
kiến
năm
2020

Tỷ.đ

1.189,28

1.663,29

2.084,85

2.316,93

2.442,77

1.253,49

2.715,70

"
"
"
"
"
"

1.081,55 1.526,79 1.832,31 2.028,06 2.091,24 1.009,69 2.266,56

487,25
531,96
541,33
552,55
510,24
22,99
557,56
594,30
994,83 1.290,98 1.475,51 1.581,00
986,70 1.709,00
59,21
65,71
144,43
156,99
204,33
145,12
250,31
29,81
47,42
77,67
100,20
110,20
80,39
138,82
18,71
23,37
30,44
31,68
37,00
18,29

40,00

%

20,15

4,00

6,37

2,01

8,50

"
"
"
"
"
"

20,99
11,26
26,93
3,69
20,66
18,09

2,38
1,51

2,75
37,71
4,75
-15,26

4,35
0,97
5,68
31,14
22,48
-4,35

1,05
-3,97
2,78
8,36
1,84
30,51

7,80
0,62
11,92
16,16
17,01
9,00

1.663,29

2.981,31


3.329,39

3.615,61

2.606,37

Tỷ.đ
"
"
"
"
"
"

1.009,24

5,50

3.774,00

911,59 1.526,79 2.644,63 2.930,23 3.127,12 2.215,53 3.172,00
438,04
531,96
703,10
785,64
727,78
289,74
780,00
473,55
994,83 1.941,53 2.144,59 2.399,35 1.925,80 2.392,00

52,21
65,71
175,90
203,88
267,39
215,18
350,00
31,13
47,42
123,10
154,91
173,84
142,71
194,00
14,31
23,37
37,68
40,37
47,27
32,96
56,00

%

100

100

100


100

100

%
%
%
%
%
%

90,32
43,40
46,92
5,17
3,08
1,42

91,79
31,98
59,81
3,95
2,85
1,41

88,71
23,58
65,12
5,90
4,13

1,26

88,01
23,60
64,41
6,12
4,65
1,21

86,49
20,13
66,36
7,40
4,81
1,31

100
-3,84
-23,27
19,44
2,22
1,72
-0,11

84,05
20,67
63,38
9,27
5,14
1,54


(Nguồn: [12])

19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Đặc điểm lịch sử, văn hóa
Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp gần 30 năm
(1.884 - 1.913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay trên
đất Yên Thế cịn lưu lại được nhiều di tích của cuộc khởi nghĩa như:
+ Đồn Phồn Xương: Đây là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây
dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các
ngày 15, 16, 17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón
hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội.
+ Các di tích lịch sử - văn hố khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình
Dĩnh Thép, Chùa Thơng, là những di tích lịch sử ghi lại những chiến cơng của nghĩa
qn Hồng Hoa Thám trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gần 30 năm.
1.4.3. Đánh giá chung
 Thuận lợi
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Do phần
lớn huyện chủ yếu là nơng thơn có nguồn lao động dồi dào ngay tại chỗ đã gắn bó
ở huyện và có kinh nghiệm, kiến thức bản địa vững chắc, được đào tạo, trang bị
kiến thức ngày càng đầy đủ hơn, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm - thủy sản.
Đặc điểm địa hình và đất đai đa dạng, phù hợp với việc phát triển nhiều loai
cây trồng khác nhau, trong đó có một số loại cây đặc sản của địa phương
Ngồi ra hệ thống giao thơng đã được cải thiện, tạo mạng lưới thông suốt đi
các huyện và các tỉnh lân cận, giúp các sản phẩm nông sản ngày càng vươn xa

hơn tới tay người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày
càng được cải thiện góp phần vào việc thành cơng xây dựng nơng thơn mới.

20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




 Khó khăn
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn,
nên phần diện tích đất đồng bằng chỉ có ở ven các sơng suối và các dải ruộng nhỏ
xen kẹp giữa các dãy đồi có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào,nhưng số lượng được đào tạo còn hạn
chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ thất nghiệp lớn đang dần tìm đến các
thành phố lớn lập nghiệp thay vì phải sản xuất nông nghiệp. Do vậy khiến cho
việc phát triển HSTNN huyện gặp khơng ít khó khăn.
Việc thu hút vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, huyện chỉ đáp ứng được
phần nào thông qua các đề án, chủ yếu vẫn là do người dân tự đầu tư thực hiện.
Việc áp dụng KHCN vào sản xuất nơng nghiệp cịn chậm, phân tán thí điểm tại
một số vùng cụ thể.

21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dịch vụ gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa của
hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu
chính là hệ sinh thái sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này,
tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái
cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ tháng 9/2018 đến 5/2019
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh
thổ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm dịch vụ chính của hệ
sinh thái nơng nghiệp trồng trọt là sản xuất, điều tiết và văn hóa vì các nhóm này
có những minh chứng cụ thể tại khu vực nghiên cứu. Nhóm dịch vụ hỗ trợ là
những dịch vụ thứ cấp của hệ sinh thái, để nhận biết cần phải có q trình nghiên
cứu lâu dài nên sẽ rất khó để tìm kiếm các minh chứng cho nhóm dịch vụ này
trong thời gian thực hiện của đề tài.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Đánh giá hiện trạng các HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu vực nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ HSTNN
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





- Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm phát huy khả năng cung cấp các dịch
vụ của HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn “Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái
nông nghiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, tác giả sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau trong thu thập thông tin số liệu như tổng quan tài liệu, số
liệu tài liệu chi tiết được các cơ quan chức năng xác nhận và công khai.
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu:
- Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Yên Thế
- Tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Nguồn tài liệu được thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND
huyện n Thế, Phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn...
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng hợp
phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, những yếu tố ảnh hưởng, hiện trạng
HSTNN, đánh giá những ưu điểm hạn chế đối với phát triển các dịch vụ hệ sinh
thái nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của khu
vực nghiên cứu và từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả
tiềm năng các dịch vụ HSTNN huyện Yên Thế.
2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ
Xác định các chỉ thị dịch vụ sinh thái là việc làm cân thiết để đưa ra cái nhìn
sâu sắc về các điều kiện cụ thể, các xu hướng và sự thay đổi trong các hệ sinh thái
tương ứng nhằm đánh giá các lợi ích của hệ sinh thái đối với con người. Chỉ thị
dịch vụ sinh thái được hiểu là “những thông tin mà thể hiện một cách có hiệu quả
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ sinh thái” (Lake, 2009). Các chỉ thị có thể
là các thơng tin mang tính định lượng như sản lượng lúa thu hoạch được trên một
héc-ta đất nơng nghiệp hoặc định tính như sự cảm nhận của con người về một cảnh
đẹp.
Dựa trên các nghiên cứu về các dịch vụ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ sinh
thái nơng nghiệp nói riêng, trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, tác
giả đã xác định các dịch vụ sinh thái đối với hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực
nghiên cứu và các minh chứng cho các dịch vụ này (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp
Các dịch vụ

Minh chứng/Chỉ thị

Dịch vụ cung cấp
Số lượng loài cây lương thực đang được canh tác
Lương thực, thực
phẩm

Diện tích canh tác cây lương thực
Năng suất các loài cây lương thực hàng năm (tấn/ha)
Sản lượng các lồi cây lương thực hàng năm
Số lượng lồi cây cơng nghiệp đang được canh tác

Cung cấp tinh dầu và
nguyên liệu

Diện tích một số loại cây cơng nghiệp
Năng suất một số loại cây công nghiệp

Sản lượng một số loại cây công nghiệp

Sinh khối/năng
lượng

Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp hàng năm

Nguồn gen

Một số lồi cây bản địa

Phế phụ phẩm nơng nghiệp dùng để sản xuất phân
bón, thức ăn chăn ni, chất đốt

Dịch vụ điều tiết
Diện tích đất được che phủ hàng năm
Điều tiết khí hậu
và làm sạch khơng
khí

Thời gian che phủ
Chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực canh
tác
Khả năng lưu trữ carbon trong đất nông nghiệp tương
ứng với các loại cây trồng
24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




×