Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận giữ bí mật thông tin trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607 KB, 17 trang )

 

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
LUẬT QUỐC TẾ
-----*-----

TIỂU LUẬN
GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN TRONG QUY
TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ
NGHIỆP LUẬT SƯ CỦA VIỆT NAM
Môn học: Kỹ năng hành nghề luật sư 

Họ và tên: Lê Minh Châu
Lớp: Luật quốc tế 46B
Mã SV: LQT46C-060-1923

 Hà Nội, 2022


 

LỜI MỞ ĐẦU
Nghề luật sư được coi là một “nghề danh giá”, bởi lẽ hoạt động nghề nghiệp
của luật sư về bản chất nhằm thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà sự thượng tôn
pháp luật và tinh thần công lý trao cho. Theo quan điểm của một giảng viên, nghề
luật sư chính là “sự hy vọng và tin tưởng của người dân đối với một điểm tựa
pháp luật và lẽ phải vững chắc trên con đường kiếm tìm cơng lý cho bản thân, gia
đình và xã hội, để mang lại sự bình an, hạnh phúc và cơng bằng cho mỗi số phận
con người”.1  Để thực hiện được vai trò và sứ mệnh đó, xứng đáng với sự tin
tưởng của xã hội, luật sư khơng những cần phải có kiến thức, kỹ năng, trình độ


chun mơn mà cịn phải ni dưỡng và duy trì cho mình những chuẩn mực nhất
định trong quá trình hoạt động nghề, giao tiếp xã hội và lối sống.
Trong đó, việc giữ bí mật thơng tin của khách hàng là một phẩm chất cũng
như ràng buộc không thể thiếu trong quá trình hành nghề của mỗi luật sư. Đây
không chỉ là vấn đề về đạo đức quy cách ứng xử mà còn được quy định trong
pháp luật Việt Nam và mang tính ràng buộc pháp lý. Bài tiểu luận sẽ đi vào nghiên
cứu về việc giữ bí mật thông tin trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
luật sư Việt Nam đồng thời đưa ra một số đề xuất để có thể chấn chỉnh cũng như
củng cố việc giữ bí mật thơng tin khách hàng của luật sư.

1

[1] TS.Lê Mai Anh, Bài giảng “Những vấn đề chung về luật sư”.


 

PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

1.

Khái niệm giữ bí mật thơng tin

2.

Cơ sở của vấn đề giữ bí mật thơng tin

1


1

2.1. Cơ sở pháp lý
2.2. Cơ sở đạo đức

2

3.

Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thơng tin

3

4.

Trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thơng tin
4.1. Trách nhiệm kỷ luật

5.

4.2. Trách nhiệm pháp lý

5

Một số đề xuất

6

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

 

9

3


 

NỘI DUNG
1.

Khái niệm giữ bí mật thơng tin

Thơng tin là khái niệm trừu tượng và cũng là đơn vị để diễn tả các thực thể
và phi thực thể nhưng định nghĩa thông tin là không thống nhất ngay cả đối với các từ
điển. Theo từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa thì thơng tin là “điều người ta
đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức” 2 còn từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam
cho rằng thơng tin là “một khái niệm cơ bản của khoa học hiện đại, khái quát về các
điều hiểu biết, tri thức thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối
tượng với nhau”.  3

Ở đây, theo đặc thù lĩnh vực, nội dung nghiên cứu sẽ được tập trung đến
chủ thể là thông tin của khách hàng cần làm việc với luật sư. Như vậy, “thông tin về
khách hàng là những tin tức, thông tin mà khách hàng truyền đạt cho Luật sư trong
quá trình Luật sư và khách hàng tiếp xúc, trao đổi, hoặc những thông tin mà Luật sư

biết được, thu thập được trong quá trình Luật sư giải quyết vụ việc của khách hàng.
Thông tin khách hàng bao gồm các thông tin về: Nhân thân khách hàng, thông tin về bí
mật đời tư khách hàng, thơng tin về vụ việc mà khách hàng đề nghị Luật sư giải
quyết.”
Giữ bí mật thơng tin khách hàng là trong hoạt động nghề nghiệp sư là nghĩa
vụ mà Luật sư phải thực hiện, theo đó Luật sư sẽ giữ kín, khơng tiết lộ thông tin liên
quan đến khách hàng cho bất kỳ người nào khác trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý hoặc trong các trường hợp do pháp luật quy định. 4
Qua định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm trong việc giữ bí mật
thơng tin khách hàng của luật sư:
Thứ nhất , việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng của luật sư là hoạt động
xuất phát yêu cầu nghề nghiệp của luật sư, xuất phát từ dịch vụ pháp lý giữa luật sư
với khách hàng.
Thứ hai , nguồn thơng tin về khách hàng rất đa dạng, có thể do khách hàng
cung cấp hoặc luật sư thu thập và tìm hiểu được.
Thứ ba, giữ bí mật thơng tin về khách hàng vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là
quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, hay nói cách khác là vừa mang
tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện.
Thứ Tư , giữ bí mật thông tin trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư là
hoạt động mang tính tín nhiệm, tin cậy: khách hàng tín nhiệm luật sư mới có thể thành
thật, thẳng thắn trình bày các thơng tin của mình; ngược lại luật sư cần giữ bí mật
thơng tin về khách hàng để xây dựng lịng tin cũng như hình ảnh bản thân. 5
2

Cambride Dictionary, truy cập tại />(2011) Bách khoa Toàn thư Việt Nam
4
(2021) Trần Thị Thu Hồi, “Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của Luật sư – Cần lưu ý gì?”,
truy cập tại />5
(2014) Kiều Anh Vũ, “Vấn đề giữ bí mật thơng tin về khách hàng- Giới hạn và trách nhiệm của luật sư”,
3



 

2.

Cơ sở của vấn đề giữ bí mật thơng tin

2.1. Cơ sở pháp lý
Vấn đề giữ bí mật thơng tin khách hàng đã được pháp luật nước ta quy định
từ rất sớm. Theo Khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN ngày
18/12/1987 của Hội đồng Nhà Nước, Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 đã quy
định luật sư có nghĩa vụ: “Khơng được tiết lộ những bí mật mà mình biết được trong 
khi làm nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý ”.  6
Sau đó Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa X về Luật sư- Pháp lệnh Luật sư năm 2001 tiếp tục ràng
buộc về việc luật sư giữ bí mật thông tin khách hàng thông qua quy định về điều cấm
đối với luật sư. Khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 nghiêm cấm “ tiết lộ
thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ 
trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, pháp
luật có quy định khác ”.7
Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ hai pháp lệnh này, Hiện nay quy định về
giữ bí mật thơng tin khách hàng được quy định trong các văn bản sau:
-

Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012

 Điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006, nghiêm cấm Luật sư thực hiện
hành vi: “Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi 
hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật 

có quy định khác ”.
 Đồng thời, Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 cịn quy định về “Bí mật thông tin”
như sau:
“1. Luật sư không được tiết lộ thơng tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn
bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi 
ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3. Tổ chức 
hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề
không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình”.8

2.2. Cơ sở đạo đức
 Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định
truy cập tại
/>at-su-1694891.html
6
Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Điều 18
7
Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Điều 16
8
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, Điều 9, Điều 25


 

hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp
của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các
mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp.
Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự

nghề nghiệp. 9
Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý mà ngồi năng lực, uy tín chính là
thước đo về giá trị. Do đó, ngồi quy định pháp luật, Luật sư cịn phải tn theo
khn khổ chuẩn mực đạo đức trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng để xứng đáng được xã hội cơng nhận và tơn vinh. Đây chính là lý do mà
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một hệ thống quy tắc riêng điều chỉnh về
đạo đức và ứng xử hành nghề của Luật sư, buộc Luật sư phải tuân theo.
Ở Việt Nam, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
được ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội
đồng luật sư tồn quốc. Theo đó, Luật sư buộc phải tuân thủ tuyệt đối những quy tắc
ứng xử trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với khách hàng, với cơ quan nhà nước và
một số ứng xử cụ thể khác.10 Một trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật sư là việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng.
Theo đó, Quy tắc 7 quy định về “Giữ bí mật thơng tin”:
“7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của khách hàng khi thực 
hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được 
khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và
nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết khơng tiết lộ những bí 
mật thơng tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ
thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Có thể thấy, vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là một vấn đề
mang tính pháp lý, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, là
nghĩa vụ pháp lý của luật sư. Ngun tắc “Giữ bí mật thơng tin về khách hàng” 
là một trong những nét đặc thù của nghề luật sư, mang tính bắt buộc chung và
là một trong những yếu tố tạo nên uy tín cũng như sự thành công của cá nhân
luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.” 11

Như vậy, trên cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, việc giữ bí mật thơng tin
về khách hàng là quy tắc nghề nghiệp mang tính tự nhiên của luật sư, luật sư giữ bí

mật thơng tin về khách hàng một cách tự nguyện với lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp của mình.
3.

9

Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thơng tin

Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư, Bộ Tư pháp
(2021) Stephen Lê, “Đạo đức nghề Luật sư tại Việt Nam”, truy cập tại
/>11
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Quy định 7
10


 

-

Giới hạn về những thông tin khách hàng mà Luật sư phải giữ bí mật

Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 quy định: “ Luật sư không được tiết lộ
thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề”.12
Luật Luật sư đã chỉ ra những thông tin khách hàng mà Luật sư cần giữ bí mật:
Thơng tin về vụ, việc, về khách hàng. Luật sư và khách hàng có thể thỏa thuận về
những thông tin về khách hàng cần được bảo mật, loại thơng tin gì và những thơng tin
khơng bắt buộc phải giữ nó mật. Trường hợp giữa khách hàng và Luật sư khơng có
thỏa thuận, cần phải hiểu rằng các thông tin về vụ, việc, thông tin về khách hàng Luật
sư có nghĩa vụ bảo mật tuyệt đối, cho dù đó là thơng tin do khách hàng cung cấp hay
thơng tin do Luật sư thu thập được.

Ngoài ra, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam cũng
quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của khách hàng khi thực hiện dịch
vụ pháp lý”.
Trong việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng, luật sư cần chú ý tìm hiểu các
quy định pháp luật về giữ bí mật thơng tin có liên quan đến khách hàng của mình.
Chẳng hạn, đối với khách hàng là cá nhân, luật sư cần tuân thủ quy định về bí mật
đời tư; khách hàng là doanh nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, luật sư cần
tuân thủ các quy định về bí mật kinh doanh,...
 Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được
quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và
được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống 
riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử 
dụng, cơng khai thơng tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành
viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi 
thơng tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an tồn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện
tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được 
thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí 
mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình
 xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.13

Bí mật kinh doanh được định nghĩa tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009): “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt 
12
13


Luật Luật sư năm 2006, Điều 25
Bộ Luật dân sự, điều 38


 

động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh
doanh”. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh mà khơng được phép của chủ sở hữu bí
mật kinh doanh là hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung
2009). 14

-

Giới hạn về thời gian giữ bí mật thơng tin khách hàng

Việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng của luật sư là khơng có sự giới hạn về
thời gian. Quy tắc 7 quy định về “Giữ bí mật thơng tin”: “ 7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ 
bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc 
dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp
luật.” 15 
Như vậy Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khách hàng trong q trình
cung cấp dịch vụ pháp lý và ngay cả sau khi kết thúc. Tuy nhiên, Luật sư khơng có
nghĩa vụ phải giữ bí mật thơng tin khách hàng nếu đó là những thông tin Luật sư biết
được sau khi kết thúc vụ việc hoặc những thông tin không liên quan đến việc giải
quyết vụ án.
 Đây cũng là một quy định phù hợp với quy tắc ứng xử chung của luật sư nhiều
nước trên thế giới. Quy tắc ứng xử của Luật sư Châu Âu 2002 ghi nhận:“ Nghĩa vụ
bảo mật của luật sư không giới hạn về thời gian”16.Quy tắc ứng xử và chăm sóc
khách hàng của Luật sư New Zealand 2008 cũng quy định:“Nghĩa vụ bảo mật của luật

sư bắt đầu từ lúc khách hàng tiết lộ thông tin cho luật sư được đề xuất theo hợp đồng
giữa luật sư và khách hàng(hoặc kể khơng có hợp đồng). Nghĩa vụ bảo mật vẫn tiếp
tục vô thời hạn dù người có liên quan khơng cịn là khách hàng của luật sư ” 17. Quy
tắc ứng xử của Luật sư tư vấn Vương quốc Anh 2007(Solicitors’ Code of Conduct
2007) cũng hướng dẫn:“Nghĩa vụ bảo mật của luật sư vẫn tiếp tục sau khi đã kết thúc
hợp đồng giữa luật sư và khách hàng”. 18
-

Giới hạn về đối tượng giữ bí mật thông tin cá nhân

 Đối với các luật sư cùng hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư (Văn
phòng luật sư hoặc Công ty luật), không chỉ bản thân luật sư tiếp nhận, thụ lý giải
quyết vụ việc của khách hàng phải giữ bí mật thơng tin về khách hàng mà các luật sư
khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng phải giữ bí mật thơng tin về khách
hàng của tổ chức mình.19
Khoản 3 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 quy định: “3. Tổ chức hành nghề luật 
14

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Quy định 7
16
The obligation of confidentiality is not limited in time.
17
A lawyer’s duty of confidence commences from the time a person makes a disclosure to the lawyer in
relation to proposed retainer (whether or not a retainer eventuates). The duty of confidence continues
indefinitely after the person concerned has ceased to be the lawyer’s client
18
The duty of confidentiality continues after the end of the retainer.
19
(2014) Kiều Anh Vũ, “Vấn đề giữ bí mật thơng tin về khách hàng- Giới hạn và trách nhiệm của luật

sư”, truy cập tại
/>at-su-1694891.html
15


 

sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông 
tin về vụ, việc, về khách hàng của mình” .20

Quy tắc 7.2 quy định: “7.2.  Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp
có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết khơng tiết lộ
những bí mật thơng tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết 
lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ”.

Như vậy, trường hợp tổ chức hành nghề Luật sư, nhân viên tiết lộ thông tin
khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bởi lẽ, tổ chức hành nghề luật
sư là một tổ chức, nhiều người, khách hàng không phải là khách hàng của riêng luật
sư mà là khách hàng của tổ chức hành nghề luật sư đó. Do vậy, nếu nhân viên trong
tổ chức hành nghề luật sư tiết lộ thông tin về khách hàng sẽ ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của khách hàng.
-

Các trường hợp ngoại lệ

Nhìn chung, giới hạn bảo mật của luật sư đối với thông tin về khách hàng là
vơ hạn. Khơng có giới hạn trong việc luật sư giữ bí mật thơng tin về khách hàng. Tuy
vậy, Luật Luật sư 2006 và Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
vẫn quy định một số ngoại lệ trong việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 về “Bí mật thơng tin”: “1.

Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được 
trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc 
 pháp luật có quy định khác.” 21
Tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật có quy
định nghĩa vụ buộc phải khai báo hoặc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động điều
tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền. Trong những trường này, luật sư buộc phải
tiết lộ thông tin để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chẳng
hạn như quy định về tố giác tội phạm. Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi
năm 2017 quy định về không tố giác tội phạm đã bổ sung thêm một chủ thể mới là
người bào chữa. Theo đó,  người khơng tố giác tội phạm là người bào chữa khơng 
 phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp
không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này ( Nhóm các tội xâm
 phạm an ninh quốc gia, từ Điều 108 đến Điều 122) hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt 
nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc 
đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.22 
Vấn đề này hiện nay vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi và chưa đi đến một câu
trả lời thỏa đáng. Có ý kiến cho rằng, về nguyên tắc, với tư cách là công dân thì
người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội
phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận “ Công dân có nghĩa vụ tuân theo
20

Luật Luật sư năm 2006 , Điều 25
Bộ Luật Luật sư năm 2006 , Điều 25
22
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, điều 19
21


 


Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và
chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng .”23 Và được thể chế hóa trong các văn
bản pháp luật. Điều 4 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: “ Mọi cơng dân có nghĩa vụ
tích cực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm”;24  Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 quy định “ … cá nhân có nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm”25.
Do đó việc Nhà nước khơng miễn trừ hồn tồn trách nhiệm của người bào chữa là
đúng đắn, xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an tồn xã
hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khơng tố giác tội phạm của chính người
mà mình bào chữa.

Ý kiến khác lại lập luận rằng luật sư có trách nhiệm trong việc làm sáng tỏ
những tình tiết chứng minh thân chủ vơ tội hoặc những tình tiết làm giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho thân chủ. Khi tham gia bào chữa, thực chất luật sư không chỉ hỗ
trợ cho thân chủ về mặt pháp lý mà còn giúp họ ổn định về mặt tâm lý, tinh thần, là
cầu nối giữa thân chủ và gia đình họ; và Luật sư thường được thân chủ tiết lộ các
thông tin liên quan đến vụ việc một cách chi tiết, cụ thể nhất. Luật sư không được
phép xúi giục thân chủ khai sai sự thật hay cung cấp tài liệu, bằng chứng giả nhưng
khơng có nghĩa là luật sư có nghĩa vụ sử dụng thông tin mà thân chủ tiết lộ để tố giác
ngược lại họ cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi nếu một khi tố giác thân chủ thì rõ
ràng người bào chữa đang làm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp luật sư,
phản bội lại niềm tin của thân chủ dành cho mình,
Mặt khác, Điểm g, khoản 2, điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Người bào chữa khơng được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình
biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử 
dụng thơng tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.26
Ở đây, theo ý kiến người viết, với tính chất nghề nghiệp đặc biệt như nghề luật
sư, với những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, căn cứ vào
những quy định hiện hành, trong trường hợp trên, trước hết luật sư cần giải thích quy

định của pháp luật cho khách hàng đó hiểu về hành vi tội phạm mà họ đã thực hiện
cũng như chính sách khoan hồng, các tình tiết giảm nhẹ. Trên cơ sở đó, luật sư
khuyên giải họ tự thú. Tuy vậy, nếu khách hàng không đồng ý tự thú và yêu cầu luật
sư phải bảo mật thơng tin đó của họ thì luật sư nên lựa chọn“rút lui”,từ chối tiếp tục
thực hiện vụ việc cho khách hàng đó. Luật sư có thể vận dụng quy tắc 9.2.2 Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư để từ chối:“ khách hàng không chấp
nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư 
đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích, thuyết phục ”, sau đó luật sư hồn tồn
có thể thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình theo quy định của pháp luật.
4.

23

Trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thơng tin

Hiến pháp Việt Nam, ngày 28/11/ 2013
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, điều 4
25
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, điều 5
26
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, điều 73
24


 

4.1. Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với Luật sư do vi phạm
kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề Luật sư.
Xử lý kỷ luật đối với luật sư khi có vi phạm quy tắc giữ bí mật thơng tin về

khách hàng nói riêng hoặc vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nói
chung được thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Luật sư 2006 với bốn hình thức
kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu
tháng đến hai mươi bốn tháng, xóa tên khỏi danh sách Đồn Luật sư, cụ thể:
 Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử 
nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của
luật sư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình
thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi 
bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ
nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn
luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh
sách luật sư của Đồn luật sư thì Đồn luật sư phải thơng báo bằng văn bản
với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư,
đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư.27 

Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đang xây dựng Quy chế xử lý kỷ
luật đối với Luật sư áp dụng thống nhất cho các Đoàn Luật sư. Quy định về xử lý kỷ
luật đối với luật sư đề cập đến các vấn đề về nội dung và thủ tục, quy trình xử lý kỷ
luật luật sư như các hình thức kỷ luật( khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoạt động,
xóa tên khỏi đồn và đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề), trình tự, thủ tục tiến hành
việc xử lý, giải quyết khiếu nại liên quan đến quyết định xử lý kỷ luật luật sư, trách
nhiệm của Ban Chủ Nhiệm, Hội đồng Khen thưởng Kỷ Luật các Đoàn Luật sư, Ban
Thường vụ Liên đoàn Luật Sư Việt Nam, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

được phép xem xét khi xử lý kỷ luật luật sư... 28
27

Bộ Luật Luật sư năm 2006 , Điều 85
(2014) Kiều Anh Vũ, “Vấn đề giữ bí mật thơng tin về khách hàng- Giới hạn và trách nhiệm của luật
sư”, truy cập tại
/>at-su-1694891.html
28


 

4.2. Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý của luật sư trong việc giữ bí mật thơng tin về khách hàng
là hậu quả pháp lý bất lợi đối với luật sư khi luật sư vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông
tin về khách hàng. Trách nhiệm pháp lý này bao gồm trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Ba loại trách nhiệm pháp lý này đã được quy
định tại Điều 89 Luật Luật sư 2006 về xử lý vi phạm đối với Luật sư: “ Luật sư vi phạm
quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi 
 phạm cịn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại 
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật ”.29  Đối với mỗi hành vi vi phạm, luật
sư vi phạm có thể chịu một loại trách nhiệm pháp lý hoặc đồng thời chịu hai loại trách
nhiệm pháp lý: trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính; trách nhiệm dân sự
và trách nhiệm hình sự.
-

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự của luật sư đối với việc giữ bí mật thông tin về khách
hàng được xác định theo Hợp đồng giữa luật sư và khách hàng, bao gồm Hợp đồng

dịch vụ pháp lý hoặc Hợp Đồng bảo mật (nếu có) và theo quy định của pháp luật dân
sự.
Trách nhiệm dân sự của luật sư đối với nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin về khách
hàng chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc luật sư tiết lộ thông tin của
khách hàng (không thuộc trường hợp được tiết lộ) gây thiệt hại cho khách hàng. Cụ
thể được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
-

Trách nhiệm hành chính

Khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: “ 7. Phạt tiền từ 
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: c) Tiết lộ
thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp
được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác ”.30
-

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất đối với hành vi
vi phạm pháp luật. Trường hợp luật sư vi phạm về nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin về
khách hàng mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự
năm 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. 31
Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “ 3. Người bào chữa
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Ðiều này trong trường 
hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã
tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa,
trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc 
29

Bộ Luật Luật sư năm 2006 , Điều 89

 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Điều 6
31
(2021) Trần Thị Thu Hồi, “Nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khách hàng của Luật sư – Cần lưu ý gì?”,
truy cập tại />30


 

biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này ”.32

5.

Một số đề xuất

Việc giữ bí mật thơng tin khách hàng tuy chỉ diễn ra trong mối quan hệ giữa
hai đối tượng trực tiếp liên quan là luật sư và khách hàng, nhưng để đảm bảo tinh
thần minh bạch và nghiêm túc cần sự quan tâm, cải thiện đến từ tất cả các bên, bao
gồm cả các cơ quan hành pháp cũng như Liên đoàn Luật sư. Theo đó, người viết có
đề xuất một số hướng đề cho vấn đề này như sau:
Thứ nhất , với tính chất nghề nghiệp đặc biệt như nghề luật sư, với những quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, cần phải được thu hẹp hơn phạm vi
trách nhiệm của người bào chữa theo Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015. Có lẽ pháp luật
nên chỉ quy định luật sư chỉ phải tố giác tội phạm đối với khách hàng khi khách hàng
đó phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; hoặc
bổ sung quy định chỉ xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người bào chữa biết
rõ, có đủ chứng cứ về tội phạm đó và nếu khơng tố giác sẽ gây nguy hại cho đời sống
xã hội mà không thực hiện việc tố giác. Ngoài ra, các quy định giữa Bộ luật Hình sự
năm 2015 với các quy định pháp luật khác có liên quan trong Luật Luật sư, Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác cần sửa đổi cho thống nhất
giúp việc áp dụng pháp luật trở nên thuận lợi hơn.  33

Thứ hai , đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam, cần có hướng dẫn cụ thể về việc
thực hiện quy tắc “giữ bí mật thơng tin” nói riêng và tồn bộ Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam nói chung để dễ dàng áp dụng thống nhất.(Hiện
nay, một số nước xây dựng hướng dẫn áp dụng quy tắc ứng xử của luật sư sau mỗi
quy tắc 19, chẳng hạn Quy tắc mẫu về ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Hoa Kỳ, Quy
tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Canada,...). Riêng đối với quy tắc “Giữ bí mật
thơng tin”, cần quy định rõ trường hợp khách hàng đồng ý cho luật sư tiết lộ thơng tin
thì phải thể hiện sự đồng ý đó bằng văn bản để phù hợp với quy định pháp luật hiện
hành. Ngoài ra, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cần nhanh chóng hồn chỉnh và
cho ban hành Quy định về xử lý kỷ luật đối với Luật sư trong trường hợp luật sư vi
phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, trong đó có sự vi phạm quy tắc “giữ
bí mật thơng tin”.34
Thứ ba, cần nâng cao ý thức tuân thủ “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam” của cá nhân luật sư. Mặc dù liên quan đến ý chí chủ quan
của luật sư, tuy nhiên việc nâng cao ý thức vẫn có thể thực hiện được thơng qua việc
thực hiện các hoạt động nhằm tạo động lực, phổ biến tầm quan trọng, giá trị đối với
bản thân luật sư khi chấp hành các Quy tắc đó. Một số hoạt động có thể kể đến như:
32

Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 19
(2021) LS Lê Kiều Hoa, “ Luật sư và nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khách hàng trong hành nghề luật 
 sư”, truy cập tại
/> px
34
(2014) Kiều Anh Vũ, “Vấn đề giữ bí mật thơng tin về khách hàng- Giới hạn và trách nhiệm của luật
sư”, truy cập tại
/>at-su-1694891.html
33



 

Tuyên truyền phổ biến các quy tắc đạo đức dưới dạng chương trình hội thảo; Tuyên
dương những cá nhân luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật tiêu biểu luôn tuân thủ và
thực hiện tốt các quy tắc đạo đức, nhận được phản hồi tốt của khách hàng; Tổ chức
các khóa đào tạo kỹ năng mềm, giải đáp thắc mắc cho những luật sư mới vào nghề
nhằm xử lý các tình huống trong mối quan hệ của luật sư với khách hàng, cơ quan tổ
chức có liên quan dựa trên tinh thần quy tắc đạo đức và ứng xử. 35

35

Tiểu luận Luật Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, truy cập tại
/> _nghi_hoan_thien_Tieu_Luan_Quy_Tac_Dao_Duc_Ung_Xu_Nghe_Nghiep_Cua_Luat_Su


 

KẾT LUẬN
Trong thực tế hoạt động của nghề luật sư nói chung, “giữ bí mật thơng tin về
khách hàng” vừa là nghĩa vụ pháp lý của luật sư vừa là quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp. Vấn đề này khơng có giới hạn về nội dung và đơi khỉ cả thời gian, đòi hỏi
sự chấp hành nghiêm túc từ phía luật sư, nhân viên cũng như cộng sự trong tổ chức.
Nếu vi phạm, ngồi việc chính luật sư phải chịu những trách nhiệm pháp lý cũng như
đạo đức, việc này cịn tạo tiền lệ xấu đến hình ảnh cũng như danh tiếng của luật sư
trong quá trình hành nghề sau này. Tuy nhiên, luật sư cũng cần sáng suốt để phán
đoán trong các trường hợp cụ thể để đưa ra các lựa chọn sáng suốt nhất, không bao
che mù quáng dẫn đến những hậu quả cực đoan.
Như vậy, để nghề Luật sư luôn xứng đáng được xã hội tơn vinh thì cần có một
đội ngũ Luật sư tự giác ý thức đạo đức nghề nghiệp của mình. Luật sư là một nghề
chuyên môn nhưng không phải là nghề kinh doanh thuần túy với mục đích chủ yếu là

đánh bóng tên tuổi để kiếm tiền. Luật sư phải bản lĩnh, độc lập, trung thực, tôn trọng
sự thật khách quan, khơng vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để
làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987
2. Pháp lệnh Luật sư năm 2001
3. Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012
4. Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
5. Bộ Luật dân sự 2015
6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
7. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017
8. Hiến pháp Việt Nam, ngày 28/11/ 2013
9.   Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

10. (2018) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất
bản Công an nhân dân.
11. Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính bổ trợ trong lĩnh vực tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
12. Solicitors’ Code of Conduct ( United Kingdom)
13. Lawyers: Conduct and Client Care-Rules 2008 ( New Zealand)
14. TS.Lê Mai Anh, Bài giảng “Những vấn đề chung về luật sư”.
15. Cambride
Dictionary,
truy
cập

ngày
01/12/2022
/>
tại

16. (2011) Bách khoa Toàn thư Việt Nam
17. (2021) Trần Thị Thu Hồi, “Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của
Luật sư – Cần lưu ý gì?”, truy cập ngày 02/12/2022 tại
/>18. (2014) Kiều Anh Vũ, “Vấn đề giữ bí mật thơng tin về khách hàng- Giới
hạn và trách nhiệm của luật sư”, truy cập ngày 02/12/2022 tại
/>19. Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư, Bộ Tư pháp
20. (2021) Stephen Lê, “Đạo đức nghề Luật sư tại Việt Nam”, truy cập ngày
03/12/2022
tại


 

/>21. (2021) LS Lê Kiều Hoa, “Luật sư và nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khách
hàng trong hành nghề luật sư”, truy cập ngày 03/12/2022 tại
/>ng-trong-hanh-nghe-luat-su.aspx
22. Tiểu luận Luật Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, truy
cập
ngày
03/12/2022
tại
/>ep-cua-luat-su/#22Mot_so_kien_nghi_hoan_thien_Tieu_Luan_Quy_Tac_ 
Dao_Duc_Ung_Xu_Nghe_Nghiep_Cua_Luat_Su




×