Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tư tưởng chính trị đạo gia, tự du nhập và ảnh hưởng đến đối tượng chính trị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.85 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐIẾN ĐẠO GIA...........3
1.1. Khái niệm chung............................................................................3
1.2. Sơ lược về các hệ thống tư tưởng lớn tại Việt Nam và phân biệt
giữ Đạo gia và Đạo giáo........................................................................4
1.2.1. Các hệ thống tư tưởng lớn tại Việt Nam.....................................4
1.2.2. Khác biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo............................................5
1.3. Lịch sử phát triển của tư tưởng Đạo gia ở Việt Nam.................5
1.4. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia tới sự hình thành, phát
triển lịch sử tư tưởng Việt Nam...........................................................8
II. THỰC TRẠNG.......................................................................................8
2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng trị quốc đạo gia................................8
2.2.1. Quan niệm của Đạo gia về “gia”, “quốc” và “trị quốc”..............8
2.2.2. Mục tiêu trị quốc trong quan niệm của Đạo gia..........................9
2.2.3. Đường lối trị quốc của Đạo gia.................................................10
2.2.4. Chủ thể trị quốc trong quan niệm của Đạo gia..........................10
2.2.5. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Đạo gia Việt
Nam.....................................................................................................12
2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng đạo gia đối với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay..............14
2.2.1. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay......................................................................................14

i


2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc đạo gia đối với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
.............................................................................................................15


2.3. Nguyên nhân của những ảnh hưởng tư tưởng trị quốc đạo gia
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay...............................................................................20
III. MỤC TIÊU VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM....................................................22
3.1. Phương hướng cơ bản..................................................................22
3.1.1. Nắm vững tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và những nguyên
tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền....................................................22
3.1.2. Gắn kế thừa, lọc bỏ với đổi mới, phát triển những giá trị của tư
tưởng trị quốc Đạo gia.........................................................................23
3.2. Một số giải pháp cụ thể................................................................23
3.2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn
với cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu do ảnh hưởng từ tư tưởng
trị quốc Đạo gia...................................................................................23
3.2.2. Phát huy những yếu tố tích cực từ học thuyết trị quốc của đạo
gia có sự tương đồng với tư tưởng pháp quyền tiên tiến của nhân loại
đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa................24
3.2.3. Khắc phục ảnh hưởng của tư tưởng tôn quân, trọng quan, gia
trưởng, chuyên quyền trong tư tưởng trị quốc của Đạo gia trên cơ sở
thực hành dân chủ, xây dựng kỷ cương xã hội....................................24
3.2.4. Khắc phục tâm lý coi thường pháp luật do ảnh hưởng từ tư
tưởng trị quốc của Đạo gia, kết hợp giáo dục đạo đức với ý thức tuân
thủ pháp luật trong xã hội....................................................................25
ii


3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong sạch, vững
mạnh, kết hợp với phát huy dân chủ và tôn trọng pháp luật...............25
KẾT LUẬN....................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................29

iii


MỞ ĐẦU
Đạo gia là một trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa
cổ đại. Nó ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến tư tưởng mà cả truyền thống văn
hóa của hầu hết các dân tộc châu Á. Sự hình thành và phát triển của trường
phái triết học Đạo gia gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà triết học lớn như
Lão Tử, Dương Chu và Trang Chu.
Đạo gia chia ra nhiều trường phái, tư tưởng của họ phong phú và đa
dạng nhưng đều thống nhất với nhau ở một điểm là bàn về lợi ích cao nhất
của cá nhân là gì? Làm thế nào để đạt tới lợi ích cho cá nhân? Triết học Đạo
gia nói chung đều chủ trương “vị ngã”.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân hướng đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng văn
minh", địi hỏi phải xem xét ảnh hưởng của những tư tưởng, lý thuyết chính
trị xã hội trong lịch sử, bởi chúng có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến
q trình ấy. Trong số đó, tư tưởng trị quốc Đạo gia có ảnh hưởng sâu đậm
đến con người Việt Nam và đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng mang tính hai mặt của tư tưởng trị quốc
Đạo gia đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay là do nhiều nguyên nhân khác nhau, chừng nào những ngun nhân
ấy cịn thì tư tưởng trị quốc Đạo gia sẽ còn ảnh hưởng ở những mức độ nhất
định. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Đạo gia đối với
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, từ
đó tìm ra ngun nhân, có phương hướng và giải pháp phù hợp để phát huy

ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó là vấn đề mang ý
nghĩa thực tiễn rõ rệt.
1


Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “
Tư tưởng chính trị đạo gia, tự du nhập và ảnh hưởng đến đối tượng
chính trị Việt Nam” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐIẾN ĐẠO GIA
1.1. Khái niệm chung
Đạo gia là một trong những trường phái triết học quan trọng nhất trong
thời kỳ bách gia chư tử của Trung Quốc. Những nhân vật đặt nền móng cho
trường phái này là Lão Tử, Trang Tử.
Sau khi nhà Tây Hán thành lập, những người lãnh đạo triều đại này như
Hán Cao Tổ, Hán Huệ Đế, Lã hậu và các đại thần như Trương Lương, Tiêu
Hà, Tào Tham, Trần Bình đều ủng hộ việc lấy tư tưởng của Đạo gia làm nền
tảng trị quốc, giảm thiểu sưu dịch, thuế má, khiến nhân dân từ nền chính trị hà
khắc của nhà Tần có thể an cư lạc nghiệp. Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế được ca
ngợi đã thừa hành đạo trị quốc của Hoàng Lão Đạo tới cực hạn, thời đại này
được ca tụng là "văn cảnh chi trị", quốc gia giàu có, bá tánh yên vui.
Sau đó, học giả Nho gia là Đổng Trọng Thư đề xướng chính sách "Độc
tơn Nho thuật" tới Hán Vũ Đế, các hồng đế kế tục cũng tiếp thu chính sách
này; Đạo gia từ đó khơng cịn là tư tưởng chủ lưu nữa. Về sau vào thời nhà
Tống, lý học của Trình Chu, tâm học của Lục Vương nổi lên, tư tưởng của
Đạo gia bị trộn lẫn với lý học, tư tưởng Đạo gia độc lập trên cơ bản khơng

cịn tồn tại nữa.
Đạo gia tuy rằng khơng cịn được chính quyền cơng nhận, nhưng vẫn
tiếp tục đóng một vai trị đáng kể trong quá trình hình thành tư tưởng quần
chúng tại Trung Quốc cổ đại. Ngụy Tấn huyền học, Tống Minh lý học đều lấy
tư tưởng Đạo gia phát triển mà thành. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung
Quốc cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ tư tưởng Đạo gia, thiền tông Trung
Quốc ở nhiều phương diện được tư tưởng Đạo gia dẫn dắt.

3


1.2. Sơ lược về các hệ thống tư tưởng lớn tại Việt Nam và phân biệt giữ
Đạo gia và Đạo giáo
1.2.1. Các hệ thống tư tưởng lớn tại Việt Nam
Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo du nhập vào Việt Nam và trải qua hàng
ngàn năm đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng Việt Nam.
Một là, Nho giáo cịn có tên gọi khác là Khổng giáo - một hệ thống đạo
đức, triết học học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử
đề xướng và được các môn đệ của ông phát triển với mục đích xây dựng một
xã hội hài hịa, trong đó con người ứng xử theo lẽ phải có đạo đức, đất nước
thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo du nhập vào nước ta rất sớm nhưng không phải là Nho giáo
nguyên thủy mà là Hán nho và Tống Nho. Các triều đại đầu tiên của Việt
Nam đều xa lạ với Nho giáo, phải đến thời kỳ nhà Lý, Trần thì Nho giáo mới
dần phát triển. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ IXX, trong hai triều đại Lê, Nguyễn
thì Nho giáo mới thống lĩnh tư tưởng văn hóa và để lại dấu ấn lớn trong quá
trình giáo dục, lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, Đạo gia du nhập vào nước ta từ khoảng cuối thế kỉ thứ II, chia
làm hai phái là nội tu và ngoại dưỡng nhưng phái nội tu phát triển hơn. Thời
kì phong kiến độc lập, các triều đại Đinh, Lê, lý, Trần đều coi trọng các đạo

sỹ không kém các tăng sư. Tới thời Lê Trung Hưng, Đạo gia bắt đầu suy
thoái, các đạo quán bị Phật giáo hóa và trở thành chùa.
Ba là, Phật giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập và truyền dạylà một trong tôn giáo lớn nhất, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và
số lượng phật tử đông đảo trên khắp thế giới. Đạo Phật được truyền bá vào
nước ta khoảng thế kỷ II SCN, chia làm hai hệ phái Phật giáo Bắc tông ở
miền Bắc và Nam tông ở miền Nam.

4


Phật giáo trong thời kì nhà Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần phát triển cực
thịnh, được coi là quốc giáo. Tuy nhiên, đến đời nhà Hậu Lê thì Phật giáo bị
suy thoái. Bước sang thế kỉ XX, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu ở các
đô thị miền Nam gắn với sự đóng góp của nhà sư Khánh Hịa, Thiện Chiếu.
Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc
thuộc và cả ba tơn giáo khơng bài trừ mà hài hịa, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo gia lo về thể xác con người, Phật giáo lo về
tinh thần, đời sống tâm linh kiếp sau của con người. Ba vị tổ sư của tam giáo
là Khổng Tử- Nho giáo, Lão tử - Đạo gia, Phật Thích Ca Mâu Ni- Phật giáo
đã in sâu trong tâm thức, đã được người Việt vận dụng một cách sáng tạo,
dung hịa để đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm và tâm linh của con người.
1.2.2. Khác biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo
Đạo gia một trường phái tư tưởng triết học, trong khi Đạo giáo là một
tôn giáo. Đạo gia hình thành vào thời Tiên Tần, tới cuối thời Đơng Hán, từ
"Hồng Lão" mới bắt đầu được liên kết với khái niệm sùng bái thần tiên. Có
một bộ phận học giả cho rằng, về bản chất Đạo gia rất ít có liên quan tới việc
sùng bái thần tiên; Lão Tử, Trang Tử đều lấy tâm thái bình thản mà đối diện
với cái chết. Đạo giáo tuy tôn Lão Tử làm tổ sư nhưng lại theo đuổi trường
sinh bất lão, đây là điều xung đột với tư tưởng triết học của Lão Tử. Thời
Đơng Hán, có học giả Đạo gia là Vương Sung đã viết tác phẩm "Luận hành",

phê phán trào lưu sùng bái thần tiên thời Hán mạt.
1.3. Lịch sử phát triển của tư tưởng Đạo gia ở Việt Nam
Thời kì Bắc thuộc từ năm 207 TCN-938 SCN, các cuộc Hán hóa diễn
ra trên lĩnh vực chính trị-xã hội, cùng với đó là sự truyền bá các học thuyết và
đưa chúng du nhập vào Việt Nam trong đó có Đạo gia. Đạo gia có tư tưởng
đối cực với Nho gia, cùng Nho gia ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và đời
sống tinh thần của người Việt ta
5


Cuối thế kỉ II, khi thiền tông Trung Quốc truyền sang Việt Nam thì Đạo
gia mới ảnh hưởng rõ rệt đến nhà tu hành Việt Nam. Giới trí thức Nho học
cũng bắt đầu tìm đến học thuyết này như là phương thức để cân bằng giữa con
người hành động và con người tư tưởng. Hoặc bất mãn với khi thời cuộc, họ
tìm đến Đạo gia để tỏ chí lánh đời. Giới trí thức Nho giáo tìm đến Đạo gia với
tư tưởng thoát tục, gần gũi cuộc sống tự nhiên. Tư tưởng phủ nhận danh lợi,
coi danh lợi là đầu mối hư ngụy của Lão Trang cũng được các nhà nho tiếp
nhận như là một cách thức bày tỏ cái trí thanh cao của mình.
Cũng trong thời kỳ này, Đạo gia dựa một cách thức vào Đạo của Lão
Tử và tôn ông làm giáo chủ cũng du nhập vào Việt Nam và trở thành một
trong Tam giáo có ảnh hưởng rất sâu đậm đến tư tưởng của người Việt, nhất
là dưới thời Đường với sự cai trị của thái thú Cao Biền và được thể hiện trong
nhiều tín ngưỡng dân gian. Ảnh hưởng rõ nét nhất của Đạo gia trong dân gian
chính là những tín ngưỡng, tục lệ thờ thần tiên, thờ cúng tổ tiên qua những
quan niệm về sinh tử và những nghi lễ thờ cùng đặc biệt như: mà chay, gọi
hồn... Khơng ít địa danh ở miền Bắc Việt Nam gắn liền với các vị thần, vị tiên
trong Đạo gia Trung Hoa, ví dụ như Động Tam Thanh thờ ba vị thiên tôn
trong Đạo gia (Lạng Sơn), đền Trấn Vũ thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ (Hà
Nội)…
Từ thế kỷ X trở về sau, tư tưởng Đạo gia khơng cịn được sự tá trợ

nhiều của đạo Phật để trở thành một thứ anh Hai trong gia đình Tam giáo
(Phật, Lão, Nho) như dưới thời Bắc thuộc, thời đạo Phật phát triển mạnh. Đạo
gia trong thời kỳ phong kiến nước ta đã bị đẩy dần xuống hàng thứ ba sau
Nho và Phật.
Trên phương diện triết học, tư tưởng của Đạo gia trong thời phong kiến
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến giới tri thức khi tạo ra cảm hứng tiêu dao.
Ngoài thời kỳ làm quan lập danh thì họ lui về ở ẩn. Thú vui của họ là an bần
lạc đạo, vui thỏa trong cảnh tiêu dao, thanh nhàn, rời xa công danh phú quý.
6


Minh chứng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhà nho tiêu
biểu cho tầng lớp Nho sĩ, cũng là những người đóng góp rất tích cực trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lựa chọn con đường ẩn dật, thong thả
tiêu dao kết bạn với thiên nhiên, xem đó là hạnh phúc để nghỉ ngơi thân xác,
thanh thản tâm hồn sau những năm tháng tận lực cho triều đình phong kiến.
Có những nhà nho lại buộc phải lựa chọn con đường ẩn dật vì bất mãn
và bất lực khi khơng thể thích ứng với cục diện xã hội, họ tìm thấy tư tưởng
Đạo gia để làm niềm an ủi bản thân như Phùng Khắc Khoan cũng từng là nho
sĩ quan liêu nhưng rồi cũng lựa chọn con đường ẩn dật giữa thời cuộc hỗn
loạn của cuộc chiến tranh Lê - Mạc.
So với thời kỳ Bắc thuộc, nhìn chung vai trò của tư tưởng Đạo gia ở
Việt Nam lúc sâu đậm nhưng cũng dần bị lu mờ. Tuy nhiên, với Đạo gia thì
ngược lại nhờ dung hợp được với tín ngưỡng và phong tục tập quán bản địa,
Đạo gia ngày càng được hoan nghênh được thể hiện khi vào thời kỳ phong
kiến, việc thánh hóa các vị thần bản địa chính là các yếu tố được sử dụng để
thống nhất tín ngưỡng của các địa phương, hiện tượng này có biểu hiện rất đa
dạng, ví dụ như Trần Hưng Đạo được coi là có tài trừ tà ma cứu nạn cho dân
nên được tôn là Đức Thánh Trần; Liễu Hạnh được coi là nàng tiên có nhiều
phép thần thông luôn phù hộ cho dân nên được tôn là Bà Chúa Liễu. Trong

tâm thức dân gian, Thánh và Chúa ln sóng đơi bên nhau.
Hay ngay từ thời Lý Trần, đã xuất hiện những Đạo sĩ lừng danh như
Thông Huyền, Hoàn Nguyên, Huyền Vân. Đặc biệt về sau đã xuất hiện cuốn
Kê song xuyết thập mà hậu thân của nó là Hội chân biên ghi lại sự tích 27 vị
“tiên Việt Nam” qua 25 truyền thuyết Đạo gia, trong đó có 13 tiên ơng và 14
tiên nữ, với các Đạo tổ, Chân nhân, Thánh Mẫu, Tiên Nương, Tiên nữ...

7


Đến nay, Đạo gia cơ bản đã khơng cịn phát triển và được biết đến
nhiều nhưng nhìn chung vẫn đóng vai trị đáng kể trong q trình hình thành
tư tưởng ở Việt Nam.
1.4. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia tới sự hình thành, phát triển lịch
sử tư tưởng Việt Nam
Đạo gia được truyền bá vào nước ta sau Nho giáo và Phật giáo. Đạo gia
được truyền bá vào Việt Nam đã có lúc trở thành một tơn giáo độc lập như
dưới triều đại Lý, Trần. Nhưng sau đó, hiện tượng dung hợp Đạo gia với Phật
giáo và Nho giáo đã diễn ra. Đến thời Lê, Đạo gia nhanh chóng kết hợp với
Phật giáo, đa số đạo quán biến thành Phật tự, đạo sĩ, đạo kinh đều bị mai một.
Đến thời Nguyễn, khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội,
được nhà Nguyễn trọng dụng và được tơn vinh là “quốc giáo” thì Đạo gia gần
như mất hẳn trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam, danh từ Đạo gia
đã khơng cịn được người đời nhắc đến nhiều. Trong suốt tiến trình phát triển
của dân tộc, cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo gia có ảnh hưởng khơng
nhỏ trong đời sống tinh thần, truyền thống và văn hóa của dân tộc ta, đặc biệt
trong đời sống của những người dân lao động. Trong buổi đầu truyền bá vào
nước ta, Đạo gia đã tìm thấy những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu. Sự
sùng bái ma thuật, phù phép, bùa chú… của người Việt cổ, đã trở thành mảnh
đất màu mỡ cho sự gieo mầm của Đạo gia. “Vì vậy, dễ hiểu là tại sao Đạo gia,

trước hết là Đạo gia phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hịa quyện dễ
dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức khơng cịn ranh giới”. “Nó
như có sẵn miếng đất thân thuộc, dân không học đã hay”. Ảnh hưởng rõ nét
nhất của Đạo gia trong dân gian Việt Nam chính là tục thờ thần tiên.

8


II. THỰC TRẠNG
2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng trị quốc đạo gia
2.2.1. Quan niệm của Đạo gia về “gia”, “quốc” và “trị quốc”
Trong quan niệm của các nhà Đạo, gia (nhà), quốc (nước) và thiên hạ là
những loại hình đồng dạng, giống nhau về bản thể và tính chất, chỉ khác về
phạm vi và qui mô lớn nhỏ. Nước là sự mở rộng qui mô của nhà, thiên hạ là
sự mở rộng về qui mơ của nước. Điều đó đã được Mạnh Tử khái quát: "Thiên
hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà" (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại
gia – Mạnh Tử, Ly lâu, thượng). Do đó, muốn bình thiên hạ phải trị được
quốc, muốn trị được quốc trước hết phải yên được nhà.
Đạo gia bàn về nước nhưng khơng bàn từ góc độ sản xuất vật chất mà
chủ yếu bàn từ góc độ chính trị, đứng trên phương diện đạo đức, chính trị để
nhìn nhận, phán xét. Vì thế, về thực chất, nó chủ yếu quan tâm đến vấn đề trị
quốc, cố gắng đi tìm con đường, cách thức cai trị đất nước và đào tạo chủ thể
làm nhiệm vụ đó nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng một mơ hình xã hội
lý tưởng. Điều đó được thể hiện khá rõ trong ba cương lĩnh và bát điều mục
của sách Đại học, một tác phẩm quan trọng cấu thành bộ Tứ thư của Đạo gia.
“Trị quốc”, theo Đạo gia, là làm cho đất nước yên ổn, an bình. Đấy là quan
niệm, đồng thời là chủ trương của Đạo gia. Muốn trị quốc được thì trước đó
phải tề gia, tức là sửa sang, chỉnh đốn việc nhà. Đạo gia lý giải tiếp: muốn tề
gia thì phải tu thân, tức là sửa mình thành người tốt.
2.2.2. Mục tiêu trị quốc trong quan niệm của Đạo gia

Mục tiêu cao nhất của Đạo gia nói chung, tư tưởng trị quốc Đạo gia nói
riêng là nhằm tìm kiếm mơ hình xã hội lý tưởng để thay thế cục diện đương
thời. Mơ hình xã hội lý tưởng với tư cách là mục tiêu trị quốc của Đạo gia
mang những nét đặc trưng cơ bản sau:
Một là, xã hội ổn định, có trật tự tơn ti theo đúng chuẩn mực của từng
mối quan hệ.
9


Hai là, xã hội lý tưởng phải đảm bảo cho con người có đời sống vật
chất tương đối đầy đủ, thực hiện nguyên tắc phân phối quân bình.
Ba là, xã hội lý tưởng phải là xã hội có đạo đức, coi trọng giáo dục đạo
đức cho mọi người.
2.2.3. Đường lối trị quốc của Đạo gia
Để thực hiện mục tiêu trị quốc là hướng đến xây dựng một mơ hình xã
hội lý tưởng với những đặc trưng cơ bản nêu trên, Đạo gia đề xuất con đường
để thực hiện mục tiêu đó với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, muốn trị được nước, trước hết những chủ thể trị quốc, những
con người tham gia chính sự phải tu được thân và tề được gia để làm gương
cho dân chúng.
Thứ hai, dùng đức để trị quốc kết hợp với sử dụng pháp luật và hình
phạt khi cần thiết.
Thứ ba, phải dưỡng dân, giáo dân và làm cho dân tin.
Vậy là, theo các đại biểu sáng lập Đạo gia, trong việc trị quốc, quản lý
chính sự quốc gia phải chú trọng ni dưỡng dân, làm cho dân giàu lên, mở
mang trí tuệ, trở nên có văn hóa, văn minh, và phải làm cho dân tin tưởng vào
người có vai trị cầm quyền trị quốc.
2.2.4. Chủ thể trị quốc trong quan niệm của Đạo gia
Quan niệm của Đạo gia về chủ thể trị quốc thể hiện mong ước về
những con người có khả năng bình ổn xã hội, đảm đương được các cơng việc

của quốc gia, xã tắc. Có thể hình dung quan niệm về chủ thể trị quốc của Đạo
gia là những bậc vua thánh tôi hiền, mang phẩm chất của những mẫu hình lý
tưởng như kẻ sĩ, quân tử, thánh nhân.
Thứ nhất, những phẩm chất của kẻ sĩ.
Thứ hai, những phẩm chất của bậc quân tử.
10


Thứ ba, phẩm chất của những bậc thánh nhân.
Tóm lại, qua nghiên cứu sự hình thành và những nội dung cơ bản của
tư tưởng trị quốc trong Đạo gia Trung Quốc, có thể rút ra một số nhận định
sau:
Một là, mặc dù trong tư tưởng trị quốc của Đạo gia Trung Quốc ra đời
trong bối cảnh lịch sử cách ngày nay hơn 2000 năm, song nó chứa đựng
những giá trị lịch sử không thể phủ nhận. Tiêu biểu là:
Thứ nhất, về mục tiêu trị quốc, Đạo gia đã nhận thấy vai trò quan trọng
của đời sống vật chất, của đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với việc duy
trì ổn định trật tự xã hội. Nó quan tâm đến việc tạo lập các mối quan hệ giữa
người với người từ gia đình đến xã hội theo những chuẩn mực cụ thể, đề cao
trách nhiệm của con người trong cuộc sống.
Thứ hai, về đường lối trị quốc, mặc dù đề cao vai trò của đạo đức, chủ
trương dùng đức để trị quốc, song Đạo gia cũng đã nhận thấy vai trò và tầm
quan trọng nhất định của pháp luật, chủ trương việc trị quốc phải có pháp luật
và hình phạt khi cần thiết. Mặt khác, trong tư tưởng trị quốc Đạo gia, dân
được coi trọng, được quan tâm, chăm lo, làm cho giàu lên cả về vật chất và
tinh thần. Nó chú trọng đồng thời cả lương thực, binh lực, tài năng, trí tuệ,
đạo đức của con người, niềm tin của con người vào chủ thể trị quốc, coi niềm
tin (chữ tín) này là quan trọng nhất. Đạo gia đã nhận thấy được vai trò quan
trọng của dân, xem dân là gốc của nước.
Thứ ba, về chủ thể trị quốc, Đạo gia hướng đến những mẫu người lý

tưởng như kẻ sĩ, đại trượng phu, quân tử, thánh nhân. Nó yêu cầu người trị
quốc, tham gia chính sự phải là những con người có đạo đức, có tài năng,
được đào tạo và khơng ngừng nỗ lực tự tu dưỡng. Đó cịn phải là những con
người vì dân, biết dưỡng dân, giáo dân, sai khiến dân hợp thời và làm cho dân

11


tin. Nó phê phán, lên án người cầm quyền xa dân, phản dân, độc ác, tàn bạo,
hoang dâm vô đạo.
Hai là, bên cạnh những giá trị cần được ghi nhận, khẳng định, tiếp thu
để phát triển, tư tưởng trị quốc của Đạo gia Trung Quốc không tránh khỏi
những hạn chế bởi hoàn cảnh thời đại:
Thứ nhất, xã hội lý tưởng trong quan niệm về mục tiêu trị quốc của
Đạo gia phản ánh những mơ ước của các nhà đạo trong bối cảnh lịch sử đầy
hỗn loạn song nó mang tính ảo tưởng, chưa có cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực
của nó. Xã hội đại đồng trong mong ước của các đại biểu Đạo gia, như có
người nhận định, là một dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng phương
Đông.
Thứ hai, trong quan niệm về đường lối trị quốc, có lúc các tác giả Đạo
gia tỏ ra mâu thuẫn và sai lầm khi bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp
luật, giữa việc làm giàu và việc thực hành nhân nghĩa, quan niệm “không nên
xem tài sản là lợi ích” mà chỉ “nên xem nhân nghĩa là lợi ích” trong đạo trị
quốc. Mặc dù nhận thấy vai trò của đời sống vật chất song về cơ bản, Đạo gia
coi trọng "vi nhân" hơn "vi phú"; nhận thấy sự cần thiết của pháp luật và hình
phạt nhưng Đạo gia nhấn mạnh, đề cao đến mức tuyệt đối hóa vai trị của
"đức" mà chưa thấy hết vai trị, vị trí quan trọng của "pháp".
Thứ ba, trong quan niệm về chủ thể trị quốc, Đạo gia chủ yếu nhấn
mạnh và đề cao vai trò của nam giới với những mẫu hình lý tưởng được vẽ ra
mà chưa nhận thức và quan tâm đúng mức đến vai trị, đóng góp to lớn, quan

trọng của phụ nữ. Đôi chỗ, học thuyết ấy còn thể hiện sự coi thường phụ nữ,
nhất là trong các giai đoạn Hán Nho, Tống Nho sau này. Mặt khác, học thuyết
ấy cũng chưa đánh giá đúng mức vai trị quan trọng của tuổi trẻ trong xã hội,
nó đề cao, coi trọng người già và tri thức kinh nghiệm hơn sự đổi mới, sáng
tạo đột phá.
12


2.2.5. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Đạo gia Việt Nam
Một là, quốc gia độc lập, thái bình, giàu mạnh, trường tồn là mục tiêu
trị quốc mà các đại biểu Đạo gia Việt Nam hướng tới. Điều đó được thể hiện
qua những áng thơ văn bất hủ, để lại ấn tượng sâu sắc cho muôn đời sau.
Hai là, về đường lối trị quốc trong quan niệm của Đạo gia Việt Nam.
Ba là, về chủ thể trị quốc trong quan niệm của Đạo gia Việt Nam.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu về q trình du nhập, nội dung của tư tưởng
trị quốc trong Đạo gia Việt Nam, có thể rút ra một số nhận định khái quát sau:
Một là, Đạo gia nói chung, tư tưởng trị quốc Đạo gia nói riêng du nhập
Việt Nam những năm đầu công nguyên không phải theo con đường giao lưu
văn hóa bình thường mà có phần mang tính cưỡng bức bởi nó gắn với sự xâm
lược của đội quân viễn chinh phương Bắc. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ xây
dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, tư tưởng trị quốc Đạo gia đáp ứng
được những đòi hỏi nhất định của q trình ấy nên nó được các triều đại
phong kiến Việt Nam chủ động tiếp thu, sử dụng.
Hai là, khi vào Việt Nam, Đạo gia cùng các nội dung của nó, trong đó
có tư tưởng trị quốc khơng cịn ngun dạng lúc ban đầu của Đạo gia tiên Tần
mà đã được nhào nặn qua thời Hán, Tống. Hơn nữa, dưới sự tác động của
nhiều nhân tố khác nhau mà khi du nhập Việt Nam, nó cũng có sự biến đổi để
có thể thích nghi và tồn tại trên mảnh đất mới, với những điều kiện, hoàn cảnh
mới. Những nội dung của tư tưởng trị quốc trong quan niệm của các Đạo gia
Việt Nam tuy không phải là sự đoạn tuyệt, khơng liên quan gì tới Đạo gia

Trung Quốc, nhưng cũng không phải chỉ là sự tán dương, sao chép máy móc.
Do yêu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể mà nó được tiếp
nhận, vận dụng và đồng thời được bổ sung thêm bằng tổng kết thực tiễn đất
nước cũng như truyền thống văn hóa của người dân bản địa. Chính điều đó
tạo nên những nét khác biệt trong tư tưởng trị quốc của Đạo gia Việt Nam:
13


Thứ nhất, quan niệm về xã hội lý tưởng trong mục tiêu trị quốc Đạo gia
vẫn là cơ sở, đóng vai trị định hướng cho mục tiêu chính trị của Đạo gia Việt
Nam qua các giai đoạn của thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ,
song do lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước nên
vấn đề xây dựng quốc gia độc lập, thống nhất, ngang hàng với quốc gia
phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ dân tộc là điều mà các triều đại cũng
như các Đạo gia Việt Nam yêu nước mong mỏi.
Thứ hai, cũng chủ trương trị quốc bằng đường lối đức trị, lấy các chuẩn
mực đạo đức để cai trị xã hội, song trong quan niệm của Đạo gia Việt Nam,
những chuẩn mực và qui phạm đạo đức như nhân, nghĩa, trung, hiếu... đã
được bổ sung bằng các yếu tố của văn hóa truyền thống dân tộc nên nó gần
gũi với người dân hơn, ít khắt khe và khắc nghiệt hơn so với những qui phạm
đạo đức của Đạo gia thời Hán, Tống. Những nội dung của tư tưởng trị quốc
Đạo gia cũng là chỗ dựa và là cơ sở cho việc xây dựng chính sách khoa cử
đào tạo nhân tài và chế định pháp luật nhằm củng cố ngôi vua, ổn định trật tự
xã hội. Các bộ luật dưới chế độ phong kiến Việt Nam suy cho cùng vẫn là sự
thể hiện ý chí và là công cụ của giai cấp phong kiến thống trị, duy trì và bảo
vệ các quan hệ xã hội theo những chuẩn mực Đạo gia, nhưng do ảnh hưởng
của những yếu tố truyền thống dân tộc mà phần nào bớt đi tính chất khắc
nghiệt so với luật pháp Trung Hoa thời phong kiến.
Thứ ba, những yêu cầu về phẩm chất của người cầm quyền trong quan
niệm của các Đạo giaViệt Nam qua các thời kỳ mặc dù cũng dựa trên các

chuẩn mực và yêu cầu của Đạo gia, song nó gắn với những yêu cầu, đòi hỏi
của đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Những người cầm
quyền gần dân, vì dân, biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên
hết, hy sinh vì độc lập dân tộc và sự tồn vong của giống nòi người Việt luôn
được sử sách ngợi ca và nhân dân tôn thờ, tưởng nhớ.

14


2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng đạo gia đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng ngày càng được thể hiện rõ
qua các Văn kiện Đại hội thời kỳ đổi mới. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cần được xây dựng, đó là một tất yếu lịch sử. Tính tất yếu
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định bởi
những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bước phát triển tiến
bộ, cao nhất của các kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thật sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nó là nhà nước
ưu việt, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại.
Thứ hai, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật, bảo đảm tính tối thượng của pháp luật, địi hỏi mọi người
dân trong xã hội từ người đứng đầu nhà nước đến dân thường cùng phải chấp
hành pháp luật, cùng bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam nữ, dân
tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Thứ ba, lãnh đạo nhà nước này là Đảng Cộng sản - đảng của giai cấp

công nhân đại diện cho quyền lợi chính đáng của tồn dân tộc, bao gồm
những con người ưu tú, tiên tiến nhất trong lực lượng tiên tiến, cách mạng của
cả nước.
Thứ tư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có khả năng đồn kết,
tập hợp được toàn bộ dân tộc thành một khối vững chắc để xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
15


Thứ năm, sự tồn tại của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khơng
nhằm mục đích duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của nhà nước, mà đó chỉ là bước
quá độ để đi đến xóa bỏ giai cấp, nhà nước, làm cho xã hội tiến lên giai đoạn
tiến bộ, văn minh
2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc đạo gia đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng tích cực của tư tưởng trị quốc Đạo gia đối với việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Một là, tư tưởng trị quốc Đạo gia có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực
trong việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia
đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương.
Như đã luận chứng, mục tiêu trị quốc theo quan niệm, chủ trương của
Đạo gia là “khiến cho đất nước yên ổn”. Xã hội ổn định, có trật tự là mong
ước của các Đạo gia, và để có một xã hội như thế thì địi hỏi phải coi trọng
giáo dục đạo đức, làm cho con người sống có đạo đức, có tinh thần trách
nhiệm với gia đình, cộng đồng. Mặc dù Đạo gia khơng hồn tồn phủ nhận
vai trị của pháp luật và tầm quan trọng của hình phạt nhưng trong suy nghĩ
của các thánh hiền đạo Nho, khiến cho người ta sợ hãi mà tuân theo sẽ không
lâu bền bằng việc dùng đức để cảm hóa.
Hai là, tư tưởng trị quốc Đạo gia có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực
trong việc xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Trong tư tưởng trị quốc của Đạo gia, chủ trương nhằm bảo đảm cho
người dân có đời sống vật chất, tinh thần tương đối đầy đủ, coi trọng việc
“dưỡng dân” có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực nhất định của nó. Khổng Tử
biểu dương, đồng thời nhắc nhở người cầm quyền phải chú trọng việc chăm
nuôi dân, và chính ơng cũng rất quan tâm việc đó. Mạnh Tử, người bổ sung,
phát triển Khổng giáo, tỏ ra phê phán, lên án mạnh mẽ người cầm quyền “thi
hành chính sách hung bạo, đang tâm để dân chết đói”. Hầu chuyện vua Tề
16


Tuyên Vương, Mạnh Tử đã nói: “bậc vua hiền sáng suốt nên định mức sao
cho dân trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi vợ con; năm được mùa thì
cả năm no đủ, năm mất mùa thì khơng đến nỗi chết đói chết rét”. Mạnh Tử
nói thêm và nhấn mạnh, nhà vua phải “chăm lo cho người già được mặc áo
lụa, được ăn thịt cá, trăm họ thoát khỏi cảnh đói rách”, làm được như vậy thì
trị quốc mới được thịnh vượng.
Ba là, tư tưởng trị quốc Đạo gia có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong
việc đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn
với nhu cầu của đất nước trong những giai đoạn cụ thể.
Qua những luận điểm trên cho thấy, học thuyết trị quốc trong Đạo gia
không chỉ đề xuất quan niệm, chủ trương mà cịn có u cầu rất nghiêm khắc
với các nhân vật là chủ thể trị quốc, nhất là những người ở địa vị cao nhất
phải là tấm gương sáng về đạo đức cho quần chúng nhân dân noi theo, các
bậc vua hiền mà không như vậy thì dân khơng nghe theo, đó là điều chắc
chắn.
Vấn đề về chủ thể trị quốc trong Đạo gia trên đây cho thấy có những
biểu hiện tương đồng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại văn kiện Nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh viết:
Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là
một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta… Trong lịch sử

đấu tranh của Đảng và trong mọi hoạt động hàng ngày, nhất là trên mặt trận
chiến đấu sản xuất, rất nhiều cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu,
gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ
vang
Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Đạo gia đối với việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Một là, tư tưởng địa vị, ngơi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ.
17



×