Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.21 KB, 99 trang )

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Bộ giáo dục và đào
tạo
trờng đại học thể dục thể thao bắc ninh

trần minh khơng
lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ
chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật
bơi trờn sấp
cho sinh viên khoa thể dục thể thao
trờng đại học s phạm thái nguyên
Chuyên ngành: giáo dục thể chất
Mã số: 60.81.01
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục


Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. nguyễn văn trạch
1
B¾c Ninh - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan ngoài những nội dung được trích dẫn trong các tài liệu
tham khảo được liệt kê ở phần danh mục tài liệu tham khảo, công trình nghiên
cứu này là của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu là trung thực và chưa có ai công
bố và xuất bản trong bất kỳ hình thức nào.
Tác giả
Trần Minh Khương
2

1. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTBT: Bài tập bổ trợ
CT/TW: Chỉ thị trung ương
NĐ/CP: Nghị định Chính phủ
NXB: Nhà xuất bản
GDTC: Giáo dục thể chất
TDTT: Thể dục thể thao
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
2. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT
Cm: Centimét
G: gam
Kg: Kilôgam

M: mét
S: Giây
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2. Nhiệm vụ, vai trò của BTBT trong dạy học TDTT
1.3. Đặc điểm kỹ thuật kiểu bơi trườn sấp
1.4. Đặc điểm quá trình hình thành kỹ thuật trong môn Bơi lội
1.5. Các quy luật biến đổi hoạt động chức năng sinh lý cơ thể
1.6. Các yếu tố chi phối hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ

trong dạy bơi
1.7. Các xu thế cơ bản trong phát triển và sử dụng hệ thống bài
tập chuyên môn khi dạy Bơi.
Chương 2. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng các bài tập bổ
trợ trong dạy bơi cho sinh viên khoa GDTC Đại học Thái Nguyên
3.1. Thực trạng các điều kiện phục vụ dạy bơi của khoa GDTC
Đại học Thái Nguyên
3.2. Thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ trong dạy bơi trườn sấp

của các giáo viên khoa GDTC trường Đại học Thái Nguyên
3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng các bài tập bổ trợ dạy bơi trườn
sấp truyền thống của khoa GDTC Đại học Thái Nguyên
Chương 4. Xây dựng và đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài
tập bổ trợ trong dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa GDTC Đại
học Thái Nguyên
4.1. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ trong dạy bơi
trườn sấp cho sinh viên khoa GDTC Đại học Thái Nguyên
4.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ đã xây
dựng trong dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa GDTC Đại học
Thái Nguyên
Kết luận và kiến nghị

Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa xã hội Thế giới.
Nó được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn cuộc sống lao động
sản xuất và chiến đấu lâu dài của loài người. Sau khi đã trở thành một hiện
tượng văn hóa, thể dục thể thao lại có tác dụng ngược trở lại thúc đẩy sự phát
triển thể chất, bảo vệ và nâng cao sức sản xuất và góp phần làm phong phú cuộc

sống văn hóa tinh thần của loài người.
Bơi lội là một trong những môn thể thao cơ bản của loài người, từ lịch sử
phát sinh phát triển của môn Bơi lội ta có thể nhận thấy: Từ xa xưa cách đây
khoảng 5000năm, loài người khi còn đang sống trong chế độ nguyên thủy, nô lệ
đã biết sáng tạo ra các vận động ở dưới nước để làm thành một phương tiện rèn
luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, săn bắt động vật dưới nước kiếm sống và góp
phần chống lại hiểm họa sông nước, bảo vệ cuộc sống và các thành quả lao
động.
Do tính thực dụng rất cao của các hoạt động bơi lặn dưới nước, do nhu
cầu thực tiễn sinh tồn phát triển của loài người và do tính thông minh sáng tạo
của loài người; Loài người đã bắt chước các họat động trên không và dưới nước
của các loài sinh vật như bươm bướm, cá heo, ếch…. để sáng tạo ra các kiểu bơi

lặn khác nhau, làm phong phú đa dạng các phương tiện giải trí và rèn luyện sức
khỏe dưới nước.
Đặc biệt từ khi Olympic hiện đại ra đời (năm 1896) đến nay đã trải qua
hơn 110 năm; Thời gian quá ngắn ngủi so với lịch sử, song do tính đua tranh
mạnh mẽ và sức hấp dẫn to lớn của môn thể thao này mà đến nay đã phát triển
thành một môn thi đấu chính thức của Olympic. Với số bộ huy chương 34 bộ,
đứng vị trí thứ ba trong các môn thể thao có nhiều bộ huy chương của đại hội
Olympic. Chính do tổng số bộ huy chương lớn đó mà nhiều nhà chiến lược phát
triển thể thao thành tích cao của thế giới nhận định rằng: “Nếu nước nào chiếm
ưu thế về số huy chương ở một trong ba môn Thể dục, Điền kinh, Bơi lội thì
nước đó cũng dễ dàng giành được vị trí hàng đầu của Đại hội Olympic”. (Tạp
6

chí Bơi lội thế giới 6/94). Thực tế này đã được các nước Mỹ, Trung Quốc, Nga,
Đức chứng minh. Với thành tích thi đấu xuất sắc ở môn Bơi đã giúp các nước
này giành thứ hạng nhất, nhì, ba của nhiều kỳ đại hội Olympic.
Việt Nam là một quốc gia ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lợi thế có
chiều dài hơn 3000km bờ biển, trên 3100 con song, rạch lớn nhỏ và hàng ngàn
ao hồ; Thời tiết ở một số vùng miền Trung và miền Nam ấm áp có thể bơi được
quanh năm... Tất cả các lợi thế này giúp cho Bơi lội nước ta có tiềm năng phát
triển tốt. Thực tế cũng đã chứng minh Bơi lội cũng đã phát triển rất sớm ở Việt
Nam đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
đất nước ta chống lại hàng chục các cuộc xâm lược của ngoại bang. Về mặt thể
thao thành tích cao, môn bơi lội thể thao mặc dù du nhập vào Việt Nam tương
đối muộn (1928) song cũng có những thời kỳ VĐV bơi lội nước ta đã từng giành

được những tấm huy chương vàng, bạc, đồng ở các đấu trường quốc tế: như năm
1966 ở tiểu Ganefo châu Á, VĐV bơi đã giành được 7 tấm huy chương.
Trong những năm gần đây, bơi lội của nước ta cũng đã bước đầu có sự
khởi sắc. VĐV Nguyễn Hữu Việt lần đầu tiên giành được tấm huy chương vàng
ở Seagames 23 tại Philippin. Tuy vậy để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa
môn bơi lội thể thao thành tích cao, nhất thiết phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa
phong trào bơi lội quần chúng nhất là bơi lội thể thao ở các trường trung - tiểu
học nhằm làm nền tảng cho việc tuyển chọn đào tạo VĐV bơi lội xuất sắc.
Chính vì vậy việc đào tạo giáo viên bơi để phát triển môn bơi lội ở trường trung
- tiểu học có ý nghĩa chiến lược quan trọng của thể thao nước nhà.
Khoa TDTT trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên là một chiếc nôi đào tạo
các giáo viên trong đó có các giáo viên dạy bơi cho các trường trung, tiểu học

khu vực miền núi và Trung du các tỉnh miền Bắc. Trong nhiều năm qua, trường
đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên, trong đó có hàng trăm giáo viên có thể
giảng dạy huấn luyện bơi. Hiện nay nhà trường có 1 bể bơi hiện đại và các cơ sở
vật chất đáp ứng tốt việc đào tạo giáo viên bơi. Tuy vậy, chất lượng dạy bơi của
khoa TDTT trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên vẫn còn ở mức độ khiêm tốn.
7
Quan sát quá trình dạy bơi, đặc biệt là trong dạy bơi kiểu bơi trườn sấp cho sinh
viên, chúng tôi phát hiện thấy hầu hết giáo viên sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ
trong dạy bơi còn quá đơn điệu, nặng về sử dụng các bài tập dẫn dắt. Mặt khác
đối với đối tượng sinh viên miền núi có tới 80 % sinh viên nam và khoảng 95%
sinh viên nữ trước khi nhập trường còn chưa biết bơi mà nếu các giáo viên triển
khai các bài tập làm quen với thở quá muộn, ít sử dụng các bài tập tạo tư thế

đúng trong nước, chưa chú trọng kết hợp tập các bài tập bổ trợ với dụng cụ chân
vịt bàn quạt... Vì vậy, hầu như chỉ có khoảng 50-60% sinh viên thi qua lần đầu.
Kết thúc môn bơi vẫn có trên 10% nợ bơi.
Xuất phát từ nhu cầu bức xúc về chất lượng dạy bơi cho sinh viên khoa
TDTT trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật
bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên”
Về mảng đề tài này đã có một số tác giả nghiên cứu như: Nguyễn Thị
Minh Hà - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập dẫn dắt dạy bơi trườn cho
VĐV nhi đồng 7 - 8 tuổi Hà Nội hoặc một số sinh viên như: Nguyễn Văn Như,
Nguyễn Thị Hải... nghiên cứu về ứng dụng một số bài tập để hoàn thiện kỹ thuật

bơi trườn, bơi bướm cho VĐV nhi đồng Hải Phòng, Ninh Bình...
Song hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập bổ
trợ chuyên môn trong dạy bơi cho sinh viên, nhất là sinh viên trình độ ban đầu
hầu như chưa biết bơi ở khu vực miền núi.
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu
là:
Mục đích nghiên cứu: Thông qua tổng hợp phân tích cơ sở lý luận và
khảo sát đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn của các
giáo viên trong và ngoài trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên trong giảng dạy
kỹ thuật bơi trườn sấp cho sinh viên sẽ nghiên cứu lựa chọn xây dựng hệ thống
8
các bài tập bổ trợ chuyên môn có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy bơi

cho sinh viên khoa TDTT trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên. Đề tài
xác định 2 mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ
chuyên môn trong giảng dạy bơi trườn sấp của khoa TDTT Trường ĐH Sư
phạm Thái Nguyên.
Mục tiêu 2: Lựa chọn xây dựng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ
trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật bơi trườn sấp cho sinh viên khoa
TDTT Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên.
Đ ối tượng nghiên cứu: là các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy
kiểu bơi trường sấp cho nam nữ sinh viên Khoa TDTT.
Khách thể của đối tượng nghiên cứu là 36 sinh viên nam và 24 sinh viên

nữ của khoá 40 trường Đại học Sư phạm Thái nguyên.
Giả thiết khoa học: Kết quả học tập thực hành của học sinh phụ thuộc rất
lớn vào nội dung và phương pháp giảng dạy của người thầy. Vì vậy nếu ta lựa
chọn được hệ thống bài tập bổ trợ khoa học hợp lý sẽ nâng cao được hiệu suất
phương pháp bài tập của giáo viên. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả học tập
môn bơi trườn sấp của sinh viên Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1.1.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao

Theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép
(Nga), Lý Văn Tĩnh (Trung Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)...
thì khái niệm về kỹ thuật thể thao có thể được hiểu là: “Cách thức giải quyết
nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả cao nhất, trong đó những cách thức
giải quyết nhiệm vụ vận động chính là cách thức xếp sắp tổ chức và thực hiện hệ
thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động”. [16], [25], [46].
Cũng theo các nhà khoa học trên thì trong TDTT bất kỳ hoạt động vận
động nào cũng được xác định nhiệm vụ vận động tức là một mục đích nào đó
mà hoạt động phải đạt được. Ví dụ, quạt tay trong bơi lội phải tạo ra được sức
kéo sức đẩy lớn giúp cho cơ thể lao nhanh ra trước... Trong hoạt động TDTT bất
cứ 1 hành vi vận động nào đó thông thường gồm hàng loạt các vận động nhỏ
(gọi là cử động) được xếp sắp theo trật tự và hệ thống nhất định. Cách thức thực

hiện hành vi vận động chính là việc tổ chức các hoạt động động tác theo 1 trật tự
kiểu cách nhất định được dựa trên nhiệm vụ vận động, các quy luật, các điều
kiện khách quan và chủ quan khi thực hiện vận động. Trong thực tế vận động,
rất nhiều trường hợp mặc dù có cùng nhiệm vụ vận động, song lại có những
cách thức thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân của VĐV. [16],
[25].
Trong thực tiễn thể thao, kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn
thiện. Sự tìm tòi khám phá khoa học về các quy luật vận động của cơ thể, các
định luật vật lý và sự ảnh hưởng của môi trường vận động, sự tiến bộ về khoa
học công nghệ trong việc thiết kế khí tài tập luyện thi đấuTDTT, sự đổi mới về
luật thi đấu, sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy huấn luyện... đều là những
nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật cũng như sự ra đời của các kỹ

thuật thể thoa mới trong hầu hết các môn thể thao thi đấu. [16], [25].
10
Trong hàng trăm môn thể thao khác nhau, mỗi môn thể thao lại có những
kỹ thuật riêng biệt khác nhau được gọi là kỹ thuật chuyên môn hoặc kỹ thuật
môn chuyên sâu của từng môn.
1.1.2. Khái niệm về kỹ thuật bơi.
Theo các chuyên gia bơi lội trong và ngoài nước như: BuTuVic (Nga), Lý
Văn Tĩnh, Giả Ngọc Thuỵ (Trung Quốc), Nguyễn Văn Trạch, Bùi Thị Xuân
(Việt Nam) thì kỹ thuật bơi có thể được khái niệm như sau: “Kỹ thuật bơi là 1
hình thức vận động của cơ thể ở dưới nước trong đó cơ thể con người có thể ở
các tư thế khác nhau dùng các động tác của cơ thể tạo ra lúc tiến và lúc nổi đẩy
cơ thể tiến về phía trước”.[3], [27], [44], [46].

Bơi lội được chia thành 3 loại cơ bản là bơi thực dụng (gồm bơi vũ trang,
bơi cứu đuối) bơi thể thao và bơi nghệ thuật. Bơi thể thao hiện nay có 4 kiểu bơi
chính là bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch, bơi trườn. Gồm trên 34 cự ly thi đấu khác
nhau. (Olympic Bắc Kinh sử dụng 37 cự ly thi đấu).
Do bơi thể thao là 1 loại hình bơi lội đua tốc độ. Muốn tạo ra tốc độ nhanh
ra phía trước cần có kỹ thuật bơi đúng hoặc còn gọi là kỹ thuật bơi hợp lý.
Về kỹ thuật bơi hợp lý được các nhà khoa học bơi lội Trung Quốc như Ôn
Trọng Hoa, Giả Ngọc Thuỵ, Dương Ngọc Cường, Lý Văn Tình, khái niệm như
sau: “Kỹ thuật bơi hợp lý là kỹ thuật phải phù hợp với các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, kỹ thuật phải phát huy được năng lực chức năng lớn nhất của
cơ thể, phù hợp với đặc điểm về cấu trúc và chức năng của cơ thể, đồng thời lợi
dụng đầy đủ các đặc điểm này để đạt được hiệu lực thực tế lớn nhất.

Thứ hai là phải phù hợp với một số nguyên lý có liên quan về thủy động
học và môi trường vận động, lợi dụng triệt để đặc tính của nước để tạo động lực.
Thứ ba, là cần xoay quanh hiệu lực thực tế để lợi dụng triệt để hình
dạng, tốc độ của các bộ phận vận động nhằm phát huy hiệu ứng lực trong phạm
vi cho phép.
11
Thứ tư là kỹ thuật hợp lý phải lấy hiệu lực thực tế toàn phần làm tiền đề
để xem xét tới việc được và mất của kỹ thuật từng phần, kết hợp với điều kiện
thực tế của từng người mà phát huy đặc điểm riêng về kỹ thuật.
Thứ năm là kỹ thuật hợp lý cần phải phù hợp với luật thi đấu, đồng thời
còn có thể dựa vào những mặt có lợi của điều luật để cải tiến kỹ thuật”.[46],
[47], [50].

1.1.3. Khái niệm Bài tập thể chất.
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao, bài tập thể chất là một
phương tiện quan trọng để giáo dục kỹ năng nâng cao thể chất và thành tích thể
thao.
Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Nguyễn Toán,
Phạm Danh Tốn (Việt Nam)... thì “Bài tập thể chất là những hoạt động vận động
chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp
với các quy luật giáo dục thể chất”. [16], [25].
Các bài tập thể chất trong quá trình huấn luyện thể thao được phân loại
theo các quan điểm khác nhau. Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp,
Mátvêép và các nhà khoa học huấn luyện học như PhiLim, Điền Mạnh Cửu... thì
Bài tập thể chất có thể được chia thành 3 loại chính là bài tập thi đấu, bài tập

chuyên môn, và bài tập phát triển chung. Sự phân chia này phải dựa trên đặc
điểm môn chuyên sâu và nhiệm vụ của loại bài tập đó trong giải quyết các
nhiệm vụ chung hoặc từng phần riêng lẻ”.[16], [18], [49].
Cũng theo các nhà khoa học trên thì bài tập thi đấu là loại hình bài tập mà
các động tác của nó có quá trình vận động và có đặc điểm riêng về lượng vận
động phù hợp với yêu cầu thi đấu của môn thể thao chuyên sâu.
Các bài tập chuyên môn lại được chia thành 2 nhóm là:
Các bài tập chuyên môn nhóm 1 và các bài tập chuyên môn nhóm 2. Trong
đó các bài tập nhóm 1 gồm những bài tập có quá trình chuyển động gần giống
với bài tập thi đấu nhưng có cường độ vận động thấp hơn song khối lượng vận
động có thể lớn hơn.
12

Các bài tập nhóm 2 gồm các bài tập có hình thức vận động giống vận động
trong thi đấu, trong đó yêu cầu những nhóm cơ chủ yếu có hoạt động giống như
hoạt động khi thi đấu.
“Các bài tập phát triển chung” là các bài tập được chon ra từ các bài tập ở
các môn thể thao khác có tác dụng phát triển các năng lực nhanh mạnh bền khéo
dẻo linh hoạt của cơ thể người tập. Các bài tập này không hàm chứa yếu tố của
các động tác trong thi đấu môn chuyên sâu.
1.1.4. Khái niệm về hệ thống (bài tập).
Theo các nhà khoa học về lý luận GDTC và huấn luyện thể thao trong và
ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Điền Mạch Cửu (Trung
Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)...thì hệ thống bài tập được
khái niệm như sau: “Những bài tập có cùng mục đích được xếp sắp theo trình tự

từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng... được gọi là hệ thống
bài tập”. [16], [19], [25].
Hệ thống bài tập thể chất bao gồm hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy kỹ
thuật, hệ thống bài tập hoàn thiện nâng cao kỹ thuật, hệ thống bài tập phát triển
thể chất chung, hệ thống bài tập phát triển chuyên môn.
Trong đó, mỗi loại bài tập thực hiện một phần nhiệm vụ chung. Ví dụ: hệ
thống bài tập phát triển thể lực chung là hệ thống gồm những bài tập phát triển
các tố chất thể lực chung như bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
khéo léo, mềm dẻo cho VĐV, tạo nền tảng để phát triển thể lực chuyên môn cho
vận động viên.
Còn hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn là hệ thống bao
gồm các bài tập thể lực gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật của môn chuyên sâu. Ví

dụ: trong bơi lội các tố chất sức nhanh chuyên môn phải gắn với các bài tập phát
triển tốc độ bơi các kiểu bơi ở đoạn 25 - 50 m. Song sức bền tốc độ lại phát triển
thống qua các bài tập lặp lại hoặc bơi nghỉ giữa quãng các đoạn bơn từ 25 -
400m. Trên cơ sở sức bền chung (tức năng lực bơi dài) của VĐV sẽ tiến hành
tập phát triển sức bền tốc độ sẽ có hiệu quả tương đối tốt.
13
1.1.5. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn).
Hiện nay thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước
chúng ta có thể thu thập các khái niệm đối với các BTBT chuyên môn như sau:
Các tác giả nước ngoài như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Điền
Mạch Cửu (Trung Quốc), Lê Văn Lẫm, Nguyễn Văn Trạch (Việt Nam)... cho
rằng: “Bài tập bổ trợ là một trong những phương tiện dùng để giảng dạy huấn

luyện TDTT. Trong đó bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho VĐV, bài
tập mang tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố
chất thể lực.... Còn bài tập bổ trợ chuyên môn lại là những bài tập mang tính
chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt của môn thể thao”.
[10], [16], [28], [49].
Cũng có cùng quan điểm với các học giả nước ngoài, PGS Nguyễn Toán
và TS Phạm Danh Tốn cho rằng: “BTBT chuyên môn là các bài tập phối hợp
các yếu tố của động tác thi đấu và các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn
dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự nắm vững kỹ năng kỹ xảo và sự
phát triển các tố chất thể lực của VĐV ngay ở chính những môn thể thao đó”.
[25].
Các khái niệm của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách trình bày cũng

như ngôn ngữ sử dụng nhưng đều có sự nhất trí cao về nội hàm. Như vậy BTBT
chuyên môn có thể được hiểu là những bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt,
tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt nhằm giúp VĐV nắm vững và hoàn
thiện, nâng cao kỹ chiến thuật cho từng môn thể thao cụ thể.
Chúng ta có thể đơn cử trong dạy bơi ếch, người ta có thể phân ra thành
các phần kỹ thuật tay, chân, phối hợp. Và từng kỹ thuật lại phân ra các phần
khác nhau như kỹ thuật phối hợp tay với thở, tay với chân, và phối hợp toàn
bộ...
Trên cơ sở phân thành các động tác riêng rẽ và các phần của động tác sẽ
làm cho người học nắm vững từng phần sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn
chỉnh.
14

Ở mỗi giai đoàn kỹ thuật, để giúp người học hình thành và nẵm vững được
kỹ thuật, người ta thường sử dụng các loại bài tập sau:
- Bài tập mang tính chuẩn bị (chủ yếu là bài tập khởi động chung và khởi
động chuyên môn) để giúp người học đưa trạng thái sinh lý, tâm lý... thích ứng
với việc tiếp thu kỹ thuật.
- Bài tập mang tính dẫn dắt nhằm giúp cho người học xây dựng được biểu
tượng từng phần, dần dần hình thành được biểu vận động toàn vẹn nắm vững
được yếu hình động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến
hoàn chỉnh.
- Bài tập mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác. Các bài tập
tạo ra các cảm giác không gian, thời gian và cảm giác dùng lực khác nhau để từ
đó tận dụng các kỹ năng đã hình thành giúp tạo ra các kỹ thuật mới. [25].

- Bài tập bổ trợ thể lực: Như chúng ta đã biết muốn hoàn thành một kỹ
thuật nào đó (ví dụ: đẩy tay có hiệu lực) đòi hỏi VĐV cần có những tố chất thể
lực nhất định (như sức mạnh, mềm dẻo khớp vai...). Vì vậy đi đôi với việc sử
dụng BTBT chuyên môn người ta cũng rất chú trọng bố trí xen kẽ các bài tập bổ
trợ thể lực vào trong giảng dạy kỹ thuật.
Có thể nói BTBT chuyên môn vừa là một phương tiện giúp cho người tập
luyện nắm bắt kỹ thuật phức tạp và có độ khó lớn, vừa là một phương tiện để
thúc đẩy quá trình hoàn thiện nâng cao trình độ kỹ năng vận động cho người tập.
1.2. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO.
Trong giáo dục thể chất nói chung và trong dạy học vận động (TDTT) nói
riêng thì nhiệm vụ chính của BTBT được coi là một phương tiện “giúp cho

người học tạo ra vốn vận động ban đầu làm cơ sở cho việc học tập các kỹ thuật
tiếp sau”... Đồng thời trong quá trình dạy học, người thầy có thể sử dụng các
BTBT làm thành phương tiện tác động có chủ đích đến sự nâng cao kỹ thuật và
phát triển thể chất. [9], [18], [20], [25].
15
Trong dạy bơi, do đặc điểm môn bơi hoạt động trong môi trường xa lạ so
với các hoạt động trên cạn, đồng thời kỹ thuật bơi gồm các động tác phối hợp
của toàn thân theo một yếu lĩnh kỹ thuật và một nhịp điệu riêng biệt. Bởi vậy
việc dạy bơi sẽ rất khó hoàn thành tốt nếu như không biết vận dụng các BTBT
kỹ thuật cũng như các loại BTBT thể lực một cách hợp lý. Do vậy có thể nói,
BTBT có vai trò rất quan trọng trong dạy học các động tác kỹ thuật trong bơi
lội. Trong dạy bơi, nếu sử dụng được các BTBT một cách hợp lý sẽ giúp cho

người học nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật riêng lẻ và sẽ không bị mắc
các sai sót nghiêm trọng trong học bơi. Đồng thời có thể bổ sung kịp thời những
mặt yếu về kỹ thuật, thể lực để thông qua đó giải quyết những nhiệm vụ chuyển
dịch trình đọ của người tập lên một trình độ cao hơn.
Hiệu quả dạy học TDTT nói chung và dạy bơi nói riêng chỉ được nâng cao
khi việc lựa chọn sử dụng các bài tập có nội dung và lượng vận động hợp lý.
Tóm lại, có thể nói trong dạy học bơi lội các BTBT có vai trò hết sức quan
trọng giúp cho người học nắm được kỹ thuật chính xác, rút ngắn được thời gian
học biết bơi và phát triển các năng lực còn thiếu để đạt được thành tích bơi tốt
hơn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT KIỂU BƠI TRƯỜN SẤP.
Bơi trườn sấp là một trong 4 kỹ thuật bơi thể thao, song nó lại là kiểu bơi

thể thao quan trọng hàng đầu bởi lẽ: Trong thi đấu bơi, các nội dung thi đấu có
sự hiện diện của bơi trườn là nhiều nhất. Ví dụ trong 34 cự ly thi đấu bơi của
Olympic thì có tới trên dưới 20 cự ly bơi có kỹ thuật bơi trườn sấp, như nam nữ
đều có các cự ly thi đấu 25m, 50m, 100m, 200m,400m, 800m, 1500m; tiếp sức 4
x 100m, 4 x 200m; tiếp sức hỗn hợp 4 x 100m; hỗn hợp cá nhân 200m, 400m.
Do có vai trò quan trọng hàng đầu đó mà người ta thường lấy trình độ bơi
trườn sấp làm thành một trong những tiêu chí đấnh giá trình độ bơi của một
quốc gia.
Trong bơi trườn có một số đặc điểm kỹ thuật sau:
16
1.3.1. Vị trí thân người (thân người nằm sấp ngang trên mặt nước và tạo
với mặt nước) 1 góc bơi khoảng 3 - 5

o
.
Tư thế trong bơi có vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu diện tích cản khi
bơi ra trước, đồng thời giữ cho cơ thể cần bằng và nhịp nhàng với động tác tay
chân, giúp cho các động tác chân phát huy hiệu quả tối ưu. Mặt khác, tư thế thân
người có góc bơi hợp lý sẽ tạo ra lực thắng giúp cơ thể nổi cao trên mặt nước, từ
đó vừa giảm thiểu lực cản vừa tạo thuận lợi cho động tác thở tốt hơn sâu hơn...
[27], [46] .
Trong bơi trườn hiện đại người ta rất coi trọng tạo dựng tư thế thân người
đúng cho người học ngay từ những buổi học đầu. [47].
1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật động tác chân.
Trong bơi trườn sấp động tác đạp chân của 2 chân luân phiên liên tục, động

tác nâng chân lên nhẹ nhàng, đập chân xuống tăng gia tốc. Lợi dụng sự mềm
dẻo của khớp cổ chân và hình thức “vút roi” của cả chi dưới sẽ tạo ra áp lực lên
má ngoài mu bàn chân ấn, đẩy nước ra sau để tạo ra lực tiến và lực nâng cơ thể.
Hai chân đập luân phiên liên tục vừa là “chân vịt” đẩy sau vừa là bánh lái
giữ thăng bằng cho cơ thể để có thể thẳng tiến theo đường thẳng ra trước.
Do động tác chân cũng có mối liên hệ chặt chẽ với thở, do vậy, đập chân
càng nhanh thì thở cũng càng nhanh. Mặt khác, kỹ thuật thở lại là khâu khó nên
thường phối hợp thở với đập chân ở những giáo án đầu (bám ván hoặc duỗi tay
trên đỉnh đầu đạp chân kết hợp quay đầu sang phía bên thuận thở). [28].
1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật quạt tay trườn sấp.
Khi bơi trườn sấp, 2 tay luân phiên quạt nước. Nếu quạt tay chỉ dừng ở
mức độ quạt tay vòng tròn như chiếc “chong chóng” thì không khó. Song quạt

tay trườn sấp đúng lại là kỹ thuật khó. Độ khó của quạt tay trườn sấp được thể
hiện ở đặc điểm quạt tay trườn sấp dưới đây:
- Thứ nhất là quạt nước cong tay. Kỹ thuật tay bơi trườn sấp hiện đại thể
hiện ở đặc điểm này là toàn bộ chu trình quạt tay, tay luôn ở tư thế co khuỷu
nhiều hay ít. Mục đích co khuỷu khi rút tay vung tay và vào nước là để cơ bắp
17
được thả lỏng, tiết kiệm sức và phù hợp với vung tay đường ngắn hơn, tay rút
khỏi nước và vào nước ít cản hơn. Còn cong tay khi tỳ nước kéo nước đẩy nước
là để tăng diện tích lớn hơn và lợi dụng hình dáng lướt nước của bàn tay cẳng
tay và cánh tay tốt hơn, giúp tạo ra lực kéo và đẩy nước cao hơn.
- Thứ hai là quạt nước theo đường cong (hình chữ S ngược với tay phải và
S xuôi với tay trái). Theo các nhà sinh cơ học thì quạt nước đường cong sẽ làm

cho bàn tay, cẳng tay tránh được tình trạng luôn ở vào “tầng chảy” của cơ thể và
“tầng chảy” của các bộ phận quạt nước, từ đó tạo ra điểm tỳ vững chắc hơn góp
phần tăng hiệu quả quạt nước.[28], [44], [47].
- Thứ ba là sự phối hợp của 2 tay phần lớn là phối hợp giữa và phối hợp
trước. Nghĩa là điểm giao nhau của tay quạt và tay vung gặp nhau trên 1 mặt
phẳng nằm ở phía giữa hoặc phía trước trục vai.
Hiện nay những VĐV bơi trườn xuất sắc của thế giới, hiệu lực quạt tay
thường chiếm khoảng 80 - 85% tổng hiệu lực đẩy cơ thể tiến về phía trước. [46].
- Thứ 4 là kỹ thuật thở trong bơi trườn sấp khác với thở của các kiểu bơi
khác ở chỗ: Khi thở ra cần thở 90% lượng khí ở dưới nước với tốc độ ra từ từ
thở ra bằng mồm và mũi. Sau đó, khi tay bên thở bắt đầu kéo nước thì quay đầu
sang hõm sóng há miệng ra thở nốt 10% khí cần thở ra rồi nhanh chóng hít vào

bằng mồm đúng vào lúc tay đẩy nước từ vai ra sau. Cuối cùng, quay đầu về vị trí
cũ rồi nín thở chờ thực hiện chu kỳ sau.
Rõ ràng ở đây ta thấy giữa tay và thở cần phối hợp nhịp nhàng, quạt tay
phải tạo ra hõm sóng trước mặt, phía bên thở để giúp cho VĐV không cần quay
thân người và đầu nhiều đã có thể đưa mồm vào khoảng không của hõm sóng để
thở một cách thoải mái mà không bị sặc nước. Hay nói cách khác quạt tay đã tạo
tiền đề để người bơi có thể thở ở hõm sóng thấp hơn mặt nước mà không cần
đưa mồm lên quá cao. Vì vậy, những người bơi có hiệu lực quạt tay kém, không
tạo ra được hõm sóng phải quay đầu nhiều mới có thể thở được. Như vậy sẽ tốn
sức và thân người bị chìm sâu hơn, bất lợi cho việc phát huy tốc độ.
18
- Thứ 5 là phối hợp tay chân và phối hợp toàn bộ được thực hiện theo 1

nhịp điệu cố định theo thói quen định hình. Ví dụ 1 lần thở, 2 lần quạt tay, 6 lần
đập chân (tức phối hợp 1: 2: 6). Song quan trọng của sự phối hợp là sự gắn kết
nhịp nhàng và hợp lý tạo tiền đề cho nhau thực hiện tốt hiệu lực tổng thể.
Trong bơi trườn sấp thì khâu khó nhất là khâu thở, bởi vậy các chuyên gia
bơi cho rằng: “Biết thở trong khi bơi mới được gọi là biết bơi” và cũng chính do
thở có liên quan chặt với kỹ thuật đập chân và quạt tay, cộng với độ khó của bản
thân kỹ thuật bơi nên trong dạy bơi trong những năm gần đây người ta đã xếp
sắp trình tự dạy thở lên rất sớm và đem kỹ thuật thở gắn với giai đoạn làm quen
với nước và các bài tập đập chân, quạt tay....
1.4. QUY LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG BƠI TRƯỜN SẤP.
Theo các nhà sinh lý thể thao như: Lưu Quang Hiệp (1995) và các nhà
huấn luyện học như: Harre (1996), Diên Phong (1999) thì người học tập kỹ thuật

thể thao nói chung và người học bơi quá trình nắm vững thành thạo kỹ năng bơi
trườn sấp cũng phải trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn nắm sơ bộ động tác, giai
đoạn cải tiến và nâng cao kỹ thuật, giai đoạn củng cố và tự động hoá. [10], [12],
[20]
1.4.1. Giai đoạn nắm động tác sơ bộ.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của người học bơi là làm quen với
môi trường nước, khắc phục các trở ngại tâm lý như sợ chết đuối, sợ sặc nước,
sợ lạnh, sợ độ sâu...; Sơ bộ nắm được tính năng của nước như lực đẩy, lực cản...;
Nhận thức cảm tính một số vận động cơ bản ở dưới nước như đi lại, lặn ngụp,
nổi người, thở ra trong nước, mở mắt nhìn trong nước.... Sau đó là học các kỹ
thuật cơ bản riêng lẻ và phối hợp.
Thông thường ở giai đoạn này, người dạy bơi thông qua việc giảng giải,

phân tích, làm mẫu động tác giúp cho học sinh sơ bộ nắm được yếu lĩnh kỹ thuật
và hình thành dần biểu tượng động tác. Tiếp đó, qua quá trình tập luyện lặp lại
và sự nhắc nhở uốn nắn của người dạy, học sinh sẽ bước đầu hình thành mối liên
hệ tạm thời các phản xã có điều kiện trên vỏ đại não. Tuy vậy ở giai đoạn này sự
19
hưng phấn còn đang lan toả nên động tác thường có biểu hiện căng thẳng, không
nhịp điệu, còn nhiều động tác thừa, đặc biệt là trong động tác thở thường thực
hiện vội vàng, không sâu.
Trong giai đoạn lan toả này, giáo viên cần nắm vững các khâu trọng điểm,
then chốt của kỹ thuật để nhắc nhở và cường hoá, đồng thời không nên có yêu
cầu quá cao đối với các chi tiết động tác.
Trong giai đoạn này làm mẫu động tác cần phải chuẩn mực (hoặc cho xem

tranh ảnh, băng hình kỹ thuật) để làm cho người học sơ bộ hiểu và hình thành
được biểu tượng động tác đúng.
Do bơi lội là môn thể thao hoạt động trong môi trường nước, một môi
trường tương đối xa lạ với con người. Do vậy, thời gian nắm động tác sơ bộ
thường kéo dài hơn so với các môn thể thao ở trên cạn; Sau khi người dạy giảng
giải phân tích làm mẫu và tiến hành tập luyện sơ bộ ở trên cạn, cần phải nhanh
chóng cho học sinh xuống tập luyện ở dưới nước. Mặt khác, giai đoạn này
thường là giai đoạn học sinh dễ xảy ra sự cố đuối nước; Do đó trong dạy học
phải hết sức coi trọng khâu an toàn giảng dạy.
1.4.2. Giai đoạn cải tiến và nâng cao kỹ thuật động tác.
Ở giai đoạn này, người học tiến hành sửa chữa những sai sót và nắm vững
động tác chính xác, nâng cao tính nhịp điệu và chất lượng động tác. Thông qua

tập luyện lặp lại nhiều lần, làm cho động tác nhịp nhàng và bơi được nhanh hơn,
xa hơn. Cũng qua tập luyện ở giai đoạn này làm cho mối liên hệ tạm thời của
các phản xạ có điều kiện trên vỏ đại não sẽ được chuyển dần từ giai đoạn lan toả
sang giai đoạn ức chế phân biệt. Nắm vững đặc điểm của giai đoạn này người
giáo viên cần phát hiện và xác định nguyên nhân của sai sót và tiến hành sửa
chữa sai sót. Để thực hiện được việc nhanh chóng nâng cao trình độ kỹ thuật
động tác cho người học, giáo viên cần dùng phương pháp so sánh đối chiếu và
phân tích tổng hợp để giúp cho người học nhận rõ được động tác đúng sai và các
chi tiết của động tác, làm cho ức chế phân biệt phát triển thêm một bước giúp
động tác ngày càng có độ chính xác cao hơn.
20
Trong học tập bơi lội, do người học rất khó quan sát được động tác của

mình (nhất là ở những nơi tập bơi có nguồn nước không được trong suốt); Đồng
thời lại bị các nhân tố gây nhiễu bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ồn... và
trạng thái tâm lý chi phối nên dễ làm cho giai đoạn ức chế phân biệt bị kéo dài
hơn, người học sẽ nâng cao kỹ thuật chậm hơn.
1.4.3. Giai đoạn củng cố và tự động hoá động tác.
Sau khi người học đã hình thành sơ bộ kỹ thuật (vẫn còn sai sót nhỏ) thì
chuyển sang giai đoạn củng cố và tự động hoá động tác.
Đặc điểm của giai đoạn này là nhờ kết quả tập lặp đi lặp lại nhiều lần các
động tác kỹ thuật ở giai đoạn trước đó nên động tác đã đạt được trình độ tự động
hoá ngày càng cao hơn. Người tập có thể bơi nhẹ nhàng trên cự ly nhất định,
đồng thời có thể đảm bảo duy trì kỹ thuật tốt trong các tình huống và điều kiện
khác nhau. Trong bơi lội giai đoạn này nên tăng cường tập các bài tập hoàn

thiện và nâng cao kỹ thuật như các bài tập kéo dài cự ly bơi, bài tập nâng cao
cường độ bơi, bài tập tăng thêm độ khó... để giúp cho việc củng cố hoàn thiện và
tự động hoá kỹ thuật bơi nhanh hơn.
Trong dạy bơi, những người mới tập một kiểu bơi nào đó hoặc những
người bắt đầu học bơi kiểu bơi đầu tiên đều phải trải qua ba giai đoạn đó. Song
những người đã biết bơi một kiểu mà học kiểu bơi thứ 2 thì có thể rút ngắn thời
gian học ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 một cách thích đáng.
Ba giai đoạn trong dạy bơi nói trên có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Nó vừa phản ánh quá trình nhận thức kỹ thuật, nắm vững kỹ năng động tác bơi
mỗi giai đoạn càng sâu sắc hơn, đồng thời cũng phản ánh quá trình biến đổi và
nâng cao chức năng cơ thể của học sinh.
Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các đối tượng học tập như thể chất,

động cơ ý thức học tập, trình độ bơi ban đầu... cũng như các điều kiện khách
quan khác nên đối với từng đối tượng cụ thể thời gian ở 3 giai đoạn này cũng
kéo dài ở mức độ khác nhau. Mặt khác thời gian của ba giai đoạn này còn quan
hệ chặt chẽ với năng lực và kinh nghiệm dạy học của người thầy. Nếu người
21
thầy giỏi có kinh nghiệm giảng dạy biết sử dụng hợp lý các phương pháp giảng
dạy, tìm ra những điểm mấu chốt trong kỹ thuật, phát hiện kịp thời và chẩn đoán
đúng nguyên nhân của các sai sót kỹ thuật, sử dụng đúng các biện pháp sửa
chữa... thì thời gian cần dùng để hoàn thành mỗi giai đoạn sẽ rút ngắn lại. Từ đó
mang lại hiệu suất cao trong dạy bơi.
1.5. CÁC QUY LUẬT BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG SINH LÝ
CỦA CƠ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY BƠI NÓI CHUNG VÀ BƠI

TRƯỜN SẤP NÓI RIÊNG.
1.5.1. Quy luật biến đổi năng lực hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể.
Theo các nhà sinh lý và lý luận dạy học TDTT trong và ngoài nước như
Lưu Quang Hiệp (1995), Harre (1996), Diên Phong (1999) thì trong các môn thể
thao nói chung và môn bơi lội nói riêng sẽ tạo ra sự biến đổi các năng lực hoạt
động chức năng của cơ thể, những biến đổi đó theo những quy luật sau.
- Khi bắt đầu vận động, cơ thể chịu ảnh hưởng của tính ỳ sinh lý làm cho
các hoạt động chức năng của các hệ thống cơ quan trong cơ thể từ trình độ
tương đối thấp tăng dần lên trình độ cao hơn. Quá trình này được gọi là quá trình
tăng dần. Một thời gian sau đó, năng lực hoạt động của chức năng cơ thể được
ổn định và duy trì ở mức cao, đồng thời duy trì trong sự dao động không lớn.
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn ổn định. Hoạt động chức năng cơ thể đạt

được mức độ nhất định sẽ tạo ra mệt mỏi, năng lực hoạt động chức năng cơ thể
suy giảm và phục hồi được gọi là giai đoạn giảm thấp và phục hồi. Quá trình
năng lực hoạt động chức năng của cơ thể từ giai đoạn tăng lên đến giai đoạn ổn
định rồi chuyển sang giai đoạn giảm thấp và hồi phục được gọi là quy luật biến
đổi năng lực hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể.
Cường độ, thời gian kéo dài các giai đoạn của quá trình dài hay ngắn, lớn
hay nhỏ phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trình độ tập luyện, điều kiện môi
trường.... Sự biến đổi này ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng học thực
hành các môn thể thao nói chung và bơi lội nói riêng. Trong quá trình lựa chọn
xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy bơi trườn sấp cho sinh viên cần phải
22
tuân thủ các quy luật biến đổi năng lực hoạt động chức năng sinh lý cơ thể xem

xét tình hình cụ thể của học sinh để xếp sắp bài tập có tính chất và lượng vận
động phù hợp mới có thể đạt được hiệu quả giảng dạy tốt.
1.5.2. Quy luật thích ứng của chức năng cơ thể.
Quá trình dạy học, người học thông qua tập luyện, lặp lại các loại bài tập
trong đó có các bài tập thể lực sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hao năng lượng của cơ
thể để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Sự tiêu hao
năng lượng mạnh mẽ của cơ thể tất sẽ dẫn tới mệt mỏi đồng thời cũng là một
kích thích đối với quá trình hoạt động thúc đẩy tăng cường dự trữ năng lượng.
Từ đó xuất hiện hồi phục vượt mức, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể.
Hồi phục vượt mức là chỉ vào chất năng lượng tiêu hao do vận động, cơ thể
không chỉ hồi phục về mức độ ban đầu (trước vận động) mà trong một giai đoạn
nhất định còn vượt cao hơn mức độ ban đầu. Sự hồi phục cao hơn mức độ ban

đầu này được gọi là hồi phục vượt mức. (xem hình 1 biểu thị).
Biểu đồ 1: Quá trình hồi phục của người tập TDTT
Lượng vận Hiệu quả tập luyện
động
Tiêu hao
năng lượng
Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn hồi phục Giai đoạn hồi phục
làm việc hồi phục vượt mức về mức cũ
Quá trình hàng loạt biến đổi trong cơ thể được tạo ra bởi hoạt động thích
ứng của cơ thể là giai đoạn làm việc bước sang giai đoạn hồi phục tương đối và
23
hồi phục vượt mức và cuối cùng là phục hồi về mức độ ban đầu. Đây chính là

quy luật thích ứng của cơ thể.
Trong quá trình dạy bơi nói chung và dạy bơi trườn sấp nói riêng người
dạy phải tích cực sử dụng các bài tập nhằm nâng cao năng lực vận động của
người học. Muốn vậy phải xếp sắp lượng vận động và nghỉ ngơi để có thể tạo ra
hồi phục vượt mức. Từ đó tạo ra sự biến đổi cơ thể mang tính thích ứng. [10];
[12]; [20]
1.5.3. Các quy luật mang tính phát triển cơ thể và chuyển đổi kỹ năng của
người học.
Quy luật phát triển cơ thể là chỉ các ảnh hưởng của việc truyền thụ kiến
thức kỹ năng các môn TDTT làm cho cơ thể cũng tạo ra sự phát triển về thể
chất. Ngược trở lại sự phát triển thể chất trong học tập lại giúp cho người học
nắm bắt tốt hơn đối với các kỹ thuật. Nói cách khác, trong dạy học thì giữa học

tập kỹ thuật với phát triển thể chất là một quá trình thống nhất có mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau và là một trong những quy luật không
chịu sự chi phối của ý chí con người.
Trong quá trình giảng dạy TDTT nói chung và bơi lội nói riêng, tồn tại một
quy luật khác nữa đó là quy luật chuyển đổi kỹ năng. Theo các nhà khoa học về
sinh lý thể thao, sự phát triển cơ thể của nguời học, một mặt có đặc điểm và quy
luật phát triển phát dục tự nhiên về mặt sinh lý và tâm lý. Vì vậy dạy học TDTT
cần phải thích ứng với quá trình phát triển này. Một mặt khác lại có tính tái tạo
sự phát triển. Dạy học TDTT cần phải xem xét một cách khoa học tiềm lực phát
triển của nó để thúc đẩy sự phát triển đối với cơ thể và không ngừng cải tiến
phát triển phương pháp dạy học. Nhà lý luận dạy học Ngô Chí Triêu (Trung
Quốc) đã mô tả quá trình phát triển của cơ thể người học trong quá trình dạy học

như biểu đồ dưới đây. [51].
24
Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu thị tính phát triển cơ thể của người học (thanh,
thiếu niên - nhi đồng) trong quá trình dạy học TDTT.
3
2 Quá trình dạy học TDTT
1
1' 2' 3'
Trích từ "Lý luận dạy học hiện đại với dạy học TDTT" của Ngô Chí
Triệu, 1993.
Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy quá trình dạy học (1’, 2’, 3’) các yếu tố dạy
học thường cao hơn trình độ phát triển (1, 2, 3) thì ở khu vực phát triển gần nhất

thì sự phát triển có thể theo hướng đi lên đến mức độ nào đó thì thành mức độ
phát triển bình thường (phần gạch chéo). Nếu các yếu tố dạy học không được
điều chỉnh và nâng cao thì sự phát triển sẽ dừng lại. Và chỉ khi nào các yếu tố
dạy học được điều chỉnh và nâng cao lên một mức mới thì có thể lại được tiếp
tục phát triển nâng lên một trình độ cao mới.
Trong quá trình dạy học TDTT nói chung và dạy bơi nói riêng, người học
thường dùng sức của toàn bộ cơ thể để tham gia vận động, hoạt động thể lực và
hoạt động tâm lý phải kết hợp với nhau thì dạy học mới thu được hiệu quả tốt.
1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BÀI TẬP BỔ TRỢ TRONG DẠY
BƠI.
1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập.
Tính khoa học, hợp lý của các bài tập bổ trợ trong dạy bơi biểu hiện trước

hết ở chỗ các bài tập có đảm bảo được các nguyên tác trong dạy bơi hay không.
Như mọi người đã biết, nguyên tắc giảng dạy là những điều nhận thức được
25

×