Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giáo trình địa chất dầu khí (nghề vận hành thiết bị khai thác dầu khí cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.37 KB, 65 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC : ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
NGHỀ
: VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHAI THÁC DẦU KHÍ
TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 210/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 3 năm 2022
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ được biên soạn theo chương trình đào tạo
của bộ Lao động và Thương binh Xã hội. Giáo trình dựa trên sự tham khảo nhiều tài
liệu, sách, giáo trình của cùng mơn học cũng như các môn liên quan khác dành cho các
hệ đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp trong nước.
Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ lơgic chặt chẽ. Tuy vậy, giáo


trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người
dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để
việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Nội dung của giáo trình gồm 4 chương:
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí huydrocacbon trong tự nhiên
Chương 3: Các bồn tự nhiên của dầu khí
Chương 4: Sự di trú của hydrocacbon trong vỏ Trái Đất, sự hình thành và phá hủy các
tích tụ dầu khí
Tài liệu này chỉ lưu hành trong nội bộ nhà Trường. Trong quá trình biên soạn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được người sử dụng và các đồng nghiệp
đóng góp nhằm làm cho giáo trình ngày một hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn./.
Bà rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2022
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Ks. Lê Thùy Dung
2. Ths. Phạm Thị Nụ
3. ThS. Hoàng Trọng Quang

Trang 2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN ...............................................................................................12
1.1.

Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI ........................................................................................................... 13


1.2.

Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM ......................................................................................................... 15

CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA DẦU VÀ KHÍ HYDROCACBON TỰ NHIÊN
.......................................................................................................................................18
2.1.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC DẦU
KHÍ ..................................................................................................................... 19

2.1.1. Thuyết hữu cơ .....................................................................................................21
2.1.2. Thuyết sinh vật học.............................................................................................21
2.1.3. Thuyết vô cơ .......................................................................................................21
2.1.4. Thuyết hạt nhân ..................................................................................................23
2.1.5. Thuyết vũ trụ ......................................................................................................23
2.2.

VẬT CHẤT HỮU CƠ TRONG VỎ TRÁI ĐẤT VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH
THÀNH HYDROCACBON .............................................................................. 23

2.3.

NHỮNG ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA – ĐỊA CHẤT CHỨNG TỎ NGUỒN GỐC
DẦU KHÍ ........................................................................................................... 26

2.4.

NHỮNG TƯỚNG VÀ THÀNH HỆ THUẬN LỢI CHO SỰ THÀNH TẠO

TRẦM TÍCH SINH DẦU KHÍ .......................................................................... 27

2.4.1. Thành hệ .............................................................................................................28
2.4.2. Tướng..................................................................................................................29
CHƯƠNG 3: CÁC BỒN TỰ NHIÊN CỦA DẦU KHÍ ............................................31
3.1.

TẦNG CHỨA..................................................................................................... 32

3.1.1. Độ lỗ rỗng ...........................................................................................................32
3.1.2. Độ thấm ..............................................................................................................35
3.1.3. Mối quan hệ giữa độ lỗ rỗng, độ thấm và kết cấu của đá ...................................36
3.1.4. Phân loại đá chứa ................................................................................................37
3.1.5. Điều kiện nhiệt áp của đá chứa dầu khí ..............................................................39
3.2.

TẦNG CHẮN ..................................................................................................... 42
Trang 3


3.2.1. Đặc điểm chung ..................................................................................................42
3.2.2. Đá chắn là sét ......................................................................................................43
3.2.3. Đá chắn là muối (muối K – Na, ghips, anhidrit) ................................................44
3.2.4. Lớp phủ là đá cacbonat .......................................................................................45
3.2.5. Lớp chắn còn bao gồm cả các lớp đá bị đóng băng lâu năm ..............................45
3.2.6. Lớp phủ cịn có thể là các hydrat khí ở vùng khí hậu lạnh, đáy biển và đại
dương. .................................................................................................................45
3.3.

NHỮNG TIỀN ĐỀ CỔ ĐỊA LÝ VÀ TRẦM TÍCH ĐỂ HÌNH THÀNH

TRONG LỚP PHỦ TRẦM TÍCH CÁC ĐẤT ĐÁ CHỨA VÀ ĐẤT ĐÁ TẦNG
CHẮN ................................................................................................................. 45

3.4.

PHÂN LOẠI CÁC BỒN CHỨA TỰ NHIÊN CỦA DẦU KHÍ ........................ 47

3.5.

CÁC DẠNG BẪY DẦU KHÍ ............................................................................ 48

3.6.

CÁC ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ, ÁP SUẤT TRONG BỒN TỰ NHIÊN ............ 52

3.6.1. Áp lực vỉa ...........................................................................................................52
3.6.2. Chế độ nhiệt ........................................................................................................53
CHƯƠNG 4: SỰ DI TRÚ CỦA HYDROCACBON TRONG VỎ TRÁI ĐẤT, SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY CÁC TÍCH TỤ DẦU .............................................55
4.1.

SỰ DI CHUYỂN CỦA DẦU KHÍ ..................................................................... 56

4.1.1. Di chuyển nguyên sinh .......................................................................................57
4.1.2. Di chuyển thứ sinh ..............................................................................................58
4.2.

SỰ HÌNH THÀNH CÁC TÍCH TỤ DẦU KHÍ ................................................. 58

4.2.1. Cơ chế hình thành vỉa dầu khí ............................................................................58

4.2.2. Q trình hình thành các thân dầu khí ................................................................59
4.2.3. Sự hình thành mỏ ................................................................................................60
4.2.4. Sự hình thành đới tích lũy dầu khí......................................................................60
4.2.5. Xác định thời gian địa chất hình thành các tích tụ dầu khí địa phương .............60
4.3.

SỰ PHÁ HỦY CÁC TÍCH TỤ DẦU KHÍ ........................................................ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64

Trang 4


BẢNG VIẾT TẮT
VLHC

Vật liệu hữu cơ

VCHC

Vật chất hữu cơ

HC

Hydrocacbon

Trang 5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

1. Tên mơn học: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
2. Mã mơn học: PETD62032
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
3.1. Vị trí: Đây là mơn học chun mơn nghề của chương trình đào tạo nghề khoan
khai thác dầu khí và nghề vận hành thiết bị chế biến dầu khí hệ Cao đẳng. Mơn
học này được bố trí sau khi đã học xong các mơn học, mơ đun cơ sở.
3.2. Tính chất: Mơ đun này trang bị những kiến thức về đặc điểm của các loại mỏ
dầu khí, q trình hình thành và phá hủy các mỏ dầu khí.
4. Mục tiêu mơn học:
4.1. Về kiến thức:
A1. Trình bày được bản chất và nguồn gốc dầu khí, q trình di chuyển, tích tụ, phân
hủy dầu khí, các vấn đề liên quan trong q trình tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu
khí.
4.2. Về kỹ năng:
B1. Nhận biết được các loại mỏ dầu khí.
B2. Phân biệt được tầng chắn, tầng chứa và các dạng bẫy dầu khí.
4.3.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

C1. Sinh viên có tính nghiêm túc, cẩn thận trong q trình làm việc.
C2. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ nghiêm túc trong học tập.
5. Nội dung của môn học:

5.1.

Chương trình khung
Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó
Số

tín Tổng
chỉ
số

Thực
Thi/
hành/
Kiểm

thí nghiệm/
tra
thuyết
bài tập/
thảo luận LT TH


MH/MĐ/HP

Tên môn học, mô đun

I

Các môn học chung/ đại
cương

23

465

180


260

17

8

COMP64002

Giáo dục chính trị

4

75

41

29

5

0

COMP62004

Pháp luật

2

30


18

10

2

0

COMP62008

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

0

4

Trang 6


COMP64010


Giáo dục quốc phịng và An
ninh

4

75

36

35

2

2

COMP63006

Tin học

3

75

15

58

0

2


FORL66001

Tiếng Anh

6

120

42

72

6

0

SAEN52001

An tồn vệ sinh lao động

2

30

23

5

2


0

II.

Các môn học, mô đun chuyên
môn ngành, nghề

63

1560

429

1052

30

49

II.1.

Môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

13

255

120


122

9

4

2

45

14

29

1

1

3

45

36

6

3

0


2

45

14

29

1

1

MECM52003 Vẽ kỹ thuật - 1
ELEO53012

Điện kỹ thuật cơ bản

AUTM52111 Cơ sở điều khiển q trình
PETR63001

Hóa Đại cương

3

45

42

0


3

0

PETD53031

Địa chất cơ sở

3

75

14

58

1

2

Mơn học, mơ đun chun mơn
ngành, nghề

50

1305

309

930


21

45

PETD62032

Địa chất dầu khí

2

30

28

0

2

0

PETD63033

Cơ sở khoan

3

45

42


0

3

0

PETD53034

Cơ sở khai thác

3

45

42

0

3

0

PETD62035

Địa chất mơi trường

2

30


28

0

2

0

PETP53151

Vận hành van

3

75

14

58

1

2

PETP53152

Thiết bị hồn thiện giếng khai
thác


3

75

14

58

1

2

PETP54153

Vận hành Bơm

4

105

14

87

1

3

PETP53154


Vận hành máy nén

3

75

14

58

1

2

PETP54155

Vận hành thiết bị tách dầu khí

4

105

14

87

1

3


PETP63156

Vận hành thiết bị nhiệt

3

75

14

58

1

2

PETP53157

Hệ thống thu gom và vận

3

75

14

58

1


2

II.2.

Trang 7


chuyển dầu khí
PETP62158

Cơng nghệ khí

2

45

14

29

1

1

PETP55159

Vận hành hệ thống khai thác
trên mơ hình 1

5


135

14

116

1

4

PETP63160

Vận hành hệ thống khai thác
trên mơ hình 2

3

75

14

58

1

2

PETR54261


Thực tập sản xuất

4

180

15

155

0

10

PETR63262

Khóa luận tốt nghiệp

3

135

14

108

1

12


86

2025

609

1312

47

57

Tổng cộng

5.2.

Chương trình chi tiết môn học
Thời gian (giờ)

Số TT

Nội dung tổng quát

Tổng
số


thuyết

Chương 1: Ýnghĩa chính trịkinh tế của dầu khí trong nền

kinh tế quốc dân

2

2

1.1

Ý nghĩa chính trị-kinh tế của dầu
khí trong nền kinh tế thế giới

1

1

1.2

Ý nghĩa chính trị-kinh tế của dầu
khí trong nền kinh tế Việt nam

1

1

Chương 2: Nguồn gốc dầu và
khí hydrocacbon tự nhiên

7

7


2.1

Khái niệm chung về dầu khí

2

2

2.2

Giả thuyết nguồn gốc vô cơ

2

2

2.3

Giả thuyết nguồn gốc hữu cơ

2

2

2.4

Vấn đề về nguồn gốc của dầu
mỏ hiện nay


1

1

1

2

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm tra

LT

TH

Trang 8


Thời gian (giờ)
Số TT

Nội dung tổng quát

Tổng
số



thuyết

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm tra

LT

Chương 3: Các bồn tự nhiên
của dầu khí

12

11

3.1

Tầng chứa

3

3

3.2


Tầng chắn

3

3

3.3

Các dạng bẫy dầu khí

3

3

3.4

Các điều kiện nhiệt độ, áp suất
trong bồn chứa tự nhiên

3

2

4

Chương 4: Sự di trú của HC
trong vỏ trái đất, sự hình
thành và phá hủy các tích tụ
dầu khí


9

8

4.1

Sự di chuyển của dầu khí

4

4

4.2

Sự hình thành các tích tụ dầu khí

2

2

4.3

Sự phá hủy các tích tụ dầu khí

3

2

1


30

28

2

3

Cộng

TH

1

6. Điều kiện thực hiện mơn học:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn.
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn.
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, giáo án.
6.4. Các điều kiện khác:
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1.

Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học theo quy định.

Trang 9


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơn học như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo
Thơng tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu
khí như sau:
Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương
pháp
đánh giá
Thường

xuyên

Phương pháp
tổ chức

Hình thức
kiểm tra

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Số
cột

Thời điểm
kiểm tra

Quan sát/
Hỏi đáp

Câu hỏi

1

Sau 5 giờ.

Viết/

Tự luận/
Trắc nghiệm


1

Sau 15 giờ

Trắc nghiệm
trên máy tính

Tự luận/ trắc
nghiệm

A1
B1, B2
C1, C2
A1
B1, B2
C1, C2
A1
B1, B2
C1, C2

1

Sau 30 giờ

Định kỳ
Kết thúc mơn
học

7.2.3. Cách tính điểm

- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo
thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm trịn đến một chữ số thập phân.
- Điểm mơn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm mơn học theo thang điểm 10 làm trịn đến một
chữ số thập phân.
8. Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng HSSV trường Cao đẳng Dầu khí.
Trang 10


8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: nêu vấn đề, hướng
dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong
nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo u cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận,
trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài
liệu...).
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30%
số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm
việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung
cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu
trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để
phát triển và hồn thiện tốt nhất tồn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.

- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Tài liệu tham khảo:
[1]. TSKH. Hồng Đình Tiến. Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò,
theo dõi mỏ. NXB ĐHQGTPHCM, 2006
[2]. Nguyễn Việt Kỳ. Địa chất dầu khí. NXB ĐHQGTPHCM, 2002

Trang 11


CHƯƠNG 1: Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu tầm quan trọng của dầu khí và các bể dầu khí ở Việt Nam để
người học có được kiến thức nền tảng cho các chương sau.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢Về kiến thức:
-

Nhận biết được tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền
kinh tế thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng.
➢Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

-

Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ nghiêm túc trong học tập.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1


-

Đối với người dạy:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp phù hợp với
bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: Chia ca, nhóm (phụ thuộc vào số lượng sinh viên/lớp)

-

Đối với người học:
+ Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ;
+ Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng;
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập;
+ Tuân thủ quy định an toàn, giờ giấc.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học lý thuyết.

-

Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

-

Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo án, giáo trình.

-

Các điều kiện khác: Khơng có


❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 12


✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: Không
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không.
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: Khơng
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
1.1. Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG NỀN KINH
TẾ THẾ GIỚI
Lồi người đã tìm thấy dầu từ hàng nghìn năm trước Cơng ngun, thời đó dầu

thường được sử dụng trong chiến tranh. Cịn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu
mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong
việc sản xuất muối ăn, để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối vào khoảng
thế kỷ IV. Trung Đông đã làm quen với văn minh dầu hỏa vào thế kỷ thứ VIII. Các
thùng dầu đã được bày bán trên các con phố của Baghdad.
Mũi khoan dầu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành ở biển Caspian (Bacu)
năm 1848. Năm 1852, bác sĩ và là nhà địa chất người Canada tên là Abraham Gessner
đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch.
Giếng khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 278-1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công
nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu
21,2m. Từ đó đến nay ngành cơng nghiệp dầu khí thế giới khơng ngừng phát triển và
hiện nay có 80 nước trên thế giới đang khai thác dầu khí.
Dầu khí có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu, cũng như đối với
từng quốc gia. Ngành dầu khí ln là ngành mũi nhọn của các quốc gia, cung cấp
nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại, đặc biệt là để sản xuất điện và
nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải. Ngành dầu khí cịn cung cấp đầu
vào cho các ngành cơng nghiệp khác như: cơng nghiệp hóa chất, phân bón và nhiều
ngành khác - trở thành ngành năng lượng quan trọng, cần thiết đối với đời sống xã hội.
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 13


Ngành dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu, chi phối và
tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên dầu khí.
Ngày nay, dầu khí vẫn là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất, đang đóng góp
64% tởng năng lượng đang sử dụng tồn cầu. Trong thế kỷ XXI, vai trị của dầu khí
đối với nền kinh tế thế giới vẫn hết sức quan trọng, vì trong cân bằng năng lượng tồn
cầu, dầu khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các nguồn năng lượng khác vẫn chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ. Hàng năm, thế giới vẫn tiếp tục tìm kiếm được những nguồn dầu khí mới để phục

vụ cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh những giá trị về kinh tế, ngành dầu khí cịn có vai trị quan trọng đối
với chính trị tồn cầu. Khơng ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và
chính trị có ngun nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi những cuộc xung đột
và chiến tranh ở Trung Đơng ln có nguyên nhân về dầu khí, tranh giành nguồn lợi
dầu khí.
Hiện nay trên thế giới, việc đo sản lượng dầu được sử dụng theo 2 đơn vị là tấn
(theo trọng lượng) và thùng (barell) là đơn vị dùng để đo khối lượng dầu thơ trong
thương mại, giao dịch tồn cầu. Thể tích của 1 thùng dầu thơ là 158,97 lít. Phụ thuộc
vào tỷ trọng của dầu ở mỗi mỏ mà quy đổi thùng ra tấn và ngược lại. Mỗi tấn dầu dao
động trong khoảng khoảng 7-8 thùng, phụ thuộc vào tỷ trọng của dầu.
Việc xác định cơng thức tính giá các loại dầu thô hiện nay dựa trên giá các loại
dầu thô chuẩn sau đây: Dầu Brent: bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống
mỏ Brent và Ninian trong khu vực lịng chảo Đơng Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ
được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu,
châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía Tây của khu vực Trung Cận Đông được định giá
theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn định giá dầu;
Dầu West Texas Intermediate (WTI) được làm chuẩn định giá cho dầu mỏ Bắc
Mỹ;
Dầu Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của
dầu mỏ Trung Cận Đông;
Dầu Tapis từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn
Đông;
Dầu Minas từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn
Đông.
Giỏ dầu OPEC bao gồm dầu của các mỏ: Arab Light (Arập Xêút, Bonny Light
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 14



(Nigeria), Fateh (Dubai), Isthmus (Mexico), Minas (Indonesia), Saharan Blend
(Algérie) và Tia Juana Light (Venezuela).
1.2. Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA DẦU KHÍ TRONG NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM
Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng
trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hiện nay,
các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong
nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ở nước ta ngày càng
tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành
công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu
cầu đi lại ngày càng nhiều.
Việt Nam có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28
trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Từ 1986, dòng dầu thô
đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4 năm 1987 Việt Nam bắt đầu xuất
khẩu dầu thô.
Sự phát triển của ngành dầu khí ở Việt Nam giúp chúng ta chủ động đảm bảo
cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các
ngành cơng nghiệp khác. Ngành dầu khí góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia,
mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất, nhập khẩu
thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định đất nước.
Nhằm phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, ngày 3/9/1975, Tởng cục Dầu khí
Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mạng xây dựng ngành dầu khí thành ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước như tinh thần Nghị quyết số 244/NQTW ngày 09/8/1975 của
Bộ Chính trị.
Đến nay, qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Dầu khí Việt Nam đã
trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể,
trở thành "đầu tàu kinh tế" quốc dân.
Hiện PVN đang khai thác 32 mỏ dầu khí ở trong nước và 9 mỏ ở nước ngồi (5

mỏ tại Liên bang Nga, 3 mỏ tại Malaysia, 1 mỏ ở Algeria). Hiện nay, Việt Nam xếp
thứ 4 trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam có thể sẽ duy trì sản
lượng khai thác ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong vài năm tới.
Trong giai đoạn vừa qua, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã
cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khơ cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển cơng nghiệp
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 15


và tiêu dùng dân sinh. Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thơ mang lại bình qn
13,6% tởng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi
Petrovietnam có nhà máy lọc dầu.
Như vậy, dầu khí khơng chỉ góp phần rất quan trọng cho sự ổn định, phát triển
nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn giúp Việt Nam mở
rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong
việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Hình 1. 1: Các bồn trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam
❖ TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu:
- Ý nghĩa chính trị-kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế thế giới
Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 16


- Ý nghĩa chính trị-kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế Việt nam
❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN CHƯƠNG 1

1. Vì sao dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người?
2. Việt Nam có mấy bể trầm tích? Bể trầm tích nào có mật độ thăm dị và hệ số
phát hiện dầu khí cao nhất trong cả nước?
3. Ngành cơng nghiệp dầu khí ở Việt Nam chính thức thành lập từ năm nào?
4. Các mỏ dầu khí đang khai thác như Bạch Hở, mỏ Rồng, Sư tử đen, Sư tử vàng
là thuộc bể trầm tích nào?
5. Mỏ Bạch Hở đã và đang tiến hành khai thác ở những tầng nào?
6. Mỏ Tiền Hải C mà Việt Nam đang khai thác thuộc bể trầm tích nào?

Chương 1: Ý nghĩa chính trị - kinh tế của dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Trang 17


CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA DẦU VÀ KHÍ HYDROCACBON TỰ
NHIÊN
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu nguồn gốc của dầu khí để người học có được kiến thức nền tảng
cho các chương sau.
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
➢Về kiến thức:
-

Giải thích được nguồn gốc của dầu khí và HC tự nhiên.
➢Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

-

Rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho sinh viên, tính kiên nhẫn, chăm chỉ và

khả năng làm việc theo nhóm.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2

-

Đối với người dạy:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp phù hợp với
bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: Chia ca, nhóm (phụ thuộc vào số lượng sinh viên/lớp)

-

Đối với người học:
+ Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ;
+ Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng;
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập;
+ Tuân thủ quy định an toàn, giờ giấc.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2
-

Phòng học chuyên mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học lý thuyết.

-

Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

-

Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo án, giáo trình.


-

Các điều kiện khác: Khơng có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 18


✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: Không.
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không.
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không.


❖ NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC
DẦU KHÍ
I M. Gubkin hồn tồn đúng khi lưu ý rằng: "Giải đáp đúng đắn nguồn gốc dầu
trong tự nhiên đối với chúng ta khơng chỉ có ý nghĩa về lý thuyết khoa học mà cịn có
ý nghĩa thực tiễn bậc nhất. Chỉ khi nào chúng ta có được khái niệm đúng đắn về những
quá trình mà nhờ chúng dầu được tạo thành, chúng ta sẽ biết được các mỏ dầu được
hình thành trong vỏ trái đất như thế nào, sẽ biết tất cả các dạng cấu trúc và đặc trưng
trầm tích của vỉa thuận lợi cho sự tập trung dầu và sẽ nhận được từ những số liệu trên
các chỉ dẫn tin cậy. Chúng ta phái tìm dầu ở những nơi nào và tở chức việc tìm kiếm
chúng như thế nào cho hợp lý". Những lời này của Gubkin cho đến nay vẫn khơng mất
đi tính cấp thiết của mình. Hiểu biết điều kiện hình thành dầu mỏ và những quy luật
phân bố các tích tụ của nó trong vỏ trái đất cho phép tiến hành tìm kiếm mỏ dầu một
cách khoa học và hiệu quả.
Theo Gubkin q trình thành tạo và tích tụ dầu trong thạch quyển có “tính giai
đoạn”. Ở đây ơng chia tồn bộ quá trình lịch sử tự nhiên thống nhất thành những giai
đoạn sau:
✓ Tích tụ chất hữu cơ sinh dầu ban đầu. Những chất hữu cơ này chơn vùi trong
trầm tích. Sự thành tạo hyđrocacbon dầu mỏ diễn ra trong quá trình biến đởi chất hữu
cơ nảy.
✓ Dịch chuyển hyđrocacbon dầu từ các tầng sinh dầu tới đá kênh dẫn và di
chuyển tiếp theo vỉa - kênh dẫn (di chuyển biên) hay theo các khe nứt vả đã gãy phá
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 19


hủy (di chuyển thẳng đứng).
✓ Tập trung dầu và khí khi có điều kiện về thạch học hay cấu trúc thuận lợi trên

đường di chuyển của chúng trong lòng đất vả tạo thành các tích tụ (mỏ) dầu khí.
✓ Phân bố lại hay phá hủy mỏ khi bắt đầu những điều kiện địa chất nhất định.
I M.Gubkin lần đầu tiên trong khoa học địa chất dầu thế giới đã chỉ ra rằng sự
xuất hiện và phát triển quá trình hình thành vả tích tụ dầu trong lịng đất, về mặt nguồn
gốc, diễn ra bởi tổ hợp các nhân tố, trong đó:
▪ Những điều kiện cở địa lý vả tướng - trầm tích khi tích lũy các điệp sinh dầu
cùng các thành tạo trầm tích vây quanh chúng
▪ Đặc điểm cấu trúc kiến tạo và phát triển của lãnh thổ đang xét
▪ Điều kiện phân bố kênh dẫn
▪ Sự thay đổi điều kiện nhiệt độ áp suất của môi trường xung quanh theo không
gian và thời gian
▪ Đặc điểm chuyển động của nước vỉa
▪ Điều kiện bảo tởn tích tụ mỏ dầu
Như vậy, tất cả nhân tố kể trên chỉ trong một tổ hợp và tương quan chặt chẽ nhất
mới gây nên sự xuất hiện, phát triển quá trình hình thành và tích tụ dầu. Bởi vậy để dự
báo tính chứa dầu trong lịng đất một cách có cơ sở khoa học, phải nghiên cứu tổng
hợp tất cả các nhân tố địa chất nêu trên trên một nền lịch sử địa chất có tính đến sự
thay đởi của chúng theo khơng gian và thời gian (địa chất).
Tuy nhiên trong vấn đề nguồn gốc và tạo thành các tích tụ dầu cịn rất nhiều điểm
chưa rõ. Nếu điều kiện địa chất và tính định hướng chung của q trình hình thành và
thành tạo tích tụ dầu có thể coi là phần nào đã xác định, thì q trình biến đởi vật chất
hữu cơ thành dầu trong tồn bộ trình tự và trong từng chi tiết còn chưa được nghiên
cứu, nhất lả về mặt sinh hóa và địa hóa. Do đó, những giả thuyết hiện nay cần phải
được chính xác hóa và kiểm tra thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, liên hệ chúng
với những quan sát thực địa.
Đã có rất nhiều vấn đề tranh luận được đưa ra là do tính phức tạp về nguồn gốc
dầu khí. Bản thân dầu khí có tính năng động di chuyển cao nên chúng tạo thành những
tích tụ có giá trị cơng nghiệp ở rất xa nơi chúng được sinh ra. Bởi vậy từ "mỏ dầu khí"
phải được hiểu như là nơi chúng được tích tụ lại.
Khả năng di chuyển to lớn của hyđrocacbon dạng lỏng và dạng khí cùng khả

năng thành tạo các tích tụ tại những nơi rất xa chỗ chúng sinh ra đã tạo ra những khó
khăn đặc biệt khi nghiên cứu nguồn gốc của chúng. Bởi vậy người ta phải dùng những
số liệu thực nghiệm (mơ hình hóa các q trình thành tạo dầu trong điều kiện phòng
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 20


thí nghiệm) khi nghiên cứu nguồn gốc của chúng.
Trong nửa sau thế kỷ XIX, có một số cơng trình nghiên cứu được cơng bố, trong
đó đã đưa ra một số ý tưởng về nguồn gốc của dầu và khí hydrocacbon tự nhiên như:
2.1.1. Thuyết hữu cơ
Lomonoxop khẳng định dầu khí có nguồn gốc hữu cơ. Lúc đầu chưng cất gan cá
voi → thành phần của dầu. Trong rong, tảo chưng cất → cũng lấy được thành phần của
dầu
Bởi vì trong khi phân tích hữu cơ thì thấy có rất nhiều thành phần Hydrocacbon
và cả N, O, S. Trong động, thực vật có hầu hết các nguyên tố kim loại trong bảng hệ
thống tuần hoàn (tỉ lệ khác nhau, tuỳ theo cấu trúc của các loài động thực vật)
Thế kỷ 19, các nhà bác học nghiên cứu bùn ở cửa sông, bùn sú vẹt thì ngồi sát
động thực vật cịn phát hiện ra một số lượng lớn vi khuẩn → vừa phân huỷ, phân loại
vật liệu hữu cơ ra nhiều thành phần khác nhau, bản thân vi khuẩn cũng cấu tạo từ vật
chất hữu cơ chứa C, H,… Khi lấy bùn chưng cất ở 15-20oC trở lên thì cũng thu được
tất cả các sản phẩm của dầu mỏ
Brubkin lấy đá sét ở các lớp trầm tích khác nhau (sét kết) đem chưng cất từ nhiệt
độ thấp đến nhiệt độ cao cũng nhận được các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Họ
cũng tính được lượng H, C có trong hợp chất chứa trong trầm tích, thấy được sự tương
quan thú vị là nếu có nhiều vật liệu hữu cơ thì sản phẩm của dầu càng nhiều lên.
2.1.2. Thuyết sinh vật học
Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm
của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý

thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu cịn sót lại sau quá trình phân rã xác các
động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh
hướng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và
bị chơn sâu dưới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho
những thành phần này bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là
kerogen, và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một q trình được gọi
là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm
nhập lên phía trên thơng qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy
bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể
chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ
đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm.
2.1.3. Thuyết vơ cơ
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 21


Nhà bác học Đức A.Gumbold lần đầu tiên đã đưa ra ý tưởng về nguồn gốc vô cơ
(dưới sâu) của dầu. Sau đó, Menđêlêêp (1877) đã đưa ra giả thuyết cacbid về nguồn
gốc đầu. Dựa vào kết quả những nghiên cứu trong phịng thí nghiệm, Menđêlêép đã đi
đến kết luận vế khả năng thành tạo hyđrocacbon dầu mỏ trong điều kiện tự nhiên bằng
con đường tác dụng hơi nước lên cacbid kim loại nặng. Trong suất thời gian diễn ra
quá trình tạo núi, theo ơng, nước đã thâm nhập sâu vào vỏ trái đất theo những khe nứt
vả đã gãy và tác dụng với cacbid kim loại nặng, trước hết là sắt để tạo thành
hyđrocacbon theo phản ứng:
2FeC + 3H2O = Fe2O3 + C2H6
Hoặc:

2Fe2C + 6H2O = 2Fe2O3 + C2H4 + 4H2


Như vậy, các carbid kim loại có sẵn trong lịng đất và hơi nước có được do các
hoạt động magma ở dưới sâu ở nhiệt độ cao, giải phóng và bay hơi lên. Các phản ứng
chỉ xảy ra ở điều kiện T > 3600oC, thông thường từ 550 oC đến 1600 oC.
Những hyđrocacbon tạo thành theo sơ đồ này hay tương tự sẽ di chuyển vào đá kênh dẫn của vỏ trầm tích ở trạng thái khí, sau đó ngưng tụ lại vả tạo thành mỏ hay
tích tụ dầu. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim
loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hiđrocacbon và
sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển
chúng thành các hỗn hợp hiđrơcacbon khác nhau
Tóm lại lý thuyết cơ bản nguồn gốc vô cơ của dầu khí là q trình tởng hợp của
cacbon và hydrogen trong điều kiện nhiệt độ cao. Lúc đầu hình thành các hydrocacbon
đơn giản, sau đó di cư lên phía trên nơi giảm dần nhiệt độ và áp suất, xảy ra sự trùng
ngưng tức là tổng hợp các thành các hydrocacbon phức tạp. Trong q trình di cư lên
trên dầu khí lấy thêm các nguyên tố khác nhau O, N, S từ trầm tích để tạo thành nhựa
và asphalten. Trong các dịng khí đi lên từ dưới sâu thường kèm theo các khí trơ như
He, Ar, phong phú Uran..v..v.. Trong thực tế nhiều mỏ dầu khí nằm ở gần hoặc ở trên
các hệ thống đứt gãy sâu và phạm vi hoạt động rộng càng củng cố thêm các ý tưởng về
lý thuyết vô cơ.
Thuyết cacbid về nguồn gốc dầu của Menđêlêêp được xây dựng tương đối chặt
chẽ với quan điểm hóa học bởi vậy suốt thời gian dài có rất nhiều người ủng hộ. Tuy
nhiên, vể phía các nhà địa chất, học thuyết này đã gặp phải sự phê phán kịch liệt vì
những người tán thành nó đã khơng thể chỉ cụ thể con đường, theo nó nước xâm nhập
sâu vào lịng đất và sản phẩm phán ứng với cacbid kim loại nặng - hyđrocacbon dầu
mỏ - di chuyển lên những lớp trên mà chúng đã có thể ngưng tụ vả tạo thành tích tụ
dầu. Trạng thái dẻo của đất đá ở những độ sâu lớn cũng như sự gia tăng áp lực vỉa theo
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 22


độ sâu đã loại bỏ khả năng nước thâm nhập xuống sâu. Ngoài ra, những chất tương tự

dầu thu được trong điều kiện phịng thí nghiệm theo sơ đồ Menđêlêép cơ bản có thành
phần khác với thành phần dầu mỏ tự nhiên. Những số liệu này và các tải liệu khác,
nhất là về đặc tính phân bố tích tụ dầu khí trong vỏ trái đất, đã dẫn đa số các nhả
nghiên cứu tới kết luận rằng không thể tạo ra trữ lượng dầu khổng lồ trong tự nhiên
theo sơ đồ của Menđêlêép, học thuyết này đã bị bác bỏ.
2.1.4. Thuyết hạt nhân
Lý thuyết này được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào
năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt
nhân trong lịng Trái Đất.
2.1.5. Thuyết vũ trụ
Những nghiên cứu phở các vật thể vũ trụ và việc phát hiện ra hợp chất cacbon
với hydro trong lớp vỏ khí hàng loạt hành tinh cũng như sự có mặt của axit amin và
nhiều hợp chất hữu cơ khác trong thiên thạch là cơ sở cho một loạt các nhà nghiên cứu
đưa ra một giả thuyết về nguồn gốc vũ trụ của dầu
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu này, hợp chất cacbon với hyđro tồn tại
trong vỏ khí trái đất khi nó cịn ở trạng thái lỏng nóng bỏng. Do trái đất nguội đi nên
đã diễn ra quá trình ngưng tụ hyđrocacbon. Tiếp theo, macma đông cứng đã hấp thụ
chúng, sau đó chúng theo các khe nứt vả đứt gãy thâm nhập vào vỏ trầm tích trái đất.
Tuy nhiên, theo những quan điềm vũ trụ của O.H.Shmit đã được nhiều nhà khoa
học thế giới ủng hộ, thì trái đất của chúng ta chưa khi nào nằm trong trạng thái lỏng nóng bỏng, nó được tạo thành do vật chất bụi vũ trụ lạnh đơng đặc lại. Tuy vậy, khó có
thể hình dung được rằng ở nhiệt độ lớp vỏ khí trái đất cao - nếu lớp vỏ này thật sự nằm
trong trạng thái lỏng - nóng bỏng - lại có thể tồn tại dầu mỏ. Menđêlêép đã viết rằng ở
những điều kiện tương tự hồn tồn khơng có khả năng tồn tại dầu vì nó đã bị bay hơi,
bị oxi hóa, bị cháy.
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về vấn đề nguồn gốc dầu nhất là sự tranh cãi giữa
thuyết hữu cơ và vơ cơ của dầu khí, tuy nhiên trong kết luận của hội thảo năm 1958 đã
nhấn mạnh rằng: "Nguồn gốc hữu cơ của dầu hiện nay là học thuyết được sử dụng để
giải thích quy luật phân bố đã xác định của các mỏ dầu khí và là cơ sở khoa học cho
cơng tác tìm kiếm thăm dị". Nhờ đó, trong thực tiễn tìm kiếm - thăm dị dầu khí trên
thế giới, người ta đã phát hiện ra nhiều vùng, miền chứa dầu mới.

2.2. VẬT CHẤT HỮU CƠ TRONG VỎ TRÁI ĐẤT VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH
THÀNH HYDROCACBON
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 23


Theo quan niệm hiện đại, những nhân tố chính thúc đẩy sự xuất hiện và phát
triển q trình biến đởi vật chất hữu cơ thành hyđrocachon dãy đầu là hoạt động của vi
khuẩn, tính chất xúc tác của đất đá, nhiệt độ, áp suất, độ phóng xạ của đất đá chứa vật
chất hữu cơ và thời gian địa chất.
Hoạt động của vi khuẩn biểu hiện mạnh mẽ ở giai đoạn đầu tích tụ và biến đởi
vật chất hữu cơ phân tán trong trầm tích. Các nghiên cứu của T.A. Ginzburg, E.A.
Rainfteld, B.L. Isaehenko, A.B. Tompson, L.D. Shtur, K. Zobell... đã xác định rằng vi
sinh vật đóng vai trị quan trọng trong:
✓ Quá trình phân rã chất hữu cơ ở giai đoạn đầu biến đởi của chúng trong điều
kiện yếm khí.
✓ Khi tạo ra trong trầm tích mơi trường khử với giá trị thế hiệu ơxy hóa khử âm
nhỏ thuận lợi để phát triển các q trình biến đởi vật chất hữu cơ của trầm tích theo
hướng thành tạo bitum
✓ Như chất xúc tác sinh học trong quá trình thành tạo phần bitum của vật chất
hữu cơ trong trầm tích.
Cùng theo chiều sâu lún chìm của trầm tích với vật chất hữu cơ phân tán, nhiệt
độ và áp suất trở thành nhân tố chính có khả năng phát triển q trình thành tạo
hyđrocacbon dãy dầu. Các nghiên cứu của các nhà bác học trên thế giới đã xác định
rằng: Trong dấu có chứa một loạt các hyđrocacbon khơng bảo tồn được ở nhiệt độ 200
– 250oC . Người ta cho rằng, giới hạn để hyđrocachon tồn tại ở dạng lỏng không thể
vượt quá 200oC. Theo ý kiến của đa số các nhà bác học, sự thành tạo dầu mỏ trong
lòng đất diễn ra ở nhiệt độ không lớn, nhiệt độ này dao động trong giới hạn 50 đến
200oC phụ thuộc vào điều kiện địa chất, địa hóa.

Như các nhà nghiên cứu đã xác định, không chỉ đất đá pelit (sét) là đá sinh dầu.
Q trình tạo thành dầu mỏ cịn có thể xảy ra trong trầm tích cacbonat và trong cả các
thành tạo alevrit nếu chúng thành tạo ở môi trường khử. Tuy nhiên khác với sự thành
tạo các lớp sinh dầu, các lớp sinh khí có thể được thành tạo trong cả các thành hệ lục
nguyên chứa than.
Những đặc điểm dự báo của các trầm tích sinh dầu khí là:
✓ Tích tụ trong mơi trường nước ở tình trạng yếm khí (khơng có sự thâm nhập
của ơxy);
✓ Tích tụ trên nền lún chìm tương đối ởn định của bồn trầm tích trong suốt một
thời kỳ địa chất đang xét đến;
✓ Trong trầm tích có các dấu hiệu xuất hiện và phát triển q trình thành tạo dầu
khí. Chúng biểu hiện bằng hàm lượng hyđrocacbon dãy dầu tăng cao tương đối so với
Chương 2: Nguồn gốc dầu và khí HC tự nhiên

Trang 24


×