Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

E-logistics bài toán khó với Thương mại điện tử Việt Nam. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.87 KB, 3 trang )

E-logistics bài toán khó với Thương
mại điện tử Việt Nam.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, TMĐT đang dần làm thay đổi thói
quen mua sắm của người tiêu dùng và mở ra cho doanh nghiệp (DN) phương thức
kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề E-logistics (hậu cần)
lại đang là bài toán khó cho các DN có ứng dụng TMĐT tại Việt Nam.

Theo thống kế mới nhất của Google Ad planner, chỉ riêng tháng 7/2010 số lượng
người dùng internet tại Việt Nam đã tăng thêm 3 tri
ệu, nâng tổng số người dùng
internet ở nước ta lên con số 31 triệu. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của một thị
trường giàu tiềm năng phát triển như Việt Nam.

Hơn nữa, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm mong muốn chỉ
với một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối mạng internet. Tuy nhiên, điều
đáng lưu ý
ở đây là hầu hết các website cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến hiện
nay như Enbac.com, 5giay.vn… mới chỉ đóng vai trò cầu nối để người tiêu dùng
lên mạng tìm thông tin rồi thực hiện giao dịch thỏa thuận miệng giữa người mua và
người bán. Những giao dịch kiểu này không đủ ràng buộc về mặt pháp lý và có
nhiều kẽ hở dễ tạo điều kiện cho nạn gian lận tung hoành.

Đây cũng chính là nguyên nhân d
ẫn đến tình trạng người bán thường xuyên bán
sản phẩm không đúng như mô tả, sản phẩm báo còn hàng trong khi thực tế đã hết
hàng, hay đăng giá rẻ nhưng lại bán với giá cao hơn… đang diễn ra rất phổ biến.
Do vậy, khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của các DN đăng bán sản phẩm
trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Anh Quang - một tín đồ trên mạng chia sẻ: “ Khi mua hàng trên mạng bạn cần phả


i
tìm hiểu thật kỹ tình trạng sản phẩm trước khi quyết định chuyển tiền hay đặt hàng.
Đối với mặt hàng thời trang, thường thì hình ảnh đưa lên trên website sẽ đẹp và bắt
mắt hơn ở ngoài rất nhiều. Trong khi hàng công nghệ thì một sản phẩm cũng có
đến 2,3 loại với chất lượng khác nhau. Nên nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì rất dễ
mua phải sản phẩm không ưng ý, thậm chí hàng giả
, hàng nhái”.

Cần ý thức từ phía người bán

Giải thích về tình trạng trên, một số DN cho rằng, họ làm như vậy chủ yếu để thu
hút khách hàng quan tâm và biết đến DN. Trong khi, trên thực tế các DN không
lường hết được hậu quả là khách hàng sẽ coi đây là một hình thức lừa đảo và sẽ tẩy
chay DN bán đó.

Ngoài ra, do đa số các DN hiện nay cùng một lúc phát triển cả 2 kênh là truyền
thống và thương mại điện tử, nên họ chưa có kinh nghiệm hoặ
c chưa thực sự đầu
tư vào việc kinh doanh trên mạng. Vì vậy, có những sản phẩm đã bán rồi nhưng
trên website sản phẩm đó vẫn báo là còn hàng, gây khó chịu cho khách hàng.

Khi tình trạng thông tin sai lệch tái diễn nhiều lần thì việc đưa ra một chế tài để xử
lý các DN cố tình sai phạm, nhằm đảm bảo thông tin cũng như là quyền lợi cho
người tiêu dùng là một việc cần làm.

E-logistics bài toán khó với Thương mại
điện tử Việt Nam, Công nghệ thông tin,

Được biết, tại Vatgia.com - website TMĐT có lượng người truy cập mua hàng lớn
nhất Việt Nam hiên nay, số lượng sản phẩm đăng bán mỗi ngày là hơn 3 triệu sản

phẩm từ 10.000 gian hàng khác nhau. Vì vậy website này đã phải thành lập một đội
chuyên đi kiểm tra tình trạng và giá các sản phẩm tại các gian hàng nhằm đảm bảo
thông tin được chính xác.

Với những gian hàng cố tình vi phạm, Vatgia.com sẽ có những hình th
ức xử lý từ
cảnh cáo đến hạ gian hàng vĩnh viễn. Hiện nay, mỗi ngày Vatgia.com có khoảng
90 gian hàng đăng ký mới nhưng đồng thời cũng có 30 gian hàng bị gỡ bỏ do tình
trạng đăng sản phẩm không đúng quy định.

Bà Mỹ Phượng - Trưởng phòng Thông tin Vatgia.com cho biết: “Do số lượng gian
hàng ngày càng tăng nhanh và sản phẩm được đăng mới mỗi ngày là rất lớn. Vì
vậy để kiểm soát, chúng tôi đã đưa ra rất nhi
ều biện pháp để khắc phục tình trạng
sai lệch thông tin. Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở DN và hướng dẫn DN về
tầm quan trọng trong việc đăng bán sản phẩm đúng thông tin, Vatgia.com cũng rất
mong nhận được phản hồi từ phía người dùng khi tham gia mua hàng để có thể đưa
ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng”.


Có thể nói, để đạt được hiệu quả cao và tạo dựng uy tín của mình. Các DN cần đầu
tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực TMĐT của mình. Đặc biệt là phải cung cấp thông
tin về giá cả, tình trạng sản phẩm một cách trung thực nhất. E-logicstic ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Muốn thay đổi thói quen
mua sắm của người dân, tạo điều kiện cho TMĐT Vi
ệt Nam thực sự cất cánh, thì
ngoài việc hoàn thiện môi trường chính sách từ phía nhà nước, còn phụ thuộc vào ý
thức của mỗi DN khi tham gia vào TMĐT.
Nguồn 24h


×