Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Môn học khởi nghiệp bài thuyết trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.09 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
----------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM
MƠN HỌC: KHỞI NGHIỆP
Bài thuyết trình: Quản trị rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: Trần Quốc Hưng
Lớp: 63KTXD3
Nhóm: 10
Tên trưởng nhóm: Nguyễn Diễm Quỳnh
Tên các thành viên:
Nguyễn Duy Quang
Lại Thị Như Quý
Đỗ Thành Sơn
Đoàn Nguyễn Tân thành
Lê Văn Thành

Hà Nội, 2022


1.KHÁI NIỆM:
Rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực
hoặc tích cực đến mục tiêu của tổ chức. Quản trị rủi ro là hệ
thống các quy trình nhận diện, đánh giá, quản lý và kiểm sốt
những sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể xảy ra để đảm
bảo hoàn thành mục tiêu cuối cùng của dự án được tốt nhất.
2.VAI TRÒ


Xác định những rủi ro có thể xảy ra – bao gồm việc xác định và đo lường
các rủi ro do tai nạn mất mát thơng qua kiểm tra, rà sốt các hợp đồng, tổng
hợp các khiếu nại và xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm ra các lỗ hổng.

Giảm thiểu rủi ro – bao gồm việc giảm tần suất và mức độ
nghiêm trọng của những rủi ro.
Lên kế hoạch quản trị rủi ro – bao gồm việc ước tính tác động của các rủi
ro khác nhau và phác thảo các phản ứng có thể nếu nguy cơ xảy ra.

Ngồi ra, quản trị rủi ro sẽ đảm bảo giải quyết ưu tiên những rủi
ro có nguy cơ cao, cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra quyết
định giải quyết rủi ro và đảm bảo việc giải quyết rủi ro sẽ mất
một mức chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.
Nhìn chung, đánh giá và quản trị rủi ro chính là vũ khí tốt nhất để
chống lại những thảm họa đối với dự án, kế hoạch của doanh
nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược
cụ thể để phòng chống rủi ro và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

3.CÁC LOẠI RỦI RO
Các loại rủi ro thường gặp
3.1. Rủi ro vật lý

Rủi ro này sẽ gây ảnh hưởng đến nhân viên, tòa nhà hay chính tài sản của bạn.
Phổ biến và thường gặp nhất đó là: hỏa hoạn, trộm cắp và phá hoại gây ra những
thiệt hại nghiêm trọng về vật chất. Bạn sẽ phải chịu tổn thất về chi phí sửa chữa và
thay thế, hơn thế là chịu trách nhiệm phí pháp lý nếu đang thuê văn phòng ảo
quận 3, văn phòng ảo quận 2 hoặc văn phòng ảo Phú Nhuận.


3.2. Rủi ro con người


Chính bản thân nhân viên cũng có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp
của bạn. Khi họ khơng đủ năng lực làm việc hoặc có những hành vi vi
phạm pháp luật ở bên ngoài, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công ty.
Để khắc phục việc này, doanh nghiệp cần phải kiểm tra lý lịch kỹ càng, nghiêm
ngặt trong quy trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên chặt chẽ,...

3.3. Rủi ro công nghệ
Công nghệ là một trong những nguyên nhân cực kỳ phổ biến và
thường gặp phải. Rủi ro này xuất phát từ những điều cơ bản như
mất điện, cho đến những thứ nghiêm trọng hơn như: lỗi phần
cứng, phần mềm, bị tấn công bởi những ứng dụng độc hại.
Những rủi ro này có thể làm các thiết bị, hệ thống khơng hoạt động
được. Nặng hơn là mất và hỏng dữ liệu của cơng ty, chậm chí là bị
đánh cắp bản quyền và bí mật kinh doanh, danh sách khách hàng.
Lúc này, bạn cần: ln ln đảm bảo nguồn điện dự phịng, cập
nhật ứng dụng công nghệ mới nhất, cài đặt phần mềm chống virút để đảm bảo dữ liệu được an toàn,...
3.4. Rủi ro vốn

Rủi ro về vốn thường xuất hiện trong trường hợp khi bạn góp một phần
vốn vào cơng ty hoặc đầu tư vào cổ phiếu. Nếu cơng ty đó đang có xu
hướng phát triển mạnh, bạn sẽ thu về được một khoản lợi nhuận theo tỷ
lệ đóng góp ban đầu. Nhưng ngược lại, cơng ty có dấu hiệu thua lỗ,
ngay lập tức số vốn của bạn chịu tác động khơng nhỏ. Trong trường
hợp xấu nhất xảy ra, bạn có thể mất luôn số vốn đầu tư này.

4.PHÂN LOẠI RỦI RO
1. Rủi ro chiến lược

Mọi người đều biết rằng một doanh nghiệp thành cơng cần một kế

hoạch kinh doanh hồn hảo. Nhưng thực tế là mọi thứ đều có thể thay
đổi, và kế hoạch hồn hảo của bạn đơi khi sẽ nhanh chóng bị lạc hậu.
Đây gọi là rủi ro chiến lược. Đó chính là nguy cơ khi chiến lược của công ty
bạn trở nên kém hiệu quả và công ty phải cố gắng để đạt được mục tiêu. Đó có
thể do sự thay đổi cơng nghệ, do một đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng
vừa bước vào thị trường, do nhu cầu khách hàng thay đổi, do chi phí ngun
vật liệu tăng đột biến hoặc do bất kì thay đổi mang tính quy mơ nào khác.


Lấy ví dụ một số cơng ty đã từng phải đối mặt với rủi ro chiến lược
trong lịch sử. Vài trong số đó đã điều chỉnh chiến lược để thích
nghi thành cơng, một số khác thì khơng.
Một ví dụ điển hình là Kodak, cơng ty có vị trí thống lĩnh trong thị trường sản xuất
phim chụp khi một trong những kỹ sư của họ đã phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số
vào năm 1975, phát minh này bị coi là mối đe dọa tới mơ hình kinh doanh chủ chốt
của Kodak và họ đã thất bại khi không phát triển sản phẩm mới này.

Với nhận thức muộn màng, giả như Kodak có thể phân tích rủi ro chiến lược
một cách cẩn thận hơn, nó có thể nhận ra khơng sớm thì muộn sẽ có một
cơng ty khác bắt đầu nghiên cứu và sản xuất máy ảnh kĩ thuật số, do đó,
Kodak đã có thể tự chiếm lĩnh thị trường này thay vì để cơng ty khác làm hộ.

Khơng thể thích nghi được với rủi ro chiến lược đã khiến Kodak phá sản.
Kodak đã trở thành bài học phá sản cho vơ số cơng ty nhỏ hơn để họ có
thể tập trung xây dựng hình ảnh cơng ty của mình, và nếu như kodak có
thể nhận ra sớm hơn, nó đã khơng đánh mất vị trí thống trị của mình.
Tuy nhiên, đối mặt với rủi ro chiến lược không hẳn là thảm khốc. Hãy
nghĩ đến Xerox, đồng nghĩa với nghĩ tới một sản phẩm thành công rực
rỡ và duy nhất, đó là máy photocopy của Xerox. Sự phát triển của công
nghệ in laze là một rủi ro chiến lược với vị thế của Xerox, nhưng khác

với Kodak, nó có thể thích nghi với cơng nghệ mới và thay đổi mơ hình
kinh doanh. In laze đã trở thành dây truyền kinh doanh trị giá hàng tỷ đô
của Xerox, và công ty này đã vượt qua được rủi ro chiến lược.

2. Rủi ro tuân thủ

Doanh nghiệp của bạn có tuân thủ tất cả các điều luật cần thiết
trong kinh doanh không?
Tất nhiên là có (Tơi hy vọng thế!). Nhưng luật pháp thay đổi liên tục và doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với các luật bổ sung trong tương lai. Khi mở rộng doanh
nghiệp, cần tuân theo những quy định mới mà chưa từng áp dụng trước đó.
Ví dụ: bạn điều hành một trang trại hữu cơ ở California và bán sản phẩm của bạn tại các
cửa hàng tạp hóa trên khắp Hoa Kỳ. Mọi thứ đều hết sức tốt đẹp khiến bạn quyết định mở
rộng sang thị trường Châu Âu và bắt đầu bán sản phẩm tại đây.

Thật tuyệt vời, nhưng bạn lại phải chịu rủi ro tuân thủ nghiêm ngặt. Các quốc gia
Châu Âu có các quy tắc an tồn riêng đối với thực phẩm của họ, nguyên tắc
thương hiệu và nhiều hơn nữa. Nếu bạn thành lập chi nhánh ở Châu Âu, bạn sẽ
phải tuân thủ các quy tắc về thuế và kế tốn ở khu vực đó. Doanh nghiệp của bạn
sẽ mất một khoản chi phí lớn để đáp ứng tất cả các yêu cầu bổ sung này.


Thậm chí khi doanh nghiệp của bạn khơng mở rộng ra khu vực khác thì bạn vẫn có thể gặp
phải rủi ro tuân thủ ngay cả khi bạn chỉ mở rộng dịng sản phẩm của mình. Giả sử,ngồi
thực phẩm, trang trại ở California của bạn bắt đầu sản xuất rượu vang. Những quy định
mới với việc bán rượu có thể khiến bạn tốn kém một khoản.

Và cuối cùng, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn chẳng có gì thay đổi thì
bạn vẫn có thể gặp phải những quy định mới bất cứ lúc nào. Ví dụ như quy
tắc bảo vệ giữ liệu mới đòi hỏi bạn phải tăng cường bảo mật trang web.

Hay là quy định về an toàn cho nhân viên khiến bạn phải đầu tư thiết bị mới
và an tồn hơn cho nhà máy của mình. Hoặc vơ tình bạn vi phạm một quy
tắc nào đó và bạn sẽ phải nộp phạt vì điều đó. Tất cả những điều này liên
quan đến chi phí và rủi ro tuân thủ đối với doanh nghiệp của bạn.
Trong những trường hợp cực đoan, rủi ro tuân thủ có thế ảnh hưởng đến tương lai
doanh nghiệp của bạn và biến thành rủi ro chiến lược. Hãy nghĩ đến những công
ty thuốc lá, họ phải đối mặt với việc bị hạn chế quảng cáo sản phẩm, hay ví dụ
như những dịch vụ chia sẻ âm nhạc trực tuyến vào cuối những năm 1990 bị kiện
vì vi phạm bản quyền và khơng thể tiếp tục hoạt động. Chúng tôi đang chia các rủi
ro này thành các loại khác nhau nhưng dường như chúng bị trùng lặp.

3. Rủi ro hoạt động
Từ đầu đến giờ, chúng ta tìm hiểu về những rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Nhưng chính cơng ty của bạn cũng là một nhân tố rủi ro.
Rủi ro hoạt động là lỗi không mong muốn trong hoạt động thường
ngày của công ty bạn. Đó có thể là do lỗi kỹ thuật như mất điện
hay do nhân cơng hoặc quy trình sản xuất.
Trong một số trường hợp, có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn đến
rủi ro hoạt động. Ví dụ, hãy thử xem xét rủi ro mà một trong những
nhân viên của bạn viết sai số tiền trên séc, thanh tốn
USD100,000 thay vì USD10.000 từ tài khoản cơng ty bạn.
Đó là lỗi từ "nhân sự" nhưng cũng là lỗi của "quy trình hoạt động". Chúng ta có
thể hạn chế lỗi này bằng một quy trình thanh tốn an tồn hơn, ví như nên có
nhân viên thứ 2 kiểm tra lại mọi vấn đề thanh tốn hoặc sử dụng một hệ thống
điện tử có thể đánh dấu lại các khoản đáng ngờ để xem xét lại.

Trong một số trường hợp, rủi ro hoạt động còn do những yếu tố nằm
ngồi sự kiểm sốt của doanh nghiệp, ví dụ như thiên tai, cắt điện, trục
trặc với trang chủ website của doanh nghiệp. Bất cứ điều gì làm gián

đoạn hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi rủi ro hoạt động.
Dù các yếu tố dẫn đến rủi ro hoạt động có vẻ chẳng là gì khi so sánh với rủi ro chiến lược
mà chúng ta đã đề cập ở phần trước nhưng những rủi ro hoạt động vẫn


ảnh hưởng lớn tới công ty bạn. Rủi ro hoạt động khơng chỉ cần chi phí
để khắc phục sự cố mà cịn làm gián đoạn liên lạc với cơng ty bạn hay
không thể giao hàng cho những đơn hàng đặt trước, hậu quả là sự sụt
giảm doanh thu cũng như ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.

4. Rủi ro Tài chính

Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi phí phát sinh hay
sụt giảm doanh thu. Nhưng rủi ro tài chính lại phản ánh cụ thể dịng tiền tệ
lưu thơng trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột.
Ví dụ: Giả sử phần lớn doanh thu của doanh nghiệp bạn là từ một khách
hàng lớn và bạn gia hạn thời hạn thanh toán cho khách đến 60 ngày (để
biết thêm về việc gia hạn thời hạn thanh tốn và đối phó với việc lưu
thơng tiền tệ, hãy xem bài hướng dẫn trước đó của chúng tôi)
Trong trường hợp này, bạn đang phải đối mặt với rủi ro tài chính nghiêm
trọng. Nếu khách hàng đó khơng thể thanh tốn hoặc trì hỗn thanh tốn vì
bất cứ nguyên nhân gì thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ gặp rắc rối lớn.
Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nếu đó là
những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả
8% thì bây giờ bạn phải trả tới 15%. Đó là khoản chi phí phát sinh lớn
đối với doanh nghiệp của bạn và đó được coi là một rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính sẽ tăng lên khi bạn kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Chúng
ta hãy trở lại với ví dụ về trang trại ở California khi họ bán sản phẩm của
mình ở Châu Âu. Khi họ bán hàng ở Pháp hay Đức, doanh thu là đồng
euro, ở Anh là bảng Anh. Tỷ giá luôn giao động, điều này nghĩa là tổng thu

bằng tiền đơ la cũng sẽ thay đổi theo. Ví như cơng ty có thể bán được
nhiều hàng hơn trong tháng tới nhưng khoản doanh thu bằng đô la lại ít
hơn. Đó là rủi ro tài chính nghiêm trọng với doanh nghiệp của bạn.

5. Rủi ro về uy tín
Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có
một điểm chung: dù bạn kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì uy tín
của doanh nghiệp là thứ quan trọng bậc nhất.
Nếu uy tín doanh nghiệp của bạn bị tổn hại, bạn lập tức bị mất doanh thu vì khách hàng sẽ
thận trọng hơn khi làm ăn với bạn. Ngồi ra nó cịn có những ảnh hưởng khác nữa. Nhân
viên của bạn có thể bỏ việc. Bạn sẽ khó tìm được người thay thế khi những ứng cử viên
tiềm năng không muốn ứng tuyển vào công ty nếu họ nghe được những điều tiếng không
hay về công ty bạn. Các nhà cung cấp sẽ giảm bớt ưu


đãi. Các nhà quảng cáo, nhà tài trợ hay đối tác có thể quyết định
khơng hợp tác với bạn nữa.
Rủi ro uy tín từ những vụ kiện tụng, từ việc thu hồi sản phẩm, từ những thông
tin tiêu cực về bạn hay nhân viên của bạn, hoặc từ những lời chỉ trích nặng
nề về sản phẩm và dịch vụ cơng ty bạn. Vào thời điểm này, thậm chí đó
khơng chỉ là sự tổn hại về uy tín mà có thể là cái chết từ từ khi hàng nghìn
bình luận và phản hồi tiêu cực trực tuyến về sản phẩm của bạn

5.CÁC NGUYÊN TẮC
1. Dự đoán rủi ro trong tương lai

Để có được các dự đốn quản trị rủi ro trong lai chính xác, nhà quản trị cần có
đầy đủ dữ liệu, báo cáo phân tích những vấn đề có khả năng xảy đến. Ngoài ra
trước khi lên kế hoạch quản trị rủi ro, ban lãnh đạo cũng phải cần nhắc đến tình
hình của doanh nghiệp khơng chỉ ở hiện tại mà cịn cho tương lai. Rủi ro khơng

hẳn chỉ mang đến điều xấu mà đơi khi nó cịn là cơ hội mà nếu doanh nghiệp
của bạn nắm được nó thì sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn với đối thủ.

2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các rủi ro

Mọi hoạt động trong tổ chức đều được đánh giá rủi ro nhưng mức độ ảnh hưởng
của chúng không hề giống nhau. Do đó, nhà quản trị cần sắp xếp thứ tự ưu tiên
cho các rủi ro để tập trung thời gian, nguồn lực nhiều hơn vào các hạng mục quan
trọng. Điều này giúp đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra liên tục và hiệu quả.

3.
Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro
doanh nghiệp

4.

Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh
nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng bởi nó giúp kiểm sốt các hoạt động
quản trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ thuyết phục nhân viên
hiểu rõ về tầm quan trọng của chiến lược cùng với công việc cụ thể mà họ
phải thực hiện. Muốn xác định vai trò nhân viên tốt bạn cần có một kế hoạch
cùng quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp chi tiết.

Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp

Quản trị rủi ro có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của doanh nghiệp
nên những người liên quan đều phải có nhân thực chính xác về cơng
việc này. Do vậy, việc tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro được thực
hiện từ cán bộ cấp cao đến toàn bộ nhân viên. Điều này cịn có tác động
đến văn hóa doanh nghiệp nên bạn cần đặc biệt chú ý.



5. Đầu tư thông minh vào một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp

Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ lỗi thời chính là rào cản ngăn chặn doanh
nghiệp bạn tiến vào nền kinh tế đang không ngừng phát triển hiện nay. Tuy
nhiên, bạn không cần phải đầu tư quá nhiều cơng nghệ mà hãy chọn cho mình
cơng cụ hỗ trợ phù hợp nhất. Điều này giúp bạn vừa đạt được hiệu quả kinh
doanh như mong muốn và vấn tiết kiệm được nguồn tiền cho công ty.

6.ND CƠ BẢN QTRI RỦI RO
Xác định, nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro.
Kiểm sốt – phịng ngừa rủi ro.
Giảm thiểu tác động khi rủi ro xuất hiện.
Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành cơng.
Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Để quản trị rủi ro trước hết cần nhận dạng được rủi ro.
--Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận
dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các
yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được
tất cả những rủi ro, không chỉ là những rủi ro đã và đang xảy ra, mà cịn dự
báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

-Phương pháp nhận dạng rủi ro:
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến

hành điều tra. Phân tích các báo cáo tài chính.
Phương pháp lưu đồ.
Nghiên cứu hiện trường/ nghiên cứu
tại chỗ. Phân tích các hợp đồng.
-Phân tích rủi ro
Bước tiếp theo là phải phân tích rủi ro, phải xác định được những nguyên nhân
gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa.


Đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro đều do một nguyên nhân
đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân. Trong đó có những
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa, …

-Đo lường rủi ro
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo 2
khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi
ro . Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro:

Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả
năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là năm, quý, tháng).
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm, …
Ơ I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần
suất xuất hiện cao.
Ô II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao,
nhưng tần suất xuất hiện thấp.
Ô III gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp,
nhưng tần suất xuất hiện cao.
Ơ IV gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần

suất xuất hiện cũng thấp.
Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức, người ta
sử dụng cả 2 tiêu chí: Mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất
hiện. Trong đó, mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trị quyết định.
Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị
trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thứ tự mới đến
những rủi ro nhóm II, III, cuối cùng là rủi ro thuộc nhóm IV.
-Kiểm sốt – Phịng ngừa rủi ro
Người ta nói kiểm sốt rủi ro là một “nghệ thuật”. Bởi nó ln địi hỏi phải sáng tạo, linh
hoạt, mềm dẻo. Mỗi tổ chức có thể gặp những loại rủi ro khác nhau và tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể của mình mà họ sẽ có những cách khác nhau để phịng tránh rủi ro. Các biện
pháp kiểm sốt rủi ro được chia thành những nhóm sau:

Các biện pháp né tránh rủi ro.
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất.
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất.
Các biện pháp chuyển giao rủi ro.
Các biện pháp đa dạng rủi ro.


Các biện pháp né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là những hoạt động hoặc nguyên nhân làm phát sinh tổn thất,
mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng 1 trong 2 biện pháp:

Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra.
Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất
hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Bao gồm:
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa

tổn thất. Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro.

Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy
cơ và môi trường rủi ro.
Thường xuyên cập nhật và theo dõi đầy đủ các chính sách
xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Đây là nhóm biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra.

Bao gồm:
Cứu vớt những tài sản còn sử
dụng được. Chuyển nợ.
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng
ngừa rủi ro. Dự phòng.
Phân tán rủi ro.
-Chuyển giao rủi ro
Được thực hiện bằng cách:

Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ chức khác.

Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với
người/ tổ chức khác. Trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi
ro, khơng chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.
-Đa dạng hóa rủi ro
Gần giống kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường được sử
dụng trong hoạt động của doanh nghiệp: đa dạng hóa thị trường, đa dạng
hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng, … để phịng chống rủi ro.


7.VD MINH HỌA

Ví dụ : Nhà quản trị khi mở một cơ sở kinh doanh Nước giải khát
mới thì cần xác định các nguy cơ có thể xảy ra. Điều này giúp doanh
nghiệp có thể tránh được những rủi ro khơng đáng có và có phương
án dự phịng phù hợp như là lựa chọn địa điểm kinh doanh ở khi
vực đơng người qua lại, ít đối thủ cạnh tranh hơn trong khu vực.



×