Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn thực hiện LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.25 KB, 20 trang )

0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hướng dẫn thực hiện
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA KINH TẾ - QTKD

HÀ NỘI - 2013


1
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
1.1. Mục đích
Luận văn thạc sĩ là nội dung cuối cùng trong chương trình đào tạo thạc sĩ nói
chung và thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế tại Trường Đại học Mỏ- Địa chất nói
riêng. Việc thực hiện luận văn của học viên nhằm đạt được những mục tiêu chính sau đây:
- Giúp cho học viên tổng hợp lại những kiến thức đã học trong quá trình học các học
phần thuộc chương trình đào tạo;
- Giúp cho học viên có cơ sở để phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu vào giải
quyết một nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế tại đơn vị (tổ chức/doanh
nghiệp) là đối tượng nghiên cứu của luận văn;
- Giúp cho học viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về một trong số những vấn đề
chuyên môn mà bản thân quan tâm, hoặc là những vấn đề thời sự đặt ra cần giải quyết.
- Là căn cứ để Nhà trường cho phép bảo vệ, đánh giá, cơng nhận trình độ và cấp bằng
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế cho học viên.


1.2. Yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế
Nói chung, luận văn cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định về điều kiện, nội
dung, hình thức, thời gian thực hiện và bảo vệ theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các quy định cụ thể của Trường Đại học Mỏ- Địa chất.
Những yêu cầu cụ thể và quan trọng nhất bao gồm:
- Đảm bảo chất lượng nội dung chuyên mơn. Bản luận văn tốt nghiệp phải có tên gọi
và nội dung theo chuyên môn của chuyên ngành đào tạo, có chất lượng chun mơn
đáp ứng u cầu tương xứng với trình độ đào tạo thạc sĩ Quản lý Kinh tế; Luận văn
phải đảm bảo cả chất lượng khoa học (có ý nghĩa khoa học) và chất lượng ứng dụng
thực tế (có ý nghĩa thực tiễn);
- Luận văn, cùng với quá trình bảo vệ của học viên, phải thể hiện được trình độ khoa
học của tác giả, bao gồm trình độ chung của chuyên ngành đào tạo, cũng như trình độ
chuyên sâu về lĩnh vực theo tên gọi của luận văn mà tác giả đã chọn;
- Luận văn phải là một cơng trình độc lập do học viên là tác giả nghiên cứu. Đề tài và
nội dung của luận văn khơng được trùng lặp với các cơng trình, luận văn, luận án đã
được cơng bố, bảo vệ trước đó. u cầu này địi hỏi học viên phải có Lời cam đoan và
phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Nhà trường về lời cam đoan đó;
- Đảm bảo phù hợp với quy định về hình thức trình bày, về kết cấu, cũng như phải có


2
một dung lượng cần thiết để thể hiện được nội dung và những kiến thức khoa học cần
phải chứng minh;
- Đảm bảo trình tự thực hiện và thời gian hồn thành và bảo vệ theo quy định và cụ thể
theo kế hoạch triển khai do Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Kinh tế- Quản trị kinh
doanh đề ra.
1.3. Nhiệm vụ của học viên trong quá trình làm luận văn thạc sĩ
Học viên trong quá trình làm luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Chọn và trình phê duyệt đề tài, đề cương nghiên cứu;
- Đi thực tế tại đơn vị là địa chỉ nghiên cứu để tìm hiểu thực tế và thu thập tài liệu

về đối tượng nghiên cứu;
- Thực hiện viết luận văn theo tên gọi và đề cương được duyệt;
- Thực hiện các quy định của Nhà trường về tiến độ, kết cấu nội dung, hình thức
trình bày của luận văn và các quy định khác về tổ chức quá trình học tập.
- Bảo vệ luận văn trong thời hạn quy định.
II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quá trình viết và bảo vệ luận văn được thực hiện theo trình tự sau đây:
STT

1

Các bước thực hiện
Đăng ký đề tài luận văn
tốt nghiệp và cán bộ
hướng dẫn, lập đề
cương nghiên cứu LV

Thời gian
Trong học kỳ học các
mơn cuối cùng, hạn chót
là ngay sau khi hồn
thành các môn học.

Nội dung công việc
Lớp tổng hợp đăng ký
của học viên và gửi đăng
ký cho VP Khoa KTQTKD

Xét duyệt và giao đề tài
tốt nghiệp cấp Khoa,

Theo kế hoạch do Khoa
dự kiến phân công cán thông báo
bộ hướng dẫn

Khoa tổ chức các Hội
đồng nghiệm thu tên và
đề cương luận văn.

3

Xét duyệt và giao đề tài Sau khi có đề nghị của
tốt nghiệp cấp Trường Khoa KT-QTKD

Phòng ĐT Sau ĐH xét
duyệt và cơng bố bằng
các Quyết định của Nhà
trường

4

Hồn thiện đề cương
nghiên cứu

2

Sau khi đề tài đã được
duyệt chính thức và phân
công người hướng dẫn

Học viên làm việc cụ thể

với giáo viên hướng dẫn
để hoàn chỉnh đề cương


3

5

6

Thu thập và xử lý số
liệu làm luận văn

Trong thời gian khoảng 1
tháng của giai đoạn tốt
nghiệp, sau khi đã được
giao đề tài N/C

Học viên liên hệ, đến
nghiên cứu tại đơn vị (tổ
chức/ doanh nghiệp), thu
thập tài liệu theo yêu cầu
của luận văn

Viết luận văn

5 tháng sau khi thu thập
tài liệu

Học viên thực hiện dưới

sự hướng dẫn của giáo
viên

Khoảng 3 tháng

Hồn thành phần đầu của
luận văn (ít nhất là 2
chương). Khoa KTQTKD tiến hành kiểm tra
tiến độ thực hiện.

Khoảng 2 tháng

Học viên hoàn thành luận
văn. Giáo viên hướng dẫn
và học viên báo cáo kết
quả hoàn thành cho Khoa.

a Xét điều kiện bảo vệ

Sau khi hồn thành viết
LV, trước hạn chót theo
quy định của Trường,
được phản biện (kết quả
thuận)

Khoa KT-QTKD làm các
thủ tục gửi Phòng ĐT
SĐH xét và ra Quyết định
cho học viên bảo vệ,
Quyết định thành lập các

Hội đồng bảo vệ

b Tổ chức bảo vệ

Sau khi có Quyết định
của Nhà trường và thơng
qua kế hoạch với Phịng
SĐH

Khoa KT-QTKD tổ chức
theo chỉ đạo của Phòng
ĐT SĐH

a Giai đoạn 1

b Giai đoạn 2

7

Bảo vệ luận văn

III. BẢN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
3.1 Mục đích của việc lập đề cương luận văn
Đề cương luận văn thạc sĩ được học viên lập để thông qua Hội đồng đào tạo Khoa
Kinh tế- QTKD trước khi được Nhà trường duyệt chính thức và giao nhiệm vụ làm
luận văn tốt nghiệp. Bản đề cương được lập theo mẫu quy định với mục đích:


4
- Khẳng định tên đề tài nghiên cứu, đồng thời khẳng định tính độc lập, khơng trùng lặp

của đề tài nghiên cứu với các luận văn, luận án đã bảo vệ trước đó;
- Khẳng định những vấn đề chủ yếu liên quan đến đề tài như tính cấp thiết, mục tiêu
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, dự kiến những kết quả đạt được v.v… nhằm khẳng
định được mức độ thành cơng có thể đạt được, từ đó làm cơ sở để Hội đồng nghiệm
thu thơng qua và chính thức giao đề tài;
- Đề xuất được những nội dung chủ yếu của luận văn thông qua đề cương chi tiết của
luận văn để khẳng định khả năng đáp ứng về tính khoa học và thực tiễn của nó, cũng
như khả năng thực hiện của học viên;
- Đề xuất nguyện vọng nhận giáo viên hướng dẫn, từ đó làm cơ sở cho Khoa và Nhà
trường quyết định phân công cán bộ hướng dẫn cho phù hợp với chuyên môn cũng
như các điều kiện khác.
Bản đề cương được học viên soạn và đóng quyển, trình bày và bảo vệ trước Hội
đồng khoa học khoa. Hội đồng KH khoa sẽ có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc
yêu cầu chỉnh sửa bản đề cương trước khi trình Nhà trường phê duyệt (Mẫu trang bìa
bản đề cương tại Phụ lục số 4 bản hướng dẫn này).
3.2. Nội dung của Bản đề cương nghiên cứu luận văn thạc sĩ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Họ và tên học viên: ……….
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Đề tài: “………………………”
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
7. Kết cấu của luận văn
8. Dự kiến kế hoạch thực hiện
9. Kiến nghị người hướng dẫn
10. Đề cương chi tiết luận văn


5
Sau đây là những yêu cầu cụ thể đối với các mục trong đề cương:
Đề tài (Tên đề tài)
Đề tài (Tên đề tài) được học viên đề xuất cần dựa trên những tiêu chí lựa chọn dưới đây:
-

Khơng trùng lặp với các đề tài cơng trình, luận văn, luận án đã bảo vệ;

-

Phù hợp với chuyên ngành Quản lý Kinh tế và mã số chuyên ngành;

-

Ngắn gọn song đủ nghĩa, phản ánh đúng ý tưởng, nội dung, đối tượng nghiên
cứu chính;

-

Nội dung nghiên cứu gắn với cơng tác và phục vụ cho công tác của học viên;

-


Vấn đề mà học viên có sự quan tâm, có thế mạnh về chuyên mơn;

-

Có khả năng thu thập số liệu tại đơn vị nghiên cứu;

-

Vừa sức trong giới hạn về năng lực bản thân, thời gian và các điều kiện khác.

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mục này học viên phải chứng tỏ được sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài lựa
chọn. Tính cấp thiết có thể xuất phát từ những lý do sau đây và được học viên chỉ rõ:
-

Vấn đề nghiên cứu đang có tính thời sự cao, cần được giải quyết;

-

Vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc chưa nghiên cứu sâu, hoặc được nghiên cứu
dưới một góc độ khác, với một phương pháp khác và kỳ vọng sẽ cho một kết
quả khác;

-

Vấn đề mà qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy tại đơn vị (tổ chức/ doanh nghiệp)
làm đối tượng nghiên cứu có nhiều tồn tại cần khắc phục;

-


Do tính chất cơng việc của học viên địi hỏi, hoặc có thể là một nhiệm vụ mà
đơn vị cử học viên đi học giao cho nghiên cứu để áp dụng vào thực tế.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nói chung là xây dựng căn cứ khoa học cho những
nhận xét hay giải pháp trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của luận
văn.
Trong mục này học viên cần xác định rõ đích đến cuối cùng của việc nghiên cứu
đề tài luận văn là gì. Mục đích nghiên cứu rõ ràng là tiền đề cho việc xây dựng một kết
cấu nội dung tốt và đảm bảo cho học viên hướng nghiên cứu thành công. Mục đích nghiên
cứu thường liên quan trực tiếp đến tên gọi của luận văn. Mỗi luận văn có thể có một mục
tiêu tổng quát và cũng có thể có những mục tiêu cụ thể riêng biệt. Học viên cần tránh
nhầm lẫn giữa mục đích nghiên cứu với việc liệt kê các nhiệm vụ hoặc nội dung nghiên
cứu.


6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là tổng thể những khía cạnh có liên quan đến đề tài,
được học viên lựa chọn phù hợp với chun ngành, hồn cảnh nghiên cứu.
Ví dụ với đề tài về “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty X trong giai đoạn Y” thì đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh
hưởng/ tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty X, các chỉ tiêu đánh
giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cũng như các giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn không gian, thời gian và nội dung mà luận văn
đề cập. Việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu là để một mặt đảm bảo tính đầy đủ của nội
dung luận văn, mặt khác tránh lan man làm mất tính tập trung vào những nhiệm vụ chủ
yếu. Khi viết mục này học viên cần làm rõ:
-


Phạm vi về không gian, là địa chỉ (tổ chức, doanh nghiệp) mà tác giả lấy làm
đối tượng thu thập số liệu cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu;
Phạm vi về thời gian, là khoảng thời gian mà tác giả thu thập số liệu cũng như
ứng dụng các kết quả nghiên cứu;
Phạm vi về vấn đề nghiên cứu, chỉ rõ giới hạn của những nội dung nghiên cứu.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong mục này học viên liệt kê những nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong luận
văn phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác lập, nói cách
khác, cần trả lời câu hỏi là để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì trong luận văn cần
phải làm những gì. Chẳng hạn đó là nghiên cứu hệ thống hóa lý luận áp dụng trong điều
kiện cụ thể của đối tượng, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu và xây dựng các giải
pháp…
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong mục này học viên dự kiến các phương pháp sẽ được áp dụng để giải quyết
các nhiệm vụ đặt ra cho luận văn. Ngoài những phương pháp luận cơ bản như áp dụng các
luận điểm khoa học của triết học biện chứng và chính trị kinh tế học…, cần chỉ rõ những
phương pháp nghiệp vụ nào sẽ được áp dụng trong nội dung nào của luận văn. Lựa chọn
các phương pháp nghiệp vụ phụ thuộc vào tính chất của đề tài, của chuyên mơn được đề
cập. Tránh nêu chung chung hoặc có nêu mà sau này trong luận văn không sử dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: chỉ ra những đóng góp về mặt lý luận khoa học mà luận văn
sau khi thực hiện có thể có. Một luận văn có thể có ý nghĩa khoa học ở những mức độ và


7
khía cạnh khác nhau, song cơ bản học viên cũng phải chỉ ra được đóng góp vào sự hồn
thiện lý luận, hệ thống hóa lý luận về vấn đề nghiên cứu, và nghiên cứu ứng dụng lý luận
đó vào các điều kiện đặc thù của đối tượng áp dụng…

- Ý nghĩa thực tiễn: chỉ ra khả năng và triển vọng áp dụng các kết quả nghiên cứu
vào thực tế tại đơn vị là đối tượng nghiên cứu của luận văn, cũng như ý nghĩa thông tin
tham khảo cho các đơn vị khác có điều kiện tương tự hoặc có liên quan.
Học viên cần trình bày cụ thể, tránh nêu ý nghĩa một cách chung chung.
7. Kết cấu của luận văn
Mục này cho biết thông tin về kết cấu nội dung cơ bản của luận văn, nhằm khẳng
định tính phù hợp của kết cấu luận văn với tên gọi và tính chất chun mơn của nó. Học
viên cần liệt kê những phần mục cơ bản của luận văn, trong đó nêu rõ tên của các chương
chính (Kết cấu và tên gọi các chương sẽ được nói đến ở mục IV của bản hướng dẫn này).
8. Dự kiến kế hoạch thực hiện
Dựa trên chương trình đào tạo và kế hoạch cụ thể cho từng khóa học, học viên nêu
rõ dự kiến hồn thành các nội dung trong giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp, bắt đầu từ khi
lập đề cương đến khi bảo vệ luận văn, có xác định ngày tháng (tham khảo mục II- Trình tự
thực hiện luận văn).
9. Kiến nghị người hướng dẫn
Học viên được phép đề xuất người hướng dẫn khoa học dựa trên những thông tin
sau:
- Giáo viên có tên trong danh sách do Khoa đề xuất và Nhà trường đã duyệt;
- Phù hợp về chuyên môn sâu của người hướng dẫn với đề tài lựa chọn;
- Thuận tiện cho việc hướng dẫn và được hướng dẫn;
- Các điều kiện khác theo quy định.
Đề xuất của học viên là căn cứ quan trọng để Khoa và Nhà trường phân cơng
người hướng dẫn. Quyết định cuối cùng, ngồi đề xuất đó, cịn phụ thuộc vào các quy
định của Bộ, của Nhà trường và các điều kiện cụ thể khác.
10. Đề cương chi tiết luận văn
Trong mục này học viên trình bày tồn bộ đề cương chi tiết (dự kiến) của luận văn,
sao cho người đọc thấy được tổng thể nội dung của nó. Đề cương giúp học viên thể hiện
được những ý tưởng nghiên cứu của mình, đồng thời để chứng minh cho Hội đồng xét
duyệt đề cương tính khả thi của đề tài và khả năng thực hiện của học viên, và quyết định
có duyệt đề tài đó cho học viên không, hoặc cần thay đổi, điều chỉnh gì cho phù hợp.



8
Nội dung của đề cương chi tiết tập trung vào phần nội dung chính của luận văn là
các chương chuyên mơn. Về hình thức, đề cương chi tiết được trình bày như một bản mục
lục (chỉ chưa có đánh số trang), bao gồm tên các chương, tên các mục trong chương.
Đề cương cần chi tiết đến các mục cấp 3 chữ số arap (ví dụ Chương 2 có 2.1. rồi
chia ra 2.1.1). Trong đề cương khơng cần giải thích, lập luận. Tác giả sẽ trình bày chúng
trước Hội đồng xét duyệt đề tài.
Hội đồng Khoa có thể góp ý và yêu cầu học viên chỉnh sửa đề cương trước khi
trình Nhà trường xét duyệt giao đề tài chính thức.
IV. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC CHƯƠNG TRONG LUẬN
VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Nội dung chính là các chương của một bản luận văn thạc sĩ có thể được kết cấu
theo những dạng khác nhau tùy theo tính chất chuyên môn của đề tài cũng như phương
pháp giải quyết đề tài mà học viên lựa chọn. Những ý tưởng về kết cấu của luận văn do
học viên đề xuất được chấp nhận nếu như vậy là phù hợp và tốt hơn cho việc giải quyết
các nhiệm vụ đặt ra của luận văn.
Nói chung có thể có các dạng kết cấu các chương của một bản luân văn như sau:
-

Kết cấu 3 chương: Tổng quan, Thực trạng và giải pháp

-

Kết cấu 4 chương: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, thực trạng và giải pháp

-

Kết cấu theo trình tự: Khung lý thuyết, giới thiệu địa bàn và phương pháp nghiên

cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị

Dưới đây sẽ đưa ra những định hướng cơ bản cho trường hợp luận văn gồm 3
chương chính. Lưu ý rằng chúng chỉ nhằm giúp học viên định hướng, chứ khơng có tính
bắt buộc cứng nhắc và khơng loại trừ những kết cấu khác có thể có do các học viên và
giáo viên hướng dẫn đưa ra.
Chương1
Nội dung của chương này là thực hiện tổng quan, phân tích, bình luận về những
vấn đề lý thuyết và thực tiễn, tổng quan các tài liệu phản ánh các kết quả nghiên cứu đã
được cơng bố trong, ngồi nước xoay quanh các khía cạnh lý luận và thực tiễn của đề tài.
Yêu cầu của chương này là:
- Chọn lọc và hệ thống hóa những nội dung cơ bản nhất là chỗ dựa về lý luận và
thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ ở chương 2 và 3. Với yêu cầu này tránh trình bày
những nội dung khơng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn, đồng thời cần
thể hiện được quan điềm cá nhân về vấn đề nghiên cứu.


9
- Phát hiện những vấn đề có liên quan đến đề tài chưa được bàn luận, hay bàn luận
chưa đầy đủ để khẳng định lại sự lựa chọn đề tài của học viên là có ý nghĩa cần thiết
về lý luận và thực tiễn.
Tên chương và nội dung của chương xuất phát từ yêu cầu tổng quan về vấn đề
nghiên cứu. Ví dụ tên chương có thể là: “Tổng quan về vốn kinh doanh và hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp mỏ ở Việt Nam”.
Trong trường hợp tổng quát, chương này thường có thể được kết cấu thành 3 phần
chính, được đánh mục như sau:
1.1.

Tổng quan lý luận về …. (vấn đề nghiên cứu)


Trong mục này học viên hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến lý luận
thuộc lĩnh vực chuyên mơn của đề tài. Cần có sự chọn lọc những vấn đề cốt lõi và liên
quan trực tiếp đến đề tài, cũng như những vấn đề còn chưa được sáng tỏ, tránh trình bày
tồn bộ vấn đề một cách dàn trải không cần thiết.
1.2.

Tổng quan thực tiễn về … (vấn đề nghiên cứu)

Trong mục này học viên phải trình bày được những nét tổng quát thực tế về vấn đề
nghiên cứu trên bình diện rộng cả về phạm vi thời gian và khơng gian. Mục đích là để
thấy được tồn cảnh tình hình thực tế của vấn đề là đối tượng của luận văn diễn ra trong
nền kinh tế trong nước hoặc rộng hơn là ngoài nước. Qua nghiên cứu như vậy sẽ khẳng
định thêm sự cần thiết phải nghiên cứu sâu vào đối tượng lựa chọn, cũng như xác định
phạm vi giải quyết đề tài một cách có trọng điểm.
1.3.

Tổng quan các nghiên cứu về… (vấn đề nghiên cứu)

Trong mục này học viên phải trình bày được tổng quan về các cơng trình nghiên
cứu đã được thực hiện về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Mức độ phạm vi tổng quan theo thời gian (từ khi nào đến nay) và khơng gian
(trong nước, ngồi nước…) được học viên lựa chọn phù hợp với tính chất chun mơn
của đề tài và tính cấp thiết, thời sự của nó.
Học viên cũng có thể tiếp cận tổng quan theo một cách khác, đó là kết hợp tổng
quan các cơng trình nghiên cứu vào ngay trong các mục tổng quan lý luận và tổng quan
thực tiễn. Khi đó nội dung của Chương 1 sẽ chỉ gồm 2 mục chính là:
1.1. Tổng quan lý luận về …. (vấn đề nghiên cứu)
1.2. Tổng quan thực tiễn về … (vấn đề nghiên cứu)
Chọn cách tiếp cận nào trong 2 cách trên học viên phải nêu rõ và thực hiện đúng,
tránh trường hợp bỏ sót việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.



10
Kết quả tổng quan là học viên phải chỉ ra được:
-

Vấn đề của luận văn đã được nghiên cứu ở những nội dung nào, bởi ai, ở đâu
và kết quả;

-

Những gì đã được nghiên cứu sâu và thấu đáo, và những gì chưa được nghiên
cứu, chưa nghiên cứu sâu, hoặc theo tác giả là có thể nghiên cứu từ một góc độ
khác, bằng một phương pháp khác hoặc thậm chí có thể sẽ cho một kết quả
khác với kết quả đã công bố…

-

Xuất hiện những vấn đề mới nảy sinh, những yếu tố mới mà trong các nghiên
cứu trước đó chưa có

-

Hoặc những nghiên cứu trước đó chưa tính đến và do vậy chưa phù hợp với
điều kiện đặc thù của đối tượng nghiên cứu của tác giả.

Để viết chương tổng quan, học viên cần thu thập, xử lý những nguồn tài liệu như:
Các giáo trình, các cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ hay Nhà nước, các luận văn,
luận án, các bài báo khoa học, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo kinh nghiệm
thực tiễn, các báo cáo thống kê của tổ chức hay doanh nghiệp…

Chương 2
Mục đích của Chương 2 là đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đối tượng
theo không gian và thời gian đã xác định trong phạm vi nghiên cứu. Do vậy tên chương
thường được đặt là “Thực trạng….”.
Nội dung của chương này là cho những nhận định: mức độ tốt xấu; nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, gợi ra những giải pháp
quan trọng, cơ bản nhất để cải thiện tình hình theo những nội dung có liên quan đến đề
tài.
Yêu cầu của chương 2 là:
- Vận dụng được cơ sở lý luận đã được xác lập ở chương 1 để phân tích tình hình
theo những nội dung của đề tài, chú ý kết hợp phân tích lơgic và phân tích định lượng,
tránh đưa ra các nhận định áp đặt hay “chung chung”.
- Phát hiện và phân tích những nguyên nhân (nhân tố) chủ yếu (thuộc nội dung đề
tài) ảnh hưởng đến đối tượng chuyên môn nghiên cứu tại tổ chức hay doanh nghiệp,
làm cơ sở hình thành các giải pháp ở chương 3.
Kết cấu mục trong Chương 2 phụ thuộc và nội dung của vấn đề cần phân tích. Cần
phân tích bản thân vấn đề chuyên môn thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn theo các
khía cạnh của nó. Cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng, trong đó có cả nhân tố về


11
cơng tác quản trị của doanh nghiệp có liên quan. Ví dụ nếu đề tài là về nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý tài chính thì nội dung chương này phải bao gồm phân tích hoạt động tài
chính và hiệu quả của nó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt
động tài chính, trong đó phân tích tình hình cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Chương 3
Đây là phần nội dung quan trọng nhất của luận văn bởi nó là kết quả nghiên cứu
trực tiếp và cuối cùng của học viên. Tên gọi và kết cấu của chương này đa dạng và phong
phú, phụ thuộc vào ý tưởng của tác giả luận văn và dạng chuyên môn của đề tài.
Tên Chương 3 thường là gần với chính tên đề tài luận văn để phản ánh sát nhất nội

dung của toàn bộ vấn đề nghiên cứu (Tuy nhiên không nhất thiết là trùng với tên đề tài
luận văn).
Yêu cầu của chương 3 là:
- Các giải pháp đưa ra phải có đặt vấn đề, nêu lý do lựa chọn xét đến định hướng
phát triển của tổ chức (doanh nghiệp), phải liên hệ đến kết quả phân tích nêu ở chương 2
đồng thời phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn. Phải có lập luận, tính tốn; cố
gắng lượng hóa cao nhất các kết quả nghiên cứu bên cạnh những lập luận lý thuyết.
- Các giải pháp cần được trình bày tương đối cụ thể nội dung để có thể xác định
được chi phí, đánh giá hiệu quả và hướng dẫn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp.
- Các giải pháp phải được thiết kế tính tốn sao cho vừa độc lập, vừa liên hệ với
nhau trong một thể thống nhất của hệ thống các giải pháp cho vấn đề. Nếu có nhiều giải
pháp cần hệ thống và trình bày chúng theo nhóm.
Ví dụ: Trong trường hợp nếu đề tài là dạng “nghiên cứu giải pháp…” thì ở dạng
chung nhất, có thể thiết kế kết cấu chương 3 thành 3 mục lớn là:
3.1. Quan điểm và định hướng chung …. (cho việc đưa ra giải pháp hoàn thiện…)
3.2. Các giải pháp…… (cho việc hoàn thiện…)
3.2.1. Giải pháp …
3.2.2. Giải pháp …
3.3. Kiến nghị
Kết luận chương
Các mục trên tùy thuộc vào tính chất đề tài mà có thể được chi tiết hóa thành các
tiểu mục các cấp thấp hơn.
Đối với mục 3.2 trong các luận văn ở dạng đề tài giải pháp hồn thiện, thì mỗi giải
pháp trong luận văn phải đảm bảo trả lời được những vấn đề sau đây:
- Tên giải pháp là gì?
- Bản chất tác động của nó là vào cái gì? Thơng qua các nhân tố nào?


12
- Nội dung của nó là gì và gồm gì? (lập luận, tính tốn, tổ chức thực hiện)

- Kết quả và hiệu quả của nó?
Đối với các đề tài dạng khác, kết cấu của chương 3 được thiết kế phù hợp với tính
chất nội dung chun mơn và nhiệm vụ đặt ra.
Kết luận từng chương và kết luận chung của luận văn
Cuối mỗi chương cần có những kết luận ngắn chỉ ra những điều rút ra từ nghiên
cứu và tạo “cầu nối” chương đó với các chương sau.
Kết luận chương phải sao cho người đọc thấy rõ được những kết quả chủ yếu đạt
được của chương này, những kết luận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất mà tác giả rút ra
được.
Kết luận chung của luận văn cũng cần được trình bày ngắn gọn nhằm khẳng định
lại kết quả nghiên cứu theo các nhiệm vụ đã xác định cho luận văn.
V. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bản luận văn được trình bày theo thứ tự gồm: Bìa cứng, Trang phụ bìa, Lời cam
đoan, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục bảng biểu và hình vẽ, Mở đầu, các
chương nội dung; Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục cơng trình của tác
giả (nếu có), Phụ lục của luận văn (nếu có).
Dung lượng tồn bộ của bản luận văn khơng vượt q 100 trang giấy in khổ A4
không kể phần phụ lục. Riêng phần phụ lục không được vượt quá dung lượng phần nội
dung chính.
Bản luận văn chính thức được đóng quyển bìa cứng, chữ in nhũ với hình thức trình
bày theo mẫu ở Phụ lục 1, và tiếp theo là trang phụ bìa theo mẫu ở Phụ lục 2 ở Bản
Hướng dẫn này.
Nội dung chính của luận văn được trình bày bằng phông chữ Times New Roman
cỡ 13 của hệ soạn thảo MS Winword, in trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm).
Định dạng trang văn bản khổ giấy A4 (210 x 297 mm) như sau: Lề trên 35 mm, lề
dưới 30 mm, lề trái 35 mm, lề phải 20 mm, dãn dịng 1,5 lines. Số thứ tự trang đặt phía
trên giữa trang.
Định dạng đoạn văn thường: Phông chữ Times New Roman, cỡ 13, kiểu chữ
thường, dãn dòng 1,5 dòng, đầu dòng thứ nhất lùi vào 12,7 mm, căn lề đều 2 bên.
Định dạng tên chương: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in hoa nét

đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái.
Định dạng tiểu mục cấp 1: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in
thường nét đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái; đánh số theo quy định.
Định dạng tiểu mục cấp 2: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in
thường nét đậm, nghiêng; dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái; đánh số theo quy định.


13
Định dạng tiểu mục cấp 3: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in
thường, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái, đánh số theo quy định.
Định dạng tên bảng, biểu, sơ đồ, hình: Phơng chữ Times New Roman, cỡ 13, kiểu
chữ in thường nét đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái, đánh số theo quy định. Số hiệu và
tên các bảng biểu để phía trên bảng biểu, cịn số hiệu và tên hình vẽ để phía dưới hình.
Định dạng trong danh mục tài liệu tham khảo:
-

Nếu tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: Ghi thơng tin theo trình tự sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản), Tên sách hoặc báo cáo, Nhà xuất
bản, Nơi xuất bản.
Ví dụ:
15. Phan Thị Thái (2008), Quản trị dự án đầu tư, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

-

Nếu tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí: Ghi thơng tin như sau: Tên tác giả
(Năm cơng bố), “Tên bài báo”, Tên tạp chí hoặc tên sách, Tập (Số), Trang. Ví dụ:

9. Đặng Huy Thái (2008) “Nghiên cứu phương pháp lựa chọn dịch vụ mua ngoài thay thế
cho tự làm ở các doanh nghiệp mỏ”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 18
Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Số 3, Tr.41-47.

Mục lục của luận văn thể hiện toàn bộ nội dung của luận văn song nên sắp xếp gọn
trong 1 trang (Xem Phụ lục 3 của Bản hướng dẫn).
VI. ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN
Bản hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ này được Hội đồng Khoa học Khoa Kinh tếQuản trị kinh doanh thông qua nhằm giúp cho học viên cao học chuyên ngành Quản lý
kinh tế của Trường thuận lợi hơn trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bản hướng dẫn
được lưu hành nội bộ và áp dụng bắt đầu với các lớp cao học chuyên ngành Quản lý kinh
tế từ năm 2013.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2013
Nhà trường duyệt

Trưởng Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh

TS. Nguyễn Duy Lạc


14
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm
theo Quyết định QĐ45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. (Điều 39 Chương 4: Luận văn thạc sĩ)
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.(Điều 25 Chương 2: Luận văn Thạc sĩ)
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010), Hướng dẫn thực hiện đề cương
luận văn thạc sĩ.
4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2011), Quy định đào tạo tiến sĩ Đại học
Kinh tế quốc dân.
5. Trường Đại học Mỏ- Địa chất (2009), Mẫu
đề cương luận văn thạc sĩ



Phụ lục 1: Trang bìa luận văn

15
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN BÌNH TRỌNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA CÔNG TY….. GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


16
Phụ lục 2: Trang phụ bìa luận văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN BÌNH TRỌNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA CÔNG TY….. GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phan Thị Thái

HÀ NỘI - 2013


17
Phụ lục 3: Mẫu trang mục lục luận văn:

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1 – TỔNG QUAN….
1.1...
1.2...
Chương 2 - THỰC TRẠNG…
2.1....
2.1.1...
2.1.2...
2.2...
…..
Chương 3 – CÁC GIẢI PHÁP…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

trang


Phụ lục 4: Mẫu bìa bản đề cương
nghiên cứu LVThS

18
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN BÌNH TRỌNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA CƠNG TY …. GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


19




×