Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn Thạc sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch sử thế giới Quan hệ Liên minh châu Âu (EU) Ấn Độ (1993 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.56 KB, 87 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xu thế hội nhập khu vực và tồn cầu hố, quốc tế hoá đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các nước tăng cường hợp tác liên kết và thiết lập quan
hệ với nhau. Đây một mặt là “sân chơi” và là cơ sở phát triển đầu tiên cho các quốc
gia trước khi hồ nhập vào mơi trường quốc tế rộng lớn, cạnh tranh khốc liệt, đồng
thời là “nền tảng”, “bệ phóng” quan trọng để mỗi quốc gia nhất là các quốc gia,
lớn thể hiện và phát huy vai trị của mình trên trường quốc tế. Trong môi trường
ngày càng tùy thuộc với nhau, nhu cầu về phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa nhằm
tăng cường sự hiểu biết để hợp tác vì lợi ích của từng quốc gia, đồng thời cùng nhau
giải quyết những vấn đề có tính chất tồn cầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhu
cầu, điều kiện hội nhập quốc tế luôn thể hiện khá rõ ràng và trở thành nhu cầu tất
yếu của mỗi khu vực và mỗi quốc gia, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ cũng
khơng thể nằm ngồi xu thế chung đó. Cả hai bên đều có chung lợi ích trong việc
mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, thơng qua q trình hợp
tác nhằm thúc đẩy mối quan hệ hai bên cùng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, mở rộng về
quan hệ đối ngoại giữa EU và Ấn Độ cho thấy họ đang trở thành hoặc đang khẳng
định mình với tư cách là các trung tâm quyền lực mới trên thế giới; do đó đã thu hút
sự quan tâm chú ý đặc biệt của đông đảo dư luận quốc tế.
Với dân số trên 500 triệu người, 27 quốc gia thành viên, EU là một thị
trường chung rộng lớn, có cơng nghệ hiện đại và có nguồn vốn dồi dào. Từ Cộng
đồng than thép châu Âu (ECSC) hình thành năm 1952 với 6 nước thành viên ban
đầu, EU ngày càng phát triển về số thành viên tham gia và về các vấn đề hợp tác nội
khối. Với việc có một đồng tiền chung (đồng Euro) từ năm 1999, các chính sách
chung, một Nghị viện chung châu Âu… EU thực sự đã trở thành một liên minh liên
kết vững mạnh giữa các nước châu Âu trong thời đại tồn cầu hố. Sự gắn kết càng
chặt chẽ hơn khi việc kiểm soát hộ chiếu qua biên giới giữa các quốc gia thành viên
đã bãi bỏ theo Hiệp ước Schengen, một EU mở rộng với 27 nước thành viên, một




2

châu lục đang cố gắng trẻ hoá, đang ngày càng đóng vai trị và có tiếng nói quan
trọng hơn trên trường quốc tế. Xét về sức mạnh kinh tế, 15 nền kinh tế chủ chốt của
EU đã chiếm tới 1/2 FDI của thế giới. EU còn là đối tác kinh tế hàng đầu của nhiều
quốc gia, trong đó có thị trường Ấn Độ.
Về phía mình, Ấn Độ là một quốc gia lớn ở Châu Á, là một trong những cái
nôi của nền văn minh nhân loại, diện tích đứng thứ 7 và dân số đứng thứ 2 trên thế
giới. Gần đây với những thành tích mà Ấn Độ đạt được trong lĩnh vực kinh tế, quốc
phòng, khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin… như một sự “cựa mình” của một
con sư tử đang thức dậy, khẳng định mình trước thế giới rằng: Ấn Độ là một quốc
gia của công nghệ cao, đầy tiềm năng phát triển kinh tế, đang vươn lên vị trí cường
quốc khu vực và thế giới vào đầu thế kỷ XXI.
Chiến tranh lạnh kết thúc, cả EU và Ấn Độ đều có sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại với xu thế chuyển sang chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa, thiết
lập quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Trong cục diện đa cực, trong quan hệ
quốc tế hiện nay EU và Ấn Độ đang nổi lên như những trung tâm quyền lực mới.
Quan hệ tăng cường hơn giữa họ trong những thập kỷ qua và những năm đầu thế kỷ
XXI, đã giúp tạo dựng và khẳng định vị thế mới của họ trên trường quốc tế.
Hiện nay, cả EU và Ấn Độ đều có quan hệ hợp tác với Việt Nam. Thông qua
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa EU và Ấn Độ cung cấp cho chúng ta một bức
tranh khái quát, một cái nhìn sâu rộng về mối quan hệ giữa hai thế lực đang lên của
thế giới hiện nay. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ này góp phần
rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước trong đó có Việt Nam, nhằm giúp
Việt Nam hoạch định những chính sách đối ngoại trong quan hệ với các nước cũng
như những nhận thức cần thiết trong việc lựa chọn đường lối đối ngoại phù hợp với
những diễn biến phức tạp trong tình hình thế giới hiện nay. Với ý nghĩa đó việc
nghiên cứu mối quan hệ EU – Ấn Độ là một việc làm vừa mang ý nghĩa khoa học

vừa có tính thực tiễn cao.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn
PGS.TS. Trịnh Thị Định, tôi chọn vấn đề: “Quan hệ Liên minh châu Âu (EU) Ấn
Độ (1993 - 2010)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch sử thế
giới.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù có những mối liên hệ từ xa xưa nhưng chỉ sau những biến động của
tình hình thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ EU – Ấn Độ mới thực
sự quay trở lại vào năm 1993 khi EU và Ấn Độ cùng ký kết Hiệp định hợp tác.
Sự biến động mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh
lạnh và sự phát triển của mối quan hệ EU - Ấn Độ trong những năm gần đây đã thu
hút sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có một cơng trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và
tồn diện vấn đề này. Trong q trình thu thập tư liệu, chúng tơi tạm thời phân
thành những nhóm cơ bản sau:
Nhóm thứ nhất, là các cơng trình nghiên cứu về EU, chính sách đối ngoại và
quan hệ quốc tế của EU gồm có: “Liên minh châu Âu” (Học viện quan hệ quốc tế,
1995), “Quan hệ EU với các nước” (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
1999), “Những khó khăn trở ngại trong tiến trình mở rộng của Liên minh châu Âu”
(Hồng Xuân Hòa, 2000), “Liên minh châu Âu - từ hợp tác chính trị đến một chính
sách đối ngoại chung” (Bùi Hồng Hạnh, 2005), “Chiến lược đối ngoại của Liên
minh châu Âu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (Trịnh Duy Khang, 2005),
“Chiến lược châu Á mới của EU và vai trị của ASEM” (Bùi Duy Khốt, 2005),
“Con đường phát triển của Liên minh châu Âu (EU) những khó khăn và trở ngại
trước mắt” (Đinh Công Tuấn, 2005), “Kinh tế chính trị khu vực châu Âu trong thập
niên đầu thế kỷ XXI những tác động đến Việt Nam” (Nguyễn Quang Thuấn,

2005)… Trong các cơng trình này các tác giả tập trung phân tích sự hình thành, mở
rộng và tình hình kinh tế chính trị của Liên minh châu Âu. Về chính sách đối ngoại
và quan hệ quốc tế của EU các cơng trình này chủ yếu đề cập đến chính sách và
quan hệ của EU đối với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN. Quan hệ của EU đối
với Ấn Độ chưa được nghiên cứu mà chỉ được đề cập hết sức sơ sài thơng qua các
chính sách của EU như: Chính sách châu Á mới, hợp tác Á - Âu và tổng quan chiến
lược đối ngoại của EU trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, mối quan hệ EU - Ấn Độ
có đề cập đến nhưng khơng đáng kể.


4

Nhóm thứ hai là, các cơng trình nghiên cứu về Ấn Độ, các chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của Ấn Độ bao gồm có: “50 năm kinh tế Ấn Độ” (Đỗ Đức
Định, 1999), “Ấn Độ hôm qua và hơm nay” (Đinh Trung Kiên, 1995), “Sự điều
chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 - 2000” (Trần Thị Lý, 2002), “Ấn
Độ điều chỉnh chính sách đối ngoại: đa dạng hóa và thực thể” (Vũ Văn Lưu, 1992),
“Chính phủ mới và cơng cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ” (Đặng Bảo Châu, 2004),
“Chiến lược đối ngoại của Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Thu
Hương, 2005)… Trong các cơng trình này các tác giả chủ yếu nghiên cứu tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ cũng như nêu và phân tích các chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của Ấn Độ với Mỹ, Nga, Trung Quốc, khu vực Nam Á,
Đơng Nam Á. Các cơng trình này hầu như khơng đề cập hoặc có đề cập nhưng rất
mờ nhạt và ít ỏi về mối quan hệ EU - Ấn Độ, chưa đi sâu phân tích mà chỉ mang
tính khái quát. Tuy nhiên, đây cũng là những tài liệu tham khảo hết sức quan trọng
và bổ ích cho tơi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trực tiếp đề cập đến mối quan hệ EU - Ấn Độ có một số cơng trình sau:
“Quan hệ tăng cường giữa EU, Trung Quốc và Ấn Độ: sự khẳng định của các trung
tâm quyền lực mới” (Nguyễn Phương Bình, 2007). Trong nghiên cứu này, tác giả
nghiên cứu mối quan hệ EU - Ấn Độ thông qua sự đối sánh với Trung Quốc. “Chiến

lược của EU trong quan hệ với các nước đang phát triển” (Đỗ Tá Khánh, 2007),
thông qua nghiên cứu chiến lược của EU với các nước đang phát triển tác giả đã đề
cập đến những chính sách của EU dành cho Ấn Độ và các nước khác nhằm làm nổi
bật lên sự phát triển của mối quan hệ EU - Ấn Độ trong thời gian qua. Hay như tác
phẩm “Vài nét về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Khối Liên hiệp Anh (The
Commonwealth) 1947 - 1950” (Nguyễn Công Khanh, 1996), bước đầu đưa ra mối
quan hệ giữa Ấn Độ và Anh cùng một số nước Tây Âu khác. Trong những cơng
trình này quan hệ EU - Ấn Độ đã được trình bày nhưng cũng chỉ mới là những sơ
lược bước đầu và thường được lồng ghép trong sự so sánh với quan hệ EU - Trung
Quốc hoặc với các nước khác, trong đó mối quan hệ EU - Ấn Độ chưa được thể
hiện một cách rõ nét.


5

Bên cạnh đó, cịn có một số cơng trình như: “Kỷ nguyên mới trong quan hệ
EU - Ấn Độ” (Hà Phương, 2000), “Bước quan trọng đưa mối quan hệ EU - Ấn Độ
đi vào chiều sâu” (Hà Phương, 2001), hai cơng trình này tác giả tập trung nghiên
cứu những bước phát triển mới của mối quan hệ EU – Ấn Độ, những nhân tố tác
động đến mối quan hệ này.
Về tình hình nghiên cứu vấn đề này ở nước ngồi, một số cơng trình tiếng
nước ngồi tiếp cận được có đề cập đến quan hệ EU - Ấn Độ bao gồm: “EU - India
relations” (Bild Mangler, 2008), “The EU - India cross - cultural innovation
network” (Karamjits Gill and Ashok Jain, 2005), “Economic impact of a potential:
Free trade agreement (FTA) between the European Union and India” (Cristina
Mitaritionna, 2009)…
Các cơng trình trên là những cơ sở q giá giúp tơi có nguồn tài liệu quan
trọng và hướng nghiên cứu đúng đắn để trực tiếp triển khai đề tài của mình, làm
sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên, quan hệ Liên minh châu Âu (EU) – Ấn
Độ giai đoạn 1993 – 2010 xuất hiện rất mờ nhạt trong các công trình nghiên cứu

trong nước, vẫn cịn thiếu một cơng trình nghiên cứu có tính chất hệ thống và tồn
diện. Kế thừa, phát huy những thành quả của những người đi trước đã đạt được, tác
giả đã cố gắng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về mối quan hệ EU – Ấn Độ (1993
– 2010). Hi vọng rằng, những kết quả đạt được trong luận văn thạc sĩ của chúng tôi sẽ
đáp ứng phần nào sự thiếu hụt này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả đã đạt được của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn cố gắng phân tích và làm rõ mối quan hệ
giữa EU và Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế hoá, khu vực hoá gia tăng, đồng thời hệ
thống hoá những thành tựu đã đạt được của mối quan hệ này qua đó rút ra một số
nhận xét và đánh giá.


6

3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày khái quát mối quan hệ EU – Ấn Độ giai đoạn trước 1993 để
thấy được những tiền đề của mối quan hệ EU – Ấn Độ ở giai đoạn sau mà luận
văn nghiên cứu; đồng thời để có cái nhìn tồn diện và hệ thống hơn về mối quan
hệ này.
- Tái hiện mối quan hệ EU - Ấn Độ giai đoạn 1993 - 2010.
- Phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến mối quan hệ này cũng như
tác động của mối quan hệ này lên từng chủ thể.
- Từ thực tiễn của mối quan hệ EU - Ấn Độ, bước đầu rút ra một số nhận xét,
đánh giá.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận Macxit-Leninit
trong nghiên cứu khoa học, đồng thời đứng vững trên quan điểm, đường lối đối ngoại

của Đảng và Nhà nước ta để nghiên cứu, xem xét, đánh giá các mối quan hệ quốc tế
nói chung và mối quan hệ EU – Ấn Độ nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để hoàn thành luận văn này, tác giả sử
dụng chủ yếu hai phương pháp chính trong nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic; trong đó chú trọng phương pháp lịch sử để tái hiện một
cách chân thực, khách quan mối quan hệ EU – Ấn Độ.
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng quan hệ EU – Ấn Độ trong suốt quá trình hình
thành và phát triển ngoài những tác động bởi nhân tố nội tại của mỗi bên, cịn chịu sự
tác động khơng nhỏ của tình hình quốc tế và khu vực. Vì vậy, các phương pháp:
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo khoa học cùng
những phương pháp hỗ trợ khác cũng được sử dụng để giúp giải quyết thỏa đáng
những vấn đề đặt ra trong luận văn.
4.2. Nguồn tư liệu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã cố gắng tập hợp và
khai thác các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:


7

- Một số hiệp định, tuyên bố chung, nghị định thư, văn bản ký kết hợp tác
trên các lĩnh vực của quan hệ EU – Ấn Độ (khai thác từ internet hoặc trích từ các
cơng trình nghiên cứu khác nhau trong phần tài liệu tham khảo)
- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, các văn kiện của
Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt và được đăng tải trên các báo,
các bài bình luận, đánh giá.
- Các cơng trình nghiên cứu chun khảo về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ
quốc tế, lịch sử ngoại giao, lịch sử Ấn Độ, Liên minh châu Âu; các bài tạp chí được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa chủ thể

là Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ.
5.2. Về mặt thời gian: Đề tài đề cập đến mối quan hệ giữa EU - Ấn Độ từ
năm 1993 - là năm mà EU và Ấn Độ ký tuyên bố chung, mở đầu cho kỷ nguyên hợp
tác giữa EU và Ấn Độ, đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI.
5.3. Về mặt nội dung: Luận văn không trình bày dàn trải quan hệ EU- Ấn
Độ trên tất cả các lĩnh vực mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như:
chính trị, an ninh, kinh tế, văn hố qua đó chọn lọc những sự kiện tiểu biểu để làm
nổi bật vấn đề đang nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở những nguồn tư liệu có được luận văn góp phần dựng nên bức
tranh tương đối hoàn chỉnh, đồng thời hệ thống hoá những thành tựu và hạn chế
giữa hai chủ thể EU - Ấn Độ trong giai đoạn 1993 - 2010.
Ngồi ra luận văn cịn tập trung phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến
quan hệ EU - Ấn Độ cũng như tác động của mối quan hệ này lên mỗi chủ thể.
Từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quan hệ EU- Ấn
Độ, tác giả cố gắng rút ra một số nhận xét, đánh giá cung cấp cho người đọc có cái
nhìn tổng quát hơn về mối quan hệ này.


8

6.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả đạt được của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho
những ai quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lịch sử, quan hệ
quốc tế, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
- Cùng với nội dung của luận văn, các tài liệu tham khảo để thực hiện luận
văn này sẽ là hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh khi nghiên cứu vấn đề quan hệ
EU – Ấn Độ (1993 – 2010).
- Thành công và hạn chế của quan hệ EU – Ấn Độ là những bài học kinh

nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại của nước ta đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là với EU và Ấn Độ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn bao gồm:
Chương 1: Tiền đề của mối quan hệ EU - Ấn Độ
Chương 2: Quan hệ EU - Ấn Độ trên các lĩnh vực chủ yếu (1993 - 2010)
Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ EU - Ấn Độ (1993 - 2010)


9

Chương 1
TIỀN ĐỀ CỦA MỐI QUAN HỆ EU - ẤN ĐỘ
1.1. Bối cảnh quốc tế, tình hình EU và Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế:
trật tự lưỡng cực tan vỡ và thế giới đang từng bước xây dựng một trật tự mới - trật
tự thế giới đa cực. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để các quốc gia tự tìm kiếm
một vị trí thích hợp trên bàn cờ chính trị quốc tế. EU và Ấn Độ cũng tận dụng tranh
thủ thời cơ này để trở thành một cực quan trọng trong trật tự đa cực ngày nay.
Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh lạnh. Liên Xô sụp đổ,
Đông Âu tan rã khiến Mỹ khơng cịn kẻ thù nguy hiểm, đó là lợi thế để Mỹ gia tăng
ảnh hưởng chính trị trên tồn thế giới. Với sự năng động và nhạy bén của nền kinh
tế, nước Mỹ luôn là nền kinh tế hàng đầu thế giới trong nhiều năm liền. Về quân sự,
từ trước tới nay chỉ có Liên Xơ có đủ sức mạnh qn sự có thể cạnh tranh với Mỹ,
nay Liên Xơ khơng cịn, Mỹ trở thành cường quốc số một. Với sức mạnh vượt trội
về kinh tế, chính trị, quân sự, Mỹ tin tưởng rằng mình sẽ dễ dàng lãnh đạo thế giới
và xây dựng thế giới đơn cực mới do Mỹ đứng đầu.
Tuy nhiên, trên thực tế Mỹ khó có thể điều khiển thế giới theo ý mình. Đầu

thập niên 1990, EU và Nhật Bản thách thức vị trí số một của nền kinh tế Mỹ. Cùng
với sức mạnh kinh tế, Nhật Bản và EU cũng tự chủ và độc lập hơn trong các mối
quan hệ quốc tế. Ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ sau một thời gian ổn định và phát
triển kinh tế trong nước cũng đang từng bước mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới
với mong muốn xây dựng thế giới đa cực chống lại tham vọng “bá quyền thế giới”
của Mỹ. Một thế giới đa cực đang hình thành. Các cường quốc đang vừa hợp tác
vừa cạnh tranh để gia tăng sức mạnh của bản thân, thiết lập một vị trí thuận lợi cho
mình.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế khu vực hóa phát triển. Đây là nhân tố làm tăng
sự liên kết không những về kinh tế mà cả về chính trị giữa các nước. Các tổ chức


10

khu vực ra đời với nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của các thành viên ngày càng thu hút
được sự tham gia của nhiều quốc gia. Sự ra đời của các liên kết khu vực đã tác động
đến quan hệ quốc tế. Nền chính trị thế giới có nhiều chuyển biến tích cực theo
hướng gia tăng tính hợp tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Các nước lớn vẫn
đóng vai trị là các “diễn viên” chính trên sân khấu chính trị nhưng các quốc gia vừa
và nhỏ cũng trở thành những mắt xích quan trọng, vai trị của các nước vừa và nhỏ
cũng được nâng cao trên diễn đàn quốc tế và khu vực.
Một đặc điểm khác của bối cảnh quốc tế trong kỷ nguyên cách mạng khoa
học - cơng nghệ hiện đại là tồn cầu hố kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan
lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Tồn cầu hố khơng chỉ tạo ra những liên
đới mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia tăng cả về bề
rộng lẫn chiều sâu. Tự do hoá kinh tế và cải cách thị trường trên toàn cầu diễn ra
phổ biến, các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến
cho tính lệ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Toàn cầu hố thúc đẩy hợp tác, phân
cơng lao động quốc tế sâu rộng, kích thích tăng trưởng kinh tế. Các hình thức hợp
tác, liên kết kinh tế trở nên nhiều và rất phong phú về nội dung. Mặt khác những lợi

ích và bất lợi do tồn cầu hố tạo ra khơng được chia sẻ một cách đồng đều, làm
trầm trọng thêm khoảng cách phát triển giữa các xu thế của lịch sử, tồn cầu hố lơi
cuốn tất cả các nước tham gia và mỗi nước cần xác định được cho mình đường lối
hội nhập quốc tế một cách thích hợp.
Tồn cầu hóa làm gia tăng sự thụ thuộc giữa các quốc gia. Xu thế tồn cầu
hóa đã ảnh hưởng rất nhiều tới nhận thức của các quốc gia về hợp tác quốc tế, thời
đại tồn cầu hóa, các quốc gia đều nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế cũng như sức
mạnh kinh tế của các quốc gia. Sau một thời gian chìm đắm trong chiến tranh và đối
đầu ý thức hệ, giờ đây các quốc gia đều mong muốn ổn định và hịa bình để tập
trung phát triển kinh tế. Lợi ích kinh tế được đặt lên vị trí hàng đầu bởi nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức mạnh quốc gia cũng như vị thế quốc gia đó trên trường
quốc tế. Bất kỳ quốc gia nào cũng muốn mở rộng giao lưu và hội nhập vào cộng
đồng quốc tế trong hệ thống quốc tế mới. Mà muốn làm được điều đó, trước tiên


11

phải có tiềm lực về kinh tế, bởi vậy khơng khó khăn gì để nhận ra rằng sau Chiến
tranh lạnh, hợp tác kinh tế trở thành chính sách ưu tiên của mỗi quốc gia.
Sự phát triển về kinh tế làm gia tăng sự gắn kết giữa các quốc gia về chính trị
và an ninh. Ngày nay, an ninh kinh tế trở thành nhân tố quan trọng góp phần đảm
bảo an ninh quốc gia. Các nước đều hiểu rằng lợi ích kinh tế của họ phụ thuộc vào
những tác động của yếu tố an ninh bên ngồi. Vì thế, hầu hết các quốc gia đều tăng
cường xây dựng quan hệ hợp tác tồn diện với các quốc gia khác, nó vừa đảm bảo
lợi ích kinh tế cho mỗi bên lại vừa nâng cao được vị thế chính trị của các quốc gia
trên bàn cờ chính trị thế giới.
Thế giới đang chuyển sang một kỷ nguyên phát triển mới, dựa trên những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Cách mạng khoa học
- công nghệ làm bùng nổ những thành tựu trong các ngành mũi nhọn như điện tử tin học, vật liệu mới, năng lượng mới… thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới
phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, đồng thời đưa đến sự phát triển, biến đổi theo

chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ khiến cho
sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều vào nhân tố tri thức, tạo ra bước
ngoặt mang ý nghĩa lịch sử. Mức độ phát triển kinh tế tri thức trở thành một tiêu
chí, thước đo hàng đầu của trình độ phát triển của mỗi quốc gia hiện nay.
Những vấn đề toàn cầu đang nổi lên: Mặc dù hịa bình, ổn định và phát triển
là xu thế chủ yếu của thế giới sau Chiến tranh lạnh, tuy nhiên bên cạnh những xu
thế đó, thế giới vẫn tồn tại khơng ít những nguy cơ, thách thức khó đốn định. Các
cuộc xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo... vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi. Các lực
lượng phản động, cực đoan, phát xít, chủ nghĩa khủng bố... vẫn hoạt động ở một số
quốc gia với nhiều mức độ khác nhau. Một số tổ hợp công nghiệp quân sự đang sản
xuất và tiêu thụ một khối lượng vũ khí lớn, đang kích động và ni dưỡng những
cuộc chiến tranh gây mất ổn định an ninh thế giới.
Ngoài ra, thế giới cũng xuất hiện nhiều vấn đề toàn cầu trầm trọng như ơ
nhiễm mơi trường, đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia, phổ
biến vũ khí hạt nhân… Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa


12

an ninh mới phi truyền thống địi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều quốc gia mới có
thể giải quyết.
Tóm lại, Chiến tranh lạnh chấm dứt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã mở ra một cục diện mới trong tình hình
quốc tế. Trước hết đó là xu thế đối đầu được thay thế bằng xu thế đối thoại, hợp tác
phát triển cùng tồn tại hịa bình ngày càng chiếm ưu thế. Các quốc gia, dân tộc đang
cố gắng tìm kiếm sự ổn định mới, một sự tập hợp lực lượng mới trên phạm vi toàn
thế giới cũng như từng khu vực sao cho đảm bảo lợi ích các bên có liên quan. Trong
đó các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh, song đấu tranh chỉ nhằm mục đích xác nhận
lại lợi ích của các bên và đạt được một sự hợp tác có hiệu quả chứ khơng phải là
đấu tranh để loại trừ lẫn nhau.

Hai là, nhu cầu về sự phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong
chính sách đối nội, đối ngoại của tất cả các nước. Lợi ích quốc gia là nhân tố chi
phối chính sách đối ngoại của các nước nhất là trong điều kiện sự phát triển ngày
càng tùy thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên phát triển cao độ nền khoa học công nghệ
tiên tiến.
Ba là, đi đôi với xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa thì xuất hiện xu thế liên kết
khu vực với việc thành lập các khu vực thương mại tự do như NAFTA,
AFTA…đây được coi là bước đi đầu tiên dẫn đến tự do hóa thương mại tồn cầu
tạo ra thị trường chung của thế giới.
Trong bối cảnh mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh để thực hiện các mục
tiêu của mình cả EU và Ấn Độ đều điều chỉnh chính sách và xây dựng biện pháp
thực hiện nhằm đưa quan hệ EU - Ấn Độ phát triển phù hợp với tình hình mới.
1.1.2. Tình hình EU
Khi nghiên cứu về lịch sử châu Âu, các nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận ra
một điều là ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất không phải là một ý tưởng
mới, mà đã có từ lâu đời. Trải qua nhiều biến cố trong những thời đại khác nhau, đã
có những nhân vật nổi tiếng châu Âu từng bày tỏ quan điểm về việc xây dựng châu


13

Âu, điển hình Napoléon Bonaparte 1. Ơng đã từng nói: “Chức phận của tơi vẫn chưa
hồn thành, tơi muốn hồn thành cái điều mới chỉ được phác họa, tôi phải làm một
bộ luật châu Âu (…), một đồng tiền chung cũng châu Âu, các đơn vị đo lường, các
quy tắc châu Âu. Tôi phải biến tất cả các dân tộc châu Âu thành một dân tộc và
Paris thành thủ đô của thế giới” [32; tr4].
Tuy nhiên trong một thời gian rất dài, ý tưởng thống nhất châu Âu chỉ là của
một số ít người, lạc lõng và chưa được sự đồng ý tán thành. Người ta vẫn thường sử
dụng chiến tranh như là một phương tiện hữu hiệu để tàn sát và xâm chiếm lẫn nhau.
Phải đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nghĩa là hơn một nữa thế

kỷ sau đó, ý tưởng đó một lần nữa lại được khơi nguồn. Sự tàn phá ghê gớm của
chiến tranh đối với các nước cả thắng trận lẫn bại trận- cũng như những thiệt hại
nặng nề đã giúp châu Âu phần nào tỉnh ngộ và dần dần nhận ra sự cần thiết phải
hợp tác để phát triển, đoàn kết để đối phó với bên ngồi. Lần đầu tiên sau nhiều thế
kỷ, châu Âu khơng cịn là trung tâm quyền lực của thế giới thậm chí cịn trở nên phụ
thuộc vào cường quốc bên ngồi. Chính trong bối cảnh đó, một ý tưởng mang tính
chất cách mạng đã mang đến cho châu Âu con đường đi tới sự phục hưng.
Ý tưởng đó được nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đưa ra
trong bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 19502. Ông nhận thấy rằng than và
thép là hai nguyên liệu quan trọng hàng đầu đối với công cuộc khôi phục và phát triển
kinh tế sau chiến tranh; hơn nữa, đây cũng là những nguyên, nhiên liệu chiến lược đối
với cơng nghiệp quốc phịng, việc tranh chấp hai mặt hàng trên đã là nguyên nhân dẫn
đến các cuộc chiến tranh tương tàn.
Robert Schuman đã đề nghị “đặt toàn bộ việc sản xuất than, thép của Đức và
Pháp dưới sự quản lý của một cơ quan tối cao chung trong một tổ chức mở cho các
nước châu Âu khác có thể tham gia” [32; tr5]. Sáng kiến này của R.Schuman thể
hiện những điều mới mẻ nhưng cần thiết cho một nửa châu Âu (Tây Âu) khi đó, nó
Vị tướng cách mạng Pháp, là người cai trị nước Pháp với tư cách Đệ nhất Tổng tài của Cộng hòa Pháp từ
11/11/1979- 18/5/1804 và sau đó trở thành Hồng đế Pháp.
1

9/5/1950: Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman đọc tuyên ngôn kêu gọi Pháp, Đức và các nước châu
Âu khác tập hợp lại tạo ra Liên minh châu Âu.
2


14

vừa đề ra một kiểu quan hệ mới trong đó các nước phải phần nào hy sinh chủ quyền
để hợp tác và liên kết, vừa góp phần rất quan trọng nhằm hòa giải Pháp và Đức sau

chiến tranh - nhất là lại thơng qua một lĩnh vực sống cịn đối với công cuộc tái thiết
châu Âu là sản xuất than và thép. Do tính hiện thực và tỏ ra rất cần thiết nên đề nghị
của R.Schuman đã được năm nước Tây Âu là Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và
Lucxembua nhiệt tình hưởng ứng. Anh khi đó khơng tham gia vì vẫn muốn giữ cho
mình một khu vực riêng khơng bị ràng buộc. Kết quả của sự hưởng ứng ấy là một
bản hiệp ước được ký kết giữa sáu nước trên cho sự ra đời của Cộng đồng ThanThép châu Âu (ECSC) vào ngày 18 tháng 4 năm 1951. Bản hiệp ước chính thức có
hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 1952. Với mục tiêu là đảm bảo việc sản xuất và tiêu
thụ than và thép của các nước thành viên trong điều kiện thống nhất, đẩy mạnh tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ, và nâng cao năng suất lao động.
Song trên thực tế, ECSC đã giải quyết nhiệm vụ chính trị kép: hịa giải mâu thuẫn giữa
Pháp và Đức, kiểm soát nước Đức, khống chế lẫn nhau để vừa phát triển kinh tế vừa
gìn giữ hịa bình.
Cộng đồng Than- Thép châu Âu ra đời đã mở ra một chương mới trong lịch
sử quan hệ giữa các nước Tây Âu. Hoạt động thành công của cộng đồng ThanThép châu Âu không những đã giúp các nước thành viên tăng cường được các mối
quan hệ kinh tế trong những lĩnh vực cụ thể, mà còn góp phần đáng kể vào việc cải
thiện bầu khơng khí để giải quyết nhiều vấn đề chính trị tồn tại trong quan hệ giữa
các nước Tây Âu- nhất là giữa hai “kẻ thù truyền kiếp” trước đây là Pháp với Đức.
Nó ràng buộc lợi ích các nước với nhau và thực sự đặt nền móng cho q trình liên
kết chính trị, kinh tế trong khu vực quan trọng này của thế giới.
Sự ra đời của ECSC, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quan hệ
giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới hai. Điều này đã khích lệ chính phủ
các nước thành viên tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp ước thành lập “ Cộng đồng
năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) ngày 25 – 3 – 1957 để thống nhất
việc quản lý đối với ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên. Cùng
ngày, Hiệp ước về việc thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) cũng


15

được ký kết nhằm tăng cường liên kết kinh tế của 6 nước thành viên, biến các thị

trường riêng lẽ thành một thị trường chung. Hai Hiệp ước này đã đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong quá trình thống nhất châu Âu.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động liên kết, ngày 8 tháng 4 năm 1965 tại
Brussells 6 nước thành viên đã ký Hiệp ước Merger, hay còn gọi là “Hiệp ước về
Cộng đồng châu Âu” (EC) với mục đích: thành lập một thị trường thống nhất trong
đó vốn, hàng hoá, lao động được tự do di chuyển, xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi
quan thuế giữa các nước thành viên…. Các nước thành viên đã thỏa thuận thống
nhất các cơ quan hành pháp của ba cộng đồng thành một, lấy tên là Ủy ban châu Âu
và Hội đồng Bộ trưởng châu Âu. Hiệp ước Merger trên thực tế đã đặt nền móng cho
Liên minh châu Âu sau này.
Cùng với q trình hình thành và hồn thiện cơ cấu tổ chức EC, thành phần
của EC cũng đã được mở rộng. Từ 6 thành viên ban đầu bao gồm Pháp, Đức, Italia,
Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, năm 1973 có thêm Anh, Ireland, Đan Mạch gia nhập,
nâng số thành viên lên 9 nước; sau đó Hy Lạp gia nhập năm 1981, Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha năm 1986; tổng số thành viên EC đến đầu thập niên 1990 là 12 nước.
Ngày 7 tháng 2 năm 1991, tại Masstricht (Hà Lan), các nguyên thủ quốc gia
của 12 nước thành viên EC đã ký Hiệp ước Masstricht thành lập “Liên minh châu
Âu” (EU) – để thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng và các chính
sách về xã hội. Hiệp ước Masstricht được ký kết đánh dấu sự ra đời của liên minh
châu Âu trên nền tảng là các cộng đồng liên kết châu Âu trước đây, một liên minh
được đánh giá là khá hoàn hảo hơn tất cả, lãnh đạo châu Âu trên nhiều lĩnh vực, cả
trong lĩnh vực thống nhất tiền tệ, đối ngoại và an ninh.
Năm 2004, EU đón nhận đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử, với việc 10
nước châu Âu, bao gồm cả Trung, Nam, Đông Âu trở thành thành viên của tổ chức
(ba nước Baltic là Estonia, Litva, Latvi, bốn nước Đông Âu là Hungary, Ba Lan,
Séc, Slovakia, và ba nước Nam Âu - Địa Trung Hải là Síp, Malta, Slovenia). Năm
2007, hai nước Bungary và Rumani cũng đã trở thành thành viên của EU. Với số
lượng thành viên lên tới 27 quốc gia, diện tích của EU tăng 34% khiến EU bao phủ



16

gần hết lục địa châu Âu, dân số tăng thêm 105 triệu đưa tổng số dân EU năm 2010
lên tới hơn nửa tỷ người và tổng GDP khoảng 12,45 nghìn tỷ Euro vào năm 2010.
Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đã trở thành thành viên của EU, biến EU 27
thành một thị trường, một trung tâm kinh tế khổng lồ sản xuất hơn 25% lượng hàng
hóa và dịch vụ trên tồn thế giới [14; tr.16]. Q trình mở rộng đúng như đánh giá
là “một thử thách đặc biệt chưa từng thấy về quy mô và sự đa dạng, đồng thời cũng
là một nhiệm vụ lịch sử”, “là cơ hội quan trọng nhất đối với EU trong thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh” [16; tr.185]. Sự gia tăng về chiều rộng đòi hỏi một sự phát triển
mạnh mẽ về chiều sâu của liên kết khu vực này. Và gần đây nhất, theo hiệp ước
Lisbon (có hiệu lực từ ngày 1/12/2009) EU trở thành một “siêu quốc gia” đánh dấu
sự phát triển lên mức độ cao nhất của liên kết khu vực ở lục địa châu Âu, EU sẽ có
một bộ máy tổ chức tương tự như một nhà nước với chức danh tương tự để đại diện
cho châu Âu trên trường quốc tế.
Từ chỗ chỉ là một tổ chức khiêm tốn trong một lĩnh vực cụ thể, chỉ có sáu
thành viên, ngày nay Liên minh châu Âu là tập hợp của 27 quốc gia có nền kinh tế
tiên tiến, có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới, cung cấp một hình mẫu thành cơng
của sự liên kết khu vực cho các nước khác. EU mở rộng với tiềm lực lớn mạnh
không chỉ giúp EU nâng cao vị thế kinh tế - chính trị của mình mà cịn tạo cơ hội
cho các nước thành viên hội nhập mạnh hơn vào khu vực cũng như thế giới, mở
rộng sự hợp tác với các quốc gia và khu vực trên thế giới.
1.1.3. Tình hình Ấn Độ
Mỗi dân tộc, đất nước được hình thành và phát triển đều có những đặc điểm
riêng của mình. Ăngghen đã từng viết: Sự phát triển của mỗi dân tộc đều có những
đặc trưng mang tính chất dân tộc và lịch sử của mình. Tính dân tộc có tính lịch sử
và bản thân nó cũng rất lịch sử. Trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, những
đặc điểm và tâm lý mang tính dân tộc được xác định và chúng làm phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác.
Để thấy được những nét độc đáo của dân tộc Ấn Độ cần thiết phải tìm hiểu

những nét đặc trưng lịch sử đất nước và xã hội Ấn Độ. Là một nước nằm ở Nam Á,


17

Ấn Độ là nước lớn thứ bảy thế giới, rộng 3.280.483km 2, dân số hơn 1,2 tỷ người.
Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ được ví là lâu đài tuyết trắng. Từ đó đi dần xuống
phía Nam bắt gặp vùng đồng bằng Ấn- Hằng, được tạo bởi dịng sơng Ấn (Indus) và
sông Hằng (Gange). Đây là vùng đất được mệnh danh là vùng châu thổ “đồng
vàng” vùng này còn gọi là Ariavacta (có nghĩa là đất đai của Arian). Đi tiếp dãy núi
Vindohia với cao nguyên Dekan rộng lớn với hai dãy núi Ghat Đông và Ghat Tây
chạy dài xuống bờ biển tràn ngập ánh nắng mang hình vịng cung gần đất nước Sri
Lanca. Từ Đơng đến Tây có vùng Penjiab do 5 nhánh sông hợp thành gọi là Ngũ
Hà, đất đai màu mỡ.
Về mặt tôn giáo, Ấn Độ là một nước đa dạng nhất thế giới với nhiều tôn giáo
khác nhau trong đó số người theo đạo Hindu chiếm đa số (khoảng 80% dân số), Hồi
giáo chiếm 12- 13%, Thiên chúa giáo 2- 3%, đạo Xích 2%, đạo Phật 0,7%, đạo Jain
0,5%... Xã hội Ấn Độ trước đây có chế độ phân biệt đẳng cấp nặng nề do ảnh hưởng
của tơn giáo. Ấn Độ cịn là đất nước đa dạng về ngôn ngữ, dân tộc, đẳng cấp và giai
cấp nên người ta thường nói Ấn Độ là một nước thống nhất trong đa dạng [24; tr.3].
Ấn Độ có một truyền thống văn minh lâu đời, nhưng chế độ phong kiến và
thực dân đã kìm hãm sự phát triển của nền văn minh Ấn Độ. Hậu quả là một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, mất cân đối, nhiều thành phần, tuy những cơ
sở ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã hình thành và phát triển nhưng những thành
phần kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa vẫn phổ biến rộng rãi.
Từ sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã có những bước phát triển dài và đạt
được những thành tựu to lớn, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Từ một nước đơng dân, thiếu lương thực trầm trọng, với cuộc “cách mạng xanh”
nổi tiếng thế giới Ấn Độ, không những đã sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong
nước mà còn vươn lên thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo với mức xuất khẩu hơn 5

triệu tấn/năm. Trong những năm gần đây, với cuộc “cách mạng trắng” Ấn Độ đang
vươn dần lên vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu sữa với mức 64 triệu tấn/năm
(1996) và có thể đạt hơn 90 triệu tấn trong năm 2010, đảm bảo cung cấp đủ sữa tươi
với giá rẻ cho dân nghèo. Sau nhiều thập kỷ kiên trì thực hiện chính sách cơng


18

nghiệp hóa, đặc biệt ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng, Ấn Độ đã có nền khoa
học- kỹ thuật phát triển cao trong các ngành luyện kim, chế tạo máy, dệt, hóa chất
trong đó có một số ngành cơng nghiệp như năng lượng nguyên tử, sản xuất phần
mềm máy tính, nghiên cứu vũ trụ, cơng nghệ sinh học… đạt trình độ tiên tiến nhất
thế giới.
Trong bối cảnh những thay đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh,
Chính phủ Ấn Độ quyết định thực hiện mạnh mẽ chính sách tự do hóa nền kinh tế.
Đây có thể nói là bức chuyển cơ bản trong chiến lược cơng nghiệp hóa nói riêng,
đường lối phát triển kinh tế- xã hội nói chung của đất nước.
Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát triển kinh
tế trong 20 năm qua. Sự nổi lên của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, Ấn Độ đã thay đổi từ
một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên trở thành một cực tăng
trưởng mới của thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, và cũng là một
điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Công cuộc cải cách đúng đắn đã đưa lại
cho Ấn Độ một diện mạo mới.
Về mặt kinh tế: kinh tế Ấn Độ có mức tăng trưởng tương đối cao và được
duy trì trong nhiều năm. Từ năm 1992, kinh tế Ấn Độ bước vào chu kỳ tăng trưởng
cao, hiện nay Ấn Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao
nhất thế giới. Nếu trong thời kỳ 1951- 1973 tăng trưởng bình quân đạt 3,5%, thì
trong thời kỳ 1974- 1978 Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 4,9% mỗi năm. Thời kỳ 19781979, đạt 4,1% năm. Mức tăng trưởng bình quân của Ấn Độ từ năm 1981- 1991 là
5,3%. Trong thời kỳ 1992- 2001 tỷ lệ này đã là 6,32%/năm [38; tr.78- 79]. Nổi bật
nhất là ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng đạt 9,2% mỗi năm thời kỳ 1988 1991, ngành dịch vụ 7,7%, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn tỷ lệ ba ngành kinh tế

lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trước cải cách lần lượt là: 30,19%,
24,47% và 45,34%, đến năm 1998 chuyển thành 26,44%, 22,32% và 51,25%. [44;
tr.12].
Khác với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn
vào công nghiệp cũng như xuất khẩu mà phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực dịch vụ.


19

Lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang tăng 15- 20%
hàng hăm. Ấn Độ rất chú trọng tới phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh
học. Năm 2005 – 2006, Ấn Độ xuất khẩu 31,4 tỷ USD phần mềm tin học, năm
2006- 2007 xuất khẩu 40 tỷ USD và năm 2008- 2009 xuất khẩu 46,3 tỷ USD, trở
thành một trong những trung tâm của thế giới về dịch vụ công nghệ thông tin. Nhờ
những lợi thế này, Ấn Độ đang trở thành quốc gia thu hút sự chú ý của giới kinh
doanh toàn cầu. [85]
Do đạt tốc độ phát triển cao liên tục trong hơn mười năm qua, tổng GDP của
Ấn Độ cũng tăng nhanh chóng. Năm 1995, tổng GDP của Ấn Độ là 317 tỷ USD,
đến năm 1999 là 447 tỷ USD, năm 2005 là 755 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao đã đẩy thu nhập theo đầu người của người dân Ấn Độ cũng tăng nhanh. Từ 50
USD năm 1950 lên xấp xỉ 700 USD năm 2005 (GDP năm 2005 là 754,8 tỷ USD và
dân số lúc này là 1,080 tỷ người). [38; tr. 83]
Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều. Nên thời kỳ từ 1985- 1991,
hàng năm Ấn Độ thu hút khoảng 200 triệu USD vốn đầu tư từ nước ngoài, chủ yếu
là viện trợ, khoản vay thương nghiệp và tiền do Ấn kiều gửi về và những năm sau
đó lượng vốn đầu tư tăng nhanh. Năm 1997, Ấn Độ nhận 3,6 tỷ USD vốn nước
ngoài, năm 1999 tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á, nhưng
Ấn Độ vẫn đạt 2,2 tỷ USD, trong đó nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển từ
0,6% trước cải cách tăng lên 2% (năm 1997) và 1,2% (năm 1999). Mở cửa thị
trường vốn cũng khiến nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán

nước này ngày càng nhiều. Trong các nước đang phát triển, phần đầu tư chứng
khoán nước ngoài mà Ấn Độ tiếp nhận từ 1,7% năm 1992 tăng lên 13,4% năm
1994, nhưng đến năm 1999 giảm còn 3,8%. Đến năm 2000, Ấn Độ đã nhận tổng
cộng 2,47 tỷ USD vốn rủi ro, chỉ sau Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kơng và Singapore
[44; tr.12].
Có thể nói từ năm 1991, với công cuộc cải cách kinh tế đã giúp Ấn Độ thoát
khỏi khủng hoảng và trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang phải đứng trước những khó khăn,


20

thử thách đó là sự chênh lệch giàu nghèo, gia tăng dân số, ơ nhiễm mơi trường…
buộc chính phủ Ấn Độ phải có những giải pháp phù hợp.
Tình hình chính trị
Từ sau khi giành độc lập, chính phủ Ấn Độ phần lớn thời gian do Đảng Quốc
Đại Ấn Độ lãnh đạo. Đảng này luôn chiếm đa số trong Nghị viện, chỉ trừ hai giai
đoạn ngắn trong thập kỷ 1970 và cuối 1980, khi Liên minh của Đảng Janata chiến
thắng trong cuộc bầu cử do sự bất mãn của cử tri với tình trạng khẩn cấp do Thủ
tướng lúc bấy giờ là India Gandhi ban bố. Janata Dal chiến thắng trong cuộc bầu cử
năm 1989 nhưng chính phủ của họ chỉ cầm quyền được hai năm. Từ năm 1996 đến
1998, đã có một giai đoạn thay đổi chính trị liên tục với chính phủ ban đầu thuộc
phái hữu theo đường lối quốc gia của Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân Dân Ấn
Độ - BJP), tiếp sau là chính phủ của Mặt trận quốc gia thiên tả. Năm 1998, BJP
thành lập Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) với các đảng nhỏ địa phương, và trở
thành chính phủ liên minh khơng thuộc Đảng Quốc Đại đầu tiên tồn tại được một
nhiệm kỳ năm năm. Trong cuộc bầu cử năm 2004, Đảng Quốc Đại đã chiếm đa số
ghế và thành lập một chính phủ lãnh đạo Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) và
được các đảng phái cánh tả phản đối BJP ủng hộ và hiện nay Đảng Quốc Đại vẫn
đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, Ấn Độ đã tiến hành công cuộc cải
cách trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- chính trị đã giúp Ấn Độ khơng những thốt
khỏi khó khăn mà cịn giúp Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ
phát triển nhanh nhất trên thế giới và làm gia tăng vị thế của họ trong khu vực và
trên thế giới. Với sự thành cơng đó tạo điều kiện cho Ấn Độ điều chỉnh lại chính
sách đối ngoại của mình, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là
với Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN là những đối tác lớn có tầm quan trọng chiến
lược đối với Ấn Độ, qua đó giúp Ấn Độ giải quyết những khó khăn và đưa đất nước
ngày càng phát triển.
1.2. Quan hệ EU- Ấn Độ trước 1993
Cho đến năm 1947, Ấn Độ là thuộc địa của Anh. Mọi liên hệ với châu Âu



×