Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.17 KB, 24 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế phát triển, sự cạnh tranh của thị trường ngày càng cao, các doanh
nghiệp hiểu rõ không phải dễ dàng để người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm
của mình sản xuất khi trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm với tính năng như
nhau. Ngồi chất lượng, cơng năng sử dụng, giá cả thì mẫu mã thiết kế của sản
phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng để người tiêu dùng quyết định có mua sản
phẩm đó hay khơng?
Hiểu được điều quan trọng đó, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn vào
khâu thiết kế sản phẩm để khi tung ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận,
tạo ra dấu ấn riêng của doanh nghiệp.
“Cung không đủ cầu” là câu nói vắn tắt cho thị trường nhân lực của ngành
Thiết kế Sản phẩm hiện nay. Các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều đang chú
trọng nhiều hơn đến mẫu mã thiết kế của sản phẩm trước khi tung ra thị trường, cố
gắng tránh đi vào lối mòn “thiết kế truyền thồng”. Đây là môi trường mở ra tiềm
năng rất lớn cho ngành Thiết kế Công nghiệp.
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cơng tác giảng dạy,
thực tập cho sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng ngành may thời trang.
Xin chân thành cảm ơn các giáo viên tổ may thời trang Trường Cao Đẳng
Nghề An Giang đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để giáo trình được hồn thành.
An Giang, ngày 08 tháng 02 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Lê Ngọc Hân

1



MỤC LỤC

ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu…………….…………………………………...……………. ..1
Mục lục ..…………………………………………… .……………………....2
BÀI 1: THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT…….………………………………..4
I. Đặc điểm kiểu mẫu
…….………………………………………….…...4
1. Đề xuất – chọn mẫu…….………………………………….….………4
2. Nghiên cứu mẫu…….…………………………………………..…….4
II. Xây dựng thông số kích thước đo…….………………………………...….6
1. Cơ sở xây dựng thơng số kích thước…….…………………………...6
2. Ngun tắc…….………………………………………….………….6
III. Tính tốn dựng hình các chi tiết của sản phẩm…….……………………..6
IV. Cắt các chi tiết…….…………………………………….…….…………..9
BÀI 2: KHẢO SÁT VÀ HIỆU CHỈNH MẪU…….……………………..11
I. Phương pháp may (chế thử mẫu) …….…………………………………...11
1. Khái niệm….……………………………………………...…………11
2. Mục đích….……………………………….…………………………11
3. Phương pháp may….………………………………………………...11
II. Kiểm tra đánh giá và hiệu chỉnh mẫu…….………………………………11
BÀI 3: THIẾT KẾ BỘ MẪU CHUẨN (MẪU CỨNG) …….………..….13
I. Khái niệm về mẫu cứng…….…………………….…………………….…13
II. Các loại mẫu cứng…….……………………….………………….……...13
III. Các bước tiến hành xây dựng bộ mẫu cứng…….……………………….13
BÀI 4: NHẢY MẪU…….…………………….…………………….…….15
I. Khái niệm…….………………………………………………….………...15
II. Cơ sở để tiến hành nhảy mẫu…….…………………………...…………..15

III. Các phương pháp nhảy mẫu…….……………………..………………...16
1. Phương pháp tia…….………………………………………………..16
2. Phương pháp nhảy mẫu theo hệ trục tọa độ…….…………………...17
BÀI 5: NHÂN MẪU - CẮT MẪU CỨNG…….…………………………18
I. Nhân mẫu…….………………………………………….………………...18
II. Cắt mẫu cứng…….………………………………………….……………18
BÀI 6: GIÁC SƠ ĐỒ…….………………………….……………….……..20
I. Khái niệm…….………………………………………….………………...20
II. Dụng cụ giác sơ đồ…….………………………………….……….…..…20
III. Các yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ…….…………….…………………20
1. Các yêu cầu chung khi giác sơ đồ…….…………………………......20
2. Yêu cầu khi sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ…….…..…………….21
3. Yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ…….……………………….………21
IV. Nguyên tắc và phương pháp giác sơ đồ…….………………………...…21
1. Nguyên tắc giác sơ đồ…….……………………..……….………….21
2. Phương pháp giác sơ đồ…….………………………..……………...22
TÀI LIỆU THAM KHẢO…….…………………………………………...24
2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: THIẾT KẾ MẪU CƠNG NGHIỆP
Mã mơ đun: MĐ22
Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Thiết kế mẫu công nghiệp là mô đun bắt buộc trong danh
mục các môn học, mô đun đào tạo nghề May thời trang.
- Tính chất: Mơ đun Thiết kế mẫu cơng nghiệp mang tính tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành.
- Ý nghĩa, vai trị của mơ đun:
+ Ý nghĩa: Thiết kế rập dựa vào thơng số vóc dáng của từng nhóm mẫu người

chuẩn, áp dụng theo cơng thức tốn học kết hợp vẽ theo hình học phẳng để vẽ
thành những chi tiết của sản phẩm, các đường lắp ráp của chi tiết phải trùng khớp
với nhau tạo thành một thể thống nhất đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
+ Vai trị: Thiết kế mẫu cơng nghiệp có vai trị quan trọng quyết định rất lớn
đến kết quả của quá trình sản xuất, là khâu đầu tiên trong quá trình chuẩn bị sản
xuất có vai trị đảm bảo cho sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Mơ tả đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của sản phẩm quần âu nam nữ.
+ Trình bày yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may
+ Đọc hiểu được tài liệu kỹ thuật và bản vẽ mặt cắt chi tiết sản phẩm
- Về kỹ năng:
+ Lặp được quy trình lắp ráp quần âu nam, nữ
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị may
+ May hoàn chỉnh quần âu nam, nữ đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh cơng nghiệp
+ Bố trí chỗ làm việc khoa học hợp lý

3


BÀI 1: THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT
Giới thiệu
Ngành may mặc là ngành đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người, nên
thành phẩm làm ra rất đa dạng. Do đó ngành này cần rất nhiều nhân lực và nhiều
trình độ khác nhau. Trong sản xuất hàng may mặc công nghiệp, thiết kế mẫu là
cơng việc quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm đạt yêu cầu theo vóc dáng của
từng nhóm người khác nhau. Cơng việc địi hỏi người làm phải được trang bị kiến
thức chuyên môn, nắm được các qui tắc trong thiết kế mẫu và các yêu cầu kỹ thuật

của sản phẩm.
Mục tiêu
- Mơ tả chính xác kiểu mẫu của sản phẩm cần thiết kế.
- Lấy đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế.
- Tính tốn, thiết kế và cắt chính xác đầy đủ các chi tiết của sản phẩm dựa
trên số đo và công thức thiết kế áo, quần, váy cơ bản.
- Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian.
Nội dung chính:
Chuẩn bị về thiết kế bao gồm các công tác sau:
- Đề xuất - chọn mẫu
- Nghiên cứu mẫu
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu (may mẫu)
- Nhảy cỡ vóc (nhảy mẫu)
- Cắt mẫu cứng
- Giác sơ đồ
Hiệu quả chủ yếu của chuẩn bị về thiết kế phụ thuộc vào 2 khâu:
- Đề xuất và chọn mẫu có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, điều kiện môi
trường và có phù hợp thời trang hay khơng.
- Khâu giác sơ đồ có tiết kiệm được nguyên phụ liệu hay không.
I. Đặc điểm kiểu mẫu:
1. Đề xuất – chọn mẫu:
- Muốn đề xuất, chọn mẫu hợp thời trang và hiện đại, ta phải có một q trình
nghiên cứu khuynh hướng mẫu mốt trên toàn thế giới, khuynh hướng pha màu, can
chắp nguyên liệu vào với nhau, cách sử dụng nguyên phụ liệu… trên thị trường thế
giới.
- Người sáng tác mẫu vẽ trên giấy phác họa về kiểu mẫu, hình dáng, cách phối
màu, cách pha chắp nguyên liệu… Sau đó, kiểu mẫu được đưa ra hội đồng duyệt mẫu
đánh giá.
- Khi đánh giá mẫu, phải căn cứ vào hai tiêu chuẩn sau:

+ Có tính thiết kế cao, phù hợp thời trang, phù hợp với yêu cầu của người tiêu
dùng.
+ Phải phù hợp với điều kiện sản xuất hàng may công nghiệp.
2. Nghiên cứu mẫu :
a. Khái niệm:
4


Nghiên cứu mẫu là chúng ta tìm hiểu, xem xét các điều kiện để có thể sản xuất
được một sản phẩm may theo phương thức sản xuất của hàng may mặc công nghiệp.
b. Cơ sở để nghiên cứu mẫu: cần lưu ý đến các yếu tố sau
* Tìm hiểu về sản phẩm sẽ sản xuất:
- Nguyên phụ liệu (cách phối màu, tính chất cơ lý)
- Thơng số kích thước.
- Kết cấu của sản phẩm.
- Qui trình lắp ráp sản phẩm
- Qui cách may sản phẩm
- Công tác cần chuẩn bị SX: tay nghề cơng nhân, trang thiết bị…
* Tìm hiểu về đối tượng sử dụng:
- Tuổi tác, giới tính.
- Nghề nghiệp
- Điều kiện xã hội
- Thị hiếu và phong tục tập quán
- Xu hướng thời trang…
* Người nghiên cứu:
Phải có đủ các yếu tố cần thiết kế để có thể làm tốt công tác nghiên cứu mẫu như: kiến
thức về chuyên môn, tổ chức quản lý, tâm lý xã hội, khả năng giao tiếp….
c. Phân loại nghiên cứu mẫu:
c1. Nghiên cứu theo thị hiếu người tiêu dùng:
- Muốn nghiên cứu mẫu hợp thời trang và theo xu hướng hiện đại, cần phải có

q trình nghiên cứu mẫu mốt trên tồn thế giới; tìm hiểu về cách pha màu , cách sử
dụng nguyên phụ liệu theo phong tục, tập quán của từng nước,…
- Khi nghiên cứa mẫu, ta phải lưu ý đến giá thành của sản phẩm.
- Mẫu nghiên cứu phải đạt 2 tiêu chuẩn lớn:
+ Phù hợp với kiểu dáng và xu hướng thời trang.
+ Mang đầy đủ đặc điểm của hàng may công nghiệp.
c2. Nghiên cứu theo đơn đặt hàng:
Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp may, việc nghiên cứu mẫu sẽ bao gồm
các bước sau:
* Nghiên cứu trên mẫu chuẩn (hay còn gọi là mẫu hiện vật, mẫu trực quan):
Cần chú ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng ngun phụ liệu gì, tính chất cơ lý của chúng
- Cần những thiết bị sản xuất gì, khả năng sản xuất của xí nghiệp, trình độ của
cơng nhân.
- Kiểu dáng của sản phẩm.
- Nghiên cứu cách ra mẫu.
- Qui trình may của sản phẩm, đặc biệt là các thao tác may tiên tiến
- Thời gian hoàn tất sản phẩm
* Nghiên cứu trên tài liệu kỹ thuật:
- Hình vẽ và mô tả mẫu, đặc biệt là các chi tiết khuất.
- Bảng thơng số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm.
- Qui cách đo và các vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm.
5


- Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu.
- Qui cách lắp ráp sản phẩm.
- Qui cách bao gói sản phẩm.
- Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
* Nghiên cứu trên bộ mẫu mềm của khách hàng cung cấp:

Qua bộ mẫu này, ta có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu dáng của sản
phẩm, thông số kích thước, các ký hiệu ghi trên mẫu cùng các vị trí bấm dấu…
II. Xây dựng thơng số kích thước đo:
1. Cơ sở xây dựng thơng số kích thước đo:
- Phải căn cứ vào mẫu hiện vật, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng làm
cơ sở để xây dựng bảng thơng số kích thước sản phẩm.
- Thơng số kích thước sản phẩm phải đáp ứng được các u cầu về kích thước,
hình dáng, canh sợi...
2. Ngun tắc:
Khi xây dựng thơng số kích thước sản phẩm phải thực hiện theo các nguyên tắc
sau:
- Lấy sản phẩm mẫu, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật để xem xét (Hình dáng, cấu trúc,
thơng số kích thước, ngun phụ liệu sử dụng, tiêu chuẩn đường may, quy trình lắp
ráp) từ đó so với điều kiện thực tế của xí nghiệp, đồng thời tìm ra những bất hợp lý,
những mâu thuẫn giữa sản phẩm mẫu và bản tiêu chuẩn kỹ thuật đưa ra ý kiến trao đổi,
thống nhất với khách hàng.
- Đo khảo sát kích thước sản phẩm chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả vị
trí phụ. Trong một sản phẩm lần lượt đo chi tiết lớn trước, chi tiết nhỏ sau. Trong một
chi tiết thì đo kích thước lớn trước, kích thước nhỏ sau. Đo hết kích thước của chi tiết
này sau đó mới chuyển sang chi tiết khác.
III. Tính tốn dựng hình các chi tiết của sản phẩm
1. Thiết kế mẫu:
a. Khái niệm:
Thiết kế mẫu là tạo nên một bộ mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình của
mã hàng cần sản xuất để sao cho khi may xong, sản phẩm sẽ này có kiểu dáng giống
mẫu chuẩn và có các số đo đúng theo bảng thơng số kích thước.
b. Nguyên tắc thiết kế mẫu:
- Khi thiết kế mẫu, ta dựa vào tài liệu kỹ thuật là chính. Tài liệu kỹ thuật và mẫu
trực quan bổ sung cho nhau để có bộ mẫu hồn chỉnh.
- Nếu khơng có mẫu cứng hay rập của khách hàng, ta chia 2 điều kiện sau để thiết

kế một bộ mẫu hoàn chỉnh:
+ Dựa vào mẫu chuẩn để xác định qui cách lắp ráp trong qui trình cơng nghệ và
cách sử dụng thiết bị.
+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật là cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo
đảm thơng số kích thước và cách sử dụng ngun phụ liệu cho phù hợp.
- Trong trường hợp giữa mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật có mâu thuẩn thì ta dựa
vào tài liệu kỹ thuật để tiến hành thiết kế mẫu.
c. Cơ sở để thiết kế mẫu:
- Tài liệu kỹ thuật, đặc biệt l bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán thành
6


phẩm.
- Mẫu chuẩn do khách hàng cung cấp.
- Tính chất nguyên phụ liệu mà mã hàng cần sử dụng: độ co giản, độ rộng chu kỳ
sọc…
- Cách sử dụng nguyên phụ liệu: canh sọc trên sản phẩm, khả năng phối màu…
- Trang thiết bị cần sử dụng để sản xuất mã hàng.
- Cấp chất lượng của sản phẩm.
- Kế hoạch sản xuất - thời gian giao hàng, năng suất cần đạt…
- Trình độ chun mơn của người thiết kế:kiến thức về nguyên phụ liệu, may
công nghiệp, công thức thiết kế, khả năng gia giảm trong thiết kế, khả năng chỉnh sửa
rập…
- Tay nghề của công nhân.
d. Phương pháp thiết kế mẫu trong may cơng nghiệp:
* Có mẫu mỏng, sản phẩm mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm:
- Tiến hành nghiên cứu kỹ sản phẩm mẫu để nắm vững tiêu chuẩn đường may và
phương pháp may ráp sản phẩm.
- Kiểm tra các vị trí đo trên mẫu theo bảng thơng số kích thước của khách hàng,
các vị trí xếp ly, túi,... Chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả những vị trí phụ.

- Trên cơ sở sản phẩm mẫu và mẫu mỏng đối chiếu lại với văn bản. Nếu các tiêu
chuẩn đã thống nhất thì tiến hành cắt một sản phẩm cỡ trung bình để may khảo sát. Sau
khi may xong kiểm tra lại thông số kích thước của sản phẩm chế thử so với sản phẩm
mẫu của khách hàng và bảng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm. Nếu may chưa đúng theo
sản phẩm mẫu phải may lại cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật. Sau đó thống nhất ý kiến
với khách hàng trên cơ sở đã chế thử sản phẩm.
=> Chú ý: Trường hợp giữa mẫu mỏng và các thơng số kích thước có sự chênh
lệch (khơng khớp nhau) thì phải lấy thơng số kích thước ở văn bản làm chuẩn. Cịn
những vướng mắc khác phải xin ý kiến của khách hàng.
* Có sản phẩm mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tiến hành nghiên cứu kỹ sản phẩm mẫu để nắm vững tiêu chuẩn đường may và
phương pháp may ráp sản phẩm đó.
- Kiểm tra kỹ các vị trí đo trên mẫu theo bảng thơng số kích thước của khách
hàng, các vị trí xếp ly, túi,.... Chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả những vị trí
phụ.
- Thiết kế mẫu mỏng cỡ trung bình.
- Trên cơ sở sản phẩm mẫu và mẫu mỏng đối chiếu lại với văn bản. Nếu các tiêu
chuẩn đã thống nhất thì tiến hành cắt một sản phẩm cỡ trung bình để may khảo sát. Sau
khi may xong kiểm tra lại thơng số kích thước của sản phẩm chế thử, so với sản phẩm
mẫu của khách hàng và bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
=> Chú ý: Trường hợp sản phẩm mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật không thống nhất,
cần phải thảo luận với khách hàng để đưa ra phương án thống nhất.
e. Công thức xác định kích thước của mẫu mỏng và điều kiện để thiết kế mẫu
mỏng:
* Cơng thức xác định kích thước mẫu mỏng:
Kmm = Ktp + Đm + Ct0 + Ctbm + Cc+ Đxơ+ Đu + Cm
7


Trong đó

Kmm: Kích thước mẫu mỏng
Ktp: Kích thước thành phẩm
Đm: Đường may
Ct0: Độ co nhiệt độ ( Do giặt, là thường được xác định theo %)
Ctbm: Độ co do thiết bị may, vắt sổ.
Cc: Độ co do cắt
Đxơ: Độ xơ sợi
Đu: Độ uốn
Cm: Độ co mẫu
* Điều kiện để thiết kế mẫu mỏng:
- Phải có bảng thiết kế dựng hình chi tiết mẫu hay bảng thơng số kích thước thành
phẩm của sản phẩm (Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm).
- Nắm bắt được đặc điểm hình dáng của các chi tiết
- Nắm bắt được tính năng tác dụng của các loại thiết bị sử dụng để gia công sản
phẩm.
- Xác định được độ co, tính chất của nguyên liệu sử dụng chế tạo sản phẩm.
- Nắm bắt được quy trình và phương pháp lắp ráp sản phẩm.
f. Các bước tiến hành thiết kế bộ mẫu mỏng:
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhận kế hoạch thiết kế mẫu, nhận và kiểm tra mẫu hiện vật, nhận và kiểm tra tài
liệu kỹ thuật để xem chúng có khớp nhau hay khơng. Nếu sau kiểm tra thấy có bất hợp
lý hoặc khơng phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, cần trao đổi lại với
khách hàng để thống nhất trước khi tiến hành thiết kế.
- Chuẩn bị dụng cụ (bút chì, thước thẳng, thước dây, tẩy, kéo, băng keo trong…)
và giấy mỏng cho q trình thiết kế sau này.
- Tìm thơng tin về nguyên phụ liệu cần sản xuất, đặc biệt là về nguyên liệu để có
kế hoạch thiết kế đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Dựng hình trên giấy mỏng.
- Dùng bút chì dựng hình trên giấy mỏng. Khi tiến hành thiết kế, ta chọn thiết kế
size trung bình của mã hàng và thiết kế chi tiết lớn trước chi tiết nhỏ sau.

- Kiểm tra xem tồn bộ thơng số kích thước đã đảm bảo hay chưa, các đường lắp
ráp có khớp khơng, độ gia có đảm bảo chưa….Có thể kiểm tra kỹ hơn hình dạng của
thiết kế thơng qua thao tác gập giấy: so sánh độ ăn khớp vai bằng cách gập đường
chồm vai sau, so sánh độ ăn khớp sườn bằng cách gập chiết ly….
- Ghi đầy đủ các thông tin cần có trên mặt phải của rập: hướng canh sợi, vị trí
canh sợi, tên mã hàng, tên size, tên chi tiết, số lượng chi tiết có trong sản phẩm.
Cần lưu ý: việc ghi thơng tin cần chính xác, rõ ràng, tránh gây hiểu lầm và làm
đuổi chiều các chi tiết.
Bước 3: Hoàn chỉnh rập mỏng.
- Xác định đường may cho các đường chu vi chi tiết. Độ rộng đường may được
căn cứ vào bảng thơng số kích thước bán thành phẩm, vào bảng qui cách may và điều
kiện trang thiết bị của xí nghiệp.
- Định vị dấu bấm, dấu dùi trên chi tiết.
8


IV. Cắt các chi tiết
- Kiểm tra lại lần cuối các chi tiết về thơng số kích thước, gia giảm cho độ co
giản, gia giảm cho cắt gọt, độ rộng đường may…Đặc biệt, kiểm tra lại số lượng chi tiết
đã đầy đủ hay chưa.
- Cắt rập mỏng ra khỏi giấy mỏng theo đúng đường may đã chừa để có được bộ
mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình như mong muốn..
- Lật mặt trái của chi tiết lớn nhất trong bộ rập, tiến hành lập bảng thống kê về bộ
mẫu vừa ra.
- Thiết kế thêm các rập hỗ trợ cho quá trình may như rập ủi, rập vẽ lại, rập
may…nếu cần.
- Chuyển rập mỏng đi may và chỉnh sửa rập.
- Chuyển mẫu cho bộ phận chế thử để tiến hành cắt và may thử sản phẩm.
Nếu sau khi chế thử, mẫu mỏng chưa đạt yêu cầu, cần xem xét nguyên nhân chưa
đạt để tiến hành thiết kế lại. Lúc này, qui trình quay trở lại từ bước 2 cho đến khi mẫu

đối được duyệt.
Bài tập:
Thiết kế hoàn chỉnh tất cả các chi tiết size M: Thân trước, thân sau, đô áo, tay
áo, túi áo của mã hàng áo sơ mi nam tay dài, đơ rời theo hình vẽ và bảng thơng số
kích thước thành phẩm sau (đơn vị cm)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Vị trí đo

Vòng cổ (từ tâm khuy đến tâm nút)
Vòng ngực (cài nút)
Vòng eo (cài nút) – cách ngực 20 cm
Vòng lai (cài nút)
Vai con
Dài sau (từ giữa cổ)
Dài tay (từ đầu vai đến hết manchette)
Vịng nách (đo thẳng)
Cao đơ (từ giữa cổ)
Rộng đô (cuối đô)
Từ đường ráp vai đến túi
Từ mép nẹp vào túi
Dài x rộng túi
Dài má cổ x Cao giữa bản cổ
Cao giữa chân cổ
Dài x rộng x chần trụ
Dài manchette thành phẩm
Rộng manchette
To bản trụ con
Cạnh manchette đến plis 1
Khoảng cách giữa 2 plis
Rộng 1 plis tay

S
38.5
110
102
104
16.5
77

58
26.5

M
40.5
116
108
110
17
78
60
26.5

L
42.5
122
114
116
17.5
80
62
27.5

47.5
20.5

48.5

9
46.5


24

XL
44.5
130
120
122
18
81

XXL
46.5
136
126
128
18.5
82
64
27.5 28.5
10
50.5
53
21.5

7.5
13x12
8 x 4.6
3.4
17x2.5x3.5

25
26
27
6
1
4.5
1.5
3

27

9


23
24
25

Chồm vai
Hạ vai
Hạ nách tay

3.5
5
12

Bài tập 2: Thiết kế quần tây nữ theo bảng thơng số kích thước thành phẩm
hoặc dựa vào sản phẩm mẫu?
Bài tập 3: Thiết kế áo Jacket theo bảng thơng số kích thước thành phẩm hoặc
dựa vào sản phẩm mẫu?


10


BÀI 2: KHẢO SÁT VÀ HIỆU CHỈNH MẪU
Giới thiệu:
Để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất thì khâu chuẩn bị sản xuất phải tiến
hành may thử mẫu và kiểm tra đánh giá về thơng số kích thước, hình dáng của sản
phẩm xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay chưa, nếu chưa sẽ tiến hành hiệu chỉnh
mẫu cho đến khi đạt yêu cầu.
Mục tiêu:
- May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước, phù hợp với
thông số kỹ thuật và sản phẩm mẫu.
- Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh được mẫu đảm bảo chính xác theo sản
phẩm mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
Nội dung chính:
I. Phương pháp may (chế thử mẫu)
1. Khái niệm:
Chế thử mẫu là dùng bộ mẫu mỏng, size trung bình đã được thiết kế các chi
tiết của sản phẩm đặt lên vải, giác sơ đồ, can mẫu rồi cắt các bán thành phẩm theo
đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau đó tiến hành may hồn chỉnh một sản phẩm sao cho sản
phẩm khi may xong đảm bảo thông số kích thước và có kiểu dáng giống mẫu
chuẩn.
2. Mục đích:
May mẫu chế thử giúp phát hiện những sai sót bất hợp lý của mẫu mỏng, kịp
thời chỉnh lý và đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Nghiên cứu về quy cách lắp ráp: thơng qua q trình may mẫu, tìm ra những
sáng tạo, những thao tác tiên tiến hơn và cải tiến phương pháp may đã có
Mẫu may xong sẽ được đưa cho ban lãnh đạo và khách hàng duyệt (còn gọi là
may mẫu đối ), chỉ khi nào ban lãnh đạo và khách hàng đồng ý, sản phẩm mới

được đưa vào sản xuất.
3. Phương pháp may:
- Khi nhận bộ mẫu mỏng phải kiểm tra tồn bộ về thơng số kích thước, qui
cách lắp ráp sản phẩm, số lượng, các ký hiệu chi tiết trên bán thành phẩm. Phải
tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng trong khi cắt (nhu cầu canh sợi, các yêu cầu
kỹ thuật khác ghi trên mẫu…)
- Dựa vào áo mẫu và tài liệu kỹ thuật để nghiên cứu độ gia đường may , qui
cách lắp ráp, phương pháp may sản phẩm, một số qui định cách gia đường may.
- Khi may mẫu xong, phải kiểm tra lại thơng số kích thước, cách sử dụng
ngun phụ liệu như chỉ, nút, mex… có đúng khơng. Sau đó đưa lại cho người
thiết kế và khách hàng duyệt rồi mới đưa vào sản xuất. Đồng thời cần ghi lại quy
trình may và các lưu ý cần biết khi may sản phẩm để làm tài liệu tham khảo cho
phân xưởng và cho các mã hàng có kết cấu tương đương về sau.
- Lập bảng thống kê về số lượng chi tiết sản phẩm cùng các yêu cầu kỹ thuật
của chúng và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu đã may
II. Kiểm tra đánh giá và hiệu chỉnh mẫu:
Trình tự kiểm tra:
11


Áo:
+ Thân trước, thân sau: sự ăn khớp sườn thân.Vòng cổ, nách áo
+ Tay áo có khớp với vịng nách.
+ Vịng cổ trên bâu có khớp với vịng cổ trên thân.
Quần:
+ Kiểm tra thân trước - thân sau: đường dọc, đường dàng có khớp nhau.
+ Lưng quần có khớp với ngang lưng khơng
+ Ngồi ra cịn một số trường hợp ngoại lệ do tính chất nguyên liệu, tính chất
của đường may, kiểu dáng chi tiết, tùy thuộc vào từng trường hợp mà có độ gia
đường may thích hợp.

- Nếu sau khi chế thử, mẫu mỏng chưa đạt yêu cầu, cần xem xét nguyên nhân
chưa đạt để tiến hành lại, lúc này qui trình quay lại từ cơng đoạn thiết kế, may chế
thử cho đến khi mẫu đối được duyệt.
- Kiểm tra lại thông số theo áo mẫu, các đường cong, các đường lắp ráp có
khớp nhau khơng, độ gia đường may đã đảm bảo chưa.
- Kiểm tra những chổ cần bấm dấu, sự ăn khớp của các đường lắp ráp, đầy đủ
chi tiết chưa.
- Thông số trên mẫu đối chưa đảm bảo, hình dáng sản phẩm có phần sai lệch
so với mẫu chuẩn phải tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành chỉnh sửa ngay trên giấy
mỏng.
- Lập bảng thống kê những thơng số cần điều chỉnh để dễ kiểm sốt và chỉnh
sửa khơng bị sót lỗi.
Sau khi kiểm tra kỹ về thơng số và tìm ra được ngun nhân thì tiến hành
chỉnh sửa rập trên giấy mỏng cho đến khi hoàn chỉnh và tiến hành giác sơ đồ, cắt
lại bán thành phẩm mới để tiến hành may mẫu đối lần thứ hai.
* Trước khi sửa mẫu, thường nhân viên thiết kế phải cho người mẫu mặc thử
trang phục, quan sát và phân tích thật kỹ để xác định chính xác những vị trí có lỗi
rồi vận dụng kinh nghiệm để sữa chữa mẫu. Việc sữa mẫu phải hết sức thận trọng,
tránh nơn nóng và hết sức khoa học.
Bài tập:
Chế thử mẫu của mã hàng áo sơ mi nam tay dài đã thiết kế thông số thành
phẩm và kiểm tra đánh giá mẫu chế thử?

12


BÀI 3: THIẾT KẾ BỘ MẪU CHUẨN (MẪU CỨNG)
Giới thiệu:
Xưởng may không chỉ sản xuất một mã hàng duy nhất, mà cùng lúc họ có thể
sản xuất nhiều mã hàng khác nhau theo nhu cầu khách hàng. Và để phục vụ cho

quá trình sản xuất việc thiết kế rập, lưu trữ và sử dụng rập giúp các xưởng may tiết
kiệm khá nhiều thời gian, quy trình thực hiện.
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm về thiết kế các loại mẫu sản xuất.
- Thiết kế và cắt được bộ mẫu bán thành phẩm đảm bảo hình dáng và kích
thước.
- Thiết kế và cắt được bộ mẫu cứng (mẫu thành phẩm, mẫu lấy dấu, mẫu là,
mẫu may, mẫu kiểm tra...) đầy đủ, chính xác phục vụ quá trình sản xuất.
- Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian.
Nội dung chính:
I. Khái niệm về mẫu cứng:
Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế, sao lại trên giấy cứng, sau đó cắt đúng
theo mẫu để cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng
may, bộ phận KCS và lưu lại phòng kỹ thuật, phục vụ cho quá trình sản xuất.
II. Các loại mẫu cứng:
- Mẫu Thành phẩm: là loại mẫu trên đó có các thơng số kích thước mà ta có
thể đo được trên sản phẩm sau khi may xong.
- Mẫu bán thành phẩm: là mẫu trên đó ngồi thơng số kích thước thành phẩm,
cịn có thêm các độ gia cần thiết như: độ rộng đường may, độ co giãn, độ cắt gọt...
- Mẫu hổ trợ: mẫu dấu dùi, mẫu dấu bấm, mẫu vẽ lại...
III. Các bước tiến hành xây dựng bộ mẫu cứng:
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhận kế hoạch, nhận bộ mẫu mỏng. Kiểm tra lại bộ mẫu đã thiết kế về
thơng số kích thước, độ gia đường may, kiểu dáng của sản phẩm, sự ăn khớp của
các đường lắp ráp, số lượng chi tiết, sự đuổi chiều...để phát hiện kịp thời các sai sót
của thiết kế nếu có.
- Chuẩn bị các dụng cụ, giấy cứng phục vụ cho cắt mẫu cứng.
Bước 2: Tiến hành sang mẫu
- Đặt bộ mẫu chuẩn lên giấy cứng, kẹp lại cho thật chắc. Có thể dùng ghim
bấm bấm nhiều lớp bìa để sang mẫu cùng một lần.

- Dùng cây dùi hay cây lăn mẫu và thước cây để sang rập lên giấy cứng. Khi
sang, cần sang cả đường canh sợi, dấu bấm, dấu dùi cho thật chính xác vì chúng là
cơ sở để tiến hành giác sơ đồ sau này.
- Nhấc rập mỏng bỏ qua một bên.
- Dùng bút sắc nét và thước vẽ can lại mẫu mỏng trên giấy cứng. Vẽ xong
mẫu nào, cần ghi ngay thông tin trên mẫu đó để tránh nhầm lẫn về sau.
Bước 3: Tiến hành cắt mẫu cứng

13


- Dùng kéo cắt giữa đường vẽ thật chính xác. Khi cắt, cần cắt theo 1 chiều sao
cho thuận tay người cắt. Mẫu cắt xong phải thẳng đều và không bị lẹm hụt hay
răng cưa. Tuyệt đối không được sửa chửa mẫu.
- Tạo dấu bấm, dấu dùi trên rập như đã thiết kế.
- Kiểm tra mẫu vừa cắt xong về thơng số kích thước, sự ăn khớp của lắp ráp,
vị trí các dấu, vị trí canh sợi, các thơng tin trên mẫu...
- Nếu muốn có nhiều rập cứng giống nhau, cần lấy rập cứng sang lần đầu tiên
để tạo được các mẫu kế tiếp chứ không sang lại từ mẫu mỏng, tránh làm hư hỏng
mẫu.
Bước 4: Hoàn chỉnh mẫu
- Dùng dấu đóng giáp biên đóng xung quanh chu vi của mẫu để tránh trường
hợp mẫu cứng bị gọt sửa. Khi đóng, cần đóng trọn vẹn con dấu trên biên của chi
tiết.
- Lập bảng thống kê về bộ mẫu vừa ra trn mặt sau của chi tiết lớn nhất trong
bộ mẫu có ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu.
- Cắt một tấm bìa kích thước 7x12 cm, trên đó ghi tên mã hàng và tên size
thật lớn. Tấm bìa này tạm gọi là nhãn rập.
- Đục lỗ lên các chi tiết của sản phẩm và trên nhãn rập, cách mép giấy 3cm,
đường kính lỗ phải lớn hơn 0.5cm. Sau đó xỏ dây và buộc đầy đủ các chi tiết đồng

bộ trong một cỡ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, cuối cùng là nhãn rập và treo lên giá.
Bài tập:
Xây dựng bộ mẫu chuẩn áo sơ mi nam tay dài size trung bình sau khi đã chế thử
đạt yêu cầu?

14


BÀI 4: NHẢY MẪU
Giới thiệu
Trong sản xuất may công ngiệp, mỗi mã hàng ta không chỉ sản xuất một loại
cỡ vóc nhất định mà ta phải sản xuất rất nhiều cỡ vóc với tỷ lệ cỡ vóc khác nhau.
Ta khơng thể đối với mỗi cỡ vóc lại phải thiết kế lại vừa tốn công sức, vừa mất
thời gian nên để có được nhiều cỡ vóc khác nhau ta phải tiến hành nhảy mẫu.
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm nhảy mẫu.
- Biết được nguyên tắc và các phương pháp nhảy mẫu.
- Nhảy mẫu chính xác các chi tiết của sản phẩm đảm bảo hình dáng, kích
thước và u cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
I. Khái niệm:
Nhảy mẫu là việc xây dựng các chi tiết mẫu của cỡ vóc trung bình bằng cách
tăng hoặc giảm kích thước mẫu cỡ vóc trung bình đã có theo đúng thơng số kích
thước và kiểu dáng của mẫu chuẩn
+ Nhảy cỡ: là việc nhảy mẫu cho các kích thước ngang của sản phẩm.
+ Nhảy vóc: là việc nhảy mẫu cho các kích thước dọc của sản phẩm.

II. Cơ sở để tiến hành nhảy mẫu:
Khi tiến hành nhảy mẫu, ta cần dựa vào 3 yếu tố chính như sau:
1. Bảng thơng số kích thước của tất cả các cỡ vóc mà mã hàng sẽ sản xuất.

2. Rập chuẩn và các điểm chủ yếu của mẫu để tiến hành dịch chuyển (còn gọi
là các điểm chuẩn của sự dịch chuyển)
3. Cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển các điểm chuẩn đã có.
- Cự ly này phụ thuộc vào:
+ Độ chênh lệch về thơng số kích thước giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau.
+ Cơng thức thiết kế.
15


* Tìm cự ly dịch chuyển: 
Ví dụ dựa vào cơng thức áo sơ mi nam tính cự ly dịch chuyển
 Vào cổ =  Vòng cổ/5
 Hạ cổ =  Vòng cổ/5
 Ngang vai =  Rộng vai/2
 Ngang ngực =  Vịng ngực/4
 Ngang mơng =  Vịng mông /4
 Hạ vai =  Rộng vai (hoặc cố định)
 Dài áo =  Dài áo
 Dài tay =  Dài tay
 Cao đô =  Cao đô
 Cửa tay =  Cửa tay/2
 Hạ nách thân =  Vòng ngực/4
 Hạ cổ sau =Chồm vai + 1 = hằng số (const)
- Hướng dịch chuyển của các điểm chủ yếu: chủ yếu dựa theo 2 trục chuẩn
ngang: x (nhảy cỡ) và dọc: y (nhảy vóc).
+ Căn cứ theo 2 trục, ta di chuyển các điểm chuẩn.
+ Các điểm chủ yếu của mẫu có thể dịch chuyển theo 1 hướng dọc hay ngang
hoặc có thể di chuyển theo 2 hướng (đường chéo hình chữ nhật)
III. Các phương pháp nhảy mẫu:
1. Phương pháp tia:

- Khái niệm: Là phương pháp biến đổi hình học dựa trên cơ sở các tia đi qua
gốc toạ độ và các điểm thiết kế quan trọng của sản phẩm để xác định các điểm
nhảy cỡ.
- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở coi gần đúng mẫu mỏng của mỗi chi tiết ở các
cỡ số khác nhau là đồng dạng với nhau. Khi đó người ta áp dụng phương pháp xây
dựng hình đồng dạng để nhảy mẫu các chi tiết từ mẫu mỏng.
- Nội dung:
+ Trên mẫu mỏng của mỗi chi tiết, người ta xác định một tiêu điểm (tâm đồng
dạng). Từ đó vạch các tia sẽ qua tất cả các điểm thiết kế quan trọng của chi tiết.
Khi đó, các điểm thiết kế của các cỡ số khác sẽ nằm trên các tia này và cách điểm
thiết kế tương ứng của mẫu mỏng một đoạn có độ lớn bằng số gia nhảy mẫu giữa
chúng và cỡ số trung bình.
+ Nối các điểm thiết kế của mỗi cỡ số bằng các đường đồng dạng với đường
tương ứng trên mẫu mỏng, ta sẽ nhận được mẫu mỏng của các cỡ số khác.
+ Phạm vi ứng dụng:
Nhảy mẫu bằng phương pháp tia rất đơn giản và cho độ chính xác cao khi áp
dụng để nhảy mẫu các chi tiết có hình dạng gần với những dạng hình học cơ bản
như: hình đa giác, hình trịn, hình vành khăn, hình quạt...Khơng sử dụng phương
pháp này để nhảy mẫu những chi tiết có hình dạng phức tạp sẽ rất kém chính xác.
- Ưu điểm: áp dụng với các chi tiết đồng dạng.
- Nhược điểm: độ chính xác khơng cao, nhất là thiết kế các chi tiết có các
đường cong.
16


- Ví dụ:
Nhảy mẫu túi áo đáy nhọn, thân váy xoè…
2. Phương pháp nhảy mẫu theo hệ trục tọa độ:
Các bước tiến hành nhảy mẫu:
Bước 1: Đọc bảng thông số kích thước và tính tốn trước độ chênh lệch về

thơng số kích thước (độ biến thiên) giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau, đặc biệt là
những thơng số kích thước đột biến – tạm gọi là .
Bước 2: Căn cứ vào bảng thơng số kích thước và cơng thức thiết kế để tìm cự
ly dịch chuyển cụ thể của cc điểm chuẩn – tạm gọi là .
Bước 3: Dựa vào bảng thơng số kích thước và cơng thức thiết kế đã biết, thiết
kế một bộ mẫu cỡ trung bình. Kiểm tra lại bộ mẫu vừa thiết kế.
Bước 4: Sang lại mẫu chuẩn trên giấy mềm, xác định lại điểm chuẩn và 2 trục
chuẩn của mẫu.
Bước 5: Tiến hành nhảy mẫu ở các điểm chuẩn, thông thường người ta tiến
hành nhảy cỡ trước, nhảy vóc sau.
Bước 6: Nối các điểm đã được dịch chuyển theo dáng của mẫu chuẩn.
Bước 7: Kiểm tra tồn diện các bộ mẫu vừa ra.
Bước 8: Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra.
Bài tập :
1. Nhảy mẫu tất cả các chi tiết từ size trung bình của sản phẩm áo sơ mi
nam tay dài, đô rời theo bảng thông số kích thước sau (đơn vị cm):
TSKT
S
M
L
XL
XXL

Dài áo
66
68
70
72
74
Rộng vai

38
40
42
44
46
Vịng cổ
36
38
40
42
44
Vịng ngực
84
88
92
96
100
Vịng mơng
88
92
96
100
104
Dài tay
47
48
49
50
51
Cửa tay

20
22
24
26
28
Cao đơ
16
16
16
16
16
Cao man
6
6
6
6
6
Cao giữa lá cổ
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
Cao giữa chân cổ
3
3
3
3
3
Hạ vai

5
5
5
5
5
2. Vận dụng phương pháp nhảy mẫu theo cơng thức thiết kế tính tốn nhảy
mẫu thân trước áo sơmi nam cho một size lớn và một size nhỏ (vẽ hình minh hoạ).
Biết hệ số chênh lệch kích thước giữa các cỡ số trên cơ thể như sau: (Đơn vị tính:
cm)
Da = 4;
Des = 2; Vc = 1;
Vn = 4; Rv = 1;
Xv = 0
3.Vận dụng phương pháp nhảy mẫu theo cơng thức thiết kế tính tốn nhảy
mẫu chi tiết thân trước quần âu nam cho một size lớn và một size nhỏ một ly lật
(vẽ hình minh hoạ). Biết hệ số chênh lệch kích thước giữa các cỡ số trên cơ thể
như sau: (Đơn vị tính: cm)
Dq = 4;
Dg = 2;
Vb = 4;
Vm = 4;
Vô = 2
17


BÀI 5: NHÂN MẪU - CẮT MẪU CỨNG
Giới thiệu:
Trong sản xuất may công ngiệp, mỗi mã hàng ta không chỉ sản xuất một loại
cỡ vóc nhất định mà ta sẽ sản xuất rất nhiều cỡ vóc khác nhau. Ta dựa vào nhảy
mẫu các cỡ vóc để nhân mẫu cứng và cho ra có những bộ mẫu cứng của các size

cịn lại.
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm về thiết kế các loại mẫu sản xuất.
- Thiết kế và cắt được bộ mẫu bán thành phẩm đảm bảo hình dáng và kích
thước.
- Thiết kế và cắt được bộ mẫu cứng (mẫu thành phẩm, mẫu lấy dấu, mẫu là,
mẫu may, mẫu kiểm tra...) đầy đủ, chính xác phục vụ q trình sản xuất.
Nội dung chính:
I. Nhân mẫu:
Nhân mẫu là dùng bộ mẫu mỏng đã được nhảy mẫu những size còn lại của mã
hàng, sao lại trên giấy cứng, sau đó cắt đúng theo mẫu để cung cấp cho các bộ
phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may, bộ phận KCS và lưu lại phịng
kỹ thuật, phục vụ cho q trình sản xuất.
II. Cắt mẫu cứng:
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhận kế hoạch, nhận bộ mẫu mỏng. Kiểm tra lại bộ mẫu đã thiết kế về
thơng số kích thước, độ gia đường may, kiểu dáng của sản phẩm, sự ăn khớp của
các đường lắp ráp, số lượng chi tiết, sự đuổi chiều...để phát hiện kịp thời các sai sót
của thiết kế nếu có.
- Chuẩn bị các dụng cụ, giấy cứng phục vụ cho cắt mẫu cứng.
Bước 2: Tiến hành sang mẫu
- Đặt bộ mẫu chuẩn lên giấy cứng, kẹp lại cho thật chắc. Có thể dùng ghim
bấm bấm nhiều lớp bìa để sang mẫu cùng một lần.
- Dùng cây dùi hay cây lăn mẫu và thước cây để sang rập lên giấy cứng. Khi
sang, cần sang cả đường canh sợi, dấu bấm, dấu dùi cho thật chính xác vì chúng là
cơ sở để tiến hành giác sơ đồ sau này.
- Nhấc rập mỏng bỏ qua một bên.
- Dùng bút sắc nét và thước vẽ can lại mẫu mỏng trên giấy cứng. Vẽ xong
mẫu nào, cần ghi ngay thơng tin trên mẫu đó để tránh nhầm lẫn về sau.
Bước 3: Tiến hành cắt mẫu cứng

- Dùng kéo cắt giữa đường vẽ thật chính xác. Khi cắt, cần cắt theo 1 chiều sao
cho thuận tay người cắt. Mẫu cắt xong phải thẳng đều và không bị lẹm hụt hay
răng cưa. Tuyệt đối không được sửa chửa mẫu.
- Tạo dấu bấm, dấu dùi trên rập như đã thiết kế.
- Kiểm tra mẫu vừa cắt xong về thơng số kích thước, sự ăn khớp của lắp ráp,
vị trí các dấu, vị trí canh sợi, các thơng tin trên mẫu...

18


- Nếu muốn có nhiều rập cứng giống nhau, cần lấy rập cứng sang lần đầu tiên
để tạo được các mẫu kế tiếp chứ không sang lại từ mẫu mỏng, tránh làm hư hỏng
mẫu.
Bước 4: Hoàn chỉnh mẫu
- Dùng dấu đóng giáp biên đóng xung quanh chu vi của mẫu để tránh trường
hợp mẫu cứng bị gọt sửa. Khi đóng, cần đóng trọn vẹn con dấu trên biên của chi
tiết.
- Lập bảng thống kê về bộ mẫu vừa ra trên mặt sau của chi tiết lớn nhất trong
bộ mẫu có ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu.
- Cắt một tấm bìa kích thước 7x12 cm, trên đó ghi tên mã hàng và tên size
thật lớn. Tấm bìa này tạm gọi là nhãn rập.
- Đục lỗ lên các chi tiết của sản phẩm và trên nhãn rập, cách mép giấy 3cm,
đường kính lỗ phải lớn hơn 0.5cm. Sau đó xỏ dây và buộc đầy đủ các chi tiết đồng
bộ trong một cỡ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, cuối cùng là nhãn rập và treo lên giá.
Bài tập:
Xây dựng bộ mẫu chuẩn áo sơ mi nam tay dài cho những size còn lại của mã
hàng áo sơ mi nam tay dài ?

19



BÀI 6: GIÁC SƠ ĐỒ
Giới thiệu:
Việc xây dựng sơ đồ giác mẫu khoa học sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
nhiều chi phí như: vải, nhân cơng và giấy giác mẫu.
Mục tiêu:
- Hiểu khái niệm, yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ.
- Hiểu được các nguyên tắc và phương pháp giác sơ đồ.
- Giác sơ đồ các loại sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm nguyên
liệu.
Nội dung chính:
I. Khái niệm:
Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho các chi tiết sản phẩm sắp xếp lên
một tờ giấy có khổ giấy tượng trưng cho khổ vải và chiều dài xác định trước nhằm
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm được nhiều nguyên phụ liệu nhất.

II. Dụng cụ giác sơ đồ:
- Bàn giác sơ đồ: phẳng, láng. Kích thước của bàn phụ thuộc vào diện tích của
phịng và nhu cầu của xí nghiệp. Thường bàn dài từ 6-15m, rộng 1,2-1,8m, cao
0,8-0,9m.
- Giấy giác sơ đồ: mỏng, dai, có khổ giấy rộng hơn khổ sơ đồ cần giác.
- Các loại thước: thước cây, thước dây, thước êke…
- Các loại bút: bút bi, bút lông lớn, bút lông nhỏ
- Kéo cắt giấy, kim ghim, vật nặng chặn sơ đồ, băng keo
- Máy tính, sổ tay….
III. Các yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ:
1. Các yêu cầu chung khi giác sơ đồ:
Để thực hiện giác sơ đồ tốt, cần chú ý các yêu cầu sau:
- Tính chất nguyên phụ liệu.
- Định mức giác sơ đồ ban đầu: dài sơ đồ, rộng sơ đồ

- Số lượng cở vóc, số lượng chi tiết trên sơ đồ.
- Đảm bảo độ vng góc có trên sơ đồ (sơ đồ phải là hình chữ nhật)
- Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải từ 1-2cm tùy từng loại biên vải để đảm bảo
an toàn trong khi cắt.
20



×