Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN: ĐIỀU TRA VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI RONG BIỂN TRONG CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN PHÁT ĐẠT







ĐIỀU TRA VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC LOÀI RONG BIỂN TRONG CÁC MÔ HÌNH NUÔI
TÔM BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SINH HỌC BIỂN














Năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





TRẦN PHÁT ĐẠT







ĐIỀU TRA VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
LOÀI RONG BIỂN TRONG CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM
BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SINH HỌC BIỂN






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGs. Ts: TRẦN NGỌC HẢI
Ths: TRẦN NGUYỄN HẢI NAM









Năm 2011




LỜI CẢM TẠ


Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong trường Đại
Học
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học và kinh
nghiệm quý
báu của mình trong suốt thời gian em học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến
các anh chị thuộc phòng nông nghiệp tại các huyện mà
tôi đã đến phỏng vấn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quảng thời gian thực
hiện đề tài. Thành thật biết ơn các cô, chú, anh, chị thuộc nông hộ các
tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã hỗ trợ tôi rất nhiều thông tin khi thực hiện điều tra.
Cảm ơn lãnh đạo trường Đại Học Cần Thơ, lãnh đạo Khoa Thủy Sản, quý thầy cô
trong bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Hải Sản - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy hướng dẫn PGs.Ts. Trần Ngọc Hải
và Thạc sĩ Trần Nguyễn Hải Nam đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt và truyền đạt kiến
thức nuôi trồng thủy sản cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và viết luận văn này.
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Anh và cô Ngô Thị Thu Thảo và tất cả các bạn lớp
Sinh Học Biển khóa 34 đã hết lòng giúp đỡ tôi để đề tài của tôi có thể hoàn thành.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô, anh, chị và các bạn lời chúc sức khỏe, may
mắn và thành công trong cuộc sống!.





TÓM TẮT
“Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài rong biển trong các mô hình
nuôi tôm biển ở ĐBSCL” được thực hiện ở 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng từ
tháng 10 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011.
Kết quả khảo sát cho thấy, sản lượng trung bình tôm sú trong các ao nuôi tôm
quảng canh cải tiến tại Cà Mau là 269 kg/năm và tại Bạc Liệu là 261 kg/năm
. Đối
với mô hình nuôi tôm lúa tại Bạc Liêu sản lượng tôm sú là
206 kg/năm và tại Sóc
Trăng 1013 kg/năm.
Một số loài thực vật thủy sinh thường xuất hiện trong các ao
nuôi tôm như rong bún (
Enteromorpha
spp.),
rong đá (Najas), rong mền
(Cladophoraceae), rong nhớt (Spirogyra) và cỏ năng (Scrippus).
Hầu hết các loại rong phát triển nhiều ở độ mặn thấp 6-16 ppt và chỉ xuất hiện
theo mùa vụ, phân bố chủ yếu trong ao, kênh cạn, nước tĩnh và trong. Khi rong và
thực vật thủy sinh phát triển ở mức độ thích hợp (20-32% diện tích ao) thì có lợi cho
ao nuôi
. Khi phát triển mạnh thì gây nhiều tác hại cho tôm, cá, cua. Đặc biệt, khi
chết có thể làm thối nguồn nước nuôi.
Theo ý kiến người dân thì các loài rong và thực vật thủy sinh thường xuất hiện
nhiều trong ao nuôi tôm QCCT vào mùa mưa, trong khi đó chúng xuất hiện trong
ao nuôi tôm lúa chủ yếu vào mùa nắng.
Kết quả khảo sát thực nghiệm cho thấy có thể kết hợp một số loài thực vật thủy
sinh như rong bún, rong đá, cỏ năng để làm
thức ăn, cải thiện chất lượng nước…

trong các mô hình nuôi tôm góp phần làm tăng năng suất và thu nhập cho người dân.



MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
CHƯƠNG I 1
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Nội dung đề tài 2
1.4. Thời gian thực hiện 2
1.5. Địa điểm thực hiện 2
CHƯƠNG II 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
A. Đặc điểm sinh học 3
2.1. Vị trí phân loại 3
2.1.1 Rong Nhớt 3
2.1.2. Rong Mền 4
2.1.3. Rong bún 4
2.1.4. Rong Đá 5
2.1.5. Cỏ năng 6
2.2. Vai trò của rong biển 6
2.2.1 Làm thực phẩm 6
2.2.2. Chống lại sự ấm lên của trái đất 7
2.2.3. Xử lí môi trường nước 7

2.2.4. Nhiên liêu sinh học 7
2.2.5. Chỉ thị môi trường 7
B. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng thủy sản vùng khảo sát 8



2.3. Tỉnh Cà Mau 8
2.4. Tỉnh Bạc Liêu 9
2.5. Tỉnh Sóc Trăng 11
CHƯƠNG III 13
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Phương pháp thu số liệu 13
3.2 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 13
CHƯƠNG IV 14
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Hiện trạng kỹ thuật và vai trò của rong biển trong mô hình nuôi tôm
quảng canh cải tiến (QCCT) 14
4.1.1. Thông tin chung về ao nuôi 14
4.1.1.1 Cải tạo 15
4.1.1.2. Con giống 16
4.1.1.3 Thả giống 16
4.1.1.4 Thay nước 16
4.1.1.5 Sản lượng và năng suất 17
4.1.2 Phân tích hiệu quả kinh tế 17
4.1.2.1 Giá bán 17
4.1.2.2 Chi Phí 18
4.1.2.3 Thu nhập 18
4.1.3 Đánh giá tác động của Rong biển trong ao nuôi QCCT 19
4.1.3.1 Điều kiện sinh trưởng của Rong biển 19
4.1.3.2 Vai trò của các loài rong biển 22

4.1.3.3 Tác hại của Rong biển 23
4.1.3.4 Cách quản lý của Rong biển 25
4.1.4. Ý kiến người dân 26
4.2. Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và vai trò của rong biển trong mô hình nuôi tôm lúa
luân canh 27
4.2.1 Thông tin chung về ao nuôi 27
4.2.1.1 Cải tạo 28



4.2.1.2 Con giống 28
4.2.1.3 Thả giống 28
4.2.1.4 Thay nước 29
4.2.1.5 Sản lượng và năng suất 29
4.2.2 Hiệu quả kinh tế 29
4.2.2.1 Giá bán 29
4.2.2.2 Chi Phí 29
4.2.2.3 Thu nhập 30
4.2.3 Đánh giá tác động của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa 31
4.2.3.1 Điều kiện sinh trưởng của Rong biển 41
4.2.3.2 Vai trò của Rong biển 34
4.2.3.3 Tác hại của Rong Biển 35
4.2.3.4 Cách quản lý 36
4.2.4. Ý kiến người dân 37
CHƯƠNG V 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
5.1 Kết Luận: 38
5.2 Đề Xuất 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39





DANH SÁCH BẢNG


Bảng 4.1 Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến
(QCCT) 14
Bảng 4.2: Độ mặn và độ sâu thích hợp cho rong biển phát triển trong ao nuôi
QCCT theo kiến nông dân 20
Bảng 4.3: Sự hiện diện, cơ cấu và sinh lượng của rong biển theo ước lượng của
nông dân (QCCT) 21
Bảng 4.4: Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong mô hình nuôi tôm lúa 27
Bảng 4.5: Độ mặn và độ sâu thích hợp cho rong biển phát triển theo kiến nông
dân (tôm lúa) 32
Bảng 4.6: Sự kiện diện, cơ cấu và sinh lượng của rong biển theo ước lượng của
nông dân (tôm lúa) 33




vii
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Rong Nhớt 3
Hình 2.2: Rong mền 4
Hình 2.3: Rong bún 4
Hình 2.4: Rong đá 5
Hình 2.5: Cơ năng 6
Hình 2.6 : Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Cà Mau 8

Hình 2.7 : Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 9
Hình 2.8: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng 11
Hình 4.1: Cơ cấu chi phí trong mô hình nuôi QCCT ở Cà Mau và Bạc Liêu 18
Hình 4.2: Mùa vụ xuất hiện của Rong biển trong ao nuôi QCCT 19
Hình 4.3 Vai trò của các loài thực vật thủy sinh trong ao QCCT 22
Hình 4.4: Tác hại của các loài thực vật thủy sinh trong ao QCCT 23
Hình 4.5 Cách quản lý sự phát triển của các loài Rong biển trong ao QCCT 25
Hình 4.6: Cơ cấu chi phí trong mô hình nuôi QCCT 29
Hình 4.7: Mùa vụ xuất hiện của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa 31
Hình 4.8: Vai trò của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa 34
Hình 4.9: Tác hại của Rong biển trong mô hình nuôi tôm lúa 35
Hình 4.10: Cách quản lý sự phát triển của Rong biển trong ao nuôi tôm lúa 36

1
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan
trọng của nước ta với diện tích bề mặt vùng ven biển vào khoảng 600.000 ha, trong
đó diện tích nuôi tôm đã chiếm 552.551ha, phần lớn dùng để nuôi tôm thâm canh,
bán thâm canh và quảng canh. Hiện nay, mô hình nuôi tôm kết hợp đang được chú
trọng phát triển ở khu vực ĐBSCL. Nhiều nghiên cứu nuôi tôm kết hợp với các loài
thủy sản có giá trị kinh tế khác nhằm tận dụng diện tích mặt nước và rong biển cũng
là một trong những đối tượng đang được hướng tới.
Rong biển có 3 nhóm lớn là rong đỏ (Rhodophyta), rong nâu (Phaeophyta)
và rong lục (Chlorophyta). Chúng là một hợp phần quan trọng của nguồn lợi sinh
vật biển, chúng là bãi đẻ và nơi cư trú cho các loài động vật biển, có khả năng hấp
thụ khả năng hấp thu mạnh các chất dinh dưỡng trong môi trường, chế biến và sử
dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y dược, mỹ phẩm, nông nghiệp và có
thể cân bằng sinh thái bền vững. Trong các ao nuôi tôm rong biển thường có vai trò

rất quan trọng như là nguồn thức ăn tự nhiên, tạo dựng nền đáy và làm nơi cư trú
cho các đối tượng nuôi…( Đinh Thị Phương Anh và Hoàng Thị Ngọc Hiếu, 2010).
Hiện nay, nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL phát triển rất mạnh, diện tích
nuôi ngày càng được mở rộng, đặc biệt là diện tích nuôi thâm canh. Do đó, vấn đề
xử lí nguồn nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cao từ ao nuôi tôm để tránh ô
nhiễm nguồn nước nuôi, cũng như tránh tình trạng lây lan dịch bệnh từ việc xả nước
thải ra kênh, sông đang là vấn đề cấp bách. Rong biển là đối tượng cũng được
nghiên cứu về tác động môi trường, khả năng xử lý ô nhiễm, giá trị kinh tế và sinh
trưởng của rong biển trong các điều kiện khác nhau. Cho đến nay, rong biển được
nghiên cứu chủ yếu là rong sụn, rong câu và một số loài rong khác nhằm tìm ra
được loài nuôi mới kết hợp với nuôi tôm để sử dụng những chất dinh dưỡng dư thừa
trong ao tôm chuyển thành sinh khối như vai trò lọc sinh học, giúp cải thiện chất
lượng của nước… Tuy nhiên, ở nước ta, các loài rong biển và thực vật thủy sinh
phát triển trong ao nuôi tôm chưa được nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu về chúng
hiện rất ít.
Để tìm hiểu thêm về đối tượng này và khả năng phát triển của mô hình nuôi
kết hợp với tôm trong ao nuôi, đề tài: “Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các
loài rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL” được thực hiện nhằm
xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp đạt hiệu quả kinh tế và tìm hiểu
những tác động của rong biển và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm.
2
1.2. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu sự phân bố của một số loài rong biển và thực vật thủy sinh trong
các mô hình nuôi tôm, làm cơ sở cho việc nuôi sinh khối và phát triển mô hình nuôi
tôm biển kết hợp ở các tỉnh ĐBSCL.
1.3. Nội dung đề tài
Thu thập các thông tin của nông dân địa phương về sự phân bố, mùa vụ xuất
hiện, vai trò của rong biển và thực vật thủy sinh trong các mô hình nuôi tôm sú ở
các tỉnh vùng ven biển khu vực ĐBSCL, thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân.
1.4. Thời gian thực hiện

Từ tháng 10/2011 – 11/2011
1.5. Địa điểm thực hiện
Điều tra tại 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng theo từng mô hình nuôi:
+ Mô hình nuôi quảng canh: Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời (Cà Mau)
và Đông Hải (Bạc Liêu).
+ Mô hình 1 vụ lúa – 1 vụ tôm: Phước Long (Bạc Liêu) và Mỹ Xuyên (Sóc
Trăng).














3
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Đặc điểm sinh học của thực vật thủy sinh
2.1. Vị trí phân loại
2.1 Rong Nhớt
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Zygnematophyceae
Bộ: Zygnematles

Họ: Zygnemataceae
Giống: Spirogyra (Link in C.G. Nees)

Hình 2.1: Rong Nhớt
(Nguồn: www.google.com.vn/imgres?q=Spirogyra&hl=vi&sa)
Rong Nhớt (Spirogyra) phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt và lợ,
trong các nguồn nước bị ô nhiễm rong Nhớt vẫn có thể sống được và có dạng sợi
dài 1 – 10cm, được kết nối với nhau bằng những tế bào hình trụ có màu xanh. Màng
tế bào có 2 lớp: lớp pectin và lớp cellulose, pectin là lớp ngoài cùng có thể hòa tan
trong nước nên sẽ sinh ra chất nhầy.Tế bào chất tạo thành một lớp màng mỏng giữa
các thành tế bào và không bào bao quanh. Các lục lạp là băng hình, răng cưa hoặc
vỏ sò, và sắp xếp thành vòng xoắn, kết quả là màu xanh lá cây đặc trong xoắn ốc và
nổi bật trên từng sợi. Rong Nhớt có thể sinh sản hữu tính hoặc vô tính
(www.answers.com/topic/spirogyra). Rong nhớt dạng sợi, một hàng tế bào, tập
trung thành những búi rối, thường chia nhánh theo kiểu chạc hai hoặc chia cách.
Bám vào vật bám nhờ rễ giả, cài quấn vào nhau, chia nhánh hoặc không, mọc ra từ
gốc. Sinh trưởng bằng cách chia cắt tế bào từ khắp mội chỗ trên thân, không có
vùng sinh trưởng chuyên hóa (Nguyễn Hữu Dinh & ctv, 1993).
4
2.1.2. Rong Mền
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Ulvophyceae
Bộ: Cladophorales
Họ: Cladophoraceae
Giống: Cladophora (Kützing, 1843)

Hình 2.2: Rong mền
(Nguồn: www.google.com.vn/search?q=cladophora+sp&hl)
Rong Mền (Cladophora) dạng sợi, chi nhánh nhiều theo kiểu mọc bên, đối
nhau, chạc hai, chạc ba, mọc về một bên, hình lược hay mọc vòng thành chùm.

Rong sinh trưởng ở đỉnh. Bám bằng tế bào gốc lóe ra hay gễ giả. Rong sống một
hay nhiều năm, bám, trôi dạt thành bè, mảng hay phủ trên bùn. Màu lục, kích thước
tùy loài từ 4-20 cm ( Nguyễn Hữu Dinh và ctv., 1993). Rong thường phân bố ở ao,
hồ, thủy vực nước ngọt, lợ, mặn. Sinh trưởng trong điều kiện pH > 7 và có ánh sáng
tốt. Rong Mền thường mọc ở những thủy vực có độ sâu thấp (< 1m) (Nguyễn Văn
Tròn, 2011).
2.1.3. Rong Bún
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceace
Bộ: Ulotrichales
Họ: Ulvaceae
Giống: Enteromorpha sp.



Hình 2.3: Rong bún
(Nguồn: www.google.com.vn/search?q=Enteromorpha&hl=vi&sa)
Trên thế giới có 135 loài được Enteromorpha mô tả (Index Nominum
Algarum, 2002). Enteromorpha sống trong khoảng độ mặn từ 0 - 32‰, tăng trưởng
kém ở độ mặn ≤ 3‰ và chết khi độ mặn nhỏ hơn 1‰. Sự phát triển của
Enteromorpha có liên quan đến yếu tố về ánh sáng, độ mặn, nhiệt độ và chất dinh
dưỡng bên trong đạm và photpho (Kirby, 2001).
5
Enteromorpha phân bố trong môi trường nước lợ, mặn trên khắp thế giới.
Phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 - 33
o
C, độ mặn: 10 - 35 ‰
,
pH: 7.5 - 8.5. Sinh trưởng
rất nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng, làm thức ăn tốt cho tôm cá, phân bón

và nhiên liệu sinh học.

Chúng thường được tìm thấy tại các cửa sông, ven biển và
tạo ra một màu xanh rất đặc trưng ở khu vực có chúng xuất hiện (Hayden et al,
2003).
2.1.4. Rong Đá
Bộ: Alismatales
Họ: Hydrocharitaceae
Giống: Najas

Hình 2.4: Rong đá
(Nguồn: www.google.com.vn/imgres?q=Najas&hl=vi&sa)
Thân rong trụ tròn hay trụ dẹp, chi nhánh nhiều hay ít tùy từng loài, ở phần
thân thường có thân bó, từ đó mọc lên các thân cứng. Rong mọc thành bụi rậm hay
từng đám, màu dỏ lục hoặc đỏ nâu (Nguyễn Hữu Dinh & ctv., 1993). Rong Đá
(Najas sp) thuộc nhóm rong biển có kích thước lớn, chiều dài có thể lên đến 120cm
phổ biến ở môi trường nước ngọt, lợ. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của rong
đá là từ 21 – 29
o
C, pH từ 6 – 7.2. Rong đá thường mọc ở những thủy vực nước tĩnh
hoặc dòng chảy yếu. Đây là loài phân bố rộng, được tìm thấy nhiều ở nước ta
(www.plantedtank.net/forums/191-Najas_sp_Roraima_Najas.html).





6
2.1.5. Cỏ Năng
Ngành: Tracheobionta

Lớp: Liliopsida
Bộ: Cyperales
Họ: Cyperaceae
Giống: Scirpus


Hình 2.2: Năng tượng
(Nguồn: www.google.com.vn/imgres?q=Scirpus&hl=vi&sa)
Đây là cây họ Lác (Cyperaceae) mọc tự nhiên trong các đầm lầy vùng ven
biển. Thân hình trụ tròn, màu xanh lục, cao đến một mét hay hơn, khi khô có màu
vàng rơm. Cây mọc tự nhiên bằng hạt trôi theo nước hoặc từ gốc mùa trước. Chu
kỳ phát triển của loài cỏ này là mọc vào đầu mùa mưa, ra hoa khoảng tháng 11 - 12
và rụi dần vào khoảng tháng 3 - 4. Có khả năng chịu được độ mặn lên đến 20‰ và
ngập sâu đến 0.5m. Trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, cỏ Năn tượng giúp ổn định
nhiệt độ nước và làm giảm các chất ô nhiễm do thức ăn tôm dư thừa gây ra, do đó
làm tăng nồng độ khí oxy trong ao nuôi tôm. Năn tượng là nhóm cây có thể dùng để
cải thiện độ mặn trong đất vì có thể hấp thu được muối và tích lũy trong thân (Lê
Minh Đảm, 2010).
2.2. Vai trò của rong biển
2.2.1 Làm thực phẩm
Rong biển là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và đang được sử dụng rất
phổ biến trên nhiều nước trên thế giới. Rong biển là nguồn cung cấp các chất iốt,
vitamin K, vitamin B2 (thường có trong thịt, cá, sữa, rau xanh), axit pantotenic,
magiê, sắt, canxi. Ngoài ra nó còn chứa lượng lớn lignans, hợp chất thực vật ngăn
ngừa tế bào ung thư. (
Ở Nhật Bản, việc tiêu thụ sản phẩm từ rong biển đã trải qua thời kì lịch sử
lâu dài và đây cũng là quốc gia rất nổi tiếng sản xuất và xuất khẩu rong biển.
(
Rong biển là một thực phẩm dưỡng sinh tốt, thường được dùng phối hợp
trong thực đơn của người bệnh béo phì, người đái tháo đường do thành phần alga

alkane mannitol cho một lượng calo rất thấp, làm thực phẩm cho người bị tăng
7
huyết áp nhờ khả năng chống vón tiểu cầu, cung cấp iôt, cung cấp canxi.
(www.dacsandatphanrang.com)
2.2.2. Chống lại sự ấm lên của trái đất
Theo một số chuyên gia, tốc độ quang tổng hợp của rong rêu biển là yếu tố
chính đem lại hiệu quả cho việc hấp thu carbon. Có những loại rong biển có thể
mọc trải dài ba tới sáu mét chỉ trong 3 tháng và cũng có những loại rong biển khác
có thể hấp thu carbon dioxide nhiều gấp 5 lần các cây cối mọc trên đất liền.
2.2.3. Xử lí môi trường nước
Rong biển có thể làm giảm ô nhiễm môi trường nước do có khả năng làm
giảm hàm lượng nitơ và photpho trong nước thải. Rong biển có khả năng hấp thụ
photpho nhiều hơn nhu cầu cho sự phát triển của chúng.
Enteromorpha loài được sử dụng rộng rãi như máy lọc sinh học ở các vùng
nước ven biển ô nhiễm, E. linza và E. intestinalis hấp thu nitrat từ môi trường cao
hơn các loài rong biển khác (Harlin, 1978). E. linza và E. intestinalis có khả năng
hấp thụ niken, coban và crom trong nước (Martin and Marques, 2002). Burkholder
et al. (2007) Ulva là loài chiếm ưu thế trong thảm cỏ biển và có thể hấp thu chất
dinh dưỡng dư thừa trong các tầng nước, do đó ngăn ngừa sự phát triển quá mức
của thực vật phù du.
Một số loại rong biển có khả năng hấp thu kim loại nặng, do đó sử dụng
chúng để loại bỏ kim loại nặng trong nước thải để làm sạch nước. Theo Fujita
(1985), điều tra vai trò của các loài tảo lớn có khả năng hấp thu và tích lũy đạm
trong cơ thể. Thấy rằng, chúng sẽ tích lũy đạm rất cao ở môi trường giàu đạm. Điều
này rất quan trọng trong việc cải tạo chất lượng nước.
2.2.4. Nhiên liêu sinh học
Theo Aresta et al. (2003), cho rằng tảo là nguồn năng lượng phong phú, giá
trị năng lượng của tảo phụ thuộc vào số lượng các hợp chất chiết xuất, có thể sử
dụng làm nhiên liệu sinh học. Maceiras et al (2008) (Trích dẫn Nguyễn Văn Tròn,
2011), chiết suất diesel sinh học tiên tiến từ một số loài tảo ở biển như: Fucus

spiralis, Saccorhiza polyschides, Sargassum muticum, Codium tomentosum, Rigida
ulva, Enteromorpha intestinalis, Ascophyllum nodosum, Pelvetia canaliculata ở bãi
biển Galician (phía đông bắc Tây Ban Nha).
2.2.5. Chỉ thị môi trường
Bởi vì nhiều loài Enteromorpha phát triển mạnh trong điều kiện dinh dưỡng
cao, thành phần loài của chúng rất đa dạng và là sinh vật chỉ thị cho hiện tượng phú
8
dưỡng. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ của nước biển nitơ vô cơ
và các mô lân và nitơ và phốt pho, tương ứng. Điều này có liên quan đến nồng độ
nước biển và nồng độ các mô trong Enteromorpha tức là thành phần chất dinh
dưỡng trong mô phản ánh mức độ của hiện tượng phú dưỡng trong nước, nơi các
loài tảo phát triển. Lợi thế của việc sử dụng Enteromorpha như một sinh vật chỉ thị
cho mức độ các thành phần chất dinh dưỡng các kết quả của quá trình xâm nhập và
tích lũy lâu ngày từ các yếu tố bên ngoài vào trong nước. Một mẫu nước chỉ hiển thị
các nồng độ tương đối đặc biệt trong thời gian lấy mẫu. Phân bố của rong
Enteromorpha trên toàn cầu, hình thái đơn giản và dễ dàng đánh giá tăng trưởng,
chịu đựng được các điều kiện bất lợi và thích ứng nhanh với các chất ô nhiễm tất
cả làm cho Enteromorpha sinh vật chỉ thị môi trường tốt (Nguyễn Văn Tròn,
2011).
B. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng thủy sản vùng khảo sát
2.3. Tỉnh Cà Mau

Hình 2.6: Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Cà Mau
()
Địa
điểm
khảo
sát
9
Cà Mau là tỉnh nằm ở tận cùng phía Nam, Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang và

Bạc Liêu, phía Ðông và phía Nam giáp biển Ðông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.211km
2
, chiếm 1,58% diện tích cả nước và chiếm
13,6% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long
Ðịa hình: Cà Mau là tỉnh vùng thấp, thường xuyên bị ngập nước, có tới 90%
diện tích đất ngập mặn có chứa phèn.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định và mang tính đặc trưng
phân mùa rõ rệt. Mùa mưa có từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khoảng 2.400 mm. Nhiệt độ trung bình
trong năm là 26
0
C, số giờ nắng trung bình năm đạt 2.500 giờ.
Lợi thế hàng đầu của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản, với chiều dài bờ biển khoảng
252 km, có nhiều cửa sông ăn thông ra biển như: Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông
Trang, Do vậy rất thận lợi cho việc hình thành các trung tâm nghề cá và các khu
trung tâm kinh tế biển.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay khoảng 202.000 ha. Các mô hình
nuôi phổ biến hiện nay là nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi tôm kết
hợp với trồng rừng, trồng lúa. Nuôi tôm công nghiệp một số diện tích nuôi tôm
công nghiệp ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Ðầm Dơi đạt năng suất từ 4 - 5 tấn/ha/vụ.
Hàng năm Cà Mau sản xuất từ 23 tỷ con giống, đã giải quyết một phần về nhu cầu
con giống cho nghề nuôi trồng thuỷ sản. (www.camau.gov.vn)
2.4. Tỉnh Bạc Liêu

Hình 2.7 : Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu (www.baclieu.gov.vn)
Địa điểm
khảo sát
10
Bạc Liêu là tỉnh thuộc Khu vực Đồng bằng Sông cửu Long nằm phía Đông

Bắc của bán đảo Cà Mau. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang,

Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông
và Đông Nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên tự nhiên toàn tỉnh là 2.542 km
2.

Địa hình: Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi. Địa hình
cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào
chằng chịt.
Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia
thành hai mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 - 11 năm trước đến tháng
4 - 5, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10 - 11. Nhiệt độ trung bình năm
28.5
o
C.
Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò
huyết, Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó,
sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển
nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu
ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất,
đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.
Theo báo cáo của chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu thì trong năm
2009, tổng sản lượng NTTS đạt 700 tấn đạt 107,05% với các mô hình thâm
canh, bán thâm canh và quảng canh. Trong đó mô hình nuôi tôm quảng canh cũng
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất với các hình thức nuôi tôm kết hợp:
Mô hình tôm Quảng canh cải tiến – kết hợp: Diện tích nuôi toàn tỉnh là:
80.753 ha tập trung ở các huyện: Giá Rai (16.828 ha), Đông Hải (36.878ha),
Hòa Bình (11.560 ha), Phước Long (9.587 ha).
Mô hình Tôm sú– Lúa: Năm 2009 diện tích được người dân thực hiện sản
xuất trong mô hình này ở Phước Long (8.063 ha), Giá Rai (2.990 ha), Vĩnh Lợi

(731 ha), Đông Hải (232 ha).
Mô hình Tôm càng xanh – Lúa: Trong năm 2009 diện tích thả nuôi
tập trung nhiều nhất ở các huyện: Phước Long (5.190 ha), huyện Giá Rai (245 ha).
Mô hình Tôm – rừng: Năm 2009, diện tích được nông dân canh tác theo mô
hình này là 2.354 ha, tập trung ở các huyện: Đông Hải (1.573 ha), Hòa Bình (781
ha).
Năm 2009 Bạc Liêu có 127.000 ha nuôi tôm quảng canh, trong đó mô hình
nuôi tôm sú kết hợp với cua, cá đem lại hiệu quả kinh tế cao và chiếm diện tích
11
nhiều nhất, trong đó Giá Rai gần 16.900 ha, Đông Hải 36.900 ha, Hòa Bình 11.560
ha, Phước Long 9.800 ha. Năng suất tôm bình quân của mô hình là 370 kg/ha/năm,
năng suất cua 140 kg/ha/năm. So với năm 2006 thì sản lượng bình quân các
đối tượng nuôi trong mô hình này đều tăng tôm tăng 20kg, cua tăng
30kg, cá tăng 100kg/ha/năm. (www.baclieu.gov.vn/pages/dktn.aspx)
2.5. Tỉnh Sóc Trăng

Hình 2.8: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng (www.soctrang.gov.vn)
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt
Nam, nằm ở bờ phải sông Hậu. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223 km
2
.
Địa hình: địa hình của Sóc Trăng khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của
tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một
dải cù lao với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng
chảo với độ cao trung bình từ 0.5 - 1m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của
địa hình từ 3 phía là sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm.
Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú và Thạnh
Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có gần 51.000 ha tôm nuôi, trong đó có 41.136 ha
diện tích nuôi tôm sú, mỗi năm thu khoảng 23.500 tấn tôm nguyên liệu, đạt hơn 300

triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Những vùng thuận lợi, nông dân còn nuôi tăng vụ,
lấp vụ, đưa tổng diện tích nuôi thả tôm lên 67.246 ha. Nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng
có nhiều phương thức: Nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất 450 kg/ha, nuôi bán
thâm canh năng suất 3 tấn/ha và nuôi thâm canh (quy trình công nghiệp) năng suất
bình quân 6 tấn/ha, có hộ từng đạt 10 tấn/ha. Năm 2003, dịch bệnh xảy ra làm thiệt
Địa điểm
khảo sát
12
hại 16.346 ha, mất 1.207 triệu con giống, 14.800 hộ mất trắng. Nguyên nhân gây ra
là: Môi trường nước không đúng tiêu chuẩn, môi trường xấu làm phát sinh các loại
dịch bệnh. (www.soctrang.gov.vn/pages/dktn.aspx)




























13
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu số liệu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011-11/2011.
Địa điểm thực hiện:
- Cà Mau: 15 hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Đầm Dơi, Cái Nước
và Trần Văn Thời.
- Bạc Liêu: 15 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở Phước Long, 15 hộ nuôi
quảng canh cải tiến ở Đông Hải.
- Sóc Trăng: 15 hộ nuôi tôm lúa luân canh ở Mỹ xuyên.
Nguồn thông tin: Thu từ 60 nông hộ ở các tỉnh ven biển ĐBSCL (Cà Mau,
Bạc Liêu và Sóc Trăng) bằng cách sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Nội dung thu thập: Thu thập thông tin từ nông hộ về: hiện trạng kỹ thuật,
kinh tế trong các mô hình nuôi tôm và mùa vụ xuất hiện, chu kì xuất hiện, điều kiện
môi trường thích hợp cho rong và thực vật phát triển, sinh khối của rong và thực vật
trong ao, tác động của rong biển và khả năng trồng rong biển trong ao nuôi tôm.
3.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm excel để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho các chỉ
tiêu. Ngoài ra các thông tin thu thập khác từ nông hộ cũng được đưa vào excel để
xử lý.















14
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và vai trò của rong biển trong mô hình nuôi
tôm quảng canh cải tiến (QCCT)
4.1.1. Thông tin chung về ao nuôi
Qua đợt khảo sát, các thông tin về hiện trạng và kinh tế trong mô hình nuôi tôm
quảng canh được trình bày ở Bảng 4.1
Bảng 4.1 Hiện trạng kỹ thuật, kinh tế trong ao nuôi quảng canh cải tiến (QCCT)
Tỉnh Cà Mau Bạc Liêu
Thông tin ao nuôi

Diện tích ao nuôi (ha) 1,49±1,06 1,74±0,95
Diện tích mương (%) 34,33±10,83 24,79±9,48
Diện tích trảng (%) 65,67±10,83 75,21±10,11
Diện tích rong (%) 48,46±17,25 61,64±20,89
Độ sâu trảng (m) 0,39±0,11 0,48±0,16

Độ sâu mương (m) 0,95±0,30 1,05±0,23
Cải tạo (lần/năm) 1,57±1,08 2,16±1,58
Thả tôm giống (lần/năm) 8,93±2,66 7,36±4,05
Mật độ thả tôm (con/m
2
)
1,95±0,97 1,98±1,27
Mật độ thả cua (con/m
2
) 0,60±1,42 0,15±0,15
Thay nước (lần/tháng) 1,70±0,82 1,90±1,03
Số ngày thay nước (ngày/lần) 9,25±5,93 8,50±2,07
Tỉ lệ thay nước (%/ngày) 32,31±17,87 42,92±21,37
Độ mặn mùa khô (ppt) 26,27±9,42 30,14±7,40
Độ mặn mùa mưa (ppt) 5,42±2,68 5,29±3,87
Sản lượng (kg/hộ/năm)

Tôm sú 269±140 261±179
Tôm khác 94±36 315±372
Cá 197±142 240±302
Cua 60±36 189±132
Năng suất(kg/ha/năm)

Tôm sú 277±286 156±111
Tôm khác 27±62 90±118
Cá 109±151 98±119
Cua 34±44 113±57
Giá (1000 VND/kg)

Tôm sú 178±39 170±22

Tôm khác 48±8 44±5
Cá 18±12 13±6
Cua 164±80 144±8
Hiệu quả kinh tế (x1000 VND)

Tổng chi phí (VND/ha/năm) 16005±10119 11737±7409
Thu nhập (VND/ha/năm) 52767±40340 43082±27756
Lợi nhuận (VND/ha/năm) 36762±35140 31346±28876
15
Trong mô hình nuôi tôm QCCT tại Cà Mau từ kết quả khảo sát thực tế cho
thấy diện tích ao trung bình 1,49 ha, trong đó diện tích mương 34,33% và trảng là
65,67, Mực nước trung bình trên trảng là 0,39m và mương là 0,95 m. Tại Bạc Liêu,
diện tích ao trung bình là1,74 ha, độ sâu mương và trảng lần lượt là 1,05 và 0,48m.
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) thì diện tích
mương
trung bình 25 - 30% và mức nước trên trảng là 0,4 - 1 mét trong
vuông nuôi là
tương đối thích hợp là tương đối thích hợp trong mô hình này.
Hệ thống cấp thoát nước hầu hết nông dân sử dụng cống để thay nước hoặc
là sử dụng máy bơm để cấp nước và thay nước do kênh có mực nước thấp và không
gần nguồn nước.
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) diện tích của ruộng
nuôi thường từ 1 - 2 ha. Diện tích ruộng nuôi không nên lớn hơn 2 ha để thuận tiện
cho việc quản lý và chăm sóc ao nuôi, nếu diện tích lớn hơn 2 ha thì nên phân thành
nhiều ao nuôi độc lập nhau. Qua khảo sát, diện tích canh tác của các hộ nông dân ở
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là khá lớn.
Do diện tích ao nuôi lớn và diện tích phần trảng tương đối rộng nên đây là
điều kiện cho rong phát triển. Trung bình diện tích rong chiếm khoảng 48,46 % diện
tích ao nuôi. Ngoài đối tượng được thả nuôi là tôm sú thì hầu hết các nông hộ đều
thả nuôi kết hợp với cua và cá để tăng thu nhập.

4.1.1.1. Cải tạo
Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản góp
phần quyết định đến thành công của vụ sản xuất. Các yếu tố gây hại đến các đối
tượng nuôi đều tồn tại phần lớn ở đáy ao.
Sên vét bùn: sau mỗi vụ nuôi các ao thường bị bồi lắp bởi một lượng lớn phù
sa từ sông, gạch và sạt lở đất từ bờ. Do đó, sên vét đáy ao là cách làm bắt buộc sau
mỗi vụ nuôi. Phương thức thực hiện là thủ công hoặc cơ giới và thường 1 - 2
lần/năm.
Dùng thuốc - hóa chất: Nhìn chung trong các mô hình nuôi tôm được khảo
sát việc dùng thuốc và hóa chất rất hạn chế




16
4.1.1.2. Con giống
Người dân thường sử dụng nguồn tôm giống địa phương hoặc các tỉnh lận
cận là chính, một số hộ sử dụng nguồn giống tại các tỉnh miền trung nhưng cũng đã
qua trung gian tại các trại giống địa. Hầu hết các nguồn giống này không được
người dân đem xét nghiệm trước khi thả do số lượng thả mỗi lần không lớn và được
thả nhiều lần trong năm nên việc xét nghiệm thường không được chú trọng.
Trong mô hình nuôi tôm Quảng canh cải tiến cua giống được mua từ trại
giống hoặc từ tự nhiên. Kích cỡ cua giống thường tương đối nhỏ (cua me hoặc cua
tiêu) do đó lượng cua giống được thả tương đối nhiều. Cua là đối tượng đang được
nuôi kết hợp trong ao nuôi tôm hiện nay.
4.1.1.3.Thả giống
Trong nuôi QCCT số đợt thả tôm sú giống trong một năm khoảng 8-9 lần.
Hầu hết giống được thả đều vào mỗi tháng, chỉ vào những tháng cải tạo thì giống
mới không được thả. Tuy nhiên, do được thả nhiều lần trong năm nên số lượng mỗi
lần thả tương đối thấp và nguồn giống cũng không được kiểm tra chất lượng.

Mật độ thả trung bình rất thấp khoảng 2 con/m
2
. Vì vậy, để có năng suất cao
trong mô hình này thì đòi hỏi diện tích nuôi phải lớn. Theo Nguyễn Thanh Phương
và Trần Ngọc Hải (2004) mật độ thả tôm trong mô hình này khoảng 0,5-2 con/m
2
.
Cua giống được thả nhiều lần trong năm, do được thả theo mùa và đây chỉ là
đối tượng nuôi kết hợp nên mật độ thả tương đối thấp (ở Cà Mau là 0,6 con/m
2
/năm
và Bạc Liêu là 0,15 con/m
2
/năm). Nhiều hộ nuôi tôm QCCT không thả kết hợp cua
trong ao nuôi, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú.
4.1.1.4. Thay nước
Thay nước là biện pháp duy nhất để đảm bảo chất lượng nước trong các mô
hình nuôi tôm. Nguồn nước thay lấy trục tiếp từ kênh gạch, không qua xử lí và phụ
thuộc vào nước triều (1,7 lần/tháng). Thay nước theo con nước cường, mỗi lần thay
32,33% nước trong ao đối với ao nuôi tại Cà Mau và 42,92% tại ao nuôi ở Bạc
Liêu. Thay nước chủ yếu bằng hai hình thức xả theo con nước hoặc bơm cấp nước.
Độ mặn giữa mùa mưa và mùa nắng có sự chênh lệch lớn, dao động trong
khoảng 5-30‰. Theo khảo sát của Nguyễn Văn Tròn (2011) thì độ mặn trong ao
nuôi QCCT tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thì độ mặn vào mùa mưa chỉ còn lại 3 -
4‰ nhưng vào mùa nắng lên đến 30‰.

×