Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đề tài thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản Hàu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.54 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN









TRƯƠNG QUỐC VINH








THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ
KÍCH THÍCH SINH SẢN HÀU Crassostrea iredalei








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








TRƯƠNG QUỐC VINH







THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ
KÍCH THÍCH SINH SẢN HÀU Crassostrea iredalei






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGÔ THỊ THU THẢO
ThS. HUỲNH HÀN CHÂU








2009
i
LỜI CẢM TẠ
Tuy có những khó khăn và thử thách trong suốt quá trình học tập và trong thời

gian thực hiện đề tài này tại trường nhưng đến nay luận văn tốt nghiệp của tôi
đã được hoàn thành tốt đẹp. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của:
Các thầy cô của bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Hải Sản .
Xin được biết ơn sâu sắc đến cô Ngô Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và viết luận văn.
Thật lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quí báo của anh Huỳnh Hàn Châu, anh
Trần Tuấn Phong, chị Phạm Thị Hồng Diễm và tất cả bạn bè dành cho tôi
trong quá trình học tập, trong cuộc sống và đặc biệt trong thời gian thực hiện
đề tài tốt nghiệp này.
Lời cảm ơn cuối cùng và trân trọng nhất đến cha mẹ và gia đình đã chăm sóc
và dạy dỗ cho tôi có được cuộc sống hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Người viết

Trương Quốc Vinh
ii
TÓM TẮT
Hàu (Crassostrea iredalei) là loài có nhiều giá trị kinh tế lớn được sử dụng
làm thực phẩm, thịt hàu ngon và giá trị dinh dưỡng cao thịt hàu chứa 45-51 %
protein, 10,2% lipid, 22,3% gluxide. Với mục đích tái tạo nguồn lợi và tạo ra
sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đề tài: “Thử
nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản loài hàu rừng đước
(Crassostrea sp)” được thực hiện tại Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản, Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy có thể nuôi
vỗ thành thục hàu trong điều kiện nuôi trong bể theo chế độ 6 giờ nước chảy :
18 giờ nước tĩnh hoặc 12 giờ nước chảy: 12 giờ nước tĩnh, với tỷ lệ sống
97%, hệ số thành thục cao đạt từ 2,4-3,5 và tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản đạt

38,7%. Sức sinh sản của hàu trong nuôi vỗ tương đối lớn trên 1 triệu trứng/KL
thân mềm.
Phương pháp kích thích hàu sinh sản theo cách hạ nhiệt + nước chảy đạt hiệu
quả cao nhất với tỉ lệ cá thể tham gia sinh sản là 100%. Thời gian hiệu ứng
kích thích nhanh chỉ sau một chu kỳ kích thích (2 giờ).
iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách bảng v
Danh sách hình vi
Chương I: Giới thiệu 1
Chương II: Lược khảo tài liệu 3
2.1 Đặc điểm sinh học 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3
2.3 Đặc điểm hình thái 4
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.4.1 Giai đoạn ấu trùng 4
2.4.2 Giai đoạn trưởng thành 4
2.4.3 Phương thức bắt mồi 4
2.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.5.1 Sinh trưởng theo nhóm kích thước 5
2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàu 6
2.6 Đặc điểm sinh sản 6
2.6.1 Đặc điểm giới tính 6
2.6.2 Kích thước sinh sản lần đầu 6
2.6.3 Phương thức sinh sản 7
2.6.4 Mùa vụ sinh sản 7

2.6.5 Sức sinh sản 7
2.6.6 Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng 8
2.6.7 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 9
2.7 Kỹ thuật sản xuất giống 9
2.7.1 Nuôi vỗ hàu bố mẹ 9
iv
2.7.2 Kích thích sinh sản 10
2.7.3 Tỷ lệ thành thục 10
2.7.4 Ương ấu trùng 11
2.7.5 Các phương pháp và tình hình nghề nuôi hàu ở Việt Nam 11
Chương III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 13
3.1 Vật liệu nghiên cứu 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu 13
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
3.2.2 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục 13
3.2.3 Phương pháp kích thích sinh sản 14
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.2.5 Phương pháp phân tích mô học 15
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 18
Chương IV: Kết quả và thảo luận 19

4.1 Các yếu tố môi trường 19
4.1.1 Nhiệt độ và pH 19
4.1.2 Một số yếu tố thủy hóa 20
4.2 Tỷ lệ sống của hàu 22
4.3 Kích thước và khối lượng hàu thí nghiệm 23
4.4 Chỉ số thể trạng (CI) 24
4.5 Chỉ số thành thục (GI) 24
4.6 Kết quả thử nghiệm các phương pháp kích thích sinh sản 26
4.7 Kết quả sinh sản khi nuôi vỗ 28

4.8 Sức sinh sản thực tế 28
Chương V. Kết luận và đề xuất 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Đề xuất 30
Tài liệu tham khảo 31
Phụ lục 33
v
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Các bước xử lý mẫu 16
Bảng 3.2. Các bước nhuộm mẫu 17
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong các nghiệm thức 19
Bảng 4.2 pH trung bình trong các nghiệm thức 20
Bảng 4.3 Biến động một số yếu tố thủy hóa ở các nghiệm thức 21
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức 22
Bảng 4.5 Kích thước và khối lượng hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm. 23
Bảng 4.6 Chỉ số thể trạng (CI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2
đợt nuôi vỗ 24
Bảng 4.7 Chỉ số thành thục (GI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2
đợt nuôi vỗ 26
Bảng 4.8. Các phương pháp kích thích sinh sản 27
Bảng 4.9 Tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản 28
Bảng 4.10 Sức sinh sản thực tế tính trên khối lượng tổng cộng, thịt ở các
nghiệm thức 29


vi
DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Hàu Crassostrea iredalei 3
Hình 3.1 Hàu nuôi vỗ 14

Hình 3.2 Hệ thống nuôi vỗ 14
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ sáng chiều trong thí nghiệm 19
Hình 4.2 Biến động hàm lượng oxy hòa tan trong ngày 21
Hình 4.4 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức nuôi vỗ đợt 1 22
Hình 4.5 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của hàu (A. chưa phát
triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản) 25
Hình 4.6 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái của hàu (A. chưa phát
triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản) 25


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Động vật thân mềm (Mollusca) nước ta là nguồn lợi to lớn có ý nghĩa quan trọng
không những đối với tài nguyên đa dạng sinh học, mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội,
là nguồn nguyên liệu có giá trị cho xuất khẩu, là đối tượng nuôi quan trọng cần được
phát triển đúng mức và phải được khẳng định vai trò vị trí trong chương trình nuôi
biển của thế kỷ 21 (Trần Thái Bái, 2001). Trong đó loài hàu (Crassostrea. iredalei)
là loài có nhiều giá trị kinh tế lớn,sản lượng hàng năm thu bắt hàng năm hàng tăm
tấn. Hàu chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm, thit hàu ngon và già trị dinh dưỡng
cao, các kết quả phân tích cho thấy. Thịt hàu chứa 45-51 % protein, 10,2% lipid,
22,3% gluxide (Đỗ Văn Thu et al, 2005). Ngoài ra hàu là sinh vật có vai trò quan
trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và tạo ra sự phát triển bền vững cho
nghề nuôi động vật thân mềm. Do đó ngoài việc có thể mang lại cho cư dân miền
ven biển một nghề nuôi trồng mới, dễ nuôi chi phí thấp, thu nhập cao so với một số
nghề nuôi khác, nuôi hàu còn mở ra một triển vọng tốt trong việc góp phần phục hồi

môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá khốc liệt để nuôi tôm ở các tỉnh
phía Nam (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).

Vùng biển nam Trung Bộ kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận với nhiều hệ
thống sông ngòi đổ ra biển, tạo nên nhiều vùng nước cửa sông rộng lớn từ đó hình
thành các khu vực có tiềm năng phát triển nuôi trồng các đối tượng giáp xác và động
vật thân mềm, trong đó loài hàu dang được xem là đối tượng thích hợp với hệ sinh
thái nơi đây như: Đầm Lăng Cô – Huế, đầm Thị Nại, Long Sơn – Vũng Tàu (Tạp
chí thủy sản, Số10/2005). Trong tự nhiên hàu có thể tập trung thành bãi lớn như các
bãi hàu ở cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh. Ở Việt Nam năm 1961 đã bắt đầu nuôi
hàu ở Quảng Yên bước đầu đạt được kết quả. Từ lâu nhân dân ở bãi giữa sông
Gianh (Quảng Bình ) đã biết bỏ đá nuôi hàu (Ngô Trọng Lư et al, 1999).
Hiện nay chỉ riêng vùng Long Sơn – Vũng Tàu sản lượng thu hoạch lên đến 2200-
2500 tấn/năm, tương đương 22.000.000- 25.000.000 con có thể mang lại nguồn thu
khổng lồ cho người dân nơi đây (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).
Cho đến nay toàn bộ những người dân nuôi hàu ở phía nam chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn giống tự nhiên, hao hụt lớn khi khai thác, hiệu quả thấp. Mỗi năm chỉ có 2
mùa lấy giống, mùa chính từ tháng 2-3, mùa phụ từ tháng 9-10 âm lịch. Các tháng
còn lại vẫn có hàu đẻ nhưng không đáng kể làm cho người nuôi hàu không an tâm

2

trong sản xuất (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Vì vậy sản xuất giống có
thể xem là giải pháp hoàn hảo để cung cấp giống một cách chủ động nhưng đòi hỏi
phải có sự kết hợp nhịp nhàng với các yếu tố sinh thái. Tuy nhiệt độ vùng Đông
Nam Á thường không phải là yếu tố kích thích sinh sản nhưng sự tăng nhiệt độ trong
khoảng thích hợp thì tuyến sinh dục sẽ chín (Trương Quốc Phú, 1999). Do đó việc
thử nghiệm nuôi vỗ thành thục hàu và cho sinh sản nhân tạo nhằm phục vụ công tác
nuôi trồng, tái tạo nguồn lợi và tạo ra sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long là rất cần thiết .

Trên cơ sở được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ và bộ
môn kỹ thuật nuôi Hải Sản đề tài: “ Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích
sinh sản loài hàu rừng đước (Crassostrea iredalei)” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Nuôi vỗ thành thục hàu bố mẹ trong các hệ thống nuôi và kích thích bằng các biện
pháp khác nhau nhằm tìm ra phương pháp thích hợp nhất để sản xuất giống thành
công đối tượng này.
Nội dung dung đề tài
Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục, chỉ số thể trạng của hàu cái trong các
nghiệm thức khác nhau.
Hiệu quả của các biện pháp kích thích khác nhau trong việc kích thích hàu sinh sản
đồng loạt.


3

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học hàu rừng đước (Crassostrea iresalei)
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo tài liệu “Hình thái và giải phẫu động vật thân mềm”của (Trương Quốc Phú,
2006) hàu có hệ thống phân loại sau:
Ngành thân mềm Molussca
Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia
Lớp phụ: Pteriomorphia
Bộ hàu Ostreoida
Họ hàu Ostreidae
Giống hàu Crassostrea
Loài hàu Crassostrea iredalei Hình 2.1 Hàu Crassostrea iredalei
Tên tiếng Anh: Oyster

2.1.2 Phân bố
2.1.2.2 Trên thế giới
Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Các loài hàu hiện nay đang được nuôi và khai thác bao gồm 3 giống chính:
Ostrea, Crassostrea, Saccostrea (Trương Quốc Phú, 1999). Trong đó giống
Crassostrea được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á, chẳng hạn loài Crassostrea
iredalei phân bố rộng ở Philippines, Crassostrea belcheri phân bố ở Bắc bờ biển
China và giống Crassostrea này không hiện diện ở vùng nhiệt đới phía Đông
Africa (Agell, 1986).
2.1.2.3 Trong nước
Trong tự nhiên, hàu sống ở vùng triều thuộc các thủy vực nước lợ mặn, nơi có
nguồn thức ăn phong phú. Ở đầm Thị Nại hàu phân bố từ đầu đầm đến cuối đầm,
nơi có độ mặn từ 10-40‰ đều có hàu phân bố. Trong đó hàu răng cưa có nhiều ở
cửa đầm 25-40‰, hàu muỗng có nhiều ở vùng giữa đầm 20-30‰
,
những loài còn
lại có mặt ở khắp đầm (Mai kim Thi, 2005). Hầu sông Crassostrea rivularis phân bố

4

gần các cửa sông: Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bạch Đằng, Cửa Cấm. Ở các vùng
bãi triều độ sâu 7-10m, nhiệt độ thích hợp 18-30
0
C, độ mặn 10-20‰ (Ngô Trọng
Lư et al ,1999).
2.3 Đặc điểm hình thái
Hàu có vỏ lớn, nặng, cá thể lớn vỏ dài trên 200mm, cao 120mm, nhưng tỷ lệ này
không ổn định, vì hình dạng vỏ thay đổi rất lớn, thường vỏ có hình bầu dục hay hình
tam giác. Hàu phân bố ở 107-124 độ kinh đông và trong phạm vi 15-40 độ, ở độ sâu
từ tuyến hạ triều đến 7m nước, độ muối từ 10-25‰ (Đoàn Lan Phương et al, 2005).

Hàu là loài có hai vỏ phát triển không đều, một vỏ chứa toàn bộ cơ thể, một vỏ còn
lại biến thành nắp đậy (Trần Thái Bái, 2001).
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
2.4.1 Giai đoạn ấu trùng
Thức ăn của ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo Silic (Criptomonas,
Platymonas, ) hoặc trùng roi có kích thước 10µm hoặc nhỏ hơn. Ấu trùng cũng có
thể sử dụng vật chất hòa tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ (detritus). Giai
đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Các loài
tảo thường gặp là các loài tảo Silic như: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella,
Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema (Trương Quốc
Phú, 1999).
2.4.2 Giai đoạn trưởng thành
Thức ăn của hàu trưởng thành: ăn thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, một số tảo như:
Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia,
Thalassiothrix, Thalassionema hàu là loài ăn lọc mạnh. Trong mô hình nuôi tôm
thân thiện với môi trường ở các nước Đông Nam Á, người ta sử dụng chúng là một
trong những đối tượng chính trong vai trò lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường
trong ao lắng chứa nước (Mai Kim Thi, 2005).
2.4.3 Phương thức bắt mồi
Theo Trương Quốc Phú (1999), hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo
đặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các
hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết
ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và
bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn
quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó

5

tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hàu bắt mồi thụ động
nhưng với cách bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn.

Quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần theo phương thức trên: lần thứ 1 xảy ra trên
bề mặt mang: lần thứ 2 xảy ra trên mương vận chuyển: lần thứ 3 xảy ra trên xúc
biện: lần thứ 4 xảy ra tại mang nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn
lọc bởi mang nang chọn lọc được đưa trở lại dạ dày đề tiêu hóa. Hạt thức ăn không
thích hợp được đẩy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.
Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hàu là thủy triều, lượng thức ăn
và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối ). Khi triều lên cường độ bắt mồi
tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm.Trong môi trường có nhiều thức ăn thì
cường độ bắt mồi thấp và ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi các yếu tố môi
trường (nhiệt độ, nồng độ muối ) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao
và khi các yếu tố môi trường ngoài khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.
2.5 Đặc điểm sinh trưởng
2.5.1 Sinh trưởng theo nhóm kích thước
Ở hàu có sự tăng trưởng theo các nhóm kích thước. Theo kết quả nghiên cứu trên
loài hàu Crassostrea belcheri ở sông Chà Và của Ngô Anh Tuấn et al (2005) thì: Tỷ
lệ H/L tỷ lệ nghịch với chiều tăng của các nhóm kích thước, thấp nhất là 69.38% ở
các nhóm kích thước lớn nhất (141-160mm) và cao nhất đạt 79.71% ở các nhóm
kích thước nhỏ nhất (60-80mm). Chiều rộng là chỉ tiêu thể hiện độ dày của cơ thể
hàu, chiều rộng càng lớn thì phần thể tích chứa phần mềm càng lớn. Tỷ lệ R/L tăng
dần theo sự lớn lên của hàu, điều đó chứng tỏ khả năng tích lũy chất trong cơ thể
hàu tăng dần theo chiều tăng của kích thước .
Sự tăng trưởng của hàu trong ao nuôi ghép với tôm sú sau 90 ngày nuôi ở mật độ
130-150con/giỏ, từ cỡ hàu giống 17,5 g/con đã đạt kích cỡ từ 50,8-52,8 g/con. Cho
thấy sự tăng trưởng của hàu trong ao nuôi ghép tương đương với sự phát triển của
tôm và hàu tại các mô hình nuôi đơn (Tạp chí thủy sản, Số 7/2007).

6

2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàu
2.5.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàu. Ở vùng nhiệt đới
nhiệt độ ấm áp nên tốc độ tăng trưởng của hàu rất nhanh và quá trình sinh trưởng
diễn ra quanh năm. Thí dụ loài Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm
trong một năm. Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra trong mùa xuân hè,
ở mùa thu đông hàu gần như không sinh trưởng (Trương Quốc Phú, 1999).
2.5.2.2 Các yếu tố khác
Sự sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào mật độ, ở Venezuela hàu trong các đầm
nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt
6cm trong vòng không đầy 6 tháng. Tốc độ sinh trưởng của hàu cũng khác nhau tùy
theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau
và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền). Một đặc điểm nổi bật của hàu
vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên sau đó chậm dần
(Trương Quốc Phú, 1999).
2.6 Đặc điểm sinh sản
2.6.1 Đặc điểm giới tính
Ở hàu có hiện tượng biến tính (thay đổi giới tính). Trên cùng cơ thể có lúc mang tính
đực, có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỉ lệ lưỡng tính trong quần thể
thường thấp (Trương Quốc Phú, 1999). Loài Crassostrea belcheri tuy trên cùng một
cá thể, khi hàu còn nhỏ chủ yếu mang tính đực sản sinh ra tinh trùng, nhưng khi hàu
phát triển đến kích thước lớn hơn thì tuyến sinh dục dần dần chuyển sang ưu thế cái
đẻ ra trứng. Giới tính hàu Crassostrea belcheri có 3 dạng: Cá thể đực tuyến sinh dục
chỉ chứa tinh tử, cá thể cái chỉ chứa trứng, cá thể lưỡng tính trong tuyến sinh dục có
chứa cả tinh tử lẫn trứng (Ngô Anh Tuấn et al, 2005).
2.6.2 Kích thước sinh sản lần đầu
Các cá thể được lựa chọn có kích thước lớn. Chiều dài vỏ có kích thước trung bình
khoảng 9-10 cm và trọng lượng toàn thân trung bình khoảng 600 – 1400g
().


7


2.6.3 Phương thức sinh sản
Tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm Crassostrea và Saccostrea
thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu
trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu
trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ đến giai đoạn diện bàn hoặc
muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ (Trương Quốc Phú, 1999). Hàu cong (huitre
creuse) thuộc loại đẻ trứng và hàu phẳng (huitre plate) thuộc loại đẻ con. Dưới mặt
trời mùa hè, con hàu cong chứa đầy giao tử phun vào nước biển. Sự kết hợp giữa
giao tử đực và cái tạo thành những trứng cực bé trôi theo dòng nước. Mỗi con hàu
mẹ sinh sản được mỗi kỳ khoảng chừng một triệu trứng ().
2.6.4 Mùa vụ sinh sản
Ở vùng nhiệt đới sau một năm hàu đã thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh
sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt
đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới. Tác nhân chính kích thích
đến quá trình thành thục và sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có
trong môi trường (Trương Quốc Phú, 1999).
Theo Ngô Thị Thu Thảo et al. (2002), khi nghiên cứu mùa vụ sinh sản hàu Thái
Bình Dương Crassostrea Gigas được nuôi ở Vịnh Gosung, Hàn Quốc kết luận rằng
mùa vụ sinh sản của hàu kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 9, đỉnh cao là tháng
6 và tháng 8. Sự phát triển của tuyến sinh dục hàu phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn
trong thủy vực. Tỷ lệ đực/ cái là 59,5% đực : 39,8% cái, cá thể lưỡng tính 0,6%.
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy các loài hàu giống Crassostrea có thể chuyển
giới tính giữa các mùa sinh sản. Tỷ lệ đực: cái của hàu cửa sông (Crassostrea
rivularis) như sau:Từ tháng 7 đến tháng 11, tỷ lệ đực: cái là 21-61%: 40-68%. Đây
là thời điểm mà tỷ lệ hàu có sản phẩm sinh dục chín muồi nhất.Từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, tỷ lệ đực: cái là 38-90%: 0-16%. Mùa vụ sinh sản của hàu vào
khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm ().
2.6.5 Sức sinh sản
Sức sinh sản của hàu rất lớn và tùy thuộc vào kích cỡ cá thể, ví dụ như: hàu bố mẹ

loại 40 – 80 mm sẽ cho 39 triệu trứng/ cá thể, loại 80 – 100 mm cho 81 triệu
trứng/cá thể, loại 120 – 160 mm cho 184 triệu trứng/cá thể, loại > 160mm cho 257
triệu trứng/cá thể.

8

Yêu cầu sau quá trình kích thích bằng nhiệt độ có 50 – 60% số cá thể bố mẹ tham
gia đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ thụ tinh cao từ 89 – 92%
().
2.6.6 Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng
Sự phát triển của trứng và ấu trùng của hàu (Crassostrea rivularis) trải qua các giai
đoạn sau:
Giai đoạn phát triển Thời gian Kích thước (µm)
Trứng thụ tinh 30 phút 50
Cực thể thứ nhất 1 giờ 50-60
Cực thể thứ hai 1 giờ 30 phút 50-60
Phân cắt lần 1 2 giờ 60
Phân cắt lần 2 2 giờ 10 phút 60
Giai đoạn phôi nang 5 – 10 giờ 60-70
Ấu trùng Trochophore 12 giờ 70
Ấu trùng đỉnh vỏ thẳng 24 giờ 80
Âu trùng đỉnh vỏ lồi 8 ngày 150
Ấu trùng có điểm mắt 18 ngày 170
Ấu trùng có chân bò 20 ngày 220-250
Ấu trùng sống bám 15 – 20 ngày 250-300
Nguồn:

9

2.6.7 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Theo Ngô Anh Tuấn et al., (2005) thì quá trình phát triển của Crassostrea belcheri
chia thành 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Tuyến sinh dục không màu sắc, chưa xuất hiện tế bào sinh sản. Tuyến
sinh dục gồm có các mô liên kết, các chất cần thiết cho quá trình tạo trứng và tinh
trùng. Giai đoạn này chưa phân biệt được cá thể đực và cái.
Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con cái bắt đầu xuất hiện tế bào
sinh trứng, con đực bắt đầu xuất hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứng hàu bắt đầu xuất
hiện các túi chứa trứng và noãn nguyên bào. Các tế bào sinh tinh trong tuyến sinh
dục đực sắp xếp rời rạc. Giai đoạn này vẫn còn rất khó để phân biệt bằng mắt
thường.
Giai đoạn III: Tuyến sinh dục cái xuất hiện màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào sinh
trứng bắt đầu rời khỏi túi chứa trứng, song vẫn còn hình đa diện méo mó. Đang
trong thời kỳ tích lũy chất dinh dưỡng. Một số tế bào trứng khác vẫn còn dính trên
vách của túi trứng và tiếp tục phát triển .Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục.
Tinh trùng tập trung thành đám dày đặc nhưng vẫn còn nằm trong túi tinh, chưa
thoát ra ngoài.
Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục đực và cái nằm căn phồng đạt kích thước cực đại.
Dùng mũi dao chích nhẹ vào tuyến sinh dục, trứng và tinh dịch sẽ thoát ra ngoài. Túi
tinh chứa các bó nang và tinh trùng hoạt động tự do. Buồng trứng chứa nhiều bào
nang và nhiều trứng thành thục. Trứng hình bầu dục hoặc hình quả lê, nhân to, đạt
kích thước tối đa.
Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hàu vừa đẻ xong, tuyến sinh dục bắt đầu co lại. Màu
sắc buống trứng nhợt nhạt, loang lổ. Quan sát kỹ buồng trứng và túi tinh ta thấy, vẫn
còn sót lại những tế bào trứng và tinh trùng kích thước nhỏ bé không đều. Diều đó
chứng tỏ hàu Crassostrea belcheri sinh sản nhiều lần trong năm.
2.7 Kỹ thuật sản xuất giống
2.7.1 Nuôi vỗ hàu bố mẹ
Nuôi vỗ tích cực hàu bố mẹ là một công đoạn cần thiết trong quy trình sản xuất
giống nhân tạo. Vì các cá thể trong tự nhiên có tuyến sinh dục phát triển không đồng
đều. Nếu đưa vào cho sinh sản ngay thì tỷ lệ các cá thể tham gia sinh sản thấp và

lượng trứng thu được rất ít, ấu trùng không đảm bảo chất lượng. Việc nuôi vỗ có thể
giúp cho hàu bố mẹ nhanh chóng đạt độ thành thục cao nhất, giúp trứng chín đồng

10

đều, nâng cao hiệu quả của việc xử lý nhiệt khi kích thích sinh sản. Hàu bố mẹ được
đưa vào nuôi vỗ trong các bể có thể tích 1 m
3
với mật độ nuôi khoảng 10-15 con/kg.
Thời gian nuôi từ 10-15 ngày. ).
Chế độ cho ăn: Thức ăn là hỗn hợp các tảo hiển vi: Isochrysis galbana, Pavlova
lutheri, Chaetoceros sp, Nannochloropsis sp, Chlorella sp. Mật độ thức ăn là
150.000 – 200.000 tb/ml. Cho ăn 2 lần/ngày. ).
Chế độ thay nước: quá trình nuôi vỗ theo quy trình ít thay nước, thông thường chỉ
thay 1/3 thể tích bể mỗi ngày. Những ngày cuối cùng của chu kỳ nuôi có thể không
cần thay nước. Việc thay nước thường xuyên, liên tục cũng ảnh hưởng tới sự phát
triển của tuyến sinh dục. Khi tuyến sinh dục của hàu thành thục thì sự thay đổi các
yếu tố môi trường đều có thể làm cho hàu sinh sản ngoài ý muốn.
).
2.7.2 Kích thích sinh sản
Điều kiện cần thiết cho sự sinh sản là nhiệt độ, ở những thủy vực ôn đới mùa vụ sinh
sản phụ thuộc vào sự gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân, cực điểm của sự chín của
tuyến sinh dục Sự kích thích sinh sản nhân tạo được thực hiện ở phòng thí nghiệm
hoặc trại giống, nơi có thể điều khiển chính xác các kích thích sinh sản như nhiệt độ
hay hóa chất. Kích thích nhiệt bằng cách nâng nhiệt độ lên từ 3-5
o
C so với nhiệt độ
nuôi. Có thể kích thích sinh sản bằng những hóa chất khác nhau như Ammonium
hydroxide


(NH
4
OH), serotonin (5-HT)
hoặc những chất trích từ sản phẩm sinh
dục. Việc dùng serotonin trong các trại giống gần đây cho thấy có hiệu quả cao hơn
các hóa chất khác. Những kích thích tố từ sản phẩm sinh dục không chỉ có tác dụng
đối với một loài mà còn có tác dụng với nhiều loài thân mềm khác. Cách này đã
được ứng dụng để kích thích sinh sản nhân tạo hàu trên một diện tích rộng (Trương
Quốc Phú, 1999). Còn theo Hà Đức Thắng, (2005) được trích dẫn bởi Phùng Bảy,
(2009) khi dùng tác nhân nhiệt độ kích thích và thêm một ít tinh dịch hàu cửa sông
thì tỷ lệ hàu đẻ được nâng từ 62% lên thành 72%, còn khi dùng những phương pháp
khác như phơi khô, dùng serotonin hay KNO
3
thì tỷ lệ đẻ rất thấp.
2.7.3 Tỷ lệ thành thục
Tỷ lệ thành thục của hàu C.belcheri có sự thay đổi theo nhóm kích thước, tăng dần
từ nhóm có kích thước nhỏ đến nhóm có kích thước lớn. Nhóm kích thước L<
80mm tỷ lệ thành tục thấp 23,85% và khác nhau với các nhóm kích thước lớn hơn.
Nhóm L > 80mm tỷ lệ thành thục cao 80,31%-91,12%. Nắm được tỷ lệ thành thục
sinh dục của hàu, sẽ giúp cho các nhà sản xuất giống nhân tạo chủ động trong kế

11

hoạch sản xuất, tìm ra nhóm hàu bố mẹ có sự thành thục tốt nhất, phục vụ công tác
sản xuất giống nhân tạo

(Ngô Anh Tuấn et al, 2005)
2.7.4 Ương ấu trùng
Mật độ ương: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của ấu trùng có thể ương
với mật độ 15-20 ấu trùng/ml nước, sau 5-7 ngày san thưa xuống còn 10-12 ấu

trùng/ml nước và 5 -7 ấu trùng/ml nước sau 20 ngày. Sử dụng lưới phù du có kích
thước phù hợp vớt san thưa.
Cho ăn: Khi chuyển sang ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (khoảng 48 – 52 giờ sau khi trứng
được thụ tinh) tiến hành cho ăn. Lúc này thức ăn là các tảo hiển vi như
Nannochloropsis sp, Chlorella sp. Từ ngày thứ 5 trở đi thức ăn là hỗn hợp các loài
tảo hiển vi Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros cancitrans, Chlorella
sp. Mật độ thức ăn 15.000 – 20.000 tế bào/ml. Cho ăn 2 lần/ngày.

Quản lý bể ương: Thay 50% thể tích nước mỗi ngày và 100% thể tích nước sau 2
ngày và chuyển bể mới. Lọc ấu trùng theo 2 cách: xiphông qua thành bể hoặc rút từ
đáy. Kiểm tra kích thước ấu trùng hàng ngày bằng kính hiển vi để lựa chọn lưới lọc
có mắt lưới phù hợp với kích thước của ấu trùng và của từng kiểu lọc. Rửa sạch bể
ương sau khi chuyển bể mới và cấp nước vào trước 1 ngày (htpp:// vietlinh.com.vn).
2.7.5 Các phương pháp và tình hình nghề nuôi hàu ở Việt Nam
Từ lâu vùng sông nước Long Sơn – Vũng Tàu được mệnh danh là mỏ hàu của khu
vực phía Nam, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiệt độ quanh năm ấm áp từ 24-
35
0
C, độ mặn thích hợp 12-35‰. Được xem là vùng lý tưởng để phát triển nghề
nuôi hàu, đạt sản lượng hàng năm 2200-2500 tấn/năm (Lê Minh Viễn và Phạm Cao
Vinh, 2005).
Nuôi hàu bằng lốp cao su ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Nguyên liệu làm vật bám
cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các
vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để
thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ
hàu thương phẩm.()
Nuôi hàu bằng giàn ở đầm Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Nguyên vật liệu làm giàn là
các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng
bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có
lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng

đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình

12

6,5-7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều
cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền
đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi
luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo
khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn (Lê Minh
Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005)
Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn. Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi
trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường
kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m,
kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình
khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng
đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương
pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp
nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc
biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô (htpp://vietlinh.com.vn)



13

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Trong phòng thí nghiệm: Cân điện tử, kính hiển vi, thước đo điện tử, găng tay, nhiệt
kế, thuốc và hóa chất
Dụng cụ nuôi vỗ: Bể nhựa, nước ót, nước 25‰, máy sục khí, cát, bùn, lưới mùng,

tảo Chlorella, tảo khuê, men bánh mì
Vật liệu theo dõi môi trường: bộ test kiểm tra các yếu tố, NH
4+
/NH
3
, NO
2
-
, NO
3
-
,
pH, nhiệt kế .
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 1/2009 đến tháng 7/2009.
Địa điểm: Tại bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần
Thơ.
3.2.2 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục
Thời gian nuôi vỗ 20 ngày gồm 2 đợt.
Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa 300lít, mật độ 25 con/bể. mục nước trong bể
từ 20-40cm, có hệ thống sục khí. Các bể được đặt trong nhà có mái che. Độ mặn duy
trì ở 20‰

trong suốt quá trình thí nghiệm .
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Nghiệm thức 1: Hàu được bố trí trong bể PVC và cho nước chảy liên tục, lưu tốc
dòng chảy 5L/phút.
- Nghiệm thức 2: Hàu được bố trí trong bể PVC nhựa nước tĩnh.
- Nghiệm thức 3: Hàu được bố trí trong bể PVC và cho nước chảy liên tục trong 12

giờ (từ 7 giờ sáng – 19 giờ tối) rồi cho nước tĩnh 12 giờ (19 giờ tối – 7 giờ sáng).




14








Hình 3.1 Hàu nuôi vỗ Hinh 3.2 Hệ thống nuôi vỗ
- Nghiệm thức 4: Hàu đuợc bố trí trong bể PVC và cho nước chảy 6 giờ (7 giờ sáng
– 13 giờ trưa) rồi cho nước tĩnh 18 giờ (13 giờ trưa – 7 giờ sáng).
Cho ăn: Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ là tảo Chlorella, tảo khuê (Chaetoceros) bổ
sung thêm tảo khô, men bánh mì hoặc bột đậu nành. Mật độ tảo 20000 tb/ml (50%
tảo lục + 50% tảo khuê). Lượng tảo khô và men bánh mì:(0.5g tảo+0.5g men bánh
mì)/kg hàu bố mẹ.
3.2.3 Phương pháp kích thích sinh sản
- Phương pháp 1: (Hạ nhiệt + Ammonium hydroxyde (NH
4
OH) nồng độ 1%.) Hàu
đước thấm khô bằng gạc và đặt ngửa trên khay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10-15
o
C
trong thời gian 120 phút, rồi đem ra ngâm hàu trong dung dịch Ammonium
hydroxyde (NH

4
OH) nồng độ 1%. Sau đó lại đưa về nhiệt độ ban đầu 26-28
o
C. Lặp
lại 1- 2 lần quá trình hạ nhiệt.
- Phương pháp 2: (phơi + Nước chảy) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt ngửa
trên khay phơi trong bóng râm 60-180 phút. Sau đó cho trở lại vào bể có nước chảy
liên tục.
- Phương pháp 3: (Hạ nhiệt + Nước chảy) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt
ngửa trên khay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10-15
o
C trong thời gian 60-180 phút. Sau
đó cho hàu trở lại bể và đưa về nhiệt độ ban đầu 26-28
o
C và tạo dòng chảy liên tục
trong bể. Lặp lại 1- 2 lần quá trình hạ nhiệt.
- Phuơng pháp 4: (Phơi + Giảm độ mặn) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt ngửa
trên khay phơi trong bóng râm 60-180 phút. Sau đó cho hàu trở lại bể có độ mặn
10‰. Lặp lại 1-2 quá trình hạ nhiệt.

15

3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.4.1 Theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ, oxy được đo bằng máy 2 lần/ ngày: 8 giờ sáng và 2 giờ chiều.
Định kỳ thu mẫu nước 7 ngày/ lần để phân tích các chỉ tiêu NH
4+
/NH
3
, NO

2
-
, NO
3
-
,
pH bằng bộ test (Germany).
Định kỳ kiểm tra độ mặn 5 ngày/ lần để điều chỉnh độ mặn kịp thời.
3.2.4.2 Theo dõi tăng trọng, tỷ lệ sống của hàu
Mẫu hàu thu định kỳ để kiểm tra:
Chiều dài (L), chiều rộng (R), Chiều cao (H), lúc bắt đầu và kết thúc nuôi vỗ
Tỷ lệ sống 10 ngày/ lần.
Lúc bắt đầu thí nghiệm: Thu 20 con hàu để xác định chỉ số thể trạng CI và thực hiện
tiêu bản mô học để xác định mức độ phát triển của cơ quan sinh sản theo phương
pháp của Howard et al. (2004)
3.2.4.3 Các chỉ tiêu về sinh sản
Xác định chỉ số thể trạng lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm .

Khối lượng thịt sấy khô (65
o
C, 24h) x 1000 (mg/g)
Chỉ số thể trạng (CI) =
Khối lượng thịt trước khi sấy
Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục hàu lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí
nghiệm. Thu 20 con/ đợt, cân trong lượng tổng cộng, đập vỏ cân sau đó cân trọng
lượng thịt. Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (GI) theo Ngô Thị
Thu Thảo et al. (2002).
3.2.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kích thích
Thời gian hiệu ứng, số con tham gia sinh sản, số lượng trứng sinh sản.
3.2.5 Phương pháp phân tích mô học

Hàu tách bỏ vỏ lấy phần thịt và cố định formol 10%, sau 24-48 giờ lấy mẫu bảo
quản trong dung dịch cồn 70% đến khi xử lý

16

3.2.5.1Quy trình xử lý mẫu (Theo Howard et al., 2004)
Bảng 3.1 Các bước xử lý mẫu
Hóa chất Thời gian
Cồn 80% 1 giờ
Cồn 95% 1 giờ
Cồn 100% 2 giờ
Xylen 1 2 giờ
Xylen 2 2 giờ
Parafin + xylen 2 giờ
Parafin + sáp ong (1:1) 2 giờ
Parafin + sáp ong ( 7:3) Qua đêm

3.2.5.2 Đúc khối
Mẫu sau khi xử lý dùng kẹp gắp ra đặt trong khung Inox, sau khi đã được tráng một
lớp paraffin nóng chảy (57-60°C), đồng thời làm lạnh khuôn để mẫu được cố định,
đổ paraffin vào đầy khuôn.
Đặt khuôn mẫu trong tủ lạnh cho đông lại.
Lấy mẫu ra khỏi khuôn và đem trữ lạnh cho mẫu rắn lại.
3.2.5.3 Cắt mẫu
Mẫu đem cắt phải rắn và lạnh, mẫu được cắt thành từng lát mỏng bằng máy cắt mô
(microtome) với độ dày 2-4µm, dùng kim mũi giáo tách lấy lát mẫu có đầy dủ hình
dạng và không bị vỡ đặt vào lam đã nhỏ sẵn một ít nước, lam đặt trên bàn sấy 45-
50°C cho mẫu căng ra.
Lam mẫu dặt trên bàn sấy trong thời gian 12-24 giờ cho paraffin tan ra và mẫu được
khô.


17

3.2.5.4 Nhuộm và dán mẫu (Theo Howard et al., 2004)
Mẫu sau khi nhuộm theo Bảng 3.2, dán lamelle vào vùng có mẫu trên lam bằng keo
Canada balsam hoặc Entarlan, làm khô mẫu.
Bảng 3.2. Các bước nhuộm mẫu
Hóa chất Thời gian (phút)
Xylen 1 20
Xylen 2 5
Cồn 100% 5
Cồn 100% 3
Cồn 70% 3
Cồn 50% 3
Nước máy 3
Haematoxylin 2
Nước máy 5
Eosin 2
Nước máy

5
Cồn 50% 3
Cồn 70% 3
Cồn 95% 3
Cồn 100% 5
Xylen 1 20

×