Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hẻm núi Glen - thiên đường đã mất pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.65 KB, 8 trang )



Hẻm núi Glen - thiên
đường đã mất

Cái tên hẻm núi Glen được đặt từ cuối thế kỷ 19, có nghĩa là
thung hẹp, khe sâu và công trình kiến trúc tự nhiên kỳ vĩ.

"Vườn địa đàng" của thế kỷ trước

Hẻm núi Glen được lập thành công viên từ năm 1922, là một
khu vực rộng lớn chứa đựng nhiều khe núi trải dài từ bang
Colorado đến bang Arizona.

Đây không chỉ là một trong những công viên rộng lớn của
nước Mỹ, mà nó còn là ví dụ sống động về môi trường sống
tự nhiên cực kỳ phong phú đối với một vùng lục địa (nằm
bên trong bang San Francisco).

Hẻm núi Glen (hay còn gọi là Công viên Glen) được nhiều
người chú ý vì có những vùng cỏ và hoa dại rộng lớn trên
những ngọn đồi cao hướng về phía tây, ấn tượng nhất là các
dãy núi đá với hình thù kỳ lạ trải dọc suốt công viên, và một
dòng suối cung cấp nước đủ cho các loại cây liễu.

Điểm khác tạo nên sự hấp dẫn của hẻm núi Glen chính là các
loại muỗi và dơi. Có đến 9 "ngôi nhà dơi" với hàng nghìn con
dơi bám dày đặc trên các vách núi sâu.

Phần thấp nhất của công viên, khu vực hướng nam được
"chiếm đóng" bởi một rừng bạch đàn xanh um, không có chút


ánh nắng xuyên qua tán lá!

Toàn cảnh hồ Powell: cây cối hoang dã dần dần chết đi một
phần vì điều kiện thời tiết, một phần bị ảnh hưởng nặng bởi
con đập. Các nhà bảo tồn môi trường luôn mong hồ này hoàn
toàn khô cạn để hệ động thực vật tại đây được phục sinh.

Những khu rừng bạch đàn này đã được Adolph Sutro trồng từ
những năm 1850 khi ông đến cư ngụ tại đây và đã đặt tên cho
khu này là "Trại cây chống gió".

Mặc dù rất khó đi lại, nhưng những vùng đầm lầy ở khu phía
đông lại là thiên đường cho các loài cây hoang dại nhỏ sinh
sôi.

Mùa xuân là thời điểm đẹp nhất của vùng này, lúc muôn hoa
dại đua nở với rất nhiều màu sắc sặc sỡ.

Ai đã có lần ngắm nhìn hẻm núi Glen, vẫn ao ước được
chiêm ngưỡng một lần nữa, còn những người chỉ nghe kể lại
thì tìm tòi, sưu tầm những bức ảnh đẹp nhất về hẻm núi này.

Ngoài một hệ thực vật phong phú, nơi đây còn lưu giữ nhiều
điều kỳ diệu về một thời kỳ của đời sống hoang dã. Các lớp
nham thạch từ thời văn minh Navajo tạo nên những nét quyết
rũ, các đụn cát khổng lồ có tuổi đời khoảng 190 triệu năm
vẫn còn nguyên sơ, những khu di chỉ khảo cổ về khủng long
ba ngón vẫn còn nguyên.

Những vách đá ước tính nặng khoảng 2 tấn gần hẻm Clear

Creek, dọc sông Escalante - một nhánh chính của hồ Powell -
đã làm xuất hiện những lớp quặng calci trắng để lại trên đá

Các nhà khoa học ngày nay đã phát hiện được một phần lịch
sử loài người qua các hình khắc đá có niên đại hàng nghìn
năm và các hang động có dấu chân người Anasazi cư trú, các
loại tạo tác của tộc người Navajo và các kiểu chữ viết tay
được người Morgon của thế kỷ 19 để lại vẫn không phai
nhoà.

Thiên đường đã mất

Một năm trước, hồ Powell của hẻm núi Glen đã giảm mực
nước một cách đáng kể và một cuộc hạn hán đã xảy ra trên
diện rộng của khu vực này.

Mực nước của các con suối lớn nhỏ khác cũng chịu chung số
phận, hơn 2/3 lượng nước đã tụt giảm làm lộ rõ nhiều vùng
đá khô cằn, cây cối không thể sống được.

Nguyên nhân của mọi việc chính là quyết định của chính phủ
xây dựng con đập trên sông Colorado thuộc bang Arizona
năm 1963.

Năm 1994 băng tuyết tan chảy đã làm cho hồ Powell như
một cửa ngõ vào "ngôi nhà thách thức", nơi trú ẩn được xây
dựng từ thế kỷ 13 do bàn tay của những người Anasazi. Thời
gian qua đi, với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những
con người này đã rời bỏ nơi đây ra đi và hạn hán một lần nữa
đã biến nơi đây thành vùng khô cằn.


Công trình này được bắt đầu từ năm 1956 và đưa vào vận
hành năm 1963 với 8 nhà máy thuỷ điện công suất 1.300
MW. Đây là một trong những dự án gây nhiều tranh cãi nhất
của Mỹ.

"Hẻm núi Glen đã chết và tôi cũng cảm thấy một phần trách
nhiệm cho cái chết vô nghĩa này. Tôi cũng như các bạn, hay
bất cứ ai ở đâu đều biết rằng tất cả những gì đẹp đẽ nhất ở
Glen đã biến mất", sách The place no one knew, viết.

Trước khi đập nước Glen Canyon được xây dựng ở thượng
nguồn để làm thuỷ điện và trữ nước, vào đầu mùa hè, sông
Colorado tràn ngập tuyết tan và dòng nước cuồn cuộn chảy
dữ dội, sau đó yếu dần và thu hẹp lại thành một dòng nước
nhỏ vào mùa đông.

Đập nước đã làm dịu đi dòng chảy của sông. Hồi thế kỷ XIX,
bình thường sông Colorado ấm và đục ngầu. Ngày nay, nước
sông trong và mát lạnh bởi vì bùn cát và cặn của dòng sông
đã được đập nước chặn lại tại hồ Powell, và vì dòng sông
chảy xuyên qua đập nước đến từ hồ chứa nên nước lạnh hơn.
Phong cảnh và sinh vật đã bị biến đổi bởi đập nước.

Giữa những năm 1800, nhà thám hiểm John Wesley Powell
đã đặt tên cho vùng núi này vì sự kỳ vĩ của nó. Một thế kỷ
sau người ta đã lấy tên ông để đặt tên cho hồ lớn nhất trong
hẻm Glen. Kể từ năm 1999, mực nước trong hồ bắt đầu hạ
xuống và hiện nay lượng nước không còn khả năng đáp ứng
được đời sống hoang dã của cả vùng.

×