Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc trưng nhà sàn của dân tộc Kháng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.24 KB, 3 trang )




Đặc trưng nhà sàn của dân
tộc Kháng

Ngôi nhà đặc trưng của dân tộc Kháng là nhà sàn, mái lợp gianh, che chắn xung
quanh nhà bằng các tấm liếp được đan bằng tre, luồng.
Ảnh minh họa
Dân tộc Kháng có khoảng 4.000 người ở Sơn La và Lai Châu. Dân tộc Kháng còn
có tên gọi khác là Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung,
Quảng Lâm.
Đồng bào dân tộc Kháng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn
với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp
kém, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn chủ yếu là đường mòn dân sinh chỉ đi
được một mùa khô; 8/11 bản của người Kháng chưa có điện lưới quốc gia. Công
cụ sản xuất thấp kém, giản đơn, tập quán canh tác lạc hậu, sống khép kín.
Sản xuất chủ yếu là canh tác trên đất dốc, năng xuất, sản lượng cây trồng vật nuôi
thấp phụ thuộc vào thiên nhiên. Người Kháng làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt,
trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính, nay nhiều nơi chuyển sang cày bừa đất,
gieo hạt, có ruộng bậc thang nhưng không nhiều. Đồng bào chăn nuôi gà, lợn, trâu
là phổ biến.
Với đặc tính sản xuất và điều kiện sống trên núi cao, khí hậu lạnh, và khắc
nghiệt…. thì những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Kháng có ưu điểm mát mẻ
mùa hè, giữ ấm về mùa đông không những cho người và còn thuận tiện cho việc
chăn nuôi gia súc tại khoảng không dưới nhà.
Ngôi nhà đặc trưng của dân tộc Kháng là nhà sàn, mái lợp gianh, che chắn xung
quanh nhà bằng các tấm liếp được đan bằng tre, luồng.
Tổ chức không gian trong nhà theo các quy định, không che chắn hay ngăn chia.
Sàn nhà bằng tre, bên ngoài có sạp (giát tre) để phơi ngô, thóc, gạo hay để rửa
chân, tay trước khi vào nhà. Có hai bếp đặt ở gian gần sàn để nước. Nơi thờ “ma


nhà” được đặt ở góc nhà, sát vách quản. Khoảng không gian bên dưới nhà, thường
được dùng để nhốt trâu, bò, lợn, gà trong các chuồng làm bằng gỗ, tre, ống bương.
Nhà ở của dân tộc Kháng có 2 dạng: nhà tạm bợ và nhà kiên cố. Nhà sàn gồm 1
mái và 2 mái, không phủ nóc, không có chái, có cửa chính thông suốt từ đầu này
sang đầu kia, thông với cầu thang lên xuống.
Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2
cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện
nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rùa như nhà Thái Đen. Mỗi nhà có hai bếp lửa
(một bếp để nấu ăn hàng ngày, còn một bếp để sưởi và để nấu đồ cúng khi bố mẹ
chết).
Hiện nay, qua nhiều khảo sát, nghiên cứu, điều tra về thực trạng đời sống kinh tế -
văn hóa – xã hội của dân tộc người Kháng cho thấy, dân tộc Kháng đang gặp rất
nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Vì vậy, việc xây dựng những ngôi nhà sàn
khang trang vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm của đồng bào dân tộc nơi đây.

×