Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

khái niệm và tính tất yếu khách quan phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.71 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN............................................................2
1.1. Lý luận về kinh tế thị trường..........................................................2
1.1.1. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.............................................2
1.1.2. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước..........................3
1.1.3. Mơ hình kinh tế hỗn hợp.............................................................4
1.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước..................................................................................................4
1.2.1. Thị trường và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.....4
1.2.2. Đặc trưng chung của kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.......................................................................................................5
1.3. Tính tất yếu khách quan và sự cần thiết phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta....................................................6
1.3.1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?...............................6
1.3.3. Tính tất yếu lựa chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam...............................................................................................7
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA...............................................................................................9
2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghãi
tại Việt Nam.............................................................................................9
i


2.2. Một số hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta...............................................................................10
2.2.1. Nền kinh tế kém hiệu quả sức cạnh tranh còn yếu....................10


2.2.2. Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng
và phát triển LLSX..............................................................................11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI
NƯỚC TA..................................................................................................11
3.1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần........................................................................................................11
3.2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập
đồng bộ các loại thị trường...................................................................12
3.3. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà
nước........................................................................................................12
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của xã hội lồi người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí,
trong đó có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn
khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một “nền kinh tế cướp đoạt” (theo cách
nói của Ph. Ăng-ghen), con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng
lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn nuôi, biết
làm nghề nông, biết chế tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn
giản và rất hạn chế trong một phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một
cộng đồng có thừa một loại sản phẩm nào đó đã được làm ra nhưng lại cần
đến những loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt
đầu diễn ra. Sản xuất phát triển thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường
xuyên hơn trên phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Như vậy, từ hình thái kinh tế
tự nhiên, nhân loại chuyển dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất

hàng hóa - đó là kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước
tiến lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới
nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại.
Thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, "trong đó có
việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự
đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước", "kinh tế phát triển,
lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống
nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội
ổn định, quốc phịng, an ninh được bảo đảm. Nhận thức được điều đó, sau
một thời gian tìm hiểu, tơi đã lựa chọn đề tài ” Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng 4.0” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề lý luận và thực tiễn
1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1.1. Lý luận về kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường ra đời và phát triển khi thị trườngng phát triển đồng
bộ,hoàn chỉnh và các quan hệ thị trường phát triển tương đối hồn thiện. Kinh
tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hố,trong đó tồn bộ
các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được quyết định thông qua thị
trường.Kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập đứng
ngoài kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn cao của kinh tế hàng hố.
Kinh tế thị trường có các đặc trưng phổ biến sau:
+ Cạnh tranh là môi trường và động lực phát triển kinh tế xã hội.

+ Tự do cạnh tranh,tự do kinh doanh theo pháp luật.
+ Thị trường là một trong những cơ sở để phân bổ và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của xã hội.
+ Thái độ ứng sử của các chủ thể tham gia thị trường là hướng vào việc
tối đa hoá lợi nhuận,theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay “Bàn tay vơ
hình”.
1.1.1. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
Trong thời kì đầu phát triển nền kinh tế thị trường ở các nước TÂY
ÂU,các nhà kinh tế học cổ điển ủng hộ mạnh mẽ tự do kinh tế,”tự do cạnh
tranh”.Nổi bật là A Smith(1723-1790) nhà kinh tế học người Anh được coi là
cha đẻ của học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng, lý thuyết kinh tế thị trường
nói chung. Ơng đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vơ hình” với nguyên lý nhà nước
không can thiệp vào tổ chức nền kinh tế hàng hố. Ơng cho rằng,hoạt động
2


kinh tế của con người là hoạt động tự do,do “bàn tay vơ hình”, hay quy luật
kinh tế khách quan chi phối.Theo nguyên tắc này,hoạt động kinh tế phải được
tiến hành một cách tự do,quan hệ cung cầu và sự biến động tự phát của giá cả
thị trường quýêt định.Việc sản xuất cái gì?, cho ai?,và như thế nào?,đều được
quyết định thông qua thị trường
Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là nền kinh tế chịu sự điều tiết tự
phát của các quy luật kinh tế,của sản xuất hàng hố.Trong nền kinh tế này nhà
nước khơng trực tiếp can thiệp vào phát triển kinh tế mà chỉ tạo môi trường
thuận lợi cho sự tự do cạnh tranh lành mạnh,nhất là môi trường pháp lý...Đây
là lý luận của chủ thể kinh tế thi trường tự do cạnh tranh.
1.1.2. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Đây là mơ hình Kinh tế thị trường có sự kết hợp Kinh tế thị trường tự
do cạnh tranh với sự quản lý của nhà nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929_1933 đã chứng tỏ rằng

khi tính chất xã hội hố sản xuất đã phát triển tới một trình độ nhất định thì
kinh tế thị trường tự do cạnh tranh khơng thể phát triển một cách hài hồ,ổn
định được,bởi vậy cần phải có sự điều tiết của Nhà nước để hạn chế tác hại
của tính tự phát vơ chính phủ của nền kinh tế thị trường. Nhưng sự can thiệp
thái quá của Nhà nước đến mức gần như triệt tiêu tính năng hoạt động của
kinh tế thị trường đã dẫn đến sự ra đời mơ hình kinh tế chỉ huy,mà điển hình
là nền kinh tế hành hố, tập trung, bao cấp, ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.
Trong mô hình kinh tế chỉ huy, Nhà nước quyết định việc phân bổ nguồn lực,
phương hướng đầu tư…hầu như khơng tính đến nhu cầu thị trường.
Cơ sở lý luận của nó là lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của
Paul_Sammuel nhà kinh tế học người Mỹ. Trong cuốn kinh tế học ơng
viết:”Điều hành một nền kinh tế khơng có chính phủ hoặc thị trường thì cũng

3


như vỗ tay bằng một bàn tay” và “cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho
một nền kinh tế vận hành lành mạnh”.
Mơ hình này có ưu điểm là tập trung được nguồn lực vào những mục
tiêu chủ yếu, nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh nên đã kìm hãm tiến bộ khoa
học kỹ thuật và khi chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát
triển kinh tế theo chiều sâu là chủ yếu thì nó cản trở lực lượng sản xuất, dẫn
đến trì trệ.
1.1.3. Mơ hình kinh tế hỗn hợp
Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay cả hai mơ hình trên
đều kém hiệu quả, vì thế hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển sang mơ
hình kinh tế hỗn hợp, nghĩa là kết hợp kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với
sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.Trong tiến trình đổi mới nước ta cũng chuyển
từ kế hoạch hố tập trung,bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước.

1.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.
1.2.1. Thị trường và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong xã hội nếu có sản xuất và lưu thơng hàng hố thì tất yếu có thị
trường. Quy mơ của lưu thơng hàng hố và sức mua của xã hội quyết định
dung lượng thị trường. Nói đến thị trường là nói đến hàng hố, giá cả, tiền tệ,
người bán, người mua…
Thị trường là tổng hòa những mối quan hệ mua bán trong xã hội, được
hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội nhất
định. Cơ sở thị trường là sự phân cơng lao động xã hội. Trình độ quy mơ của
thể chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt và mềm dẻo, uyển chuyển có tác
dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ
thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Thúc đẩy
4


người sản xuất hàng hoá ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật
để nâng cao sản xuất của lao động,hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá
trị thị trường của nó, nhờ đó có ưu thế cạnh tranh và thu lợi nhuận siêu ngạch.
Nó có tác dụng tuyển chọn các doanh nghiệp và các cá nhân quản lý kinh
doanh giỏi. Kinh tế thị trường kích thích sản xuất và lưu thơng hành hố phát
triển…Về mặt tiêu cực, trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng
nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận các nhà đầu tư, sản
xuất, kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu: mơi trường bị huỷ hoại, cạnh
tranh không lành mạnh, phá sản,thất nghiệp, tệ nạn xã hội…Để hạn chế
những khuyết tật đó địi hỏi nhà nước phải quản lý nền kinh tế hành hoá,kinh
tế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, định hướng bằng các cơng cụ, chính sách, biện pháp kinh tế…Như vậy
nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước.

1.2.2. Đặc trưng chung của kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
a. Tiền tệ hoá hay thương mại hoá mối quan hệ kinh tế theo giá cả thị trường.
Giá cả là yếu tố cơ bản của thị trường. Giá cả có chức năng thơng tin,
chức năng điều tiết, lưu thông và phân bố tài nguyên và chức năng thúc đẩy
tiến bộ kĩ thuật.
b. Sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của thị trường.
Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, giám sát, uốn nắn những lệch lạc
và bổ khuyết những nhược điểm của kinh tế thị trường, nhằm phát huy tác
động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của nó.
c. Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế hay là chủ thể thị trường, các chủ thể
kinh tế được tự chủ về tài chính, tự lựa chọn hình thức sở hữu, tự lựa chọn

5


ngành, nghề mà pháp luật không cấm, tự ra quyết định kinh doanh va chịu
trách nhiệm về rủi ro của quyết định này.
d. Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch, hướng dẫn các
doanh nghiệp lựa chọn phương án tổ chức, sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào,…
Sự điều tiết Nhà nước là sự điều tiết vĩ mô, thể hiện các mặt sau đây:
- Một là, Nhà nước tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định bằng cách
xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất.
- Hai là, Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi.
- Ba là, Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể
kinh tế thực hiện kế hoạch, quy hoạch bằng cách xây dựng các đòn bẩy kinh
tế.
1.3. Tính tất yếu khách quan và sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở nước ta.
1.3.1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
Kinh tế thị trường XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa
trên những nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường, vừa dựa trên những
nguyên tắc và bản chất của CNXH. Do đó kinh tế thị trường định hướng
XHCN có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ
xung cho nhau. Đó là nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố
XH đang định hướng XHCN. Trong đó nhóm thứ nhất đang đóng vai trị như
là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, nhóm thứ hai đóng vai trị
hướng dẫn, chỉ định sự vận động của nền kinh tế thị trường theo những mục
tiêu đã được xác định. Vì vậy, có thể nói rằng kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường,
vừa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó q trình sản xuất, phân
6


phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thơng qua thị trường. Vì thế
kinh tế thị trường khơng chỉ là công nghệ, là phương tiện để phát triển kinh tế
- xã hội mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội, nó khơng chỉ bao gồm các
yếu tố lực lượng sản xuất mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Do đó
khơng có và cũng khơng thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần
tuý, trừu tượng, tách rời khỏi hình thái kinh tế - xã hội, tách rời khỏi chế độ xã
hội. Do đó tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta thể hiện ở những điểm sau đây:
1.3.3. Tính tất yếu lựa chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
a. Tác động của hồn cảnh thế giới.
Thất bại của mơ hình kế hoạch hoá tập trung phi thị trường ở Liên Xơ
và sự chuyển hướng từ mơ hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong hệ thống
XHCN đã tác động trực tiếp đến hoạt động của Đảng ta trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Lịch sử lồi người đã chứng kiến nhiều

mơ hình kinh tế khác nhau. Mỗi mơ hình là sản phẩm của trình độ nhận thức
nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đặc trưng cơ bản của mơ hình
kế hoạch hoá tập trung là kinh tế hiện vật, sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể
là phổ biến, nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế họach hoá tập trung
đã loại bỏ yếu tố thị trường, quan hệ hàng hố, tiền tệ chỉ cịn là hình thức. Sự
điều tiết theo chiều dọc đã lấn át các quan hệ kinh tế theo chiều ngang.
Hơn nữa cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm thay đổi thị
trường hiện đại, gây lên sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế, làm cho sự tăng
trưởng kinh tế toàn thế giới đạt mức chưa từng có.Khoa học cơng nghệ tất yếu
dẫn tới cuộc cách mạng về LLSX, tạo tiền đề vật chất quan trọng cho quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đang diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kéo theo những biến
đổi xã hội cực kỳ to lớn. Khoa học công nghệ đã trở thành LLSX trực tiếp,
kéo theo hàng loạt các chuyển biến khác về tính chất lao động sản xuất của
7


con người, về tổ chức sản xuất, về cơ cấu sản phẩm. Nó đã và đang làm biến
đổi tận gốc PTSX.
Mơ hình CNXH của Mac -Angghen đã dựa trên tiền đề nhận thức về
tình trạng bóc lột và phân phối khơng cơng bằng bắt nguồn từ chế độ tư hữu.
Tính khoa học là ở chỗ CMXHCN và con đường xây dựng CNXH là tất yếu.
XHCN khắc phục được những hạn chế của XHTB. Mặc dù thực tiễn chưa có
tiền lệ sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng thành công CNXH ở một
nước.Song bằng lý luận và những thực tiễn và tiến bộ bước đầu ở Việt Nam,
chứng tỏ rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là ảo tưởng
và có thể tin là: kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu sẽ đưa một đất
nước đến với CNXH.
Lựa chọn kinh tế thị trường để thực hiện quá trình biến đổi kinh tế VN
là xuất phát từ hoàn cảnh và thực tiễn ở VN.

b. Tác động của thực trạng kinh tế VN đến việc lựa chọn mơ hình
Việt Nam vốn là một nước nơng nghiệp chưa trải qua giai đoạn phát
triển kinh tế hàng hoá. Nền sản xuất truyền thống của VN là sản suất nhỏ, tự
cung, tự cấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lúa nước. Bình quân ruộng đất
rất thấp tồn tại nhiếu hình thức sở hữu. Trải qua 30 năm phát triển và xây
dựng(1945-1975), nền kinh tế VN về cơ bản vẫn nằm trong tình trạng chậm
phát triển, năng suất lao động thấp, mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung
phi thị trường kiểu Xơ Viết tiếp tực kìm hãm VN trong trạng thái lạc hậu.
Do quản lý bằng mệnh lệnh chính sách, Nhà nước can thiệp trực tiếp
hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước đưa ra quyết định sản xuất cái gì ,
cho ai, như thế nào, nắm quyền phân phối của cải, đã tách rời sản xuất khỏi
nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế.Làm cho doanh nghiệp khơng
có quyền tự chủ dẫn đến các doanh nghiệp khơng tìm tịi sáng tạo mà ỷ lại
vào Nhà nước. Nhà nước thường xuyên bù lỗ cho các doanh nghiệp. Chúng ta
8


đã coi nhẹ quy luật giá trị dưới CNXH mà khơng phân tích điều kiện đất
nước, coi nhẹ quan hệ hàng tiền thậm chí cịn như phủ nhận nó…Vì thế việc
chuyển sang nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi khách quan bức bách của
đời sống kinh tế. Và đại hội Đảng VI đã xác định “nền kinh tế nước ta đi theo
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan”
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghãi tại
Việt Nam
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận.
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở

thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát
nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt
Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng
kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít
quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại
những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ
gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm
2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam
kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất
khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.

9


Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội.
Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm
1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng
điều tra dân sớ Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi
thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương
trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang
hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em
bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng
suất bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy
đủ. Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á - Thái Bình

Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù chỉ số Vốn nhân
lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn
tồn tại sự chênh lệch trong nội bội quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân
tộc thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ
năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7
(trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời
gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73
- cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo
hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày
một tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn
tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5
lần.

10


2.2. Một số hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
2.2.1. Nền kinh tế kém hiệu quả sức cạnh tranh cịn yếu.
Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm theo hướng CNH-HĐH, gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu đầu tư
nhiều bất hợp lý, tình trạng bao cấp và bảo hộ nặng. Đầu tư của Nhà nước cịn
thất thốt và lãng phí. Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP và
GDP bình quân đầu người, nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ,
kim nghạch xuất-nhập khẩu … không đạt chỉ tiêu do đại hội VIII đề ra. Nhìn
chung năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp , thủ công nghiệp thiếu thị trường
tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh. Rừng

và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng. Nạn buôn lậu, làm hàng giả,
gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội . Hệ thống tài
chính ngân hàng cịn yếu kém và thiếu lành mạnh. Cơng tác quản lý, điều
hành cịn nhiều vướng mắc và thiếu sót.
2.2.2. Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và
phát triển LLSX.
Nhà nước. Kinh tế Nhà nước chưa được dổi mới tương xứng với vai trò
chủ đạo, kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổi các hợp tác xã theo
luật ở nhiều nơi cịn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Các thành phần kinh
tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng, và yên tâm
đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý,
chưa thúc đẩy tiết kiệm , tăng năng suất, kính thích đầu tư phát triển, chênh
lệch giàu nghèo tăng nhanh.

11


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TẠI NƯỚC TA
3.1. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế phát triển với tư cách là những bộ phận cấu
thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
- Một là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sử dụng tư
liệu sản xuất của tồn dân bằng cách lựa chọn các hình thức kinh tế phù hợp.
- Hai là, tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp
với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới. Phương hướng chủ yếu
hiện nay là thành lập một số tổng công ty, tập đồn kinh doanh lớn, có uy tín
tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo thế và lực để phát triển, đủ sức cạnh tranh

trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong quan hệ kinh tế với nước ngồi.
Đối với các doanh nghiệp nhận thấy khơng cần thiết hoặc thua lỗ kéo dài,
khơng có khả năng vươn lên, thì chuyển sang hình thức sở hữu khác, cho
thuê, bán, khoán hoặc giải thể.
- Ba là, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực quan trọng mà các thành phần kinh tế khác không đủ
điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh như: kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất thương
mại, dịch vụ quan trọng, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh…
3.2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập đồng
bộ các loại thị trường.
Xúc tiến việc hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc tạo
lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Coi trọng
12


công tác tiếp thị và tổ chức thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách
nhiệm kinh doanh, giảm đến mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện công khai, minh bạch trong
kinh doanh, phát triển mạnh thị trường hàng hoá, dịch vụ, khắc phục tình
trạng kinh doanh trái phép, trốn thuế, tổ chức và quản lý tốt việc thuê mướn
và sử dung lao động. Quản lý chặt chẽ việc sử dung ruộng đất và thị trường
bất động sản, hoàn thiện thị trường tiền tệ, xây dựng thị trường vốn và thị
trường chứng khoán.
3.3. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước thực hiện tốt chức năng định hướng sự phát triển kinh tế,
kiểm kê và kiểm soát mọi hoạt động kinh tế - xã hội , tạo lập khuôn khổ và hệ
thống nhất quán, trực tiếp đầu tư vào một lĩnh vực thiết yếu, nhất là kết cấu hạ
tầng tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phat

đạt, hạn chế các hiện tượng tiêu cực…
Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta thì Nhà nước cần:
Tiêu chuẩn hố hệ thống cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước từ
trung ương đến địa phương, thực hiện nghiêm túc công tác phê và tự phê
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có trình độ, năng lực
và phẩm chất đạo đức mới.
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo cơ chế mới, khẩn trương
xoá bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, nhiều tầng, nhiều cửa, vịng vèo…
vì chính chúng tạo điều kiện cho tham nhũng, cửa quyền, ách nhiễu dân.
Công khai và dân chủ trong phân bố ngân sách, kinh phí duyệt các
chương trình dự án đầu tư, tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra, bảo đảm

13


làm việc theo pháp luật, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý vốn trong doanh
nghiệp Nhà nước, chấn chỉnh chế độ thơng kê, kiểm tốn, kế tốn.
Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ tham nhũng, loại bỏ kẻ
tham nhũng ra khỏi bộ máy Nhà nước, nâng cao khung hình phạt tội tham
nhũng, giải quyết kịp thời có hiệu quả các vụ khiếu kiện của dân.
Tiếp tục cải tiến chế độ tiền lương, bảo đảm cho công chức Nhà nước
có thể sống bằng lương, đảm bảo cơng bằng xã hội.

14


PHẦN III: KẾT LUẬN
Từ thực tiễn trong nước và quốc tế những năm qua, có thể thấy việc
xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên

CNXH ở nước ta. Đây là vấn đề có tính nền tảng mà mỗi cán bộ, đảng viên và
nhân dân cần hiểu đúng, để xây chắc niềm tin.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
khơng chỉ là vấn đề mang tính tất yếu của cơng cuộc đổi mới mà cịn là sự
đúng đắn về nguyên tắc, quan điểm của Ðảng, đồng thời là đòi hỏi của thực
tiễn phát triển đất nước; khơng chỉ là nền móng bảo đảm độc lập, tự chủ về
kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phịng, an ninh mà cịn là điều kiện căn bản và
mơi trường rộng mở tối ưu bảo đảm cho sự phát triển năng động, mạnh mẽ và
bền vững của nền kinh tế gắn chặt với cơng bằng xã hội và vì mục tiêu tiến bộ
xã hội, xét trên cả hai bình diện đối nội và hội nhập kinh tế quốc tế một cách
chủ động, hiệu quả. Ðó cũng là sự thể hiện ưu thế tuyệt đối của chế độ xã hội
ta khi xem kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, công cụ hữu hiệu để xây
dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ nhân dân so với các chế độ xã hội khác
cũng phát triển kinh tế thị trường.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen: Sđd 2014
2. Văn kiện đại hội đảng lần thứ IX, X, XI.
3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê Nin. Bộ giáo dục và đào tạo, NXB giáo
dục, HN 2015 tái bản 2019.
4. Giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế, NXB thống kê 2013.
5. Tạp chí:
6. C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Tồn tập, NXB chính trị quốc gia HN 2009.
7. />
16




×