Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận cao học, bản chất giai cấp công nhân của đảng cộng sản việt nam cầm quyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.41 KB, 43 trang )

A. MỞ ĐẦU
Nếu như trước đây, nhân dân ta giành được thắng lợi từ những cuộc
khởi nghĩa của tầng lớp nhân dân để thành lập một nhà nước quân chủ
chuyên chế mà đứng đầu là vua. Những cuộc khởi nghĩa đó đã đề cao vai
trị sứ mệnh lịch sử của những người nông dân chân chất thật thà. Họ
không được trang bị vũ khí, lý luận. Họ chỉ biết tham gia nhiệt tình với
cách mạng để chống kẻ thù xâm lược dù chưa quen cung ngựa, chưa biết
đến trường nhung nhưng họ vẫn làm nên lịch sử. Điều này thể hiện rất rõ
bản chất cách mạng và bản chất giai cấp của một nhà nước phong kiến
Việt Nam lúc bấy giờ.
Thì ngày nay, nhà nước ấy được thay thế bằng một nhà nước theo
một chế độ xã hội khác, một kiểu nhà nước mới ra đời-một nhà nước xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Mà người trực tiếp thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy lại là giai cấp công nhân
– một lực lượng tiên tiến nhất được trang bị vũ khí lý luận cách mạng
khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây, họ mang
nặng trên vai sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Thật vậy, như mọi vật khác trong xã hội, nó có thể thay đổi từ hình
thức này sang hình thức khác nhưng xét về bản chất, nó vẫn khơng thay
đổi. Bản chất giai cấp công nhân Việt Nam cũng thuộc phạm trù lịch sử
xã hội và mang tính chất thời cuộc sâu sắc, được đánh dấu bằng sự kiện
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2/3/1930, đã khẳng định là Đảng của giai
cấp cơng nhân Việt Nam. Từ đó, Đảng cơng khai tun bố bản chất của
giai cấp mình, ln phấn đấu, giữ vững, nâng cao bản chất đó trong mỗi
thời đại cách mạng. Đặc biệt là ngay từ khi cách mạng Tháng Tám 1945
thành cơng, cách mạng Việt Nam giành được chính quyền Đảng ta trở
thành đảng cầm quyền, đảng duy nhất cầm quyền đảm nhiệm sứ mệnh

1



nặng nề là lãnh đạo nhà nước và cả xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân
tộc và các thành quả cách mạng đã giành được.
Đây là sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng
Đảng và vận dụng vào hoàn cảnh nước ta. Sự phát triển đó đã đề xuất một
khả năng kết hợp mới, khả năng kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin, hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân với phong trào yêu nước triệt để. Phong trào
yêu nước đứng trên lập trường giai cấp công nhân. Phong trào công nhân
với phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khơng đối lập
nhau. Phong trào cơng nhân vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân
tộc, kẻ thù của giai cấp cũng chính là kẻ thù của dân tộc. Do đó, phương
hướng phát triển của phong trào yêu nước là XHCN để tiến dần lên
CSCN.
Trong hoạt động thực tiễn tăng cường xây dựng đảng về chính trị,
tư tưởng, tổ chức, hoạt động tăng cường xứng đáng là đảng của giai cấp
công nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện Đảng tiến
hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước và trước hết là đổi mới tư duy.
Trong quá trình xây dựng Đảng đến nay, đảng ta ln khẳng định Đảng
Cộng sản Việt nam là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và phấn đấu
nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Thời đại ngày nay, chủ nghĩa u nước chân chính khơng được tách
rời chủ nghĩa xã hội, lập trường dân tộc đúng đắn không được tách rời lập
trường giai cấp công nhân. Sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào cơng nhân và phong trào yêu
nước có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng ta, làm cho Đảng ta ngay từ đầu
đã mang bản chất của một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt
Nam cầm quyền.
Cũng trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta lại càng nâng cao năng lực
và sức chiến đấu của đảng, tức là nâng cao bản chất cách mạng của giai

2



cấp công nhân ngày càng mạnh hơn xứng đáng là lực lượng tiên phong
của phong trào cách mạng.
Nghiên cứu về bản chất giai cấp cơng nhân đã có rất nhiều nhà lý
luận đề cập đến bằng nhiều hình thức khác, bằng quan điểm, lập trường
khác nhau
Đối với bài viết này cũng vậy, bằng phương pháp logic lịch sử,
phân tích, tổng hợp, phân tích so sánh đối chiếu tơi cũng đi vào nghiên
cứu về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm
quyền. Về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài này, tôi cũng ch ỉ dám phản ánh
ở một khía cạnh nhỏ về “Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản
Việt Nam cầm quyền hiện nay” và cũng chỉ mức độ đóng góp nhỏ để học hỏi
thêm.
Do thời gian và trình độ bản thân có hạn nên chưa thể đi sâu hơn
được nữa. Nếu có gì chưa được thoả đáng mong các đồng nghiệp bổ sung
thêm để nội dung này được phong phú và có sức thuyết phục hơn.
Đề tài này được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời bản chất giai
cấp công nhân của đảng cầm quyền.
Chương 2: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng cộng sản Việt
Nam cầm quyền hiện nay.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhầm
nâng cao bản chất giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI BẢN CHẤT
GIAI CẤP CÔNG NHÂN CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN
1.1. Quan điểm về giai cấp công nhân:
Qua lịch sử phong trào đấu tranh giai cấp trên thế giới, các nhà kinh
điển đã đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm về lịch sử đấu tranh
giai cấp của các dân tộc. Họ đều cho rằng: chỉ có giai cấp công nhân là
giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất, xứng đáng là người tiên phong
dẫn đường cho mọi cuộc cách mạng.
- Do đó, từ quan điểm của Mác và Ănghen, và sau này kế thừa là
Lênin đều có quan điểm chung về giai cấp cơng nhân đó là: “Giai cấp
công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội. Nhưng
giai cấp công nhân chỉ thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi nó tự
tổ chức ra được chính đảng độc lập của nó, đó là Đảng cộng sản”
- Theo từ điển chính trị, bàn về giai cấp vơ sản thì cho rằng: “Giai
cấp công nhân làm thuê trong xã hội tư bản chủ nghĩa, gồm những người
khơng có tư liệu sản xuất, và do đó, phải bán sức lao động của mình cho
những người có tư liệu sản xuất, tức là bọn tư bản. Giai cấp vô sản cùng
với những người lao động khác sản xuất ra mọi của cải vật chất cơ sở của
sự tồn tại xã hội. Trong quá trình sản xuất, giai cấp vơ sản tạo ra giá trị
thặng dư bị bọn tư bản chiếm lấy và giá trị thặng dư trở thành nguồn làm
giàu cho bọn chúng.
Giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất triệt để cách mạng trong xã hội
tư bản chủ nghĩa. Do trình độ giác ngộ giai cấp của nó, giai cấp vơ sản
cao hơn hẳn mọi tầng lớp lao động khác trong xã hội. Gắn liền với hình
thức kinh tế tiên tiến nhất là nền đại sản xuất, giai cấp vô sản lớn lên từ
năm này qua qua năm khác. Lao động trong nền sản xuất, giai cấp vô sản
4


dễ tổ chức lại và có năng lực hơn cả trong những hành động tập thể, tự

giác. Tự giải phóng mình, giai cấp vơ sản đồng thời giải phóng tất cả
những người lao động, vì nó tiêu diệt chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và
do đó, tiêu diệt mọi sự bóc lột. Vì thế, chỉ có giai cấp vơ sản là có khả
năng hồn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại: đào huyệt chôn giai cấp tư sản và
thiết lập xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa”.
- Theo “Thường thức chính trị” của Hồ Chí Minh: “Tất cả những
người khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, là công
nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nơng nghiệp, bất
kỳ họ làm cơng việc gì, cũng đều thuộc về giai cấp công nhân.
Chủ chốt của giai cấp ấy, là những cơng nhân ở các xí nghiệp như:
nhà máy, hầm mỏ, xe lửa, v.V…Những công nhân thủ công nghệ, những
người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông…. Cũng thuộc về bản chất
giai cấp công nhân. Nhưng chỉ cơng nhân cơng nghệ là hồn tồn đại biểu
cho các đặc tính của giai cấp cơng nhân. Đặc tính cách mạng của giai cấp
công nhân là: kiên quyết, triệt để, có tổ chức, kỷ luật. Lại vì là giai cấp
tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản
và đế quốc để xây dựng một xã hội mới, giai cấp cơng nhân có thể thấm
nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác Lênin. Đồng
thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác.
1.2. Q trình hình thành và phát triển giai cấp cơng nhân của
học thuyết Mác- Lênin:
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân:
Trong lịch sử đấu tranh tự giải phóng, giai cấp cơng nhân với tư
cách là giai cấp có lợi ích căn bản đối lập với giai cấp tư sản, đã khơng
ngừng nâng cao trình độ giác ngộ, ý thức giai cấp, sáng tạo ra hình thức
đấu tranh đa dạng chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Tham
gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sôi động của giai cấp công nhân,
các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ phát hiện ra sứ
5



mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân mà cịn vạch ra những quy luật cơ
bản nhất-quy luật từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác, quy định sự
vận động phát triển của phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế.
Nhìn lại tiến trình lịch sử của phong trào cơng nhân quốc tế có thể
thấy, giai cấp vơ sản ra đời là một q trình lâu dài, từ tầng lớp vô sản đầu
tiên đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện đại. Vào thế
kỷ thứ XIV-XV, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành ở
một số nước Châu Âu, q trình tích luỹ ngun thuỷ tư bản chủ nghĩa
diễn ra làm xuất hiện lao động làm thuê tư bản chủ nghĩa. Lớp người lao
động này từng bước bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất chủ yếu trở thành
người tư do bán sức lao động để kiếm sống. Đó chính là những người vơ
sản đầu tiên.
Họ là những người chủ yếu làm ra của cải cho xã hội nhưng lại phải
sống trong cảnh nghèo khó. Trong sản xuất họ là giai cấp phụ thuộc và
trong phân phối lao động họ là giai cấp bị bóc lột dưới hình thức bóc lột
giá trị thặng dư. Là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp và được
nền đại công nghiệp rèn luyện. Giai cấp cơng nhân có tính tổ chức kỷ luật
cao và có điều kiện thuận lợi tập hợp lực lượng kiên quyết đấu tranh
chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, có khả năng đoàn kết quần
chúng lao động đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa tư bản.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra
ngay từ khi nó mới ra đời. Cuộc đấu tranh đó diễn ra từ thấp đến cao, từ
đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đấu tranh tự phát đến đấu
tranh tự giác. Điều này được chứng minh vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII
đến những năm 40 của thế kỷ XIX, những cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân diễn ra sơi nổi và ngày càng mang tính quần chúng rộng rãi. Từ
những yêu sách kinh tế thuần tuý, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
đã bắt đầu hướng tới mục tiêu chính trị rõ nét. Tiêu biểu là năm 18311834, cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyon-Pháp đã tiến
6



hành hai cuộc khởi nghĩa chống lại giới tư bản chủ nghĩa. Nếu năm 1831
họ giương lên lá cờ đen với dịng chữ “sống có việc làm hay chết trong
đấu tranh” thì năm 1834 lá cờ đỏ mà họ giương cao với dịng khẩu hiệu
chính trị”nền cộng hồ hay là chết”. Năm 1844, công nhân thành phố dệt
XiLêdi-Đức vùng lên đấu tranh, tiến hành đập phá máy móc, đốt kho tàng
nhà xưởng của nhiều chủ tư bản. Ở Anh, phong trào Hiến chương diễn ra
suốt từ năm 1835-1850 đòi cải cách chế độ tuyển cử và dân sinh. Đây là
phong trào mang tính chính trị đầu tiên của giai cấp cơng nhân Anh trực
tiếp tiến cơng vào chính quyền của giai cấp tư sản.
1.2.2. Bước chuyển biến về hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân:
Mặc dù những cuộc đấu tranh trên đều thất bại, song chúng đánh
dấu những bước chuyển biến quan trọng của giai cấp công nhân, từ chỗ lệ
thuộc vào giai cấp tư sản đến chỗ độc lập về chính trị và đối lập với giai
cấp tư sản; từ chỗ chỉ biết đấu tranh kinh tế đến chỗ sử dụng đấu tranh
chính trị, từ chỗ đấu tranh rời rạc lẻ tẻ đến chỗ Hành động có tổ chức khá
thống nhất trên phạm vi rộng lớn. Giai cấp cơng nhân đã đứng lên trên vũ
đài chính trị như một lực lượng độc lập với những yêu sách riêng của
mình. Hơn nữa giai cấp cơng nhân tự thể hiện là giai cấp có tính tổ chức
nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất trong số các giai Tầng bị áp
bức.
Tuy nhiên, xét trên mọi phương diện những cuộc đấu tranh độc lập
đầu tiên của giai cấp công nhân đến nửa đầu thế kỷ XIX vẫn mang tính tự
phát. Nghĩa là về cơ bản vẫn mang tính bản năng, hướng tới những mục
tiêu ngắn hạn trước mắt như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời
sống và làm việc, phản đối giá lương thực, thực phẩm đắt đỏ…
Tính tự phát trong phong trào cơng nhân thời kỳ khởi đầu được quy
định trước hết và chủ yếu là bởi trình độ nhận thức của giai cấp cơng nhân
cịn hạn chế. Họ chưa nhận rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, chưa phân


7


biệt rõ máy móc với việc sử dụng máy móc theo kiểu tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt họ chưa nhận thấy được kinh nghiệm lịch sử của giai cấp mình.
Mặc dù vậy, những cuộc đấu tranh quy mô lớn đầu tiên đã giáo dục,
rèn luyện giai cấp công nhân nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, rèn
luyện ý chí và phương pháp đấu tranh, là cơ sở để họ nhận rõ sức mạnh
đồn kết của giai cấp mình trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và
chế độ tư bản chủ nghĩa.
Kinh nghiệm lịch sử cả những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên đã
chỉ cho giai cấp công nhân thấy rằng để giành thắng lợi trước giai cấp tư
sản thì tất yếu phải tiến hành đấu tranh với trình độ cao hơn trên cơ sở
nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về đối tượng, mục tiêu, lưc lượng
đấu tranh thích hợp. Nghĩa là giai cấp cơng nhân phải đoạn tuyệt với các
cuộc đấu tranh mang tính tự phát để chuyển sang đấu tranh ngày càng
mang tính tự giác cao.
1.2.3. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân:
Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, sự trưởng thành của phong trào
công nhân đã đặt ra địi hỏi bức bách cần có lý luận khoa học cách mạng
dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng u cầu đó.
Với trí tuệ thiên tài và lập trường cách mạng kiên định triệt để của
mình. Mác Ănghen đã chắt lọc và kế thừa những tư tưởng tiến bộ triết học
cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp và những
thành tựu rực rỡ của khoa học tự nhiên để làm cuộc cách mạng vĩ đại
trong khoa học xã hội – chủ nghĩa xã hội khoa học – học thuyết cách
mạng và khoa học của giai cấp công nhân.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác Ănghen đã nhận ra rằng, chính
trong q trình đấu tranh tự giải phóng mình, giai cấp cơng nhân đồng

thời giải phóng cho tồn nhân loại.
Tháng 2-1848, Mác Ănghen đã viết tác phẩm: “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” đây là tác phẩm lý luận hoàn chỉnh, bao gồm cả ba bộ
8


phận hợp thành chủ nghĩa Mác: Triết học, kinh tế chính trị và cả chủ
nghĩa xã hội khoa học. Tác phẩm này đánh dấu sự chín muồi cho sự ra đời
của chủ nghĩa Mác. Đồng thời, đây cũng là cương lĩnh chính trị đầu tiên
của giai cấp cơng nhân.
Chủ nghĩa Mác ra đời là một cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học.
Với sự kết hợp chặt chẽ tính khoa học sâu sắc với tính cách mạng triệt để,
chủ nghĩa Mác nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng chính trị của giai cấp
vơ sản. Nó mở ra khả năng thực tế giải phóng giai cấp vơ sản về tư tưởng,
thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Đấu tranh tự phát và tự giác là hai cấp độ đấu tranh của phong trào
cơng nhân có mối quan hệ biện chứng, chuyển hố lẫn nhau và ln xen
kẽ với nhau, phản ánh trình độ phát triển nhận thức của giai cấp cơng
nhân. Vì vậy, ngay cả khi giành được chính quyền, trình độ nhận thức của
giai cấp công nhân nhất là nhận thức về lý luận và chính đảng của nó phải
thường xuyên được nâng cao và cập nhật. Sự nghiệp cách mạng của giai
cấp cơng nhân chỉ có thể thành cơng khi giai cấp công nhân nhận thức đầy
đủ, đúng đắn các quy luật khách quan, điều đó cũng có nghĩa là hành động
cách mạng của họ phải mang tính tự giác.
Kế tục sự nghiệp của Mác- Ănghen, Lênin đã phát triển một cách
tài tình cả ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác, giải quyết đúng đắn
về lý luận cũng như về thực tiễn các vấn đề đặt ra cho cách mạng vô sản ở
thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trong các tác phẩm được viết ở cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã bảo vệ và làm sáng tỏ học thuyết Mác trên
những nguyên lý cơ bản: sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư

bản, vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, chủ nghĩa quốc tế vô
sản, về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về liên minh công, nông, về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, về mối liên hệ giữa hồ bình, chiến tranh và
cách mạng. Theo quan điểm của Lênin, sự kết hợp lợi ích dân tộc với lợi
ích quốc tế là do quan hệ biện chứng vốn có của phong trào cơng nhân, là
9


biểu hiện giữa cái riêng và cái chung của cách mạng vô sản. Chủ nghĩa
quốc tế và chủ nghĩa yêu nước kết hợp với nhau trong cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân. Trong chủ nghĩa quốc tế hồ quyện tình u
tổ quốc, lịng tự hào dân tộc, lòng căm thù đối với những kẻ áp bức, lòng
mong muốn giải phóng nhân dân và cải tạo xã hội trên cơ sở công bằng và
tiến bộ.
LêNin đã đánh giá ý nghĩa to lớn của sự ra đời chủ nghĩa Mác: “Có
thể vắn tắt nêu cơng lao của Mác và Ănghen đối với giai cấp công nhân
như sau: Hai ông đã dạy cho cơng nhân tự nhận thức được mình và có ý
thức về mình và đem khoa học thay thế cho mộng tưởng”.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân
Việt Nam:
1. 3.1. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 ở Đà Nẵng,
đã làm cho tình hình xã hội ở Việt Nam bắt đầu rối ren về văn hoá, chính
trị, xã hội. Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập được bộ
máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt
tài ngun, bóc lột nhân cơng rẻ mạt, mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng
hố, do kết quả của việc tích cực mở rộng khai thác thuộc địa của Pháp
sau đại chiến thế giới thứ nhất để bù đắp những tổn thất do chiến tranh
gây ra ở cuộc khai thác lần thứ II với số vốn đầu tư trên quy mô lớn và tốc
độ nhanh. Khai thác thuộc địa Đông Dương, tư bản Pháp nắm lấy những

then chốt của nền kinh tế, nắm độc quyền nhà băng, nắm độc quyền phát
hành ngân phiếu, độc quyền ngoại thương, độc quyền giao thông vận tải,
những ngành sản xuất cơ bản, những nguồn lợi mấu chốt nhất ở Đông
Dương như cao su, than đá, lúa gạo, xi măng, gạch ngói… chúng thi hành
chính sách độc chiếm thị trường, dùng hàng rào thuế quan để ngăn chặn
hàng nhập từ nước ngoài vào. Các thứ thuế đều tăng 2-3 lần so với trước.
Chính sách độc quyền rượu, thuốc phiện, muối tạo một nguồn thu lớn cho
10


thực dân Pháp. Chúng thực hiện chế độ mộ phu cực kỳ man rợ, và ra sức
cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Do sự du nhập của phương thức sản
xuất chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi, quan hệ nơng
thơn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế
và tụ điểm dân cư mới, nhưng thực dân Pháp khơng du nhập phương thức
sản xuất TBCN một cách hồn chỉnh mà duy trì kết hợp quan hệ kinh tế
phong kiến để thu lợi siêu ngạch. Vì vậy, nước Việt Nam khơng thể phát
triển lên CNTB một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam trong
vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ
máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên
quan cai trị người Pháp ở cả Đông Dương và các miền, các bộ máy quản
lý Nhà nước, biến vua Nam triều thành bù nhìn tay sai. Chúng bóp nghẹt
tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của
dân tộc ta trong biển máu. Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm
độc ở cả ba kỳ, với mỗi kỳ là chế độ cai trị riêng, chia rẽ và gây thù hằn
dân tộc của cả 3 miền, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới.
Về văn hoá, chúng thi hành triệt để chính sách văn hố nơ dịch, gây
tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi
phong bại tục. Mọi hoạt động u nước đều bị cấm đốn, ngăn chặn chính

sách văn hố bên ngồi vào và thực hiện chính sách văn hoá ngu dân để
dễ bề thống trị và từ đó cũng diễn ra sự phân chia giai cấp ngày càng gay
gắt hơn. Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn 1000 năm cho dù thực
dân Pháp đi vào khai thác và bao trùm nhưng vẫn khơng xố bỏ được mà
vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa.
Do chính sách khai thác kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp,
giai cấp địa chủ càng bị phân hoá thành các bộ phận như tiểu, trung, đại
địa chủ, cũng có một số bộ phận sống trong hồn cảnh đất nước như vậy
nên cũng có tinh thần yêu nước và cũng có một số bộ phận lại làm tay sai
11


phản động. Giai cấp nông dân chỉ chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị 3 tầng
lớp áp bức như: Đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất
nặng nề. Ruộng đất bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt, bị tô cao thuế nặng
nên bị đẩy vào con đường bần cùng hố nên có một số bỏ đi làm thuê ở
đồn điền, một số gắn vào ruộng đất và chịu sự bóc lột của phong kiến, đế
quốc. Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt. Tuy vậy, họ vừa có yêu cầu độc
lập dân tộc, vừa có yêu cầu ruộng đất nên họ đấu tranh kiên cường mạnh
mẽ, là động lực to lớn kiên cường. Giai cấp nơng dân khi được tổ chức lại
và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng sẽ phát huy vai trị
cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam. Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp. Trước chiến tranh thế giới I mới chỉ là tầng
lớp nhỏ bé. Sau chiến tranh II họ đã lớn lên rất nhiều nhưng lại bị tư bản
Pháp chèn ép, cạnh tranh nên số lượng không nhiều, kinh tế nhỏ bé, thế
lực chính trị yếu đuối. Họ có 2 bộ phận là tư sản, mại bản, đó là những tư
sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc. Tư sản dân tộc là bộ phận đông
đảo, họ bị tư sản mại bản đế quốc chèn ép nên không thể phát triển được.
Đây là lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng

giải phóng dân tộc. Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác
nhau: tiểu thương, tiểu chủ, viên thức, tri thức, học sinh, sinh viên, người
làm thuê, tự do… Họ khác nhau về kinh tế và sinh hoạt, nhưng nhìn
chung địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn bị đe doạ, thất nghiệp. Họ
có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột,
khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng, đặc biệt là tầng lớp tri thức là tầng
lớp rất nhạy cảm với thời cuộc dễ tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ và canh
tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần, truyền thống của dân
tộc. Khi phong trào quần chúng công nông phát triển, họ bước vào trận
chiến đấu dân tộc ngày một đơng đảo và đóng một vai trị quan trọng
trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp này
12


là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự
do của dân tộc. Giai cấp cơng nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách
khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan
trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân xuất hiện đầu tiên vào cuối thế
kỷ XIX khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành
phần phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta. Trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp cơng nhân
đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II, giai cấp công nhân
phát triển nhanh chóng về số lượng từ 10 vạn năm 1914 tăng lên 22 vạn năm
1929, trong đó có hơn 53 nghìn cơng nhân mỏ và 81.200 cơng nhân đồn điền.
Có thể nói chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và
cả Đơng Dương nói chung là một chính sách thống trị chun chế về
chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa, kìm
hãm và nơ dịch về văn hố, giáo dục chứ không phải đem lại cho nhân sự
một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của sứ
mạng khai hố đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê,

họng súng, máy chém.
Nước Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc về văn hoá, xã
hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã
hội thuộc địa, mặc dù thực dân cịn duy trì một phần tính chất phong kiến,
song khi đã hình thành một chế độ thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo
chuyển động của xã hội đó.
Trong lịng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình
thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu
là mẫu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản
động. Sự thống trị, áp bức, bóc lột ngày càng tăng thì mâu thuẫn đó càng
sâu sắc, sự đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc ngày càng phát triển
mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Từ
13


những hồn cảnh tác động đó, đã diễn ra các phong trào yêu nước mạnh
mẽ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ như: phong trào Cần
Vương một phong trào đấu tranh vũ trang do vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết phát động đã mở cuộc tiến cơng trại lính Pháp ở cạnh Thành Huế
nhưng phong trào này thất bại, chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt
ra. Đầu thế kỷ XX Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên
ngoài chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc thiết lập
một nhà nước theo mơ hình qn chủ lập hiến. Ông lập ra hội Duy Tân
năm 1904, tổ chức phong trào Đông Du năm 1906-1908, chủ trương này
bị thất bại. Phan Châu Chinh chủ trương dùng những cải cách văn hố mở
mang dân trí, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ
nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm giàu cho đất nước, buộc thực dân

Pháp phải trao độc lập cho Việt Nam. Do những hạn chế về lịch sử, về
giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp
tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX khơng thể tìm được một
phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, nên chỉ sau khi một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Năm 1919-1923 Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư bản
và địa chủ; năm 1923 xuất hiện Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài
Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên; năm 1925-1926 đã diễn ra phong trào
yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới.
Năm 1927-1930 phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927-1930)
gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng; Ngày 9
-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm
một Bandanh (Bazin) tại Hà Nội; Ngày 9 -2 -1930, cuộc khởi nghĩa Yên
Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã n Bái với cuộc tiến cơng trại lính
Pháp của quân khởi nghĩa.
14


Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần
chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức
dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam nhưng
cuối cùng đều thất bị vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh
tế và chính trị nên khơng đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân
dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần
thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến
chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc

theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.
1.3.2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc phát triển giai cấp
công nhân ở Việt Nam:
Tính u cầu cấp bách buộc phải tìm một con đường cứu nước mới,
bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, tháng6/1911, Nguyễn
Ái Quốc lên đường sang các nước phương Tây- nơi có khoa học phát
triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào để trở về
tổ quốc giúp đồng bào cởi ách xiềng xích nƠ lệ. Trong quá trình tìm
đường cứu nước, Người đã nhận thức sâu sắc rằng sự nghiệp cứu nước là
sự nghiệp của nhiều người, của đông đảo quần chúng nhân dân, của cả
dân tộc chứ không phải là công việc của một vài người, của một số người
ít ỏi, cũng khơng phải là riêng của giai cấp vơ sản. Hơn nữa cịn phải có tổ
chức để tập hợp, lãnh đạo giai cấp vơ sản, nhân dân lao động và của cả
dân tộc gắn với cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới ngày càng
mở rộng, mạnh mẽ, ngày càng giành được thắng lợi nhiều hơn, lớn hơn
để đi đến thắng lợi cuối cùng. Do đó, trước khi đi đến với chủ nghĩa MácLênin, tìm thấy học thuyết Mác –Lênin về Đảng Cộng sản, Người đã tham
15


gia cơng đồn hải ngoại ở Anh trong thời gian 1914-1917, đã liên kết và
ngày càng mở rộng sự liên kết với những người Việt Nam yêu nước ở
Pháp từ cuối năm 1917 trở đi, sau khi người đến Pari vào năm 1920 ra
nhập vào Đảng xã hội Pháp là Đảng chính trị duy nhất lúc đó ở Pháp đặt
ra mục tiêu đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vơ sản và của những người
lao động. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước thông qua Bản Sơ thảo
Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa vào giữa năm
1920, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành quốc tế III và đã xác lập Đảng Cộng
sản Pháp vào cuối tháng 12/1930, đây là một lẽ đương nhiên là sự phát
triển logic tất yếu của tư duy Nguyễn Ái Quốc kết thúc 15 năm tìm đường
cứu nước để bước vào thời kỳ mới- thời kỳ chuẩn bị tích cực cho thành

lập Đảng Cộng sản Việt Nam-thời kỳ dẫn đường cho cả dân tộc Việt
Nam. Vào những năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp,
Người đã ra nhập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp những người ở
thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Trong
thời gian ở Pháp, Người đã viết nhiều tác phẩm như Người cùng khổ, Đời
sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp… được xuất bản đầu tiên ở
Pari vào năm 1925. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động tác phẩm đã
tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tầy trời của thực dân
Pháp đối với các nước dân tộc và thuộc địa. Nhân dân ta trước hết là
những nhà tiểu tư sản trí thức yêu nước tiến bộ, nhờ tác phẩm đó và các
bài viết khác của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ ấy mà hướng tới con
đường cách mạng của Người để đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc của nhân dân Việt Nam. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp
đi Matxcơva để tham dự Hội nghị quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp
học tập, nghiên cứu kinh nghiệm Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Lênin.
Trong hội nghị quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng
sản, Nguyễn Ái Quốc đề cập đến hai vấn đề quan trọng đó là: Tăng cường
mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong
16


trào cách mạng ở các nước thuộc địa và vấn đề nông dân ở Các nước
thuộc địa. Ngày 11/11/1924, Nguyến Ái Quốc đến Quảng Châu-Trung
Quốc. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên,
Ấn Độ, …thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Tháng 6/1925,
Người thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, đây là
bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1927 đến 1929, Người mở nhiều lớp
huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách
mạng Việt Nam. Sau các khố học, một số đồng chí được chọn đi học ở

trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, một số được cử đi
học Trường quân sự Hồng Phố, cịn phần lớn trở về nước để truyền bá lý
luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân.
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp
đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường Cách
mệnh. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc vạch ra những phương
hướng cơ bản về chiến lược và sách lược cho cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam.
Vào đầu năm 1929, có ba Tổ chức Cộng sản ở Việt Nam ra đời là:
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản đảng (8/1929),
Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929). Chỉ trong vồng bốn tháng, ở
Việt Nam có ba Tổ chức ra đời, chứng tỏ xu thế thành lập Đảng Cộng sản
trở thành xu thế tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Các Tổ chức
Cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở ở nhiều địa phương trong
cả nước và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh cho quần chúng.
Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông
dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp đoạt ruộng đất, bãi khoá của
học sinh sinh viên, tiểu thương… thành một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ.

17


Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ địi hỏi
phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt
động riêng rẽ của ban Tổ chức Cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh
của phong trào bị phân tán. Điều đó khơng phù hợp với lợi ích của cách
mạng và nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản. Và Nguyễn Ái Quốc đã
xuất hiện đúng lúc để thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng
sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, đáp ứng đòi hỏi bức thiết mà cách mạng

Việt Nam đang đặt ra. Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng đã được
mở ra từ đó.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự chuẩn bị tất yếu đầu
tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến
trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng thắng lợi
của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ.
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, người Việt Nam u nước tiên tiến
đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu
cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại. Người đã tiếp
thu và phát triển học thuyết Mác-Lênin về cách mạng và thuộc địa, xây
dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền
bá lý luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức,
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra Cương lĩnh chính trị đúng
đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng
Cộng sản Việt Nam thành một đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu
sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt
Nam, để lãnh đạo cho nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

18


CHƯƠNG 2:
BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN HIỆN NAY
2.1. Vị trí, tầm quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam
Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam đang gánh vác một nhiệm
vụ rất vĩ đại trước lịch sử nước ta, trước dân tộc và trước phong trào công

nhân quốc tế. Ngay từ khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt
Nam được hoàn toàn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hồ ra đời,
Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng cầm quyền. Điều này
được chứng minh rõ ở các giai đoạn lịch sử của đất nước như: ở Miền bắc,
giai cấp công nhân nước ta thông qua Đảng của mình đã và đang lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ
khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở Miền Nam và chiến
tranh phá hoại ở Miền Bắc giai cấp công nhân ta lại lãnh đạo nhân dân ta
kháng chiến chống Mỹ xâm lược, bảo vệ Miền Bắc giải phóng Miền Nam,
tiến tới thống nhất đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ hồ bình ở Đơng
Nam Á và thế giới.

19


Sứ mệnh lịch sử vơ cùng to lớn địi hỏi chúng ta, mỗi người công
nhân Việt Nam phải hiểu rõ vai trị lịch sử của giai cấp mình đối với cách
mạng sự nghiệp của dân tộc ta, đối với sự phát triển của cách mạng thế
giới. Sứ mệnh lịch sử vơ cùng to lớn đó nếu khơng hiểu rõ điều ấy thì dù
là cơng nhân thật sự chúng ta chưa hẳn đã là những công nhân giác ngộ
cách mạng, dù là đảng viên đi nữa chúng ta chưa hẳn đã là người cộng sản
chân chính.
Sinh ra và lớn lên trong một đất nước nửa phong kiến, nếu so với
giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển thì giai cấp
cơng nhân nước ta cịn trẻ và nhỏ bé. Mặc dù vậy, giai cấp công nhân
nước ta có một vai trị quyết định trong cách mạng Việt Nam.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất công
nhân quốc tế. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân nước
ta ta cũng như giai cấp công nhân quốc tế là giai cấp kiên quyết nhất, có ý
thức tổ chức kỷ luật cao nhất, đồng thời có những đặc điểm riêng do q

trình hình thành và phát triển của nó tạo nên.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam ta trưởng thành trước giai cấp tư sản
dân tộc. Nó sinh ra và lớn lên khơng phải từ khi có thành phần kinh tế tư
bản chủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc mà ngay khi có sự khai thác đầu
tiên của tư bản nước ngồi trên đất nước ta.
Trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cơng đồn thường hình
thành trước khi có chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, và ngay
trong các tổ chức cơng đồn cịn có cơng đồn vàng do giai cấp tư sản
nắm và gieo rắc tư tưởng cải lương trong hàng ngũ công nhân. Bọn tư bản
độc quyền thường lấy một phần lợi nhuận siêu ngạch ở thuộc địa để nặn
ra, mua chuộc và nuôi nấng một tầng lớp công nhân quý tộc. Bọn này đã
trở thành tơi tớ chun làm chính trị cho giai cấp tư sản trong các tầng lớp
công nhân để phá hoại phong trào cách mạng của giai cấp công nhân.

20



×