Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu các quy trình vận hành chuẩn phục vụ điều tra khảo sát ô nhiễm đất và nước dưới đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 128 trang )



TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ CẢI THIỆN MƠI TRƯỜNG

SỔ TAY
Lấy mẫu và khoanh vùng
ơ nhiễm mơi trường do hoá chất
bảo vệ thực vật tồn lưu
Các quy trình vận hành chuẩn phục vụ điều tra
khảo sát ơ nhiễm đất và nước dưới đất

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG........................................... 11
1.0. Giới thiệu............................................................................... 11
1.1. Thiết bị an toàn và cứu thương.............................................. 12
SOP 1.1.1 - Thiết bị an toàn và cứu thương.......................... 12
1.2. Quy định về an toàn lao động................................................ 15
SOP 1.2.1. Quy định về an toàn lao động............................. 15
SOP 1.2.2. Phương pháp cấp cứu khi nhiễm độc................. 18
1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp............................ 21
SOP 1.3.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp......... 21
1.4. Họp và phổ biến thơng tin về an tồn lao động..................... 26
SOP 1.4.1. Họp nội bộ.......................................................... 26
SOP 1.4.2. Họp phổ biến công việc hàng ngày.................... 27
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ


TẠI HIỆN TRƯỜNG..................................................................... 29
2.0. Giới thiệu............................................................................... 29
2.1. Các kỹ thuật quan sát, ghi chép và quản lý dữ liệu............... 31
SOP 2.1.1 - Hướng dẫn lập nhật ký hiện trường.................. 31
SOP 2.1.2 - Xác định thành phần cơ giới đất....................... 34
SOP 2.1.3 - Quan sát bằng cảm quan................................... 39
SOP 2.1.4 - Quan sát váng bằng khay/máng........................ 41
5


SOP 2.1.5 - Mô tả phẫu diện đất dọc theo chiều lỗ khoan.... 42
SOP 2.1.6 - Quản lý dữ liệu.................................................. 44
2.2. Ngăn ngừa thiệt hại cho các cơng trình ngầm....................... 45
SOP 2.2.1 - Quy trình chung nhằm ngăn ngừa thiệt hại ............
cho các cơng trình ngầm....................................................... 45
2.3. Phương pháp khoan đất......................................................... 46
SOP 2.3.1 - Phương pháp khoan đất..................................... 46
2.4. Lắp đặt giếng quan trắc......................................................... 55
SOP 2.4.1 - Lắp đặt giếng quan trắc..................................... 55
SOP 2.4.2 - Lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất có ..............
màng LNAPL (Chất lỏng nhẹ khơng phân pha với nước).... 61
SOP 2.4.3 - Lắp đặt giếng quan trắc để đo độ thấm nước ...........
của đất................................................................................... 62
SOP 2.4.4 - Rửa giếng trước khi lấy mẫu nước dưới đất...... 62
2.5. Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu đất........ 66
SOP 2.5.1 - Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy .............
mẫu đất.................................................................................. 66
SOP 2.5.2 - Tiêu tẩy độc cho thiết bị.................................... 67
CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG............................. 69
3.0. Giới thiệu............................................................................... 69

3.1. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho đất......................... 71
SOP 3.1.1 - Đo độ thấm của đất........................................... 71
3.2. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho nước (dưới đất).... 76
SOP 3.2.1 - Đo mực nước dưới đất...................................... 76
SOP 3.2.2 - Đo độ dày của màng nổi LNAPL...................... 89
SOP 3.2.3 - Đo độ dẫn điện trong nước dưới đất ngoài ..............
hiện trường............................................................................ 83
6


SOP 3.2.4 - Đo độ pH trong nước dưới đất.......................... 84
3.3. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho mẫu khí đất
và khí bãi rác......................................................................... 86
SOP 3.3.1 - Lấy mẫu khí đất sử dụng PID........................... 86
SOP 3.3.2 - Đo các thành phần dễ bay hơi trong đất dùng PID...87
SOP 3.3.3 - Lấy mẫu hiện trường cho khí đất sử dụng .....................
ống đo nhanh Dräger............................................................ 88
CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT... 93
4.0. Giới thiệu............................................................................... 93
4.1. Lấy mẫu đất........................................................................... 95
SOP 4.1.1 - Lấy mẫu đất....................................................... 95
SOP 4.1.2 - Lấy mẫu đất tổ hợp tại hiện trường................... 99
SOP 4.1.3 - Lấy mẫu để phân tích các chất dễ bay hơi .............
dùng ống lấy mẫu kín........................................................... 100
4.2. Lấy mẫu nước dưới đất.......................................................... 102
SOP 4.2.1 - Lấy mẫu nước dưới đất..................................... 102
SOP 4.2.2 - Lấy mẫu giếng nước ăn..................................... 110
4.3. Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu................................................. 113
SOP 4.3.1 - Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu đất và nước dưới đất.... 113
SOP 4.3.2 - Chứa và bảo quản mẫu nước dưới đất............... 114

4.4. Kiểm sốt chất lượng q trình xử lý mẫu............................ 117
SOP 4.4.1 - Kiểm soát chất lượng quá trình xử lý mẫu........ 117
SOP 4.4.2 - Quy trình lưu ký................................................ 118
SOP 4.4.3 - Lưu trữ và vận chuyển mẫu............................... 119
PHỤ LỤC. Các biểu mẫu, phiếu ghi chép khảo sát..................... 121
7



GIỚI THIỆU
Sổ tay hướng dẫn lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do
hóa chất BVTV tồn lưu là tài liệu bổ trợ cho bộ Hướng dẫn kỹ thuật
Quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực
vật tồn lưu. Sổ tay này được xây dựng trong khuôn khổ hoạt động của
dự án “Xây dựng năng lực nhằm Loại bỏ Hóa chất BVTV POP tồn
lưu tại Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP)
thơng qua Quỹ Mơi trường tồn cầu (GEF) tài trợ.
Tài liệu này bao gồm những Quy trình vận hành chuẩn - Standard
Operation Procedures (hay gọi tắt là SOP). Những SOP này được xây
dựng dựa trên những kinh nghiệm của các tư vấn quốc tế Dự án cũng
như những hướng dẫn điều tra chất lượng môi trường đất, nước dưới đất
và trầm tích đã được chấp nhận tại các quốc gia trên thế giới (Hà Lan,
Bỉ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - EPA), và cũng đã có tham
khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam liên quan. Những quy
trình này được sử dụng nhằm cung cấp những hướng dẫn ban đầu trong
quá trình thực hiện các hoạt động lấy mẫu cho việc quản lý bền vững
mơi trường các điểm ơ nhiễm hóa chất BVTV POP tồn lưu.
Tài liệu này được xây dựng theo một định dạng trong đó cho phép bổ
sung những khía cạnh khác nhau của việc điều tra mơi trường đất, nước
dưới đất và trầm tích. Do vậy, đây là một tài liệu linh hoạt có thể được

chỉnh sửa dựa trên những kinh nghiệm thu được thực tế.
Tài liệu này đưa ra những hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ hiện
trường và những cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành liên quan đến
công tác quan trắc môi trường nhằm:
• Đảm bảo chất lượng lấy mẫu;
• Đảm bảo tính đồng nhất;
9


• Cho phép đánh giá các công việc tại hiện trường một cách có
hiệu quả.
Cấu trúc của tài liệu
Tài liệu này bao gồm một loạt các SOP theo từng chủ đề liên quan
đến các công việc điều tra và quan trắc chất lượng môi trường đất và
nước dưới đất nhằm mục đích khoanh vùng ơ nhiễm. Các SOP được
trình bày một cách có cấu trúc trong 4 chương sau:
• Chương 1 bao gồm những quy trình vận hành chuẩn liên quan
đến việc bảo đảm các vấn đề về an toàn, bảo vệ sức khỏe cá nhân
và mơi trường;
• Chương 2 bao gồm các quy trình chuẩn liên quan đến khảo sát,
khoan và lắp đặt các thiết bị quan trắc, đo đạc tại hiện trường;
• Chương 3 bao gồm những quy trình chuẩn cho việc thực hiện đo
đạc tại hiện trường;
• Chương 4 bao gồm những quy trình chuẩn liên quan đến việc lấy
mẫu đất, nước dưới đất để phân tích tại phịng thí nghiệm.
Các SOP liên quan đến từng chủ đề được trình bày theo từng chương.
Những quy trình được mô tả trong các SOP tại các chương nêu trên đều
được liệt kê ở phần giới thiệu của mỗi chương. Đối với mỗi chủ đề,
những chỉ dẫn tham khảo đến các phần cụ thể có liên quan trong các
chương khác, hay đến các SOP liên quan khác, cũng được đề cập.

Phần giới thiệu của mỗi chương cũng mô tả mục tiêu của SOP, những
nguyên tắc và phương pháp được sử dụng để tiến hành, dụng cụ cần thiết,
nguyên tắc thực hiện, điểm cần chú ý và những hạn chế của các SOP.

10


CHƯƠNG 1
AN TỒN LAO ĐỘNG
1.0. Giới thiệu
Mục tiêu
Mục đích của việc thực thi các quy định về an toàn lao động là góp
phần xây dựng ý thức về an tồn và bảo vệ sức khỏe cá nhân khi làm
việc tại khu vực ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu khó phân
hủy. Các SOP (Quy trình vận hành chuẩn) sau đây hướng dẫn chi tiết
các quy định để đảm bảo an toàn khi làm việc tại khu vực ô nhiễm. Tùy
thuộc vào từng loại ô nhiễm và đặc thù cơng việc, quy trình về an tồn
lao động có thể được nới lỏng hoặc khắt khe hơn. Các hướng dẫn và quy
định về bảo vệ sức khỏe và an tồn khi làm việc tại khu vực ơ nhiễm
bao gồm:
• SOP 1.1.1 - Yêu cầu về trang thiết bị an tồn lao động, được trình
bày chi tiết tại mục 1.1;
• SOP 1.2.1 - Quy định về an tồn lao động và SOP 1.2.2 – Các
phương pháp cấp cứu khi nhiễm độc, được trình bày chi tiết tại
mục 1.2;
• SOP 1.3.1 - Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hơ hấp, được trình
bày chi tiết tại mục 1.3;
• SOP 1.4.1 - Họp nội bộ và SOP 1.4.2 – Họp phổ biến cơng việc
hàng ngày, các SOP được trình bày chi tiết tại mục 1.4.
Nguyên tắc thực hiện

Nguyên tắc thực hiện các quy trình chuẩn về an tồn lao động và bảo
vệ sức khỏe cá nhân là tất cả mọi người đều nhận thức được rủi ro sức
11


khỏe khi tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và tuân thủ các
biện pháp để bảo đảm an toàn lao động và sức khỏe cá nhân trong q
trình thực hiện cơng việc.
Phương pháp luận
Phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo thực hiện an toàn lao động là
nâng cao nhận thức. Cách tốt nhất để đảm bảo có một mơi trường làm
việc an tồn đó là tất cả tồn bộ các cá nhân có mặt tại khu vực nguy
hiểm đều phải chia sẻ trách nhiệm về đảm bảo sự an toàn cho mọi người
và bản thân mình. Nếu có người nhìn thấy các hành động nguy hiểm
hoặc các tình huống nguy hiểm thì có nghĩa vụ cảnh báo những người
đang thực hiện các hành động và/hoặc đang ở trong các tình huống đó.
Thiết bị
Cần phải có các trang thiết bị đặc biệt, chi tiết sẽ được trình bày trong
các SOP trong chương 1 này.
Quy trình
Ln có một người chịu trách nhiệm về an toàn lao động. Người đó
phải thành thục quy trình đảm bảo an tồn lao động và luôn hướng dẫn
mọi người trước khi vào khu vực ơ nhiễm.
Lưu ý
Đảm bảo an tồn lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Hạn chế
Các quy trình vận hành chuẩn liên quan dưới đây chỉ đưa ra những
hướng dẫn cơ bản do đó chắc chắn khơng tránh khỏi việc vẫn cịn những
thiếu sót. Trong trường hợp có những nghi vấn cần tham vấn thêm các
chuyên gia về sức khỏe, an tồn và mơi trường.

1.1. Thiết bị an toàn và cứu thương
SOP 1.1.1 - Thiết bị an toàn và cứu thương
Việc xác định các thiết bị an tồn và cứu thương cần thiết trong điều
tra ơ nhiễm đất và nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ
thể tại hiện trường và bản chất của ô nhiễm. Trong từng trường hợp cụ
12

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG


thể, cần có các nhận định của chuyên gia để xác định các thiết bị an toàn
cần thiết. Phần dưới đây mô tả sự khác nhau cơ bản giữa các loại hoạt
động tại hiện trường và yêu cầu về trang thiết bị an toàn lao động liên
quan của từng loại hoạt động:
a. Khảo sát nhanh khu vực nghi ngờ ô nhiễm (không khoan lấy mẫu và/
hoặc quan sát phẫu diện đất) các dụng cụ bảo hộ lao động cần có bao gồm:
• Găng tay chống thấm;
• Mũ bảo hiểm;
• Áo bảo hộ;
• Ủng bảo hộ;
• Hộp cứu thương*;
Lưu ý: Nếu khu vực tiến hành khảo sát nhanh có khả năng có các chất
thải nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần mang theo các thiết bị
bổ sung thích hợp.
b. Khoan khảo sát đất, khảo sát các điều kiện địa chất, thủy văn;
Lắp đặt giếng quan trắc và/hoặc thiết bị quan trắc đất/nước dưới đất một
cách thông thường (bằng tay), các loại dụng cụ bảo hộ lao động cần có
bao gồm:
• Bộ áo liền quần trùm đầu (dùng 1 lần);
• Bộ áo liền quần (dùng nhiều lần);

• Găng tay;
• Găng tay chống thấm;
• Mũ cứng bảo vệ đầu*;
• Áo chồng phản quang;
• Ủng/giầy bảo hộ;
• Hộp cứu thương*;
• Biển cảnh báo;
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

13


• Cọc tiêu báo hiệu.
Lưu ý : Trong trường hợp cần phải tiến hành các hoạt động khoan khảo
sát bằng máy, cần trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ lao động sau:


Bảo vệ tai;



Khẩu trang chống bụi;



Kính bảo hộ;



Bình chữa cháy*.


c. Trong trường hợp làm việc trong các môi trường nguy hiểm**, các
thiết bị bảo hộ lao động cá nhân – PPE, thiết bị bảo vệ đường hô hấp
(RPE), và các thiết bị an toàn cần thiết khác bao gồm :
• Bảo vệ tai;
• Mặt nạ chống bụi, bao gồm cả loại mặt nạ che nửa mặt và kín mặt
có thiết bị lọc khí (tùy từng trường hợp cụ thể);
• Kính bảo hộ;
• Bình chữa cháy*;
• Mặt nạ phịng hơi độc;
• Bộ hộp lọc*;
• Bộ dụng cụ rửa mắt khẩn cấp*;
• Phiếu an tồn hóa chất của các loại hóa chất nghi ngờ có tại khu
vực khảo sát (Material Safety Data Sheet);
• Thiết bị định vị cáp ngầm (Cable Avoidances Tools - C.A.T);
• Ống chỉ thị khí* + Bơm/Quạt thơng gió;
• Giàn nâng ống vách thành lỗ khoan.
* Thiết bị bảo hộ lao động tiêu hao, cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ để
đảm bảo còn nguyên vẹn và sử dụng được trong từng trường hợp cụ thể.

14

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG


** Mơi trường nguy hiểm bao gồm:
• Các điểm lấy mẫu/khảo sát trong khơng gian kín.
• Các điểm lấy mẫu/khảo sát mà dựa theo các điều tra, đánh giá
sơ bộ trước đó có khả năng hiện diện của chất ơ nhiễm cao (VD:
Kho chứa hóa chất BVTV, các khu vực xảy ra sự cố hóa chất

v.v…).
• Các điểm lấy mẫu/khảo sát trong mơi trường làm việc độc hại (ví
dụ: trong nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, khu cơng nghiệp
v.v…)
Lưu ý:
• Trong mọi trường hợp, việc xác định và phân loại mức độ nguy
hiểm của từng khu vực phụ thuộc vào đánh giá và kinh nghiệm
của các nhóm làm việc hiện trường.
• Trong mọi trường hợp, phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về an
toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cá nhân của nhà máy/khu vực
(nếu có).
• Ít nhất mỗi năm một lần, tất cả các thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết
bị an toàn cần được kiểm tra về độ hoàn chỉnh, dấu hiệu hư hỏng
và hạn sử dụng. Bình chữa cháy cần được kiểm tra bởi đơn vị
chuyên nghiệp và được dán nhãn ngày kiểm tra.
1.2. Quy định về an toàn lao động
SOP 1.2.1. Quy định về an toàn lao động
Sức khỏe cá nhân là vấn đề cần được quan tâm và cực kỳ quan trọng,
do vậy không nên mạo hiểm thực hiện công việc nếu như chưa nắm
được những rủi ro. Cần tuân thủ một cách tuyệt đối những hướng dẫn
an toàn sau đây:
• Những người làm việc tại hiện trường cần được thơng báo trước
về bất cứ tình huống nguy hiểm nào có thể xảy ra và những biện
pháp phịng ngừa cần được thực hiện. Quản lý thi cơng/trưởng
nhóm hiện trường nên là người thơng báo những nội dung này
sau khi có sự tham vấn với các cán bộ hiện trường chịu trách
nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan (VD: với chuyên gia tư
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

15



vấn, công nhân và người lao động tại hiện trường) và chủ đầu tư;
• Ln mang đảm bảo có đủ nước để sử dụng tại hiện trường cho
mục đích cứu thương và vệ sinh cá nhân;
• Tốt nhất khơng nên thực hiện cơng việc một mình trong những
tình huống nguy hiểm, để tránh việc khơng có sự hỗ trợ khi có tai
nạn xảy ra;
• Nghiên cứu phiếu dữ liệu an tồn hóa chất của các hóa chất nghi
có tại hiện trường;
• Khơng bao giờ được ăn, uống hoặc hút thuốc khi làm việc tại
hiện trường. Luôn rửa tay kỹ trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc;
• Ln mặc quần áo bảo hộ và quần áo liền quần (thay ít nhất 1
lần/ngày), găng tay, ủng/giầy bảo hộ (có đế và bịt mũi bằng kim
loại);
• Đảm bảo tất cả cán bộ làm việc tại hiện trường biết cách sử dụng
và vị trí đặt những dụng cụ an tồn và cứu thương. Ln có sẵn
bên mình những dụng cụ cần thiết;
• Trước khi thực hiện cơng việc, cần xác định vị trí những lối thốt
khẩn cấp;
• Thực hiện các cơng việc theo hướng xi chiều gió bất cứ khi
nào có thể để hạn chế chất ơ nhiễm tiếp xúc với cơ thể;
• Ln luôn đeo bịt tai/thiết bị bảo vệ tai khi sử dụng máy khoan
hoặc làm việc trong mơi trường có tiếng ồn;
• Ln ln đeo kính bảo hộ nếu làm việc trong mơi trường có rủi
ro tổn thương mắt (VD: khi đập gạch/vữa vụn, đóng gói hóa chất
dạng lỏng, dạng dễ bay hơi);
• Ln ln mang mặt nạ chống bụi khi làm việc trong những mơi
trường bụi bặm và có đất khơ (có khả năng phát tán trong khơng
khí);

• Ln ln đeo những thiết bị lọc khơng khí như mặt nạ phịng
khí độc có lắp bộ lọc nhiều loại hơi độc (Loại ABEKP3) nếu hiện
trường làm việc có mùi lạ hoặc nồng nặc, hoặc trong các trường
hợp có nghi vấn, hay trong các trường hợp có sự khuyến cáo
16

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG


dựa trên những thông tin do người khác cung cấp (cán bộ hiện
trường, tư vấn, khách hàng hoặc chính quyền). Nếu có thể nên
thực hiện các biện pháp đo đạc nhanh sử dụng ống đo đa dụng
Dräger. Nếu những kết quả đo đạc cho thấy có các chất ơ nhiễm
dễ bay hơi, cần đeo mặt nạ phịng khí độc loại ABEKP3. Nếu kết
quả đo đạc khơng cho thấy có chất ơ nhiễm nào thì có thể khơng
cần đeo mặt nạ tuy nhiên cần ln cẩn trọng vì có thể có biến cố
xảy ra, do đó cần:
o Ln mang theo mình ít nhất 2 ống đo Dräger, bởi vì những
giá trị đo đạc từ một ống là không đủ độ tin cậy;
o Trong trường hợp có nghi vấn, nên đeo mặt nạ phịng khí độc
có bộ lọc hơi độc. Tuy nhiên, nếu mơi trường làm việc có nồng
độ các chất ơ nhiễm q cao, ví dụ như trong các khơng gian
kín (hố/rãnh chơn lấp), hoặc trong các tình huống mà nồng độ
oxy trong khơng khí có khả năng thấp hơn 19%, thì chỉ những
mặt nạ phịng hơi độc là khơng đủ. Khi đó cơng việc cần được
thực hiện bởi một cán bộ có chun mơn và kinh nghiệm và
cần có những nguồn cung cấp dưỡng khí chun biệt ngồi
những thiết bị bảo hộ cần thiết đã nêu;
o Khi đang sử dụng mặt nạ phịng hơi độc để thực hiện cơng
việc cần thường xun nghỉ giải lao ở những nơi thống khí.

Ngồi ra, cần điều chỉnh chế độ làm việc một cách phù hợp
khi tiến hành công việc trong các môi trường khơng thuận lợi
cho việc hơ hấp ;
• Khi làm việc trên đường đi lại, cần mặc áo khoác phản quang,
khoanh vùng làm việc bằng cọc tiêu và dựng biển cảnh báo để
cảnh báo các phương tiện giao thơng;
• Trước khi tiến hành khoan và lắp đặt lỗ khoan, thường xuyên
kiểm tra xem dưới đất có cáp ngầm hay ống ngầm không. Cần
đối chiếu thêm các bản đồ, bản vẽ thiết kế hạ tầng kỹ thuật, những
kết quả định vị cáp ngầm cũng như những thông tin nhận được từ
những người biết rõ về khu vực ơ nhiễm. Nếu cịn nghi vấn, tiến
hành đào bằng xẻng cho đến độ sâu khoảng 0,5 m hoặc cho đến
khi thấy các tầng đất đồng nhất (khơng có sự xáo trộn);
• Trong suốt q trình khoan, cần luôn chú ý đến độ dài của cần
khoan (do có thể gây nguy hiểm đến những người khác và/hoặc
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

17


gây hư hại các dụng cụ);
• Khi kéo ống vách từ lỗ khoan lên, cần thêm ít nhất 1 người phụ
giúp và cố gắng càng giữ thẳng lưng càng tốt.
TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA TAI NẠN, CẦN GỌI BÁC SỸ NGAY
LẬP TỨC VÀ NẾU NGHIÊM TRỌNG HƠN CẦN GỌI XE
CỨU THƯƠNG
SOP 1.2.2. Phương pháp cấp cứu khi nhiễm độc
Những quy trình dưới đây chỉ áp dụng với các hoạt động liên quan
trực tiếp đến đất hoặc nước bị ô nhiễm. Do đó, các biện pháp cấp cứu
được mơ tả dưới đây là các biện pháp áp dụng trong trường hợp ngộ

độc do chất ơ nhiễm. Trong tình huống các tai nạn khác, cần thực hiện
các hướng dẫn về sơ cấp cứu chuẩn (có thể tìm thấy một cách phổ biến
trên internet).
Chỉ những người hoàn thành chứng chỉ cấp cứu mới được tham gia
vào hỗ trợ cấp cứu.
Các biện pháp cấp cứu liên quan đến các đường nhiễm độc khác
nhau được nêu chi tiết dưới đây.
Nhiễm độc qua đường hô hấp
Đảm bảo nạn nhân được hít thở khơng khí sạch và được nghỉ ngơi:
Được áp dụng cho tất cả trường hợp hít phải bụi dẫn đến đau và các
triệu chứng.
Đặt nạn nhân theo tư thế nửa ngồi:
Đây là tư thế bắt buộc nếu hít phải các chất/vật liệu (gây nhói buốt
và hăng cay) làm cho bệnh nhân thở gấp/khó thở, hoặc có nguy cơ phù
phổi. Thường thì đây là tư thế thoải mái nhất cho nạn nhân.
Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân (nếu cần):
Cần hô hấp nhân tạo trong các trường hợp nghiêm trọng khi nạn nhân
18

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG


bị suy hoặc ngừng hô hấp, hoặc trong các trường hợp nạn nhân có biểu
hiện thở gấp/khó thở có thể dẫn đến ngạt thở. Hơ hấp nhân tạo ở đây
có nghĩa là áp dụng thủ thuật hồi sức và thông khí cơ học bằng miệng,
trong đó giữa miệng nạn nhân và miệng người thực hiện sơ cấp cứu cần
được ngăn cách bởi một tấm vải/khăn sạch.
Trong nhiều trường hợp trong phiếu dữ liệu an tồn hóa chất khuyến
khích thực hiện hô hấp nhân tạo khi bị ngộ độc, việc cho thở oxy thường
sẽ đem lại kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, chúng tơi khơng khuyến

khích sử dụng phương pháp này, bởi vì nếu thực hiện khơng đúng quy
trình, việc cho thở oxy có thể làm tình trạng của nạn nhân thêm trầm
trọng. Việc cho nạn nhân thở oxy cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc
chuyên viên y tế có chun mơn và kinh nghiệm.
Nhiễm độc qua da
Cởi bỏ quần áo bị dính chất ơ nhiễm và rửa sạch nạn nhân bằng thật
nhiều nước một cách nhẹ nhàng:
Trong hầu hết tất cả các trường hợp, thường thì mọi người sẽ cởi
bỏ ủng và quần áo bảo hộ trước khi tiến hành rửa nạn nhân bằng nước
nhằm giảm thiểu thời gian tiếp xúc của chất ô nhiễm với da. Tuy nhiên,
tốt nhất là nên xối rửa nạn nhân ngay lập tức sau đó cởi bỏ quần áo.
Rửa nạn nhân bằng thật nhiều nước một cách nhẹ nhàng hoặc dưới vòi
hoa sen, sau đó cởi bỏ quần áo của nạn nhân:
Nếu da và/hoặc quần áo của nạn nhân có dính chất ô nhiễm/hóa chất
(VD: các chất oxy hóa) có khả năng gây cháy, cần xối/rửa nạn nhân
trước khi cởi bỏ quần áo của họ.
Rửa nhẹ nhàng nạn nhân bằng thật nhiều nước, nhưng không được cởi
bỏ quần áo:
Nếu da nạn nhân bị bỏng và/hoặc bị đông cứng, không được cởi bỏ
quần áo nạn nhân vì nếu làm như vậy có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm
độc (khiến vết thương mở rộng hơn). Tuy nhiên cần xối/rửa nạn nhân
bằng thật nhiều nước.

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

19


Tắm rửa cho nạn nhân bằng thật nhiều xà phòng và nước:
Xối rửa toàn bộ cơ thể nạn nhân một cách cẩn thận, ngoại trừ trường

hợp da nạn nhân đã bị tổn thương hoặc có khả năng bị tổn thương nếu
thực hiện hoạt động này.
Rửa nạn nhân bằng thật nhiều nước một cách nhẹ nhàng hoặc dưới vịi
hoa sen:
Khơng kì cọ/tắm rửa, nhưng rửa sạch nạn nhân một cách nhẹ nhàng
dưới dòng nước chảy, tốt nhất là dưới vòi hoa sen.
Nhiễm độc do nuốt phải
Nếu có thể, ln tham khảo phiếu an tồn hóa chất (Material Safety
Data Sheet – MSDS) của các loại hóa chất mà nạn nhân nuốt phải để có
các biện pháp đúng đắn:
Yêu cầu nạn nhân súc/rửa miệng:
Việc này đặc biệt quan trọng khi miệng và/hoặc cổ họng nạn nhân có
nguy cơ nhiễm độc.
Yêu cầu nạn nhân uống nước:
Việc uống nước giúp làm loãng các chất độc đã đi vào dạ dày.
KHÔNG BAO GIỜ ĐỔ NƯỚC VÀO MIỆNG NGƯỜI BẤT TỈNH
Chất ô nhiễm tiếp xúc vào mắt
Rửa sạch mắt bằng nhiều nước:
Rửa liên tục trong vòng 15 phút, sử dụng bộ rửa mắt xách tay và rửa
mắt bằng nước. Tháo kính áp trịng (nếu có đeo) nếu có thể tháo ra một
cách dễ dàng. Sử dụng bồn rửa mắt khẩn cấp.
Đưa nạn nhân đi cấp cứu:
Đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ trong trường hợp những vật liệu rơi
vào mắt có khả năng ảnh hưởng đến giác mạc hoặc gây ra những biến
chứng khác về mắt. Tuy nhiên, đầu tiên cần rửa mắt liên tục trong vòng
20

CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG



15 phút. Trong tất cả mọi trường hợp, cần có người đi cùng người bị
nạn đến gặp bác sĩ.
1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp
SOP 1.3.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp
Các loại thiết bị bảo vệ hô hấp (Respiratory Protective Equipment
– RPE)
Có 2 loại thiết bị bảo vệ hơ hấp:
• Thiết bị lọc khơng khí
• Thiết bị cung cấp dưỡng khí
Có 2 loại thiết bị lọc khơng khí
• Loại dùng 1 lần
• Loại dùng nhiều lần
Tùy thuộc vào từng loại hình nguy cơ khác nhau có những loại thiết
bị bảo vệ khác nhau. Trong suốt quá trình điều tra hay quan trắc ơ nhiễm
đất/nước dưới đất chúng ta có thể sử dụng:
• Thiết bị lọc khơng khí
• Mặt nạ che cả mặt loại dùng nhiều lần và bộ lọc loại dùng 1 lần
• Mặt nạ che nửa mặt loại dùng nhiều lần và bộ lọc loại dùng 1 lần
• Mặt nạ che nửa mặt có bộ lọc khơng khí loại dùng 1 lần.
Mục đích của việc sử dụng thiết bị bảo vệ hơ hấp
Ngăn ngừa sự hấp thu các loại khí, hơi và bụi có hại cho sức khỏe
con người qua đường hô hấp.
Nguyên tắc
Việc đeo mặt nạ nhằm đảm bảo khơng khí được hít vào cơ thể là loại
khơng khí đã được lọc qua một bộ lọc đặc biệt giúp ngăn ngừa việc hấp
thu một số chất độc hại qua đường hơ hấp.

CHƯƠNG 1. AN TỒN LAO ĐỘNG

21



Hình 1.1. Ngun tắc hoạt động của mặt nạ phịng độc
(thiết bị bảo vệ đường hơ hấp)
Quy trình
• Khơng chấp nhận bất cứ rủi ro nào, phải luôn đeo mặt nạ chống
bụi/phịng khí độc trong các tình huống có nghi vấn;
• Chỉ thực hiện cơng việc khi có một đội/nhóm có kinh nghiệm
làm việc trong mơi trường ơ nhiễm và làm việc với mặt nạ phịng
khí độc;
• Đảm bảo rằng mặt nạ phịng khí độc sạch sẽ, đảm bảo khơng có
chất ơ nhiễm dính trên mặt nạ;
• Trong các tình huống nghi vấn, cần đeo mặt nạ phịng khí độc
phổ rộng sau đó tiến hành đo đạc sử dụng ống đo Dräger để xác
định thành phần và nồng độ hóa chất có trong mơi trường;
• Trong các trường hợp có nồng độ hóa chất rất cao (vượt quá hơn
50 lần giá trị ngưỡng cho phép hoặc 1.000 ppm) trong một khơng
gian kín, hố/mương chơn lấp sâu, và khi nồng độ oxy nhỏ hơn
19% thì chỉ sử dụng mặt nạ phịng độc là khơng đủ an tồn và/
hoặc khơng có tác dụng. Trong các trường hợp này, phải ngừng
tất cả các cơng việc;
• Trong trường hợp mơi trường làm việc có khí hoặc hơi độc, cần
22

CHƯƠNG 1. AN TỒN LAO ĐỘNG


phải đeo mặt nạ phịng khí độc loại che cả mặt; trong trường hợp
mơi trường làm việc có bụi, cần đeo mặt nạ chống bụi;
• Tham khảo bảng 1.1 và 1.2 về các loại bộ lọc và cách ghi mã số

trên bộ lọc của mặt nạ phịng khí độc;
• Nếu khơng biết trong mơi trường làm việc có những loại chất
nào, cần chọn loại bộ lọc đa dụng có khả năng lọc nhiều loại hơi,
khí độc (bộ lọc loại A2B2E2K2P3);
• Cách sử dụng mặt nạ và bộ lọc:
- Chọn bộ lọc phù hợp nhất với hiện trường;
- Gắn bộ lọc vào mặt nạ phịng khí độc;
- Chuẩn bị sẵn sàng mặt nạ chống bụi;
- Đeo mặt nạ đủ chặt để hạn chế tối đa khơng khí ơ nhiễm lọt
qua các khe của mặt nạ và tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp.
Kiểm tra bằng cách bịt van nạp không khí của mặt nạ sau đó
hít vào, nếu đeo đúng cách sẽ thấy mặt nạ mút chặt vào mặt.
Yêu cầu đồng nghiệp kiểm tra xem mặt nạ đã được đeo đúng
cách chưa;
- Khi đang sử dụng mặt nạ, thường xuyên nghỉ giải lao tại những
nơi thống khí để đảm bảo dưỡng khí; điều chỉnh khối lượng
cơng việc để phù hợp với môi trường làm việc không thuận lợi
cho việc hô hấp;
- Vòng đời của bộ lọc phụ thuộc nhiều vào nồng độ chất ơ nhiễm
trong khơng khí, độ ẩm khơng khí xung quanh và cường độ
làm việc. Chúng ta có thể nhận biết được lúc nào cần thay bộ
lọc dựa vào mùi/vị của khơng khí hít vào khi đang đeo mặt nạ
(nếu các chất ơ nhiễm có mùi/vị và có thể cảm nhận bằng cảm
quan). Trong trường hợp này cần thay thế bộ lọc càng nhanh
càng tốt. Mặt nạ chống bụi cũng sẽ nhanh chóng mất tác dụng
nếu làm việc trong mơi trường có nhiều bụi. Một trong những
dấu hiệu để nhận biết đó là khi phin lọc bám đầy bụi việc hít
thở sẽ khó khăn hơn;
- Một khi đã mở, bộ lọc có tuổi thọ tối đa là 6 tháng nếu khơng
sử dụng. Chính vì vậy, khi mở bộ lọc, cần ghi ngày tháng mở

vào bộ lọc để ghi nhớ.
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

23


- Các loại mặt nạ/khẩu trang chống bụi khơng có hạn sử dụng.
Chú ý
Những người có nhiều râu hay có râu quai nón khơng được đeo mặt
nạ phịng khí độc và mặt nạ chống bụi do không thể đeo mặt nạ kín mà
sẽ có khe hở cho bụi và khí độc lọt vào.
Thông tin về mức độ bảo vệ và các loại hóa chất có thể lọc của bộ lọc
được ghi chú trên vỏ bộ lọc. Xem thêm bảng 1.1 và 1.2 giải thích cách
ghi mã, màu và các loại mã số ghi trên bộ lọc.

Hình 1.2. Ảnh minh họa mặt nạ phịng độc loại nửa mặt

24

CHƯƠNG 1. AN TỒN LAO ĐỘNG


Bảng 1.1. Mã và mã màu của các loại bộ lọc khí độc hại
Loại bộ lọc

Mã màu

Ứng dụng

A


Khí và hơi hữu cơ

B

Khí và hơi vơ cơ / halogen

E

Lưu huỳnh dioxit và khí axit

K

Amoniac và dẫn xuất amoniac

AX

Khí và hơi hữu cơ ở nhiệt độ sôi
< 60° C

NO-P3

Nitơ oxit NO, NO2, NOx và bụi

Hg-P3

Khí thủy ngân và bụi

CO


Carbon monoxide

P

màu trắng

Bụi

Bảng 1.2. Các loại mã số thông thường ghi trên bộ lọc
mặt nạ phòng độc
P1 – P2 – P3

Mặt nạ chống bụi khơng có bộ lọc

A2P3

Chống bụi, khí & hơi hữu cơ

B2P3

Chống bụi, khí & hơi vơ cơ

E2P3

Lưu huỳnh dioxit & khí axit / bụi

K2P3

Amoniac & dẫn xuất amoniac / bụi


A2B2P3

Khí hữu cơ & vơ cơ / bụi

A2B2E2K2

Khí hữu cơ & vơ cơ, Lưu huỳnh dioxit, Amoniac & dẫn xuất amoniac

A2B2E2K2P3

Khí & hơi hữu cơ & vơ cơ & bụi

AXP3

Khí và hơi hữu cơ ở nhiệt độ sôi < 60° C & bụi
CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

25


×