Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bài giảng mô đun Nuôi cá nước ngọt (Nghề Nuôi trồng thủy sản Trình độ Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.7 KB, 64 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT

BÀI GIẢNG
MÔ ĐUN: NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2020

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................4
Bài 1. CHUẨN BỊ AO NUÔI………...............................................................7
1.Xác định điều kiện ao …….............................................................................7
2. Cải tạo ao ......................................................................................................8
3. Cấp nước ......................................................................................................10
4. . Xử lý nước...................................................................................................12
Bài 2. THẢ GIỐNG.........................................................................................14
1. Xác định mùa vụ thả giống....................................................................14
2. Chọn cá giống.................................................................................................15
3. Vận chuyển giống...........................................................................................20
4. Thả giống........................................................................................................29
Bài 3. CHO CÁ ĂN ……………......................................................................33


1. Chọn loại thức ăn……………........................................................................33
2. Tính khẩu phần ăn…………….......................................................................37
3. Cách cho ăn…………….................................................................................39
Bài 4. QUẢN LÝ AO NI CÁ......................................................................43
1. Quản lý các yếu tố mơi trường nước...............................................................43
2. Quản lý sức khỏe cá nuôi................................................................................50
Bài 5. THU HOẠCH CÁ .................................................................................54
1. Công việc trước thu hoạch..............................................................................54
2. Thu hoạch cá ..................................................................................................59
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...64

2


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng mô đun “Nuôi cá nước ngọt” cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản về các quy trình chuẩn bị ao ni, thả giống cá nuôi, quản lý
ao nuôi và thu hoạch cá. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có
thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.

Bài giảng này là mô đun chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào
tạo Trung cấpnghề ni trồng thủy sản. Trong mơ đun này gồm có 4 bài dạy
thuộc thể loại tích hợp như sau:
Bài 01: Chuẩn bị ao ni
Bài 02. Thả giống
Bài 3. Cho cá ăn
Bài 03. Quản lý ao nuôi
Bài 04. Thu hoạch cá
Bài 05: Thu hoạch cá nuôi

4


BÀI GIẢNG MƠ DUN
Tên mơ đun: NI CÁ NƯỚC NGỌT
Mã mơ đun: MĐ12
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: Ni cá nước ngọt là một mô đun chuyên môn nghề, là mô đun
bắt buộc của chương trình khung trình độ Trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản
được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học/mô đun kỹ thuật cơ
sở.
- Tính chất: Ni cá nước ngọt là mơ đun chun nghiên cứu và ứng
dụng thực tiễn nuôi thương phẩm các giống loài cá nước ngọt, mang lại kinh tế
cao.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: Ni cá nước ngọt mang vai trị và có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm cá, tăng năng suất, tăng thu
nhập cho hộ ni. Ngồi ra, sản phẩm từ cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, có gía trị vơ cùng quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho
con người. Mặc khắc, nghề nuôi cá phát triển tạo công ăn việc làm cho rất
nhiều người, góp phần ổn định kinh tế.

Mục tiêu của mơ đun
Sau khi học xong mô đun người học sẽ đạt được:
- Về kiến thức
Mô tả được các công việc: chuẩn bị ao ni cá nước ngọt thích hợp;
chọn, vận chuyển và thả giống; quản lý thức ăn, chất lượng nước và sức khỏe
cá nuôi; thu hoạch cá nuôi.
- Về kỹ năng
Thực hiện được các công việc: chuẩn bị ao nuôi cá; chọn, vận chuyển và
thả được cá giống vào ao nuôi; quản lý được thức ăn, chất lượng nước và sức
khỏe cá nuôi; thu hoạch cá nuôi.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

5


+ Năng lực tự chủ: Chủ động thực hiện độc lập thực hiện các bước kỹ
thuật trong quy trình ni cá nước ngọt.
+ Năng lực chịu trách nhiệm: Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ni cá
nước ngọt.
Nội dung của mô đun

6


Bài 1
CHUẨN BỊ AO NUÔI
Mã bài: 01
Giới thiệu
Để thực hiện ni các lồi cá nước ngọt trong ao tốt, vấn đề quan trọng
tiên quyết là khâu chuẩn bị ao nuôi thật tốt. Trong ao nước, nước là yếu tố được

đặt lên hàng đầu vì các lồi cá sống được là nhờ có nước. Nếu mơi trường nước
ao ni bị ơ nhiễm hay các yếu tố trong môi trường nước không thích hợp cho
sự phát triển của cá ni thì cá dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển, cá chậm lớn
thậm chí nhiễm bệnh và chết. Với những nguyên nhân trên, vấn đề quan trọng
là cần tạo cho cá có một môi trường sống sạch, đặc biệt là các yếu tố mơi
trường nước phải được điều chỉnh thích hợp với sự phát triển của cá nuôi.
Mục tiêu
Học xong bài này người học có khả năng:
- Mơ tả được các cơng việc chuẩn bị ao ni cá nước ngọt thích hợp.
- Thực hiện được các công việc chuẩn bị ao nuôi cá.
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao ni cá.
1. Điều kiện ao
1.1. Mục đích, u cầu ao ni cá
1.1.1. Mục đích
Ao ni cá là nơi có đầy đủ các điều kiện về yếu tố môi trường nước và
thức ăn đảm bảo giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt khi nuôi.
1.1.2. Yêu cầu
Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 - 1,5 m
nước, ao có 1 lớp bùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thống, bờ ao khơng bị
rị rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 - 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận
tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần ni tránh lụt.
Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát,
không bị chua phèn hay nhiễm mặn.
7


Ao ở gần nguồn nước sạch, có thể chủ động cấp và thay được nước.
Ao ni nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vng.
1.2. Cải tạo ao

Bước 1. Xác định điều kiện ao
- Ao nuôi cá phải chủ động cấp thoát nước, sâu 1,8 – 2m nước, đảm bảo
an tồn, khơng rị rỉ mất nước, cá khơng thốt ra ngồi, các địch hại cá khơng
xâm nhâp được vào ao, mưa bão không bị ngập tràn hay vỡ bờ, Không có độc
tố, khơng có sinh vât đich hại gây hại cho cá làm giảm số lượng và chất lượng
con giống.
- Đối với ao mới đào:
Cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vơi làm tăng pH đất,
tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5.
Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng, lượng phân bón với ao
mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu
đột ngột.
- Đối với ao cũ:
Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 1525cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ
trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO 2, 02,,
H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu
hoạch.
- Đối với ao nuôi công nghiệp cần vét sạch bùn đáy và phun chế phẩm vi
sinh PMET 1-2lít/1000m2 giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn
ngấm trong đất, đáy ao. Sau đó 2-3 ngày bón tăng lượng vôi để thúc đẩy việc
phân hủy đáy ao tốt hơn.
Bước 2. Tháo cạn nước
- Tháo cạn nước ao bằng cống thốt: Khi thủy triều xuống thấp, mực
nước bên ngồi thấp hơn mực nước trong ao, ta tiến hành mở cống thốt cho
nước ra ngồi ao trong thời gian nhất định, khi mực nước trong ao và mực nước
8


ngoài ao cân bằng ta dùng máy bơm đặt trong ao, bơm nước ra ngoài ao đến
cạn nước.

- Tháo cạn nước ao bằng máy bơm: Khi mực nước trong ao thấp hơn
mực nước bên ngoài ta tiến hành đặt máy bơm trong ao, bơm nước ao ra bên
ngoài cho đến khi đáy ao cạn nước.
- Nước trong ao được đưa ra mơi trường bên ngồi thơng qua hệ thống
ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Bước 3. Vét bùn đáy
- Dùng máy bơm 8-15 CV nối với ống nhựa dẻo đường kính 15-20cm để
kết hợp bơm bớt nước trong ao và hút bùn đáy ao.
- Đặt máy bơm trên bờ ao, ống nhựa dẻo được cột với các phao nhựa để
nổi trên mặt nước.
- Một người cầm đầu ống hút di chuyển qua lại dưới đáy ao để hút bùn
đáy.
- Khi thấy nước thoát ra ở đầu ống xả đã bớt màu đen của bùn đáy thì di
chuyển đầu ống hút sang vị trí khác.
- Nước bùn thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy.
Bước 4. Bón vơi cải tạo ao
- Chọn loại vơi
- Dựa vào cỡ hạt: Cỡ hạt nhỏ hơn 0,25 mm thì hiệu quả trung hịa đạt
100%, cỡ hạt từ 0,25-0,85 mm thì hiệu quả trung hịa đạt 52%, cỡ hạt 0,85-1,7
mm thì hiệu quả trung hịa chỉ đạt 12,6% và cỡ hạt lớn hơn 1,7 mm thì hiệu quả
trung hịa chỉ còn 3,6%.
- Dựa vào lượng tạp chất: Lượng tạp chất càng nhiều thì hiệu quả trung
hịa càng thấp.
- Vì vậy, khi sử dụng vôi nên chú ý lựa chọn loại vơi mịn (cỡ hạt nhỏ
hơn 0,25 mm) và ít tạp chất đạt hiệu quả trung hòa cao nhất.
- Xác định liều lượng
9


Bảng 1.1. Lượng vơi cần bón (kg CaCO3/ha)

pH của bùn

Đất thịt hoặc đất sét

Đất thịt pha cát

Đất cát

< 4,0

14320

7160

4475

4,0-4,5

10740

5370

4475

4,6-5,0

8950

4475


3580

5,1-5,5

5370

3580

1790

5,6-6,0

3580

1790

895

6,1-6,5

1790

1790

0

>6,5

0


0

0

- Vôi tôi Ca(OH)2
+ Cải tạo nền đáy ao tùy thuộc vào độ pH đáy ao nếu độ pH > 6 bón 3060kg/1000 m2, độ pH< 5 bón 150 – 200kg/1000 m2
+ Lượng vơi cần bón phụ thuộc vào diện tích ao và pH đất đáy ao.
- Cách bón vơi
+ Mở miệng bao vôi ra, dùng xẻng xúc vôi cho vào thùng nhựa hay cho
vào các điểm phân bố đều trên đáy ao.
+ Dùng xẻng hay thau mũ xúc vôi rải đều hạt mịn trên bề mặt đáy ao.
Vôi sẽ phản ứng kết tủa của Phosphorous khi bắt đầu bón vì vậy ít nhất 1 tuần
khơng nên dùng phân bón gây màu ngay sau khi bón vơi
Lưu ý: Ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta rải vơi vào nhiều
hơn.
Bước 5. Phơi đáy ao
Đáy ao sau khi đã được hút bùn ra khỏi ao tiến hành kiểm tra pH đất để
xác định đáy ao có bị nhiễm phèn khơng sau đó quyết định phơi đáy ao và thời
gian phơi phụ thuộc vào nguồn năng lượng của mặt trời.
3. Cấp nước vào ao
- Chọn thời điểm lấy nước
10


+ Việc lấy nước vào ao nuôi thường dựa vào nước thủy triều, do đó cần
theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước.
+ Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và
thời gian lấy nước nhanh.
- Cách lấy nước


Hình 1.1. Treo túi lọc vào cửa cống
- Lấy nước theo thủy triều:
+ Treo túi lọc vào cửa cống;
+ Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sơng, mực nước ngồi sơng
cao hơn trong ao;
+ Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước;
+ Đóng cống ngừng lấy nước khi mực nước đạt 1,2m ở tất cả các ao.
- Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước:
+ Treo túi lọc vào cửa cống;
+ Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sông, mực nước ngồi sơng
cao hơn trong ao;
+ Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước;
+ Đóng cống khi mức nước gần cân bằng giữa ngồi sơng và trong ao;
+ Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước;
+ Vận hành máy bơm lấy nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m.
11


- Lấy nước bằng máy bơm nước:
+ Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước;
+ Bơm nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m;
+ Thường xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao
* Lưu ý:
- Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa
bão;
- Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao
nuôi. Hoặc lấy nước vào kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ
nước.
4. Xử lý nước
+ Đảm bảo nguồn nước lấy vào tại thời điểm khơng có ai xả bỏ ao ni vì cá

bệnh ra nguồn nước đó.
+ Nước ao ni trước khi thả giống phải có các chỉ tiêu về lý, hóa, sinh học đạt
yêu cầu… Trong đó yêu cầu về mặt sinh học là quan trọng nhất mà đôi khi bị
bỏ quên.
Yêu cầu về mặt sinh học là việc chuẩn bị cho cá ni thích nghi dần với điều.
kiện sống nhân tạo mà vẫn phát triển bình thường và hơn nữa chống lại dịch
bệnh gây ra cho cá nuôi, làm cho cá nuôi mau lớn.
+ Khi lấy nước vào ao nuôi tốt nhất là qua lưới lọc, đơn giản bằng 2-3 túi vải
lồng vào nhau là được.
+ Thời gian lấy nước vào ao không nên quá ngắn hay quá dài: từ 15-25 ngày là
phù hợp, đủ thời gian cho việc xử lý vi sinh có tác dụng. (Tốt nhất là nước
được lấy từ ao lắng có ni cá rô phi mật độ cao).
Tuyệt đối tránh thả giống khi mà nước ni chưa có màu, bị trong.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1. Nêu tầm quan trọng của việc chuẩn bị ao nuôi cá nước ngọt. Giải
thích vì sao chuẩn bị ao ni khơng tốt xảy ra dịch bệnh và thất thoát cá?
Câu 2. Liệt kê các bước cải tạo ao nuôi cá nước ngọt, đồng thời giải thích
tác dụng của bón vơi cho ao trước khi thả cá?

12


Câu 3. Giải thích vì sao khơng phơi đáy ao bị nhiễm phèn và bón phân
hữu cơ cho ao ni cá vào trưa nắng?
2. Bài tập
Bài tập 1. Thực hiện thao tác kiểm tra pH đất ở đáy ao và điều chỉnh pH
đất thích hợp trước khi cấp nước vào ao.
Bài tập 2. Thực hiện thao tác lấy nước vào ao bằng túi lọc, xử lý nước
bằng chlorine nồng độ 30 ppm và trung hòa chlorine dư trước khi thả cá giống.

C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Thực hiện được 7 bước thực hiện qui trình.
thuật.

Đánh giá được khả năng năng thực hiện các thao tác trong qui trình kỹ
D. Ghi nhớ
Bón vơi:
- Khơng dùng loại vơi (Ca(OH)2) bón trực tiếp cho các ao đang ni.
- Ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta rải vơi CaO vào nhiều hơn.

- Khi bón vơi, người bón vơi nên đứng xi theo chiều gió, rải vơi từ
cuối gió đi lên đầu gió.
- Khơng để vơi sống tiếp xúc với khơng khí hoặc nước mưa trước khi
bón vì như thế sẽ làm mất hoạt tính của vơi, gây lãng phí vì phải tăng lượng sử
dụng lên nhiều.
- Người thực hiện công việc rải vôi cần phải trang bị đầy đủ: Quần áo
bảo hộ, găng tay, khẩu trang, nón.
Phơi nắng:
- Đối với ao có tầng phèn ở gần mặt đất không nên phơi đáy.
- Không phơi đáy ao nhiễm phèn.
Lấy nước vào ao:
- Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa
bão;
- Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao
nuôi. Hoặc lấy nước vào kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ
nước.

13



Bài 2
THẢ GIỐNG
Mã bài: 02
Giới thiệu
Thả giống cá nước ngọt được giới thiệu về biện pháp chọn cá giống, vận
chuyển và thả giống xuống ao nuôi. Chọn giống là chọn cỡ giống cá bột, cá
hương và cá giống , dựa vào tiêu chuẩn ngành. Sau khi giống đã được chọn tiến
hành vận chuyển về ao ni theo 2 hình thức là vận chuyển kín và vận chuyển
hở tùy vào quảng đường. Cuối cùng là hướng dẫn sinh viên cách thả cá giống
xuống ao theo quy trình kỹ thuật.
Mục tiêu
- Đánh giá được các bước chọn, vận chuyển và thả giống.
- Chọn, vận chuyển và thả được cá giống vào ao ni.
- Tn thủ đúng trình tự quy trình thả giống.
A. Nội dung
♠ C cá giống

Hình 2.1. Quan sát cá giống
- Chất lượng cá giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn
quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá.
- Khi chất lượng giống tốt:
+ Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí phòng trị bệnh thấp;
+ Cá mau lớn, đúng kế hoạch;
14


+ Cá hấp thu thức ăn tốt, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp;
+ Chăm sóc, quản lý quá trình ni dễ dàng, có hiệu quả kinh tế cao.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống
Chất lượng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố:

- Chất lượng đàn cá bố mẹ
- Kỹ thuật sinh sản
- Kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống,
có thể phát sinh các vấn đề:
+ Đàn cá bị bệnh, phải sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa dược khác
đưa vào cơ thể nhiều và thường xuyên làm cho đàn cá chậm hoặc không phát
triển được.
+ Môi trường ao nuôi biến đổi xấu, phải sử dụng hóa chất để xử lý làm
cá bị sốc, giảm hoặc bỏ ăn.
+ Cho ăn thiếu thường xuyên, kéo dài.
+ Trị bệnh không triệt để, mầm bệnh vẫn khu trú trong cá gây bệnh mãn
tính.
+ Mật độ ương cao dẫn đến tình trạng đàn cá giống khơng đạt kích thước
quy định theo thời gian phát triển hoặc đạt tiêu chuẩn kích cỡ cá giống nhưng
thời gian ương ni lâu hơn bình thường, gọi chung là “cá cịi”. Khi mua phải
đàn cá này về ni, khả năng thành công không cao.
- Vận chuyển cá giống
Các vấn đề trong vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng cá giống là:
+ Thời gian vận chuyển kéo dài
+ Mật độ vận chuyển cá cao.
1. Xác định mùa vụ thả giống
* Thời gian và cách thả cá giống:
– Thời gian thả cá giống tốt nhất vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh
thả cá vào lúc trời đang mưa to hay nắng gắt có thể làm cá bị sốc nhiệt, yếu dẫn
đến cá chết.
– Cách thả giống:

15



+ Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% (20 gam muối +
1 lít nước) trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng và chống nhiễm
trùng các vết xây xát.
+ Đối với cá giống được đóng trong túi nilon thì trước khi thả nên ngâm
túi đựng cá vào trong nước ao khoảng 10 -15 phút, để nhiệt độ trong túi nilon
cân bằng với nhiệt độ môi trường nước ao nuôi, tạo điều kiện cho cá làm quen
với môi trường sống mới. Khi thả mở miệng túi cho nước chảy từ từ vào để cá
bơi tự nhiên ra.
+ Đối với cá giống được vận chuyển hở bằng ô tô quây bạt, trước khi thả
giống cần cân bằng môi trường giữa nước ao với môi trường nước trên xe bằng
cách vừa xả bớt nước trên thùng ra, đồng thời cấp thêm nước ở ao nuôi vào để
cá khơng bị sốc mơi trường, sau đó mới tiến hành thả cá từ từ.
+ Mật độ thả: Mật độ nuôi phụ thuộc vào cỡ cá dự kiến thu hoạch, khả
năng đầu tư và điều kiện ao nuôi. Thường thả cá truyền thống với mật độ 2-3
con/m2 cỡ giống 5-8 cm, hình thức ni có thể ni đơn hoặc nuôi ghép.
2. Chọn cá giống
2.1. Tiêu chuẩn cá giống
TCVN 9586 : 2014 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm
định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
2.2. Tiêu chuẩn chung cá giống nước ngọt
2.2.1. Yêu cầu chung
Cá giống các loài phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong Bảng
2.1.
Bảng 2.1. Yêu cầu chung đối với cá giống
Chỉ tiêu
1. Ngoại hình

Yêu cầu
Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không

sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

2. Trạng thái hoạt động Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng
động, ánh sáng.
16


3. Tình trạng sức khỏe Khơng có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm
không nhiễm những bệnh nguy hiểm của lồi, tỷ lệ dị
hình khơng lớn hơn 1 %.
2.2. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống mỗi loài
Cá giống mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
Tuổi tính từ cá hương
(ngày)

Chiều dài
(cm)

Khối lượng
(g)

1. Bống tượng

90 đến 100

7,0 đến 8,0

12,0 đến 20,0


2. He vàng

45 đến 50

7,0 đến 8,0

10,0 đến 15,0

3. Lóc

35 đến 40

6,0 đến 7,5

2,2 đến 2,5,0

4. Lóc bơng

35 đến 40

8,0 đến 10,0

5,0 đến 6,0

5. Mè hoa

85 đến 90

12,0 đến 15,0


25,0 đến 30,0

6. Mè trắng Hoa Nam

85 đến 90

10,0 đến 12,0

18,0 đến 20,0

7. Mè vinh

45 đến 50

7,0 đến 8,0

10,0 đến 15,0

8. Mrigal

85 đến 90

8,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

9. Rô đồng

45 đến 50


5,1 đến 5,5

2,4 đến 2,9

10. Rôhu (trôi Ấn Độ)

85 đến 90

8,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

11. Rô phi vằn

50 đến 60

5,0 đến 6,0

10,0 đến 12,0

12. Sặc rằn

45 đến 50

5,5 đến 6,0

2,0 đến 2,4

13. Trắm cỏ


105 đến 110

12,0 đến 15,0

40,0 đến 45,0

14. Trắm đen

105 đến 110

12,0 đến 15,0

35,0 đến 40,0

15. Trôi Việt

105 đến 110

8,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0

16. Chép V1 (chọn giống)

45 đến 60

7,0 đến 10,0

15,0 đến 20,0


17. Trê lai F1

20 đến 25

10,0 đến 12,0

15,0 đến 30,0

Tên lồi

2.2. Quy trình kỹ thuật chọn cá giống
Bước 1. Chọn giống dựa vào cảm quan
* Chọn giống trong ao ương (tại cơ sở sản xuất giống)
17


- Giống tốt:
+ Hoạt động nhanh nhẹn
+ Bơi theo đàn
+ Phản ứng nhanh với tiếng động
+ Lặn sâu xuống đáy
+ Khi nổi đầu trước khi trời nắng thì cá ở giữa ao
+ Tranh dành nhau khi bắt mồi
- Giống xấu:
+ Hoạt động chậm chạp
+ Bơi tản mạn
+ Phản ứng chậm với tiếng động
+ Bơi trên mặt nước
+ Nổi đầu quanh bờ
+ Ban ngày lúc trời nắng nổi trên mặt nước

+ Bắt mồi chậm chạp
* Chọn giống trong dụng cụ vận chuyển
- Giống tốt:
+ Hoạt động nhanh nhẹn
+ Kích cỡ đồng đều
+ Màu sắc tươi sáng
+ Đầu nhỏ mình rộng
+ Bơi dưới mặt nước
+ Bơi ngược dòng
- Giống xấu:
+ Hoạt động chậm chạp
+ Kích cỡ khơng đồng đều
+ Màu sắc nhợt nhạt, ít nhớt
+ Đầu lớn, lưng hẹp
+ Bơi trên mặt nước
+ Bơi theo dòng nước
Bước 2. Chọn giống theo tiêu chuẩn ngành
- Chuẩn bị dụng cụ.
18


Bảng 2.3. Yêu cầu chung đối với dụng cụ
Dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng (cái)

1. Vợt cá giống


- Lưới mềm PA, khơng
gút, mắt lưới 2a: 10 mm

1

2. Thước đo

- Có vạch chia chính xác
đến 1 mm

1

3. Cân

- Loại 5 kg, có độ
chinnh1 xác ± 20 g

1

4. Chậu hoặc xơ sáng - Loại dung tích 10 lít
màu

3

5. Lưới cá giống

1

- Lưới mềm PA, không
gút, mắt lưới 2a: 10 mm

- Dài: 50 m, cao 4-5 m

6. Giai chứa cá giống

- Lưới mềm PA, khơng
gút, mắt lưới 2a: 10 mm

1-2

- Kích thước giai: 3x5x
1,5m
- Vớt cá từ bể cá giống vào thau (xô) chứa cá
- Vớt ngẫu nhiên từ thau (xô) mẫu ra ít nhất là 50 cá thể cho vào thau
(xô) khác.
- Đo chiều dài cá giống
+ Đặt cá giống trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài tồn
thân cá (từ chót mõm đến mút đi). Đo lần lượt cho đến khi hết số cá mẫu. Để
riêng số cá khơng đạt chiều dài quy định
+ Tính tỷ lệ % cá không đạt chiều dài quy định theo công thức: Tỷ lệ cá
không đạt (%) = (Số cá không đạt chiều dài/ Tổng số cá mẫu kiểm tra) x 100
+ Tỷ lệ cá thể không đạt chiều dài theo quy định phải nhỏ hơn 10% tổng
số cá đã kiểm tra.
+ Ví dụ: Đo chiều dài 50 cá thể ta có 3 cá thể khơng đạt chiều dài quy
định (nhỏ hơn 3cm). Vậy tỷ lệ cá không đạt là 3/50 x 100 = 6%
+ Kết luận: Tỷ lệ chiều dài không đạt nhỏ hơn quá mức quy định là 10%.
Đàn cá đạt yêu cầu về kích cỡ đồng đều để thả nuôi
19


- Cân khối lượng cá giống

+ Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất 6 giờ.
+ Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên từ giai chứa 3 mẫu (mỗi mẫu
khoảng 1000g cá), thả vào thau hoặc xô chứa sẵn nước sạch.
+ Ðặt thau (xô) khác chứa nước lên đĩa cân để xác định khối lượng của
bì.
+ Dùng vợt xúc cá của thau (xơ) mẫu, để róc hết nước rồi đổ vào thau
(xơ) đã cân bì.
+ Cân xác định khối lượng của thau (xơ) có cá rồi trừ đi khối lượng của
bì để xác định khối lượng của cá.
+ Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng bình qn
của cá thể trong mẫu. Khối lượng cá thể phải đạt hoặc vượt khoảng giá trị quy
định.
3. Vận chuyển giống
3.1. Mục đích, yêu cầu vận chuyển cá giống
3.1.1. Mục đích
Vận chuyển cá giống với các phương pháp khác nhau có những dụng cụ,
phương tiện phù hợp cho từng phương pháp, với mục đích chung là giảm thấp
nhất tỷ lệ hao hụt cá giống trong quá trình vận chuyển cũng như quá trình sống
của cá khi thả ni.
3.1.2. u cầu
- Về vận chuyển kín:
+ Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín có bơm
ơxy từ các bình ơxy áp lực cao sau khi loại bỏ hết khơng khí ra khỏi bao trước
khi vận chuyển.
+ Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác
nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao PE 60 x 90cm dày hoặc 2 bao lồng
vào nhau.
+ Lượng nước cho vào bao bì khoảng 1/2-2/3 thể tích bao.
+ Mật độ trung bình của cá đóng bao từ 4-7 kg/bao c1.
20




×