Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dự Thảo Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Trong Luật Giáo Dục 2005 Sắp Trình Quốc Hội Một Lần Nữa Đề Cập Việc “Có Một Chương Trình, Nhiều Bộ Sách Giáo Khoa (Sgk) Phổ Thông Trên Cả Nước”, Tức Học Sinh Ở Những Vùng Miền Khác Nhau Có Thể Được Học Sgk Khác Nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.19 KB, 2 trang )

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật giáo dục 2005 sắp trình Quốc hội một lần nữa đề cập việc “có một
chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) phổ thông trên cả nước”, tức học sinh ở những vùng miền khác nhau
có thể được học SGK khác nhau.

Trong tương lai, giáo viên và học sinh sẽ có nhiều bộ sách giáo
khoa để lựa chọn? - Ảnh: THANH ĐẠM
Ông Chu Hồng Thanh, vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GD-ĐT, trao đổi với Tuổi Trẻ với tư cách thường trực ban
soạn thảo luật:
- Đây là lần thứ hai ban soạn thảo trình Quốc hội dự thảo đề cập vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK”. Qua
thực tiễn quản lý giáo dực từ khi có Luật giáo dục (năm 1998) và Luật giáo dục 2005 cho thấy việc sử dụng một bộ
SGK duy nhất có những bất cập. Đơn cử như sách phù hợp với điều kiện, trình độ tiếp thu của học sinh vùng miền
này thì khơng phù hợp với học sinh vùng miền khác. Vì thế trong quá trình xem xét và trưng cầu ý kiến, vấn đề
“một chương trình, nhiều bộ SGK” được trình lại.
* Liệu có phải sức ép của dư luận về những sai sót phải đính chính từ bộ SGK hiện hành và nhiều băn khoăn về
quy trình soạn thảo SGK là lý do lớn dẫn đến việc đề nghị sửa đổi luật để thực hiện “một chương trình, nhiều bộ
SGK” khơng, thưa ơng?
- Sai sót phải đính chính và chất lượng SGK “có vấn đề” như dư luận nêu khơng hẳn là lý do. Vì cho dù có nhiều
bộ sách nhưng q trình biên soạn khơng chặt chẽ vẫn xảy ra sai sót. Hiện nay vẫn có những nước áp dụng một bộ
SGK thống nhất như ta đã làm. Nhưng cũng có những nước đồng thời sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau như tài
liệu hỗ trợ chủ yếu cho việc giảng dạy, học tập.
Lý do tôi muốn nhấn mạnh trong việc chọn phương án “có nhiều bộ SGK” vì với thực tế VN, một bộ SGK khơng
sử dụng hiệu quả được với nhiều đối tượng học sinh. Nếu có nhiều bộ sách để lựa chọn, mỗi vùng miền có thể có
những bộ SGK phù hợp hơn để sử dụng.
* So với dự thảo trình Quốc hội lần trước, lần này vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK” có gì khác khơng?
- Lần này việc biên soạn SGK sẽ có xu hướng mở rộng. Các tổ chức, cá nhân có khả năng đều có thể thực hiện việc
biên soạn SGK. Điều chỉnh này sẽ khắc phục hạn chế hiện nay là chỉ có một số người tham gia soạn SGK. Với xu
hướng mở, chúng ta có thể tận dụng, phát huy tối đa trí tuệ của các nhà giáo dục có tâm huyết trong việc viết sách
cho học sinh. Điều đó cũng sẽ khiến các tổ chức, cá nhân phải nỗ lực để có những bộ SGK chất lượng tốt, ít sai sót
và bám sát những đối tượng học sinh cụ thể.
Một vấn đề mới nữa ở dự thảo lần này là quy định cụ thể về người quyết định việc lựa chọn sử dụng SGK trong
nhà trường. Đây là vấn đề đang cịn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng nên để chủ tịch UBND


tỉnh, thành phố, có ý kiến đề nghị giám đốc sở GD-ĐT, hoặc hiệu trưởng các trường phổ thông. Chúng tôi đang


phải tiếp tục lắng nghe ý kiến từ nhiều kênh khác nhau từ nay đến tháng 10. Đương nhiên khi trình Quốc hội, ban
soạn thảo cũng phải chuẩn bị giải trình những vấn đề liên quan để chứng minh tính khả thi của dự thảo.
* Có ý kiến cho rằng việc áp dụng “một chương trình, nhiều bộ SGK” nếu khơng thận trọng sẽ gây nên hỗn loạn vì
khó có thể kiểm soát được chất lượng SGK và sẽ xảy ra tình trạng học sinh có sự chênh lệch về mặt bằng kiến
thức?
- Mỗi dự thảo luật ra đời phải trên cơ sở những phản ánh về nguyện vọng của xã hội, được xã hội chấp nhận. Vì thế
vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK” để được thơng qua sẽ phải thỏa mãn được những yêu cầu chính đáng
của xã hội và có tính khả thi cao.
Sau khi luật được thơng qua chắc chắn sẽ phải có một loạt văn bản hướng dẫn cụ thể. Đơn cử như quy định thế nào
được gọi là SGK? Quy trình thẩm định SGK, quy định về chọn người vào hội đồng thẩm định để đảm bảo tính độc
lập, quy định về quy trình biên soạn, thẩm định và lựa chọn SGK... Bộ GD-ĐT vẫn phải kiểm soát việc biên soạn,
thẩm định SGK trên cơ sở các quy định rõ ràng, cụ thể nên sẽ không thể xảy ra việc hỗn loạn.
* Theo ông, với việc có nhiều tổ chức, cá nhân được tham gia biên soạn, xuất bản SGK, những bất ổn do cơ chế
“độc quyền làm SGK” như dư luận kêu ca liệu có được giải quyết?
- Với việc nhiều tổ chức, cá nhân có thể tham gia, rõ ràng sẽ có cạnh tranh để có những bộ SGK chất lượng.
TRỊNH VĨNH HÀ thực



×