Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TỰ LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (CÓ ĐÁP ÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.74 KB, 15 trang )

1. Phân tích các hàng rào thương mại trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
quy định trong khn khổ GATS.
Nhìn chung, các rào cản thương mại được thiết lập dựa trên nguyên tắc là áp đặt thêm
một số loại phí hoặc giới hạn cho các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này được
xem là một cách để các nước bảo vệ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước.
Bởi vì những chi phí bổ sung hoặc các lệnh hạn chế được ban hành như thế này có thể
làm cho giá sản phẩm nhập khẩu cao hơn. Từ đó có thể giúp những hàng hóa, dịch vụ
trong nước có mức giá mang tính cạnh tranh hơn.
Trong khái niệm về rào cản thương mại là gì cũng có nhắc đến những dạng rào cản phổ
biến có ở các quốc gia. Cụ thể là thuế quan, hàng rào phi thuế quan và hạn ngạch.
Thuế quan (Tariffs)
Thuế quan là một loại thuế do các nước đặt ra cho các hàng hóa di chuyển qua cửa khẩu
quốc gia, kể cả hàng nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Bên cạnh trở thành một nguồn thu của đất
nước, thuế quan cũng đóng vai trị điều tiết giao dịch thương mại xuất nhập khẩu, bảo hộ
ngành sản xuất trong nước.
Điều này có nghĩa là giảm áp lực cạnh tranh từ nước ngoài và giảm thâm hụt thương mại
nội địa. Đồng thời, thuế quan cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh một số hàng hóa
bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu hoặc thao túng tiền tệ bất hợp pháp.
Thuế quan có thể là một đơn vị cố định, tức là số tiền khơng đổi tính trên một hàng hóa
nhập khẩu hoặc tỷ lệ phần trăm của giá cả. Trong một số trường hợp, thuế quan cũng có
thể là một đơn vị biến thiên khi số lượng thay đổi theo giá cả.
Do đó, thuế quan được xem là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa xuất/nhập khẩu
và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu và cả sức
mua của thị trường.
Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff barriers)

1


Hàng rào phi thuế quan hoặc còn được gọi là các biện pháp phi thuế quan là những rào
cản mang tính hạn chế giao dịch thương mại bằng các hình thức khác thay vì áp thuế trực


tiếp lên hàng hóa.
Hàng rào phi thuế quan bao gồm những yêu cầu về mặt chất lượng và hình thức đối với
hàng nhập khẩu hoặc trợ cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa trong nước. Chẳng hạn như
giấy phép nhập khẩu, kiểm soát xuất khẩu, cấm vận, hạn chế thương mại,… Những biện
pháp này có thể ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa cũng như thời gian hàng hóa đến tay
người tiêu dùng.
Hạn ngạch (Quota)
Hạn ngạch được hiểu là một giới hạn tối đa về khối lượng/giá trị hàng hóa được phép
xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một kỳ (thường là một năm).
Hạn ngạch được xem như một biện pháp mà nhà nước sử dụng để quản lý trực tiếp lượng
hàng hóa tham gia các hoạt động thương mại. Điều này giúp cho các cơ quan nhà nước
có thể cân nhắc và đưa ra động thái điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu bảo hộ.
Ảnh hưởng của rào cản thương mại
Thực tế cho thấy, rào cản thương mại dù được đặt ra để bảo hộ nền công nghiệp sản xuất
trong nước nhưng đâu đó vẫn cịn tồn tại những bất cập chưa thể giải quyết triệt để.
Chẳng hạn như nó ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia đang phát triển. Những sản
phẩm do những quốc gia này nếu sản xuất tốt vẫn khó có khả năng xuất khẩu sang các
nước phát triển. Bởi vì chính sách thương mại của các quốc gia phát triển đánh thuế cao
các hàng nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa do đất nước họ sản xuất.
Rào cản thương mại cũng tác động đến quá trình hội nhập, tham gia tiến trình thương mại
tự do. Các quốc gia đang phát triển cũng không thể tiếp cận được với những hàng hóa
chất lượng cao từ các nước phát triển do hàng rào thuế quan/phi thuế quan của nước sở
tại.

2


Theo các nghiên cứu kinh tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ hàng rào thuế quan vì sản phẩm của họ ít có khả năng với các thương hiệu
lớn trong và ngồi nước.

2. Một thực thể khơng phải là quốc gia có thể trở thành thành viên của
WTO? Giải thích tại sao?
Một thực thể khơng phải phải là quốc gia vẫn có thể trở thành thành viên của WTO. Điển
hình như Đài Loan, Hồng Kong, EU… Trong hiệp định Marrahesk có quy định, vùng
lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ
ngoại thương và các vấn đề khác quy định trong hiệp định Marrakesh và các Hiệp định
Thương mại Đa biên cũng có thể trở thành thành viên WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh
3. Hãy phân tích các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo
quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Thứ nhất: Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
Điều kiện chung: Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là hiện
tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong khuôn
khổ WTO. Song song với các điều kiện chung này, một số nước khi gia nhập WTO phải
đưa ra những cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ
Để áp dụng biện pháp tự vệ, sự gia tăng về số lượng của hàng hoá phải đáp ứng các điều
kiện sau:
- Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối (ví dụ, số lượng hàng hố nhập khẩu tăng gấp 2, 3
lần) hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ, lượng hàng nhập khẩu dường như
khơng tăng, nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước lại giảm mạnh).
- Sự gia tăng về số lượng phải mang tính đột biến (diễn ra đột ngột, nhanh và tức thời).
Cũng cần lưu ý ở đây rằng, theo các điều kiện chung thì sự gia tăng nhập khẩu này phải
thuộc diện khơng dự đốn được vào thời điểm nước nhập khẩu đàm phán tham gia Hiệp
định về áp dụng biện pháp tự vệ.
3


Thứ hai: Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hố đó bị
thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nghiêm trọng
Một trong các điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tự vệ là phải điều tra chứng minh

được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc hàng nhập khẩu
tăng ồ ạt. Cụ thể là, về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng: thiệt hại
thực tế hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ này là rất gần); về mức độ, các thiệt hại này phải
ở mức nghiêm trọng (tức là ở mức cao hơn so với thiệt hại đáng kể trong trường hợp các
vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp). Về phương pháp, các thiệt hại thực thế được
xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất
nội địa (ví dụ tỉ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay
đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Trong cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, việc chứng minh thiệt hại nghiêm trọng
chủ yếu thuộc trách nhiệm của ngành sản xuất nội địa liên quan. Vì vậy, để đạt được mục
tiêu của mình, ngành sản xuất nội địa cần có sự chuẩn bị kỹ về các số liệu, tập hợp trong
một thời gian tương đối dài để có đủ dữ liệu để chứng minh.
Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe doạ thiệt hại gây ra nói trên.
Đề xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại, nước nhập khẩu cần phải xác định được ngành sản xuất liên
quan. Ngành sản xuất nội địa liên quan trong vụ việc tự vệ là ngành sản xuất sản phẩm
tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu bị điều tra (rộng hơn khái
niệm ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa trong các vụ điều tra chống bán phá giá
hay chống trợ cấp). Sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt hoặc nếu khơng
có sản phẩm giống hệt thì là sản phẩm tương đồng về tính chất, thành phần, chất lượng và
mục đích sử dụng cuối cùng. Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp là sản phẩm có thể thay thế
sản phẩm nhập khẩu bị điều tra ở một mức độ nhất định và trong các điều kiện của thị
trường nước nhập khẩu. Để xác định được sản phẩm nào là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp
hoặc sản phẩm tương tự, chúng ta cần căn cứ vào một số yếu tố sau:

4


- Hai loại sản phẩm có tác động khác nhau đến sức khoẻ con người khó có thể coi là sản

phẩm tương tự (vụ các quy định đối với chất Amiăng và sản phẩm có chứa Amiăng –
EC).
- Khi xem xét tính chất có thể thay thế nhau của các sản phẩm tương tự cần lưu ý đến cả
cách thức các sản phẩm này được quảng cáo và tiêu thụ/sử dụng (vụ thuế đối với đồ uống
có cồn - Nhật Bản).
- Những sản phẩm có dây chuyền sản xuất tương tự nhau hoặc được sản xuất bởi các chủ
thể có cùng lợi ích kinh tế khơng nhất thiết là sản phẩm tương tự (vụ Đèn của Hoa Kỳ)
4. Trình bày điều kiện để được hưởng ngoại lệ nguyên tắc Tối huệ quốc
(MFN) theo Điều XXIV của Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại (GATT).
Chế độ ưu đãi đặc biệt
Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan truyền thống giữa một số nước thành viên
hình thành trong thời kỳ chế độ thuộc địa, tồn tại trước khi hiệp định GATT 1947 ra đời.
Chế độ ưu đãi đặc biệt của thuế quan là các đặc lợi về thuế quan mang tính phân biệt đối
xử vì chỉ áp dụng riêng giữa một số nước với nhau hoặc trong một khu vực nhất định. Ví
dụ như: chế độ ưu đãi của Khối thịnh vượng chung, chế độ ưu đãi của Khối liên hiệp
pháp, Ưu đãi giữa Mỹ và Philippines
Tuy mục tiêu của GATT 1947 là tự do hóa thương mại và chống phân biệt đối xử giữa
các nước thành viên nhưng khi ra đời năm 1947 đã khơng thể xóa ngay bỏ lập tức và toàn
bộ các ưu đãi thuế quan này. Do đó, nó đã buộc phải chấp nhận sự tồn tại của chế độ ưu
đãi đặc biệt này như một ngoại lệ nhưng với các điều kiện sau:
Thứ nhất là các ưu đãi này chỉ giới hạn trong thuế quan đối với hàng nhập khẩu mà
không cho phép ưu đãi đặc biệt về thuế quan xuất khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu và các
hạng mục khác,...

5


Thứ hai là ưu đãi đặc biệt này chỉ giới hạn giữa một số nước thành viên đã được chấp
nhận mà không được phép thiết lập các loại ưu đãi mới khi 1947 ra đời (khoản 2 điều 1

và phụ lục liệt kê cụ thể các ưu đãi đặc biệt này),...
Thứ ba là không cho phép tăng sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi đặc biệt đã có khi
thành lập năm 1947 với thuế suất tối huệ quốc
Hội nhập kinh tế khu vực
Theo quy định tại điều 24 GATT 1994 thì nguyên tắc đối xử tối huệ quốc sẽ không áp
dụng đối với khu vực mậu dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan. Nói cách khác là hội
nhập kinh tế khu vực cụ thể là đồng minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do được coi
là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
Đồng minh thuế quan nghĩa là về mặt nguyên tắc các thành viên của nó khơng thiết lập
vào cản thương mại đối với thương mại của nhau, còn đối với thương mại ngồi khu vực
thì áp dụng hệ thống thuế quan chung cũng như các quy định chung về thương mại.
Khu vực mậu dịch tự do nghĩa là về nguyên tắc các nước thành viên của khu vực không
thiết lập rào cản đối với thương mại của nhau nhưng mỗi nước thành viên duy trì hệ
thống thuế quan và các quy định thương mại của riêng mình đối với thương mại của nước
ngoài khu vực (khoản 8 điều 24)
GATT 1947 thừa nhận rằng khu vực thực trạng dịch tự do và đồng minh thuế quan giữa
các nước thành viên sẽ có thể thúc đẩy tự do hóa thương mại tạo ra hiệu quả thương mại
giữa các nước trong khối. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là sự tự do thương mại giữa các nước
trong khối mà thôi cho nên mặt trái của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do và đồng
minh thuế quan là tạo ra rào cản phân biệt đối xử với các nước ngoài khối. Tùy theo mức
độ của các rào cản này mà có thể nhập khẩu của các nước ngồi phối có hiệu suất cao lại
bị thay thế của sản phẩm có hiệu suất thấp của các nhà sản xuất trong khối. Chính vì
những đặc điểm trên mà GATT 1947 đã đưa ra một số điều kiện sau đây đối với sự thành
lập khu vực mậu dịch tự do hay đồng minh thuế quan:
Thứ nhất thuế quan và các rào cản thương mại khác về mặt thực chất giữa các nước trong
khu vực phải được dỡ bỏ hoàn toàn

6



Thứ hai, thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với các nước ngồi khu vực
khơng được phép tăng hơn so với trước khi thành lập đồng minh thuế quan hay khu vực
mậu dịch tự do;
Thứ ba, đồng minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do phải được xây dựng theo lịch trình
hợp lý trong một khoảng thời gian hợp lý.
Các biện pháp đặc biệt đối với các nước đang phát triển
Ngoại lệ tiếp theo của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là ưu đãi đặc biệt đối với các nước
đang phát triển.Biện pháp đối xử đặc biệt mà ngay từ khi thành lập từ khi thành lập
GATT 1947 đã cho phép các nước đang phát triển áp dụng là hỗ trợ Chính Phủ với phát
triển kinh tế. Biện pháp này được quy định tại Điều 18, theo đó các nước thành viên đang
trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ được phép tiến hành những hạn chế
nhập khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một số điều kiện nhất định.
Sau đó vào những năm 60 của thế kỉ XX cùng với những thay đổi về kinh tế chính trị trên
thế giới, xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước phát triển, một
số nước đang phát triển đã đấu tranh đòi được hưởng nhiều ưu đãi hơn trong thương mại
quốc tế và đã đề xuất một biện pháp đặc biệt mới theo đó các nước phát triển sẽ phải
dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi về thương mại có lợi hơn so với các ưu
đãi dành cho nước thứ ba khác. Dựa trên đề xuất này mà chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) đã
được chấp nhận đưa vào áp dụng trong GATT 1947 từ năm 1971. Vì được áp dụng trong
lĩnh vực thuế quan cho nên nó còn được gọi với cái tên là chế độ ưu đãi thuế quan phổ
cập.
GSP thực chất là việc các nước phát triển đơn phương tự nguyện dành cho sản phẩm các
nước đang phát triển hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của
nước phát triển khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nước phát triển sẽ không
yêu cầu các nước đang phát triển đưa ra cam kết thương mại trên cơ sở "có đi có lại" mà
sẽ đơn phương cắt giảm và hủy bỏ hàng rào thuế quan. Bằng cách đó thúc đẩy xuất khẩu
từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển giúp tăng nguồn thu thúc đẩy sự

7



nghiệp cơng nghiệp hóa và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển.
Hiện nay, có 17 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 42 nước phát triển, bao gồm
28 nước thành viên của EU. • Ngo EU, cịn có cac nước : Hoa Kỳ, (đã gia hạn chế độ
GSP từ tháng 10/2011 đến 31/7/2013, Nhật, Ôx-Trây-Lia, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ,, Liên
minh thuế quan Nga-Kazactan-Belarut, các quốc gia trung lập (CIS), Ca - Na - Đa, Na Uy, Ôx-Trây-Lia, Newzealand, Thổ Nhị Kỳ cũng áp dụng GSP.
Các nước đang áp dụng GSP cho Việt Nam bao gồm: Liên minh Châu Âu. (Bắt đầu từ
ngày 1/1/2014 EU áp dụng chế độ GSP mới đối với Việt Nam. Theo đó Việt Nam được
hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng.), Nhật bản, Canađa, Thụy sĩ, Liên minh
thuế quan Nga, Kazactan-Belarut với mức thuế bằng 75% thuế MFN. Ngoài ra, Úc và
New (hai nước này không đề cập đến chế độ GSP nhưng Newzealand dành ưu đãi cho
các nước chậm phát triển (LDC) và kém phát triển (LLDC). Việt Nam được hưởng ưu đãi
theo nhóm nước LCD. Úc dành ưu đãi cho các nước chậm phát triển và các nước đang
phát triển với mức thuế được ký hiệu là DC hoặc DCS. Việt Nam thuộc nhóm nước được
hưởng mức thuế DCS. Trong hiệp hội Mậu dịch tự do Chấu Âu (EFTA gồm Thuỵ Sĩ, Na
Uy, Iceland và Liechxtentin) thì chỉ Thuỵ Sỹ dành cho Việt Nam GSP
So sánh với chế độ ưu đãi đặc biệt nêu trên thì có điểm giống là mức thuế đối với hàng
nhập khẩu từ một số nước nhất định sẽ thấp hơn mức thuế nhập khẩu tính vào sản phẩm
của nước thành viên khác Tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai chế độ này là ở chỗ GSP
khơng chỉ sử dụng với các nước có quan hệ đặc biệt về mặt chính trị và lịch sử mà nó áp
dụng chung cho tất cả các nước đang phát triển. Chính vì thế mà nó được gọi là chế độ
phổ cập. Hơn nữa, những nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập là các nước đang
phát triển và nó là các ưu đãi mang tính một chiều của các nước phát triển dành cho các
nước đang phát triển. Trong khi đó chế độ độ ưu đãi đặc biệt mang tính song phương vào
nước được hưởng ưu đãi là các nước thuộc chế độ đó bất kể là đang phát triển hay đã
phát triển.
Khi WTO ra đời bên cạnh GSP, các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các
nước đang phát triển còn được cụ thể hóa trong các hiệp định của WTO. Cách đối xử đặc
8



biệt và khác biệt này bao gồm: hưởng một số ưu đãi, miễn trừ thực hiện nghĩa vụ trong
một thời gian nhất định và trợ giúp về mặt kỹ thuật
Các ngoại lệ khác
Bên cạnh các ngoại lệ nêu trên GATT 1994 cịn quy định một số các trường hợp khơng
được phép một số các trường hợp không áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà
không cần phải xin phép hoặc thơng qua thủ tục đặc biệt nào, đó là các biện pháp cần
thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng và cuộc sống của con người,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,...( điều 20) các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc
gia (điều 21),.. Ngoài ra trong trường hợp một nước thành viên được công nhận miễn trừ
nghĩa vụ một cách tạm thời theo thủ tục nhất định của GATT thì lúc đó sẽ khơng phải
thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (Điều 25)

5. Hãy nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó là một hợp đồng, vì vậy nó mang đầy
đủ bản chất và đặc trưng của tất cả các loại hợp đồng nói chung. Ngồi ra, do hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại
các quốc gia khác nhau, tức là có yếu tố nước ngồi tham gia, vì vậy nó sẽ có những điểm
khác biệt nhất định so với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường (trong nước).
Xuất phát từ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường, cùng với sự
tham gia của yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm như sau:
1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về phương diện pháp lí, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, kể cả các đạo luật
mẫu điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ít khi bàn đến vấn đề chủ thể của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này được lí giải rằng thẩm quyền kí kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luật của quốc gia được áp dụng đối với bên kí
9



kết quy định. Từ đó, dẫn đến một hệ quả là pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có
những quy định khơng giống nhau về thẩm quyền được kí kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có
trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy
định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua
và bên bán.
Pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy định khơng giống nhau về những
hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những hàng hóa theo quy
định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo quy định của pháp luật
nước khác thì lại cấm trao đổi mua bán. Như vậy chỉ những hàng hóa nào đều được pháp
luật quốc gia của các bên kí kết hợp đồng quy định là được phép trao đổi mua bán thì mới
có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại
tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người
mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này,
đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người
mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai
bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng
đồng euro làm đồng tiền chung.
Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết
bằng tiếng nước ngồi, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi
các bên phải giỏi ngoại ngữ.

10



Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tồ án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần
nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tịa án hoặc trọng
tài nước ngồi.
3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh khơng phải chỉ của luật
pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc
luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc
tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu, bản
thân nó cũng khơng thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể
phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng
mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người
người bán, cũng có khi là luật nước người mua... Nếu luật áp dụng là luật nước người
mua thì luật này là luật nước ngồi đối với người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về
nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán
hay không. Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và
người mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan
giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng
cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có
quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn
luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại
11



quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên
chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo
vệ được quyền lợi của mình.
4. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền tự do
lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp. Điều này cũng có nghĩa là về ngun tắc, ý
chí khơng nhất thiết phải được bày tỏ dưới một hình thức nhất định, nó có thể biểu lộ
bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi, cử chỉ cụ thể hoặc thậm chí là sự im lặng. Tuy
nhiên, để thiết lập sự an toàn pháp lí trong quan hệ hợp đồng cũng như để bảo toàn chứng
cứ và bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích xã hội, có những trường hợp hợp đồng giao kết phải
tuân theo những hình thức pháp luật quy định, nếu không các bên tham gia giao kết sẽ
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất khác nhau
trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế. Có pháp luật của một số nước yêu
cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn
bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì một u cầu nào về hình
thức hợp đồng. Mặt khác, ngay cả khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có các
quan niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật chất nhất định chứa đựng thông tin nào
được coi là văn bản.
Trong các văn bản pháp lí quốc tế, rất ít khi quy định về điều kiện hình thức của hợp
đồng. Theo quy định của Cơng ước Viên 1980 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
thể được thể hiện dưới bất kì hình thức nào cũng được coi là hợp pháp.
Điều 11 Công ước quy định: hợp đồng mua bán không cần phải được kí kết hoặc xác lập
bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng
có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ nguyên tắc của UNIDROIT 2004 về
hợp đồng thương mại quốc tế. Theo quy định tại điều 1.2 của Bộ nguyên tắc thì: khơng
12



một chi tiết nào của Bộ nguyên tắc yêu cầu một hợp đồng phải được kí kết bằng văn bản
hoặc phải được chứng minh có sự thỏa thuận bằng văn bản. Sự tồn tại của một hợp đồng
có thể được chứng minh bằng bất kì hình thức nào kể cả bằng nhân chứng.
Tuy nhiên để giảm bớt sự “tùy nghi” của điều 11 Cơng ước Viên 1980 và có tính đến quy
định trong pháp luật quốc gia của một số nước thành viên yêu cầu hình thức của hợp
đồng phải là văn bản, tại điều 12 Công ước quy định: nước thành viên của cơng ước có
pháp luật quốc gia u cầu hợp đồng phải có hình thức bằng văn bản có thể tuyên bố bảo
lưu vấn đề này bất cứ lúc nào. Và điều 96 của Công ước cũng quy định nếu luật của một
quốc gia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải được kí kết dưới hình thức văn bản
mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng, kể cả trong trường hợp chỉ cần một
trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể
hiện dưới hình thức văn bản.
Như vậy, mặc dù trong các văn bản pháp lí quốc tế cũng như trong quy định pháp luật
của một số quốc gia không yêu cầu hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải được lập thành văn bản, tuy nhiên, xuất phát từ sự tham gia của yếu tố nước ngồi
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ sự quy định khác nhau trong hệ thống pháp
luật của các quốc gia, từ sự bất đồng ngôn ngữ giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng và
hàng loạt các vấn đề khác, cho nên tốt hơn hết các bên khi tham gia kí kết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế thì nên thiết lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lí
tương đương, vì như vậy các bên sẽ tránh được tối đa các hậu quả pháp lí bất lợi, những
rủi ro và tranh chấp khơng đáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra.
6. Trình bày các điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá theo quy định
của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thơng thường, do
cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị
bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại
bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
13



Theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá- GATT 1994 của WTO thì việc áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền
của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng
định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
1. Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá(với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
Biên độ phá giá được tính tốn theo cơng thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó:
Giá Thơng thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc
giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây
dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận
hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu
(hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị
đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”)
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán
phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá.
-Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy
cơ thiệt hại(nguy cơ rất gần);
-Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
-Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố
có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng
14



nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất,
nhân cơng…)
3. Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên.
Tùy thc vào việc mỗi quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đẻ xác định
mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán giá và thiệt hại xảy ra,
các phân tích. kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như
khơng có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu….

15



×