Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

DỰ ÁN: KINH DOANH QUÁN CAFÉ – GUITAR VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.6 KB, 52 trang )

Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

BÀI TẬP NHÓM:
DỰ ÁN:
KINH DOANH QUÁN CAFÉ – GUITAR VÀ NHỮNG
NGƯỜI BẠN

Giáo viên hướng dẫn :Ths. Lương Hương Giang
Sinh viên thực hiện

: Nhóm 1

Lớp

: Lập & quản lý dự án đầu tư - 1

Khố

: 51

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

HÀ NỘI – 7/2012

Page 1


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ý TƯỞNG CỦA DỰ ÁN ................... 5
1.1.

Nhu cầu....................................................................................................... 5

1.2.

Hiện trạng cung cấp.................................................................................... 7

1.3.

Tiềm năng sẵn có và lợi thế so sánh ............................................................ 8

1.4.

Những kết quả tài chính, kinh tế xã hội ....................................................... 8

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ................................ 10
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
.............................................................................................................................. 10
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 10

2.1.1.

Các căn cứ pháp lý: ......................................................................... 10

2.1.2.

Thủ tục............................................................................................. 11

Môi trường kinh tế vĩ mơ ........................................................................... 12
2.2.1.

Tình hình kinh tế xã hội.................................................................... 12

2.2.2.

Lãi suất ............................................................................................ 13

2.2.3.

Lạm phát .......................................................................................... 14

Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển của dự án ............................... 14
2.3.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 14

2.3.2.

Tiềm năng phát triển ........................................................................ 18


Môi trường văn hóa, xã hội....................................................................... 19
2.4.1.

Dân số Hà Nội ................................................................................. 19

2.4.2.

Điều kiện về lao động ...................................................................... 19

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN CAFÉ –
GUITAR .............................................................................................................. 21
3.1.

Phân tích đánh giá khái quát thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án . 21
3.1.1.

Xác định nhu cầu thị trường............................................................. 21

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 2


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
3.1.2.
3.2.

3.3.

Hiện trạng cung cấp......................................................................... 21


Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu .............................. 22
3.2.1.

Phân đoạn thị trường ....................................................................... 22

3.2.2.

Xác định thị trường mục tiêu ............................................................ 23

Xác định cách thức chiếm lĩnh thị trường .................................................. 23
3.3.1.

Khả năng cạnh tranh ....................................................................... 23

3.3.2.

Chiến lược cạnh tranh: .................................................................... 25

3.4.

Nghiên cứu công tác tiếp thị sản phẩm của dự án ..................................... 27

3.5.

Giới thiệu sản phẩm .................................................................................. 27

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT DỰ ÁN CAFÉ –
GUITAR .............................................................................................................. 32
4.1 Trang thiết bị đầu tư ban đầu ........................................................................ 32

4.2. Lựa chọn nguyên vật liệu: ............................................................................. 33
4.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của dự án:.......................................... 34
4.4. Lựa chọn địa điểm xây dựng dự án: .............................................................. 34
CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH QUẢN LÝ & NHÂN SỰ QUÁN
CAFÉ GUITAR ................................................................................................... 36
5.1. Cơ chế tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư: ............................................ 36
5.2. Nhu cầu nhân viên, lương, đào tạo và khen thưởng....................................... 37
5.2.1.

Nhu cầu nhân viên ........................................................................... 37

5.2.2.

Lương hàng tháng ............................................................................ 37

5.2.3.

Đào tạo và khen thưởng ................................................................... 39

CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ........................................... 40
1.1.

Nguồn vốn đầu tư ban đầu ........................................................................ 40

1.2.

Phân bổ nguồn vốn đầu tư ban đầu........................................................... 40

1.3.


Khấu hao tài sản cố định........................................................................... 43

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 3


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
1.4.

Các khoản chi phí hàng năm ..................................................................... 44

1.5.

Các giả định tài chính ............................................................................... 46

CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ...................... 50
7.1. Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp: ............................................... 50
7.2.

Khả năng phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: ......................................... 51

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................... 52
8.1.

Kết luận .................................................................................................... 52

8.2.

Kiến nghị................................................................................................... 52


Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 4


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ý TƯỞNG CỦA DỰ ÁN
Tên quán: Quán café – guitar những người bạn
Những căn cứ để nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư
1.1.

Nhu cầu
"Có người nói: "Cà phê khơng phải là thú thanh thản như trà, càng không

mạnh mẽ bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là
gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day
dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Cịn những kẻ mơn đồ của giáo phái
cà phê thì cho đó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình...."
Chính vì thế một nghịch lý đã xảy ra, khi cuộc sống càng đầy đủ bận rộn thì
vai trị của cà phê càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống thường nhật,
nhất là đối với giới mày râu. Đàn ông không chỉ uống cà phê như một nhu cầu
giải khát sinh học mà từ lâu nó đã trở thành một "thú thưởng thức" mang nhiều
tính cách cá nhân.
Cũng ngần đó loại cà phê nhưng mỗi người lại đến với cà phê theo mỗi
cách khác nhau.
Những người đàn ơng có tuổi, người mang nhiều tâm sự hoặc sống hướng
nội khơng thích những chốn ồn ào, sơi động. Họ thường tìm đến những góc
qn có khơng gian trầm lắng, nhẹ nhàng, thơng thống. Trong ngõ sâu hoặc
trên những con phố vắng người để trải lòng với những tách cà phê, đắm mình

trong những bản nhạc dịu êm hoặc một không gian thiên nhiên thư thái bên giỏ
lan, bên con suối nhân tạo róc rách.
Những người này có thể bỏ hàng giờ, hàng buổi thậm chí là cả ngày để
được uống cà phê và quên đi mọi tâm sự của mình. Họ xem đó cũng là một kiểu
giải toả stress "không đắt tiền". Nổi tiếng nhất đối với những quán cà phê dạng
này là cà phê Sỏi Đá, Tuấn Ngọc, Thiên Thai, Tĩnh lặng, Tưởng Niệm, Niết
bàn,... (Sài Gịn) hay Phố Cổ,... (Hà Nội).
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 5


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Riêng những người bạn trẻ là sinh viên, học sinh hoặc những người mới đi
làm thường tìm đến những góc quán vui nhộn, sang trọng và trẻ trung họ
thường đi thành nhóm và nói chuyện rất sơi nổi bên tách cà phê. Qn họ tìm
đến là qn có khơng gian hiện đại, mang màu sắc Âu và thường nằm ở những
con phố lớn, có view hướng ra đường, hầu hết đều có máy điều hồ nhiệt độ và
màn hình ti vi lớn.
Bước vào quán là bước vào một thế giới sôi động, náo nhiệt với những bản
nhạc rock nảy lửa hay những bộ phim hành động "ác chiến". Giới trẻ tìm đến
đây vì những quán dạng này mang đến cho họ những cảm giác hết sức thoải
mái, họ tha hồ nói chuyện cười đùa, ăn uống mà khơng sợ gây ảnh hưởng đến
những người xung quanh. Papilon, cafe Nhân... (Hà Nội), Hình Như Là, Viet"s
Top, cát Đằng, Bờ Hồ, Grammy... (Sài Gòn) là những quán dạng này.
Hai chiếc ghế nhựa hoặc gỗ, một ngồi và một để cà phê. Có thể ngồi trên
vỉa hè, trong hẻm nhỏ nào đó vào bất cứ thời điểm nào. Đó là kiểu uống cà phê
bình dân nhất, phổ biến hiện nay nhất ở Việt Nam. Đối tượng uống cà phê kiểu
này đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Họ uống cà phê như một nhu cầu giải khát hay
một thói quen thường nhật nên không câu nệ về không gian.

Riêng ở Hà Nội, không biết từ bao giờ uống cà phê dạng này như đã trở
thành một nét văn hoá. Chỉ cần dạo qua con phố Nguyễn Du, Lý Thái Tổ bạn sẽ
dễ dàng bắt gặp cảnh đông đúc người ngồi bên vỉa hè uống cà phê dù vào mùa
hè hay mùa Thu. Những quán dạng này tuy hơi xô bồ, bụi bặm nhưng trái lại
người uống cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi, giá cả lại phải chăng. Ở Sài Gịn,
qn Mơri trên đường Hồ Văn Huê là quán cà phê vỉa hè lớn nhất và được dân
nghiền cà phê vỉa hè gọi vui bằng cái tên "chốn về bình yên".
Đối với dân văn phịng thì điểm đến quen thuộc và thường xuyên nhất có lẽ
vẫn là cà phê wifi phủ khắp khn viên qn cộng với khơng khí dễ chịu, thoải
mái là điểm thu hút nhất. Thần dân của quán là những người khơng thích mơi
trường làm việc gị bó của văn phịng, họ tìm đến đây như một cách làm việc tự
do. Ngồi ở đây, vừa làm việc vừa có thể nhâm nhi cà phê hay tán gẫu cùng bạn
bè. Mà họ vẫn gọi là "vừa làm vừa chơi".
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 6


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Dạng quán cà phê độc đáo nhất vẫn là dạng quán chuyên về một thú chơi
nào đó. Chẳng hạn, quán nhạc Trịnh là nơi hội tụ của dân mê nhạc Trịnh, quán
xe cổ - là nơi trưng bày nhiều bộ sưu tập về xe máy cổ, Yoko là quán dành cho
các fan nhạc rock, Đồng Quê - quán tái hiện lại không gian của làng quê thuần
Việt với những vật trang trí thân quen như cái cày, bộ quang ghánh, cái liềm,
lợp mái tranh... thậm chí, trong thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán
rộ lên như một cơn sốt, thì xuất hiện những quán cà phê chuyên cập nhập thơng
tin chứng khốn để hút khách.
Cá tính và độc đáo là "tính cách" của quán hay cũng chính là tính cách của
những người đến đây. Họ tìm đến quán vì họ nhận thấy "gu" của quán hợp với
gu của mình. Do đó qn là điểm gặp gỡ thường xun của những người có

cùng sở thích, đam mê. Đây là kiểu cà phê in đậm dấu ấn cá nhân rõ nét nhất
nhưng lại chiếm số lượng nhiều nhất.
Đi vào đời sống tự nhiên như khơng có gì đặc biệt. Nhưng người ta dễ dàng
nhận thấy, càng ngày cà phê càng định hình rõ nét như một sắc màu văn hóa
đối ẩm chẳng khác gì trà. " - trích theo Netlife
Nhận thức ra vai trò cũng như những thế mạnh của cafe trong cuộc sống hiện
đại hiện nay, đồng thời nắm bắt được cái riêng dành cho đối tượng là sinh viên nói
chung và sinh viên các trường đại học KTQD, Bách khoa, xây dựng nói riêng về
âm nhạc guitar nên chúng tơi, một nhóm sinh viên trường ĐH KTQD đã hình thành
ý tưởng kinh doanh loại hình Cafe Guitar tại địa điểm là trung tâm 3 trường đại học
KTQD, Bách khoa và Xây dựng.
1.2.

Hiện trạng cung cấp

Hiện nay trên Thành phố Hà Nội, số lượng các quán cafe là rất đơng, trong đó
phải kể đến nhiều thể loại đặc biệt như Cafe nhạc Trịnh, Cafe Lâm, Cafe Guitar,
Cafe Mộc, Cafe Nhân ... và gần đây cịn có Cafe 3D, Cafe sách. Chính bởi sự đa
dạng về thể loại và hấp dẫn vì những đặc điểm riêng mỗi loại hình quán lại phục vụ
cho những đối tượng khách hàng riêng. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng tại khu
vực tập trung 3 trường ĐH lớn (KTQD, BK, XD) về một mơi trường về Guitar cịn
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 7


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
chưa được phát triển, mới chỉ có 1 quán phục vụ nhu cầu này tại khu vực, trong khi
đó trên toàn thành phố con số này là khoảng 20 quán. Nhận thấy nhu cầu đang cần
được đáp ứng nên dự án được đưa ra chắc chắn sẽ được thị trường ủng hộ và dễ

dàng tiếp cận thị trường.
1.3.

Tiềm năng sẵn có và lợi thế so sánh

• Nguồn vốn đầu tư cho dự án khơng phải q lớn, có thể được huy động từ
các thành viên trong nhóm nên khơng phải đi vay và trả lãi
• Nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng sẽ là các bạn sinh viên đi làm thêm
theo ca. Ngoài ra sinh viên 3 trường KT, XD và BK nổi tiếng với những club
guitar lớn nên sẽ khơng khó khăn trong việc tìm được người chơi guitar cho
quán. Hơn nữa trong nhóm có 3 thành viên biết chơi guitar nên việc thường
xuyên biểu diễn guitar sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
• Có 1 bạn trong nhóm là thành viên lâu năm của câu lạc bộ guitar Lê Nguyễn
Trần – một câu lạc bộ khá nổi tiếng ở Hà Nội. Đây là một lợi thế rất lớn của
quán bởi sẽ có thêm những khách hàng là thành viên của câu lạc bộ, có khả
năng chơi guitar tốt, thậm chí là những guitarist chun nghiệp. Điều này
góp phần tạo thêm uy tín cũng như tạo thêm được sức thu hút của quán.
1.4.

Những kết quả tài chính, kinh tế xã hội

• Kết quả tài chính
Theo đánh giá sơ bộ của các thành viên thì đây là dự án có quy mơ vốn đầu
tư nhỏ, khả năng thu hút được khách hàng lớn nên dự án có thể sẽ sớm thu hồi vốn
và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể nếu được vận hành (sẽ phân tích tài chính ở
phần chi tiết của dự án)
• Kết quả về mặt xã hội:
Tạo 1 sân chơi, 1 nơi giải trí và thư giãn cho các bạn sinh viên, cho những
người yêu thích café và đam mê âm nhạc.


Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 8


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Bạn có thể ngồi vừa nhâm nhi 1 ly café, vừa thưởng thức 1 bản guitar
classic, ngồi tâm sự, chia sẻ cùng bạn bè những vui buồn và khó khăn trong công
việc , trong học tập…giúp mọi người trở nên thân thiện hơn, tiến lại gần nhau
hơn…

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 9


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1.

Cơ sở pháp lý

2.1.1. Các căn cứ pháp lý:
-

Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

-


Luật đầu tư 2005

-

Nghị định 108/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư

-

Quyết định số 108/2006/QĐ-BKH của bộ kế hoạch và đầu tư ban hành mẫu

văn bản thực hiện luật đầu tư tại Việt Nam
-

Luật đất đai năm 2003

-

Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm

định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
-

Luật bảo vệ môi trường năm 2005
Nghị định 80/2006/NĐ –CP hướng dẫn luật bảo vệ môi trường và các văn bản

có liên quan.
-

Chủ trương, chính sách phát triển xã hội khác của Thủ đô Hà Nội.


-

Nghị định số 12/2009 NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơng trình
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng cơng trình xây dụng
-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số : AM 162451 ngày 09 tháng 04 năm

2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào
mục đích chun dụng.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 10


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Sơ đồ của khu đất do phòng tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội lập kèm theo
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND thành phố Hà Nội ngày 09 tháng
04 năm 2008.
- Quy định tại Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 1 năm 2006 của
Chính phủ “về việc ban hành quy chế hoạt động văn hố và kinh doanh dịch vụ văn
hố cơng cộng
2.1.2. Thủ tục
Quán sẽ thực hiện các thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh, theo quy
định tại Điều 39 của Nghị định số 11/2006/NĐ-CP, bao gồm:
1. Gửi đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tới Sở Văn hóa - Thông tin.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Sở Văn hóa Thơng tin hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép
kinh doanh. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý
do.
Ngoài ra, quán sẽ đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 40 của
Nghị định số 11/2006/NĐ-CP. Theo đó, khi hoạt động quán chúng tôi sẽ tuân thủ
theo các quy định đúng pháp luật:
1. Đảm bảo ánh sáng trong phịng trên 10 Lux tương đương 1 bóng đèn sợi
đốt 40W cho 20m2.
2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phịng khơng vượt q quy định của Nhà
nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
6. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng
4. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định số
08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện
an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 11


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
5. Nhân viên phục vụ là người làm thuê được quản lý theo quy định tại Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Lao động về hợp đồng lao động.
2.2.

Môi trường kinh tế vĩ mơ

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới như vấn đề nợ công,
tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật
liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng
lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên tình hình kinh tế
nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm
2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng
5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Trong 5,89% tăng chung của nền
kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần
trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm
và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn
nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010). Chỉ
số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010
Đời sống của người dân ngày càng cải thiện hơn. Mức lương tối thiểu của cán
bộ cơng chức tăng từ 730 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng từ 01/5/2011.
Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ, lương tối thiểu cho các doanh
nghiệp được điều chỉnh tăng áp dụng cho 4 vùng từ 01/10/2011, theo đó mức lương
tối thiểu của vùng 1 là 2,0 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 1,78 triệu đồng/tháng; vùng
3 là 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,4 triệu đồng/tháng
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 12


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
b) Tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội
Năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội đạt 80.952 tỷ đồng tăng
10,1% so năm 2010 và là mức tăng trưởng tích cực, trong đó ngành cơng nghiệp và

xây dựng tăng 10,2% (đóng góp 4,3% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ
tăng 10,8% (đóng góp 5,5% vào mức tăng chung), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 4,4% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung).
Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 dự kiến tăng 22,1%
so với năm 2010, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 23,7%.
Năm 2011, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1.277,1 nghìn lượt khách, tăng
2,6% so cùng kỳ. Khách nội địa đến Hà nội đạt 7382,1 nghìn lượt người giảm 2,3%
so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 so năm 2010 tăng 17,98% (năm
2010 tốc độ này là 9,05%). Nguyên nhân, do các tháng đầu năm, thị trường chịu sự
tác động của việc tăng giá liên tục. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng cao nhất
vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 31,32%, trong đó, nhóm hàng thực
phẩm tăng mạnh kéo dài suốt 8 tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm).
Về mặt xã hội: đời sống người dân ở Hà Nội ngày càng được nâng cao. Thu
nhập bình quân đầu người hiện nay ở Hà Nội khoảng 2000USD/người/năm
2.2.2. Lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn và ảnh hưởng đến hiệu
quả đầu tư. Hiện tại lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại rất cao, cụ thể:
lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khoảng 18 – 20% /năm; lĩnh vực phi
sản xuất kinh doanh 20 – 25% /năm vì thế chi phí phải trả để huy động vốn từ ngân
hàng thương mại là rất cao, điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của dự án
khi thực hiện.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 13


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn

2.2.3. Lạm phát

Lạm phát đang là vấn đề nhức nhối với các quốc gia và đối với những nước
đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát cao khiến đồng tiền mất giá, chi phí
sinh hoạt cao hơn. Đứng trên góc độ dự án, lạm phát cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu
cực.
- Giá nguyên liệu đầu,tiền thuê nhân viên, chi phí thường xun tăng. Do đó
làm giảm lợi nhuận khi vận hành hoạt động.
- Sức mua đồng tiền giảm, người dân sẽ hạn chế trong việc chi tiêu. Nhu cầu
về các dịch vụ sẽ giảm do giá cả tăng mạnh.
- Chi phí tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, làm giảm hiệu quả của dự án
Hiện nay lạm phát của Việt Nam đang cao, từ năm 2011 diễn biến lạm phát
đã diễn biến theo chiều hướng xấu, lạm phát năm 2011 gần 19% 2 tháng đầu năm
2012 chỉ số giá tiêu dùng tăng so với cùng kì năm 2011 là 15.67% tình hình lạm
phát như thế ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới các
chỉ tiêu hiệu quả của dự án
2.3.

Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển của dự án

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1. Đặc điểm địa lý:
a. Diện tích:
Hà Nội là thủ đơ, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự
nhiên và đứng thứ hai về diện tích đơ thị sau thành phố Hồ Chí Minh. Nằm giữa
đồng bằng sơng Hồng trù phú.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay
có diện tích 3.344,7 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Cùng với
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc

gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu
ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 14


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
b. Vị trí:
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh
độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa
Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng
Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập
trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Đường Trần Đại Nghĩa là con đường xuyên suốt 3 trường đại học KTQD, BK,
XD đồng thời là con đường rộng, thống, rất ít khi xảy ra tắc đường nên thuận lợi
cho giao thông đi lại đồng thời giúp cho sự tiếp cận của sinh viên 3 trường nói
riêng được thuận lợi và sinh viên cũng như các đối tượng khách hàng khác được
thuận lợi.
c. Địa hình:
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp,
ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà,
hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn
thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao
1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...
Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
2.3.1.2. Các yếu tố khí hậu:

Cửa hàng Café Guitar là dự án cải tạo xây dựng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa của miền Bắc Việt Nam. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
• Nhiệt độ
o Nhiệt độ bình quân

23

o Nhiệt độ cao nhất

38 – 39 (tháng 7,8)

o Nhiệt độ thấp nhất

10 - 12

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

(tháng 1)
Page 15


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
• Lưu lượng mưa:
o Tổng lượng mưa bình qn

1859 ly

o Số ngày mưa bình quân


140 ngày

o Lượng mưa bình quân tháng cao nhất

384 ly

o Lượng mưa bình quân tháng thấp nhất

17 ly

• Lượng bốc hơi:
o
o
o

Bình qn năm:
Tháng cao nhất :
Tháng thấp nhất:

817 ly
107 ly (tháng 7)
46 ly (tháng 2)

o

Độ ẩm bình qn:

84%

• Gió:

o Hướng gió thịnh hành: Gió Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 9 (nóng và ẩm),
gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 (lạnh và khô). Đặc biệt từ tháng 12 đến
tháng 2, tốc độ gió trung bình 2 – 3m/giây.
o Gió Lào thường xuất hiện vào tháng 5,6,7 thành từng đợt ngắn từ 3 đến 5
ngày. Tốc độ gió trung bình 4 – 5m/giây, mang theo khơng khí khơ và nóng, gây
tác hại lớn đến cây trồng.
Bão: thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9 gây mưa to gió lớn.

o

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt
đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9,
kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau
là khí hậu của mùa đơng với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ
chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và
đơng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 16


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
2.3.1.3. Thuỷ văn:
Sơng Hồng là con sơng chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên.
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều

dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội cịn có Sơng Đà là ranh giới giữa
Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc thành phố tại
huyện Ba Vì. Ngồi ra, trên địa phận Hà Nội cịn nhiều sơng khác như sơng
Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội
thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải
của Hà Nội
Các trạm quan trắc thủy văn trên đều dùng máy tự ghi, qua phân tích đánh giá thì
số liệu của các trạm trên là đáng tin cậy.
Kết quả đo đạc thủy văn cho thấy khu vực dự án chịu ảnh hưởng của hệ thống
Sông Hồng và chế độ bán nhật triều Biển Đông.
2.3.1.4. Giao thông:
Giao thông tại Hà Nội nổi bật với các vấn đề về ùn tắc và chật hẹp. Hàng ngày, vào
các giờ cao điểm như buổi sáng đi làm (tầm 8-9h), buổi chiều đi làm về (5-6h),
luôn ln có hiện tượng tắc đường tại các con đường huyết mạch như Trường
Chinh, Láng, Cầu Giấy, Lê Văn Lương… Hệ thống đường còn nhỏ, tuy được cải
tạo thường xuyên với mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân
nhưng vẫn còn rất hạn chế, nhiều con đường nhỏ hẹp, khơng được cải tạo, hỏng
hóc với nhiều ổ gà…
Con đường Trần Đại Nghĩa là đường mới, tuy là nút giao thông thuận tiện nối với
cửa ngõ ra Giải Phóng và nối với Lê Thanh Nghị, rất thuận tiện mà không gây ùn
tắc. Đường thuận tiện cho đi lại và đón đầu nhiều luồng giao thơng từ phía sinh
viên các trường đại học trong khu vực.
Tổng hợp đánh giá:
• Hà Nội có vị trí tự nhiên điển hình của miền Bắc Việt Nam lại nằm trung tâm
và đồng thời là thủ đơ của Việt Nam nên có nhiều lợi thế kể cả về tự nhiên và
lợi thế kinh tế.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 17



Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
• Con đường Trần Đại Nghĩa có vị trí thuận lợi về giao thơng và có đối tượng
mà qn nhắm đến là các sinh viên trường đại học và những người có nhu
cầu được thưởng thức Café và được nghe Guitar.
• Khí hậu nóng ẩm của Hà Nội có tác động đến việc bảo quản và sử dụng các
đồ đạc bàn ghế bằng mây tre đan của quán, đồng thời là cơng tác bảo quản,
giữ gìn các dụng cụ nghệ thuật (đàn…)…
• Khí hậu nóng ẩm cũng tác động đến các loại nguyên vật liệu sử dụng cho các
đồ ăn thức uống tại qn nên cần được tính tốn kỹ càng và lựa chọn phù
hợp, có thay đổi menu cho phù hợp với mùa để đảm bảo ln có đầy đủ
những đồ ăn thức uống được ghi trong menu đảm bảo phục vụ yêu cầu của
khách.
• …
2.3.2. Tiềm năng phát triển
Nghiên cứu thị trường café ở Việt nam cho thấy Việt Nam là nước đứng thứ
hai thế giới về sản xuất cà phê, chủ yếu dành cho xuất khẩu. Gần đây nhu cầu tiêu
dùng café trong nước đang ngày càng gia tăng vì vậy các doanh nghiệp đã chú
trọng hơn đến thị trường trong nước
Kết quả điều tra từ 540 gia đình, 60 người uống cà phê tại quán và 40 quán
cà phê tại Hà Nội và Tp.HCM do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nơng
nghiệp nơng thôn thực hiện cho thấy, tiêu dùng cà phê vẫn tăng lên cả lượng và giá
trị.
Tiêu dùng khu vực thành thị tăng hơn nông thôn hai lần với dạng bột tăng và
cà phê hịa tan giảm. Nơng thơn có lượng tiêu dùng thấp nhưng tốc độ tăng nhanh,
trong đó dạng bột và hòa tan đều tăng.
Khảo sát từ Viện này cho thấy khách hàng ở độ tuổi thanh niên và vị thành
niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cà phê hòa tan.
Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất. Nhóm tuổi
già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột.


Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 18


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng
chun mơn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh
ở lao động giản đơn.
2.4.

Mơi trường văn hóa, xã hội

2.4.1. Dân số Hà Nội
Ước tính dân số tồn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1 nghìn
người trong đó dân số thành thị là 2905,4 ngàn
• Dự án sử dụng lao động chủ yếu là sinh viên nên ta đi nghiên cứu số
lượng sinh viên ở Hà Nội
- Hiện trên địa bàn thành phố có hơn 90 trường đại học và cao đẳng, với hơn
18499 giảng viên và hơn 668227 sinh viên.
- Xét với các trường đại học ở trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa:
✓ Đại học Kinh Tế Quốc Dân có 16889 sinh viên đại học chính quy trên
quy mơ là 56957 tổng sinh viên bậc đại học và sau đại học.
✓ Đại học Bách Khoa ước tính có khoảng 18500 sinh viên đại học chính
quy và hệ cao đẳng có khoảng 8100 sinh viên.
✓ Đại học Xây Dựng có khoảng 14500 sinh viên chính quy
Với lượng sinh viên ngay trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa là rất lớn cũng với khu
vực xung quanh có các trường Đại học khác như Đại học Ngân hàng, Đại học Thủy
lợi, Đại học Mở… Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên ngày càng cao nên dự án

được đưa ra với mục tiêu là tuyển sinh viên làm thêm sẽ tranh thủ được lượng nhân
công dồi dào này.
2.4.2. Điều kiện về lao động
Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số người từ 15
tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với
tổng số người từ 15 tuổi trở lên.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 19


Dư án Kinh doanh quán Café – Guitar và những người bạn
Với những đặc điểm của địa phương và đặc điểm của dự án, khi dự án xây
dựng sẽ có nguồn cung cấp lao động dồi dào và chất lượng với chi phí khơng cao.
- Đặc điểm của dự án là lấy lao động chủ yếu từ sinh viên đi làm thêm nên
nguồn cung rất dồi dào
- Mặt khác, lực lượng lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm tỉ lệ là
6,7% tức vào khoảng 195000 người, tuy dự án không lớn nhưng sẽ đáp ứng
được phần nào nhu cầu làm việc của lực lượng trong độ tuổi lao động có nhu
cầu làm việc.
Như vậy, trên cơ sở xét các điều kiện điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên, lao động và các cơ sỏ pháp lý cho thấy việc đầu tư một quán café –
guitar tại khu vực gần trường đại học Kinh tế Quốc dân là hợp lý, có tiềm năng
phát triển lâu dài và hiệu quả.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Page 20




×